10. Nguyên nhân gây rách tầng sinh môn và cổ tử cung:
a. Tầng sinh môn hẹp và rắn chắc
b. Tâng sinh môn bị phù nề sưng tấy
c. Ngôi thai bất thường
d. @Câu a, b, c đều đúng
11. Rách tầng sinh môn cổ tử cung ít xảy ra đối với những trường hợp sau
a. Thai non tháng
b. @Con dạ trọng lượng thai tương xứng với khung chậu
c. Sau các thủ thuật fooc-xep
d. Tất cả các câu trên đều đúng
12. Chẩn đoán rách tầng sinh môn dựa vào các dấu hiệu sau
a. Sau đẻ tử cung co hồi kém
b. Ra máu sau khi sổ thai hoặc sau sổ thai
c. Kiểm tra âm đạo thấy vết rách
d. @Cả b và c đều đúng
13. Rách cổ tử cung có thể xảy ra khi:
a. Cổ tử cung phù nề do thăm khám nhiều
b. Rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở hết
c. Cổ tử cung sơ chai
d. @Tất cả các câu trên đều đúng
14. Xử trí rách tầng sinh môn và cổ tử cung
a. Khâu phục hồi ngay sau khi rau sổ
b. @Khâu phục hồi sau khi đã chắc chắn buồng tử cung sạch
c. Sau khi khâu chỉ cần dùng kháng sinh, vết khâu sẽ liền tốt
d. Câu b và c đúng
32 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sức khỏe phụ nữ - Bài: Chảy máu sau sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số: 33
Tên bài: Chảy máu sau sinh
Hướng dẫn sử dụng tập trắc nghiệm:
Tập trắc nghiệm này là là tổng hợp từ các đề thi, bộ câu hỏi Sản khoa từ nhiều trường đại học Y Dược trên cả nước với quá trình biên soạn cũng như chỉnh sửa để tạo sự tiện lợi cho các bạn sinh viên.
Những điểm mới trong tập trắc nghiệm này:
- 1 tập duy nhất, không có sự cắt xén. Ngoài ra mình cũng có chia ra thành nhiều file nhỏ theo từng bài.
- Các đáp án được đánh đầy đủ, không còn sự bất tiện cho người đọc.
- Để xóa đáp án các bạn bấm Replace trong word và thay thế toàn bộ @ với khoảng trắng.
Hy vọng các bạn sẽ có sự trải nghiệm tốt nhất.
Tài liệu này được tổng hợp miễn phí, để như một lời cảm ơn đối với người tổng hợp mong các bạn dành 5 phút để giúp tôi đăng ký 1 tài khoản hoàn chỉnh tại trang web Vinaresearch với link kèm theo: https://vinaresearch.net/public/register/register/refUserName/47219
Đây là trang web làm khảo sát kiếm tiền online, nó giúp tôi có thêm thu nhập trong cuộc sống. Nếu các bạn đăng ký tôi sẽ có thêm 1000d trong tài khoản. Nếu muốn các bạn có thể tiếp tục sử dụng trang web này để kiếm tiền cho chính bản thân.
Xin cám ơn các bạn rất nhiều, mong các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi.
Trường thứ nhất:
1. Gọi là chảy máu sau đẻ khi lượng máu mất trên (chọn câu đúng nhất):
300 ml
400 ml
500 ml
700 ml
1000 ml
2. Các nguyên nhân gây sót rau sau đẻ thường gặp, chỉ câu không phù hợp:
Rối loạn co bóp tử cung
Dính bất thường của rau
Bất thường vị trí bám
Do thầy thuốc kéo rau quá sớm trên dây rốn hoặc đẩy vào rốn tử cung khi rau chưa bong.
Do mẹ rặn quá sớm
3. Một yếu tố sau đây không phải là nguy cơ đờ tử cung sau đẻ:
A. Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài. Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài
B. Sinh non
C. Tử cung giãn quá mức do song thai Tử cung giãn quá mức do song thai, đa ối, thai to
D. Bất thường của tư cung
E. Đờ tử cung do sử dụng thuốc giảm go
4. Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của đờ tử cung?
A. Nhau không bong được
B.Tử cung nhão, không co hồi tốt
C. Không thành lập cầu an toàn sau khi rau sổ
D. Đau bụng kèm theo mót rặn
E. Mạch nhanh, huyết áp tụt
5. Các thuốc sử dụng làm tăng co bóp tử cung trong điều trị đờ tử cungbao gồm các thuốc sau, chỉ ra một loại thuốc không phải :
A. Oxytocin
B. Ergometrin
C. Prostaglandin
D. Buscopan
E. Syntosynon
6. Chỉ một câu sai về dự phòng rách tầng sinh môn:
A. Hướng dẫn cho sản phụ cách rặn đẻ
B. Giữ tầng sinh môn đúng phương pháp
C. Tránh chuyển dạ kéo dài
D. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
E. Chủ động cắt tầng sinh môn
7. Chỉ một câu sai trong điều trị về chảy máu do rối loạn đông máu sau đẻ:
A. Điều trị bổ sung các yếu tố thiếu
B. Sử dụng chất kháng huỷ fibrin
C. Cầm máu tại chỗ
D. Chống sốc
E. Chuyền đạm
8. Chảy máu sau đẻ thường xảy ra:
A. 6 giờ đầu sau đẻ
B. 12 giờ sau đẻ
C. 24 giờ sau đẻ
D. Những ngày sau đẻ
E. Tuần đầu sau đẻ
9. Các nguyên nhân chảy máu sau đẻ dưới đây, nguyên nhân nào là hay gặp nhất:
A. Sót rau
B. Đờ tử cung
C. Vở tử cung
D. Rách cổ tử cung, âm đạo
E. Bênh lý rối loạn đông máu
10. Sót rau thường do những nguyên nhân dưới đây, chỉ một nguyên nhân không phù hợp;
A. Rối loạn co bóp tử cung
B. Rau bám bất thường: rau bám chặt
C. Tiêm Oxytocin sau đẻ
D. Bất thường về vị trí bám
E. Do thầy thuốc kéo rau quá sớm
11. Hãy chỉ điểm nào dưới đây được xếp vào nhóm rối loạn co bóp tử cung:
A. Rau cài răng lược
B. Đờ tử cung sau đẻ, tăng trương lực tử cung
C. Rau tiền đạo
D. Rau bong non
E.Vở tử cung
12. Điểm nào sau đây không phải là nguyên nhân gây đờ tử cung:
A. Nhược cơ do chuyển dạ kéo dài
B.Tử cung giảm quá mức do song thai, đa ối, thai to
C. Bất thường tử cung: u xơ tử cung dị dạng
D. Mất trương lực sau khi đẻ quá nhanh
E. Sử dụng Sulfat Magnesie
13. Điểm nào dưới đây không phải là đờ tử cung còn hồi phục:
A.Tử cung go hồi kém
B.Tử cung go hồi kém còn đáp ứng với các thuốc tăng co bóp tử cung
C.Tử cung co hồi kém còn đáp ứng với kích thích cơ học
D.Cơ tử cung không còn đáp ứng với mọi kích thích
E.A,B,C đúng A,B,C đúng
14. Sau đẻ 30phút rau không bong, trường hợp nào sau đây tuyến xã không nên can thiệp phải chuyển lên tuyến trên:
A.Rau không bong, không chảy máu
B.Chảy máu vừa
C. Chảy máu nhiều
D.Không đủ phương tiện bóc rau
E.Sau đẻ con so
15. Chảy máu do bệnh lý đông máu tthường nặng, có thể gặp trong một số bệnh lý sản khoa sau, chỉ ra một trường hợp ít gặp:
Rau bong non
B. Rau tiền đạo
C. Tắc mạch nước ối
D. Thai lưu
E. Nhiễm trùng trong tử cung
16. Chảy máu do rối loạn đông máu, lâm sàng biểu hiện:
A. Chảy máu đỏ tươi, lẫn máu cục
B. Chảy máu đen sẩm
C. Chảy máu kèm mót rặn
D. Chảy máu không đông
E. Chảy máu kèm choáng
17. Chỉ định điều trị dự phòng tử cung bằng tiêm Oxytocine khi đầu thai nhi sổ:
A.Ở sản phụ con rạ
B.Ở sản phụ đẻ đa thai
C.Ở sản phụ để thai to
D.Cho tất cả trường hợp con so
E.Tiêm một cách hệ thống cho mọi trường hợp
18. Sản phụ F đẻ lần thứ 2 thai lần này 38W, tiền sản giật, đẻ thường, sổ rau giường như đủ, tuy nhiên sau sổ rau máu tiếp tục chảy, mạch nhanh, huyết áp hạ. Thái độ xử trí của bạn là gì:
A. Xét nghiệm chức năng đông máu
B. Đặt đường truyền Oxytocine
C. Kiểm tra âm đạo, cổ tử cung
D. Đặt đường truyền tĩnh mạch và kiểm tra lòng tử cung.
E. Đặt đường truyền tĩnh mạch
19. Bà D vừa đẻ cách 35 phút, rau chưa bong, có chảy máu âm đạo:
Giữa các thái độ xử trí dưới đây thái độ nào là đúng:
A.Tiêm ngay một ống Methergine
B. Xoa tử cung qua thành bụng
C. Bóc rau nhân tạo,kiểm tra ống đẻ
D. Kiểm tra cổ tử cung, âm đạo
E. Đặt đường truyền Oxytocine
20. Tần suất chảy máu sau đẻ có thể gặp
A. 18-26%
B. 10%
C. 30%
D. 40%
E. 50%
21. Xử trí tích cực giai đoạn III bao gồm các điểm sau đây, ngoại trừ:
Tiêm Oxytoxin
Kéo nhẹ dây rốn có kiểm soát
Xoa tử cung
Bóc rau bằng tay
Đỡ rau
22. Nguyên nhân thông thường nhất của chảy máu sau đẻ là:
A.Vỡ TC
B. Đờ TC
C. Rách CTC
D. Rách âm đạo
E. Rau cài răng lược
A. Điền vào chổ trống từ thích hợp:
23. Đờ tử cung có hồi phục là tình trạng cơ tử cung giảm trương lực sau đẻ nhưng ...(1)..........(2)......(3).với các kích thích cơ học, hóa học.
24. Đờ tử cung không hồi phục là tình trạng cơ tử cung không ....... .....................................(1).............
...........................(2)...............................
...........................(3).......... đáp ứng với bất kỳ kích thích nào.
25. Đờ tử cung là do chất lượng ...........................................(1).............................
.................................................(.2)................................
.................................................(3) yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng.
B. Trả lời các câu hỏi sau:
26. Kể 3 triệu chứng lâm sàng của đờ tử cung sau đẻ
A......................................................
B......................................................
C......................................................
27. Kể 5 nguyên nhân của đờ tử cung sau đẻ:
A..................................................
B.................................................
C.................................................
D.................................................
E.................................................
28. Kể 4 biện pháp tiến hành song song cầm máu và hồi sức trong đờ tử cung sau đẻ tại tuyến xã:
A.......................................................
B.......................................................
C.......................................................
D......................................................
C. Bôi đen vào câu trả lời đúng nhất
29. Dấu hiệu đặc biệt nhất để chẩn đoán đờ tử cung sau đẻ:
A. Mạch nhanh
B. Huyết áp hạ
C. Tử cung không có khối an toàn
D. Chảy máu đỏ và máu cục ở âm đạo
E. Mót rặn
30. Trường hợp nào sau đây không được đẻ ở tuyến thôn bản hoặc tuyến xã:
A. Con so
Con rạ lần II
Con rạ lần III
Con rạ lần IV
Con rạ lần V
31. Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của đờ tử cung ?
A. Chảy máu từ lòng tử cung ra
B. Tử cung nhão, không co hồi tốt
C. Không thành lập cầu an toàn sau khi sổ rau
D. Số lượng hồng cầu giảm
E. Đau bụng kèm mót rặn
D. Chọn câu trả lời đúng:
32. Trong trường hợp đờ tử cung sau đẻ phải khẩn trương dùng mọi biện pháp cơ học để cầm máu: Xoa bóp tử cung, chẹn động mạch chủ bụng.
