Mô hình SWAT đã được hiệu chỉnh và kiểm
định đủ độ tin cậy để tiến hành mô phỏng chế
độ dòng chảy và quá trình bồi lắng trên lưu vực
Srepok. Kết quả cho thấy, các kịch bản BĐKH
tác động đến dòng chảy khá mạnh mẽ tại trạm
Giang Sơn khi lưu lượng tăng vào tháng I-VIII
và giảm vào tháng IX-XI. Trong đó, kịch bản
thấp ảnh hưởng rõ rệt nhất vào các tháng chuyển
giao giữa hai mùa và kịch bản trung bình tác
động mạnh vào các tháng mùa khô. Ba trạm
còn lại thể hiện chung một quy luật khi giảm
lưu lượng dòng chảy vào các tháng mùa khô và
tăng vào các tháng mùa mưa ở kịch bản thấp và
cao. Riêng ở kịch bản trung bình cho thấy sự
suy giảm dòng chảy kéo dài thêm vào các tháng
V-VI làm cho mùa khô có xu hướng ngày càng
dài trên lưu vực. Đối với tải lượng bùn cát, các
kịch bản BĐKH thể hiện xu hướng tăng vào các
tháng mùa mưa và giảm các tháng mùa khô đối
với kịch bản thấp và cao. Riêng kịch bản trung
bình, quy luật diễn ra tương tự vào các tháng
mùa mưa nhưng xu hướng khác biệt vào các
tháng mùa khô khi xu hướng giảm diễn ra vào
các tháng XI, XII và tháng V năm sau
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng dòng chảy và tải lượng bùn cát trên lưu vực srepok - Vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LƯU LƯỢNG
DÒNG CHẢY VÀ TẢI LƯỢNG BÙN CÁT TRÊN
LƯU VỰC SREPOK - VÙNG TÂY NGUYÊN
THE EFFECT OF CLIMATE CHANGE ON RUNOFF AND SEDIMENT IN SREPOK
WATERSHED - CENTRAL HIGHLAND OF VIETNAM
Nguyễn Thị Ngọc Quyên1, Nguyễn Duy Liêm2, Bùi Tá Long3, Nguyễn Kim Lợi2
1Trường Đại học Tây Nguyên
2Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
3Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Email: ngocquyendhtn@yahoo.com.vn
TÓM TẮT
Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của
BĐKH. Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và đất trên lưu
vực Srepok bằng mô hình SWAT dựa trên ba kịch bản BĐKH đã được chi tiết hóa thống kê từ
chương trình CMIP5 của IPCC. Kết quả, các kịch bản BĐKH tác động đến dòng chảy khá mạnh
mẽ tại trạm Giang Sơn với kịch bản thấp ảnh hưởng rõ rệt nhất vào các tháng chuyển giao mùa,
kịch bản trung bình tác động mạnh vào các tháng mùa khô, kịch bản cao làm lưu lượng tăng vào
tháng I-VIII và giảm vào tháng IX-XI. Ba trạm còn lại thể hiện chung một quy luật khi giảm lưu
lượng dòng chảy vào các tháng mùa khô và tăng vào các tháng mùa mưa ở kịch bản thấp và cao,
kịch bản trung bình cho thấy sự suy giảm dòng chảy kéo dài thêm vào các tháng V-VI làm cho mùa
khô có xu hướng ngày càng dài trên lưu vực. Đối với tải lượng bùn cát, các kịch bản BĐKH thể
hiện xu hướng tăng vào các tháng mùa mưa và giảm các tháng mùa khô, đặc biệt vào các tháng
hạn nhất trong năm (tháng III, IV) đối với kịch bản thấp và cao. Riêng kịch bản trung bình, quy
luật diễn ra tương tự vào các tháng mùa mưa nhưng xu hướng khác biệt vào các tháng mùa khô
khi xu hướng giảm diễn ra vào các tháng XI, XII và tháng V năm sau.
Từ khoá: Biến đổi khí hậu, lưu lượng dòng chảy, tải lượng bùn cát, mô hình SWAT, lưu vực
Srepok.
ABSTRACT
According to the IPCC’s fourth report, Vietnam is one of the five countries most affected by
climate change. The aims of the study were to assess the impact of climate change on water
and soil resources in Srepok watershed by using SWAT model based on three climate change
scenarios that have been downscaling from the IPCC CMIP5 program. The results show that
climate change scenarios strongly affect the flow at Giang Son station with efficiently effect on
season changes in RCP 2.6 scenario, significantly effect ondry season, lightly increase runoff
from January to August and decrease from September to November in RCP 8.5 scenario. The
remaining three stations showed that, dry flow decrease and flood flow increas in RCP 2.6 and
RCP 8.5 scenarios, RCP 4.5 scenario shows a prolonged runoff decline in May and Jun make
the dry season tend to be longer in the watershed. For sedimentation, climate change scenarios
showed an upward trend in rainy season and decrease in dry months, especially in the lowest
months of the year (March and April) in low and high scenarios. The average scenario, the rule
is similar in the rainy season but differenttrend in the dry season when the downtrend occurs
onNovember, December and May next year.
Keywords:Climate change, runoff, sediment, SWAT model, Srepok watershed.
