KẾT LUẬN
Mối liên quan các đặc điểm sinh hóa nước
bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước và sau
khi kết thúc xạ 1 tháng:
- Độ pH: Có tương quan thuận giữa độ pH
nước bọt trước xạ và mức độ giảm pH cũng như
độ pH nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng.
- Khả năng đệm: Có tương quan thuận giữa
khả năng đệm nước bọt trước xạ và mức độ
giảm khả năng đệm cũng như khả năng đệm của
nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng. Có mối
tương quan thuận giữa khả năng đệm trước xạ
và pH nước bọt sau xạ 1 tháng.
Mối liên quan giữa sự thay đổi các đặc điểm
nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau kết
thúc xạ 1 tháng với tuổi, giới, giai đoạn ung thư
và phương pháp điều trị.
- Tuổi: không có sự khác biệt về mức độ
giảm pH và khả năng đệm nước bọt sau khi kết
thúc xạ 1 tháng khi so sánh theo tuổi.
- Giai đoạn ung thư: không có sự khác biệt về
độ pH và khả năng đệm nước bọt sau khi kết
thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân ung thư ở giai
đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV.
- Phương pháp điều trị: không có sự khác
biệt về mức độ giảm độ pH và khả năng đệm
nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh
nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh
nhân xạ trị có kết hợp hóa trị.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi đặc tính sinh hóa của nước bọt trên bệnh nhân ung thư vòm hầu sau xạ trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 215
SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TÍNH SINH HÓA CỦA NƯỚC BỌT
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM HẦU SAU XẠ TRỊ
Ngô Thị Quỳnh Lan*, Phan Nguyễn Nhật Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) Mô tả các đặc điểm sinh hóa: độ pH, khả năng đệm của nước bọt ở
bệnh nhân ung thư vòm hầu tại 2 thời điểm: trước xạ trị và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng; (2) So sánh và phân
tích mối liên quan các đặc điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu; (3) So sánh sự thay đổi các đặc
điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư
và phương pháp điều trị.
Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu mô tả đoàn hệ tiến cứu trên mẫu nghiên cứu thuận tiện gồm 37 bệnh
nhân ung thư vòm hầu có chỉ định điều trị xạ trị ngoài với tổng liều là 70 Gy trong thời gian từ tháng 1-7/2014
tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.
Kết quả: Trước xạ trị, không có trường hợp nào có độ pH ở mức thấp (từ 5,0 đến 5,8) (0%), 18,9% bệnh
nhân có độ pH nước bọt trung bình (từ 6,0 đến 6,6), 81,1% có độ pH nước bọt cao (từ 6,8 đến 7,8), sau kết thúc
xạ 1 tháng thì 100% bệnh nhân có độ pH nước bọt thấp. Trước xạ trị, không có trường hợp nào có khả năng đệm
nước bọt ở mức thấp (0%), 21,6% có khả năng đệm nước bọt ở mức trung bình, 78,4% ở mức cao, sau khi kết
thúc xạ 1 tháng, 16,2% có khả năng đệm nước bọt ở mức thấp, 83,8% ở mức trung bình, không có bệnh nhân nào
có khả năng đệm nước bọt ở mức cao (0%).
Kết luận: Có tương quan thuận giữa độ pH nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm pH cũng như độ pH nước
bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng và giữa khả năng đệm nước bọt trước xạ trị và mức độ giảm khả năng đệm cũng
như khả năng đệm của nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng. Không có sự khác biệt về mức độ giảm pH và khả
năng đệm nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng khi so sánh theo tuổi, giữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn IV và
chưa đến giai đoạn IV, giữa bệnh nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh nhân xạ trị có kết hợp hóa trị.
Từ khóa: pH nước bọt, khả năng đệm, ung thư vòm hầu, xạ trị.
ABSTRACT
MODIFICATION OF BIO-CHEMICAL CHARACTERISTICS OF THE SALIVA IN PATIENTS WITH
NASOPHARYNGEAL CANCER AFTER RADIOTHERAPY
Ngo Thi Quynh Lan, Phan Nguyen Nhat Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 215 - 222
Objectives: (1) Describe pH, buffering capacity of the saliva in patients with nasopharyngeal cancer before
and 1 month after radiotherapy; (2) analyze the relation between these characteristics; (3) analyze the modification
of these characteristics in relation to age, stage of cancer and treatment modality.
