Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng (Lai Châu)

The Nậm Luồng site, one of the open-air prehistorical sites with fairly intact cultural layers in both Lai Châu province and Tây Bắc areas (the northwestern part of Northern Việt Nam), which were excavated in 2004 on the area of 200m2. This paper concentrates on the analysis of the tool attributes to clarify the characteristics of the forms and techiques for making Nậm Luồng stone tools. Based on this analysis, the authors conducted the comparitive research with other archaeological sites in Lai Châu hydro-electric lake area of Mường Tè district, Lai Châu province such as Nậm Củm and Pô Lếch and the resutls demonstrate many similarities in forms and techniques making tools of these sites. Based on the analysis, the form comparision, and tool techniques, the authors have anticipated that the Nậm Luồng site was ca.5000 - 6000 BP, and have simutanously suggested an idea of spacious appearance of the open-air Hòa Bình technological complex in Northern Việt Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng (Lai Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình 1. Không ảnh vị trí di chỉ Nậm Luồng và Pô Lếch xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Nguồn: ngày 06/06/2015) Hình 1. Không ảnh vị trí di chỉ Nậm Luồng và Pô Lếch, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Nguồn: ngày 06/06/2015) SƯU TẬP DI VẬT ĐÁ DI CHỈ NẬM LUỒNG (LAI CHÂU) PHẠM THANH SƠN*, BÙI VĂN LIÊM**, NGUYỄN THƠ ĐÌNH***, NGUYỄN XUÂN MẠNH**** 1. Vài nét về di chỉ Nậm Luồng là một trong số ít di chỉ khảo cổ học tiền sử ngoài trời có tầng văn hóa còn tương đối nguyên vẹn không chỉ ở Lai Châu mà còn ở khu vực Tây Bắc nói chung. Bài viết này tập trung phân tích những thuộc tính công cụ để làm rõ đặc trưng loại hình, kỹ thuật chế tác đá và nghiên cứu so sánh với các di chỉ khảo cổ học khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Di chỉ Nậm Luồng thuộc Bản Nậm Luồng, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Di chỉ nằm ở tọa độ 22022’47,818’’ vĩ Bắc và 102044’12,621’’ độ kinh Đông, cao hơn mặt nước biển 292m, cách ngã ba sông Đà và suối Nậm Luồng khoảng 300m về phía đông bắc (Hình 1). Khu vực phát hiện chứa di tích thời đại Đá có độ cao hơn so với mực nước suối Nậm Luồng hiện tại (tháng 5) là 16,52m. Độ cao của khu vực mở hố khai quật cao hơn mặt bằng cư dân bản Nậm Luồng sinh sống 7m. Trong đợt khai quật năm 2014 có 4 hố khai quật được mở với tổng diện tích 200m2. Cấu tạo địa tầng của di chỉ Nậm Luồng cơ bản gồm những lớp như sau: Lớp mặt là lớp đất canh tác có màu xám đen, tơi xốp, lẫn nhiều mảnh gạch, đá cuội. Cũng trong lớp mặt, một số công cụ đá có vết ghè đẽo, các hạch cuội nguyên liệu có kích thước vừa tay cầm cũng được phát hiện. * ThS. Viện Khảo cổ học ** PGS.TS. Viện Khảo cổ học *** CN. Viện Khảo cổ học ****GVC. ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội Kh¶o cæ häc, sè 6 - 2017 4 Lớp văn hóa là lớp đất feralit thuần nhất, màu nâu, có chứa nhiều công cụ và hạch cuội nguyên liệu, sản phẩm của quá trình chế tác như mảnh tước, mảnh tách, cuội có vết ghè. Trong lớp này số lượng di vật thu được lớn nhất. Tuy nhiên, trong tất cả các hố khai quật hoàn toàn không phát hiện được di cốt động vật cũng như vỏ nhuyễn thể. Sinh thổ là sét feralit bị laterite nhẹ, màu nâu, không rắn chắc như kiểu laterite ở vùng trung du Bắc Bộ (Hình 2). 