Xây dựng bản sắc làng hoa
Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển làng hoa kiểng
Sa Đéc đạt quy mô, diện tích và giá trị sản xuất. Xây
dựng các đường hoa, vườn hoa, làng hoa và chợ hoa,
các điểm trình diễn về hoa kiểng theo công nghệ cao
gắn với tham quan du lịch, bảo tồn và phát triển các
giống hoa đặc trưng của Sa Đéc như hoa hồng, hoa
cúc. Vận động người dân chuyển đổi đất trồng cây
kém hiệu quả sang trồng hoa kiểng, trang trí khuôn
viên nhà, hàng rào, cổng rào bằng hoa kiểng đặc trưng
của làng hoa, xây dựng cổng làng hoa, tuyến đường
hoa đi vào khu du lịch tham quan hoa kiểng và các
tuyến đường khác trong thành phố.
Đẩy nhanh xây dựng thí điểm khu sản xuất kinh
doanh hoa kiểng kết hợp phục vụ tham quan du lịch.
Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm ứng
dụng nông nghiệp công nghiệp cao, có phòng cấy mô
nhân giống hoa kiểng và kiểm soát dịch bệnh ban đầu,
tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và phát
triển du lịch.
Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ và du lịch
hoa kiểng
Đầu tư bến lên hàng hoa hoa kiểng, chợ đầu mối
hoa kiểng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đường hoa,
vườn hoa, làng hoa và các vùng sản xuất hoa kiểng
tập trung. Xây dựng trạm dừng chân chở khách du
lịch, các khu vực giới thiệu quảng bá, mua bán các
sản phẩm đặc trưng của làng hoa và thành phố.
Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn,
phương tiện phục vụ đưa rước du khách, tăng cường
kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp có tiềm năng thực
hiện đảm bảo được nhu cầu phục vụ dịch vụ du lịch.
18 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế hộ gia đình ở làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG-HCM
Liên hệ
Trần Thị Ngọc Nhờ, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
Email: ngocnhonv2603@gmail.com
Lịch sử
Ngày nhận: 7/7/2020
Ngày chấp nhận: 31/12/2020
Ngày đăng: 17/2/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.635
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế hộ gia đình ở làng
hoa Sa Đéc, Đồng Tháp
Trần Thị Ngọc Nhờ*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Làng hoa Sa Đéc được xem là vựa hoa lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Sản phẩm từ hoa
kiểng, tham quan du lịch góp phần quan trọng cho sự phát triển khu vực đồng thời cải thiện kinh
tế hộ gia đình của người dân. Bài viết này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến những biến đổi
kinh tế hộ gia đình của những người nông dân tại làng hoa Sa Đéc trong bối cảnh đô thị hoá, qua
đó đề ra các các chiến lược phát triển phù hợp. Những yếu tố xem xét tác động bao gồm (1) Định
hướng phát triển địa phương, (2) Đô thị hóa, (3) Kinh tế thị trường, (4) Mô hình hợp tác xã nông
nghiệp và (5) Gắn bó với nghề. Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan trước đó xem xét mối
quan hệ giữa những yếu tố này với sự phát triển kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh đô thị hoá, tuy
nhiên, mỗi công trình nghiên cứu chỉ xét riêng mỗi yếu tố và không kết hợp phân tích cùng trong
một nghiên cứu. Điểmmới trong nghiên cứu này là áp dụngmô hinh Phân tích khám phá nhân tố
(EFA) để tìm hiểu xem yếu tố nào tác nào tác động nhiều nhất đến biến phụ thuộc Phát triển kinh
tế hộ gia đình. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 350 trường hợp tại hai khu vực phường Tân Quy
Đông và xã Tân Khánh Đông – hai địa phương có tốc độ đô thị hóa mạnh và lịch sử phát triển làng
nghề hoa kiểng lâu đời cũng như có diện tích sản xuất hoa kiểng lớn nhất tại làng hoa Sa Đéc.
Kết quả cho thấy 3 nhân tố ``Đô thị hoá'', ``Kinh tế thị trường'', và ``Gắn bó với nghề'' có sự tác động
(trong đó nhân tố ``Đô thị hóa'' có tác động nhiều nhất) đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Hai
biến còn lại là Định hướng phát triển địa phương và Mô hình hợp tác xã không có mối quan hệ
hay ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và bị loại ra khỏi mô hình hồi quy. Từ kết quả nghiên cứu, bài
viết đề xuất các giải pháp khả thi để phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời đảm bảo duy trì và
phát triển làng hoa Sa Đéc.
Từ khoá: Làng hoa Sa Đéc, Đô thị hoá, Định hướng phát triển địa phương, Mô hình hợp tác xã
nông nghiệp, Kinh tế thị trường
ĐẶT VẤNĐỀ
Năm 2010, làng hoa Sa Đéc được UBND Tỉnh Đồng
Tháp chính thức công nhận là làng nghề truyền thống
(xem Phụ lục 1). Cũng từ giai đoạn này, diện tích
trồng hoa nơi đây tăng lên đáng kể. Theo số liệu từ
phòng Kinh tế, UBND thị xã Sa Đéc, nếu như năm
2010 diện tích trồng hoa là 308ha thì đến năm 2018
đã tăng lên 526.89ha (Xem Phụ lục 2). Nghề trồng
hoa tại làng hoa Sa Đéc, trong những năm gần đây, đã
đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của khu vực
thông qua các hoạt động dịch vụ và du lịch. Đồng
thời, nó cũng góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình
cho những người nông dân trồng hoa kiểng nơi đây.
Giống như các khu vực tỉnh thành đang phát triển của
cả nước, làng hoa Sa Đéc có nhiều thuận lợi nhưng
cũng không thoát khỏi thách thức từ quá trình đô thị
hóa đang diễn ra nhanh chóng hiện nay. Mặc dù năm
20181, Sa Đéc mới chính thức được Chính phủ công
nhận trở thành thành phốđô thị loại II trực thuộc tỉnh
ĐồngThápnhưng từ năm2010 SaĐéc đã bắt đầu khởi
động bước chân đô thị hóa nhanh và mạnh của mình.
Cụ thể, từ năm 2010 đến 2018, tỷ lệ đô thị hóa tăng
từ 60,3% đã tăng lên 69%.a Song hành với quá trình
này, như đã đề cập, chắc chắn sẽ mang đến những cơ
hội đồng thời cũng tạo ra nhiều khó khăn cho việc giữ
gìn, phát triển làng nghề truyền thống này.