92
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Y. Panagopoulos và ctv, 2012); xây dựng hệ
thống cảnh báo lũ nhờ vào ưu điểm mô phỏng tốt
và chính xác lưu lượng dòng chảy (Mohammad
K.A, 2006; Samuel R. và ctv, 2007; Mehmet
C.D. và ctv, 2009; Malutta S. and Kobiyama M.,
2011; Winai W. and Kobkiat P., 2011); ngoài ra,
cùng với xu hướng nghiên cứu hiện nay, SWAT
cũng được ứng dụng để đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH lên tài nguyên nước (Samuel R. và ctv,
2007) và vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên
nước (P.P. Mujumdar, 2008). Trên lưu vực
Srepok, các nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH đến tài nguyên nước cũng được thực
thi như đánh giá việc quản lý tài nguyên nước
dưới các kịch bản phát triển và kịch bản BĐKH
dựa trên mô hình HEC-HMS và MIKE BASIN.
Nghiên cứu đưa ra kết luận khả năng thâm hụt
nước tưới được dự báo là khá lớn với cả năm
là 19,4% và vào mùa khô là 28,6% (Trần Văn
Ty và ctv, 2012a); Dựa trên kịch bản BĐKH
của SEA-START và mô hình HEC-HMS, tài
nguyên nước tại lưu vực đã được xác định mức
độ thay đổi dưới ảnh hưởng của kịch bản thảm
phủ và BĐKH. Kết quả chỉ ra rằng sự khan
hiếm nước đang diễn ra tại thượng lưu các tiểu
lưu vực trong suốt mùa khô. Dưới tác động của
BĐKH, sự khan hiếm này càng tăng lên (Trần
Văn Ty và ctv, 2012b).
Từ thực tế đó, mục tiêu của nghiên cứu là
đánh giá tác động của BĐKH đến lưu lượng
dòng chảy và tải lượng bùn cát bằng mô hình
SWAT với ba kịch bản RCP 2.6, RCP 4.5 và
RCP 8.5 đã được chi tiết hóa thống kê cho lưu
vực Srepok phục vụ cho công tác quản lý lưu
vực một cách bền vững và hỗ trợ ra quyết định
cho các nhà hoạch định chính sách trong bối
cảnh BĐKH.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Lưu vực Srepok có tổng diện tích là 30.900
km2, trong đó phần thuộc Việt Nam là 18.200
km2 và thuộc Campuchia là 12.700 km2. Địa
hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc,
tương đối đa dạng, đồi núi xen kẽ bình nguyên
và thung lũng với thảm phủ khá phong phú
(Hình 1).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức
lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI,
tác động đến đời sống, sản xuất nông nghiệp,
môi trường và nhiều khía cạnh khác của người
dân Việt Nam. Do đó, đánh giá tác động của
BĐKH, đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm
thiểu ảnh hưởng của BĐKH phải trở thành vấn
đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển
đất nước. Theo các nghiên cứu gần đây, biểu
hiện của BĐKH ở lưu vực Srepok thể hiện qua
xu hướng lượng mưa giảm và nhiệt độ tăng khi
sử dụng phương pháp chi tiết hóa thống kê hai
kịch bản phát thải khí nhà kính B1 và A1B của
15 mô hình hoàn lưu toàn cầu dưới sự hỗ trợ của
công cụ LARS-WG (Đào Nguyên Khôi và ctv,
2014); hay kết quả dự báo kịch bản BĐKH dựa
vào mô hình SDSM (Statistical DownScaling
Model) chi tiết hóa thống kê kịch bản phát thải
khí nhà kính A2 và B2 của mô hình HadCM3
đã xác định lượng mưa năm và nhiệt độ năm
sẽ tăng trong tương lai nhưng có sự suy giảm
lượng mưa vào mùa khô (Đào Nguyên Khôi
và ctv, 2015); hoặc theo chương trình CMIP5
của IPCC với 3 kịch bản RCP2.6, RCP4.5
và RCP8.5 chỉ ra trong giai đoạn 2013-2045,
nhiệt độ tối cao và tối thấp có xu hướng tăng
ở cả ba kịch bản, xu hướng lượng mưa tăng
cao (0,3% - 30,4%) vào các tháng chính mùa
mưa và hầu hết các tháng mùa khô (15% - trên
600%) nhưng giảm mạnh (5,6% - 40,8%) vào
các tháng chuyển giao giữa mùa khô và mùa
mưa (Nguyễn Thị Ngọc Quyên và ctv, 2016b).
Có thể thấy rằng, sự thay đổi của khí hậu làm
điều kiện tự nhiên của lưu vực Srepok thêm
khắc nghiệt, nguy cơ xuất hiệncác hiện tượng
thời tiết cực đoan ngày càng nhiều với cường
độ mạnh và khó dự đoán.