Materials and method: The cohort study was conducted on 37 patients with nasopharyngeal cancer
undergoing radiotherapy (total dosage 70 Gy) from January 2014 to July 2014 at Hospital of Oncology at Ho Chi
Minh City.
Result: The results showed that no patient had low salivary pH (pH from 5.0 to 5.8) (0%), 18.9% patients
* Bộ môn Nha khoa cơ sở- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
** BS RHM Khóa 2008-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS-TS Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 216
had average pH (pH from 6.0 to 6.6), 81.1% had high pH (pH from 6.8 to 7.8). 1 month after radiotherapy, 100%
patients had low salivary pH. Before radiotherapy, no patient had low buffering capacity (0%), 21.6% had average
buffering capacity, 78.4% had high buffering capacity. 1 month after radiotherapy, 16.2% had low buffering
capacity, 83.8% had average buffering capacity and no patient had high buffering capacity (0%).
Conclusion: We could observe a positive relation between salivary pH before radiotherapy and the reduction
in salivary pH and the salivary pH after radiotherapy, between the buffering capacity at the beginning and the
reduction in buffering capacity as well as the buffering capacity itself 1 month after radiotherapy. No significant
difference was found in terms of salivary pH reduction and buffering capacity between patients at various ages, at
stage IV or below, with or without chemotherapy.
Key words: salivary pH, buffering capacity, nasopharyngeal cancer, radiotherapy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước bọt là một chất dịch ngoại tiết, là một
trong những hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ
thể. Nước bọt toàn phần là hỗn hợp dịch tiết từ
các tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến
dưới hàm, tuyến dưới lưỡi) và các tuyến nước
bọt phụ nằm rải rác ở niêm mạc môi, má, khẩu
cái và một ít từ dịch nướu. Sự hiện diện của nước
bọt có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì
sức khỏe răng miệng(15).
pH nước bọt là chỉ số thể hiện độ axit hay
bazơ của nước bọt, dao động trong khoảng 5,3
đến 7,8. pH nước bọt phụ thuộc vào nồng độ
và khả năng phân ly ra ion H+ của các chất
trong nước bọt đặc biệt là nồng độ
bicarbonate. Khi nồng độ bicarbonate tăng sẽ
kéo theo sự tăng pH và nồng độ bicarbonate
lại phụ thuộc vào lưu lượng nước bọt. Khi lưu
lượng nước bọt rất thấp, pH có thể chỉ ở mức
5,3; nhưng sau đó có thể tăng lên đến mức 7,8
trong lượng nước bọt kích thích(12).
Tính hòa tan của hydroxy apatite (chất cấu
thành men răng) phụ thuộc rất nhiều vào pH
nước bọt, bình thường pH tới hạn để hòa tan
hydroxy apatite là 5,5, khi pH của nước bọt
không kích thích giảm dưới mức này sẽ dễ gây
mất khoáng hóa. Khi pH nước bọt giảm xuống
dưới mức 5,8 cho thấy môi trường miệng bệnh
nhân có độ axit cao và có nguy cơ sâu răng
cao(7,16,18).
Khả năng đệm của một dung dịch là khả
năng duy trì pH ổn định khi có tác nhân axit hay
base tác động làm thay đổi pH của môi trường.
Nhờ khả năng đệm mà nước bọt giữ được pH
trung tính cho môi trường miệng. Khả năng đệm
càng tốt thì càng ít sâu răng(1,5). Trên cùng một
người, khả năng đệm của nước bọt là tương đối
ổn định, ít thay đổi theo thời gian. Khả năng
đệm bình thường của nước bọt kích thích là
khoảng pH 5,5- 6,5. Khi khả năng đệm rất thấp
(pH<4) nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao. Nước bọt
có nhiều hệ đệm giúp duy trì pH nước bọt ở
mức trung tính (bicarbonate, phosphate, protein,
urea). Bicarbonate là hệ đệm quan trọng nhất
trong nước bọt kích thích. Trong nước bọt không
kích thích, vai trò quan trọng thuộc về hệ đệm
phosphate. Protein và urea là các hệ đệm yếu(19).
