Kết luận
Suy đoán vô tội là một vấn đề phức tạp thể
hiện sự tiến triển nhận thức của con người trong
mối quan hệ quan trọng mật thiết không thể
tách rời giữa nhà nước, một thiết chế xã hội
được mọi người dân thành lập ra với mục đích
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình với
người dân, khi quyền của họ có nguy cơ trong
sự vi phạm ở trạng thái tự nhiên. Nhận thức của
người thay mặt nhà nước đối với hành vi tội
phạm, phải tuân theo quy luật của nhận thức
phải tuân theo quy tắc suy đoán vô tội. Mặc dù
chỉ là một hành vi nhận thức, nhưng rất quan
trọng liên quan đến quyền và lợi ích của bị can,
bị cáo, là một biểu hiện của mục tiêu bảo vệ
nhân quyền của nhà nước được quy định trong
văn bản có hiệu lực cao nhất của quốc gia. Đó
là Hiến pháp của mỗi quốc gia. Lịch sử quy
định nguyên tắc suy đoán vô tội trọng Hiến
pháp Việt Nam cũng thể hiện nhận thức khó
khăn của nền lập hiến Việt Nam. Trải qua nhiều
lần sửa đổi và bổ sung cuối cùng suy đoán vô
tội cũng đã được Hiến pháp Việt Nam những
quy định một cách trang trọng.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy đoán vô tội - Nhận thức và quy định trong hiến pháp của quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
29
Review Article
Presumption of innocence - Awareness And a Nation's
Constitutional Provisions
Nguyen Dang Dung*, Nguyen Dang Duy
VNU School of Law, Vietnam National University Hanoi,
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 21 August 2020
Revised 14 September 2020; Accepted 29 September 2020
Abstract: Presumption of innocence that until now has been recognized as universal human rights
norm, has been adopted and guaranteed in many national constitutions. Despite some limitations in
comprehension, first 10 Amendments of the US Constitution is the first legal instrument that ever
adopted this principal in the world. The history of constitution making in Vietnam also shows a
complicated development in awareness on the principal, after 5 times of amendment, presumption
of innocence was finally recognized in the Constitution.
Keywords: Presumption of innocence, awareness, constitutional provisions.
D*
_______
* Corresponding author.
E-mail address: dangdung52.pld@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4322
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
30
Suy đoán vô tội - nhận thức và quy định
trong hiến pháp của quốc gia
Nguyễn Đăng Dung*, Nguyễn Đăng Duy
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 21 tháng 8 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 14 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tóm tắt: Suy đoán vô tội - một vấn đề nhận thức mãi cho đến ngày nay mới được thừa nhận một
cách phổ biến như là quyền con người và được nhiều hiến pháp của các quốc gia ghi nhận và bảo
đảm thực hiện. Là bản thành văn đầu tiên của thế giới được thông qua khi chưa có nhận thức đầy
đủ, nhưng những biểu hiện của suy đoán vô tội đã được Hiến pháp Mỹ quy định rõ ràng trong 10
tu chính án đầu tiên của mình. Lịch sử lập hiến Việt Nam cũng thể hiện nhận thức khó khăn không
kém, sau 5 lần sửa đổi suy đoán vô tội mới những quy định một cách trang trọng và đầy đủ.
Từ khóa: Suy đoán vô tội, nhận thức, quy định hiến pháp.
1. Suy đoán vô tội - vấn đề nhận thức triết
học và nguyên tắc hiến định
Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc
quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.
Trong đó có cả Việt Nam. Nhưng rất tiếc rằng,
trong xã hội cũng như trong giới thuật nguyên
tắc này rất ít được quan tâm.Trong bài tiểu luận
này tôi muốn chỉ ra nguyên nhân của vấn đề.
Những năm qua trong lý thuyết, trong học thuật
chúng ta ít quan tâm đến vấn đề này, chỉ mãi
cho đến hiện nay sau vụ án xét xử của Tòa án
tối cao phiên xét xử giám độc thẩm của vụ án
Hồ Duy Hải ngày 8 tháng 5 năm 2020 mới
thấy rõ ràng nội hàm của nguyên tắc này chưa
được hiểu một cách thống nhất, ngay ở cấp xét
xử ở cấp cao nhất, nơi sáng giá nhất về tư duy
tư pháp ở Việt Nam.
- Về nhận thức của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Đã gọi là nhận thức thì tôi muốn thấy nhận
thức luận của vấn đề suy đoán vô tội thuộc vấn
đề triết học: Suy đoán vô tội và suy đoán có tội
như là một cuộc cách mạng trong nhận thức về
tội phạm. Đây là cuộc cách mạng về nhận thức
mà Im. Kant, một nhà triết gia người Đức thời
Khai sáng đã mang lại cho nhận thức. Nhiều
người trong giới triết học vẫn thường ví việc
đem lại nhận thức mới trong triết hoc của Im.