Trên thế giới đã có nhiều cách tiếp cận khác
nhau trong nghiên cứu đánh giá tác động của
BĐKH đến tài nguyên nước và đất trên lưu vực
sông, trong đó phương pháp mô hình hóa đã
và đang được nhiều nghiên cứu sử dụng vì khả
năng định lượng của nó. SWAT cũng là một
trong số những mô hình đang được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đánh giá chất
lượng nước mặt (Cyril O. Wilson và ctv, 2011;
93
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Hình 1. Dữ liệu đầu vào mô hình SWAT
(a) Mô hình cao độ số (b) Bản đồ thổ nhưỡng
(c) Bản đồ thảm phủ (d) Mạng lưới các trạm quan trắc
lượng mưa, độ ẩm, tốc độ gió, số giờ nắng giai
đoạn 1980-2012 tại 8 trạm khí tượng gồm Buôn
Hồ, M’Đrắk, Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Đà
Lạt, Đắk Mil, Lắk, Ea K’Mat và 8 trạm đo mưa
giai đoạn 1980-2012 được thu thập từ Trung
tâm khí thượng thủy văn khu vực Tây Nguyên,
dữ liệu khí tượng gồm nhiệt độ tối cao, nhiệt
độ tối thấp và lượng mưa giai đoạn 2013-2045
được chi tiết hóa thống kê bằng mô hình SDSM
tại 8 trạm khí tượng và 8 trạm đo mưa trên lưu
vực Srepok theo chương trình CMIP5 của IPCC
bằng mô hình CanESM2 với ba kịch bản nồng
độ khí nhà kính RCP 2.6, RCP 4.5, RCP 8.5. Kết
quả mô phỏng đảm bảo độ tin cậy với r > 0,9,
RMSE, MA, MAE rất nhỏ đối với yếu tố nhiệt
độ và 0,5 < r < 0,7, RMSE, MA và MAE khá
lớn nhưng tương đồng nhau đối với lượng mưa
(Nguyễn Thị Ngọc Quyên và ctv, 2016b), và lưu
lượng dòng chảy và tải lượng bùn cát ngày thực
đo giai đoạn 1980-2012 làm cơ sở đánh giá hiệu
quả mô hình tại bốn trạm thủy văn trên sông
Srepok gồm Đức Xuyên, Giang Sơn, Cầu 14,
Bản Đôn thu thập từ Đài khí tượng thủy văn
Đắk Lắk.
Yêu cầu dữ liệu đầu vào cho mô hình SWAT
là (1) Dữ liệu về GIS gồm các bản đồ chuyên
đề với tỷ lệ 1:1.000.000 ở hệ tọa độ UTM múi
48 Bắc như mô hình cao độ số (DEM) được
thu thập từ dữ liệu cao độ số toàn cầu ASTER
(Advanced Space borne Thermal Emission and
Reflection Radiometer) của NASA (National
Aeronauti and Space Administration) với độ
phân giải 30 m x 30 m với giá trị độ cao từ 65
m-2445 m, bản đồ thổ nhưỡng lưu vực Srepok
ghép từ bản đồ thổ nhưỡng của ba tỉnh Đắk
Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng thu thập từ Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền
Trung, bản đồ thảm phủ lưu vực Srepok năm
1990 được giải đoán từ ảnh vệ tinh Landsat 4,5
TM theo khóa giải đoán của ảnh Landsat 8 OLI
đảm bảo độ chính xác với hệ số kappa bằng
0,69 và sai số toàn cục bằng 73,53% (Nguyễn
Thị Ngọc Quyên và ctv, 2016a), vị trí địa lý các
trạm khí tượng thủy văn, các trạm đo mưa được
thể hiện trên không gian khu vực nghiên cứu;
(2) Các tập tin chuỗi thời gian được thu thập
và xử lý bằng Microsoff Excel như dữ liệu khí
tượng gồm nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp,
94
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Đánh giá mô hình
• Hệ số hiệu quả (Model coefficient of
efficiency):
2
1
2
1
( )
1
( )
n
i ii
n
ii
O P
NSE
O O
=
=
−
= −
−
∑
∑
Với NSE là chỉ tiêu Nash-Sutcliffe, i là chỉ
số, Oi là giá trị thực đo, Ō là giá trị thực đo
trung bình, Pi là giá trị tính toán theo mô hình,
là giá trị tính toán trung bình theo mô hình.
Chất lượng mô phỏng của mô hình được đánh
giá theo các mức độ: nếu 0,90 < NSE ≤ 1,0: rất
tốt; nếu 0,8 < NSE ≤ 0,9: tốt; nếu 0,7 < NSE ≤
0,8: khá tốt; nếu 0,5 < NSE ≤ 0,7: đạt yêu cầu;
nếu NSE ≤ 0,5: Không đạt yêu cầu (Vũ Văn
Nghị, 2015).
• Hệ số cân bằng tổng lượng (Coefficient of
mass residual):
1 1
1
100%
n n
i ii i
n
ii
O P
PBIAS
O
= =
=
−
= ×∑ ∑
∑
Phân bậc tính tương thích được đề nghị như
sau: PBIAS ≤ 5,0%: Rất tốt; 5,0% < PBIAS ≤
10%: Tốt;10% < PBIAS ≤ 15%: Khá tốt;15%
20%:
Không đạt yêu cầu (Vũ Văn Nghị, 2015).
Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình SWAT
Mô hình SWAT được hiệu chỉnh tự động bằng
phần mềm SWAT-CUP với thuật toán SUFI-
2 (Semi Automated Sequential Uncertainty
Fitting). Kết quả đánh giá mô hình đối với lưu
lượng dòng chảy đã đạt được độ tin cậy tốt với
hệ số NSE > 0,7 và PBIAS < |10| ở cả 4 trạm
quan trắc trong giai đoạn hiệu chỉnh và NSE >
0,75 và PBIAS < |10| ở ba trạm Giang Sơn, Cầu
14 và Bản Đôn. Riêng trạm Đức Xuyên, NSE
> 0,63 nhưng PBIAS vẫn đạt mức tốt (< 15%)
do trận bão lịch sử xảy ra vào tháng 10/2000
trên sông Krông Nô (Nguyễn Thị Ngọc Quyên
và ctv, 2017); Đối với tải lượng bùn cát, dữ liệu
này được quan trắc và lưu trữ sau dữ liệu lưu
lượng dòng chảy một thời gian khá dài và trên
lưu vực Srepok, chỉ có trạm thủy văn cấp I Bản
Đôn mới đo đạc số liệu hàm lượng chất lơ lửng
Phương pháp mô hình hóa
Mô hình SWAT
SWAT là công cụ đánh giá nước và đất, được
xây dựng bởi Jeff Arnold, 1998. Mô hình là sự
tập hợp những phép toán hồi quy để thể hiện
mối quan hệ giữa giá trị thông số đầu vào và
thông số đầu ra. Mô hình thủy học trong lưu
vực được phân chia thành hai nhóm chính: (1)
Pha đất của chu trình thủy văn kiểm soát lượng
nước, phù sa, dinh dưỡng và thuốc trừ sâu được
đưa từ trong mỗi tiểu lưu vực ra sông chính;
(2) Pha nước của chu trình thủy văn kiểm soát
quá trình di chuyển của dòng nước, quá trình
bồi lắng, v.vdiễn ra thông qua hệ thống sông
ngòi của lưu vực đến cửa xả (Arnold, J. G. và
ctv, 1998).
SWAT mô hình hóa chu trình nước dựa trên
cơ sở phương trình cân bằng nước sau:
1
W W ( w )
t
t o day surf a seep gwi
S S R Q E Q
=
= + − − − −∑
Với SW
t
là lượng nước trong đất tại thời
điểm t (mm H
2
O); SW
o
là lượng nước trong đất
tại thời điểm ban đầu ngày thứ i (mm H
2
O); t là
thời gian (ngày); R
day
là lượng nước mưa trong
ngày thứ i (mm H
2
O); Q
surf
là lượng dòng chảy
bề mặt trong ngày thứ i (mm H
2
O); E
a
là lượng
nước bốc hơi trong ngày thứ i (mm H
2
O); w
seep
là lượng nước thấm vào vùng chưa bão hòa
trong ngày thứ i (mm H
2
O); Q
gw
là lượng nước
ngầm chảy ra sông trong ngày thứ i (mm H
2
O).
Công thức tính lượng bồi lắng theo SWAT:
sed = 11,8 (Q
surf
• q
peak
• area
hru
)0,56 • KUSLE
• LSUSLE • CUSLE • PUSLE • CFRG
Với sed là lượng đất bị xói mòn trong thời
đoạn tính toán 1 ngày (tấn); Q
surf
là tổng lượng
dòng chảy mặt (mm); q
peak
là lưu lượng đỉnh lũ
(m3/s); areahru là diện tích của một đơn vị (ha);
K
USLE
là hệ số xói mòn đặc trưng cho từng loại
đất; L
USLE
là hệ số xói mòn do ảnh hưởng của
chiều dài sườn dốc; S
USLE
là hệ số xói mòn do
ảnh hưởng của độ dốc; C
USLE
là hệ số ảnh hưởng
của cây trồng đến xói mòn đất; P
USLE
là hệ số
ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến xói mòn
đất; CFRG là hệ số thô.
95
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
-120
-60
0
60
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Thời gian (tháng)
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
Hình 2. Biến động lưu lượng dòng chảy tháng kịch bản thấp so với kịch bản nền
-120
-60
0
60
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Thời gian (tháng)
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
Hình 3. Biến động lưu lượng dòng chảy tháng kịch bản trung bình so với kịch bản nền
-130
-65
0
65
130
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Thời gian (tháng)
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
Hình4. Biến động lưu lượng dòng chảy tháng kịch bản cao so với kịch bản nền
thể hiện khác biệt khi lưu lượng giảm mạnh vào
tháng XI và XII, tăng từ tháng II đến tháng IX
(Hình 2); Kịch bản trung bình chỉ ra rằng, dòng
chảy có xu hướng giảm mạnh vào các tháng
chuyển giao giữa hai mùa, đặc biệt là tại trạm
Đức Xuyên giảm gần 80% vào tháng VI. Điều
này đã làm tăng nguy cơ hạn hán kéo dài hơn
trên lưu vực. Biểu đồ Hình 3 cho thấy lưu lượng
dòng chảy tăng từ tháng I đến tháng III, thậm
chí tại trạm Giang Sơn, mức độ tăng lên tới gần
80% vào tháng III. Tuy nhiên, đây là các tháng
mùa khô nên mặc dù phần trăm thay đổi so với
kịch bản nền khá cao nhưng lượng nước đến
là không đáng kể; Ở kịch bản cao, dòng chảy
tháng có xu hướng giảm vào các tháng mùa khô
khoảng 50% (tháng III-V, XI, XII), và tăng vào
các tháng mùa mưa khoảng 20% (tháng VI-X)
tại trạm Đức Xuyên, Cầu 14 và Bản Đôn. Riêng
trạm Giang Sơn tương tự như các kịch bản trên,
xu hướng lưu lượng dòng chảy có sự khác biệt
khi giảm từ tháng XX-I năm sau và tăng từ
tháng II-IX (Hình4).