A. Đúng
Sai
33. Dự phòng đờ tử cung sau đẻ là không để chuyển dạ kéo dài.
Đúng
B.Sai
34. Tất cả các trường hợp chuyển dạ có nguy cơ đờ tử cung sau đẻ, ngay sau sổ thai tiêm bắp Oxytoxine 5 đơn vị x 4 ống
A. Đúng
B. Sai
Đáp án
1 A; 2E; 3B; 4 D; 5D; 6C; 7 E; 8 A 9B; 10C 11B 12E 13D;
14 A 15E 16D 17E 18D 19C 20 A 21D 22B
23. Còn đáp ứng
24. Còn khả năng
25. Cơ tử cung
26 Ba triệu chứng.
A. Chảy
B. Tử cung giản to, mềm
C. Mật độ tử cung nhảo
27. 5 nguyên nhân
A.Chất lượng cơ tử cung yếu
B.Tử cung bị căng giảm quá m?c
C.Chuyển dạ kéo dài
D.Nhiễm khuẩn ối
E. Sót rau, sót màng
28. 4 biện pháp:
- Xóa tử cung
- Thông tiểu
- Làm sạch lòng tử cung
- Truyền dịch
29.C. 30Đ 31D 32A 33A 34B
Trường thứ hai:
1- Hãy kể 3 nguyên nhân chính gây chảy máu trong chuyển dạ
A-
B -
C-
2- Hãy kể 5 nguyên nhân chính gây chảy máu sau đẻ
A-
B-
C-
D-
E-
3- Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng nhất
3.1- Chảy máu trong chuyển dạ do:
A- Rau tiền đạo@
B- Rau cài răng lược toàn phần
C- Rau cài răng lược bán phần
D- Doạ vỡ tử cung
3.2- Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ được tính từ khi:
A- Thai đủ tháng
B- Chuyển dạ
C- Chuyển dạ cho đến 6 giờ sau khi thai sổ@
D- Chuyển dạ cho tới 12 giờ sau khi thai sổ
E- Chuyển dạ tới 24 giờ sau khi thai sổ
3.3- Ra máu âm đạo trong rau bong non thường đi kèm
A- Cơn co tử cung mau và mạnh
B- Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung@
C- Cơn co tử cung không đồng bộ
D- Cơn co tử cung thưa
3.4- Rau bong non thường hay gặp ở bệnh nhân
A- Quá béo
B- Tiểu đường
C- Tiền sản giật và sản giật@
D- Cao huyết áp từ trước khi có thai
3.5- Khi chẩn đoán xác định vỡ tử cung phải
A- Mổ ngay
B- Hồi sức xong mới mổ
C- Vừa hồi sức vừa mổ ngay@
3.6. Ở những bệnh nhân không có sẹo mổ cũ tại tử cung thì trước khi vỡ tử cung bao giờ cũng có dấu hiệu
A- Cơn co tử cung mau và mạnh
B- Tăng trương lực cơ bản cơ tử cung
C- Bệnh nhân kêu đau nhiều
D- Ra máu âm đạo
E- Dấu hiệu Bandl-Formelle@
3.7. Ra máu âm đạo trong chuyển dạ của rau tiền đạo thường có tính chất:
A- Đỏ tươi, lẫn máu cục@
B- Lờ lờ máu cá
C- Đen, ít một
D- Đỏ sẫm.
3.8. Sau khi sổ rau xong mà thấy chảy máu âm đạo thì bắt buộc phải tiến hành ngay:
A- Truyền oxytoxin
B- Bóc rau, kiểm soát buồng tử cung
C- Tiêm oxytoxin vào cơ tử cung
D- Kiểm soát buồng tử cung@
C- Kiểm tra cổ tử cung, âm đạo
3.9. Nếu sau sổ rau mà chảy máu cần phải xác định xem
A- Màu sắc của máu ra
B- Khối an toàn của tử cung@
C- Toàn trạng bệnh nhân
D- Số lượng máu mất
3.10- Sau khi sổ thai, sau bao lâu mà làm nghiệm pháp bong rau không có kết quả thì phải bóc rau nhân tạo:
A- Sau 30’@
B- Sau 45’
C- Sau 60’
D- Sau 90’
3.11- Lộn tử cung thường gặp trong các trường hợp:
A- Đẻ con rạ
B- Đẻ con lần đầu
C- Chuyển dạ kéo dài
D- Do kéo và đỡ rau thô bạo@
E- Thai to
3.12- Dấu hiệu thường gặp nhất của rau tiền đạo khi chuyển dạ:
A- Cổ tử cung mở chậm
B- Vỡ ối non
C- Vỡ ối sớm
D- Chảy máu@
C- Rối loạn cơn co tử cung
4. Hãy khoanh tròn vào phần Đúng (Đ) hay Sai (S) ở các câu dưới đây
1. Trong rau tiền đạo chảy máu, nên hạn chế thăm trong Đ S
2. Chảy máu trong rau bong non thường là chảy máu ồ ạt Đ S
3. Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ tử cung cũ thường Đ S
không có dấu hiệu doạ vỡ
4. Khối an toàn tử cung luôn có ở những bệnh nhân sau đẻ Đ S
5. Kiểm tra âm đạo và cổ tử cung là bước cuối cùng sau Đ S
khi đã loại trừ chảy máu từ buồng tử cung
5. Hãy điền nốt câu vào phần trống dưới đây
Nguyên nhân thường gặp nhất trong chảy máu sau đẻ là do .........tử cung
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Vỡ tử cung
Rau tiền đạo
Rau bong non
Câu 2: Sót rau
Đờ tử cung
Vỡ tử cung
Rau cài răng lược một phần
Chảy máu phần mềm đường sinh dục
Câu 3:
3.1. A 3.2. C 3.3. B 3.4. C 3.5. C 3.6. E
3.7. A 3.8. D 3.9. B 3.10. A 3.11. D 3.12. D
Câu 4: 4.1. Đ 4.2. S 4.3. Đ 4.4. S 3.5. Đ
Câu 5. Đờ
Trường thứ ba:
1. Một yếu tố sau đây KHôNG PHảI nguy cơ gây đờ tử cung sau sanh:
a) Sanh non.@
b) Chuyển dạ kéo dài.
c) Nhiễm trùng ối.
d) Tình trạng suy nhược cơ thể của sản phụ.
e) Giục sanh với oxytocin quá lâu.
2. Chọn câu đúng nhất: băng huyết sau sanh được định nghĩa là:
a) Máu mất từ nơi nhau bám ³ 500g trong vòng 2 giờ đầu sau sổ nhau.
b) Máu mất ³ 500g bất kể nguồn gốc chảy từ đâu.
c) Máu mất ³ 500g trong vòng 24 giờ đầu sau sanh.@
d) Ra máu nhiều lần sau sổ thai, ảnh hưởng đến tổng trạng sản phụ.
e) Không có định nghĩa chính xác vì tùy theo sự chịu đựng của từng sản phụ đối với lượng máu mất.
3. Tổn thương đường sinh dục dễ xảy ra trong tình huống nào sau đây?
a) Sanh thủ thuật khó khăn.
b) Dùng tay nong cổ tử cung.
c) Sanh nhanh do thai nhỏ.
d) Vết rách cũ ở âm đạo hoặc cổ tử cung, lành sẹo xấu.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.@
4. Nguyên nhân thường nhất của băng huyết sau sanh không đáp ứng với oxytocin và xoa tử cung là:
a) Rách âm đạo.@
b) Sót nhau.
c) Tử cung co hồi kém.
d) Vỡ tử cung.
e) Rối loạn đông máu.
5. Biến chứng rối loạn đông máu ít được nghĩ đến nhất trong bệnh lý nào sau đây?
a) Phá thai nhiễm trùng.
b) Thai lưu.
c) Thai ngoài tử cung.@
d) Nhau bong non.
e) Thuyên tắc ối.
6. Nguyên nhân gây băng huyết sau sanh theo thứ tự từ thường gặp đến ít gặp là:
a) Đờ tử cung – chấn thương sinh dục – rối loạùn đông máu.@
b) Đờ tử cung – rối loạùn đông máu – chấn thương sinh dục.
c) Chấn thương sinh dục – đờ tử cung – rối loạùn đông máu.
d) Chấn thương sinh dục – rối loạùn đông máu – đờ tử cung.
e) Rối loạùn đông máu – đờ tử cung – chấn thương sinh dục.
