Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa (1974 - 2008)

Kết luận Quá trình tái thiết, xây dựng lại thành phố Vinh từ đổ nát, hoang tàn của chiến tranh từ ngày 1/5/1974 đến ngày 5/9/2008 đã làm thay đổi toàn bộ bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, môi sinh ở đô thị Vinh. Xét về diện tích, không gian đô thị thì thành phố Vinh hiện nay có ranh giới phía bắc và đông bắc giáp với huyện Nghi Lộc với chiều dài lên tới 30.327km, phía tây giáp với huyện Hưng Nguyên với chiều dài 21.193km; phía đông và đông nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với chiều dài 15.307km (Số liệu do Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh cung cấp). Không gian đó được phân chia thành 16 phường và 9 xã. Ngoại trừ phía nam bị sông Lam chia cắt chỉ sáp nhập một phần đất xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên vào Vinh, còn phía tây, tây nam, bắc, tây bắc, đông, đông bắc, không gian đô thị Vinh đều được mở rộng theo hình thức sáp nhập một phần đất đai làng xã vào địa bàn thành phố, sau đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy luật biến một vùng nông thôn thành đô thị. Sau khi thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, quá trình mở rộng không gian đô thị theo hình thức sáp nhập đất đai và cư dân làng xã vào địa bàn thành phố và đầu tư xây dựng đô thị theo chiều sâu tiếp tục diễn ra. Theo đề án xây dựng và phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế văn hóa vùng Bắc Trung bộ, không gian thành phố Vinh được mở rộng cả về phía nam, phía tây, phía đông và phía bắc, với diện tích rộng gấp 2,7 lần so với diện tích thành phố Vinh được thành lập vào ngày 10/10/1963, với quy mô dự kiến dân số vào năm 2030 sẽ đạt trên trên 50 vạn người và khoảng 80 - 85 vạn dân vào năm 2050. Nhưng xét một cách tổng thể, khách quan dưới góc độ khoa học lịch sử thì quy mô, tốc độ, số dự án đầu tư đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có của thành phố Vinh. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa để Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết sớm xây dựng, phát triển đô thị Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai gần. Đây là một dấu mốc lịch sử khẳng định vị thế của đô thị Vinh đối với vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, đối với cả nước nói chung.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa (1974 - 2008), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 69-76 69 SỰ THAY ĐỔI VỀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ VINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (1974 - 2008) Nguyễn Thị Kim Sang Phòng An ninh hồ sơ, Tổng cục An ninh, Bộ Công An Ngày nhận bài 25/6/2019, ngày nhận đăng 07/9/2019 Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa từ khi công cuộc tái thiết, xây dựng lại thành phố Vinh được khởi động vào ngày 01/5/1974 đến ngày thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An 05/9/2008, từ đó hy vọng góp phần thiết thực vào việc nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở thành phố Vinh suốt hơn hai thế kỷ qua. Từ khóa: Không gian đô thị; đô thị; đô thị hóa; sáp nhập. 1. Đặt vấn đề Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Vấn đề khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại hậu phương miền Bắc từ đổ nát hoang tàn của chiến tranh trở thành một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Trong bối cảnh chung đó, ngày 01/5/1974, đồng chí Đỗ Mười - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thay mặt Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Đức tại Việt Nam là Đitơ Đuêring và đồng chí Nguyễn Sĩ Quế - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An dự lễ khởi công, đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố Vinh (Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Vinh, 2010, tr. 399). Từ đó cho đến năm 2008, khi thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I, quá trình đô thị hóa diễn ra liên