Từ những vấn đề nêu trên, việc cần cómột chiến lược
phát triển phù hợp để khai thác hiệu quả toàn bộ tiềm
năng phát triển kinh tế khu vực từ nghề trồng hoa
càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn lúc nào hết.
Tiềm năng này có phát huy được hay không phải bắt
đầu từ chính người nông dân, những người trực tiếp
chăm sóc, vun trồng, sản xuất. Để làm được điều này,
ngoài tình yêu nghề thì yếu tố kinh tế đủ bảo đảm
cuộc sống gia đình cho họ vẫn là một trong những
vấn đề quan trọng để phát triển bền vững.
Đây là khía cạnh có sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Trước hết phải kể đến là sự hỗ trợ phát
triển chính sách cũng như định hướng phát triển của
aSố liệu do Phòng Quản lý đô thị , UBND thành phố Sa Đéc cung
cấp
Trích dẫn bài báo này: Nhờ T T N. Tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế hộ gia đình ở làng
hoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):823-840.
823
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
chính quyền địa phương đối với việc phát triển làng
hoa nhằm khai thác tiềm năng du lịch cũng như cho
sự phát triển kinh tế hộ gia đình. Cũng trong vấn
đề này, một thách thức khác phải để cập đến là liệu
người nông dân có đủ tình yêu nghề để theo đuổi
nghề truyền thống, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa
thường bị ảnh hưởng bởi nhiều dạng kinh doanh,
dịch vụ nhanh thu được lợi nhuận cao hơn. Đồng
thời, những năm gần đây giá hoa kiểng đã bắt đầu
khởi sắc, vậy thì liệu yếu tố kinh tế thị trường hiện
tại có góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
hộ gia đình hay không? Nhân tố kế tiếp là mô hình
hợp tác xã, đang được vận hành ở làng hoa Sa Đéc, có
góp phần hỗ trợ kinh tế khu vực phát triển?
Như vậy, có nhiều yếu tố có thể ảnhhưởngđến sự phát
triển kinh tế hộ gia đình khi xemxét sự phát triển kinh
tế hộ gia đình của nông dân ở làng hoa Sa Đéc. Mục
đích của bài viết này là tìm hiểu và phân tích năm yếu
tố tác động là (1) Định hướng phát triển địa phương,
(2) Đô thị hóa, (3) Kinh tế thị trường, (4) Mô hình
hợp tác xã nông nghiệp và (5) Gắn bó với nghề. Đồng
thời xác định yếu tố nào trong 5 yếu tố đó ảnh hưởng
nhiều nhất đến Phát triển kinh tế hộ gia đình, qua đó
đề ra những giải pháp hướng tới phát triển phù hợp
cho người nông dân nói riêng và tiềm năng phát triển
du lịch nói chung cho cả khu vực từ làng hoa truyền
thống này.
Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự
phát triểnkinh tếhộgiađình từnhữngcông
trình nghiên cứu liên quan trước đây
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ gia
đình trong quá trình đô thị hóa được nhiều học giả
quan tâm. Tuy nhiên, các yếu tố tác động được đề cập
trong mỗi công trình thường được xem xét trong một
nghiên cứu đơn lẻ hơn là tổng hợp phân tích cùng
nhau.
Đô thị hóa được xem là một trong những yếu tố ảnh
hưởng, tác động và thay đổi nhiều khía cạnh, lĩnh vực
khác nhau củamột khu vực nhất định, đặc biệt là giúp
phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó, tác động dễ
nhận thấy nhất là làm thay đổi mô hình sử dụng đất
của nông dân ở nông thôn2. Michon vàMary (1994) 3
đi sâu phân tích sự ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực
của quá trình đô thị hoá đối với sự biến đổi kinh tế xã
hội của khu vực làng nghề nông thôn truyền thống,
trong đó dân số tăng và kinh tế thị trường làm thay
đổi nhiều hình thức kinh doanh và phần nào làm biến
đổi tính chất sinh thái và kinh tế của làng nghề, tuy
nhiên, qua đó góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình
của những người nông dân ở những làng nghề này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sự tác động này
đã tạo điều kiện cho sự thay đổi kinh tế xã hội và giữ
vai trò quyết định giúp cân bằng mối quan hệ giữa
nông thôn và thành thị.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Arouri,
Youssef, & Nguyen-Viet (2014) tập trung vào phân
tích tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển
kinh tế hộ gia đình của nông dân ở nông thôn. Bằng
phương pháp hồi quy tác động cố định (Fixed-effects
regressions), nghiên cứu đo lường các biến số ảnh
hưởng đến các chương trình giảm nghèo, bao gồm
nhân khẩu học cơ bản, việc làm và lực lượng lao động
để tổng hợp và so sánh dữ liệu từ các năm 2002, 2004,
2006 và 2008 4. Các tác giả đã khẳng định rằng đô
thị hóa giúp phát triển kinh tế và giảm nghèo cho
nông dân. Các tác giả cũng chỉ ra rằng đô thị hóa
mặc dù làm giảm đất nông nghiệp và thu nhập nông
nghiệp của họ nhưng đồng tăng tiền lương và thu
nhập dựa trên các công việc phi nông nghiệp. Đồng
thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa
cũng thay đổi loại thu nhập của nông dân từ thu nhập
nông nghiệp sang thu nhập phi nông nghiệp, điều đó
có nghĩa là đô thị hóa có nhiều khả năng chuyển đổi
mô hình sản xuất của nông dân.
Bên cạnh yếu tố đô thị hóa thì các yếu tố khác cũng
được các công trình nghiên cứu trước đây khẳng định
có sự ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế hộ gia
đình. Mhembwe & Dube (2017) cho thấy mô hình
hợp tác xã giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sinh
kế bền vững cho các cộng đồng nông thôn ở quận
Shurugwi, Zimbabwe5. Bên cạnh đó, một thách thức
đối với làng Sa Đéc nói riêng và các làng nghề nói
chung là làm sao để duy trì và phát triển làng hoa
trước tác động của quá trình đô thị hóa. Đây cũng là
mối quan tâm của các tác giả Tao vàWang (2014) 6 khi
họ nghiên cứu mô hình của sự đồng tiến hóa (model
of the co-evolution) để giúp những người nông dân ở
ven đô giữ được nghề truyền thống, đồng thời khẳng
định chính sự gắn bó công việc trong một làng truyền
thống của người nông dân đã trở thành một yếu tố
quan trọng để giúp duy trì và phát triển các làng nghề.
