KẾT LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 26 bệnh nhân sai
khớp cắn hạng II chi 1 trung bình 9,89 ± 1,32 tuổi.
Sau 14,88 ± 4,27 tháng điều trị với khí cụ
activator theo Andresen – Haulp, kết quả cho
thấy khí cụ tác động có ý nghĩa trên cấu trúc
răng – xương ổ, XHD của những cá thể đang
phát triển. Bước đầu, chúng tôi rút ra được một
số kết luận như sau:
1. Activator làm các răng trước hàm trên
nghiêng vào trong (p<0,001), các răng trước hàm
dưới nghiêng ra ngoài (p<0,05). Độ cắn chìa giảm
(p<0,001) nhờ sự gia tăng phát triển của XHD và
thay đổi cấu trúc răng – xương ổ. Sự nghiêng
răng cửa giữa hàm trên vào trong đóng vai trò
chủ yếu làm giảm độ cắn chìa sau điều trị
activator. Độ cắn sâu giảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
2. Về tác động trên xương hàm:
Activator hầu như không có tác động ức chế
sự phát triển xương hàm trên.
Sự tăng trưởng của xương hàm dưới: Độ nhô
XHD so với nền sọ (p<0,01), chiều dài thân XHD,
chiều cao cành đứng XHD, chiều cao thật sự
XHD tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). XHD
tăng trưởng nhiều hơn sự tăng trưởng tự nhiên.
Khí cụ làm tăng góc mặt phẳng hàm dưới.
3. Tương quan giữa hàm trên và hàm dưới
theo chiều trước sau (góc ANB) giảm có ý nghĩa
thống kê (p<0,01). Chiều cao tầng mặt trước,
chiều cao tầng mặt sau, chiều cao tầng mặt trước
dưới tăng có ý nghĩa sau điều trị (p<0,001).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của khí cụ Activator trên bệnh nhân sai khớp cắn hạng II chi 1 - Khảo sát trên phim sọ nghiêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 202
30 TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ CỤ ACTIVATOR TRÊN BỆNH NHÂN SAI KHỚP
CẮN HẠNG II CHI 1 - KHẢO SÁT TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG
Nguyễn Khánh Mỹ*, Phan Ái Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tác động của khí cụ activator trên bệnh nhân sai khớp cắn hạng II chi 1 trong độ tuổi
tăng trưởng (sự thay đổi cấu trúc răng – xương ổ, xương hàm, tương quan giữa hàm trên – hàm dưới) – Khảo
sát trên phim sọ nghiêng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng loạt ca, tiến hành trên 26 bệnh nhân (14 nam, 12 nữ)
trung bình 9,89 ± 1,34 tuổi có sai khớp cắn hạng II chi 1, có chỉ định điều trị bằng khí cụ activator theo Andresen
– Haulp. Chụp phim sọ nghiêng kỹ thuật số để đánh giá trước và sau khi điều trị kết thúc.
Dùng phần mềm Viewbox 4 để xác định các điểm chuẩn, đo đạc và phân tích phim sọ nghiêng trước và sau
khi điều trị với khí cụ activator. Phép kiểm t bắt cặp được dùng để so sánh giá trị trung bình của các biến số
nghiên cứu trước và sau điều trị.
Kết luận: 1. Activator làm các răng trước hàm trên nghiêng vào trong (p<0,001), các răng trước hàm dưới
nghiêng ra ngoài (p<0,05). Độ cắn chìa giảm (p<0,001) nhờ sự gia tăng phát triển của XHD và thay đổi cấu trúc
răng – xương ổ. Sự nghiêng răng cửa giữa hàm trên vào trong đóng vai trò chủ yếu làm giảm độ cắn chìa sau
điều trị activator. Độ cắn sâu giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 2. Về tác động trên xương hàm: Activator hầu
như không có tác động ức chế sự phát triển xương hàm trên. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới: Độ nhô XHD
so với nền sọ (góc SNB) (p<0,01), chiều dài thân XHD, chiều cao cành đứng XHD, chiều cao thật sự XHD tăng
có ý nghĩa thống kê (p<0,001). XHD tăng trưởng nhiều hơn sự tăng trưởng tự nhiên. Khí cụ làm tăng góc mặt
phẳng hàm dưới. 3. Tương quan giữa hàm trên và hàm dưới theo chiều trước sau (góc ANB) giảm có ý nghĩa
thống kê (p<0,01). Chiều cao tầng mặt trước, chiều cao tầng mặt sau, chiều cao tầng mặt trước dưới tăng có ý
nghĩa sau điều trị (p<0,001).