tục, toàn diện, làm thay đổi không gian đô thị và toàn bộ bức tranh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Vinh. Tùy thuộc góc độ tiếp cận của các ngành khoa học khác nhau mà có cách hiểu, cách định nghĩa về không gian đô thị khác nhau. Từ góc độ tiếp cận sử học, có thể hiểu một cách chung nhất nội hàm của không gian đô thị bao gồm không gian sống của toàn bộ cư dân một đô thị với không gian kiến trúc, không gian cộng đồng, không gian mặt nước, không gian cây xanh Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu toàn bộ những tác động của quá trình đô thị hóa đối với toàn bộ những thay đổi về không gian đô thị theo cách hiểu trên mà chỉ tập trung làm rõ những thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong khoảng thời gian đã xác định dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa trên hai phương diện chính yếu sau đây: - Thứ nhất, việc sáp nhập một số làng, xã thuộc địa giới hành chính huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc vào địa bàn thành phố Vinh, biến vùng nông thôn và dân cư làng xã từ nhiều thế kỷ trước thành không gian đô thị và cư dân đô thị Vinh. Hơn thế nữa, chính trong không gian đô thị mới được hình thành đó, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cư dân từ nhiều nơi, nhiều địa phương về định cư, đẩy mật độ dân cư tăng theo cấp số nhân, khác xa với tăng trưởng dân cư tự nhiên truyền thống. Đây vừa là yếu tố để mở rộng không gian đô thị vừa là yếu tố làm thay đổi không gian kiến trúc, không gian cây xanh, không gian cộng đồng Chẳng hạn, việc di dời dân cư để xây dựng công Email: dekimsang@gmail.com N. T. K. Sang / Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa 70 viên trung tâm thành phố, việc sáp nhập toàn bộ xã Vinh Tân và một phần xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên), xã Nghi Phú, xã Nghi Đức, Nghi Ân, Nghi Liên (Nghi Lộc) vào địa bàn thành phố tạo cơ hội xây dựng các tuyến đường giao thông, khu chung cư, các công trình công cộng; việc mở tuyến đường 3/2 (Đại lộ Lê Nin), mở rộng sân bay Vinh góp phần làm thay đổi không gian đô thị Vinh. - Thứ hai, những thay đổi ngay trên phần không gian đô thị của thành phố Vinh - Bến Thủy được thành lập từ ngày 10/12/1927 trên cơ sở sáp nhập 03 trung tâm đô thị là Vinh, Bến Thủy, Trường Thi với diện tích 20km2 và 2 vạn dân nội thành, với 10 khu phố (Nghị định thành lập thành phố Vinh - Bến Thủy của Toàn quyền Đông Dương). Thành phố Vinh được thành lập vào ngày 10/10/1963 theo Quyết định số 148/CP của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây chính là quá trình đô thị hóa theo chiều sâu, tức là củng cố, gia tăng các yếu tố đô thị trong các đô thị đã được thiết lập từ trước trên các phương diện chính yếu như: giảm tỷ lệ cư dân nông nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở đường cho nhiều ngành nghề kinh tế mới hình thành, phát triển, từng bước xây dựng văn hóa, văn minh đô thị 2. Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh (1974 - 2008) Trải qua hai cuộc chiến tranh phá hoại thảm khốc của không quân và hải quân Mỹ từ ngày 05/8/1964 đến ngày 29/12/1972, toàn bộ cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Vinh đã bị bom đạn Mỹ san phẳng hoàn toàn. Thực tế này đã đưa quá trình tái thiết, xây dựng lại thành phố Vinh từ ngày 01/5/1974 giống như biến một vùng đất chưa từng là đô thị thành đô thị, xây dựng lại một thành phố hiện đại trên ngàn vạn hố đạn bom lớn nhỏ, giao thông hào và ụ pháo phòng không. Hơn nữa, trong suốt thời gian đó, đại bộ phận nhân dân trên địa bàn thành phố phải sơ tán về các huyện trung du, miền núi trong tỉnh. Hành trang văn hóa - văn minh của những tháng ngày sống trên địa bàn thành phố Vinh, xa hơn là thị xã Vinh kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà họ mang theo khi đi tản cư đã phần nào gửi lại và họ chịu ảnh hưởng bởi văn hoá nông thôn, làng xã. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia công cuộc xây dựng lại thành phố từng sống nhiều năm ở trung du, miền núi hay tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu khắp các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá giai đoạn này diễn ra trong bối cảnh Nghệ An có nền kinh tế chậm phát triển, thu không đủ chi trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Cho đến năm 2008 số liệu thống kê cho thấy Nghệ An vẫn chưa cân đối được ngân sách thu chi mà phải dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương. Đây thực sự là những thách thức không hề nhỏ trên bước đường đô thị hóa của thành phố Vinh. Công cuộc xây dựng lại thành phố Vinh diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dồn tất cả tinh thần và lực lượng cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (từ cuối năm 1974 đến đầu năm 1975). Hơn thế nữa, chỉ 5 tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong hai ngày 24 - 25/10/1975, tại thành phố Vinh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, Hà Tĩnh đã thống nhất việc sáp nhập hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh theo Nghị quyết số 425/QĐBCT của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Kết cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Vinh lúc bấy giờ thực sự chưa tương xứng với vai trò trung tâm chính trị hành chính, kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ Tĩnh - tỉnh có diện tích tự nhiên lớn và dân số đông vào loại bậc nhất so với các tỉnh thành khác của cả nước lúc bấy giờ. Thêm một thách thức lớn là hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra từ năm 1978 và biên Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 69-76 71 giới phía Bắc năm 1979, cộng với những yếu kém, bất cập trong điều hành, quản lý kinh tế làm cho nguồn lực đầu tư xây dựng thành phố Vinh gặp muôn vàn khó khăn. Với quyết tâm cao độ của Đảng bộ, nhân dân thành phố và sự giúp đỡ đầy hiệu quả của nước Cộng hòa Dân chủ Đức, trực tiếp là các chuyên gia, kỹ sư trong công cuộc khảo sát, quy hoạch, xây dựng lại thành phố Vinh, diện mạo đô thị Vinh ngày càng đổi mới. Sau 10 năm xây dựng (1974 - 1984), tại phường Quang Trung có 12 dãy nhà cao 5 tầng với hơn 3000 căn hộ được đưa vào sử dụng. Các công trình văn hoá như Rạp chiếu phim 12-9, Nhà Văn hóa thiếu nhi Tenlơman thực sự tạo nên một sự khác biệt trên bước đường phát triển của đô thị Vinh. Theo số liệu lưu trữ tại Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An và Văn phòng Sở Xây dựng Nghệ An, đến tháng 12/1979, có 05 ngôi nhà cao tầng là A1, A2, B1, B2, C1 được đưa vào sử dụng, đến tháng 12/1982, thêm nhà A3, B2, C2, D1 được đưa vào sử dụng, đến tháng 12/1984 có tổng cộng 12 ngôi nhà 5 tầng được đưa vào sử dụng với hơn 3000 hộ gia đình, chưa kể một số cơ quan như Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh, Báo Nghệ Tĩnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ Tĩnh cũng có trụ sở làm việc tại khu phố Quang Trung. Không gian đô thị Vinh có nhiều thay đổi cả về chiều rộng (diện tích đô thị tăng) lẫn chiều sâu và kết cấu ngành nghề kinh tế. Ngày 02/3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 73/CP điều chỉnh lại địa giới hành chính của một số xã, tiểu khu phố cho phù hợp với việc quy hoạch tổng thể thành phố Vinh. Cụ thể: - Chuyển các xã Hưng Bình, Hưng Thủy, Vinh Hưng thành các tiểu khu lấy tên là Cửa Bắc, Tân Vinh, Hưng Bình, Lê Lợi, Cầu Cảng, Bến Thủy, Trường Thi, Đội Cung và Cửa Nam. - Hợp nhất xã Hưng Vĩnh và xã Hưng Đông thành xã Đông Vĩnh. - Sáp nhập xóm Yên Giang của xã Vinh Hưng và xóm Vĩnh Mỹ của xã Hưng Vĩnh vào xã Vinh Tân (Quyết định số 73/CP của Hội đồng Chính phủ, 1979). Không gian thành phố Vinh bắt đầu được mở rộng thông qua con đường sáp nhập các làng xã vào địa bàn thành phố cả về hướng Nam và hướng Tây Bắc. Phương thức thay đổi diện mạo đô thị theo chiều sâu thông qua con đường đầu tư, xây dựng nhiều hạng mục công trình như: Bến xe Vinh, Cảng Bến Thủy, Nhà máy điện Vinh, khu phố Quang Trung với các tòa nhà 5 tầng hiện đại, các tuyến đường nội