liên tục theo ngày. Căn cứ vào số liệu hiện có,
quá trình hiệu chỉnh và kiểm định tải lượng bùn
cát giai đoạn 1993-2000 tại trạm Bản Đôn đẩm
bảo độ tin cậy với NSE > 0,7 và PBIAS < 15%
trong giai đoạn hiệu chỉnh và NSE đạt 0,58
và PBIAS là 19,9% trong giai đoạn kiểm định
(Nguyễn Thị Ngọc Quyên và ctv, 2016c). Như
vậy, có thể khăng định rằng mô hình SWAT có
khả năng ứng dụng tốt khi mô phỏng chế độ
thủy văn và quá trình bồi lắng diễn ra trên lưu
vực Srepok.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tác động của biến đổi khí hậu đến lưu lượng
dòng chảy
So với kịch bản nền, kịch bản thấp thể hiện
xu hướng giảm lưu lượng dòng chảy vào các
tháng mùa kiệt (tháng XI-IV năm sau), đặc
biệt vào tháng III giảm khoảng trên 80%; và
tăng lưu lượng dòng chảy mùa lũ (tháng VI-IX)
khoảng 70% tại các trạm Đức Xuyên, Cầu 14
và Bản Đôn. Riêng trạm Giang Sơn, xu hướng
96
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
-60
-30
0
30
60
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
B
iế
n
độ
ng
(%
) Mùa lũ Mùa kiệt
Hình 5. Biến động lưu lượng dòng chảy mùa kịch bản thấp so với kịch bản nền
-30
-15
0
15
30
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
B
iế
n
độ
ng
(%
) Mùa lũ Mùa kiệt
Hình 6. Biến động lưu lượng dòng chảy mùa kịch bản trung bình so với kịch bản nền
-40
-20
0
20
40
Giang Sơn Đức Xuyên Cầu 14 Bản Đôn
B
iế
n
độ
ng
(%
) Mùa lũ Mùa kiệt
Hình7. Biến động lưu lượng dòng chảy mùa kịch bản cao so với kịch bản nền
lại có sự sai khác khi lưu lượng dòng chảy có
xu hướng giảm ở cả hai mùa tại trạm Cầu 14;
và xu hướng ngược lại, tăng vào mùa kiệt và
giảm vào mùa lũ tại trạm Giang Sơn; Theokịch
bản cao cũng được thể hiện dưới dạng biểu đồ
tại Hình 7. Theo đó, lưu lượng dòng chảy tại 4
vị trí quan sát đều tăng vào mùa lũ và giảm vào
mùa kiệt. Trong đó, vị trí trạm Đức Xuyên có
sự biến động nhiều nhất, dòng chảy lũ tăng và
dòng chảy kiệt giảm khoảng 30%. Các trạm còn
lại lưu lượng tăng khoảng 15% vào mùa lũ và
giảm khoảng 20% vào mùa kiệt.
Khi xem xét dòng chảy mùa, kết quả kịch
bản thấp thể hiện trong Hình 5 cho thấy BĐKH
tác động mạnh mẽ tại vị trí trạm Đức Xuyên
khi 60% lưu lượng nước giảm vào mùa kiệt và
tăng vào mùa lũ. Tiếp đến, tại trạm Cầu 14, lưu
lượng mùa kiệt giảm khoảng 30% và lưu lượng
mùa lũ tăng 20%. Trong khi đó, hai trạm Giang
Sơn và Bản Đôn có sự biến động không đáng
kể (<10%); Biểu đồ tại Hình 6 cho thấy tại kịch
bản trung bình, quy luật chung diễn ra tại trạm
Đức Xuyên và Bản Đôn khi lưu lượng dòng
chảy kiệt giảm khoảng 30% và lưu lượng dòng
chảy lũ tăng dưới 10%. Trong khi hai trạm còn
Cuối cùng, một sự so sánh mức độ tác động
của cả ba kịch bản đến lưu lượng dòng chảy
được thể hiện tại Hình 8. Có thể thấy, BĐKH
tác động mạnh mẽ đến dòng chảy tại trạm Giang
Sơn khi lưu lượng tăng từ tháng I-VIII và giảm
từ tháng IX-XII. Trong đó, kịch bản RCP 2.6
ảnh hưởng rõ rệt nhất vào các tháng giao mùa
(tháng V-VII), kịch bản RCP 4.5 tác động mạnh
vào các tháng mùa khô (tháng I-IV). Ở ba trạm
còn lại, quy luật khá tương đồng khi lưu lượng
giảm vào các tháng mùa khô (tháng XI-IV năm
sau) và tăng vào các tháng mùa mưa (tháng
V-X) ở kịch bản RCP 2.6 và RCP 8.5. Riêng
kịch bản RCP 4.5 cho thấy sự suy giảm lưu
lượng dòng chảy kéo dài thêm vào các tháng
giao mùa (tháng V-VI) làm cho mùa khô trên
lưu vực có xu hướng ngày càng dài.
97
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
tăng không đáng kể tại trạm Bản Đôn; kịch bản
trung bình RCP 4.5 thể hiện xu hướng biến
động không đáng kể vào mùa lũ tại bốn trạm và
mùa kiệt xu hướng giảm tại trạm Đức Xuyên,
Cầu 14, Bản Đôn nhưng tăng tại trạm Giang
Sơn; kịch bản cao RCP 8.5 thể hiện xu hướng
khá đồng nhất, tăng lên vào mùa lũ và giảm vào
mùa kiệt tại tất cả các vị trí quan trắc trên sông.
Theo mùa, các kịch bản thể hiện xu hướng
làm tăng lưu lượng dòng chảy vào mùa lũ và
giảm vào mùa kiệt ở đa số các vị trí quan trắc.