2. Di vật đá 2.1. Nguyên liệu Trong sưu tập hiện vật đá thu được ở Nậm Luồng, cuội basalt là loại nguyên liệu được ưa chuộng lựa chọn chế tác công cụ, tiếp đến là cuội quartzite và cát kết. Các nguyên liệu còn lại như cuội phiến sét, quartz, sạn kết hay sét bột kết đều chiếm một tỷ lệ nhỏ. Quá trình khai quật kết hợp, khảo sát hệ thống nguyên liệu suối Nậm Luồng và ngã ba sông Đà ở khu vực này thấy rằng, ở đây có rất nhiều tảng cuội lớn và nhỏ khác nhau. Có những tảng cuội nặng tới vài tấn nhưng tỷ lệ cuội nhỏ ở suối Nậm Luồng rất hiếm. Ở khu vực ngã ba suối Nậm Luồng và sông Đà có những dải cuội nằm ở tả ngạn với mật độ dày đặc nhưng do thời điểm khai quật là mùa nước lũ do đó những người khai quật không thể tiếp cận được. Chúng tôi cho rằng, cuội được người cổ Nậm Luồng dùng chế tác công cụ là cuội có nguồn gốc ở sông Đà. Có thể do sự sẵn có và đa dạng của nguyên liệu nên chúng chỉ được thu lượm một số ít về di chỉ để chế tác. Do những mảnh tước tìm thấy trong hố khai quật không lớn nên không loại trừ trường hợp người xưa vừa chế tác công cụ tại nơi ở đồng thời sơ chế ở nơi khai thác, tìm kiếm nguyên liệu. 2.2. Loại hình Số lượng hiện vật thu được từ 3 hố khai quật là 125 chiếc, còn lại 10 chiếc sưu tầm trong quá trình khai quật. Phân loại cho thấy, loại hình di vật ở di chỉ Nậm Luồng chủ yếu gồm các loại hình, công cụ rìa ngang (29 chiếc), công cụ mũi nhọn (16 chiếc), rìa dọc (7 chiếc), rìa xiên (9 chiếc), hai rìa (14 chiếc), còn lại là công cụ ba rìa (2 chiếc), công cụ gần móng ngựa (4 chiếc) công cụ không định hình (7 chiếc), cuội có vết ghè (11 chiếc), công cụ hình đĩa (1 chiếc), công cụ mảnh (4 chiếc). Ngoài ra còn có cuội nguyên liệu, mảnh cuội bổ, mảnh tước, mảnh tách. - Công cụ mũi nhọn ở Nậm Luồng được ghè từ cuội nguyên liệu có độ dày dao động từ 2,5cm đến 6,45cm nhưng độ dày của phần lớn công cụ từ 4,0cm đến 6,0cm (Hình 3,4). Về chất liệu, các công cụ mũi nhọn được ghè từ cuội basalt với độ phong hóa mạnh, bề mặt còn lưu lại vỏ cuội màu đỏ vàng hoặc nâu vàng. Bên cạnh đó cũng có những công cụ mũi nhọn được chế tạo từ nguyên liệu khác nhưng số lượng hạn chế (Phạm Thanh Sơn 2015: 6). Hình 2. Đị a tầng di chỉ Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn năm 2014) Hình 2. Địa tầng di chỉ Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn năm 2014) Phạm Thanh Sơn và nnk - Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng 5 Về kỹ thuật, các công cụ mũi nhọn ở đây thuần nhất được chế tạo bằng kỹ thuật ghè trực tiếp và hoàn toàn là kỹ thuật ghè trên tay. Kỹ thuật gia công tập trung chủ yếu ở hai rìa bên hội tụ ở một đầu thành mũi nhọn, thủ pháp đều ghè một mặt, có từ một tới hai lớp ghè nhưng phổ biến nhất vẫn là 1 lớp ghè. Số vết ghè dao động từ 3 đến 7 nhát, đối với nhóm công cụ có 2 lớp ghè số vết ghè lớn hơn, có thể lên đến 15 đến 18 nhát. Chức năng của công cụ có thể được sử dụng để đào hoặc chặt. - Công cụ rìa ngang ở Nậm Luồng là loại hình có số lượng lớn nhất. Trọng lượng của nhóm công cụ này trung bình là 769,3gram, với độ lệch chuẩn là 473,5gram và các chỉ số này đều nhỏ hơn các chỉ số tương tự của nhóm công cụ mũi nhọn . Cũng giống nhóm công cụ mũi nhọn, công cụ rìa ngang được chế tác chủ yếu từ cuội basalt, ngoài ra còn có cuội quartzite, cát kết, phiến silic và một vài loại chưa xác định. Phần lớn các công cụ rìa ngang được ghè từ một tới hai lớp với số lượng vết ghè dao động từ 3 tới 6 vết. Rõ ràng là, với những công cụ mũi nhọn được ghè hai lớp thì mật độ vết ghè cao hơn hẳn nhóm công cụ rìa ngang. Từ các kết quả phân tích thống kê tương quan giữa trọng lượng với các chỉ số chiều dài, rộng và độ dày chúng ta có thể rút ra được mức độ phân tán của chúng trong tương quan với trọng lượng. Mức độ phân bố về chiều dài công cụ từ 10-14cm tương ứng với nhóm công cụ có trọng lượng từ 500gram tới 1.000gram. Trong khi đó, mức độ phân tán về chiều rộng công cụ rìa ngang từ 8 - 12cm tương ứng với mức độ phân tán về trọng lượng từ 500gram tới 1.000gram. Mức độ phân tán về trọng lượng của nhóm công cụ này từ 500gram tới 1.000gram tương ứng với sự phân bố về độ dày công cụ từ 3 - 5,5cm (Biểu đồ 1-3). Xét trong mối tương quan giữa kích thước công cụ, trọng lượng và mật độ vết ghè xuất hiện trên nhóm loại hình công cụ này chủ yếu có từ 3 tới 5 vết âm bản. Hình 3. Hình 4. Công cụ mũi nhọn Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn) Biểu đồ 1. Tương quan trọng lượng Biểu đồ 2. Tương quan trọng lượng Biểu đồ 3. Tương quan trọng lượng và chiều dài công cụ rìa ngang và chiều rộng công cụ rìa ngang và độ dày công cụ rìa ngang (Nguồn: Phạm Thanh Sơn) Kh¶o cæ häc, sè 6 - 2017 6 - Nhóm công cụ hai rìa lưỡi Trong các nghiên cứu trước đây đối với nhóm công cụ này, các nhà nghiên cứu thường hay xếp chúng vào nhóm công cụ 1/4 viên cuội. Mặc dù vậy, theo quan điểm của người khai quật, thuật ngữ công cụ 1/4 viên cuội không khảo tả hết những đặc điểm của chúng. Trong sưu tập công cụ đá ở di chỉ Nậm Luồng có thể nhận ra ngoài nhóm công cụ mũi nhọn và nhóm công cụ rìa ngang thì loại hình công cụ hai rìa lưỡi liền kề hoặc có thể vuông góc là đặc trưng cho khu vực lòng hồ thủy điện Lai Châu (Hình 5). Dựa vào kết quả phân tích các chỉ số và các thuộc tính trong mối tương quan giữa trọng lượng, lớp ghè và số lượng vết ghè đồng thời mối tương quan giữa trọng lượng với các chỉ số về mặt kích thước cho thấy chúng có sự khác biệt đáng kể với nhóm công cụ rìa ngang. Số lượng vết ghè đối với công cụ được ghè từ một tới hai lớp không có sự khác biệt lớn. Trong khi đó, sự tương quan giữa trọng lượng và kích thước của nhóm công cụ này có sự khác biệt khá lớn với nhóm công cụ rìa ngang. Nếu chúng ta tiến hành so sánh về trọng lượng trung bình của nhóm công cụ ghè đẽo ở đây có thể nhận thấy, nhóm công cụ mũi nhọn có chỉ số về trọng lượng luôn lớn nhất và đó cũng là nhóm công cụ luôn được chế tác với mật độ các vết âm bản còn lại lớn nhất trên rìa tác dụng. - Nhóm công cụ rìa lưỡi xiên Đặc điểm nổi bật của nhóm công cụ có rìa tác dụng xiên vát chính là rìa lưỡi không có sự cân xứng so với trục dọc của công cụ trong một hệ tọa độ. Đây là những hiện vật được chế tạo hoàn toàn từ cuội basalt, bề mặt có màu nâu hay nâu vàng bị phong hóa mạnh. Rìa tác dụng được ghè bằng kỹ thuật ghè một mặt với số lượng vết ghè dao động từ 5 hoặc 6 vết ghè chỉ bằng một hoặc hai lớp ghè. Các chỉ số về kích thước không có sự khác nhau nhiều. - Công cụ mảnh Sưu tập công cụ mảnh chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong sưu tập công cụ đá tại di chỉ Nậm Luồng. Nhóm công cụ mảnh là những sản phẩm được chế tác từ kỹ thuật bổ cuội, trọng lượng trung bình 375gram nhưng cũng có công cụ nặng hơn 800gram, có từ 4 đến 6 vết ghè để tạo rìa tác dụng. Nguyên liệu chế tác công cụ mảnh có thể là cuội quartzite hay cuội basalt (Hình 6). - Các loại hình công cụ khác Ở di chỉ Nậm Luồng còn phát hiện một số loại hình hiện vật khác như công cụ hình đĩa, công cụ rìa dọc, ba rìa, cuội có vết ghè hình dáng không xác định Tuy nhiên, do số lượng mẫu không lớn nên sẽ là không khách quan để khái quát và rút ra các chỉ số thống kê cơ bản nhất đối với từng nhóm Hình 5. Công cụ rìa vuông góc liền kề Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn) Hình 6. Công cụ mảnh cuội bổ Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn) Phạm Thanh Sơn và nnk - Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng 7 loại hình. Chúng không cho thấy có sự khác nhau nhiều vì phần lớn đều được chế tạo từ kỹ thuật ghè một mặt, tần suất ghè đẽo không lớn (Phạm Thanh Sơn 2015). - Mảnh