Từ khóa: khí cụ activator, khí cụ chức năng, sai khớp cắn hạng II chi 1
ABSTRACT
THE EFFECTS OF ACTIVATOR TREATMENT ON CLASS II DIVISION 1 PATIENTS –
A CEPHALOMETRIC OBSERVATION
Nguyen Khanh My, Phan Ai Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 202 - 209
Objective: The aim of this study was to assess, on lateral cephalogram, the effects of treatment using
activator appliance on growing patients with class II division 1 malocclusion (dentoalveolar structures, skeletal
structures, maxillo-mandibular relationship).
Materials and method: Twenty – six patients (12 females and 14 males, mean age 9.89 ± 1.34) were treated
with an Andresen – Haulp activator. Lateral cephalogram of each patient were taken at the start and end of
treatment. Viewbox 4 software was used to mark cephalometric landmarks, and to measure angulars and linears
parameters. Paired – sample t-test was used to statistically evaluated the findings.
*BS Nội trú 2010-2013 – Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
** Bộ môn Răng trẻ em- Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Khánh Mỹ ĐT: 0902318439 Email: khanhmy_rhm2003@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 203
Conclusion: 1. The activator appliance caused maxillary incisors lingual tipping and mandibular incisors
labial tipping. The overjet and overbite decreased significantly (p<0.001). The overjet was mainly decreased as a
result of the increased growth forward of the mandible and dentoalveolar changes. 2. The appliance had little or no
effect on the maxillary skeletal structures. The growth in mandibular length, ramus heigth, corpus length
appeared to be significantly influenced by activator treatment (p<0.001). 3. ANB angle decreased significantly
(p<0.001). Both anterior and posterior face height increased significantly (p<0.001)
Key words: activator appliances, functional appliances, malocclusion class II division 1
MỞ ĐẦU
Sai khớp cắn hạng II chi 1 là tình trạng các
răng hàm trên có tương quan khớp cắn ở về phía
gần so với bình thường, các răng trước hàm trên
nhô ra trước hay còn gọi là hô. Dạng sai khớp
cắn này gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Ngoài ra, ở trẻ em (đặc biệt là các bé trai) tình
trạng này thường gây chấn thương các răng
trước, và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do bị bạn
bè trêu chọc. Theo MacNamara(9), nguyên nhân
thường gặp của sai khớp cắn hạng II là do XHD
kém phát triển. Có nhiều phương pháp điều trị,
trong đó sử dụng khí cụ chức năng là phương
pháp chỉ áp dụng cho trẻ trong độ tuổi tăng
trưởng. Đây là những khí cụ có khả năng kích
thích XHD phát triển một cách thích hợp, giúp
điều chỉnh lại tương quan xương, răng và cải
thiện nét mặt nhìn nghiêng của trẻ. Theo Barton
và Cook, trong các loại khí cụ chức năng, khí cụ
được sử dụng chủ yếu là activator.
Trong các nghiên cứu về tác động của khí cụ
activator, phim sọ nghiêng được sử dụng như
một công cụ thường quy.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, những tiến
bộ của công nghệ thông tin đã được ứng dụng
trong lĩnh vực chỉnh hình thông qua sự ra đời
các phần mềm phân tích hình ảnh phim sọ
nghiêng (Rudolph 1998). Các phần mềm này
giúp việc phân tích trên phim sọ nghiêng trở nên
dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Tại Việt Nam, activator là khí cụ chức năng
tháo lắp thường được sử dụng trong điều trị sai
khớp cắn hạng II chi 1 ở trẻ trong độ tuổi phát
triển. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được
thực hiện để đánh giá hiệu quả thật sự của khí
cụ này. Qua nghiên cứu y văn và căn cứ vào tình
hình thực tế, với mong muốn góp phần làm rõ
hơn vai trò của khí cụ activator trong điều trị sai
khớp cắn hạng II chi 1, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu trên 26 trẻ sai khớp cắn hạng II chi 1
đến điều trị tại Khoa RHM trong thời gian từ
12/2010 đến 12/2012 với câu hỏi nghiên cứu: Có
sự khác biệt trên phim sọ nghiêng về răng – xương ổ,
xương hàm, tương quan hàm trên – hàm dưới giữa
trước và sau điều trị sai khớp cắn hạng II chi 1 với khí
cụ activator không?
Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Khảo sát tác động của
khí cụ activator trên bệnh nhân sai khớp cắn
hạng II chi 1 trong độ tuổi tăng trưởng – Khảo
sát trên phim sọ nghiêng.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định sự thay đổi cấu trúc răng – xương
ổ (so sánh các kích thước và số đo góc của răng
hàm trên và răng hàm dưới).
2. Xác định sự thay đổi của xương hàm (so
sánh các kích thước và số đo góc của xương hàm
trên và xương hàm dưới).
3. Xác định sự thay đổi tương quan giữa hàm
trên – hàm dưới (so sánh các kích thước, số đo
góc và tỷ lệ thể hiện tương quan giữa xương
hàm trên và xương hàm dưới).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
26 bệnh nhân (14 nam, 12 nữ) trung bình 9,89
± 1,34 tuổi, sai khớp cắn hạng II chi 1 có chỉ định
điều trị bằng khí cụ activator Andresen – Haulp.
Phụ huynh và trẻ đồng ý điều trị.
Phương tiện nghiên cứu
Phim sọ nghiêng kỹ thuật số được chụp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 204
trước và sau khi điều trị với khí cụ activator. Phần mềm Viewbox 4 để xác định các điểm
chuẩn, đo đạc và phân tích phim sọ nghiêng
trước và sau khi điều trị.
Biến số nghiên cứu
Biến số nghiên cứu Đơn vị Định nghĩa
Răng cửa hàm trên
R1HT-NA mm Độ nhô của răng cửa HT so với NA
R1HT/NA 0 Độ nghiêng R cửa HT so với NA
R1HT/SN 0 Độ nghiêng R cửa HT so với nền sọ trước
Răng cửa hàm dưới
R1HD-NB mm Độ nhô của răng cửa HD so với NB
R1HD/NB 0 Độ nghiêng R cửa HD so với NB
IMPA 0 Độ nghiêng R cửa HD so với mp HD
Tương quan răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới
R1HT/R1HD 0 Góc răng cửa
OJ mm Độ cắn chìa
OB mm Độ cắn phủ
OP/SN 0 Góc giữa nền sọ trước và mp khớp cắn
OP/FH 0 Góc giữa mp Frankfort và mp khớp cắn
Xương hàm trên
A- Na pp mm Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng vuông góc với FH vẽ từ điểm Nasion
SNA 0 Độ nhô của XHT so với nền sọ trước
PP/ FH 0 Góc giữa mp khẩu cái/ mp Frankfort
Xương hàm dưới
SNB 0 Độ nhô của XHD so với nền sọ trước
SN/Go-Gn 0 Góc giữa mp hàm dưới và nền sọ trước
PP/MP 0 Góc giữa mp nhai và mp HD
FH/MP 0 Góc giữa mp Frankfort và mp hàm dưới
Co-Gn mm Chiều dài hiệu quả của XHD
Xi-Pog mm Chiều dài thân XHD
Go-Me mm Chiều dài thân XHD
CF-Go mm Chiều cao cành đứng XHD
Go-PC mm Chiều cao cành đứng XHD
Go-Ar mm Chiều cao cành đứng XHD
Tương quan giữa HT và HD theo chiều trước sau
ANB 0 Tương quan giữa XHT và XHD
AO-BO mm Wits
Tương quan giữa HT và HD theo chiều đứng
ANS-Me mm Chiều cao tầng mặt trước dưới
N-Me mm Chiều cao mặt phía trước
S-Go mm Chiều cao mặt phía sau
S-Ar-Go 0 Góc giữa S – Ar và Ar – Go
ANS-Me/N-Me Tỷ lệ chiều cao tầng mặt trước dưới so với chiều cao mặt phía trước
N-Me/S-Go Tỷ lệ chiều cao mặt phía trước so với chiều cao mặt phía sau
Tiến trình thực hiện nghiên cứu
Bước 1
- Từ tháng 12/2010 đến tháng 12/2012, tất
cả các bệnh nhân sai khớp cắn hạng II chi 1
đang tuổi tăng trưởng có bộ răng hỗn hợp (8–
12 tuổi), hội đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu của
nghiên cứu được chỉ định chụp ảnh phim sọ
nghiêng kỹ thuật số chẩn đoán trước khi bắt
đầu điều trị.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 205
Bước 2: Quá trình điều trị với khí cụ activator
Ghi dấu cắn sáp: Hướng dẫn bệnh nhân đưa
hàm dưới:
Theo chiều trước sau: hàm dưới đưa ra trước
đến vị trí các răng cửa đối đầu. Tuy nhiên, trong
đa số trýờng hợp độ đưa ra trước của hàm dưới
không vượt quá 7 – 8 mm, hoặc 3/4 kích thước
gần xa của răng cối lớn thứ nhất.