Xạ trị ngoài thường được chỉ định điều trị
cho những ung thư ở vùng miệng sau, đặc biệt là
ung thư vòm hầu(14). Hầu hết trường chiếu xạ trị
ngoài vùng đầu cổ đều ảnh hưởng đến các tuyến
nước bọt, gây hủy hoại mô tuyến và dẫn đến suy
giảm hoặc mất chức năng tuyến(3,10). Trong xạ trị
ung thư vòm hầu, hầu hết các tuyến nước bọt
đều nằm trong trường chiếu xạ và bị ảnh hưởng
bởi tia xạ(3). Xạ trị làm thay đổi các đặc tính sinh
hóa của nước bọt(2,6). Những thay đổi rõ rệt ở đặc
điểm sinh hóa của nước bọt là sự giảm độ pH,
khả năng đệm, biến đổi nồng độ các chất điện
giải, biến đổi hệ thống kháng khuẩn đặc hiệu và
không đặc hiệu của nước bọt(8,20).
Theo nghiên cứu của Dreizen và cs. (1976)(11),
pH trung bình của nước bọt giảm từ 7,0 xuống
6,83 sau xạ trị ung thư đầu cổ. Một kết quả khác
từ nghiên cứu của Donia và cs. (2011)(10) cho thấy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 217
pH nước bọt giảm từ 6,47 trước xạ xuống còn
5,06 sau xạ trị. Về khả năng đệm, nghiên cứu của
Cássio và cs. (2004)(6) cho thấy có sự giảm sút của
khả năng đệm nước bọt ở bệnh nhân sau xạ trị
ung thư đầu cổ. Theo Marks và cs. (1981)(13) khả
năng đệm nước bọt giảm chủ yếu là do giảm
nồng độ bicarbonate trong nước bọt từ tuyến
mang tai . Nghiên cứu của Rode và cs. (2011)(17)
cho thấy nồng độ bicarbonate tăng nhẹ trong
thời gian xạ trị và bắt đầu giảm sau khi kết thúc
xạ trị, nồng độ phosphate giảm trong thời gian
xạ trị và tăng trở lại sau 3 tháng kết thúc xạ trị.
Nghiên cứu của Vissink và cs. (2003)(21) cho
thấy có sự giảm lưu lượng, khả năng đệm và
pH của nước bọt ở nửa đầu quá trình xạ trị.
Năm 2011, Donia và cs. (2011)(10) nghiên cứu
ảnh hưởng của xạ trị vùng đầu cổ lên các đặc
tính sinh hóa của nước bọt, kết quả cho thấy
có sự giảm lưu lượng nước bọt và khả năng
đệm của nước bọt sau xạ trị. Tại nước ta chưa
có nghiên cứu nào khảo sát về sự thay đổi các
đặc tính sinh hóa của nước bọt sau xạ trị ở
bệnh nhân ung thư đầu cổ nói chung và ung
thư vòm hầu nói riêng. Các phương pháp
đánh giá và điều trị vẫn chủ yếu dựa theo tài
liệu nước ngoài và kinh nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu
1- Mô tả các đặc điểm sinh hóa: độ pH, khả
năng đệm của nước bọt ở bệnh nhân ung thư
vòm hầu tại 2 thời điểm: trước xạ trị và sau khi
kết thúc xạ trị 1 tháng.
2- So sánh và phân tích mối liên quan các đặc
điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư
vòm hầu trước và sau khi kết thúc xạ trị 1 tháng.
3- So sánh sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa
nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi
kết thúc xạ trị 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung
thư và phương pháp điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả đoàn hệ tiến cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian từ 1/2014 đến tháng 7/2014 tại
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.
Mẫu nghiên cứu
37 bệnh nhân ung thư vòm hầu có chỉ định
điều trị xạ trị ngoài với tổng liều là 70 Gy trong
tại Khoa Xạ III - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM,
có thể kết hợp hóa trị hay không. Chọn mẫu
thuận tiện bằng cách sàng lọc dựa trên bệnh án
tại Khoa Xạ III - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
và chọn ra những bệnh nhân ung thư vòm hầu
chuẩn bị xạ trị tại đây, đồng ý tham gia nghiên
cứu và tuân thủ đúng quy trình khám đánh giá.
Phương tiện nghiên cứu:
- Kẹo cao su không đường của hãng Lotte.
- Bộ sản phẩm GC Saliva-Check Buffer: đo
độ pH và khả năng đệm của nước bọt.