tước Những mảnh tước lớn có thể được tu chỉnh để làm công cụ nhưng chúng cũng có thể được sử dụng trực tiếp mà không qua chế tác. Trong bài viết này, do sự hạn chế về kỹ thuật nghiên cứu vết sử dụng nên những mảnh tước của quá trình chế tác công cụ sẽ được xếp vào nhóm phế liệu bị thải loại. Mảnh tước xuất hiện ở mọi độ sâu của địa tầng hố khai quật. Chúng được phát hiện chủ yếu ở H1 và H3. Mảnh tước được phân chia thành 2 nhóm lớn: mảnh tước đầu tiên và mảnh tước thứ (Biểu đồ 4). Mảnh tước đầu tiên là loại có mặt lưng còn hầu hết vỏ cuội. Kích thước của nhóm mảnh tước đầu tiên ở cả 2 hố khai quật không cho thấy sự khác biệt lớn. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh với kích thước vết âm bản còn lại trên công cụ có thể nhận thấy chúng có sự tương đồng và đó là sản phẩm được chế tác tại chỗ. Cũng không loại trừ khả năng, các công cụ có thể được chế tác trong quá trình chọn lựa nguyên liệu ở các bãi cuội gần bờ sông Đà. Mảnh tước thứ bao gồm các dạng mảnh tước diện ghè còn vỏ cuội, mảnh tước còn riềm cuội, mảnh tước diện ghè và lưng còn vỏ cuội hoặc mảnh tước diện ghè và lưng không còn vỏ cuội. Tuy số lượng hạn chế nhưng chúng phản ánh quy trình ghè đẽo của công cụ và cho thấy được sự khác nhau về lớp ghè trên các công cụ là hợp lý. 3. Di chỉ Nậm Luồng trong bối cảnh khu vực lân cận Trong hệ thống các di tích khảo cổ học huyện Mường Tè (Lai Châu), ngoài Nậm Luồng thì Pô Lếch, Nậm Củm đều là những di chỉ có giá trị nghiên cứu so sánh. Di chỉ Pô Lếch cách Nậm Luồng 4,5km về phía đông. Di chỉ có tọa độ: 22022'18,58" vĩ Bắc và 102046'26,98" kinh Đông, độ cao so với mặt nước biển là 282,5m. Di tích nằm bên phía hữu ngạn của sông Đà, cách đường ô tô (tỉnh lộ 127) hướng lên thị trấn Mường Tè khoảng 2,5km (Nguyễn Thơ Đình 2015). Nhìn chung, cấu tạo địa tầng của địa điểm Pô Lếch có những sự tương đồng nhất định với di chỉ Nậm Luồng cũng thuộc xã Kan Hồ. Lớp mặt dày trung bình 15 - 20cm, đây là lớp đất canh tác có màu xám đen, tơi xốp, lẫn nhiều cuội, mảnh gạch, rác sinh hoạt hiện đại. Ngoài ra, trong lớp mặt chúng tôi cũng phát hiện một số công cụ ghè đẽo, các hòn cuội nguyên liệu có kích thước vừa tay cầm. Biểu đồ 4. Số lượng công cụ mảnh và mảnh tước di chỉ Nậm Luồng (Nguồn: Phạm Thanh Sơn) Kh¶o cæ häc, sè 6 - 2017 8 Lớp văn hóa có độ dày trong khoảng 1 - 1,3m, là lớp đất thuần nhất, sét feralit màu đỏ vàng hoặc đỏ sẫm. Trong lớp đất này có chứa nhiều công cụ cuội ghè đẽo và hạch cuội nguyên liệu. Bên cạnh đó còn thu được sản phẩm của quá trình chế tác như mảnh tước, mảnh tách, cuội có vết ghè, phác vật rìu tứ giác. Loại hình hiện vật đá ở Pô Lếch bao gồm các công cụ mũi nhọn, rìa ngang, rìa dọc, công cụ mảnh, hai rìa liền kề, ba rìa, công cụ hình bầu dục, rìu dài, mảnh cuội bổ (Biểu đồ 5). Ngoài hiện vật phát hiện trong tầng văn hóa, những người khai quật còn sưu tầm được một số lượng hiện vật trên bề mặt. Sưu tập hiện vật đá thu được ở các hố khai quật Pô Lếch có nhiều đặc điểm giống với các chỉ như Nậm Luồng, Huổi Han và Nậm Củm. Có thể liệt kê một số loại hình hiện vật tiêu biểu ở Pô Lếch bao gồm công cụ mũi nhọn, rìa ngang, hai rìa liền kề, công cụ cuội bổ. Một số loại hình hiện vật mặc dù có số lượng khiêm tốn nhưng có ý nghĩa trong dự đoán về mặt niên đại tương đối, đặc trưng kỹ nghệ như phác vật rìu, công cụ hình bầu dục ghè một mặt (Hình 7, 8). So sánh tương quan về các chỉ số trọng lượng của nhóm hiện vật rìa ngang cho thấy sưu tập bề mặt và trong địa tầng di có một sự khác nhau không đáng kể. Nếu so sánh trọng lượng của nhóm rìa ngang tại Pô Lếch và Nậm Luồng chúng cho thấy có sự tương đồng. Thực tế phần lớn công cụ rìa ngang được