Kant như của Copernic trong lĩnh vực thiên văn
học. Cuộc cách mạng của Copernic là lấy lý
thuyết Mặt trời làm trung tâm để thay thế cho
thuyết địa cầu, qua đó lật đổ lý luận về thiên
văn học Petolemy của Kô Đốc giáo. Kant cũng
cho rằng trong triết học một cuộc cách mạng
tương tự, tức lật ngược niềm tin trong truyền
thống về nhận thức khái niệm phải phù hợp với
đối tượng, do đối tượng quyết định thay cho
nhận thức luận trước đây cho rằng đối tượng
phải phù hợp với khái niệm [1].
Áp dụng nhận thức theo cách của Im. Kant,
trong lĩnh vực tư pháp hình sự, thì nhận thức
các chủ thể điều tra, buộc tội phải phù hợp một
cách khách quan với các hiện tượng của tội
phạm, mà không phải ngược lại các hiện tượng
của tội phạm buộc phải phù hợp với ý chí chủ
quan của điều tra, và buộc tội.
- Suy đoán vô tội là quyền con người và
phải là vấn đề hiến định - ở đạo luật cơ bản có
hiệu lực tối cao của quốc gia, mà không phải
chỉ được quy định ở tầm luật/lập pháp hay nhất
là ở tầm dưới luật của các quyết định của các cơ
quan hành pháp hoặc tư pháp. Việc Hiến pháp
quy định rõ nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện
sự hiện đại, sự văn minh của quốc gia.
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
31
Hiến pháp phải có quy định về suy đoán vô
tội. Việc quy định hay không quy định trong
đạo luật có hiệu lực tối cao phụ thuộc vào tầm
quan trọng của vấn đề. Hay nói cách khác trong
quyền suy đoán vô tội có một giá trị rất lớn
trong vô số các quyền của con người. Việc quy
định trong hiến pháp còn là một trong những
biểu hiện của mục tiêu bảo vệ nhân quyền của
nhà nước, của khế ước xã hội.
Trả lời nghi vấn này, phải xem lại mục đích
của nhà nước, dưới góc độ triết học của nó. Xét
cho đến cùng mục đích của nhà nước là bảo vệ
quyền bình đẳng con người. [2] Bên cạnh việc
có trách nhiệm phải bảo vệ quyền của nhiều
người bị xâm phạm là việc phải trừng trị những
kẻ xâm phạm quyền của người khác, bằng cách
tước bỏ hay hạn chế quyền của họ. Việc bảo vệ
cũng như việc tước bỏ để trừng trị ít nhất là có
mức độ quan trọng như nhau. Rất tiếc rằng
Hiến pháp của nhiều quốc gia vẫn nghiêng về
góc độ bảo vệ, bảo đảm.
Trong tất cả các tuyên ngôn chính về quyền
con người bắt đầu với Đại hiến chương Anh
quốc (Magna Charta - 1215) và Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền Pháp (1789), Nhân
quyền năm 1791 của Mỹ quốc đều phảng phất
sự so sánh trên, bảo vệ cũng phải cẩn trọng, và
tước bỏ cũng phải cẩn trọng. Việc cấm các hành
vi bắt và giam giữ một cách tùy tiện quy định
trong trong các Hiến pháp các nước trên thế
giới hiện nay có nguồn gốc lịch sử tương tự một
khẩu hiệu mang tính chương trình về quyền tự
do. Theo cách quy định của Đại hiến chương
Anh quốc thì: Không có một người tự do nào bị
bắt, cầm tù, tước đoạt, cấm đoán, lưu đày hay
bất kì một hành vi hủy hoại nào khác, chúng ta
cũng sẽ không truy đuổi người đó, trừ trường
hợp có quyết định hợp pháp từ những người
cùng hạng với anh ta, hoặc theo luật của quốc
gia. Đó là những lý do cho việc ra đời của Đoàn
bồi thẩm của các nước phương Tây và Hội
thẩm nhân dân của các nước Xã hội chủ nghĩa
và của Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
hiện nay.
Mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của người
dân, cũng như không được xâm phạm đến
quyền và lợi ích của người dân không những
phải được công bố trong các văn bản của nhà
nước, mà còn phải truyên truyền công khai cho
người dân biết. Vì hành vi làm đúng là bảo vệ,
nằm ngay và bên cạnh những hành vi làm sai là
hủy hoại quyền và lợi ích chính đáng quyền và
lợi ích của người dân. Những ông vua Thụy
Điển thời Trung cổ sau khi lên ngôi đều phải đi
vòng quanh đất nước và tuyên thệ nguyện trung
thành với thần dân, hứa rằng sẽ không “hủy
hoại cuộc sống hay thân thể của bất kỳ ai, bất
kể giàu nghèo, trừ khi người đó phạm tội và
trừng phạt theo luật Thụy Điển...”[3, tr.221]
Đại hiến chương Anh quốc một văn bản cổ
mà ngày nay được các học giả thừa nhận là
manh nha của các bản Hiến pháp sau này, chỉ
đảm bảo các quyền cho một nhóm người nhất
định là tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng đã
quy định rằng việc bắt giữ hay giam hãm phải
hợp pháp, và bảo vệ các cá nhân khỏi việc lạm
quyền của người cai trị. Những quyền này của
giưới quý tộc Anh quốc ngày nay đã được mở
rộng cho tất cả mọi người dân không phân biệt
đẳng cấp giàu, nghèo, hay màu da chủng tộc,
mà ngày này được chúng ta gọi là nhân quyền,
quyền con người.
Tiếp theo Đại Hiến chương của Anh quốc
năm 1215 vấn đề bảo vệ cá nhân khỏi việc bắt
hay giam giữ tùy tiện được xem là một khía
cạnh chính và là sự cụ thể hóa cơ bản quyền tự
do của con người của những năm tiếp theo của
thời kỳ Phục hưng và Khai sáng của lịch sử tiến
bộ nhân loại. Sự bảo vệ này cũng được nêu rõ
trong Luật về các quyền (1689) và các Luật bảo
thân (Habeas Corpus Acts) (1640, 1679). Sau
Cách mạng Pháp và sự ra đời của Tuyên ngôn
về nhân quyền (1789), quyền này được phát
triển và phạm vi áp dụng cũng được mở rộng
cùng với việc quyền tự do bảo đảm cho công
dân được quy định trong hiến pháp của các
quốc gia. Các vấn đề nêu trên đều những vấn đề
đặt nền tảng cho sự phát triển dân chủ và hiến
pháp sau này. [3, tr.222]
Nhân quyền là một vấn đề phức tạp, phát
triển theo thời đại, không biết bao nhiêu mà kể.
Đây cũng là luận cứ của những “người liên
bang” (federalists) luận giải việc không quy
định nhân quyền trong dự thảo Hiến pháp Mỹ
năm 1787. Hơn nữa rằng, với việc phân quyền
cứng nhắc, và hệ thống kìm chế đối trọng nhân
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
32
quyền của họ khó có thể vi phạm. Nhưng với sự
cương quyết của phe chống liên bang
(antifederalists), cuối cùng nhân quyền quyền
vẫn được quy định bằng 10 tu chính án ngay
sau khi dự thảo được các tiểu bang phê chuẩn.
10 tu chính này gồm 10 điểu sửa Hiến pháp
được gọi là nhân quyền của họ.
Thực tế trong của Hiến pháp Mỹ không có
quy định nào trực tiếp về suy đoán vô tội. Thời
điểm của thế kỷ XVIII, khi Hiến pháp được
thông qua suy đoán vô tội chưa được nhận biết
ra một cách phổ biến như hiện nay. Những tu
chính án này được có tác dụng giới hạn khả
năng xâm phạm của chính quyền đối với các
quyền tự do cá nhân, kể cả tự do ngôn luận, tự
do báo chí, hội họp và tôn giáo. Đó là những
quyền bất khả xâm phạm. Những quyền này
không phải hữu hạn, chúng lại hiện hữu một
cách độc lập không phụ thuộc vào chính quyền,
khác với một chính thể không bị hạn chế, một
chính thể dân chủ không thể huỷ bỏ một cách
tuỳ tiện các quyền này bằng một đạo luật hoặc
quyết định nhất thời của đa số chính quyền
được dân chúng bầu ra. Những tu chính án đầu
tiên của Hiến pháp Mỹ được thông qua năm
1791 mà sau này được gọi là nhân quyền của
Hợp chúng quốc.
Điều đáng cần phải lưu ý rằng, gần 2/3 điều
khoản của Luật Nhân quyền của Mỹ quốc (The
Bill of Rights) nhằm bảo vệ quyền của những
người bị tình nghi hay bị buộc tội/ bị can, bị
cáo- những người đang ở dạng nghi ngờ quyền
của họ sẽ bị tước bỏ. Tập hợp những điều
khoản này có thể gọi là quyền suy đoán vô tội.