Định nghĩa biến số:
- Độ pH của nước bọt: là biến thứ tự, đánh
giá qua độ pH nước bọt không kích thích, được
đo bằng giấy chỉ thị màu, có các giá trị: 5,2; 5,4;
5,6; 5,8; 6,0; 6,2; 6,4; 6,6; 6,8; 7,0; 7,2; 7,4; 7,8.
- Khả năng đệm của nước bọt: là biến thứ tự,
đánh giá qua khả năng đệm của nước bọt kích
thích. Trong nghiên cứu này khả năng đệm của
nước bọt được đánh giá bằng giấy chỉ thị màu,
có các giá trị: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.
- Mức độ giảm: là biến định lượng, đơn vị là
phần trăm (%). Ví dụ mức độ giảm của pH nước
bọt là phần trăm giảm pH nước bọt sau xạ 1
tháng so với pH nước bọt trước xạ:
Mức độ giảm pH = [(pHtrước xạ - pHsau
xạ)/pHtrước xạ] x 100%
Phương pháp nghiên cứu
Đo và đánh giá độ pH và khả năng đệm
nước bọt của bệnh nhân tại các thời điểm: thời
điểm 1: trước khi xạ trị; thời điểm 2: sau khi kết
thúc xạ trị 1 tháng. Nhập số liệu và xử lý số liệu
thống kê bằng chương trình SPSS 16.0
- Xác định độ pH nước bọt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 218
Nhúng ngập miếng giấy thử pH vào nước
bọt không kích thích, để trong 10 giây rồi so sánh
với bảng màu của nhà sản xuất để xác định và
đánh giá độ pH.
Hình 1: Bảng so màu đánh giá pH
Hình 2 Xác định pH nước bọt bằng giấy thử pH
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa nước bọt
trước xạ và sau khi kết thúc xạ 1 tháng
Độ pH nước bọt
Bảng 2: Độ pH nước bọt trước xạ và sau xạ 1 tháng ở
bệnh nhân ung thư vòm hầu.
Độ pH
Trước xạ Sau xạ 1 tháng
TB ± ĐLC 6,98 ± 0,36 5,25 ± 0,21
Min-max 6,2-7,4 5,0-5,8
p 0,001
Kiểm định Paired-Samples T-Test
Biểu đồ 1 cho thấy ở thời điểm trước xạ,
không có trường hợp nào có độ pH ở mức
thấp (từ 5,0 đến 5,8) (0%), 18,9% bệnh nhân có
độ pH nước bọt trung bình (từ 6,0 đến 6,6),
81,1% có độ pH nước bọt cao (từ 6,8 đến 7,8).
Sau kết thúc xạ 1 tháng thì 100% bệnh nhân có
độ pH nước bọt thấp.
Biểu đồ 1: Độ pH nước bọt trước xạ và sau khi kết
thúc xạ 1 tháng
Sau khi kết thúc xạ 1 tháng độ pH nước bọt
trung bình giảm 24,7 ± 3,6% so với pH nước bọt
trước xạ trị (thấp nhất là 15,6% và cao nhất là
30,6%).
So sánh độ pH nước bọt giữa hai thời điểm
này, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa, tức là độ pH nước bọt ở thời điểm sau xạ
1 tháng thấp hơn có ý nghĩa so với trước xạ
(p<0,05). Với pH trung bình sau xạ thấp như vập,
thấp hơn pH tới hạn để hòa tan hydroxy apatite,
không những không thể hỗ trợ cho quá trình tái
khoáng mà còn dễ gây mất khoáng, dẫn đến
nguy cơ xoi mòn răng và sâu răng cao. Nước bọt
sau xạ có pH trung bình là 5,25 cho thấy môi
trường miệng có tính acid cao, điều này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Ben-Aryeh và cs.
(1975)(4) về ảnh hưởng của xạ trị lên nước bọt ở
bệnh nhân ung thư đầu cổ, kết quả nghiên cứu
này nhận thấy pH nước bọt giảm và trở nên acid
sau quá trình xạ trị.
pH nước bọt phụ thuộc vào nồng độ và khả
năng phân ly ra ion H+ của các chất trong nước
bọt đặc biệt là nồng độ bicarbonate. Khi nồng độ
bicarbonate tăng sẽ kéo theo sự tăng pH. Nhiều
nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm nồng độ
bicarbonate trong nước bọt ở bệnh nhân sau xạ
trị ung thư đầu cổ (Dreizen và cs., 1976; Rode và
cs., 2001)(11,17). Sự sụt giảm này làm cho khả năng
trung hòa ion H+ trong nước bọt giảm xuống, từ
đó nồng độ ion H+ trong nước bọt cao hơn và
nước bọt có tính acid hơn; do đó, nước bọt sau xạ
có độ pH thấp hơn nước bọt trước xạ. Khi đối
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 219
chiếu với kết quả nghiên cứu của Dreizen và cs.