Cụ thể tại Hình9 cho thấy kết quả của các kịch
bản BĐKH so với kịch bản nền, kịch bản thấp
RCP 2.6 thể hiện sự tăng lên vào mùa lũ tại bốn
trạm quan trắc và mùa kiệt xu hướng giảm tại
trạm Giang Sơn, Đức Xuyên, Cầu 14 nhưng
0
100
200
300
400
500
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Thời gian (tháng)
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
Giang Sơn
0
100
200
300
400
500
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Thời gian (tháng)
Đức Xuyên
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
0
150
300
450
600
750
900
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Thời gian (tháng)
Cầu 14
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
0
150
300
450
600
750
900
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Thời gian (tháng)
Bản Đôn
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
Hình 8. Tác động của các kịch bản BĐKH đến lưu lượng dòng chảy tháng
0
400
800
1200
1600
Mùa lũ Mùa kiệt
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
Giang Sơn
0
400
800
1200
1600
Mùa lũ Mùa kiệt
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Đức Xuyên
0
1000
2000
3000
4000
Mùa lũ Mùa kiệt
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
Cầu 14
0
1000
2000
3000
4000
Mùa lũ Mùa kiệt
Lư
u
lư
ợ
ng
d
òn
g
ch
ảy
(m
3 /s
)
Kịch bản nền
Kịch bản RCP 2.6
Kịch bản RCP 4.5
Kịch bản RCP 8.5
Bản Đôn
Hình 9. Tác động của các kịch bản BĐKH đến lưu lượng dòng chảy mùa
Tác động của biến đổi khí hậu đến tải lượng
bùn cát
Xu thế tăng lên của lượng mưa trong các kịch
bản BĐKH đã tác động rất lớn đến tải lượng
bùn cát trên lưu vực. So với kịch bản nền, ở
kịch bản RCP 2.6, tải lượng bùn cát tháng có xu
hướng tăng khoảng 5%-100% sau tháng mưa
đầu tiên và kéo dài đến tháng XI, xu hướng tăng
tiếp tục xảy ra vào tháng I và II khoảng 60%
nhưng thực chất lượng tăng không đáng kể so
với kịch bản nền. Ngược lại, tải lượng bùn cát
xu hướng giảm từ tháng III-V với mức giảm
cao nhất xấp xỉ 40%. Bên cạnh đó, mức tăng
lượng đất xói mòn ra sông ở cả mùa kiệt và mùa
lũ với khoảng 5% và 30% (Hình10).
98
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
lũ và có xu hướng giảm khoảng 45% vào mùa
kiệt so với kịch bản nền. Kịch bản cao thể hiện
xu hướng tăng lượng đất bị xói mòn trên lưu
vực ở tất cả các tháng từ 10% đến gần 100%
trừ tháng IV, V có xu hướng giảm khoảng 10%.
Điều tất yếu sẽ làm tăng tải lượng bùn cát vào
mùa lũ với mức xấp xỉ 25% và vào mùa kiệt
khoảng 5% (Hình 12).
Theo Hình 11, tải lượng bùn cát mô phỏng
tương ứng với kịch bản trung bình có xu hướng
cao hơn so với kịch bản nền khoảng 20%-40%
vào tháng VII-IX và khoảng 20%-80% vào
tháng I-IV năm sau, xu hướng ngược lại diễn
ra vào tháng X-XII và tháng V, VI cao nhất
khoảng 10%. Kết quả tổng hợp cho thấy, tải
lượng bùn cát có xu hướng tăng 25% vào mùa
(a). Theo bước thời gian tháng (b). Theo bước thời gian mùa
-100
-50
0
50
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Thời gian (tháng) -30
-15
0
15
30
Mùa lũ Mùa kiệt
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Hình 10. Biến động tải lượng bùn cát tháng kịch bản thấp so với kịch bản nền trạm Bản Đôn
(a). Theo bước thời gian tháng (b). Theo bước thời gian mùa
-100
-50
0
50
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(
%
)
Thời gian (tháng)
-50
-25
0
25
50
Mùa lũ Mùa kiệt
B
iế
n
độ
ng
(
%
)
Hình 11. Biến động tải lượng bùn cát tháng kịch bản trung bình so với kịch bản nền
(a). Theo bước thời gian tháng (b). Theo bước thời gian mùa
-100
-50
0
50
100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Thời gian (tháng) -30
-15
0
15
30
Mùa lũ Mùa kiệt
B
iế
n
độ
ng
(%
)
Hình 12. Biến động tải lượng bùn cát tháng kịch bản cao so với kịch bản nền
Nhìn chung, các kịch bản BĐKH có tác
động đến lượng đất bị xói mòn, rửa trôi ra sông
ở các mức độ khác nhau và được thể hiện tại
Hình 13. Một quy luật chung được thể hiện là
tải lượng bùn cát tăng vào các tháng mùa mưa
(tháng V-X) và các tháng mùa khô (tháng XI-II
năm sau), giảm vào các tháng hạn nhất trong
năm (tháng III, IV) đối với kịch bản thấp và
cao. Riêng kịch bản trung bình, quy luật diễn
ra tương tự vào các tháng mùa mưa nhưng có
xu hướng khác biệt vào các tháng mùa khô khi
xu hướng giảm diễn ra vào các tháng XI, XII
và tháng V năm sau (Hình 13a). Có thể thấy rõ
hơn tác động của BĐKH tại Hình 13b khi cả ba
kịch bản đều có tác động đến tải lượng bùn cát
mùa lũ. Tuy nhiên, vào mùa kiệt, chỉ có kịch
bản trung bình có xu hướng giảm trong khi kịch
bản thấp và cao cho thấy sự biến động không
đáng kể.
