Qua khảo sát sự tuân thủ nguyên tắc điều trị
của 95 BN lao phổi tại Thị xã Ngã Bảy năm 2007,
chúng tôi có các kết luận như sau:
* Phân phối tần số các biến số khảo sát
+ Nhóm tuổi > 50 tuổi (60%).
+ Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới
(76% so với 24%).
+ Tỷ lệ BN không tuân thủ tiêm thuốc tại
trạm chiếm 88,4%.
+ Số BN tuân thủ uống thuốc tại Trạm chiếm
70,5%.
+ Số BN uống thuốc đúng theo hướng dẫn
uống lúc đói chiếm 63,2%.
+ Số BN tuân thủ việc nghỉ ngơi hoàn toàn
trong điều trị chỉ có 48,4%.
+ Số BN uống thuốc trong giai đoạn củng cố
đúng theo qui định chiếm 87,4%.
+ BN có uống rượu và hút thuốc trong thời
gian điều trị bằng nhau chiếm 34,7%.
* Mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan
+ Thời gian chờ từ lúc chẩn đoán đến lúc điều
trị ngắn khi BN hiểu rằng BL cần điều trị ngay, khi
thời gian chờ làm cam kết ngắn và khoảng cách từ
nhà BN đến TYT và TTYTDP ngắn.
+ Việc tuân thủ điều trị tại trạm càng tốt khi
BN có học, hiểu biết khả năng điều trị khỏi của
BL và khoảng cách từ nhà đến TYT ngắn.
+ Nhóm tuổi > 50 tuân thủ điều trị tại trạm
trong giai đoạn tấn công, tốt hơn nhóm còn lại.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân lao phổi m(+) tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 60
SỰ TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI
M(+) TẠI THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2007
Lê Thành Tài *, Nguyễn Văn Lành**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lao (BL) có thể gây thành đại dịch. Một trong số các lý do đáng quan tâm là sự không
tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân (BN) lao phổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các dạng tuân thủ / không tuân thủ nguyên tắc điều trị và một số yếu
tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ 95 BN lao phổi M(+) được
quản lý điều trị tại Thị xã Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang năm 2007 và được điều trị theo phác đồ 2SHRZ/6HE.
Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng BN. Người thu thập là cán bộ Trung Tâm Y Tế
Dự Phòng (TTYTDP) kết hợp cán bộ Trạm y tế (TYT) xã, phường. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 12.0
Kết quả nghiên cứu: Đa số BN > 50 tuổi (60%), nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (76% so với 24%), tỷ lệ BN
không tuân thủ tiêm thuốc tại trạm chiếm 88,4%, BN tuân thủ uống thuốc tại trạm chiếm 70,5%, số uống thuốc
đúng theo hướng dẫn lúc đói chiếm 63,2%, số tuân thủ việc nghỉ ngơi hoàn toàn trong điều trị chỉ có 48,4%, số
uống thuốc trong giai đoạn củng cố đúng theo qui định chiếm 87,4%, số BN uống rượu trong thời gian điều trị
bằng với số hút thuốc chiếm 34,7%. Thời gian chờ từ lúc được chẩn đoán đến lúc bắt đầu điều trị ngắn khi BN
biết BL cần điều trị ngay, khi thời gian chờ làm cam kết ngắn và khoảng cách từ nhà BN đến TYT và TTYTDP
ngắn. BN tuân thủ điều trị tại trạm tốt khi BN có học, BN biết khả năng điều trị khỏi của BL và khoảng cách từ
nhà đến TYT ngắn. Nhóm tuồi > 50 tuân thủ điều trị giai đoạn tấn công tại trạm tốt hơn nhóm còn lại.
Kết luận: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để BN hiểu rõ hơn về BL, cải cách thủ tục làm cam kết
nhanh gọn và có thể quản lý điều trị tại tổ y tế ấp cho gần nhà BN.