7. Một trong những yếu tố sau đây ít có nguy cơ gây băng huyết sau sanh:
a) Gây mê sâu.
b) Chuyển dạ kéo dài.
c) Sanh quá nhanh.
d) Thai kém phát triển trong tử cung.@
e) Nhiễm trùng ối.
8. Chọn câu SAI về đề phòng băng huyết sau sanh:
a) Tránh chuyển dạ kéo dài.
b) Tránh giục sanh lâu.
c) Chỉ cho sản phụ rặn khi cổ tử cung đã nở trọn.
d) Nên bóc nhau nhân tạo sớm cho các trường hợp có nguy cơ băng huyết sau sanh.@
e) Tiêm oxytocin dự phòng cho các trường hợp có nguy cơ ngay khi đầu thai vừa sổ.
9. Biến chứng muộn của băng huyết sau sanh có thể là:
a) Suy thận.
b) Hội chứng Sheehan.
c) Nhiễm trùng hậu sản.
d) Viêm tắc tĩnh mạch.
e) Các câu trên đều đúng.@
10. Nguyên nhân gây băng huyết sau sanh nào sau đây bắt buộc có chỉ định mổ cắt tử cung:
a) Đờ tử cung.
b) Rách cổ tử cung.
c) Sót nhau.
d) Nhau cài răng lược.@
e) Nhau tiền đạo.
11. Nhau cài răng lược là tình trạng các gai nhau bám sâu vào cơ tử cung thường gặp trong:
a) Nhau bong non.
b) Đa ối.
c) Nhau tiền đạo.@
d) Tử cung dị dạng.
e) Song thai.
12. Hai nguyên nhân thường nhất gây băng huyết sau sanh là:
a) Đờ tử cung và nhiễm trùng ối.
b) Đờ tử cung và rách phần mềm.@
c) Đờ tử cung và sót nhau.
d) Rách phần mềm và sót nhau.
e) Rách phần mềm và nhiễm trùng ối.
13. Dấu hiệu nào sau đây không thuộc hội chứng Sheehan:
a) Rụng lông vùng nách và trên vệ.
b) Suy thượng thận.
c) Tiết sữa nhiều.@
d) Vô kinh.
e) Suy giáp.
14. Một trong các yếu tố sau đây ít có nguy cơ gây băng huyết sau sanh:
a) Gây mê sâu.
b) Chuyển dạ kéo dài.
c) Sanh quá nhanh.
d) Suy thai trong tử cung.@
e) Nhiễm trùng ối.
15. Sau sanh, máu chảy ra đỏ tươi mặc dù tử cung co hồi tốt, nguyên nhân nào thường được nghĩ đến nhất:
a) Đờ tử cung.
b) Sót nhau.
c) Rách phần mềm.@
d) Nhiễm trùng ối.
e) Lộn đáy tử cung.
Đáp án
1a 2c 3e 4a 5c 6a 7d 8d
9e 10d 11c 12b 13c 14d 15c
Trường thứ tư:
1. Nguyên nhân gây đờ tử cung do:
a. @Chuyển dạ kéo dài
b. Tử cung có sẹo mổ cũ
c. Thai non tháng
d. Câu b và c đúng
2. Những trường hợp sau đây không phải là nguyên nhân gây đờ tử cung
a. Con dạ đẻ nhiều lần
b. Những cuộc đẻ có nhiễm khuẩn
c. Tử cung bị căng quá mức
d. @Ngôi thai bất thường
3. Triệu chứng của đờ tử cung:
a. Chảy máu là dấu hiệu đầu tiên
b. Máu chảy từ cổ tử cung
c. Có thể chảy máu khi rau chưa bong hoặc ngay sau khi sổ rau
d. @Cả câu a, b, c đều đúng
4. Các triệu chứng sau không gặp trong đờ tử cung:
a.Tửcungnhão
b. @Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy
c. Không thành lập cầu an toàn
d. Câu a, c đúng
5. Xử trí đờ tử cung như sau là đúng, ngoại trừ:
a. Phải khẩn trương
b. Phục hồi chức năng co bóp của tử cung
c. Hồi sức tích cực
d. @Mổ cắt tử cung ngay khi thấy chảy máu sau đẻ dù ít hoặc nhiều
6. Rau cài răng lược:
a. Là rau bám rộng, lan xuống vào đoạn dưới tử cung
b. Là rau bám đáy tử cung mà sau đẻ rau bong ra và bị cầm tù lại trong buồng tử cung
c. @Là rau bám trực tiếp vào cơ tử cung,
d. Câu b và c đúng
7. Triệu chứng của rau cài răng lược toàn phần:
a. @Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu ít
b. Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu nhiều
c. Đưa tay vào buồng tử cung có thể bóc được toàn bộ báng rau
d. Câu a và b đúng
8. Chẩn đoán chắc chắn là râu cài răng lược dựa vào:
a. Máu âm đạo chảy ra ngày càng nhiều
b. Sau khi tahi sổ > 1 giờ mà rau chưa bong
c. Tử cung co hồi kém
d. @ Bóc rau nhân tạo thấy 1 phần hoặc toàn bộ bánh rau không thể bóc được
9. Thái độ xử trí sai đối với rau cài răng lược:
a. Nếu sau khi thai sổ >1 giờ mà rau chưa bong thì trước tiên phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung
b. Nếu sau khi thai sổ mà chảy máu nhiều từ buồng tử cung ra thì phải bóc rau và kiểm soát tử cung ngay
c. @Khi bóc rau, nếu là rau cài răng lược thì cố gắng bóc hết bánh rau và làm sạch buồng tử cung
d. Nếu phải mổ cắt tử cung vì rau cài răng lược thì hồi sức trước trong và sau mổ là rất quan trọng
10. Nguyên nhân gây rách tầng sinh môn và cổ tử cung:
a. Tầng sinh môn hẹp và rắn chắc
b. Tâng sinh môn bị phù nề sưng tấy
c. Ngôi thai bất thường
d. @Câu a, b, c đều đúng
11. Rách tầng sinh môn cổ tử cung ít xảy ra đối với những trường hợp sau
a. Thai non tháng
b. @Con dạ trọng lượng thai tương xứng với khung chậu
c. Sau các thủ thuật fooc-xep
d. Tất cả các câu trên đều đúng
12. Chẩn đoán rách tầng sinh môn dựa vào các dấu hiệu sau
a. Sau đẻ tử cung co hồi kém
b. Ra máu sau khi sổ thai hoặc sau sổ thai
c. Kiểm tra âm đạo thấy vết rách
d. @Cả b và c đều đúng
13. Rách cổ tử cung có thể xảy ra khi:
a. Cổ tử cung phù nề do thăm khám nhiều
b. Rặn đẻ khi cổ tử cung chưa mở hết
c. Cổ tử cung sơ chai
d. @Tất cả các câu trên đều đúng
14. Xử trí rách tầng sinh môn và cổ tử cung
a. Khâu phục hồi ngay sau khi rau sổ
b. @Khâu phục hồi sau khi đã chắc chắn buồng tử cung sạch
c. Sau khi khâu chỉ cần dùng kháng sinh, vết khâu sẽ liền tốt
d. Câu b và c đúng
15. Đề phòng chảy máu sau đẻ tại tuyến y tế cơ sở cần:
a. Quản lý thai nghén, thăm khám thai định kỳ phát sớm các nguy cơ
b. Tuyên truyền vận động sinh đẻ có kế hoạch
c. Chuyển tuyến chuyên khoa đối với những trường hợp chuyển dạ có nguy cơ
d. @Tất cả các câu trên đều đúng
16. Khi theo dõi chuyển dạ, để đề phòng chảy máu sau đẻ tại y tế tuyến cơ sở:
a. Không cần dùng biểu đồ chuyển dạ vì không có tác dụng
b. @Chuyển tuyến chuyên khoa tất cả những trường hợp con dạ đẻ nhiều lần
c. Kiểm soát tử cung tất cả mọi trường hợp
d. Câu a, b, c đều đúng
17. Khi thao tác thủ thuật đỡ đẻ tại tuyến y tế cơ sở cần:
a. Dùng tay nong rộng tầng sinh môn để thai dễ sổ
b. Có thể hỗ trợ đẩy bụng nếu mẹ rặn yếu
c. @Chủ động cắt nới tầng sinh môn nếu thấy căng có nguy cơ rách
d. Kiểm tra rau nếu mẹ có nguy cơ chảy máu sau đẻ
18. Đề phòng rách tầng sinh môn tại tuyến y tế cơ sở:
a. tư vấn cho sản phụ về cách rặn đẻ
b. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật
c. Cho sản phụ rặn đẻ khi đủ điều kiện
d. @Tất cả các câu trên đều đúng
Trường thứ năm:
Câu 1: Rau bong sớm do nguyên nhân sau:
1. Đầu ối vỡ đúng lúc.