ghè tối đa hai lớp ghè thì tại Pô Lếch xuất hiện những công cụ có thể được ghè ba lớp với số nhát ghè từ 10 đến 12 nhát. Các kiểm định thống kê giữa các địa điểm có thể dẫn tới một suy luận là, Pô Lếch và Nậm Luồng có những dải cuội nguyên liệu có thể tương đồng nhau về trọng lượng và kích thước. Khoảng cách giữa hai di chỉ là không quá xa nên không loại trừ khả năng người cổ ở hai địa điểm có thể sưu tầm nguyên liệu ở cùng một khu vực. Do đó, các chỉ số thống kê công cụ có sự tương đồng cao giữa hai địa điểm này đã nói lên điều đó. Trong tổ hợp công cụ có tỷ lệ đáng kể tại di chỉ Pô Lếch còn có loại hình công cụ hai rìa liền kề và mũi nhọn. Thực tế là các nhóm loại hình công cụ đó chủ yếu được sưu tập trên bề mặt di chỉ. Do vậy, các số liệu thống kê sẽ không có giá trị lớn khi tiến hành so sánh với các tập hợp loại hình cùng loại vì số lượng hiện Hình 7. Rìu dài tại Pô Lếch Hình 8. Công cụ bầu dục Pô Lếch (Nguồn: Nguyễn Thơ Đình 2015) Biểu đồ 5. Loại hình hiện vật đá tại di chỉ Pô Lếch, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Nguồn: Tổng hợp Phạm Thanh Sơn, số liệu Nguyễn Thờ Đình 2015) Phạm Thanh Sơn và nnk - Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng 9 vật phát hiện trong địa tầng là khiêm tốn khi chỉ có 7/23 hiện vật. Tuy nhiên, các số liệu được dùng để phân tích sẽ ít nhiều có giá trị tham khảo để nghiên cứu so sánh. Loại hình công cụ mũi nhọn phát hiện trong địa tầng và bề mặt di chỉ được chế tác bằng cuội, bao gồm basalt, quartzite, rhyolite, spilite, cát bột kết và có thể cũng có trầm tích silic. Số lượng mũi nhọn được ghè 1 lớp ghè có số vết ghè trung bình là 4 nhát trong khi đó nhóm công cụ có 2 lớp ghè mật độ vết ghè trung bình là 7 nhát. Như vậy, tần suất ghè đẽo nhóm công cụ mũi nhọn ở Pô Lếch có sự khác biệt đáng kể với di chỉ Nậm Luồng. Nhóm công cụ hai rìa liền kề phát hiện tại Pô Lếch cũng trong tình trạng tương tự khi phần lớn được sưu tầm trên bề mặt. Chỉ số thống kê cho thấy, nhóm hiện vật hai rìa liền kề/hai rìa ở Nậm Luồng và Pô Lếch ít nhiều có sự tương đồng về chỉ số trọng lượng. Nậm Củm là một di chỉ nằm ở hữu ngạn của suối Nậm Củm, cao hơn mặt suối khoảng 18m. Di chỉ Nậm Củm thuộc địa phận bản Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, toạ độ 22028'56,16" vĩ Bắc, 102036'47,10" kinh Đông (Nguyễn Xuân Mạnh 2015: 1). Tổng số hiện vật đá thu được trong các hố khai quật tại di chỉ Nậm Củm là 157, chủ yếu phát hiện tại hố H2 và H3. Loại hình hiện vật đá bao gồm công cụ mũi nhọn, công cụ rìa ngang, công cụ rìa dọc, công cụ rìa xiên, công cụ mảnh, phác vật rìu, mảnh tước, mảnh cuội bổ (Biểu đồ 6). Có thể nhận thấy, nhóm công cụ hai rìa lưỡi, công cụ mũi nhọn, công cụ rìa ngang, công cụ rìa dọc, công cụ rìa xiên và công cụ mảnh chiếm tỷ lệ đáng kể trong sưu tập hiện vật. Ngoài ra còn có một vài công cụ hình đĩa, công cụ ghè xung quanh (Sumatralith), rìu ngắn, phác vật rìu. Tương tự như Nậm Luồng, nguyên liệu được sử dụng ở Nậm Củm cũng phần lớn là cuội basalt có nguồn gốc sông, suối. Trong số các công cụ mũi nhọn thu được trong cả hố khai quật và sưu tầm bề mặt, các chỉ số thống kê không có sự khác nhau. Các công cụ mũi nhọn phát hiện trong hố khai quật đều phát hiện trong các mức địa tầng của 2 hố khai quật chính. Từ các phân tích thống kê loại hình công cụ mũi nhọn được chế tác từ hạch cuội, có thể nhận định rằng, trọng lượng trung bình của cuội nguyên liệu ở Nậm Củm dùng chế tác công cụ có chỉ số lớn hơn Nậm Luồng. Tuy nhiên, không có sự khác nhau đáng kể về số lượng nhát ghè của công cụ được ghè một lớp hay hai lớp ở hai địa điểm. Điều này hoàn toàn khác với nhóm công cụ mũi nhọn cùng loại ở Nậm