Trong khi một nghiên cứu khác chứng minh chính
sách và định hướng phát triển địa phương và kinh tế
thị trường đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình7.
Như vậy, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế hộ gia đình dưới tác động của quá trình
đô thị hóa đã có nhiều nghiên cứu trước đây quan
tâm. Tuy nhiên, đối vớimỗi yếu tố được đề cập ở trên,
các nghiên cứu thường phân tích từng trường hợp
riêng biệt mà không tổng hợp và so sánh các yếu tố
với nhau. Đối với các yếu tố (1)Địnhhướngphát triển
địa phương, (2) Đô thị hóa, (3) Kinh tế thị trường, (4)
Mô hình hợp tác và (5) Gắn bó với nghề đối với yếu
824
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
tố Phát triển kinh tế hộ gia đình các nghiên cứu đều
đi nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, các công trình
chỉ đề cập đến tác động của từng biến đối với sự phát
triển kinh tế hộ gia đình mà không có sự kết hợp cả
5 yếu tố trong cùng một nghiên cứu. Nói cách khác,
với mỗi yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế hộ gia đình thường được các tác giả đề cập sâu
từng yếu tố nhưng ít có công trình tổng hợp các yếu
tố tác động cùng một lúc để xem xét trong các yếu tố
tác động đó thì yếu tố nào tác động nhiều nhất đến sự
phát triển kinh tế hộ gia đình. Bài viết này sử dụng
phương pháp phân tích đa nhân tố để tìm ra yếu tố
nào trong 5 yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất đến
sự phát triển kinh tế hộ gia đình của người nông dân
ở Làng hoa Sa Đéc.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
• Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế hộ gia đình của nông dân ở làng hoa Sa
Đéc.
• Xác định yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự
phát triển kinh tế hộ gia đình của người trồng
hoa kiểng.
• Đề xuất giải pháp giúp phát triển kinh tế hộ gia
đình nói riêng và phát triển kinh tế khu vực nói
chung.
Câu hỏi nghiên cứu
• Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế hộ gia đình của nông dân ở làng hoa Sa
Đéc?
• Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát
triển kinh tế hộ gia đình của người nông dân ở
làng hoa Sa Đéc?
• Giải pháp nào cho làng hoa Sa Đéc, từ đó giúp
phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và phát
triển kinh tế khu vực nói chung?
Giả thuyết nghiên cứu
H1: Có mối quan hệ giữa yếu tố Đô thị hoá và Phát
triển kinh tế hộ gia đình
H2: Cómối quan hệ giữa yếu tốĐịnh hướng phát triển
địa phương và Phát triển kinh tế hộ gia đình.
H3: Có mối quan hệ giữa yếu tố Gắn bó với nghề và
Phát triển kinh tế hộ gia đình.
H4: Có mối quan hệ giữa yếu tố Hợp tác xã nông
nghiệp và Phát triển kinh tế hộ gia đình.
H5: Có mối quan hệ giữa yếu tố Kinh tế thị trường và
Phát triển kinh tế hộ gia đình.
Mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc được
thể trong Hình 1.
Phương pháp nghiên cứu.
Bài viết sử dụng chủ yếu phương pháp định lượng,
thực hiện khảo sát 350 người ở làng hoa SaĐéc, người
trực tiếp tham gia vào nghề trồng hoa kiểng để tìm
hiểu hiệu quả kinh tế cũng như xem xét những yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế gia đình họ. Bài
viết sử dụng thang đo Likert 5 điểm, trong đó 1: Rất
không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến
(trung lập); 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phầnmềm
SPSS 20. Các phương pháp xử lý bao gồm đánh giá độ
tin cậy (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám
phá (EFA) và phân tích kết quả hồi quy tuyến tính
(Linear regression) để kiểm tra các giả thuyết và cuối
cùng đưa ra kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu.
Kích cỡmẫu
Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo
những cách thức nhất định và với một dung lượng
hợp lý. Kích cỡ mẫu là một trong những yếu tố khá
quan trọng góp phần thể hiện độ tin cậy của nghiên
cứu. Dung lượng này tùy thuộc vào phạm vi, phương
pháp nghiên cứu mà có số lượng mẫu lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên kích thước tối thiểu của mẫu không được
nhỏ hơn 30. Bên cạnh tiêu chuẩn chọn mẫu này thì
kích thướcmẫu lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nguồn
ngân quỹ, thời hạn và yếu tố nhân sựmà người nghiên
cứu có được8.
Bên cạnh đó, kích thước của mẫu được thiết kế dựa
trên phân tích nhân tố khám phá (EFA). Hachter
(1994)9, trong phân tích khám phá EFA, cỡ mẫu tối
thiểu bằng 5 lần tổng số biến quan sát. Áp dụng trong
nghiên cứu này, với 38 biến quan sát, cỡmẫu cần thiết
là: n = 5 * 38 = 190. Tuy nhiên, để đảm bảo mức độ
tin cậy cao hơn, nghiên cứu này đã thực hiện cỡ mẫu
n = 350.
Bài viết này thực hiện một cuộc khảo sát nông dân
trồng hoa ở khu vực làng hoa Sa Đéc với cỡ mẫu n
= 350 để đảm bảo độ tin cậy cao, và đây là số mẫu
phù hợp với nguồn tài chính và nhân lực của nhà
nghiên cứu. Mẫu được chọn bằng phương pháp lấy
mẫu thuận tiện, thực hiện phỏng vấn trực tiếp với
người nông dân ở khu vực làng hoa Sa Đéc.
Phương pháp xử lý thông tin
Các phương pháp xử lý thông tin được áp dụng trong
nghiên cứu này bao gồm: (1) Đánh giá độ tin cậy của
thang đo theo hệ số Cronbach Alpha; (2) Phân tích
nhân tố khám phá (EFA); và (3) Phân tích hồi quy
tuyến tính (Linear regression analysis) và kiểm định
giả thuyết.
825
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Hình 1: Mô hình phân tích
Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cron-
bach Alpha.
Các hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ
các biến không phù hợp. Các biến có tổng tương quan
hoặc các biến quan sát nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại và các
tiêu chí chỉ được chọn khi thang đo có hệ số tin cậy
Cronbach Alpha từ 0,60 trở lên 10. Hệ số độ tin cậy
này, theo Mohsen Tavakol và Reg Dennick11 không
được vượt quá 0,95. Hệ số độ tin cậy được coi là tốt sẽ
nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,95 (0.7 Cronbach’s
Alpha Coefficient 0.95). Đây cũng là hệ số tiêu
chuẩn được yêu cầu và áp dụng trong nghiên cứu này.
