Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa bảy mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An

Chú trọng phát triển du lịch xã Cẩm Thanh là một trong những định hướng du lịch của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây. Định hướng này góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh và thành phố Hội An, đồng thời, tạo điều kiện làm thay đổi diện mạo xã Cẩm Thanh - một xã có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong đó, rừng dừa Bảy Mẫu được xem là điểm nhấn trong việc phát triển du lịch nơi đây. Hiện nay, hoạt động du lịch tại rừng dừa Bảy Mẫu đang được khai thác khá hiệu quả và đem lại những kết quả đáng mừng. Quan trọng hơn, phần lớn cộng đồng địa phương đã tích cực tham gia vào các hoạt động, cung cấp các dịch vụ du lịch. Nhờ đó, cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động du lịch nơi đây vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò của người dân, giúp họ hiểu rằng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Đồng thời, chính quyền các cấp phải có hướng đi đúng đắn để khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh nơi đây. Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng được xem là hướng đi đúng đắn và bền vững đối với việc phát triển du lịch tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa bảy mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 64 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 3 (2017), 64-68 * Liên hệ tác giả Phạm Thị Lấm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Email: Lam10cvnh@gmail.com Nhận bài: 21 – 07 – 2017 Chấp nhận đăng: 28 – 09 – 2017 SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU, XÃ CẨM THANH, HỘI AN Phạm Thị Lấm Tóm tắt: Du lịch sinh thái đã và đang được chú trọng phát triển trong những thập kỉ qua tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển loại hình du lịch sinh thái một cách bền vững, chúng ta không thể tách rời yếu tố cộng đồng, đó chính là sự tham gia của người dân địa phương vào quản lí và phát triển du lịch sinh thái. Những năm gần đây, rừng dừa Bảy Mẫu đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước đến với nơi đây theo hướng phát triển này và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay, các cấp chính quyền, cư dân địa phương và các công ty du lịch đang rất cố gắng, nỗ lực đưa khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu đến gần với du khách hơn nữa, đồng thời không ngừng quan tâm đến việc giữ gìn nét đẹp văn hóa, bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững nơi đây. Từ khóa: sự tham gia; cộng đồng địa phương; du lịch sinh thái; rừng dừa Bảy Mẫu; Cẩm Thanh; Hội An. 1. Đặt vấn đề Du lịch sinh thái là xu hướng du lịch rất được quan tâm trong những năm gần đây. Để khai thác hiệu quả loại hình du lịch này thì việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở các quốc gia. Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours: “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lí, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” [1] và tác giả Brohman cũng nhấn mạnh: “Sự tham gia của cộng đồng là một thành phần thiết yếu trong phát triển du lịch, là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển” [2, tr.60]. Theo hướng phát triển này, rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An đã và đang thu hút số lượng lớn khách du lịch và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Với những tiềm năng có được cùng sự quan tâm của chính quyền các cấp, quan trọng hơn, phần lớn cộng đồng địa phương nơi đây đã tham gia vào hoạt động du lịch. Theo đó, những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán, những giá trị lịch sử địa phương được bảo lưu, giữ gìn, ý thức bảo vệ môi trường cũng được nâng cao. Tuy nhiên, phát triển du lịch tại đây vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm. Để khắc phục những yếu kém, đồng thời đem lại những kết quả tích cực trong phát triển du lịch tại rừng dừa thì việc nghiên cứu về “Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An” là cần thiết. 2. Cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh, Hội An 2.1. Giới thiệu về rừng dừa Bảy Mẫu Sông Thu Bồn là sông lớn của khu vực Trung và Nam Trung Bộ, với hệ thống các nhánh sông nhỏ chằng chịt ở hạ lưu và chảy ra biển ở Cửa Đại. Phần hạ lưu của ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 3 (2017), 64-68 65 sông đã tạo nên khu vực đất ngập nước rộng lớn, đáng chú ý là khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng lân cận với hơn 500 hecta diện tích mặt nước. Quan trọng nhất là các dãy dừa nước dọc bờ các kênh rạch, quanh năm xanh tốt tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt cho miền Trung - Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặp sinh cảnh này ở miền Tây Nam bộ. Cây dừa nước Hội An có tên khoa học là Nypa fruticans Wurmb, thuộc họ Cọ Palmae. Cây dừa nước mọc thành dãy ven sông lạch nước lợ, gồm phần gốc thân ngầm với hệ thống rễ chằng chịt và phần trên là lá to. Lá dài 5 - 8m gồm có cuống lá tròn, dài, phần trên là bẹ lá phình to. Lá dùng để lợp nhà, làm vách, cuống lá có thể ghép lại dùng làm cửa, vách và các trang trí trong nhà. Cụm hoa dài 60- 90cm, gié đực dài 3-5cm, màu cam [6, tr.22]. Theo ý kiến của các bô lão sinh sống tại khu vực này, dừa nước được các lái buôn thời xưa đi buôn gạo và đem giống từ Đồng Nai - Sông Bé về trồng. Ban đầu có khoảng 7 mẫu dừa được trồng vì vậy mới có tên là rừng dừa Bảy Mẫu. Theo thời gian, rừng dừa nước phát triển nhanh chóng và lan rộng khắp 8 thôn xã Cẩm Thanh. Trong suốt thời kì chiến tranh, tổng diện tích của rừng dừa nước có thể lên đến 150 ha, nơi đây được sử dụng như một căn cứ địa cách mạng, sự suy giảm diện tích chủ yếu là do địch dội bom nhằm mục đích phá hủy căn cứ cách mạng. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của phong trào nuôi trồng thủy sản, làm muối và các hoạt động kinh tế xã hội đã làm cho diện tích phân bố của dừa nước ngày càng bị thu hẹp dần chỉ còn gần 84.69 hecta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của du lịch, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ bẹ, lá dừa để làm nhà tăng cao cùng với dự án khôi phục rừng dừa nên diện tích dừa nước hiện nay đang có phần gia tăng [5]. Trong những năm gần đây, Cẩm Thanh - một xã vùng ven của Hội An đang từng bước chuyển mình trên mọi mặt của đời sống xã hội. Cẩm Thanh đã trở thành điểm tham quan, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp thanh bình của một làng quê Việt Nam, trong đó rừng dừa Bảy Mẫu là điểm nhấn, là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và lí thú, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. 2.2. Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh 2.2.1. Các hoạt động thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch tại Rừng dừa nước Với xu thế chung của ngành du lịch hướng đến phát triển du lịch bền vững, những năm gần đây, nắm bắt lợi thế của dừa nước, người dân địa phương đã rất nhạy bén khai thác và phát triển nơi đây thành điểm du lịch thu hút du khách. Đã có nhiều hộ gia đình sắm sửa ghe, thúng, quầy quán, nhà hàng, mở công ty kinh doanh dịch vụ đưa khách đi tham quan vào khu sinh thái dừa nước; tạo cơ hội cho khách du lịch giao lưu tương tác với người dân ở cộng đồng địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, thôn Vạn Lăng và Thanh Tam Đông có số lượng cư dân tham gia phục vụ du lịch nhiều nhất. Trên thực tế, du lịch Cẩm Thanh đã manh nha từ sớm cùng với sự phát triển chung của du lịch Hội An. Trước đây, người dân tham gia ít, mang tính tự phát. Đến năm 2012, du lịch Cẩm Thanh bắt đầu nở rộ và từ đó, thu hút đông đảo cư dân địa phương tham gia làm du lịch. Chỉ trong một thời gian ngắn, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng xã Cẩm Thanh đã làm thay đổi cuộc sống người dân nơi đây. Sự tham gia của cư dân địa phương vào phát triển du lịch tại rừng dừa chủ yếu trong các hoạt động sau: - Dịch vụ du lịch thu hút cư dân địa phương tham gia nhiều nhất ở đây là dịch vụ chèo thuyền, thúng đưa khách tham quan rừng dừa. Người dân có thể tự bắt khách hoặc nguồn khách được cung cấp từ tổ du lịch cộng đồng và các công ty du lịch. Theo anh Long (tổ phó tổ du lịch cộng đồng thôn Vạn Lăng): “Mỗi một lượt chở, giá mà người dân thu được từ 110 - 150 nghìn phụ thuộc vào sự thỏa thuận với khách. Đó là giá mà người dân tự bắt khách, còn bơi cho các công ty du lịch là từ 75 - 80 nghìn/lượt. Số lượt bơi phụ thuộc vào những ngày khách đông hay ít. Hầu hết các thành viên trong gia đình tham gia vào dịch vụ này. Bà nội anh là bà Năm, năm nay đã 70 tuổi, sức khỏe tốt nên bà cũng tham gia bơi thúng, mở quầy bán nước giải khát”. Ông Nguyễn Văn Su (thôn Vạn Lăng) cũng cho biết: “Mấy năm nay tôi dường như đã bỏ hẳn nghề