Những quyền này gồm những quy định bảo vệ
bị can, bị cáo trong quá trình xét xử theo luật,
xét xử theo nguyên tắc công bằng, không tự
buộc tội và không bị xử phạt tàn bạo hay bất
thường, và không bị buộc tội 2 lần về cùng một
tội phạm. [4, 17] Đó là những biểu hiện của
quyền suy đoán vô tội, hay còn được goi là nội
hàm của suy đoán vô tội. Quyền con người là
một phạm trù bao quát rất rộng, không biết bao
nhiêu mà kể. Đây cũng là một trong những lý
do giải thích tại sao thuở ban đầu của dự thảo
Hiến pháp không có phần quy định về nhân
quyền, bị các đại biểu phản đối rất dữ dội.
Nhưng một khi đã được quy định thì như trên
đã nói thì có tới 2/3 điều khoản quy định có liên
quan đến việc bảo vệ quyền của bị can, bị cáo.
Đó là những quy định, với nội dung biểu hiện
của quyền suy đoán vô tội. Sở dĩ phải như vậy,
bởi lẽ rằng đứng trước các chủ thể có quyền
tiến hành tố tụng của nhà nước như cảnh sát
điều tra, công tố ủy viên và các thẩm phám, với
quyền lực nhà nước trong tay, cùng với những
trang thiết bị như vũ khí và kể cả chuyên môn
và nghiệp vụ, các bị can bị cáo có vị thế rất nhỏ
nhoi, bất lợi rất dễ rơi vào tình trạng oan sai.
Ông Melvin Urofsky, một trong những nhà
nghiên cứu lịch sử và chính sách công, thuộc
Đại học Thịnh vượng chung Virginia trong tác
phẩm Các quyền con người được đảm bảo bằng
Hiến pháp đã viết:
"Một số người lấy làm lạ khi thấy có quá
nhiều bảo đảm đến vậy trong Tuyên ngôn Nhân
quyền (Bill of Rights) dành cho việc bảo vệ
những người bị buộc tội (bị can, bị cáo):
Điều bổ sung Thứ Tư của Hiến pháp yêu
cầu cần phải có những bảo đảm đối việc truy tố
và bắt giữ;
Điều bổ sung Thứ Năm yêu cầu cáo trạng
phải do một bồi thẩm đoàn đưa ra, cấm đe doạ
đối với bị cáo trong các thủ tục tố tụng, và bảo
vệ họ không bị buộc phải làm chứng chống lại
chính mình, và bảo đảm pháp luật phải được
thực thi một cách thích hợp, công bằng;
Tu chính án Thứ Sáu đảm bảo cho bị cáo
quyền được biết tội danh, được đối chất với
nhân chứng, quyền được giúp đỡ tư vấn
pháp lý;
Và điều bổ sung Thứ Tám bảo đảm rằng
ngay cả khi một người được kết tội sau một
phiên toà công minh thì sự trừng phạt cũng
phải tương ứng với tội của người đó. Một người
không thể bị phạt một triệu đô - la, chỉ vì vi
phạm luật giao thông, bị chặt tay chỉ vì làm giả
một tờ séc, hay bị tử hình chỉ vì bị tội buôn lậu.
Ở đây cũng vậy, những quyền dành ngay
cho cả những người bị kết án cũng cần phải
được tôn trọng để sao cho một xã hội dân chủ
có thể đặt niềm tin vào hệ thống tư pháp, và
rằng chính bản thân hệ thống đó không bị lầm
lạc, lạm dụng như một phương tiện để đàn áp
dân chúng. Đây chính là một lý tưởng, và nếu
như thực tế cuộc sống đôi khi không được như
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
33
mong muốn, thì sự bảo vệ này sẽ có vai trò như
một chuẩn mực mà một xã hội dân chủ cần phải
cố gắng vươn tới" [5].
Người Mỹ rất tự hào về những điều quy
định này. Đó là nhân quyền của họ. Đây cũng là
lý do chính yếu giải thích tại sao họ phê chuẩn
các quy định của Công ước nhân quyền chậm
hơn nhiều nước, mặc dù họ có đại diện chủ chốt
trong vai trò lãnh đạo, cùng là xướng ra những
Công ước nhân quyền của Liên Hợp quốc
những năm sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một trong những điều kiện ngang bằng
trước pháp luật, hay còn được gọi là bình đẳng
trước pháp luật là các bị can, bị cáo được bảo
vệ bình đẳng trước sức mạnh của các cơ quan
tiến hành tố tụng. Trước hết và quan trọng nhất
là quyền có luật sư của họ. "Ngay cả những
người dân thông minh nhất và có cả trình độ
văn hoá cũng rất ít và đôi khi không có kỹ năng
về khoa học pháp lý. Nếu bị buộc tội thì người
đó khó có khả năng tự quyết định xem bản cáo
trạng đó đúng hay là sai. Người đó không quen
với quy tắc chứng cứ, không thân thuộc với quy
tắc làm việc của tòa án. Nếu bị bỏ mặc không
có sự giúp đỡ của luật sư, người đó có thể thua
kiện mà không có một bản cáo trạng chính xác
và bị kết án với những chứng cứ không xác
đáng, hoặc chứng cứ không liên quan đến vấn
đề hoặc không thể chấp nhận được. Cho dù
người đó có sẵn nội dung bào chữa hoàn hảo,
nhưng anh ta thiếu kỹ năng và kiến thức chuẩn
bị bào chữa. Người đó cần có có sự dẫn dắt của
luật sư trong từng bước đi của quy trình tố tụng.