Theo chiều đứng: khoảng cách giữa rìa cắn
răng cửa hàm trên và hàm dưới là 5 mm. Ngoài
ra, còn tùy thuộc vào mức độ ra trước của hàm
dưới, khi đưa hàm dưới ra trước từ 7 – 8 mm
khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa hàm trên và
hàm dưới từ 2 – 4 mm; khi hàm dưới ra trước từ
3 – 5 mm khoảng cách này từ 4 – 6 mm.
Thiết kế và cách mài chỉnh khí cụ:
Khí cụ gồm 2 khối nhựa acrylic hàm trên và
hàm dưới nối với nhau. Hàm trên có một cung
môi ngắn từ răng 13 đến răng 23 làm từ dây thép
đýờng kính 0,8 mm; mài bỏ nền nhựa ở mặt
trong các răng này để tạo khoảng trống ép các
răng cửa trên vào trong. Nền nhựa hàm dưới ôm
lấy 1/3 rìa cắn răng cửa dưới để ngãn các răng
này nghiêng về phía môi.
Activator được mài có chọn lọc tạo nên các
mặt nhựa hướng dẫn sự mọc răng. Ở mặt trong
các răng sau hàm trên, nhựa được mài để các
răng này di chuyển về phía xa, ra ngoài. Điều
này đạt được bằng cách giữ lại phần nhựa tiếp
xúc với mặt trong gần của răng sau hàm trên. Ở
mặt trong các răng sau hàm dưới các mặt nhựa
hướng dẫn chỉ cho phép di chuyển răng về phía
gần, khi chỉ giữ lại phần nhựa tiếp xúc với mặt
xa trong của các răng này.
Bước 3
Chụp phim sọ nghiêng kỹ thuật số để đánh
giá sau khi điều trị kết thúc.
Bước 4
Nhập các dữ liệu hình ảnh phim sọ nghiêng
dưới dạng DICOM vào máy tính. Dùng phần
mềm Viewbox 4 tiến hành xác định các điểm
chuẩn, sau đó xuất giá trị các biến số ra phần
mềm Excel.
Phương pháp kiểm định thống kê
- Dùng số trung bình, độ lệch chuẩn để mô tả
các biến định lượng với khoảng tin cậy 95%.
- Sử dụng test t bắt cặp trong phần mềm
SPSS để so sánh giá trị trung bình của các biến số
nghiên cứu trước và sau khi điều trị bằng khí cụ
activator.
KẾT QUẢ
Sự thay đổi của răng – xương ổ
Răng cửa hàm trên
Bảng 1: Các số đo răng cửa HT của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí cụ activator
Các số đo
răng cửa HT
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
R1HT-NA mm 7,07 2,95 4,63 2,99 -2,44 2,23 ***
R1HT/NA ° 33,16 6,28 25,42 7,37 -7,74 6,04 ***
R1HT/SN ° 61,58 9,01 70,54 8,00 8,96 7,30 ***
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 206
Răng cửa hàm dưới
Bảng 2: Các số đo răng cửa HD của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí cụ activator
Các số đo răng cửa HD Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
R1HD-NB mm 6,67 1,82 7,58 2,72 0,91 1,97 *
R1HD/NB ° 30,12 5,93 33,23 6,63 3,11 5,97 *
IMPA ° 101,57 5,07 102,72 6,77 1,14 5,67 NS
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Tương quan giữa răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới
Bảng 3: Các số đo tương quan giữa răng cửa HT và HD của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí cụ activator
Các số đo tương quan
giữa răng cửa HT và HD
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi P
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
R1HT/R1HD ° 108,32 8,14 113,83 8,27 5,51 7,38 **
OJ mm 7,95 2,05 3,38 1,27 -4,57 2,20 ***
OB mm 3,55 1,63 1,83 1,48 -1,72 1,37 ***
OP/SN ° 17,70 4,04 19,23 4,19 1,53 2,59 **
OP/FH ° 9,07 4,23 10,46 4,26 1,39 3,23 *
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Sự thay đổi của xương hàm
Xương hàm trên
Bảng 4: Các số đo XHT của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí cụ activator
Các số đo XHT
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
A-Na pp mm 1,03 3,32 1,01 3,71 -0,15 2,4 NS
SNA ° 82,44 3,34 82,22 3,48 -0,21 1,95 NS