đi biển để ở nhà chèo thúng du lịch. Mỗi khi ai mua thúng mới về thì thông báo cho các nhà hàng và công ty du lịch biết để họ kêu đi khách. Bây giờ thì trong làng hầu như nhà nào cũng sắm thúng làm du lịch nên phải chia phiên ra đi, bình quân mỗi tháng vợ chồng thu nhập 1,5 - 2 triệu đồng. Nhờ có du lịch bà con chuyển sang chèo thúng nên dư tiền mua gạo”. Phạm Thị Lấm 66 Ngoài bơi thuyền thúng, người dân nơi đây còn tham gia vào các hoạt động khác như hướng dẫn viên địa phương, kinh doanh nước giải khát, cà phê, mở quầy tạp hóa, nhà hàng, giữ xe, mở công ty du lịch, các khu du lịch sinh thái Hiện tại, tại xã Cẩm Thanh có rất nhiều khu sinh thái được xây dựng phục vụ du khách với số lượng ngày càng đông. Các đơn vị tổ chức các dịch vụ chủ yếu là nhà hàng ăn uống, tổ chức câu cá, câu tôm, các trò chơi vận động và dịch vụ bơi thuyền thúng Hầu hết người dân địa phương là nguồn nhân lực chính trong các khu sinh thái này. Nhờ vậy cũng tạo được công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống cư dân nơi đây. - Xuất phát từ nguồn tài nguyên sẵn có là rừng dừa nước bạt ngàn, người dân nơi đây còn sinh sống bằng nghề làm tranh dừa, trong đó tập trung nhiều nhất là các hộ dân thôn Thanh Tam Đông. Làng nghề tre dừa Cẩm Thanh đã từng là điểm đến tham quan của nhiều du khách. Theo chú Thắng (thôn Thanh Tam Đông) - một trong những hộ làm nghề tranh dừa lâu năm ở đây: “Trước đây xã Cẩm Thanh có làng nghề tre dừa, du khách cũng hay đến thăm quan, chụp ảnh, giao lưu. Thấy không hoạt động hiệu quả nên hiện nay làng nghề tre dừa Cẩm Thanh đã được thay thế bằng công trình “Khu du lịch dịch vụ làng quê Cẩm Thanh” sắp đi vào hoạt động. Nhìn chung, hoạt động du lịch đã góp phần cải thiện cái nghề tranh dừa này. Các khu sinh thái tại rừng dừa mở ra ngày càng nhiều nên nhu cầu về tranh dừa để xây dựng các chòi được ưa chuộng, nhiều du khách đến đây tham quan cũng đã đặt mua, nhờ vậy danh tiếng nghề tre dừa Cẩm Thanh được nhiều người biết đến và sản phẩm của chúng tôi đã có mặt ở nhiều nơi”. - Không chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, ý thức bảo vệ môi trường gắn với bảo vệ địa danh rừng dừa Cẩm Thanh cũng được người dân nơi đây chú trọng. Ý thức được tác hại của rác thải đối với môi trường sinh thái tại rừng dừa, do đó họ luôn dọn dẹp, thu gom rác thải để dòng nước sạch sẽ, bảo vệ được nguồn lợi thủy sản dưới nước. Ngoài ra, người dân tự giác vớt bẹ dừa trôi nổi trên sông để giải quyết ô nhiễm môi trường tại chỗ và hạn chế ô nhiễm vùng biển do bẹ dừa trôi ra; tham gia dự án khôi phục rừng dừa; không tự ý đốn chặt, khai thác quá mức rừng dừa; không lấn chiếm diện tích rừng dừa Nhờ vậy, thực trạng rừng dừa bị thu hẹp do khai thác bừa bãi, tùy tiện trước đó đã được ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, địa phương còn ban hành quy ước “Bảo vệ rừng dừa nước xã Cẩm Thanh” nhằm tác động và điều chỉnh ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và rừng dừa ngập mặn. Hội Nông dân xã đã tổ chức cho cán bộ hội viên phối hợp cùng thanh niên mở nhiều đợt ra quân trồng được 11.000 cây dừa nước trên diện tích 5 ha ở khu vực Gò Già (thôn Thanh Tam Đông) - nơi tiếp giáp với cửa biển Cửa Đại. - Người dân Cẩm Thanh phục vụ du lịch chủ yếu bằng những kinh nghiệm được đúc kết, tích lũy trong cuộc sống thường ngày, vì vậy, để nâng cao chất lượng phục vụ du khách, đồng thời có những hiểu biết chuyên sâu về du lịch, phát triển du lịch một cách hiệu quả và đúng hướng, cư dân nơi đây đã tích cực tham gia vào các buổi tập huấn, các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt, những buổi gặp gỡ với chính quyền địa phương, các sở ban ngành để được cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ du lịch đạt kết quả tốt. Thông qua những hoạt động này, người dân phần nào đã ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững du lịch sinh thái tại rừng dừa, đồng thời, nâng cao những hiểu biết, cách thức phục vụ cũng như những quy định về việc phát triển du lịch nơi đây. Với sự nỗ lực của các bên liên quan trong việc hợp tác phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, trong năm 2016, số lượng khách tham quan đến xã Cẩm Thanh được thống kê là 30.000 lượt khách, tăng 7,14 % so với năm 2015; doanh thu thu được từ dịch vụ thúng chai đạt 3,8 tỉ đồng, tăng 137,5 % so với năm 2015. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng số 26 cơ sở kinh doanh dịch vụ - du lịch đang hoạt động. Toàn xã có tổng số 252 hộ làm dịch vụ bơi thúng chai với số lượng 301 thúng, trong đó tại thôn Vạn Lăng có 194 thúng; thôn Thanh Tam Đông có 35 thúng, còn lại thuộc các thôn Thanh Tam Tây, Thanh Nhứt, Thành Nhì, Cồn Nhàn [4]. Có thể khẳng định rằng, du lịch đã đem lại một luồng gió mới làm thay đổi cuộc sống người dân Cẩm Thanh. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì việc phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại đây vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải như: - Năng lực cộng đồng còn yếu, hoạt động của tổ du lịch cộng đồng chưa thực sự hiệu quả trong việc điều phối các nhóm cộng đồng và làm việc với các bên liên quan; kĩ năng cung cấp dịch vụ của cộng đồng chưa hoàn thiện, chất lượng chưa cao: thiếu đội ngũ hướng dẫn viên ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 3 (2017), 64-68 67 có thể sử dụng tiếng Anh, thiếu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn giao thông đường thủy - Nguồn thu từ du lịch cho cộng đồng chưa đáng kể, tập trung ở một số ít cá nhân, chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích chung với cộng đồng. - Một số cá nhân trong cộng đồng tự ý đón khách, bán phá giá, hành động chèo kéo khách cũng như tình trạng lấn chiếm đất ven sông để dựng các chòi, lán tạm bợ phục vụ kinh doanh nước giải khát làm mất cảnh quan sinh thái tại rừng dừa. - Các công ty du lịch kết nối với điểm du lịch cộng đồng chủ yếu thông qua thỏa thuận riêng lẻ với các cá nhân cung cấp dịch vụ, chưa theo quy trình hệ thống điều tiết cụ thể. Hoạt động du lịch chưa phát huy được sự đóng góp của các công ty cho bảo vệ môi trường, cho tài chính, đào tạo cộng đồng. Đó những vấn đề nổi cộm hiện tại đối với việc phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu. Việc đánh giá đúng thực trạng hoạt động du lịch tại đây sẽ là bước đệm để chính quyền và cư dân địa phương có cái nhìn đúng đắn, khách quan để từ đó có những định hướng rõ ràng, kịp thời đưa du lịch sinh thái tại rừng dừa có những bước đi vững chắc hơn trong tương lai. 2.2.2. Giải pháp để cộng đồng tham gia hiệu quả vào phát triển du lịch sinh thái tại rừng dừa Bảy Mẫu, Cẩm Thanh Hiện tại, du lịch tại rừng dừa đã thu hút được đông đảo người dân tham gia, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả hơn nữa sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch sinh thái nơi đây, khắc phục được những yếu kém hiện tại, đưa du lịch Cẩm Thanh lên một bước tiến mới. Từ thực tế du lịch tại rừng dừa, những biện pháp cần được áp dụng như: - Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cũng như khuyến khích người dân vay vốn để thay mới cũng như trang bị những vật dụng cần thiết phục vụ du lịch. Trên thực tế, do hạn chế về nguồn vốn nên nhiều cư dân không thể tham gia vào hoạt động du lịch hay không có điều kiện để trang bị những vật dụng thiết yếu, có chất lượng nên cũng cản trở không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia du lịch. Việc hỗ trợ hay khuyến khích vay vốn sẽ tạo động lực cho người dân tham gia và có những đóng góp tích cực vào phát triển du lịch địa phương. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ du lịch cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng. Tổ du lịch cộng đồng là tổ chức đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của cư dân địa phương tham gia du lịch. Thành viên của tổ là những người trực tiếp phục vụ du lịch, họ hiểu mình cần gì, muốn gì. Những yêu cầu, kiến nghị, thắc mắc của người dân sẽ được đại diện tổ truyền đạt lại với chính quyền các cấp. Tuy nhiên, do thành viên điều phối tổ còn mỏng, thiếu kiến thức chuyên môn nên chưa đảm nhiệm tốt vai trò của mình, nhiều mong muốn, nguyện vọng của người dân chưa được giải quyết kịp thời. Vì vậy, cũng cố lại tổ du lịch cộng đồng là điều rất cần thiết. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương: Các sở ban ngành cần thường xuyên mở các lớp giáo dục nhận thức cho người dân về hệ sinh thái và văn hóa của địa phương; diễn giải cho người dân thấy được vai trò của rừng dừa đối với môi trường sống xung quanh, với đời sống của họ; truyền đạt kiến thức về thời kì sinh trưởng, phát triển của các hệ sinh thái để khai thác hợp lí; đào tạo những kĩ năng trong giao tiếp ứng xử với khách để người dân có thể tuyên truyền cho du khách bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái; mở các lớp nghiệp vụ về du lịch như hướng dẫn viên bản địa, nấu ăn, thuyết minh tiếng nước ngoài và có những chính sách khuyến khích, thu hút đãi ngộ tốt đối với những người có trình độ chuyên môn cao hoặc có những đóng góp tích cực mang tính đột phá góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch tại rừng dừa. - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các liên doanh, liên kết, các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo lợi ích lâu dài. Đồng thời cung cấp thông tin, các website để cộng đồng địa phương có thể dễ dàng tiếp cận, tiềm kiếm nguồn khách, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương. - Ngoài ra, tại đây cũng nên áp dụng các biện pháp phạt nặng đối với những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái rừng dừa như dùng các chất nổ để đánh bắt các sinh vật dưới nước; chặt phá dừa bừa bãi hay chở người vượt quy định, không trang bị áo phao, hành động chặt chém, chèo kéo khách Điều này sẽ tạo được hình ảnh đẹp, thiện cảm trong lòng du khách đối với môi trường du lịch tại đây. 3. Kết luận Chú trọng phát triển du lịch xã Cẩm Thanh là một trong những định hướng du lịch của tỉnh Quảng Nam Phạm Thị Lấm 68 trong những năm gần đây. Định hướng này góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh và thành phố Hội An, đồng thời, tạo điều kiện làm thay đổi diện mạo xã Cẩm Thanh - một xã có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong đó, rừng dừa Bảy Mẫu được xem là điểm nhấn trong việc phát triển du lịch nơi đây. Hiện nay, hoạt động du lịch tại rừng dừa Bảy Mẫu đang được khai thác khá hiệu quả và đem lại những kết quả đáng mừng. Quan trọng hơn, phần lớn cộng đồng địa phương đã tích cực tham gia vào các hoạt động, cung cấp các dịch vụ du lịch. Nhờ đó, cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động du lịch nơi đây vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò của người dân, giúp họ hiểu rằng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Đồng thời, chính quyền các cấp phải có hướng đi đúng đắn để khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh nơi đây. Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng được xem là hướng đi đúng đắn và bền vững đối với việc phát triển du lịch tại rừng dừa Bảy Mẫu, xã Cẩm Thanh. Tài liệu tham khảo [1] Bách khoa toàn thư wikipedia. Du lịch sinh thái cộng đồng. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2017. [2] Brohman, J. (1996). New directions in tourism for third world development. Annals of Tourism Research, 23, 1, 48-70. [3] GEF SGP Việt Nam (2008). Phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững. Hội Nông dân xã Cẩm thanh, Hội An, Quảng Nam. [4] Phòng Du lịch Thương mại Hội An (2017). Báo cáo kết quả triển khai kế hoạch tăng cường công tác quản lý và phát triển du lịch - dịch vụ tại thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh. [5] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam (2011). Báo cáo khảo sát diện tích rừng dừa nước. [6] Nguyễn Thị Gia Thạnh (2011). Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất một số định hướng khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi dừa nước tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. PARTICIPATION OF THE LOCAL COMMUNITY IN ECO - TOURISM DEVELOPMENT AT BAY MAU COCONUT FOREST, CAM THANH COMMUNE, HOI AN Abstract: Over the last decades, eco-tourism development has received special attention in many countries around the world, including Vietnam. However, sustainable development of ecotourism cannot be separated from the community element, which means the participation of local people in the growth and management of eco-tourism. In recent years, with this orientation, the Bay Mau coconut forest in Hoi An has attracted large numbers of tourists at home and abroad, which leads to positive results. Nowadays, the local authorities, residents and travel agencies are making great efforts to bring the Bay Mau ecotourism destination closer to tourists, and at the same time, continuing to preserve the cultual beauty and to protect the environment for the purpose of ensuring the sustainable development of eco-tourism in this area. Key words: participation; local community; eco-tourism; Bay Mau coconut forest; Cam Thanh; Hoi An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_tham_gia_cua_cong_dong_dia_phuong_vao_phat_trien_du_lich.pdf