(1976)(11) (trước xạ: 7,01; sau xạ: 6,83) và nghiên
cứu của Donia và cs. (2011)(10) (trước xạ: 6,47; sau
xạ: 5,06) về sự thay đổi pH nước bọt sau xạ cho
thấy nghiên cứu này tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Donia và cs., pH nước bọt trung
bình sau xạ trong cả hai nghiên cứu đều có sự
giảm xuống nhiều hơn 1 đơn vị so với pH trước
xạ. Kết quả pH nước bọt sau xạ của hai nghiên
cứu gần như tương đương nhau và đều nằm ở
mức pH thấp.
Đối chiếu với nghiên cứu của Dreizen và
cs.(11), pH trung bình trước xạ trong nghiên cứu
này là 6,98, xấp xỉ nghiên cứu của Dreizen,
nhưng giá trị pH trung bình sau xạ là 5,25, thấp
hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của
Dreizen. Có sự khác biệt lớn như vậy vì trong
nghiên cứu của Dreizen đối tượng nghiên cứu
chỉ nhận liều xạ từ 50 Gy đến 60 Gy, còn trong
nghiên cứu này liều xạ là 70 Gy; trường chiếu
của hai nghiên cứu đều bao trùm hết các tuyến
nước bọt chính. Sự khác biệt về liều xạ làm mức
độ suy giảm chức năng tuyến nước bọt trong
nghiên cứu này trầm trọng hơn dẫn đến giá trị
pH nước bọt sau xạ thấp hơn. Ngoài ra, do nồng
độ bicarbonate tăng nhẹ trong quá trình xạ trị và
giảm mạnh sau khi kết thúc xạ trị (Rode và cs.,
2001)(17). Như vậy, pH trung bình của Dreizen là
ở thời điểm ngay khi kết thúc xạ, tức là pH vừa
bắt đầu giảm; còn pH trung bình nghiên cứu này
là ở thời điểm sau khi kết thúc xạ 1 tháng; nên
pH trung bình sau xạ trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của
Dreizen.
Khả năng đệm của nước bọt
Bảng 3: Khả năng đệm nước bọt trước xạ và sau xạ 1
tháng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu.
Khả năng đệm
Trước xạ Sau xạ 1 tháng
TB ± ĐLC 10,49 ± 1,59 6,16 ± 1,28
min - max 8-12 4-8
p 0,001
Kiểm định Paired-Samples T-Test
Biểu đồ 2: Khả năng đệm nước bọt trước xạ và sau
xạ 1 tháng ở bệnh nhân ung thư vòm hầu
Biểu đồ 2 cho thấy trước xạ, không có trường
hợp nào có khả năng đệm nước bọt ở mức thấp
(0-5 điểm) (0%), 21,6% có khả năng đệm nước
bọt ở mức trung bình (6-9 điểm), 78,4% ở mức
cao (10-12 điểm). Sau khi kết thúc xạ 1 tháng,
16,2% có khả năng đệm nước bọt ở mức thấp,
83,8% ở mức trung bình, không có bệnh nhân
nào có khả năng đệm nước bọt ở mức cao (0%).
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, trước
xạ trị, khả năng đệm trung bình của nước bọt là
10,49 và giảm xuống còn 6,16 ở thời điểm sau khi
kết thúc xạ 1 tháng. Như vậy có sự thay đổi về
khả năng đệm của nước bọt trong nhóm nghiên
cứu, từ mức cao trước xạ xuống mức trung bình
sau xạ. So sánh khả năng đệm nước bọt giữa hai
thời điểm này, chúng tôi nhận thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa, chứng tỏ khả năng đệm nước bọt
ở thời điểm sau xạ 1 tháng thấp hơn so với thời
điểm trước xạ (p<0,05). Giá trị khả năng đệm của
nước bọt sau xạ trong nghiên cứu vẫn nằm trong
giới hạn bình thường của nước bọt, tuy nhiên sự
giảm xuống đáng kể của khả năng đệm nước bọt
cho thấy khả năng duy trì ổn định pH môi
trường miệng cũng giảm xuống, và cho thấy có
sự gia tăng nguy cơ sâu răng.