Phân tích khámphá nhân tố (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm rút gọn một
tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau
thành một tập hợp có ít biến quan sát hơn để chúng
có ý nghĩa hơn, đồng thời vẫn đảm bảo chứa đầy đủ
thông tin của tập ban đầu10. Các biến có trọng số
(factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ bị loại.
Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểmđịnh giả
thuyết.
Thông qua phân tích hồi quy tuyến tính này xác định
sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến mô hình nghiên cứu. Nếu
Sig F < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả
các hệ số hồi quy bằng 0 và có thể kết luận là các biến
trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của
biến phụ thuộc, do đó mô hình hồi quy phù hợp với
tập dữ liệu và có thể dùng được.
KẾT QUẢNGHIÊN CỨU
Thông tin chung vềmẫu khảo sát.
Về giới tính. Trong tổng số 350 mẫu nghiên cứu cho
thấy có 201 nam (chiếm 57.4%) và 149 nữ (chiếm
42.6%). Điều này thể hiện đặc điểm lao động chủ yếu
vẫn là nam giới do công việc ít nhiều cần đến sự vận
chuyển bằng sức lực.
Về độ tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số những
người làm nghề hoa kiểng trong làng hoa Sa Đéc chủ
yếu là lao động trung niên, những người đã có nhiều
trải nghiệm trong lao động và sản xuất, cụ thể có
đến 183 trường hợp từ 25-40 tuổi (chiếm 56%) và
134 trường hợp trên 40 tuổi (chiếm 36.3%), chỉ có 33
trường hợp dưới 25 tuổi (chiếm 7.7%
Về trình độ học vấn. Nhìn chung, trình độ học vấn
trongmẫu nghiên cứu nằmởmức trung bình. Cụ thể,
có đến 184 trường hợp có trình độ học vấn ở bậc tiểu
học và trung học cơ sở (chiếm 52.6%) và 150 trường
hợp có trình độ học vấn là tốt nghiệp trung học phổ
thông (chiếm 42.9%), chỉ có 5 trường hợp là có trình
độ cao đẳng và đại học (chiếm 1.4%).
Về thời gian sinh sống ở làng hoa. Kết quả khảo sát 350
trường hợp thì chỉ có 11 trường hợp từng sống ở làng
hoa dưới 5 năm (chiếm 3.1%), còn lại có 131 trường
hợp sống từ 10 -20 năm (chiếm 37.4%) và đặc biệt
là có đến 145 trường hợp sống trên 20 năm (chiếm
41.4%). Điều này cho thấy, nhóm khách thể được
chọn nghiên cứu có thời gian gắn bó với làng nghề
hoa kiểng Sa Đéc.
Bảng 1 cho thấy rõ hơn về đặc điểm cá nhân mẫu
nghiên cứu.
826
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Bảng 1: Bảng tổng hợp đặc điểm cá nhânmẫu nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ(%)
Phân bố theo giới tính
Nam 201 57.4
Nữ 149 42.6
Phân bố theo độ tuổi
Dưới 25 33 9.4
Từ 25-40 183 52.3
Trên 40 134 38.3
Phân bố theo học vấn
TH&THCS 184 52.6
THPT 150 42.9
TC&TCN 11 3.1
DH&CD 5 1.4
Thời gian sinh sống ở làng hoa
Dưới 5 năm 11 3.1
Từ 5 đến 10 năm 63 18.0
Từ 10 đến 20 năm 131 37.4
Trân 20 năm 145 41.4
Nguồn kết quả xử lý dữ liệu
Bảng 2: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha
STT Nhân tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach’s alpha Đánh giá
1 Mô hình hợp tác xã 6 0.777 Đạt
2 Đô thị hóa 7 0.835 Đạt
3 Gắn bó với nghề 6 0.839 Đạt
4 Định hướng phát triển địa
phương
5 0.837 Đạt
5 Kinh tế thị trường 5 0.805 Đạt
6 Phát triển kinh tế hộ gia đình 4 0.823 Đạt
Ngu ồn kết quả xử lý dữ liệu
Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo Cron-
bach’s Alpha
Các thang đo lần lượt được kiểmđịnh bao gồm6nhân
tố với 33 biến quan sát (Phụ lục 3). Sau khi xử lý
dữ liệu bằng phần mềm SPSS và kiểm định thang đo
Cronbach’s Alpha, tất cả các thang đo đều đáp ứng các
yêu cầu như đã đề cập ở trên. Kết quả xử lý được thể
hiện trong Bảng 2
Phân tích khám phá nhân tố (EFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp
đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt. Để có hệ số tải nhân tố
hay trọng số nhân tố Factor loading > 0.5 (được xem
là có ý nghĩa thực tiễn), đồng thời đảm bảo hai loại
giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá
trị phân biệt.
Để đảm bảo điều này, bốn lần EFA đã được tiến hành.
Lần đầu tiên, các biến củaĐô thị hóa 5 vàMôhìnhHợp
tác xã 6 bị loại bỏ; lần thứ hai biến Gắn bó với nghề 5
827
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Bảng 3: Kết quả phân tích EFA đối với các yếu tố ảnh hưởng đến Phát triển kinh tế hộ gia đình
Biến quan sát Thang đo
1 (ĐTH
- Đô thị
hóa)
2 (ĐHPT-
Định hướng
phát triển địa
phương)
3 (HTX-
Mô hình
Hợp tác
xã)
4 (GB-
Gắn bó
với nghề)
5
(KTTT-
Kinh
tế thị
trường)
6 (KTGĐ-
Phát triển
kinh tế hộ
gia đình)
Đô thị hóa 1 .789
Đô thị hóa 3 .751
Đô thị hóa 7 .730
Đô thị hóa 6 .728
Đô thị hóa 4 .713
Đô thị hóa 2 .690
Định hướng phát
triển địa phương 2
.765
Định hướng phát
triển địa phương 1
.744
Định hướng phát
triển địa phương 5
.740
Định hướng phát
triển địa phương 4
.704
Định hướng phát
triển địa phương 3
.699
Mô hình hợp tác xã 1 .783
Mô hình hợp tác xã 2 .781
Mô hình hợp tác xã 4 .728
Mô hình hợp tác xã 3 .711
Mô hình hợp tác xã 5 .641
Gắn bó với nghề 6 .764
Gắn bó với nghề 1 .745
Gắn bó với nghề 2 .726
Gắn bó với nghề 4 .691
Gắn bó với nghề 3 .646
Kinh tế thị trường 5 .792
Kinh tế thị trường 1 .738
Kinh tế thị trường 2 .713
Kinh tế thị trường 3 .632
Phát triển kinh tế hộ
gia đình 4
.783
Phát triển kinh tế hộ
gia đình 1
.775
Phát triển kinh tế hộ
gia đình 3
.768
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
Nguồn kết quả xử lý dữ liệu
928
đã bị loại; lần thứ ba thì Kinh tế thị trường 4 đã bị loại;
và ở lần thứ tư, biến quan sát Phát triển Kinh tế Hộ gia
đình 2 đã bị bỏ ra vì không đáp ứng các tiêu chí hội tụ
và phân biệt (không nằm gần với nhóm biến tổng thể
trên cùng một cột và không tách riêng với biến tổng
thể khác). Bảng 3 thể hiện kết quả phân tích khám
phá nhân tố (EFA).