2. Dây rau ngắn.
3. Ấn đáy tử cung khi đẻ.
4. Do thủ thuật sản khoa.
5. Cơn co tử cung thưa, ngắn.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: SĐĐĐS
Câu 2: Triệu chứng của rau bong sớm là:
1. Chảy máu ít.
2. Chảy máu nhiều loại chảy liên tục.
3. Rau sổ sau khi thai sổ.
4. Tử cung to, mềm.
5. Hồng cầu, tỉ lệ huyết sắc tố và hematocrit đều giảm.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : SĐĐSĐ
Câu 3: Xử trí rau bong sớm chưa có shock theo phác đồ:
1. Truyền dịch, trợ tim mạnh.
2. Kiểm soát tử cung.
3. Dùng tăng co.
4. Xoa bóp tử cung ngoài thành bụng.
5. Ấn động mạch chủ bụng.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: SĐĐĐS
Câu 4: Xử trí rau bong sớm có shock theo phác đồ:
1. Hồi sức tích cực.
2. Kiểm soát tử cung.
3. Xoa bóp tử cung
4. Ấn động mạch chủ bụng.
5. Nhét mech âm đạo.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSĐĐS
Câu 5: Đờ tử cung sau đẻ do nguyên nhân sau :
Cơn co tử cung thưa và yếu. Đ/S
Cổ tử cung xoá mở nhanh. Đ/S
Sổ rau chậm. Đ/S
Ối vỡ muộn. Đ/S
Người mẹ bị những cơn sang chấn tinh thần Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng, chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSĐSĐ
Câu 6: Đờ tử cung sau đẻ do nguyên nhân sau :
1. Chuyển dạ kéo dài. Đ/S
2. Cơn co tử cung mau, mạnh. Đ/S
3. Cổ tử cung xoá mở chậm. Đ/S
4. Sổ thai nhanh Đ/S
5. Tử cung bị căng giãn quá mức trong quá trình mang thai Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSĐSĐ
Câu 7: Băng huyết muộn sau đẻ thường do:
A.Đờ tử cung.
B. Vỡ tử cung.
C. Sót rau.
D. Rách âm đạo.
E. Rối loạn đông máu.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu)mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời.
Đáp án: E.
Câu 8: Ngay sau khi phát hiện đờ liệt tử cung sau đẻ phải:
A. Kiểm soát tử cung lấy hết máu cục, máu loãng.
B.Tiêm vào cơ tử cung 5-10 đơn vị oxytocin.
C. Xoa bóp tử cung qua thành bụng.
D. Truyền máu.
E. Dùng nước ấm tưới vào âm đạo, cổ tử cung.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: E.
Câu 9: Triệu chứng của đờ tử cung sau đẻ là:
1.Toàn thân biểu hiện tình trạng mất máu. Đ/S
2. Tử cung co cứng Đ/S
3. Máu đen loãng Đ/S
4. Tử cung to, mềm Đ/S
5. Máu chảy ra chủ yếu đọng trong buồng TC Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSSĐĐĐ
Câu 10: Xử trí đờ tử cung sau sổ rau là :
A.Nhét Meche âm đạo.
B. Ấn động mạch chủ bụng trong lúc chờ làm thủ thuật .
C. Xoa bóp tử cung ngoài thành bụng,
D. Kiểm soát tử cung.
E.Tiêm tăng co.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: A.
Câu 11:
Cột 1
Là do
Cột 2
Rau cài răng lược bán phần có hiện tượng chảy máu nhiều.
Một phần rau bong, phần còn lại không bong vẫn nằm trong TC làm cho TC không co lại được.
A. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 giải thích được cho cột 1.
B. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 không giải thích được cho cột 1.
C. Cột 1 đúng, cột 2 sai.
D. Cột 1 sai, cột 2 đúng.
E. Cột 1 sai, cột 2 sai.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời.
Đáp án : A.
Câu 12 :
Cột 1
Là do
Cột 2
Rau cài răng lược bán phần có hiện tượng chảy máu nhiều.
Rau không bong được vẫn nằm trong tử cung
A. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 giải thích được cho cột 1.
