Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Kết luận Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau. Ðể tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng: Thứ nhất, cần có cách tiếp cận tổng thể, phát triển bổ sung lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, theo kịp nhiều vấn đề mới đang phát sinh, nhất là sự xuất hiện của nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, xã hội số. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của mô hình thể chế kinh tế cần có sự điều chỉnh trước những biến động nhanh trong toàn bộ nền kinh tế đang dịch chuyển sang số hóa toàn diện. Mô hình tãng trưởng đã thay đổi xu hướng dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mô hình này cần tiếp tục cụ thể hóa những nội dung phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước nói chung và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng để theo kịp sự phát triển của thế giới. Thứ hai, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm xuất hiện lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới và chúng đang phát triển nhanh. Do đó, cần làm rõ hơn những quan hệ sản xuất mới để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong các quan hệ sản xuất mới và cũ, nhận thức về công cụ định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là chính sách, pháp luật để tái phân phối kết quả tăng trưởng, sử dụng nguồn lực nhà nước để thực hiện các mục tiêu xã hội Các yếu tố cấu thành nền kinh tế cũng đang thay đổi dẫn tới những công cụ thể chế để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng cần đổi mới. Doanh nghiệp nhà nước có còn là lực lượng chủ đạo bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa hay không khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang thiếu lực lượng dẫn dắt nền kinh tế với đủ sức mạnh và tầm vóc. Thứ ba, trong các chủ trương, chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ðảng và Nhà nước ta suy xét đến những biến động khôn lường và sự giao thoa mạnh mẽ giữa chính trị - kinh tế - xã hội do các công nghệ đột phá gây ra. Kết quả của sự giao thoa này đang hình thành những thể chế mới với phương thức hoạt động hoàn toàn khác với thể chế trước đây.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19 Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Bùi Tiến Dũng1 1 Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương. Email: buitiendung2302@gmail.com Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 7 năm 2019. Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam đang đNy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh trong nước và quốc tế biến động nhanh khó lường cùng với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá về công nghệ internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây và các công nghệ khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian số tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mới đã và đang tác động tới sự hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau, cả về hình thức và nội dung. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, hoàn thiện, tác động, thể chế kinh tế thị trường, Việt Nam. Phân loại ngành: Kinh tế học Abstract: At present, Vietnam is accelerating the completion of the institutional framework of the socialist-oriented market economy in the context of the fast-changing and hard-to-predict domestic and international situation together with the emergence of the Fourth Industrial Revolution (IR 4.0). The revolution with breakthroughs in Internet of Things, artificial intelligence, big data processing, cloud computing and other technologies aimed at conducting major linkages, integrating digital, chemical, physical and biological systems, and the real world and the digital space to create new productive forces and production relations... has been impacting the institutional framework in the country on various levels, both in form and in content. Keywords: Industrial Revolution 4.0, completion, impact, the institutional framework of the market economy, Vietnam. Subject classification: Economics Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 20 1. Giới thiệu Từ sau năm 2011 đến nay, thế giới đang chứng kiến một hiện tượng kinh tế - xã hội đặc biệt, được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và nhiều quốc gia khác trên thế giới gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng giống như các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang chịu những tác động có sức ảnh hưởng toàn diện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Những phát triển vượt bậc về công nghệ, thiết bị kỹ thuật số, công nghệ máy tính, điện thoại