Luồng với các chỉ số về kích thước không có sự khác biệt lớn. Cũng giống như nhóm mũi nhọn, trọng lượng của nhóm rìa ngang tại Nậm Củm có các chỉ số lớn hơn nhiều so với Nậm Luồng, Pô Lếch. Biểu đồ 6. Loại hìnhcông cụ đá di chỉ Nậm Củm, xã Mường Tè (Lai Châu) (Nguồn: Phạm Thanh Sơn, Nguyễn Xuân Mạnh) Kh¶o cæ häc, sè 6 - 2017 10 Qua phân tích các số liệu so sánh của cùng một nhóm loại hình ở hai di chỉ có thể rút ra một số nhận định đó là sự khác nhau về tần suất ghè đẽo của mỗi nhóm loại hình hiện vật như mũi nhọn hay công cụ rìa ngang. Tuy có sự khác nhau về tần suất ghè đẽo nhưng không phản ánh sự khác nhau về kỹ thuật ghè đẽo. Trọng lượng nhóm công cụ ở Nậm Củm lớn hơn xuất phát từ sự khác nhau về đặc tính kích thước cuội nguyên liệu vốn có tại khu vực mà người cổ thu lượm. Song hành cùng nhóm công cụ chế tác từ cuội nguyên, nhóm công cụ mảnh cũng được phát hiện trong các hố khai quật ở những lớp sớm nhất của di chỉ (Nguyễn Xuân Mạnh 2015: 13). Công cụ mảnh ở Nậm Củm được chế tác từ các mảnh cuội bổ chất liệu basalt, kích thước khá lớn. Hiện tượng công cụ được chế tạo từ các mảnh cuội bổ cũng phát hiện ở Nậm Luồng, Huổi Han, Pô Lếch. Công cụ mảnh ở Nậm Củm phần lớn được chế tác bằng kỹ thuật ghè một mặt. Cũng có công cụ được ghè từ kỹ thuật hai mặt nhưng tỷ lệ rất khiêm tốn. Về trọng lượng, có chiếc nặng hơn 2000gram nhưng có những mảnh tước kích thước nhỏ chỉ nặng 112gram. Rõ ràng là, các sưu tập công cụ phát hiện trong địa tầng ở các di chỉ như Nậm Luồng, Nậm Củm, Pô Lếch đều cho thấy nhiều sự tương đồng về loại hình, kỹ thuật chế tác. Nhóm công cụ hai rìa lưỡi liền kề, rìa ngang, mũi nhọn, công cụ mảnh từ cuội bổ, mảnh tước, công cụ hình đĩa, hình bầu dục, rìu dài, phác vật rìu là đặc trưng hiện vật ở khu vực Mường Tè. 4. Một vài nhận định Cư dân cổ đã sinh sống ở khu vực Nậm Luồng và tiến hành các hoạt động chế tác công cụ cuội tại chỗ. Di vật đá mà họ để lại với những loại hình đã mô tả và phân loại ở trên cho thấy tổ hợp công cụ ở đây cũng không thực sự đa dạng. Các loại hình di vật cũng có những khác biệt nhất định so với nhóm công cụ ghè đẽo của hệ thống các di chỉ ngoài trời ven sông Hồng, sông Đà ở vùng gò đồi Yên Bái. Tổng hòa các so sánh về loại hình, kỹ thuật có thể nhận định rằng, truyền thống chế tác công cụ đá ở Mường Tè thể hiện tính bảo lưu kỹ thuật khá lâu dài. Bên cạnh việc sử dụng bộ công cụ mảnh cuội bổ, công đoạn tạo phác vật rìu, sử dụng kỹ thuật cưa đá thì vẫn thịnh hành chế tác và sử dụng công cụ hạch cuội thô sơ. Trên thực tế, sự xuất hiện phác vật công cụ dạng rìu dài hai đầu ở Nậm Củm, phác vật rìu tứ giác ở Pô Lếch, công cụ hình bầu dục ghè hết một mặt ở Pô Lếch và Nậm Củm, công cụ hình đĩa ở Nậm Củm đều là những dấu hiệu đặc trưng cho kỹ thuật Hòa Bình. Trong những năm gần đây, hàng trăm di tích dọc hệ thống sông Đà ở Tây Bắc đã được khai quật trong các dự án xây dựng thủy điện và phần lớn trong số đó không được phân tích niên đại. Các di tích như vậy chủ yếu được định niên đại thuộc văn hóa Sơn Vi, từ 30.000 - 11.000 năm cách nay dựa vào loại hình học công cụ. Nhưng các nhận định về thời điểm hình thành và xuất hiện các di chỉ được định niên đại Đá cũ như vậy cho đến nay phải được xem xét lại một cách thấu đáo vì đó chỉ là nhận định mang tính cảm tính. Các tác giả công trình Văn hóa Sơn Vi cũng thừa nhận rằng, vấn đề niên đại khởi đầu của văn hóa này chưa được khẳng định một cách chắc chắn (Hà Văn Tấn và nnk 1999: 148). Có một thực tế, các di tích được coi là Sơn Vi ngoài trời ở nước ta chưa có một di tích nào có niên đại tuyệt đối quá 30.000BP. Trong khi đó, một số hang động Hòa Bình tiêu biểu đã được định niên đại