Không có sự dẫn dắt này, tuy không có tội
nhưng họ vẫn phải đối mặt với nguy cơ kết tội,
vì họ không biết làm thế nào để chứng minh sự
vô tội của mình. Nếu điều này là thật đối với
người thông minh có văn hoá, thì đối với người
khác còn tệ hơn nhiều lần" [5].
Những điều cấm nêu ở phần trên hoàn toàn
không có nghĩa là chính quyền thiếu đi những
quyền hạn cần thiết để thi hành luật pháp và
trừng phạt những kẻ phạm pháp. Mà trái lại, hệ
thống hình sự trong một xã hội dân chủ sẽ hiệu
quả rất lớn, mà khi đem thi hành, mọi người
dân sẽ cho rằng hệ thống này là công bằng và
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, trong
đó có quyền lợi của chính cá nhân họ. Những
quyền lợi mà bất kể ai cũng được hưởng, cho
dù họ là đa số, hay rơi vào thiểu số, khi thực
hiện quyền tự do chính trị của mình thành lập ra
các cơ cấu của chính quyền. Làm như vậy đôi
khi có thể có trường hợp tội phạm thoát khỏi sự
trừng trị. Đó là cái giá phải trả của một hệ thống
thực hiện quy trình tố tụng đúng luật với một
mục đích tối cao là không có một người vô tội
nào có thể bị trừng trị.
Trong bộ máy chính quyền nhiều cơ quan
được thành lập bằng phương pháp bầu cử lấy đa
số làm chuẩn mực phân biệt sự thành công hay
thất bại. Lập pháp và hành pháp, tức Quốc hội
và Tổng thống đều được thành lập từ phương
pháp bầu cử, nên hoạt động của hai cơ quan cơ
bản này đều buộc phải thể hiện ý chí của đa số.
Khi thực hiện ý chí của đa số các cơ quan nêu
trên phải có động tác tính đến quyền lợi của
thiểu số. Chỉ còn lại một cơ quan tư pháp - Toà
án không được thành lập bằng cơ sở dân chủ
(bầu cử), mà do sự bổ nhiệm của cấp trên sẽ rất
có khả năng cho việc bảo vệ quyền lợi của
người thiểu số và quyền lợi của cá nhân.
Charles Evans Hughes, Chánh án Toà án Tối
cao Hợp chúng quốc Hoa kỳ nói: “Ngành Tư
pháp là ngành bảo vệ quyền tự do và tài sản
của chúng ta” [6]. Một chính quyền dân chủ,
muốn thực hiện tốt chức năng bảo vệ thiểu số
và quyền lợi của cá nhân phải tăng cường hoạt
động của tư pháp.
Từ những điều được phân tích trên có thể
kết luận rằng, một chính quyền dân chủ với
đúng nghĩa của từ này, thì từ khi thành lập ra
các cơ cấu cho đến khi quyết định ra các chủ
chương, chính sách và pháp luật chính quyền
phải tuân theo nguyên tắc đa số, nhưng phải
tính đến quyền lợi của thiểu số; khi thi hành và
nhất là khi bảo vệ thì lẽ đương nhiên lại phải
tính đến quyền lợi của từng cá nhân, với mục
đích ngăn ngừa sự bất bình đẳng, sự oan sai cho
từng trường hợp cá nhân cụ thể. Chính quyền
với những nhà lập pháp và hành pháp có thể
làm nên những thành tựu cao sang cho nhà
nước mọi người đều có thể nhận ra một cách dễ
dàng như bằng hàng loạt những công trình với
kiến trúc nguy nga tráng lệ, nhưng chỉ một vụ
án oan sai của tư pháp, thì những hình ảnh nguy
nga nói trên của chính quyền cũng sẽ bị suy sụp
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
34
hoàn toàn trước mắt của người dân. Trong tất cả
các chính quyền dân chủ từ xưa đến hiện nay,
chỉ có nước Mỹ là nơi duy nhất sớm nhận ra vai
trò tối thượng của Tòa án, mà ngay cả những
quốc mẫu của họ cũng không nhận ra.