di động và internet đang kết nối thế giới số, thế giới vật chất và sinh học tạo ra những đột phá cho ngành công nghiệp, các hệ thống sản xuất, phân phối, tiêu thụ và sự biến đổi sâu sắc mọi hoạt động sống của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động tới Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và mọi mặt của đời sống với mức độ khác nhau; làm thay đổi cách sống, cách làm việc và cách giao tiếp của người dân theo hướng tốt hơn, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Bên cạnh đó là những tác động tiêu cực đi kèm với những nguy cơ mất ổn định, gây xáo trộn xã hội, nhất là ảnh hưởng đối với sức tăng trưởng của nền kinh tế. Bài viết này chỉ ra những nội dung chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 2. Nội dung chủ yếu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Thứ nhất, công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức triển khai nhiệm vụ hoàn thiện thể chế cho nền kinh tế Việt Nam. Ðảng ta tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng chủ trương, đường lối của Ðảng; tiếp tục triển khai các Nghị quyết, Chương trình hành động của Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ðối với những nhiệm vụ rõ ràng, cấp thiết, phù hợp với nội dung Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, cần được tổ chức triển khai ngay, bảo đảm thực hiện kịp thời và có hiệu quả. Ðồng thời, tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực hiện việc giám sát các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ với nhau triển khai, nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị quyết số 11-NQ/TW trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thNm quyền quản lý... Thứ hai, phát triển toàn diện các thành tố chính trong kinh tế thị trường. Nội dung này bao gồm 3 nhiệm vụ chính: (1) Hoàn thiện thể chế nhằm phát triển toàn diện các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các hình thức sở hữu. Các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước cụ thể hóa các quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu, về chính sách phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh; (2) Hoàn thiện thể chế nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại hình thị trường. Các cơ quan nhà nước nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của BùiTiến Dũng 21 các thị trường; (3) Hoàn thiện thể chế nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách gắn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển bền vững, triển khai chiến lược tăng trưởng xanh. Thứ ba, nâng cao năng lực xây dựng, thực thi thể chế, tinh gọn bộ máy nhà nước và quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong hệ thống chính trị. Nội dung này bao gồm: (1) Nâng cao năng lực xây dựng và thực thi thể chế; tiếp tục đNy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các vấn đề liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm nhằm tạo môi trường giao dịch thông suốt, bảo đảm hiệu lực thực thi; (2) Cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương và quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống chính trị. Thứ tư, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Nội dung này cần thực hiện theo 2 hướng chính sau: (1) Hoàn thiện thể chế theo hướng đNy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về công tác ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; cơ chế rà soát, theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong thực thi hiệu quả; luật hóa các cam kết hội nhập quốc tế... Mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước và các đối tác theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa; đưa các quan hệ đi vào thực chất, tạo sự đan xen, gắn kết lợi ích với các đối tác; (2) Hoàn thiện các thể chế, chính sách theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và quốc tế. Có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn xây dựng thương hiệu nội địa hay tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đặc biệt trong các nhóm ngành hàng có lợi thế so sánh. Thứ năm, hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nội dung chủ yếu đã xác định rõ việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tiên tiến, hiện đại; hoàn thiện các quy định pháp luật về tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát triển văn hóa, xã hội trong thời bình, tình trạng khNn cấp, tình trạng chiến tranh; bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; không để hoạt động lợi dụng quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm chuyển hóa chính trị, lũng đoạn về kinh tế. 3. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tới thể chế và phương thức điều hành của Nhà nước Thứ nhất, biến đổi hệ thống pháp luật và các quy tắc xã hội. Tốc độ thay đổi nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang buộc nhà nước phải thay đổi cách tiếp cận khi thiết lập, sửa đổi và thực thi pháp luật. Thời đại kỹ thuật số đang làm bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp không có đủ thời gian để nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý hoàn chỉnh hay thiết lập các quy tắc ứng xử thích hợp. Do vậy, hệ thống pháp luật và khuôn khổ pháp lý hiện hành cần được thiết kế linh hoạt hơn để thích ứng với môi trường xã hội biến đổi liên tục. Chẳng hạn những thông tin nóng về chính trị, kinh tế, xã hội trong vòng 24 giờ đòi hỏi các nhà lãnh đạo đưa ra bình luận và hành Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 22 động ngay lập tức. Hay những tiến bộ vượt bậc về công nghệ trong Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể đem đến những tác động bất thường không thể lường trước. Từ đó cho thấy cần tạo lập một hệ sinh thái quản lý quốc gia và lập pháp mềm dẻo hơn. Thứ hai, thay đổi cách thức quan hệ giữa nhà nước với cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và các tổ chức xã hội theo hướng: (1) Tăng cường sử dụng các công nghệ số và giao dịch số. Nhà nước sử dụng các công nghệ số để quản lý tốt hơn. Những công nghệ giám sát mới cho phép các cơ quan nhà nước kiểm tra, theo dõi nắm tình hình chính xác hơn. Người dân cũng trang bị cho mình các công cụ, thiết bị thông tin và truyền thông hiện đại. Công nghệ và thiết bị cho phép người dân tiếp cận gần hơn tới Chính phủ để nêu ý kiến, thậm chí để cùng phối hợp thực hiện; (2) Công nghệ làm tăng vai trò và sự tham gia của người dân đối với công việc của nhà nước. Công nghệ làm tăng sức mạnh của người dân, đem lại phương thức mới để họ thể hiện quan điểm, tạo điều kiện cho họ phối hợp hành động. Người dân tiếp cận thông tin tốt hơn và ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thứ ba, thay đổi các cơ chế, phương pháp, thủ tục trong các hoạt động của nhà nước và xã hội. Các công nghệ của Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi môi trường thể chế theo các cách sau: (1) Chuyển đổi nhanh cơ chế hoạt động. Các mô hình và cách thức hoạt động bên trong của bộ máy nhà nước đang từng bước thay đổi. Những thay đổi buộc các cấp chính quyền phải điều chỉnh bằng cách tự làm mới mình và tìm ra những cách thức hợp tác mới với người dân và khu vực tư nhân hiệu quả hơn. Các tổ chức nhà nước đang từng bước chuyển đổi sang các khuôn khổ khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội mới; (2) Chuyển đổi tổ chức theo hướng tinh gọn. Những đòi hỏi về tính hiệu quả, hiệu lực và minh bạch, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cần phải cải tổ, sắp xếp lại cơ cấu nhằm đạt đến độ minh bạch và hiệu quả. Về cơ bản, mọi tổ chức đang chuyển đổi tự nhiên thành những đơn vị tinh gọn hơn, hiệu quả hơn; (3) Cải thiện nhanh hệ thống hành chính quản trị công. Hệ thống hành chính công đang từng bước số hóa tiến hành đổi mới cấu trúc và chức năng nhằm nâng cao tổng thể hiệu quả quản lý của mình. Những nỗ lực đổi mới củng cố các quy trình quản lý điện tử, tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình và quan hệ giữa chính phủ, tổ chức và người dân đang diễn ra thuận lợi hơn. Thứ tư, tác động đến dịch vụ công. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đNy phát triển nhanh hệ thống cơ sở dữ liệu và phương tiện truyền tải thông tin trong lĩnh vực dịch vụ công. Các tác động chính diễn ra theo 3 hướng: (1) Chuyển từ vai trò quản trị sang phục vụ. Các tổ chức thuộc Chính phủ đang dần được xem và có thể trở thành các trung tâm dịch vụ công và được đánh giá theo các tiêu chí về khả năng cung cấp dịch vụ mở rộng hiệu quả và được cá nhân hóa cao (đến từng người dân); (2) Chuyển dịch sang số hóa dịch vụ công và tăng cường ứng dụng công nghệ số. Công nghiệp 4.0 đang thúc đNy trào lưu số hóa mạnh mẽ và toàn diện, các lĩnh vực công như giáo dục, y tế và các tiện ích công cộng sẽ được ứng dụng công nghệ số nhanh chóng với quy mô lớn và bền vững; (3) Thay đổi hoạt động và tính chất công việc trong lĩnh vực dịch vụ công. Công nghệ số đang phổ biến đến mức các ngành dịch vụ công như: giáo dục và đào tạo, y tế, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đang có một số chuyển dịch BùiTiến Dũng 23 trong cơ cấu tổ chức theo hướng linh hoạt và phù hợp với tính chất công việc lao động tay nghề cao hơn. 4. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới phát triển toàn diện các thành tố chính trong kinh tế thị trường Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mô hình tăng trưởng và cách tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðiều đó đặt ra yêu cầu ngày càng lớn hơn đối với quá trình tái cơ cấu các ngành và tái cơ cấu đầu tư. Hiện nay, tăng trưởng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung ở các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều lao động, hạn chế trong chuyển giao công nghệ. Nguồn đầu tư nước ngoài vào các ngành chế tạo sử dụng công nghệ thấp, nhân công rẻ, nhưng điều này sẽ là bất lợi cho Việt Nam. Thứ hai, Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi lớn các ngành công nghiệp sản xuất chủ lực của đất nước. Những ngành chế biến thực phNm, sản xuất điện tử, máy vi tính và thiết bị viễn thông, dệt may là những ngành công nghiệp sản xuất trọng điểm sẽ chịu tác động sâu sắc nhất trước những biến động khó lường từ Cách mạng công nghiệp 4.0. Do những ngành công nghiệp này đều sử dụng nhiều lao động hoặc sản xuất sản phNm cuối cùng có giá trị gia tãng thấp, dẫn đến sự tăng trưởng chậm về giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp. Ðây là một trong những cản trở lớn đối với phát triển công nghiệp khi Việt Nam cần từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghệ cao, sản xuất các sản phNm giá trị gia tăng cao. Trong thời gian tới Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi phương thức tổ chức sản xuất của các ngành công nghiệp chính của Việt Nam. Do vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về năng lực đầu tư, đổi mới hoạt động sản xuất và khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường có xu hướng suy giảm đáng kể. Thứ ba, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng cũng như cơ cấu thị trường xuất nhập kh!u của Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động nhanh và làm thay đổi các phương thức trong kinh doanh thương mại cả trên thị trường nội địa cũng như hoạt động ngoại thương. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn cầu, trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới các hình thức tổ chức và văn hoá doanh nghiệp có những thay đổi sâu sắc. Thứ tư, Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi tính chất lao động và việc làm ở Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động lớn tới lao động và việc làm, cũng như bản chất của lao động trong cấu thành giá trị sản phNm; có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện nay. Thứ năm, xuất hiện các mô hình sản xuất kinh doanh mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép thay thế nguồn lực tài chính bằng nguồn lực tri thức và trí tuệ, cho phép tạo ra những cơ hội đầu tư và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư ban đầu cho khởi nghiệp có thể không lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Việc phát triển ngày một rộng của internet vạn vật cho phép các công ty này tiếp cận tốt hơn với từng đơn vị, từ đó có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả của họ trong thời gian thực. Như vậy, với Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng hơn, vốn ít hơn trong khi mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn hơn. Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019 24 Thứ sáu, xuất hiện nhiều loại hình hoạt động thương mại mới. Các phương thức kinh doanh thương mại mới như thương mại điện tử, thành toán điện tử, giao dịch điện tử sẽ làm thay đổi, thậm trí triệt tiêu các hoạt động kinh doanh truyền thống. Thị trường thương mại điện tử vì thế cũng được mở rộng, mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới. Các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng. Cách mạng công nghiệp 4.0 làm giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, góp phần giảm giá bán sản phNm hàng hóa và dịch vụ, giảm chi phí trong quá trình lưu thông và phân phối sản phNm. 5. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hình thành các thể chế quốc tế mới và thay đổi cơ chế vận hành của kinh tế thị trường Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các quốc gia về việc hình thành và vận hành các thể chế quốc tế, như: mở cửa thương mại, tạo ra nhiều thị trường mới, tăng cường hợp tác đa phương, huy động lực lượng, có nhiều dòng vốn, dịch chuyển lao động quốc tế, toàn cầu hóa văn hóa Triển vọng thiết lập một nền tảng hợp tác chung về các thách thức an ninh quốc gia và quốc tế trở thành nhiệm vụ thiết yếu. Chẳng hạn tình trạng cạnh tranh chiến lược đang tăng lên giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới chủ yếu liên quan đến xây dựng luật chơi mới. Thứ hai, xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải chấp nhận tuân thủ luật lệ và quy chu!n hành vi đối với các nước thành viên. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các tổ chức quốc tế thiết lập thêm các tiêu chuNn, quy tắc và luật lệ liên quan đến các công nghệ số, tương tác số như thông tin liên lạc 5G, thiết bị bay không người lái thương mại, internet vạn vật, y tế điện tử, sản xuất áp dụng công nghệ thông minh Các quốc gia cũng thiết lập các quy tắc, luật lệ riêng nhằm tạo lợi thế cho nhà sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, nhiều quốc gia có nguy cơ bị cô lập khỏi hệ quy chuNn toàn cầu và tụt hậu xa trong nền kinh tế số. 6. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới hoàn thiện nhanh thể chế kinh tế, gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động sâu sắc tới vấn đề an ninh, quốc phòng diễn ra ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Các tiến bộ vượt bậc về công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo tích hợp trên các rôbốt tạo ra những người lính rôbốt cực kỳ thông minh có sức mạnh và sức chịu đựng phi thường; tác chiến mạng (tác chiến điện tử) diễn ra phức tạp, tiềm Nn nhiều nguy cơ; công nghệ thực tại ảo đang được quân đội trên thế giới sử dụng, vũ khí, trang thiết bị quân sự thông minh không người lái phổ biến Nhờ các phương tiện, thiết bị tiên tiến, nhiều tổ chức nước ngoài lợi dụng hoạt động kinh tế để thực hiện các hoạt động phá hoại. Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều gặp phải sự cố an ninh mạng đã xảy ra với tốc độ gia tăng gấp vài chục lần so với trước đây. Các công nghệ hàng đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh, nhiều phần mềm phát triển phức tạp, cùng với ý thức và BùiTiến Dũng 25 kiến thức chưa thực sự đầy đủ để có thể xây dựng một hệ thống tự bảo vệ. Kiến thức bảo mật của các quốc gia rất khác nhau khi mà internet mới chưa được phổ biến - một thực trạng hết sức đáng quan ngại trong vấn đề an ninh bảo mật hiện hành. 7. Kết luận Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động tới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên nhiều cấp độ khác nhau. Ðể tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng: Thứ nhất, cần có cách tiếp cận tổng thể, phát triển bổ sung lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, theo kịp nhiều vấn đề mới đang phát sinh, nhất là sự xuất hiện của nền kinh tế số, kinh tế chia sẻ, xã hội số. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của mô hình thể chế kinh tế cần có sự điều chỉnh trước những biến động nhanh trong toàn bộ nền kinh tế đang dịch chuyển sang số hóa toàn diện. Mô hình tãng trưởng đã thay đổi xu hướng dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mô hình này cần tiếp tục cụ thể hóa những nội dung phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước nói chung và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng để theo kịp sự phát triển của thế giới. Thứ hai, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm xuất hiện lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới và chúng đang phát triển nhanh. Do đó, cần làm rõ hơn những quan hệ sản xuất mới để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong các quan hệ sản xuất mới và cũ, nhận thức về công cụ định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là chính sách, pháp luật để tái phân phối kết quả tăng trưởng, sử dụng nguồn lực nhà nước để thực hiện các mục tiêu xã hội Các yếu tố cấu thành nền kinh tế cũng đang thay đổi dẫn tới những công cụ thể chế để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng cần đổi mới. Doanh nghiệp nhà nước có còn là lực lượng chủ đạo bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa hay không khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang thiếu lực lượng dẫn dắt nền kinh tế với đủ sức mạnh và tầm vóc. Thứ ba, trong các chủ trương, chính sách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ðảng và Nhà nước ta suy xét đến những biến động khôn lường và sự giao thoa mạnh mẽ giữa chính trị - kinh tế - xã hội do các công nghệ đột phá gây ra. Kết quả của sự giao thoa này đang hình thành những thể chế mới với phương thức hoạt động hoàn toàn khác với thể chế trước đây. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Văn Dũng (2016), Ðịnh hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [2] Ðảng Cộng sản Việt Nam (2017), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ Ðổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Schwab, Klaus (2016), The Fourth Industrial Revolution, New York. [4] hoi-XII-cua-Dang-vao-cuoc-song/Cong-bo- van-kien-Dai-hoi-XII-cua-Dang/250536.vgp [5] doi/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu- va-van-de-dat-ra-doi-voi-quoc-phong-viet- nam/11249.html BùiTiến Dũng 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_toi_hoan_thien_the_ch.pdf
Tài liệu liên quan