B. Cột 1 đúng, cột 2 đúng và cột 2 không giải thích được cho cột 1.
C. Cột 1 đúng, cột 2 sai.
D. Cột 1 sai, cột 2 đúng.
E. Cột 1 sai, cột 2 sai.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời. Đáp án : A.
Câu 13 : Cách xử trí rau cài răng lược toàn phần là:
1. Bóc rau. Đ/S
2. Hồi sức bằng dịch + máu. Đ/S
3. Tiêm oxytocin. Đ/S
4. Thử tiến hành bóc rau. Đ/S
5. Mổ cắt TC bán phần. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : SĐSĐĐ
Câu 14: Nguyên nhân của sót rau sau đẻ là:
A. Ở người không có tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều.
B. Ở người đẻ nhiều.
C. Ở người có tiền sử sót rau, viêm niêm mạc tử cung.
D. Ở người đẻ non, đẻ thai lưu.
E. Ở người có seọ mổ cũ ở tc.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: A.
Câu 15: Triệu chứng lâm sàng của sót rau sau đẻ là:
1. Không thấy chảy máu đường âm đạo.
2. Không có dấu hiệu đờ tử cung thứ phát.
3. Kiểm tra bánh rau khi sổ thấy nham nhở.
4. Có mạch máu từ mép bánh rau đi ra.
5. Màng rau có chỗ khuyết.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: SSĐĐĐ
Câu 16: Xử trí sót rau sau đẻ chưa có shock theo phác đồ:
1. Kiểm soát tử cung.
2. Dùng papaverin.
3. Dùng oxytocin.
4. Xoa bóp tử cung
5. Nhét meche âm đạo.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng, chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSĐSS
Câu 17: Xử trí sót rau sau đẻ có shock theo phác đồ:
1. Hồi sức tích cực.
2. Ấn động mạch chủ bụng.
3. Xoa bóp tc ngoài thành bụng.
4. Kiểm soát tử cung.
5. Nhét meche âm đạo.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐĐĐSS
Câu 18 : Nguyên nhân gây rách TSM trong cuộc đẻ về phía mẹ là :
1. Con rạ đẻ nhiều lần. Đ/S
2. TSM quá dài hoặc quá ngắn Đ/S
3. TSM teo đét ở những người gày yếu. Đ/S
4. TSM không bị phù nề. Đ/S
5. TSM có sẹo cũ xơ cứng. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng, chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai
Đáp án : SĐĐSĐ
Câu 19 : Nguyên nhân gây rách TSM trong cuộc đẻ là :
1. Thai to. Đ/S
2. Ngôi thế,kiểu thế không tốt. Đ/S
3. Thai sổ nhanh. Đ/S
4. Biết cách giữ TSM và giúp cho từng bướu đỉnh sổ khi đỡ đẻ. Đ/S
5. Đầu thai nhi cúi tốt. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : ĐĐĐSS
Câu 20: Rách TSM được phân chia như sau :
1. Độ 1: Chỉ rách da và tổ chức dưới da. Đ/S
2. Độ 2: rách cả cơ ngang nông và nút thở trung tâm. Đ/S
3. Rách tới cơ hành hang và phần trước nút thớ trung tâm. Đ/S
4. Rách hoàn toàn: như độ 3 nhưng rách cả cơ vòng hậu môn. Đ/S
5. Rách phức tạp: tổn thương nặng xé cả vách ngăn trực tràng âm đạo. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng,chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : ĐSSĐĐ
Câu 21: Nguyên tắc quan trọng nhất trong khâu TSM là :
A.Vô khuẩn.
B. Không chồng mép.
C. Không để lại đường hầm.
D. Dùng kháng sinh.
E. Gây táo bón.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời.
Đáp án: A.
Câu 22: Xử trí rách TSM theo phác đồ sau :
A. Dùng kháng sinh + làm thuốc AH.
B. Khâu hồi phục + nghỉ ngơi.
C. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh.
D. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + nghỉ ngơi.
E. Khâu hồi phục + dùng kháng sinh + làm thuốc AH + nghỉ ngơi.
Hãy khoanh vào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng nhất vào phiếu
Đáp án : E.
Câu 23: Nguyên nhân của rách âm đạo trong cuộc đẻ là:
1. Âm đạo hẹp.
2. Niêm mạc âm đạo phù nề.
3. Ở người đẻ con rạ, chuyển dạ bất thường.
4. Trọng lượng thai > 3500 g.
5. Trọng lượng thai < 2500 g.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng chữ S tương ứng với ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐĐSĐS
Câu 24: Triệu chứng của rách âm đạo trong cuộc đẻ là:
1. Chảy máu âm đạo.
2. Tử cung to, mềm.
3. Đặt van kiểm tra cổ tử cung rách.
4. Đặt van kiểm tra thấy âm đạo có vết rách.
5. Kiểm tra tsm thấy rách.
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSSĐS .
Câu 25: Nguyên nhân gây rách CTC trong cuộc đẻ do :
1. Cổ tử cung bị phù nề. Đ/S
2. Sản phụ rặn khi CTC nở hết. Đ/S
3. Thầy thuốc can thiệp vào cuộc đẻ khi CTC mở hết. Đ/S
4. Làm thủ thuật hoặc cho rặn đẻ khi CTC chưa mở hết. Đ/S
5. Cổ tử cung bị K. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án: ĐSSĐĐ
Câu 26: Cách xử trí rách CTC sau đẻ là :
1. Khâu hồi phục. Đ/S
2. Không cần khâu hồi phục. Đ/S
3. Khi mất máu nhiều thì hồi sức và khâu hồi phục. Đ/S
4. Rách phức tạp thì xử trí như vỡ tc. Đ/S
5. Xoa bóp tc. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng, chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : ĐSĐĐS
Câu 27: Nguyên nhân của rối loạn đông máu trong cuộc đẻ là:
1. Thai chết lưu hoặc rau bong non có giảm fibrinnogen. Đ/S
2. Bệnh máu. Đ/S
3. Mất máu cấp, lượng nhiều. Đ/S
4. Chuyển dạ kéo dài. Đ/S
5. Rau cài răng lược toàn phần. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : ĐĐĐSS
Câu 28 : Chảy máu trong thời kỳ sổ rau là chảy máu từ :
A. Buồng TC.
B. Cổ TC.
C. Âm đạo.
D. Rối loạn đông máu.
E. Diện rau bám.
Hãy khoanhvào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời.
Đáp án : E.
Câu 29 :Phương pháp xử lý đúng nhất băng huyết sau đẻ là :
A. Tăng co +xoa đáy TC.
B. KSTC+ tăng co.
C. Dựa vào tính chất và nguyên nhân băng huyết để chọn biện pháp thích hợp.
D. Cắt TC + truyền máu.
E. Kiểm soát tổn thương đường sinh dục.
Hãy khoanhvào chữ cái tương ứng với ý (câu) mà bạn cho là đúng vào phiếu trả lời.
Đáp án : C.
Câu 30 : Chủ động phòng băng huyết sau đẻ bằng biện pháp sau :
1. Kiểm tra kỹ rau và màng rau. Đ/S
2. Cho trẻ bú sữa mẹ sau 1-2h. Đ/S
3. Tiêm Ergotamin sau đẻ 30 phút. Đ/S
4. Động viên tinh thần sản phụ. Đ/S
5. Tiếp xúc thường xuyên với sản phụ trong 4-6h đầu để phát hiện sớm
bất thường. Đ/S
Hãy ghi chữ Đ tương ứng với ý (câu) đúng, chữ S tương ứng vơi ý (câu) sai vào phiếu trả lời.