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng của các
nhân tố đến Phát triển kinh tế hộ gia đình
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sau
khi phân tích nhân tố khám phá EFA cần phải được
kiểm định bằng phương pháp hồi quy. Phương pháp
thực hiện hồi quy là phương pháp đưa vào lần lượt
(Enter), đây là phương pháp mặc định trong chương
trình. Phương trình hồi quy cần thực hiện là phương
trình hồi quy đa biến sẽ giúpmô tả hình thức của mối
quan hệ qua đó giúp ta dự đoán mức độ ảnh hưởng
giữa các biến độc lập bao gồm các yếu tố ảnh hưởng
đếnPhát triển kinh tế hộ gia đình như (1)Định hướng
phát triển địa phương, (2) Đô thị hóa, (3) Kinh tế thị
trường, (4) Mô hình hợp tác xã nông nghiệp và (5)
Gắn bó với nghề.
Bài viết sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa
biến để xác định, đo lường và đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố bao gồm (1) Định hướng phát triển địa
phương, (2) Đô thị hóa, (3) Kinh tế thị trường, (4)Mô
hình hợp tác xã nông nghiệp và (5) Gắn bó với nghề.
Nghiên cứu chọn mô hình hồi quy tuyến tính vì nó
cho phép tìm ra được những biến độc lập nào có ảnh
hưởng hoặc không ảnh hưởng, cũng như ảnh hưởng
nhiều hay ít đến biến phụ thuộc.
Mô hình phương trình hồi quy tuyến tính như sau:
KTGĐ = b 0 + b 1ĐTH + b 2ĐHPT+ b 3GB+
b 4HTX+ b 5KTTT
Trong đó b 0 là hằng số, b1 2 3 4 5 là hệ số hồi quy.
Kiểm định mô hình hồi quy đa biến ảnh
hưởng của các nhân tố đến yếu tố Phát triển
kinh tế hộ gia đình
Để kiểmđịnhmôhình hồi quy đa biến ảnh hưởng đến
yếu tố Phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân ở
làng hoa Sa Đéc, bài viết xem xét sự phù hợp của mô
hình hồi quy (Bảng 4).
Bảng dưới đây cho thấyR2 điều chỉnh là 19,7, có nghĩa
là các biến độc lập trong mô hình chỉ giải thích được
19,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc, phần trăm
còn lại là do biến không thuộc mô hình và lỗi ngẫu
nhiên. Tuy nhiên, bảng ANOVA có giá trị Sig 000
<0,05 có nghĩa là mô hình tương quan hồi quy là phù
hợp với mẫu nghiên cứu.
Bảng 6 thể hiện kết quả phân tích hồi quy bằng
phương pháp Enter cho biến Phát triển kinh tế hộ gia
đình.
Như vậy, kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy:
- Biến Đô thị hóa có giá trị Sig = 0.001 <0.05 cho thấy
các biến này đều có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng
đến biến Phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Biến Gắn bó với nghề có giá trị Sig = 0.026 <0.05,
cũng cho thấy các biến này đều có ý nghĩa thống kê và
có ảnh hưởng đến biến Phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Biến Kinh tế thị trường có giá trị Sig = 0.008 <0.05,
cũng cho thấy biến này đều có ý nghĩa thống kê và có
ảnh hưởng đến biến Phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Cả hai biến Định hướng phát triển địa phương và
biến Mô hình Hợp tác xã đều lần lượt có các giá trị
Sig = 0.57 và 0.51 đều lớn hơn 0.05, cho thấy các biến
này đều không có ý nghĩa thống kê và không có ảnh
hưởng đến biến Phát triển kinh tế hộ gia đình Do vậy,
ta có thể kết luận Định hướng phát triển địa phương
vàMô hình Hợp tác xã không có sự tác động hay ảnh
hưởng đến Phát triển kinh tế hộ gia đình và sẽ bị loại
ra khỏi phương trình hồi quy.
Bên cạnh đó, Bảng 5 cũng cho thấy hệ số phóng đại
phương sai của từng nhân tố có giá trị nhỏ hơn 10.
Chứng tỏmô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng
đa cộng tuyến.
Từ kết quả phân tích hồi quy trên, ta thấymối quan hệ
giữa biến phụ thuộc Phát triển kinh tế hộ gia đình với
3 biến độc lập Đô thị hóa, Kinh tế thị trường và Gắn
bó với nghề được thể hiện trong phương trình hồi quy
sau:
KTGĐ = 0.176 * ĐTH + 0.124 * GB + 0.144 * KTTT
Để xác định tầm quan trọng của các yếu tố đến yếu
tố Phát triển kinh tế hộ gia đình, ta căn cứ vào hệ số
Beta chuẩnhóa. Nếu trị tuyệt đối của hệ sốBeta chuẩn
hóa nào càng lớn thì nhân tố đó ảnh hưởng càng quan
trọng đối với Phát triển kinh tế hộ gia đình.
Theo phương trình trên biến phụ thuộc “Phát triển
kinh tế hộ gia đình” có quan hệ tuyến tính:
• Mạnh nhất với biến ĐTH và có quan hệ thuận
chiều (B = 0.176, Beta> 0).
• Thứ hai là biến KTTT và có quan hệ thuận chiều
(B = 0.144, Beta> 0)
• Và cuối cùng, biếnGB và có quan hệ thuận chiều
(B = 0.124, Beta> 0).