Bản dự thảo được thông qua với điều khoản
quy định phải có 3/4 nghị viện các tiểu bang
đồng ý phê chuẩn. Nhưng kết quả là không đủ
số tiểu bang phê chuẩn theo yêu cầu của quy
định nói trên. Sự trớ trêu ở đây là những tiểu
bang như Virginia của vị Chủ tịch Hồng đồng
Lập hiến Washington, và cùng các tiểu bang
quan trọng khác như: Masachusetts, New York
của Hamilton lại là những tiểu bang phản đối.
Lý do xác đáng nhất của các tiểu bang không
phê chuẩn là bản dự thảo hiến pháp không có
điều khoản về nhân quyền. Mãi 3 năm sau với
việc bổ sung 10 tu chính án thêm vào bản dự
thảo hiến pháp mới có đủ được số lượng các
tiểu bang cần phải phê chuẩn. 10 tu chính án
này là tuyên bố nhân quyền của Hợp chúng
quốc Mỹ châu. Cho đến nay 10 tu chính án này
vẫn là một nội dung không thể thiếu được của
Hiến pháp Hoa kỳ. 10 tu chính án này cùng bản
hiến pháp chính văn tạo thành 1 bản hiến pháp
của Mỹ với một giọng văn rất kiêu hãnh, đầy tự
hào và đầy thách thức. Mặc dù chỉ bao gồm có
10 điều khoản thôi, mà người Mỹ vẫn tự hào về
nó. Đây cũng là lý do khiến người Mỹ cấn cá
phê chuẩn muộn màng các công ước cơ bản của
Liên hợp quốc về nhân quyền.
Mặc dù không có Hiến pháp thành văn như
các quốc gia khác, nhưng với tinh thần của hệ
thống thông luật với các loại nguồn đa dạng
khác nhau gồm cả các học lý, người Anh đã có
trong mình những thể hiện của suy đoán vô tội.
Thực hiện những điều này là để nhằm mục đích
bảo về nhân quyền của mọi người dân. Theo
Dicey (thế kỷ XIX), một chuyên gia lớn của
ngành Hiến pháp Anh quốc, thì đó là “quy tắc
của luật pháp”:
“ không một người nào có thể bị trừng
phạt, hay theo pháp luật có thể bị thương tổn về
thể chất hay tài sản, ngoại trừ nếu người đó rõ
ràng phạm pháp với điều kiện là sự phạm pháp
này được xác định một cách hợp pháp bởi tòa
án thông thường của đất nước”. [7, 423]
Ra đời muộn hơn, Hiến pháp của Italia quy
định rõ nguyên tắc suy đoán vô tội. Điều 27
(Các quyền của bị cáo) : 1) Trách nhiệm hình
sự chỉ áp dụng đối với cá nhân; 2) Bị cáo được
coi là vô tội cho đến khi bị kết án; 3) Các hình
phạt không được vô nhân đạo và cần nhằm mục
đích tái giáo dục người bị kết án; 4) Hình phạt
tử hình bị cấm.
Hiến pháp Nhật Bản, nguyên tắc suy đoán
vô tội được thể hiện bằng một loạt các quy
định. Không ai bị tước bỏ quyền sống, quyền
tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự trừ
khi bị xét xử theo thủ tục do luật pháp quy định.
(Điều 31). Không ai bị bắt bớ mà không có sự
cho phép của tòa án có thẩm quyền trong đó chỉ
rõ hành vi phạm tội, trừ trường hợp đương sự bị
bắt quả tang. (Điều 33). Không ai bị giam giữ
nếu không được thông báo tội trạng và nếu
không có luật sư bênh vực, không có chứng cớ
xác đáng. Nếu có đơn khiếu nại, cần phải được
công bố ngay tại phiên toà công khai trước bị
cáo và luật sư. Nếu không có lệnh của toà án
trình bày lí do, thông báo về chỗ khám xét, đồ
vật bị tịch thu thì mọi giấy tờ, vật dụng, nhà ở
đều được pháp luật bảo vệ, ngoại trừ trường
hợp theo. Mọi lệnh khám xét, tịch thu đều phải
có sự cho phép của viên chức Tư pháp có thẩm
quyền. Sự tra tấn hay việc thực hiện các hình
phạt tàn bạo của bất kỳ viên chức nào bị tuyệt
đối cấm. Trong tất cả các vụ án hình sự, bị cáo
được xét xử nhanh chóng, công khai bởi một
Hội đồng xét xử công minh. Bị cáo có quyền
đối chất với các nhân chứng, có quyền yêu cầu
nhân chứng ra trước toà để bênh vực mình, mọi
chi phí và sự đi lại hầu toà của nhân chứng do
quốc gia đài thọ. Bị cáo được luật sư bào chữa.