ABSTRACT
TAKING TB MEDICATIONS EXACTLY AS DIRECTED OF PATIENTS
WITH MYCOBACTERIUM-POSITIVE CHRONIC PULMONARY TUBERCULOSIS
AT NGA BAY URBAN DISTRICT, HAU GIANG PROVINCE, 2007
Le Thanh Tai, Nguyen Van Lanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 61 - 65
Backgound: Tuberculosis can be epidemic by some reasons. Among them, patients' not taking TB
medications exactly as directed is a concerned problem
Objectives: To identify the proportion of models of patients' taking or not taking TB medications exactly as
directed and related factors
Method: A cross sectional study was conducted. Study subjects were all of 95 patients with Mycobacterium-
positive chronic pulmonary tuberculosis who have been treating with 2SHRZ/6HE at Nga Bay Urban District, Hau
Giang Province. Tool for data colletion was structured questionaire. SPSS 12.0 software was used to analyse data.
Results: Majority of patients were more than 50 years old (60%), male higher than female (76% compared
with 24%). The proportion of patients who not taking TB medicine injection at health centers exactly as directed
was 88.4%. 70.5% patients took TB oral drugs at health centers. 63.2% took medicine as hungry, 48.4% freed of
*. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ **. Trung tâm Y Tế Dự Phòng Thị xã Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 61
work completely as treating, 87.4% took TB medicine exactly as directed at phage II, 34.7% drank alcohol and
smoking. Time from diagnosis to treating was shorten as patients knew that TB needed to treat early or not
waiting a long time for making commitment papers as well as short distance from patents' houses to health
centers and preventive medicine centers. Patients not illiterate or knowing that TB could treat well or taking short
distance from houses to health centers took TB medication at health centers exactly as directed. Group of > 50
years of age took TB medication at health centers at phage II exactly as directed better than others
Conclusion: It's nessesary to strengthen information and communication to patients to make them
understood clearly about TB, to make shorten time for commitment papers and to take TB medicine at health
post near to patients' houses.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế giới
nhiễm lao, mỗi năm có khoảng 8-9 triệu người
mắc lao mới và 3 triệu người chết do lao(1,2). Số
người chết do BL hàng năm nhiều hơn AIDS, sốt
rét và các bệnh nhiệt đới cộng lại(1,2,6,9,3). Bệnh
đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới
nhất là các nước nghèo, trong đó có Việt
Nam(11,6,6,4). BL có thể gây thành đại dịch do một
số nguyên nhân như không tuân thủ các hoạt
động chương trình chống lao, chẩn đoán trễ và
điều trị không đầy đủ, phối hợp với
HIV/AIDS,...(10,13,16,14). Trong đó, sự không tuân
thủ nguyên tắc điều trị của BN lao là vấn đề
đáng quan tâm(1,9,3).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các dạng không tuân thủ
nguyên tắc điều trị của BN lao, đồng thời tìm
ra một số yếu tố liên quan đến việc không tuân
thủ này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả BN lao phổi M(+) được quản lý điều
trị tại Thị xã Ngã Bảy, Tỉnh Hậu Giang năm 2007
và được điều trị theo phác đồ 2SHRZ/6HE.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Mẫu nghiên cứu
Toàn bộ BN lao phổi M (+) đang điều trị tại 6
phường, xã Thị xã Ngã Bảy từ tháng 01-12/2007
(95 BN).
Dụng cụ và phương pháp thu thập số liệu
Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng
BN.
Người thu thập số liệu là cán bộ TTYTDP kết
hợp cán bộ TYT xã, phường.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 12.0
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Phân phối các biến số nhân khẩu - kinh tế xã
hội
Biến số Tần số Tỉ lệ (%)
+ 19-50 tuổi 38 40 Nhóm tuổi
+ < 50 tuổi 57 60
+ Nam 73 76,8 Giới
+ Nữ 22 23,2
+ Làm ruộng 48 50,5
+ CBCC 17 17,9 Nghề
nghiệp
+ Khác 30 31,6
+ Đạo phật 55 57,9
+ Thiên chúa 18 18,9 Tôn giáo
+ Khác 22 23,2
+ Mù chữ 15 15,8
+ Phổ thông cơ sở 63 66,3 Trình độ
văn hoá + Phổ thông trung học và
cao hơn 17 17,9
Nhận xét: Đa số mắc lao trên 50 tuổi (60%), nam
chiếm 76,8%, một nữa BN làm ruộng (50,5%), đạo
phật 57,9%, trình độ văn hoá phổ thông cơ sở 66,3%,
song còn 15,8% BN mù chữ.