Đáp án : ĐSSĐS
Trường thứ sáu:
//--------------------------------//
//Băng huyết sau sinh//
//--------------------------------//
Băng huyết sau sinh là chảy máu có nguồn gốc từ{@ vùng rau bám}, lượng máu mất > 500 ml
Những câu sau đây về chảy máu sau đẻ là đúng hay sai:{
@ Chảy máu sau đẻ là mất khoảng gần 200 ml -> Sai.
@ Xoa bóp tử cung giúp tử cung co lại cầm máu sau đẻ -> Đúng.
@ Khâu tầng sinh môn ngay sau sổ rau không cần phải gây tê -> Sai.
@ Chảy máu sau đẻ là chảy máu từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ -> Đúng.}
Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán sớm đờ tử cung sau đẻ là:{
Mạch nhanh.
Huyết áp tụt.
@ Tử cung không có khối an toàn.
Chảy máu đỏ và máu cục ở âm đạo.}
Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán sót rau sau đẻ là:{
Chảy nhiều máu đỏ và máu cục ở âm đạo.
Huyết áp tụt.
Tử cung có cầu an toàn.
@ Kiểm tra bánh rau thấy khuyết múi rau.}
Nguyên nhân thường gặp nhất của băng huyết sau sinh không đáp ứng với oxytoxin và xoa bóp tử cung là:{
@ Rách âm đạo.
Sót rau.
Tử cung co hồi kém.
Rối loạn đông máu.}
Biến chứng rối loạn đông máu trong băng huyết sản khoa ít được nghĩ đến nhất là:{
@ Phá thai nhiễm trùng.
Thai lưu.
Thai ngoài tử cung.
Rau bong non.}
Đờ tử cung do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:{
Chuyển dạ kéo dài.
@ Đẻ non.
Nhiễm trùng ối.
Song thai.}
Yếu tố ít có nguy cơ gây băng huyết sau sinh là:
Chuyển dạ kéo dài.
@ Suy thai trong tử cung.
Nhiễm trùng ối.
Gây mê sâu.}
Nguyên nhân băng huyết sau sinh theo thứ tự từ thường gặp đến ít gặp là:{
@ Đờ tử cung- chấn thương sinh dục- rối loạn đông máu.
Đờ tử cung- rối loạn đông máu- chấn thương sinh dục
Chấn thương sinh dục- rối loạn đông máu- đờ tử cung.
Chấn thương sinh dục- đờ tử cung- rối loạn đông máu.}
Theo định nghĩa, gọi là băng huyết sau sinh khi máu mất:{
100ml.
300ml.
400ml.
@ 500ml.}
Nguyên nhân hay gặp nhất gây băng huyết sau đẻ là:{
Vỡ tử cung.
@ Đờ tử cung.
Rách thành âm đạo và cổ tử cung.
Rối loạn đông máu.}
Trong trường hợp chảy máu sau đẻ can thiệp phải tiến hành trước nhất là:{
@ Kiểm soát tử cung.
Kiểm tra phần mềm bằng van.
Mổ cắt tử cung bán phần.
. Thắt động mạch hạ vị.}
Phương pháp cho phép đề phòng và chẩn đoán sớm chảy máu sau đẻ là:{
Theo dõi mạch 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
@ Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
Theo dõi huyết áp 15 phút/ lần trong vòng 2 tiếng.
Theo dõi số lượng máu chảy ra ngoài trong vòng 2 tiếng.}
Rau dính chặt do các nguyên nhân sau, Ngoại trừ:{
Do viêm, teo niêm mạc tử cung.
Nạo hút thai nhiều lần.
@ Sẹo mổ bóc nhân xơ dưới phúc mạc.
Sẹo cắt vách ngăn tử cung.}
Sang chấn đường sinh dục gồm các trường hợp sau, ngoại trừ: {
Vỡ tử cung.
Khối huyết tụ âm đạo.
@ Đờ tử cung.
Rách cổ tử cung.}
Chẩn đoán mức độ mất máu dựa vào các triệu chứng sau, Ngoại trừ:{
Quan sát tình trạng chảy máu ra âm đạo.
Xét nghiệm công thức máu.
Toàn trạng bệnh nhân.
@ Xét nghiệm máu chảy, máu đông.}
Xử trí băng huyết do đờ tử cung tại xã bằng phương pháp sau, ngoại trừ:{
Chẹn động mạch chủ bụng.
Xoa bóp tử cung qua thành bụng.
Ép tử cung bằng phối hợp tay trong âm đạo và tay ngoài thành bụng.
@ Truyền máu.}
Phòng băng huyết sau đẻ bằng các cách sau, Ngoại trừ:{
Đảm bảo tử cung sạch.
Kích thích cho tử cung co bóp.
Tiêm oxytocin.
@ Tiêm oxytocin và ergotin ngay sau khi sổ thai.}
Nguyên nhân gây đờ tử cung do:{
@ Chuyển dạ kéo dài.
Tử cung có sẹo mổ cũ.
Thai non tháng.
Ngôi bất thường.}
Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên nhân gây đờ tử cung:{
Con dạ đẻ nhiều lần.
Những cuộc đẻ có nhiễm khuẩn.
Tử cung bị căng quá mức.
@ Ngôi thai bất thường.}
Triệu chứng nào sau đây không gặp trong đờ tử cung:{
Tử cung nhão.
@ Tử cung co hồi tốt nhưng máu vẫn chảy.
Không thành lập cầu an toàn.
Máu chảy từ âm đạo đỏ sẫm lẫn cục.}
Xử trí đờ tử cung như sau là đúng, ngoại trừ:{
Phải khẩn trương.
Phục hồi chức năng co bóp của tử cung.
Hồi sức tích cực.
@ Mổ cắt tử cung ngay khi thấy chảy máu sau đẻ dù ít hoặc nhiều.}
Rau cài răng lược là:{
Rau bám rộng, lan xuống vào đoạn dưới tử cung.
Rau bám đáy tử cung mà sau đẻ phải bóc rau.
@ Rau bám vào lớp cơ tử cung.
Toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dưới tử cung.}
Triệu chứng của rau cài răng lược toàn phần:{
@ Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu ít.
Sau khi thai sổ > 1 giờ, rau vẫn không bong, chảy máu nhiều.
Đưa tay vào buồng tử cung có thể bóc được toàn bộ báng rau.
Sau sổ thai, rau không bong, tử cung không tạo thành khối an toàn.}
Chẩn đoán chắc chắn là rau cài răng lược dựa vào:{
Máu âm đạo chảy ra ngày càng nhiều.
Sau khi thai sổ > 1 giờ mà rau chưa bong.
Tử cung co hồi kém.
@ Bóc rau nhân tạo thấy 1 phần hoặc toàn bộ bánh rau không thể bóc được.}
Nguyên nhân ít gặp gây rách tầng sinh môn và cổ tử cung:{
Tầng sinh môn hẹp và rắn chắc.
Tầng sinh môn bị phù nề.