Nếu trong các quy trình thủ tục, bị cáo không
có tiền thuê luật sư thì toà án sẽ chỉ định một
luật sư để bào chữa cho bị cáo. Không ai bị bắt
buộc khai trái sự thật. Những lời thú tội vì ép
buộc, tra tấn, đe doạ hay do thời gian giam cầm
lâu không được coi là bằng chứng. Không ai bị
kết án hay trừng phạt nếu chứng cứ buộc tội chỉ
dựa trên lời thừa nhận của bản thân bị cáo
(Điều 38). Không ai phải chịu trách nhiệm về
hình phạt đối với một hành vi được coi là hợp
pháp vào thời điểm thực hiện hay đã được xử
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
35
trắng án hoặc được thực hiện trong trường hợp
không bị đặt vào tình trạng nguy hiểm.
Người bị buộc tội vẫn được coi là vô tội cho
đến lúc tội được chứng minh theo một trình tự
do pháp luật liên bang quy định và được tuyên
bởi một bản án có hiệu lực pháp lý. Người bị
buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh tội
của mình. Các tình tiết gây nghi ngờ được giải
thích có lợi cho người bị buộc tội (Điều 41).
Không một ai có nghĩa vụ phải cung cấp chứng
cứ chống lại chính mình, vợ hoặc chồng mình,
những người thân của mình do pháp luật liên
bang xác định. Pháp luật có thể quy định những
trường hợp khác khi không phải cung cấp
chứng cứ (Điều 51).
2. Hiến pháp Việt Nam và nguyên tắc suy
đoán vô tội
Việc quy định nguyên tắc suy đoán vô tội
được quy định trong Hiến pháp trải dài theo
nhận thức của chúng ta về nguyên tắc, từ chỗ
không thừa nhận đến chỗ thừa nhận là cả một
thời gian dài từ hiến pháp của nền dân chủ cộng
hòa sang đến nền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa.
Hiến pháp năm 1946, 1959 của Việt Nam Dân
chủ cộng hòa, và Hiến pháp 1980 của chế độ
CHXHCN Việt Nam không quy định rõ quyền
suy đoán vô tội.
Mãi đến Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp
của thời kỳ đổi mới mới có quy định thể hiện
nguyên tắc suy đoán vô tội. Việc quy định
quyền suy đoán vô tội như là một trong những
biểu hiện của thành công của công cuộc đổi
mới được Đảng và Nhà nước phát động kể từ
Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 6 năm 1986.
Mặc dù là thành công, nhưng về mặt hình thức
vẫn còn chứa đựng một khoảng trống. Nội hàm
suy đoán vô tội lại được quy định theo tư duy
ngược lại có tội: Không ai bị coi là có tội và
phải chịu hình phạt khi chưa có bản án của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật - Điều 72 Hiến
pháp năm 1992. Không ai bị coi là có tội tức là
suy đoán có tội.
Thứ nữa là nội hàm của nguyên tắc chưa
được quy định trong Hiến pháp. Nhận thức nêu
trên cùng với những thực tiễn điều tra, truy tố
xét xử đã thành những câu thành ngữ ăn sâu
trong hoạt tư pháp của Việt Nam như: Án tại hồ
sơ, tâm phục khẩu phục,...nguyên tắc suy đoán
vô tội, rất ít có cơ hội cho việc thực hiện trên
thực tế xét xử ở Việt Nam, trừ những trường
hợp hy hữu như vụ án Tạ Đình Đề - người của
người cận về nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh [8].
Hiến pháp năm 2013 mới đã chỉnh lại bằng
quy định mới, theo cách tư duy của suy đoán vô
tội. Hiến pháp mới có nhận thức đúng hơn về
nguyên tắc suy đoán vô tội cả về mặt hình thức
lẫn nội dung. Không những chỉ được quy định
bằng một quy định, suy đoán vô tội còn được
quy định bằng một loạt các biểu hiện có liên
quan, từ quyền bào chữa cho đến quyền được
bồi thường thiệt hại khi bị điều tra, truy tố, xét
xử một cách oan sai. Điều 31 quy định:
1. Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự
luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét
xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng,
công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định
của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa,
nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp
luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật
chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi
phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt
hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Mặc dù nội hàm quyền suy đoán vô tội về
cơ bản được liệt kê ở các khoản ở Điều 31 trên,
nhưng vẫn chưa đủ. Một loạt các khoản của các
điều 19, 20, 21 của Hiến pháp đều có liên quan
đến quyền suy đoán vô tội. Nhất là khoản 2
Điều 20: Không ai bị bắt nếu không có quyết
định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê
chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ
người do luật định. Ngoài ra còn cả Bộ luật Tố
tụng Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam
N.D. Dung, N.D. Duy / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 29-36
36
đều có nội dung thể hiện quyền suy đoán vô tội.