đô, công sở của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, thành phố, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Ba Lan, chợ Vinh, Trường Đại học Sư phạm Vinh, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ Tĩnh, Trường Trung cấp Xây dựng Việt - Đức, Rạp chiếu phim Cửa Đông, Nhà hát nhân dân, Cửa hàng ăn uống Trà Bồng, Cửa hàng ăn uống Bến Thủy, v.v Tuyến đường sắt Vinh - Hà Nội, Vinh - Sài Gòn được khai thông và ga Vinh trở thành một mắt xích quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc - Nam. Những đổi thay theo chiều sâu trên bước đường đô thị hóa ở thành phố Vinh trong 6 năm (1974 - 1980) đã khoác lên mình thành phố Vinh một vóc dáng mới, ngang tầm với chức năng địa chính trị - địa đô thị mà Vinh đảm nhận trong bối cảnh lịch sử đầy khó khăn, thử thách của cả nước lúc bấy giờ. Vì nhiều nguyên nhân, trong vòng một thập kỷ (1975 -1985), viện trợ của Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức cho công cuộc tái thiết thành phố Vinh bị cắt giảm liên tục và chấm dứt vào cuối năm 1986, các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài tham gia xây dựng thành phố Vinh lần lượt về nước. Theo tài liệu của Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, đến năm 1976, các chuyên gia Trung Quốc ở thành phố Vinh đã về nước; ngày 30/02/1978, hầu hết các gia đình người Việt gốc Hoa ở Nghệ Tĩnh nói chung và N. T. K. Sang / Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa 72 thành phố Vinh nói riêng về nước. Các chuyên gia Ba Lan sang giúp xây dựng Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Ba Lan về nước vào những năm 1980. Trên địa bàn thành phố Vinh chỉ còn lại các chuyên gia, kỹ sư đến từ Cộng hòa dân chủ Đức ở lại xây dựng thành phố đến năm 1990. Nguồn lực ủng hộ từ bên ngoài để xây dựng thành phố giảm nhưng phát huy nội lực, quá trình tái thiết lại thành phố vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Trên địa bàn thành phố Vinh, các HTX, các cửa hàng mua bán, cửa hàng lương thực, thực phẩm, bách hóa, ăn uống, may mặc, giày dađến các nhà máy, xí nghiệp do trung ương, địa phương đầu tư, quản lý tiếp tục ra đời như: xi măng Cầu Đước, xí nghiệp mộc Thống Nhất, Diêm Nghệ Tĩnh, Dệt Hoàng Thị Loan, Dệt Minh Khai,v.v Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ dân cư trên địa bàn thành phố là việc đầu tư xây dựng các trường học từ cấp 1 đến cấp 3, các trường trung cấp, cao đẳng, bệnh viện, trạm xá, hệ thống đường nội đô giữa các phường, xã cũng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhằm đáp ứng quy mô, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh trên địa bàn thành phố Vinh, ngày 18/8/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 137/HĐBT với nội dung sáp nhập, chia tách, phân định lại địa giới hành chính của một số phường trên địa bàn thành phố Vinh (Quyết định số 137/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, 1982). Cụ thể: - Sáp nhập phường Quang Trung I vào phường Quang Trung II lấy tên là phường Quang Trung. - Sáp nhập phường Vinh Tân vào phường Lê Mao lấy tên là phường Lê Mao. - Tách phường Hưng Bình thành hai phường lấy tên là phường Hưng Bình và phường Hà Huy Tập. Nằm trong bối cảnh kinh tế chung của cả nước, từ năm 1975 đến năm 1991, kinh tế nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh. Các HTX nông nghiệp ở phường Lê Mao, Hưng Bình, Vinh Tân, Hưng Dũng, Bến Thủy, Trung Đô, Cửa Nam, Đông Vĩnh ngoài sản xuất lúa, còn đẩy mạnh trồng rau (Vinh Tân), trồng hoa (Cửa Nam), trồng ớt cay, vừng, lạc, đậu để xuất khẩu. Theo số liệu của Hội Nông dân thành phố Vinh, tổng sản lượng lương thực quy thóc của thành phố Vinh năm 1990 đạt 6864 tấn, năm 1991 đạt 6.913 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt trên 350kg/1 người/1 năm (Hội nông dân thành phố Vinh, 2016, tr. 182-185). Theo số liệu của Chi cục thống kê tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1976, dân số thành phố Vinh là 101.810 người trong tổng dân số toàn tỉnh là 2.689.451 người, chiếm tỷ lệ 3,79% dân số toàn tỉnh. Trong đó, số nông dân trên địa bàn thành phố Vinh lên tới 57.674 người, chiếm tỷ lệ 56,64% dân cư toàn thành phố. Năm 1990, dân cư thành phố Vinh là 180.245 người, trong đó nông dân 78.895 người, chiếm tỷ lệ 43,77% dân cư toàn thành phố (Chi cục thống kê Nghệ Tĩnh, 1990). Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến một thực tế là số hộ gia đình nông dân trên địa bàn thành phố Vinh vẫn chiếm một tỷ lệ lớn so với dân cư toàn thành phố. Sau gần 20 năm xây dựng, phát triển, thành phố Vinh đã hội đủ những yếu tố cần thiết để được công nhận là một đô thị loại II theo các văn bản pháp lý của Nhà nước hiện hành. Ngày 13/8/1993, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định công nhận thành phố Vinh là đô thị loại II. Nhằm tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng, phát triển một thành phố Vinh hiện đại ở Bắc Trung Bộ và cả nước, ngày 20/12/1993, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định 603/TTg phê duyệt bản quy hoạch tổng thể thành phố Vinh. Quyết định khẳng định rõ chức năng, vị thế của thành phố Vinh trước mắt, lẫn lâu dài: “Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Nghệ An, đầu mối giao thông của Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 69-76 73 khu vực Bắc miền Trung và quốc tế là thành phố quê hương Bác Hồ. Cần chủ động tiến hành các biện pháp thu hút vốn đầu tư phát triển các cơ sở kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng đô thị nhằm đảm bảo cho Vinh phát triển, xứng đáng là đô thị loại II và là trung tâm tăng trưởng quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ”. Quyết định 603/TTg của Thủ tướng Chính phủ là một dấu mốc quan trọng trên bước đường phát triển của đô thị Vinh. Vị thế, tầm ảnh hưởng của đô thị Vinh không còn bó hẹp trong không gian địa giới hành chính của tỉnh Nghệ An mà hướng tới là đô thị của cả vùng Bắc Trung bộ. Do đó, việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, kết cấu ngành nghề kinh tế, dân cư phải có những thay đổi tích cực để tương xứng với vị thế của một đô thị hiện đại của cả vùng Bắc Trung bộ. Khi điều đó trở thành hiện thực, thành phố Vinh sẽ khai thác triệt để nguồn tài nguyên vị thế - vốn được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh trong bước đường hội nhập vào khu vực và thế giới. Ngày 28/6/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/NĐ-CP, quyết định chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông. Đến ngày 23/8/1994, Chính phủ có Nghị định số 93/NĐ- CP thành lập phường Hưng Dũng trên cơ sở xã Hưng Dũng. Sau 30 năm tái thiết, xây dựng lại thành phố (1974 - 1994) quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi căn bản, toàn diện từ không gian đô thị đến kiến trúc đô thị đến kết cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, việc làm của người lao động, cho đến văn hóa, giáo dục, dân cư, v.v trên địa bàn thành phố Vinh. Bước vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng không gian đô thị theo cả hai hình thức chiều rộng và chiều sâu diễn ra với quy mô lớn, toàn diện theo hướng phát triển đô thị hiện đại và bền vững để Vinh sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả vùng Bắc Trung bộ. Cầu Bến Thủy 1 được đầu tư, xây dựng, đưa vào sử dụng năm 1990 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa, hành khách giữa Nghệ An nói chung, thành phố Vinh nói riêng với tất cả các tỉnh thành phía Nam thông qua quốc lộ 1. Tuyến đường du lịch sinh thái từ Cửa Lò - Cửa Hội đi theo bờ tả sông Lam lên đến thành phố Vinh, chạy qua Hưng Nguyên lên Nam Đàn mở ra hướng phát triển du lịch sinh thái. Tuyến đường 3/2 (còn gọi là Đại lộ Lê Nin), nối trung tâm thành phố với sân bay Vinh - tạo điều kiện thuận lợi để các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng, phát triển thành phố Vinh nhờ phát triển dịch vụ vận tải hàng không. Đó là chưa kể việc đầu tư xây dựng công viên trung tâm thành phố, xây dựng, mở