THẢO LUẬN
Nhưđã đề cập, đô thị hóamang trong chính nó những
thuận lợi nhưng đồng thời cũng chứa đựng nhiều
thách thức cho sự phát triển củamột khu vực, đặc biệt
là đối những làng nghề như Sa Đéc. Tại đây, lực lượng
lao động chính tuy chiếm tỷ lệ khá trẻ (chiếm 52.3%),
tuy nhiên, trình độ học vấn chiếm đa phần là trình
độ trung học cơ sở (chiếm 52.6%). Do vậy, đây sẽ là
thách thức trong vấn đề tiếp cận những kiến thức, kỹ
năng cũng như trình độ kỹ thuật cao áp dụng cho vấn
đề chăm sóc, duy trì và phát triển làng hoa. Bên cạnh
đó, mặc dù đa phần những người nông dân trồng hoa
kiểng nơi đây là những người đã có sự gắn bó lâu đời
(41.4% người sống trên 20 năm), và biến Gắn bó với
nghề cũng cho thấy có ảnh hưởng đến sự phát triển
829
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Bảng 4: Đánh giá độ phù hợp củamô hình
Mô hình R R2 R2 Hiệu chỉnh Ước lượng sai
số chuẩn.
Durbin-Watson
1 .456a .208 .197 .7649 1.947
Nguồn kết quả xử lý dữ liệu
Bảng 5: Kết quả kiểm định ANOVA
Mô hình Tổng các bình
phương
df Trung bình bình
phương
F Sig.
1 Hồi quy 52.917 5 10.583 18.091 .000b
Phần dư 201.241 344 .585
Tổng 254.157 349
Nguồn kết quả xử lý dữ liệu
Bảng 6: Kết quả Phân tích Hồi quy
Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số
chuẩn hóa
t Sig. Thống kê đa cộng tuyến
B Độ lệch
chuẩn
Hệ số
Beta của biến
VIF
1 Hằng số .869 .233 3.731 .000
ĐTH .192 .059 0.176 3.271 .001 .793 1.261
ĐHPT .118 .062 0.109 1.911 .057 .704 1.420
GB .134 .060 0.124 2.243 .026 .755 1.324
HTX .115 .059 0.109 1.956 .051 .741 1.350
KTTT .158 .059 0.144 2.674 .008 .797 1.255
Biến phụ thuộc: KTGĐ
Nguồn kết quả xử lý dữ liệu
kinh tế hộ gia đình bằng nghề trồng hoa, tuy nhiên,
những thách thức của bước chân đô thị hóa cũng là
những vấn cần phải bàn luận. Cụ thể, bảng đánh giá
giá trị trung bình yếu tố Đô thị hóa bên dưới cho thấy
chi tiết hơn về đề này.
Trong Bảng 7 ở trên cho thấy các biến quan sát đều
được người nông dân đánh giá ở mức trung bình:
Người dân khu vực làng hoa chuyển sang hình thức sản
xuất-kinh doanh khác (khác với nghề hoa kiểng) được
người nông dân đánh giá thấp nhất, với giá trị trung
bình cộngmean= 2.95, và cao nhất là biếnGiá đất khu
vực sống của ông bà tăng cao (sau năm 2010) được
người nông dân đánh giá cao nhất, với giá trị trung
bình cộngmean = 3.04. Tuy vớimức đánh giá này vẫn
nằm trong mức phân vân, không chắc chắn. Như vậy,
chứng tỏ người dân khá phân vân với những vấn đề
có nhiều người đến sống khu vực làng hoa hay không,
người dân đến đây có làm nghề hoa kiểng hay không;
hay người dân khu vực có bỏ nghề hoa để chuyển sang
hình thức kinh doanh khác hay không. Do vậy, vấn đề
kiểm soát ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá rất cần
được sự hỗ trợ, quan tâm của chính quyền địa phương
nhằm tiếp tục duy trì và phát triển làng hoa ngày càng
lớn mạnh.
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy trong 5 yếu tố được xác định ảnh
hưởng đến Phát triển kinh tế hộ gia đình thì có 3 yếu
tố được xác định là có ảnh hưởng là Đô thị hóa, Kinh
tế thị trường và Gắn bó với nghề. Trong đó, biến Đô
thị hóa có ảnh hưởng mạnh nhất đến biến phụ thuộc.
Hai nhân tố Định hướng phát triển địa phương và
Mô hình hợp tác xã đã bị loại ra khỏi phương trình
hồi quy do không có sự ảnh hưởng. Điều này có thể
được lý giải là do các biến Đô thị hóa, Kinh tế thị
trường và Gắn bó với nghề có tác động mạnh và đã
lấn át hai nhân tố còn lại là Định hướng phát triển địa
phương và Mô hình hợp tác xã. Mặt khác, do Sa Đéc
830
Độ chấp nhận
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Bảng 7: Đánh giá giá trị trung bình yếu tố Đô thị hóa
Biến quan sát Số lượng mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn
Đô thị hóa 1: Ngày càng có nhiều người đến khu vực làng hoa
sinh sống và làm việc
350 2.97 1.014
Đô thị hóa 2: Những người di cư đến làm những nghề khác
với nghề làm hoa truyền thống ở địa phương
350 3.01 1.010
Đô thị hóa 3: Người dân khu vực làng hoa chuyển sang hình
thức sản xuất-kinh doanh khác (khác với nghề hoa kiểng)
350 2.95 1.044
Đô thị hóa 4: Đường giao thông chiếmmột phần đáng kể trong
diện tích đất trồng hoa (đất dành cho hoa kiểng bị lấn chiếm
bởi đất công nghiệp và giao thông)
350 3.03 1.021
Đô thị hóa 6: Nhiều người dân bán đất và bỏ nghề trồng hoa 350 3.00 1.056
Đô thị hóa 7: Giá đất khu vực sống của ông bà tăng cao (sau
năm 2010)
350 3.04 1.001
Ngu ồn kết quả xử lý dữ liệu
là khu vực mới bước vào giai đoạn đô thị hóa và kinh
tế thị trường mở đối với loại hình này nên những ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình
trở nên rõ nét hơn những nhân tố còn lại. Đồng thời,
trong bối cảnh đô thị hóa những tác động, ảnh hưởng
của nó dễ dẫn đến sự biến đổi nghề, thậm chí thay đổi
hoàn toàn diện mạo bởi những loại hình kinh doanh
khác, tuy nhiên, sự gắn bó, đam mê với nghề sẽ giúp
người nông dân tiếp tục duy trì theo đuổi nghề truyền
thống. Điều này đặc biệt thấy rõ khi đa phần (41.4%)
người nông dân trồng hoa ở đây đã gắn bó với nghề
trên 20 năm.