Nam mắc cao hơn nữ phù hợp với tác giả
Nguyễn Đình Hường(10).
Nghề làm ruộng nặng nhọc, mức sống kém
cũng làm dễ phát sinh lao(11).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 62
Bảng 2: Phân phối các biến số kiến thức chung về BL
Biến số Tần số Tỉ lệ (%)
Có 90 94,7
Biềt về BL
Không 5 5,3
Vi trùng 64 67,4 Nguyên nhân
gây bệnh Nguyên nhân khác 31 32,6
Có 73 76,8 Lây lan của
BL Không 22 23,2
Ăn uống 14 14,7
Hơi thở 50 52,6 Đường lây
Đường lây khác 31 32,6
Chữa khỏi 68 71,6
Không chữa khỏi 7 7,4 Khả năng điều trị
Không biết 20 21,1
Cần 83 87,4
Điều trị sớm
Không cần 12 12,6
Xét nghiệm hết vi
trùng 12 12,6
Lên cân 21 22,1 Thời điểm kết thúc điều trị
Hết vi trùng và đủ thời
gian 62 65,3
Nhận xét: Hầu hết BN (94,7%) có nghe và
biết về BL, 67.4% biết nguyên nhân gây BL là
do vi trùng, 76,8% biết rằng BL có lây lan, chỉ
khoảng 1/2 BN biết BL lây qua hơi thở (52,6%),
71,6% biết khả năng chữa khỏi của BL, 87,4%
BN biết BL cần phải điều trị ngay và 65,3% BN
biết thời điểm kết thúc điều trị là xét nghiệm
hết vi trùng và đủ thời gian điều trị.
Bảng 3: Phân phối các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
điều trị
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Có 86 90,5 Cần bồi dưỡng
Không 9 9,5
Có 84 88,4 Tiêm thuốc tại
trạm Không 11 11,6
Tại trạm 67 70,5 Uống thuốc
Nơi khác 28 29,5
Lúc đói 60 63,2
Giai
đoạn
tấn
công
Uống thuốc
đúng thời điểm Lúc khác 35 36,8
Đều 83 87,4 Giai
đoạn
củng cố
Uống thuốc
Không đều 12 12,6
Nghỉ ngơi
hoàn toàn 46 48,4
Toàn
bộ quá
trình
điều trị
- Nghỉ ngơi trong
điều trị
Nghỉ ngơi
không hoàn
toàn
34 35,8
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Làm bình
thường 15 15,8
Thường xuyên 33 34,7
Không 60 63,2
Uống rượu trong
thời gian gian
điều trị Thỉnh thoảng 2 2,1
Có 33 34,7 Hút thuốc trong
thời gian trong
điều trị Không 62 65,3
Nhận xét: Hầu hết BN biết cần bồi dưỡng
trong giai đoạn tấn công (90,5%), 88,4% BN có
tiêm thuốc tại trạm, 70,5% BN uống thuốc tại
trạm, 63,2% BN uống thuốc lúc đói. Tỷ lệ BN
uống thuốc đều trong giai đoạn củng cố là
87,4%. Chưa đến 1/2 BN nghỉ ngơi hoàn toàn
và khoảng 1/3 BN còn uống rượu và hút thuốc
trong thời gian điều trị (48,4% và 34,7%).