Nước bọt có nhiều hệ đệm khác nhau giúp
duy trì pH nước bọt ở mức trung tính
(bicarbonate, phosphate, protein, urea). Đối với
nước bọt kích thích, khả năng đệm phụ thuộc
nhiều nhất vào nồng độ bicarbonate trong nước
bọt, và nồng độ này lại phụ thuộc vào lưu lượng
của nước bọt. Cụ thể, nồng độ bicarbonate trong
nước bọt tăng khi lưu lượng nước bọt tăng lên.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 220
Do đó có thể thấy rằng khả năng đệm của nước
bọt kích thích phụ thuộc vào nồng độ
bicarbonate và cũng bị ảnh hưởng bởi lưu lượng
nước bọt. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự sụt
giảm nồng độ bicarbonate trong nước bọt ở bệnh
nhân sau xạ trị ung thư đầu cổ (Dreizen và cs.,
1976; Rode và cs., 2001)(11,17). Chính sự sụt giảm
của nồng độ bicarbonate trong nước bọt sau xạ là
nguyên nhân làm cho nước bọt sau xạ có khả
năng đệm thấp hơn nước bọt trước xạ (Daws,
1996)(9). Theo Marks (1981)(13), khả năng đệm
nước bọt giảm chủ yếu là do giảm nồng độ
bicarbonate trong nước bọt từ tuyến mang tai; và
có thể tình trạng giảm lưu lượng nước bọt sau xạ
cũng góp phần vào sự giảm của khả năng đệm.
Thêm vào đó, tuy hệ thống đệm phosphate
không có vai trò quan trọng trong nước bọt kích
thích, nhưng sự giảm nồng độ photphate sau xạ
cũng góp phần làm giảm khả năng đệm của
nước bọt sau xạ (Dreizen và cs., 1976)(11).
Theo nghiên cứu của Dreizen và cs.
(1976)(11), cho thấy khả năng đệm ở bệnh nhân
ung thư đầu cổ sau xạ giảm 44,4% so với khả
năng đệm trước xạ. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Dreizen, mức độ giảm của khả năng đệm
trong nghiên cứu này là 40,8%.
So sánh và phân tích mối liên quan các đặc
điểm sinh hóa nước bọt ở bệnh nhân ung
thư vòm hầu trước xạ và sau khi kết thúc xạ
1 tháng.
Với hệ số tương quan Pearman, chúng tôi
nhận thấy có mối tương quan thuận giữa độ pH
nước bọt trước xạ và mức độ giảm pH cũng như
độ pH của nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng
(mức độ giảm: r = 0,673 và p<0,05; pH sau xạ: r =
0,484 và p<0,05). Điều này cho thấy bệnh nhân có
độ pH nước bọt trước xạ cao thì mức độ giảm
pH sẽ nhiều hơn nhưng độ pH sau xạ vẫn cao
hơn so với bệnh nhân có độ pH nước bọt trước
xạ thấp và ngược lại.
Với hệ số tương quan Pearman, chúng tôi
nhận thấy có mối tương quan thuận giữa khả
năng đệm nước bọt trước xạ và mức độ giảm
cũng như khả năng đệm nước bọt ở thời điểm
sau xạ 1 tháng (mức độ giảm: r = 0,279 và p<0,05;
pH sau xạ: r = 0,505 và p<0,05). Điều này cho
thấy bệnh nhân có khả năng đệm nước bọt trước
xạ cao thì mức độ giảm sẽ nhiều hơn nhưng khả
năng đệm sau xạ vẫn cao hơn so với bệnh nhân
có khả năng đệm nước bọt trước xạ thấp và
ngược lại.
Sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa nước bọt
ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi kết
thúc xạ 1 tháng theo tuổi, giai đoạn ung thư
và phương pháp điều trị.