99
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
mùa mưa phải có phương án đồng thời phối hợp
chặt chẽ với địa phương và Ban Phòng chống
lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các
thủy điện nhỏ và vừa. Có biện pháp gia cố bờ
sông hạn chế thiệt hại cho khu vực dễ bị sạt lở
do dòng chảy thay đổi đột ngột khi vận hành
thủy điện. Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám
sát phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, phòng chống sạt lở, lũ quét để phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương.
Giải pháp phi công trình
Kịch bản BĐKH chỉ ra rằng, mùa khô có xu
hướng kéo dài hơn đến tháng V, tháng VI. Vì
vậy, cơ cấu cây trồng cần được xây dựng phù
hợp, bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh
hạn, né lũ nhằm thích ứng với điều kiện thay
đổi của khí hậu.
Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học
để sản xuất giống cây trồng có khả năng kháng
bệnh, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô), giống ra
hoa nhiều lần (điều), giống chín tập trung hoặc
rải rác tùy đối tượng cây trồng và tùy vùng sinh
thái để bố trí tại những khu vực khô hạn và ứng
dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo
hướng thích ứng với BĐKH.
Cần tăng cường đa dạng sinh học trên diện
tích cây trồng lâu năm như trồng cây che bóng,
chắn gió, trồng xen các loại cây khác, cây đai
rừng là giải pháp thích ứng với BĐKH hiệu
quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ
trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn
chế bốc thoát hơi ước trên bề mặt đất và lá, cung
cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa
trôi. Bên cạnh đó, một số diện tích đất trồng cây
lâu năm ở các vùng có điều kiện bất thuận, sản
xuất không hiệu quả nên được chuyển đổi sang
Một số giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với
biến đổi khí hậu
Giải pháp công trình
Các trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực
nghiên cứu còn ít và rải rác. Vì vậy, cần lập
thêm các trạm quan trắc tại các vùng, các sông
chưa có trạm để khai thác và quản lý chặt chẽ,
đầy đủ tình hình khí tượng thủy văn trên toàn
lưu vực, làm cơ sở cho công tác quy hoạch và
dự báo khí tượng thủy văn ứng phó với BĐKH.
Quá trình nghiên cứu BĐKH tác động đến
lưu lượng dòng chảy và tải lượng bùn cát cho
thấy dòng chảy kiệt hơn vào mùa khô và tải
lượng bùn cát tăng lên vào mùa mưa. Theo kết
quả tính toán và nguyên lý thủy văn, yếu tố mặt
đệm đóng vai trò quan trọng và chi phối đến chế
độ thủy văn trên lưu vực. Vì vậy, bên cạnh việc
bảo vệ nghiêm ngặt bề mặt lưu vực thì tăng độ
che phủ, tái lập những vùng đệm xung yếu đã bị
tàn phá trước đây là một giải pháp chủ yếu trên
lưu vực Srepok, vừa là bể chứa carbon, vừa có
tác dụng điều hòa dòng chảy.
BĐKH làm cho sự phân phối không đều
dòng chảy giữa hai mùa ngày càng rõ nét. Sự
thừa nước vào mùa lũ hay thiếu nước vào mùa
kiệt đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày của
người dân trong khu vực. Vì vậy, cần tận dụng
các hồ chứa đang hoạt động trên dòng chính
Srepok để phân phối dòng chảy phù hợp giữa
hai mùa kiệt và lũ. Trong trường hợp cần thiết,
có thể sử dụng giải pháp tăng dung tích hồ chứa
để tích lũy lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa
và cung cấp nước vào mùa khô. Xây dựng quy
trình vận hành liên hồ chứa hiệu quả và an toàn
cho hạ du. Điều tiết, xả lũ an toàn đập trong
(a). Theo bước thời gian tháng (b). Theo bước thời gian mùa
0
1500
3000
4500
6000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tả
i l
ư
ợ
ng
b
ùn
c
át
(tấ
n)
Thời gian (Tháng)
Kịch bản nền
RCP 2.6
RCP 4.5
RCP 8.5
0
5000
10000
15000
20000
25000
Mùa lũ Mùa kiệt
Tả
i l
ư
ợ
ng
b
ùn
c
át
(tấ
n)
Kịch bản nền
RCP 2.6
RCP 4.5
RCP 8.5
Hình 13. Tác động của các kịch bản BĐKH đến tải lượng bùn cát
100
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn như
sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có
khả năng thích ứng cao với BĐKH.
KẾT LUẬN
Mô hình SWAT đã được hiệu chỉnh và kiểm
định đủ độ tin cậy để tiến hành mô phỏng chế
độ dòng chảy và quá trình bồi lắng trên lưu vực
Srepok. Kết quả cho thấy, các kịch bản BĐKH
tác động đến dòng chảy khá mạnh mẽ tại trạm
Giang Sơn khi lưu lượng tăng vào tháng I-VIII
và giảm vào tháng IX-XI. Trong đó, kịch bản
thấp ảnh hưởng rõ rệt nhất vào các tháng chuyển
giao giữa hai mùa và kịch bản trung bình tác
động mạnh vào các tháng mùa khô. Ba trạm
còn lại thể hiện chung một quy luật khi giảm
lưu lượng dòng chảy vào các tháng mùa khô và
tăng vào các tháng mùa mưa ở kịch bản thấp và
cao. Riêng ở kịch bản trung bình cho thấy sự
suy giảm dòng chảy kéo dài thêm vào các tháng
V-VI làm cho mùa khô có xu hướng ngày càng
dài trên lưu vực. Đối với tải lượng bùn cát, các
kịch bản BĐKH thể hiện xu hướng tăng vào các
tháng mùa mưa và giảm các tháng mùa khô đối
với kịch bản thấp và cao. Riêng kịch bản trung
bình, quy luật diễn ra tương tự vào các tháng
mùa mưa nhưng xu hướng khác biệt vào các
tháng mùa khô khi xu hướng giảm diễn ra vào
các tháng XI, XII và tháng V năm sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Arnold, J. G., Srinivasan, R., Muttiah, R.