Dựa vào kết luận trên, nghiên cứu đưa ra một vài
khuyến nghị như sau:
Chính sách hỗ trợ cho người nông dân theo nghề hoa
kiểng
Trong những năm gần đây số hộ cũng như diện tích
trồng hoa kiểng không ngừng tăng lên. Theo phòng
Kinh tế của UBND Thị xã Sa Đéc, nếu như năm
2010, diện tích trồng hoa là 308 ha và chỉ có 1927
hộ theo nghề trồng hoa thì đến năm 2018 diện tích
trồng hoa đã tăng lên 526.89ha và có đến 2300 hộ theo
nghề trồng hoab. Điều này cho thấy chính quyền địa
phương đã có những chính sách hỗ trợ cùng với lòng
đammê, gắn bó với nghề (thể hiện qua kết quả nghiên
cứu biếnGắn bó với nghề có ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế hộ gia đình), đã góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế chongười trồng hoa kiểng cũngnhư kinh
tế khu vực. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần
đặc biệt chú trọng đến những yếu tố chi phối như giá
đất và diện tích đất giao thông, công nghiệp có thể ảnh
hưởng đến diện tích đất trồng hoa trong tương lai.
bSố liệu do Phòng Kinh tế, UBND thị xã Sa Đéc cung cấp trong
khảo sát thực địa.
Mặt khác, như đã phân tích trong kết quả nghiên
cứu trên, lực lượng lao động chính trong làng hoa là
những hộ đa phần có thăm niên tuổi đời, có nhiều
kinh nghiệm với nghề trồng hoa kiểng, có đến 145
trườnghợp sống trên 20năm (chiếm41.4%) trong 350
trường hợp nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là trong tương
lai nếu không có lực lượng thay thế thì làmcáchnàođể
duy trì và phát triển làng hoa. Do vậy, cần có những
hỗ trợ kỹ thuật, những cách thức vận động cũng như
khơi gợi những lợi ích, gắn bó, tình yêu với nghề cho
thế hệ kế thừa nghề truyền thống này.
Xây dựng bản sắc làng hoa
Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển làng hoa kiểng
Sa Đéc đạt quy mô, diện tích và giá trị sản xuất. Xây
dựng các đường hoa, vườn hoa, làng hoa và chợ hoa,
các điểm trình diễn về hoa kiểng theo công nghệ cao
gắn với tham quan du lịch, bảo tồn và phát triển các
giống hoa đặc trưng của Sa Đéc như hoa hồng, hoa
cúc. Vận động người dân chuyển đổi đất trồng cây
kém hiệu quả sang trồng hoa kiểng, trang trí khuôn
viên nhà, hàng rào, cổng rào bằng hoa kiểng đặc trưng
của làng hoa, xây dựng cổng làng hoa, tuyến đường
hoa đi vào khu du lịch tham quan hoa kiểng và các
tuyến đường khác trong thành phố.
Đẩy nhanh xây dựng thí điểm khu sản xuất kinh
doanh hoa kiểng kết hợp phục vụ tham quan du lịch.
Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm ứng
dụng nông nghiệp công nghiệp cao, có phòng cấy mô
nhân giống hoa kiểng và kiểm soát dịch bệnh ban đầu,
tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao để
nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và phát
triển du lịch.
Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ và du lịch
hoa kiểng
831
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Đầu tư bến lên hàng hoa hoa kiểng, chợ đầu mối
hoa kiểng, hoàn thiện hạ tầng giao thông đường hoa,
vườn hoa, làng hoa và các vùng sản xuất hoa kiểng
tập trung. Xây dựng trạm dừng chân chở khách du
lịch, các khu vực giới thiệu quảng bá, mua bán các
sản phẩm đặc trưng của làng hoa và thành phố.
Đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn,
phương tiện phục vụ đưa rước du khách, tăng cường
kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp có tiềm năng thực
hiện đảm bảo được nhu cầu phục vụ dịch vụ du lịch.
LỜI CẢMƠN
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến Uỷ ban nhân
dân thành phố Sa Đéc, Phòng Kinh tế và Phòng Quản
lý đô thị thành phố, Uỷ ban nhân dân phườngTânQui
Đông, Hợp tác xã Hoa kiểng đã nhiệt tình hỗ trợ và
cung cấp các tài liệu quí giá. Đồng thời, tác giả cũng
cảm ơn sinh viên Lê Thị Hồng Thắm đã hỗ trợ khảo
sát, giúp bài viết thuận lợi về mặt thu thập dữ liệu.
Cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã đồng hành trong
giai đoạn viết báo cáo.
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Bản thảo này không có xung đột lợi ích
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại điạ bàn phường
Tân Quy Đông và xã Tân Khánh Đông – hai địa
phương có tốc độ đô thị hóa mạnh và lịch sử phát
triển làng nghề hoa kiểng lâu đời cũng như có diện
tích sản xuất hoa kiểng lớn nhất tại làng hoa Sa Đéc.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 350 hộ gia đình
tại hai khu vực này để tìm hiểu xem những yếu tố nào
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình tại
hai khu vực này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố được xác định
ảnh hưởng đến Phát triển kinh tế hộ gia đình thì có 3
yếu tố được xác định là có ảnh hưởng là Đô thị hóa,
Kinh tế thị trường và Gắn bó với nghề.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Quyết định công nhận làng nghề truyền
thống tỉnh ĐồngTháp (Hình 2).
Phụ lục 2. Quyết định ban hành Đề án phát triển Hoa
kiểng thị xã Sa Đéc đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2015c (Hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 )
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Quyết định công nhận Sa Đéc là Đô thị loại II trực thuộc
tỉnh Đồng Tháp. Thư viện Pháp Luật. 2020;Available from:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/
Quyet-dinh-210-QD-TTg-2018-cong-nhan-Sa-Dec-la-do-
thi-loai-II-truc-thuoc-Dong-Thap-374766.aspx.
cSố liệu được cung cấp bởi phòng kinh tế của UBND Thị xã Sa
Đéc năm 2018
2. Swain BB, Teufel N. The Impact of Urbanisation on Crop-
Livestock Farming System: A Comparative Case Study of India
andBangladesh. J. Soc. Econ. Dev. 2017;19:161–180. Available
from: https://doi.org/10.1007/s40847-017-0038-y.