Bảng 4: Phân phối các yếu tố làm chậm điều trị
Biến số Tần số Tỷ lệ (%)
Thời gian từ lúc chẩn đoán đến điều trị (thời gian chờ)
1 ngày 52 54,7
> 1 ngày 43 45,3
Lý do làm chậm điều trị
1 ngày 74 77,9
Làm cam kết
> 1 ngày 21 22,1
< 3 km 77 77,9 Khoảng cách từ nhà đến xã
> 3 km 21 22,1
< 3 km 25 26,3 Khoảng cách từ nhà đến
TTYTDP > 3 km 70 73,7
Nhận xét: Gần 1/2 BN có thời gian chờ từ
lúc chẩn đoán đến lúc được điều trị là hơn 1
ngày (45,3%), 77,9% BN có thời gian chờ làm
cam kết trong vòng 1 ngày, đa số BN có nhà
cách TYT < 3 km (77,9%).
Bảng 5: Mối liên hệ giữa thời gian chờ và các biến số
nhân khẩu - kinh tế xã hội
Thời gian chờ
Biến số
1 ngày > 1 ngày
Tổng
cộng
p-
value
Cần điều trị sớm
Biết 50 (60,2%) 33 (39,8%) 83 (100%) 0,005
Không biết 2 (16,7%) 10 (83,3%) 12 (100%)
Thời gian làm cam kết
1 ngày 52 (98,1%) 1 (1,9%) 53 (100%) 0,000
> 1 ngày 0 (0%) 42 (100%) 42 (100%)
Khoảng cách từ nhà đến TTYTDP
< =3 km 22 (88%) 3 (12%) 25 (100%) 0,000
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 63
Thời gian chờ
Biến số
1 ngày > 1 ngày
Tổng
cộng
p-
value
> 3 km 30 (42,9%) 40 (57,1%) 70 (100%)
Nhận xét: Có mối liên hệ giữa thời gian
chờ với sự hiểu biết BL cần điều trị sớm, thời
gian làm tờ cam kết và khoảng cách từ nhà đến
TTYTDP. Người hiểu biết BL, người có thời
gian làm cam kết ngắn hoặc khoảng cách từ
nhà đến TTYTDP ngắn thì thời gian chờ ngắn
(p<0,05).
Bảng 6: Mối liên hệ giữa việc tuân thủ tiêm thuốc tại
TYT và các biến số liên quan
Tiêm thuốc tại TYT
Biến số
Có Không
Tổng cộng p-value
Trình độ văn hoá
Mù chữ 10 (66,7%) 5 (33,3%) 15 (100%) 0,016
THCS 58 (92,1%) 5 (7,9%) 63 (100%)
PTTH và >
PTTH 16 (94,1%) 1 (5,9%) 17 (100%)
Từ nhà đến TYT
<= 3 km 69 (93,2%) 5 (6,8%) 74 (100%) 0,006
> 3 km 15 (71,4%) 6 (28,6%) 21 (100%)
Nhận xét: Có mối liên hệ giữa việc tuân
thủ tiêm thuốc tại TYT với trình độ văn hóa và
khoảng cách từ nhà đến TYT. Người có trình
độ văn hóa càng cao và người có khoảng cách
từ nhà đến TYT ngắn thì việc tuân thủ tiêm
thuốc càng tốt (p<0,05).
Bảng 7: Mối liên hệ giữa uống thuốc trong giai đoạn
củng cố với các biến số
Uống thuốc giai
đoạn củng cố Biến số
Có Không
Tổng
cộng
p-
value
Trình độ văn hoá
Mù chữ 10 (66,7%) 5 (33,3%) 15 (100%) 0,029
THCS 58 (92,1%) 5 (7,9%) 63 (100%)
THPT và > THPT 15 (88,2%) 2 (11,8%) 17 (100%)
Biết khả năng chữa khỏi
Chữa khỏi 66 (95,7%) 3 (4,3%) 69 (100%) 0,000
Không chữa khỏi 2 (28,6%) 5 (71,4%) 7 (100%)
Không biết 15 (78,9%) 4 (21,1%) 19 (100%)
Nhận xét: Có mối liên hệ giữa việc uống
thuốc trong giai đoạn củng cố với trình độ văn
hóa và sự hiểu biết khả năng chữa khỏi BL. So
với nhóm mù chữ thì các nhóm khác uống
thuốc đều hơn ở giai đoạn củng cố, tương tự
với nhóm người hiều biết BL có khả năng chữa
khỏi (p<0,05).