Bảng 4: So sánh mức độ thay đổi các đặc điểm sinh
hóa nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau khi
kết thúc xạ 1 tháng theo tuổi
< 50 tuổi (n =
18)
≥ 50 tuổi (n
=19 )
p
Giảm pH (%) 24,5 ± 4,1 24,8 ± 3,3 0,837
Giảm khả năng
đệm (%)
43,7 ± 9,7 37,9 ± 12,5
0,130
Kiểm định Independent-Samples T-Test
Bảng 5: So sánh sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa
nước bọt ở hai thời điểm khảo sát theo giai đoạn ung
thư ở bệnh nhân ung thư vòm hầu
Thời
điểm
< Giai đoạn
IV
Giai đoạn
IV
p
pH
T0 7,09 ± 0,28 6,94 ± 0,37 0,290
T1 5,20 ± 0,20 5,26 ± 0,22 0,439
Khả năng đệm
T0 11,33 ± 1,00 10,21 ± 1,66 0,066
T1 6,89 ± 1,05 5,93 ± 1,27 0,049
Kiểm định Independent-Samples T-Test
Bảng 6: So sánh sự thay đổi các đặc điểm sinh hóa
nước bọt ở hai thời điểm khảo sát theo phương pháp
điều trị ở bệnh nhân ung thư vòm hầu
Thời
điểm
Không hóa trị
(n = 24)
Có hóa trị (n
= 13)
p
pH
T0 6,95 ± 0,36 7,03 ± 0,35 0,517
T1 5,25 ± 0,23 5,25 ± 0,18 0,959
Khả năng
đệm
T0 10,42 ± 1,67 10,62 ± 1,50 0,722
T1 6,33 ± 1,27 5,85 ± 1,28 0,275
Kiểm định Independent-Samples T-Test
Khi phân bố các các đặc điểm nước bọt (ở cả
hai thời điểm trước xạ và sau xạ) và mức độ
giảm của các đặc điểm này theo tuổi (dưới 50
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 221
tuổi và từ 50 tuổi trở lên), giai đoạn ung thư (ung
thư chưa đến giai đoạn IV và ung thư giai đoạn
IV (theo phân loại của UICC)) và hóa trị (có kết
hợp hóa trị và không có kết hợp hóa trị); chúng
tôi nhận thấy có một số thay đổi: Độ pH nước
bọt sau xạ ở bệnh nhân trên 50 tuổi thấp hơn so
với bệnh nhân dưới 50 tuổi, tuy nhiên không có
sự khác nhau về mức độ giảm pH nước bọt khi
so sánh theo tuổi. Khả năng đệm nước bọt sau xạ
ở bệnh nhân ung thư giai đoạn IV thấp hơn so
với bệnh nhân chưa đến giai đoạn IV nhưng
không có sự khác nhau về mức độ giảm khả
năng đệm nước bọt ở hai nhóm bệnh nhân này.
Các so sánh khác dù có khác biệt nhưng đều
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Đây mới chỉ là những kết quả ban đầu trong
một nghiên cứu với cỡ mẫu nhỏ và chỉ khảo sát
trong một thời gian ngắn, đồng thời chúng tôi
cũng chưa tìm được nhiều tài liệu đề cập đến
vấn đề này cũng như những nghiên cứu tương
đồng khác để đối chiếu. Do đó, với mong muốn
có được những kết luận chính xác và toàn diện
hơn, chúng tôi hy vọng sẽ có những nghiên cứu
tiếp theo qui mô hơn.
KẾT LUẬN
Mối liên quan các đặc điểm sinh hóa nước
bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu trước và sau
khi kết thúc xạ 1 tháng:
- Độ pH: Có tương quan thuận giữa độ pH
nước bọt trước xạ và mức độ giảm pH cũng như
độ pH nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng.
- Khả năng đệm: Có tương quan thuận giữa
khả năng đệm nước bọt trước xạ và mức độ
giảm khả năng đệm cũng như khả năng đệm của
nước bọt ở thời điểm sau xạ 1 tháng. Có mối
tương quan thuận giữa khả năng đệm trước xạ
và pH nước bọt sau xạ 1 tháng.
Mối liên quan giữa sự thay đổi các đặc điểm
nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm hầu sau kết
thúc xạ 1 tháng với tuổi, giới, giai đoạn ung thư
và phương pháp điều trị.
- Tuổi: không có sự khác biệt về mức độ
giảm pH và khả năng đệm nước bọt sau khi kết
thúc xạ 1 tháng khi so sánh theo tuổi.
- Giai đoạn ung thư: không có sự khác biệt về
độ pH và khả năng đệm nước bọt sau khi kết
thúc xạ 1 tháng giữa bệnh nhân ung thư ở giai
đoạn IV và chưa đến giai đoạn IV.