Trong quá trình tố tụng từ khâu điều tra cho đến
tòa án tuyên bố có tội, bị can, bị cáo luôn được
coi là không có tội với những nội dung biểu
hiện: i. Người bị buộc tội được coi là không có
tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự,
thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết
tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; ii. Khi
không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để
buội tội thì cơ quan, người có thẩm quyền
THTT phải kết luận người bị buộc tội không có
tội; iii. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về các cơ quan tiến tố tụng, người bị buộc tội có
quyền nhưng không buộc phải phải chứng minh
mình là vô tội/ được quyền im lặng. [9]
Nhận thức thì đã khó khăn như vậy, thực tế
thì lại càng khó khăn hơn. Tất cả những biểu
hiện nêu trên đều có những biểu hiện mâu thuẫn
với nhiều thực tiễn đã hình thành thành câu
thành ngữ quen thuộc trong hoạt động tố tụng
hình sự trong ngành tư pháp của chúng ta trước
đây như: “án tại hồ sơ”; “tâm phục khẩu phục”;
“án bỏ túi”; “không khai báo thành khẩn, thì tội
sẽ càng nặng hơn ” Với nguyên tắc xét hỏi là
cơ bản và tranh tụng không được hoặc rất ít
được áp dụng trong xét xử , thì nguyên tắc suy
đoán vô tội rất ít được áp dụng trên thực tế hiện
nay, nguy cơ án oan sai là rất lớn.
3. Kết luận
Suy đoán vô tội là một vấn đề phức tạp thể
hiện sự tiến triển nhận thức của con người trong
mối quan hệ quan trọng mật thiết không thể
tách rời giữa nhà nước, một thiết chế xã hội
được mọi người dân thành lập ra với mục đích
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình với
người dân, khi quyền của họ có nguy cơ trong
sự vi phạm ở trạng thái tự nhiên. Nhận thức của
người thay mặt nhà nước đối với hành vi tội
phạm, phải tuân theo quy luật của nhận thức
phải tuân theo quy tắc suy đoán vô tội. Mặc dù
chỉ là một hành vi nhận thức, nhưng rất quan
trọng liên quan đến quyền và lợi ích của bị can,
bị cáo, là một biểu hiện của mục tiêu bảo vệ
nhân quyền của nhà nước được quy định trong
văn bản có hiệu lực cao nhất của quốc gia. Đó
là Hiến pháp của mỗi quốc gia. Lịch sử quy
định nguyên tắc suy đoán vô tội trọng Hiến
pháp Việt Nam cũng thể hiện nhận thức khó
khăn của nền lập hiến Việt Nam. Trải qua nhiều
lần sửa đổi và bổ sung cuối cùng suy đoán vô
tội cũng đã được Hiến pháp Việt Nam những
quy định một cách trang trọng.
Tài liệu tham khảo
[1] Vương Đức Phong và Ngô Hiếu Minh: 10 nhà tư
tưởng lớn thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin 2003
tr. 188 – 189
[2] J. Lokce, Chuyên luận thứ hai về chính quyền
dân sự, Nxb. Tri thức 2005 tr. 289
[3] G. Alfredsson & A. Eide (Chủ biên), Tuyên ngôn
quốc tế về nhân quyền , Nxb. Thanh niên tr. 221
[4] Greg Russell: Chủ nghĩa lập hiến, Văn phòng Ch-
ương trình Thông tin quốc tế Bộ Ngoại giao Hoa
kỳ, tr. 17
[5] Melvin Urofsky, Individual Freedom and Bill of
Rights, p. 60. U.S. Department of State Bureau
of international information programs,
state.gov/
[6] Charles Evans Hughes, Diễn văn đọc tại Elmira,
New Yrok, 1907
[7] Alffred De Grazia: Chính trị học yếu lược, Trung
tâm nghiên cứu Việt Nam, tr. 423
[8] Dicey: Instroduction to the Study of the law of
the Constitution 1926
[9] Thẩm phán - Phùng Lê Trân người đã tuyên Tạ
Đình Đề vô tội / Tòa án nhân dân điện tử, ngày
02 tháng 02 năm 2018
[10] Nguyễn Thành Long, Nguyên tắc suy đoán vô tội
trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, 2011 tr. 52.
K
p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- suy_doan_vo_toi_nhan_thuc_va_quy_dinh_trong_hien_phap_cua_qu.pdf