tuyệt đối như hang Chổ sớm nhất là 29.140±200BP và một hệ thống niên đại kéo dài từ 2 vạn năm đến gần 1 vạn năm cách ngày nay (Yi và nnk 2008: 77), mái đá Thẩm Khương từ 27.700±200BP đến 32.100±150BP (Hà Văn Tấn và nnk 1998: 105; Hà Văn Tấn và nnk1999: 149). Thậm chí, khung niên đại của phức hợp kỹ thuật Hòa Bình ở Đông Nam Á lục địa có thể lên đến 43.500 năm cách nay (Ji và nnk 2016: 3). Phạm Thanh Sơn và nnk - Sưu tập di vật đá di chỉ Nậm Luồng 11 Vì vậy, có thể nhận định thời điểm xuất hiện văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam ít nhất cũng phải từ khoảng 3 vạn năm cách ngày nay. Thay vì cho rằng Sơn Vi là tiền Hòa Bình thì có thể lập luận ngược lại dựa trên các niên đại tin cậy rằng, kỹ nghệ Sơn Vi liệu có phải là hậu duệ của truyền thống chế tác đá Hòa Bình ở miền Bắc Việt Nam hay không? Ở nước ta, nghiên cứu gần đây cho thấy, niên đại di chỉ hang động thuộc văn hóa Hòa Bình muộn tại hang Phia Muồn dao động từ 4.150±55BP và 4.280±120BP (Trình Năng Chung 2012: 14) và có thể minh chứng cho sự tồn tại lâu dài của truyền thống chế tác đá Hòa Bình. Không những vậy, niên đại kết thúc của phức hợp kỹ thuật Hòa Bình ở khu vực Đông Nam Á có thể ở vào một thời điểm còn muộn hơn nữa với kết quả từ cuộc khai quật di chỉ Huai Hin (Thái Lan) cho niên đại tuyệt đối là 3.700±30BP (Hubert và nnk 2013: 10). Một câu hỏi được đặt ra và cần thiết phải giải đáp đó là, có đúng là nhiều di tích được nhận định niên đại Đá cũ Sơn Vi ở Tây Bắc là các di tích Đá cũ thực sự hay đó chỉ là các di tích Đá mới sẽ là mối quan tâm của ngành khảo cổ trong nhiều năm về sau. Từ các kết quả niên đại thu được bằng các phương pháp khoa học tự nhiên đã đem lại cho chúng ta những nhận thức mới. Chỉ sử dụng loại hình học công cụ để định niên đại cho các di chỉ/kỹ nghệ/văn hóa rõ ràng không phù hợp. Nếu dựa vào phương pháp này thì chí ít cũng cần quan tâm đến vấn đề diễn biến địa tầng hay chú ý đến sự xuất hiện của những kỹ thuật khác biệt, tiến bộ hơn như kỹ thuật mài, kỹ thuật cưa hay khoan thì sẽ có cơ sở khách quan hơn để nhìn nhận, đoán định di chỉ đó có thể thuộc vào thời đại nào. Giống như nhiều di chỉ tiền sử ngoài trời đã được khai quật, chúng tôi không thu được mẫu than để xác định niên đại tại các di tích Nậm Luồng, Pô Lếch hay Nậm Củm. Trong khi đó, việc sử áp dụng phương pháp kích quang (Optically-Stimulated Luminescence) để định niên đại bằng mẫu đất ở nước ta chưa thể thực hiện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vả lại, chi phí gửi mẫu và phân tích của phương pháp này rất lớn. Do vậy, vấn đề niên đại tuyệt đối là thiếu sót chẳng những ở Nậm Luồng mà còn đối với hàng trăm di chỉ khảo cổ học tiền sử thềm sông, suối đã khai quật ở Tây Bắc Việt Nam. Gần đây những kết quả phân tích niên đại ở di chỉ Huổi Ca bằng mẫu than hạt trám tại đại học Tokyo cho tuổi tuyệt đối trong khoảng 5.435BP đến 5.655BP trong điều kiện địa tầng ổn định (Yoshida và nnk 2013: 100-101). Dựa trên các thuộc tính công cụ và đặc trưng về kỹ thuật, các tác giả đã xếp Huổi Ca mang phong cách Hòa Bình muộn kéo dài đến trung - đầu hậu kỳ Đá mới (Lê Hải Đăng 2008: 23). Đó là một nhận định đáng lưu ý và niên đại của di chỉ cũng sẽ khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phải quan tâm. Khi xem xét loại hình, kỹ nghệ ở Nậm Luồng, chúng tôi không tách biệt di chỉ này mà coi đây là một thành tố của bức tranh chung về kỹ nghệ/văn hóa khu vực Mường Tè. Có thể tại Nậm Luồng chưa phát hiện công cụ hình bầu dục, công cụ hình đĩa, phác vật rìu hay cưa đá, rìu mài lưỡi như Pô Lếch, Nậm Củm và Huổi Han nhưng bộ mặt loại hình học công cụ đá và kỹ thuật chế tác thì không có sự khác