Ngôi thai bất thường.
@ Chuyển dạ ở người con rạ.}
Xử trí rách tầng sinh môn và cổ tử cung:{
Khâu phục hồi ngay sau khi rau sổ.
@ Khâu phục hồi sau khi đã chắc chắn buồng tử cung sạch.
Nếu tầng sinh môn rách ít, không chảy máu thì không cần khâu.
Cổ tử cung rách, không chảy máu thì không cần khâu.}
Cách đề phòng chảy máu sau đẻ tại y tế tuyến cơ sở là:{
Không cần dùng biểu đồ chuyển dạ vì không có tác dụng.
@ Chuyển tuyến chuyên khoa tất cả những trường hợp con dạ đẻ nhiều lần.
Kiểm soát tử cung tất cả mọi trường hợp.
Rút ngắn giai đoạn chuyển dạ bằng cách bấm ối truyền oxytoxin.}
Trường thứ bảy:
1. Xuất huyết muộn trong giai đoạn hậu sản thường do :
A) Đờ tử cung B) Sót nhau
C) Rách âm đạo D) Rối loạn đông máu
2. Bệnh lý nào sau đây không phải là biến chứng trực tiếp của băng huyết sau sanh:
A) hội chứng Sheehan B) hội chứng Levanthal
C) nhiễm trùng hậu sản D) suy thận
3. Nguyên nhân thường gặp nhất ở sản phụ lớn tuổi đa sản bị băng huyết:
A) rách đường sinh dục dưới B) sót nhau, sót màng nhau
C) đờ tử cung D) nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn
4. Một sản phụ bị xuất huyết hậu sản, nguyên nhân nào sau đây ít nghỉ đến nhất:
A) sót nhau, màng nhau
B) tử cung co hồi kém
C) nội mạc tử cung tái tạo kém
D) tử cung bị viêm nhiễm
5. Một sản phụ tiền sử sanh lần trước bị băng huyết nặng, lần sanh đó không có sữa, sau
đó vú teo dần, cho đến nay đã được 2 năm không có kinh, bộ phận sinh dục khô teo và giảm tình dục. Hiện tại thử HCG âm tính. Bạn nghĩ đến hội chứng nào sau đây:
A) Tuner B) Sheehan
C) Mayer - Rokitansky - Krester D) tinh hoàn nữ hóa
6. Những trường hợp tăng huyết sau sanh nào sau đây là khó khăn trong kiểm soát bệnh lý hơn cả:
A) đờ tử cung B) rách cổ tử cung
C) rách TSM, âm đạo D) rối loạn đông máu
7. Sau khi sanh để theo dõi có bị băng huyết sau sanh hay không, nên để sản phụ nằm
tại phòng sanh trong thời gian:
A) 10 - 30 phút B) 40 - 60 phút
C) 60 - 120 phút D) 120 - 240 phút
8. Cơ chế cầm máu quan trọng nhất trong xuất huyết sau sanh là:
A) tăng các yếu tố đông máu khi có thai
B) co thắt các bó cơ đan của tử cung
C) giảm rõ rệt áp lực máu ở các tiểu động mạch tử cung
D) ức chế phân hủy Fibrin
9. Nghĩ đến nguyên nhân nào sau đây nếu sau khi sổ nhau nắn thấy tử cung co tốt nhưng
máu âm đạo ra nhiều :
A) sót nhau, sót màng B) còn bánh nhau phụ
C) chấn thương đường sinh dục D) đờ tử cung
10. Xuất huyết sau sanh không đáp ứng với Oxytocine và xoa tử cung, thường là do:
A) rách âm đạo B) sót rau
C) đờ tử cung D) bệnh rối loạn đông máu
11.Băng huyết sau sanh được định nghĩa là:
A) Máu mất từ nơi nhau bám > 500g trong vòng 2 giờ đầu sau sổ nhau
B) Mất máu > 500g, bất kể nguồn gốc chảy từ đâu
C) Mất máu > 500g trong vòng 24 giờ đầu sau sanh
D) Ra máu nhiều sau sổ thai, ảnh hưởng đến tổng trạng sản phụ.
12. Yếu tố nào sau đây không phải là nguy cơ gây đờ tử cung sau sanh:
A) Sanh non B) Chuyển dạ kéo dài
C) Nhiễm trùng ối D) Suy nhược cơ thể của sản phụ
13. Nguyên nhân của chảy máu ngay sau đẻ hay gặp nhất là:
A) Sót nhau. B) Rách cổ tử cung
C) Đờ tử cung D) Rách âm đạo
14. Chảy máu sau đẻ là chảy máu là chảy máu trong vòng mấy giờ sau sanh:
A) 2 B) 6
C) 12 D) 24
15. Trong trường hợp chảy máu sau đẻ, can thiệp gì sau đây phải tiến hành sớm nhất:
A) Kiểm soát tử cung B) Kiểm tra phần mềm bằng Valve
C) Mổ cắt tử cung bán phần D) Can thiệp về mặt hồi sức cấp cứu
16. Phương pháp nào sau đây cho phép chẩn đoán sớm chảy máu sau đẻ:
A) Theo dõi mạch 15 phút một lần trong vòng 2 tiếng
B) Sờ và ấn đáy tử cung 15 phút một lần trong vòng 2 tiếng
C) Theo dõi huyết áp 15 phút một lần trong vòng 2 tiếng
D) Theo dõi số lượng máu chảy ra ngoài nhiều trong vòng 2 tiếng
17. Trong những dấu hiệu nào sau đây, dấu hiệu nào không đặc trưng cho rối loạn đông máu của chảy máu sau đẻ:
A) Chảy máu không đông B) Cục máu đông nhỏ tan nhanh
C) Chảy máu đỏ liên tục D) Chảy ít máu đen
18. Cách thức nào sau đây là không đúng để đề phòng băng huyết sau sanh:
A) Tránh chuyển dạ kéo dài
B) Tránh giục sanh lâu
C) Chỉ cho sản phụ rặn khi cổ tử cung đã mở trọn
D) Nên bóc nhau nhân tạo sớm
19. Biến chứng muộn của băng huyết sau sanh không thể là:
A) Suy thận B) Hội chứng Sheehan
C) Nhiễm trùng hậu sản D) Hội chứng Tuner
20. Nguyên nhân gây băng huyết sau sanh nào sau đây bắt buộc có chỉ định mổ cắt tử cung:
A) Đờ tử cung
B) Rách cổ tử cung
C) Sót nhau
D) Nhau cài răng lược
ĐÁP ÁN: 1:B, 2:B, 3:C, 4:C, 5:B, 6:D, 7:C, 8:B, 9:D, 10:A, 11:C, 12:A, 13:C, 14:D, 15:D, 16:B, 17:D, 18:D, 19:D, 20:D
Trường thứ tám:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chay_mau_sau_sinh_trac_nghiem_san_edited_by_dl_5437.doc