S., & Williams, J. R. (1998). Large area
hydrologic modeling and assessment part I:
Model development. Journal of American
Water Resources Association, 34(1), 73-89.
Cyril O. W. and Qihao W., (2011). Simulating
the impacts of future land use and climate
changes on surface water quality in the
Des Plaines River watershed, Chicago
Metropolitan Statistical Area, Illinois.
Science of the Total Environment 409: 4387-
4405.
Đào Nguyên Khôi, Nguyễn Thị Hồng Nhung,
Trương Thanh Cảnh (2014). Ứng dụng công
cụ chi tiết hóa thống kê LAR-WG xây dựng
kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông
Srepok. Tạp chí phát triển khoa học và công
nghệ, 17(12), 109-123.
Đào Nguyên Khôi, Phạm Thị Thảo Nhi, Châu
Nguyễn Xuân Quang (2015). Xây dựng kịch
bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Srepok
bằng công cụ SDSM. Tạp chí khí tượng thủy
văn, 651, 24-31.
Malutta S. and Kobiyama M., (2011). SWAT
application to analyze the floods in Negrinho
River basin – SC, Brazil. 12th International
Conference on Urban Drainage, Porto
Alegre/Brazil, 11-16 September 2011.
Mehmet C.D., Anabela V.,Ercan K.,(2009).
Flow forecast by SWAT model and ANN
in Pracana basin, Portugal. Advances in
Engineering Software 40: 467-473.
Mohammad K.A., (2006). Flood Forecasting
for Bangladesh with Satellite Data. MSc
Thesis, UNESCO-IHE Institute for Water
Education.
Vũ Văn Nghị (2016). Mô hình toán thủy văn.
NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
P.P. Mujumdar, (2008). Implications of Climate
Change for substainable water resources
managenment in India. Physis and Chemistry
of the Earth Magazine, 33.
Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Công
Tài Anh, Bùi Tá Long, Nguyễn Kim Lợi,
(2016a). Ứng dụng viễn thám và GIS trong
thành lập bản đồ thảm phủ lưu vực Srepok
vùng Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam 14(5), 734-743.
Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phan Thị Trâm Anh,
Đào Nguyên Khôi, Lê Văn Hùng, Nguyễn
Quốc Hội, Nguyễn Kim Lợi, Bùi Tá Long,
(2016b). Xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu lưu vực Srepok vùng Tây Nguyên bằng
phương pháp chi tiết hóa thống kê dưới sự
hỗ trợ của công cụ SDSM. Tạp chí Khí tượng
Thủy văn 669, 7-15.
Nguyen Thi Ngoc Quyen, Nguyen Duy
Liem, Nguyen Dai Nguong, Bui Ta Long,
Nguyen Kim Loi, (2016c). Simulation water
discharge and sedimentation in Srepok
watershed, Central Highland of Vietnam
using GIS and hydrological model. 5th
VNU - HCM International Conference for
Enviroment and Natural Resources - 2016
ICENR - ILTER-EAP.
101
Tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, số 1/2018 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tran Van Ty, Kengo S. and Yutaka I., Satoru O.,
(2012b). Scenario-based Impact Assessment
of Land Use/Cover and Climate Changes
on Water Resources and Demand:A Case
Study in the Srepok River Basin, Vietnam-
Cambodia. Water Resour Manage, 26, 1387-
1407.
Winai W. and Kobkiat P., (2011). Integrated
Hydrologic and Hydrodynamic model for flood
risk assessment for Nam Loei bazin, Thailand.
The 1st International Conference on Water
Resources Engineering, Bangkok, Thailand.
Y. Panagopoulos,C. Makropoulos, M. Mimikou,
(2012). Decision support for diffuse pollution
management. Environmental Modelling &
Software 30: 57-70.
Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Duy Liêm,
Nguyễn Đại Ngưỡng, Nguyễn Thoan, Bùi Tá
Long, Nguyễn Kim Lợi, (2017). Phân vùng
hạn hán dựa trên chỉ số hạn và mô phỏng
chế độ thủy văn trên lưu vực Srepok vùng
Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN:
Các Khoa học Trái đất và Môi trường 33(1),
65-81.
Samuel R., Alexander J. H., Douglas R., Gines
S., San A. R., (2007). Predicting flood
hazard areas: a swat and hec-ras simulations
conducted in Aguan river basin of Honduras,
central America. ASPRS 2007 Annual
Conference, Tampa, Florida, May 7-11,
2007.
Tran Van Ty, Kengo S. and Yutaka I., (2012a).
Water resources management under future
development and climate change impacts
in the Upper Srepok River Basin, Central
Highlands of Vietnam. Water policy, 14,
725-745.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tc_khkt_nln_so_1_nam_2018_trang_91_101_6107_2094322.pdf