biệt. Chính vì thế, việc xem xét tổng thể các thuộc tính kỹ thuật ở Nậm Luồng sẽ phải gắn với bối cảnh chung ở Mường Tè. Tại Nậm Củm và Pô Lếch, các hiện vật như cưa đá, đá có vết cưa, phác vật rìu tứ giác cho thấy thời điểm tồn tại đã thuộc thời đại Đá mới và chúng đều được phát hiện cùng với các công cụ ghè đẽo trong tầng văn hóa không xáo trộn. Kh¶o cæ häc, sè 6 - 2017 12 Đặt trong mối liên hệ so sánh về loại hình và kỹ thuật với các di chỉ khảo cổ học lòng hồ thủy điện Lai Châu, các so sánh loại hình di vật và tiến bộ kỹ thuật mang tính thời đại, chúng tôi cho rằng, cư dân ở bản Nậm Luồng xa xưa thuộc vào giai đoạn cuối trung kỳ Đá mới. Niên đại dự đoán có thể nằm trong khoảng 5.000 - 6.000BP. Những di tồn văn hóa vật chất ở khu vực Mường Tè đại diện cho phức hợp kỹ thuật Hòa Bình và hậu Hòa Bình ngoài trời. TÀI LIỆU DẪN HÀ VĂN TẤN (chủ biên) 1998. Khảo cổ học Việt Nam Tập I: Thời đại Đá Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. HÀ VĂN TẤN (chủ biên). 1999. Văn hóa Sơn Vi. Nxb. Khoa học xã hội. HURBERT FORESTIER, VALERY ZEITOUN, CHINNAWUT WINAYALAI, CHRISTOPHE MÉTAIS 2013. “The open-air site of Huai Hin (Northwestern Thailand): Chronological perspectives for the Hoabinhian”. C. R. Palevol 12: 45-55. JI, XUEPING ET AL. 2016. “The Oldest Hoabinhian Technocomplex in Asia (43.5 Ka) at Xiaodong Rockshelter, Yunnan Province, Southwest China.” Quaternary International 400: 166 - 74. LÊ HẢI ĐĂNG 2008. Di chỉ Huổi Ca trong bối cảnh tiền sử thượng du sông Đà. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. NGUYỄN THƠ ĐÌNH 2015. Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Pô Lếch (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, Lai Châu). Tư liệu Viện Khảo cổ học. NGUYỄN XUÂN MẠNH 2015. Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Nậm Củm (xã Mường Tè, huyện Mường Tè, Lai Châu). Tư liệu Viện Khảo cổ học. PHẠM THANH SƠN 2015. Báo cáo khai quật di chỉ bản Nậm Luồng, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu) 2014. Tư liệu Viện Khảo cổ học. TRÌNH NĂNG CHUNG 2010. Hang Phia Muồn (Tuyên Quang). Khảo cổ học, số 6: 3-16. YI, S., LEE, J., KIM, S., YOO, Y., KIM, D. 2008. New data at Hang Cho cave Nothern Vietnam. IPPA perspectives 28: 73-79. YOSHIDA KUNIO AND LÊ HẢI ĐĂNG 2013. AMS Radiocacbon Dating at Huổi Ca site, Lai Châu, northern Vietnam. In Kanazawa Cultural Resource Studies 6: 102-108. ASSEMBLAGE OF STONE ARTIFACTS FROM NẬM LUỒNG SITE (LAI CHÂU PROVINCE) PHẠM THANH SƠN, BÙI VĂN LIÊM, NGUYỄN THƠ ĐÌNH, NGUYỄN XUÂN MẠNH The Nậm Luồng site, one of the open-air prehistorical sites with fairly intact cultural layers in both Lai Châu province and Tây Bắc areas (the northwestern part of Northern Việt Nam), which were excavated in 2004 on the area of 200m2. This paper concentrates on the analysis of the tool attributes to clarify the characteristics of the forms and techiques for making Nậm Luồng stone tools. Based on this analysis, the authors conducted the comparitive research with other archaeological sites in Lai Châu hydro-electric lake area of Mường Tè district, Lai Châu province such as Nậm Củm and Pô Lếch and the resutls demonstrate many similarities in forms and techniques making tools of these sites. Based on the analysis, the form comparision, and tool techniques, the authors have anticipated that the Nậm Luồng site was ca.5000 - 6000 BP, and have simutanously suggested an idea of spacious appearance of the open-air Hòa Bình technological complex in Northern Việt Nam. View publication stats

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuu_tap_di_vat_da_di_chi_nam_luong_lai_chau.pdf
Tài liệu liên quan