3. Michon M. Conversion of traditional village gardens and new
economic strategies of rural households in the area of Bo-
gor, Indonesia. Agroforestry Systems. 1994;25:31–58. Avail-
able from: https://doi.org/10.1007/BF00705705.
4. ArouriME, YoussefAB,Nguyen-Viet C. DoesUrbanizationHelp
Poverty Reduction in Rural Areas? Evidence from Vietnam.
PGDAWorking Paper. 2014;(115).
5. Mhembwe S, Dube E. The role of cooperatives in sustaining
the livelihoods of rural communities: The case of rural coop-
eratives in Shurugwi District, Zimbabwe. Journal of Disaster
Risk Studies. 2017;9(1):9. PMID: 29955330. Available from:
https://doi.org/10.4102/jamba.v9i1.341.
6. Tao J, WangQ. Co-evolution: AModel for Renovation of Tradi-
tional Villages in the Urban Fringe of Guangzhou, China. Jour-
nal of Asian Architecture and Building Engineering. 2014;p.
555–562. Available from: https://doi.org/10.3130/jaabe.13.555.
7. Thanh HX, Phuong DT, Hoa DT, Lap LD. Revisiting livelihood
transformations in three fruit-growing settlements, 2006-
2015. London: IIED’s Human Settlements Group. 2015;.
8. Quyết PV, Thanh NQ. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học. Hà
Nội: Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2001;p. 188.
9. Hatcher LA. A Step-by-Step Approach to Using the SAS Sys-
tem for Factor Analysis and Structural EquationModeling. SAS
Institute, Inc., Cary. 1994;.
10. Trọng H, Ngọc CNM. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.
Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức. 2008;p. 17.
11. Tavakol M, Dennick R. Making sense of Cronbach’s alpha.
International Journal of Medical Education. 2011;p. 53–55.
PMID: 28029643. Available from: https://doi.org/10.5116/ijme.
4dfb.8dfd.
832
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Hình 2: Quyết định công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: UBND Thị xã Sa Đéc)
833
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
Hình 3: Quyết định ban hành Đề án phát triển Hoa kiểng thị xã Sa Đéc đến năm 2010 và định hướng đến năm
2015 (1)
834
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
H
ìn
h
4:
Qu
yế
tđ
ịn
h
ba
n
hà
nh
Đề
án
ph
át
tri
ển
Ho
ak
iển
g
th
ịx
ãS
aĐ
éc
đế
n
nă
m
20
10
và
đị
nh
hư
ớn
g
đế
n
nă
m
20
15
(2
)
835
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
H
ìn
h
5:
Qu
yế
tđ
ịn
h
ba
n
hà
nh
Đề
án
ph
át
tri
ển
Ho
ak
iển
g
th
ịx
ãS
aĐ
éc
đế
n
nă
m
20
10
và
đị
nh
hư
ớn
g
đế
n
nă
m
20
15
(3
)
836
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
H
ìn
h
6:
Qu
yế
tđ
ịn
h
ba
n
hà
nh
Đề
án
ph
át
tri
ển
Ho
ak
iển
g
th
ịx
ãS
aĐ
éc
đế
n
nă
m
20
10
và
đị
nh
hư
ớn
g
đế
n
nă
m
20
15
(4
)
837
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
H
ìn
h
7:
Qu
yế
tđ
ịn
h
ba
n
hà
nh
Đề
án
ph
át
tri
ển
Ho
ak
iển
g
th
ịx
ãS
aĐ
éc
đế
n
nă
m
20
10
và
đị
nh
hư
ớn
g
đế
n
nă
m
20
15
(5
)
838
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4(4):823-840
H
ìn
h
8:
Qu
yế
tđ
ịn
h
ba
n
hà
nh
Đề
án
ph
át
tri
ển
Ho
ak
iển
g
th
ịx
ãS
aĐ
éc
đế
n
nă
m
20
10
và
đị
nh
hư
ớn
g
đế
n
nă
m
20
15
(6
)
839
Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 4(4):823-840
Open Access Full Text Article Research Article
University of Social Sciences and
Humanities, VNU-HCM
Correspondence
Tran Thi Ngoc Nho, University of Social
Sciences and Humanities, VNU-HCM
Email: ngocnhonv2603@gmail.com
History
Received: 7/7/2020
Accepted: 31/12/2020
Published: 17/02/2021
DOI : 10.32508/stdjssh.v4i4.635
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Impact of Urbanization on Household Economy Development in
Sa Dec Flower Village, Dong Thap
Tran Thi Ngoc Nho*
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Sa Dec Flower Village provides flowers for southern Vietnam and as a result makes an important
contribution to the socio-economic development of the region, especially via tourism. This article
aims todiscern the factors affecting the economic and social changes of the SaDec Flower Village to
establish appropriate development strategies. The impact on the economic changes of the flower
village based on the following five key factors (1) Local orientation, (2) Urbanization, (3) Market
economy, (4) Agricultural cooperativemodel, and (5) Traditional Flower Village engagement. There
have been many previous related studies examining the relationship between these factors and
household economic development in the context of urbanization; however, each study was done
separately without combining all analyses in the same study. To test this impact, the paper applies
the Exploratory Factor Analysis (EFA) model to find out which factors have the most impact on the
dependent variableHousehold EconomicDevelopment. The study surveyed 350 cases in two areas
of Tan Quy Dong ward and Tan Khanh Dong ward which have strong urbanization rate and a long
history of development of ornamental flower craft villages as well as the largest flower production
areas in Sa Dec flower village.
The results show that factors of Urbanization, Market economy and Traditional Flower Village en-
gagement (of which Urbanization is the strongest one) have the impact on the household eco-
nomic development. The two left variables Local Development Orientation and Agricultural Coop-
erative Model do not have a significant relationship or impact on the dependent variable and are
excluded from the regression model. Based on the research results presented, this paper suggests
possible solutions to improve the efficiency of the economic development of Sa Dec flower village.
Key words: Sa Dec Flower Village, Urbanization, Local Orientation, Agricultural Cooperative
Model, Market Economy
Cite this article : Nho T T N. Impact of Urbanization on Household Economy Development in Sa Dec
Flower Village, Dong Thap. Sci. Tech. Dev. J. - Soc. Sci. Hum.; 4(4):823-840.
840
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_do_thi_hoa_den_phat_trien_kinh_te_ho_gia_dinh_o.pdf