KẾT LUẬN
Qua khảo sát sự tuân thủ nguyên tắc điều trị
của 95 BN lao phổi tại Thị xã Ngã Bảy năm 2007,
chúng tôi có các kết luận như sau:
* Phân phối tần số các biến số khảo sát
+ Nhóm tuổi > 50 tuổi (60%).
+ Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới
(76% so với 24%).
+ Tỷ lệ BN không tuân thủ tiêm thuốc tại
trạm chiếm 88,4%.
+ Số BN tuân thủ uống thuốc tại Trạm chiếm
70,5%.
+ Số BN uống thuốc đúng theo hướng dẫn
uống lúc đói chiếm 63,2%.
+ Số BN tuân thủ việc nghỉ ngơi hoàn toàn
trong điều trị chỉ có 48,4%.
+ Số BN uống thuốc trong giai đoạn củng cố
đúng theo qui định chiếm 87,4%.
+ BN có uống rượu và hút thuốc trong thời
gian điều trị bằng nhau chiếm 34,7%.
* Mối liên hệ giữa các yếu tố liên quan
+ Thời gian chờ từ lúc chẩn đoán đến lúc điều
trị ngắn khi BN hiểu rằng BL cần điều trị ngay, khi
thời gian chờ làm cam kết ngắn và khoảng cách từ
nhà BN đến TYT và TTYTDP ngắn.
+ Việc tuân thủ điều trị tại trạm càng tốt khi
BN có học, hiểu biết khả năng điều trị khỏi của
BL và khoảng cách từ nhà đến TYT ngắn.
+ Nhóm tuổi > 50 tuân thủ điều trị tại trạm
trong giai đoạn tấn công, tốt hơn nhóm còn lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2007) "Hướng dẫn thực hiện chương trình chống Lao
Quốc gia" Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2007) "Tài liệu hướng dẫn bệnh lao" Nhà xuất bản Y
học.
3. Hoàng Minh (2001) "Không để bệnh lao lan tràn". Tạp chí
thông tin số 3-2001.
4. Hòang Thị Quý (1999), Tổng kết chương trình chống lao miền
B2, Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch 2000:31
5. Hrata-Kochi (1997), "Thư ngõ nhân ngày Thế giới Chống lao".
6. Ngô Thế Quân (1998). Thông tin chương trình Lao quốc gia số
11/1998, Viện Lao và Bệnh phổi 1998: 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 64
7. Nguyễn Đức Chính (1997) "Bệnh lao mấy khía cạnh", Nội san
lao bệnh phổi, Tập 25-NXB Tổng hội Y dược học Việt Nam.
8. Nguyễn Văn Hoàng (1998), Tổng kết chương trình chống lao,
Trung tâm Lao - Bệnh phổi Cần Thơ.
9. Nguyễn Đình Hối (2003), Chuyên đề bệnh lao, Trường Đại
học Y dược Tp. HCM.
10. Nguyễn Đình Hường, Bài giảng sau đại học lao và bệnh phổi,
Nhà xuất bản Y học 1992: 138-144.
11. Nguyễn Văn Quý (1985), Sổ tay Trưởng trạm chống lao, Sở Y
tế TP. HCM 1985: 71-98.
12. Phạm Duy Linh (1996), Tổng kết công tác lao miền B2, Trung
tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch 1997: 1-9.
13. Phạm Khắc Quảng (1997), Bệnh lao, Nhà xuất bản Y học 1997:
65.
14. Phạm Long Trung (1997), Bài giảng Bệnh học lao - phổi,
Trường đại học Y dược TP. HCM, 1997: 11-19.
15. Trần Nhật Quang (1997), Tổng kết chương trình chống lao,
Trung tâm Lao bệnh phổi Cần Thơ 1998: 3-16.
16. Trần Văn Sáng (1994), Vi khuẩn lao, NXB Viện lao bệnh phổi.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 65
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 66
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_tuan_thu_nguyen_tac_dieu_tri_cua_benh_nhan_lao_phoi_m_tai.pdf