rộng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện công, bệnh viện tư, v.v Các ngành nghề mới như du lịch, dịch vụ thu hút hàng vạn lao động nông nghiệp ngay trên các phường, xã của thành phố hay các huyện ngoại thành tham gia, làm thay đổi nhanh chóng kết cấu kinh tế, ngành nghề, lao độngTheo đó, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, du lịch, dịch vụ thay thế dần kinh tế nông nghiệp (UBND thành phố Vinh, 2015, tr. 295-303). Quá trình đô thị hóa tiếp tục làm thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc toàn bộ đời sống kinh tế vật chất và tinh thần của nhân dân thành phố Vinh nói chung và không gian đô thị Vinh nói riêng. Một trong những thay đổi đáng chú ý là: từ năm 1994 đến năm 2008, việc sáp nhập thêm nhiều làng xã thuộc huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc vào địa bàn thành phố Vinh diễn ra nhiều lần, nhưng diện tích đất trồng lúa, hoa màu ngày càng giảm kéo theo sự mất dần vị thế độc tôn của ngành nông nghiệp truyền thống. Cùng với sự thay đổi đó là sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành, nghề dịch vụ, du lịch mang lại thu nhập cao hơn cho người lao động. Các nhân tố để thành phố N. T. K. Sang / Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa 74 Vinh vững bước trên con đường trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ đã, đang chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ. Từ thực tiễn đó, năm 2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 239/2005/QĐTTg phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ. Đây là mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trên bước đường đô thị hóa kéo dài ở thành phố Vinh từ đầu thế kỷ XIX cho đến thế kỷ XXI, qua các hình thái kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau, gắn với bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Một điểm nhấn rất đáng được quan tâm là tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố từ năm 2005 đến năm 2008 tăng gấp 3,5 lần so với thời kỳ từ năm 2000 - 2005, với nhiều hạng mục công trình được đưa vào sử dụng như khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Đông Nam thành phố, khu chung cư Vinh Tân, khu chung cư Trung Đô,v.v Đây chính là cơ sở để ngày 05/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg, công nhận thành phố Vinh là Đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. 3. Kết luận Quá trình tái thiết, xây dựng lại thành phố Vinh từ đổ nát, hoang tàn của chiến tranh từ ngày 1/5/1974 đến ngày 5/9/2008 đã làm thay đổi toàn bộ bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, môi sinh ở đô thị Vinh. Xét về diện tích, không gian đô thị thì thành phố Vinh hiện nay có ranh giới phía bắc và đông bắc giáp với huyện Nghi Lộc với chiều dài lên tới 30.327km, phía tây giáp với huyện Hưng Nguyên với chiều dài 21.193km; phía đông và đông nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với chiều dài 15.307km (Số liệu do Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh cung cấp). Không gian đó được phân chia thành 16 phường và 9 xã. Ngoại trừ phía nam bị sông Lam chia cắt chỉ sáp nhập một phần đất xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên vào Vinh, còn phía tây, tây nam, bắc, tây bắc, đông, đông bắc, không gian đô thị Vinh đều được mở rộng theo hình thức sáp nhập một phần đất đai làng xã vào địa bàn thành phố, sau đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy luật biến một vùng nông thôn thành đô thị. Sau khi thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, quá trình mở rộng không gian đô thị theo hình thức sáp nhập đất đai và cư dân làng xã vào địa bàn thành phố và đầu tư xây dựng đô thị theo chiều sâu tiếp tục diễn ra. Theo đề án xây dựng và phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế văn hóa vùng Bắc Trung bộ, không gian thành phố Vinh được mở rộng cả về phía nam, phía tây, phía đông và phía bắc, với diện tích rộng gấp 2,7 lần so với diện tích thành phố Vinh được thành lập vào ngày 10/10/1963, với quy mô dự kiến dân số vào năm 2030 sẽ đạt trên trên 50 vạn người và khoảng 80 - 85 vạn dân vào năm 2050. Nhưng xét một cách tổng thể, khách quan dưới góc độ khoa học lịch sử thì quy mô, tốc độ, số dự án đầu tư đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có của thành phố Vinh. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa để Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết sớm xây dựng, phát triển đô thị Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ trong tương lai gần. Đây là một dấu mốc lịch sử khẳng định vị thế của đô thị Vinh đối với vùng Bắc Trung Bộ nói riêng, đối với cả nước nói chung. Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 69-76 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam Thành phố Vinh (2010). Lịch sử Đảng bộ Thành phố Vinh (1930 - 2005) Sơ thảo. NXB Chính trị Quốc gia. Phạm Xuân Cần (2008). Văn hóa đô thị với thực tiễn Thành phố Vinh. NXB Nghệ An. Chi cục thống kê Nghệ Tĩnh (1990). Số liệu thống kê dân số tỉnh Nghệ Tĩnh năm 1976. Tài liệu lưu tại Chi cục thống kê Nghệ An. Đỗ Hậu (2001). Xã hội học đô thị. Hà Nội: NXB Xây dựng. Nguyễn Quang Hồng (2003). Thành phố Vinh quá trình hình thành và phát triển (từ năm 1804 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945). NXB Nghệ An. Hội nông dân thành phố Vinh (2016). Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân thành phố Vinh (1930 - 2015). NXB Nghệ An. Nghị định thành lập thành phố Vinh - Bến Thủy của Toàn quyền Đông Dương ngày 10/12/1927. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh. Quyết định số 148/CP của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1963. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh Quyết định số 73/CP của Hội đồng chính phủ ngày 02/3/1979 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, tiểu khu của thành phố Vinh. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh. Quyết định số 137/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/8/1982 về phân định lại ranh giới, một số phường, xã, thành phố Vinh. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh. Quyết định 603/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tổng thể quy hoạch thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh Quyết định số 1210/QĐTTg, của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Vinh là Đô thị loại I, thuộc tỉnh Nghệ An. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh Quyết định số 239/2005/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ. Tài liệu lưu tại Văn phòng UBND thành phố Vinh. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An (2012). Lịch sử Nghệ An Tập 2, từ năm 1945 đến năm 2005. NXB Chính trị Quốc gia. UBND Thành phố Vinh (1982). Phụ lục số liệu về tình hình phát triền kinh tế - văn hóa 1975 - 1981 của Thành phố Vinh. UBND Thành phố Vinh (1992). Phụ lục số liệu về tình hình phát triền kinh tế - văn hóa 1982 -1991 của Thành phố Vinh. UBND Thành phố Vinh (2002). Phụ lục số liệu về tình hình phát triền kinh tế - văn hóa 1992 -2001 của Thành phố Vinh. UBND Thành phố Vinh (2015). Địa chí Thành phố Vinh. NXB Thông tin và truyền thông. N. T. K. Sang / Sự thay đổi về không gian đô thị ở thành phố Vinh trong quá trình đô thị hóa 76 SUMMARY CHANGES IN URBAN SPACE IN VINH CITY IN THE URBANIZATION PROCESS (1974 - 2008) The article focuses on clarifying changes in urban space in Vinh City in the process of urbanization since the reconstruction and rebuilding of Vinh City were started on May 1, 1974, until Vinh was recognized as a first-class city under the direction of Nghe An Province on September 5, 2008. The research results of the article hopefully make effective contributions to the research of the urbanization process in Vinh City during the last two centuries. Keywords: Urban space; urbanization; urban(city); merger.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_thay_doi_ve_khong_gian_do_thi_o_thanh_pho_vinh_trong_qua.pdf
Tài liệu liên quan