- Phương pháp điều trị: không có sự khác
biệt về mức độ giảm độ pH và khả năng đệm
nước bọt sau khi kết thúc xạ 1 tháng giữa bệnh
nhân xạ trị không có kết hợp hóa trị và bệnh
nhân xạ trị có kết hợp hóa trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almeida Pdel V et al. (2008), “Saliva composition and
functions: a comprehensive review”, Journal of Contemporary
Dental Practice, 9(3), pp 72-80.
2. Almstahl A, Wikstrom M, Groenink J. (2001), "Lactoferrin,
amylase and mucin MUC5B and their relation to the oral
microflora in hyposalivation of different origins", Oral
Microbiol Immunol, 16, pp 345-52.
3. Bangalore LGP, el al. (2011), "Assessment of parotid salivary
gland function in head and neck cancer patients receiving
radiation therapy using quantitative salivary gland
scintigraphy", Pakistan Journal of Physiology, 7(1).
4. Ben-Aryeh et al. (1975), “Effects of irradiation on saliva in
cancer patients”, International Journal Oral Surgery, 4, pp 205–
10.
5. Cao Hữu Tiến (2002), Khảo sát một số yếu tố sinh hóa và vi khuẩn
trong nước bọt liên quan đến sâu răng, Luận văn thạc sĩ Y học.
6. Cassio BP, et al. (2004), "Clinical and biochemical evaluation
of the saliva of patients with xerostomia induced by
radiotherapy", Braz. oral res. vol.18
7. Cate ten B, (1996), “The role of saliva in mineral equilibria-
Caries ans calculus formation”, British Dental Association, 2nd
ed., pp 123-136.
8. Chua DT, et al (2007), "Late oral complications following
radiotherapy for head and neck cancers", Expert Review of
Anticancer Therapy, 7(9), pp 1215-24.
9. Dawes C (1996), “Factors influencing salivary flow rate and
composition”, British Dental Association, 2nd eddition, pp 27-
41.
10. Donia S (2011), "Effect of Head and Neck Radiotherapy on
Saliva Biochemical Indicators". International Journal of Oral &
Maxillofacial Pathology, 2(4), pp 11-15.
11. Dreizen S, Brown LR, Handler S, Johnston DA (1975), "Effect
of radiation - induced xerostomia on human oral microflora",
Journal of Dental Restoration, 54, pp 740-750
12. Huỳnh Anh Lan, “Các xét nghiệm nước bọt tại ghế nha”,
Khám chẩn đoán vùng miệng, Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh.
13. Marks el al. (1981), “The effects of radiation on parotid
salivary function”, International Journal Oncology Biology
Physics, 7, pp 1013-1019.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 222
14. Million RR el al. (1988), “Treatment results for simultaneous
primary squamous cell carcinoma of the head and neck”,
Laryngoscope, 98, pp 79-82.
15. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Các yếu tố nước bọt liên quan đến
mức độ trầm trọng sâu răng, nghiên cứu trên học sinh 9-10 tuổi
huyện Bình Chánh, TPHCM, Luận văn thạc sĩ Y học.
16. Philip C (2004), "Salivary Enhancement Therapies", Caries
Research 38, pp 241–246.
17. Rode M, el al. (2001), "The influence of pilocarpine and
biperiden on pH value and calcium, phosphate, and
bicarbonate concentrations in saliva during and after
radiotherapy for head and neck cancer", Oral Surgery Oral
Medicine Oral Pathology, 92(5), pp 509-14.
18. Stookey GK (2008), “The effect of saliva on dental caries”,
Journal American Dental Association, 139 Suppl, pp 11S-17S.
19. Tabak LA, et al. (1982), “Role of salivary mucins in the
protection of the oral cavity”, Journal of Oral Pathology &
Medicine, 11(1), pp 1-17.
20. Valdez IH, (1991), “Radiation-induced salivary dysfunction:
clinical course and significance”, Spec Care Dentist, 11, pp
252-255.
21. Vissink, el al (2003), "Oral Sequelae of head and neck
Radiotherapy", International and American Associations for
Dental Research, 14, pp 199.
Ngày nhận bài báo: 31/01/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2015
Người phản biện: TS Trần Xuân Vĩnh
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_thay_doi_dac_tinh_sinh_hoa_cua_nuoc_bot_tren_benh_nhan_un.pdf