PP/FH ° 1,92 2,08 1,38 2,25 -0,54 1,65 NS
Kiểm định t bắt cặp, NS: không có ý nghĩa thống kê
Xương hàm dưới
Bảng 5: Các số đo XHD của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí cụ activator
Các số đo XHD
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
SNB ° 77,02 3,08 77,88 3,69 0,86 1,44 **
SN/Go-Gn ° 31,51 5,27 33,21 5,32 1,71 2,21 **
PP/MP ° 23,46 4,89 24,65 4,89 1,19 2,65 *
FH/MP ° 27,1 5,93 28,68 6,81 1,58 4,09 NS
Co-Gn mm 99,29 5,62 103,94 5,66 4,66 3,33 ***
Xi-Pog mm 61,80 4,15 64,47 4,16 2,66 1,96 ***
Go-Me mm 62,52 4,68 65,19 4,95 2,68 2,59 ***
CF-Go mm 56,97 4,75 58,96 4,75 2,99 2,27 ***
Go-PC mm 46,45 5,60 49,51 6,06 2,36 2,31 ***
Go-Ar mm 38,70 4,45 40,99 4,36 2,29 2,18 ***
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 207
Sự thay đổi tương quan hàm trên – hàm dưới sau điều trị activator
Tương quan theo chiều trước sau
Bảng 6: Các số đo tương quan theo chiều trước sau giữa XHT và XHD của bệnh nhân trước và sau điều trị với
khí cụ activator
Các số đo tương quan theo
chiều trước sau
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
ANB ° 5,88 1,79 4,75 2,68 -1,13 1,62 **
AO-BO mm 2,29 3,3 0,21 3,04 -2,08 2,18 ***
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Tương quan theo chiều đứng
Bảng 7: Các số đo tương quan theo chiều đứng giữa XHT và XHD của bệnh nhân trước và sau điều trị với khí
cụ activator
Các số đo tương quan
theo chiều đứng
Trước điều trị Sau điều trị Sự thay đổi
P
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
ANS-Me mm 52,56 3,52 56,44 4,06 3,88 2,43 ***
N-Me mm 104,42 4,06 109,53 4,73 5,11 3,09 ***
S-Go mm 67,74 5,25 70,12 5,75 2,38 2,93 ***
S-Ar-Go ° 143,10 5,91 144,29 6,06 1,19 2,43 *
ANS-Me/N-Me 0,50 0,23 0,52 0,24 0,02 0,01 ***
N-Me/S-Go 1,54 0,11 1,56 0,11 0,02 0,05 *
Kiểm định t bắt cặp; * P<0,05; ** P<0,01; *** P<0,001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Hình ảnh vẽ nét và một vài phép đo trên phim sọ nghiêng trước điều trị của bệnh nhân mã số DT22, sử dụng
Viewbox 4
BÀN LUẬN
Tác động trên răng – xương ổ
Sau khi điều trị bằng khí cụ activator, các
răng cửa hàm trên dựng lại trục răng, nghiêng
vào trong so với phức hợp sọ mặt. Tác động
này chủ yếu nhờ vào thành phần cung môi.
Ngoài ra, còn nhờ vào phản lực từ sự căng kéo
của cơ và mô mềm khi XHD đưa ra trước
truyền đến răng và xương ổ hàm trên thông
qua khí cụ(5). Các răng cửa dưới nghiêng ra
trước (p<0,05), mặc dù theo Bennet, activator
được thiết kế để kiểm soát độ nghiêng ra trước
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 208
của răng cửa dưới, nhưng không có bằng
chứng cho thấy việc này có hiệu quả(3).
Tác động trên xương hàm
Activator có ức chế sự phát triển của XHT
nhưng không có ý nghĩa thống kê, có thể do mẫu
nghiên cứu không đủ lớn hoặc kết quả tác động
không giống nhau ở tất cả các cá thể. Tuy nhiên
trên lâm sàng, tác động ức chế sự phát triển của
XHT không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều
trị. Khi bác sĩ khám, chẩn đoán, đánh giá để ra
chỉ định điều trị với khí cụ này, trẻ sẽ được
hướng dẫn đưa XHD ra trước một cách thoải
mái để đạt được độ cắn chìa bình thường. Nếu
nét mặt nhìn nghiêng hài hòa, thì đây là một
bệnh nhân thích hợp với điều trị bằng activator.
Vì vậy, tác động ức chế sự phát triển của XHT
không thật sự cần thiết trên lâm sàng.
Về tác động của activator trên XHD, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, sau khi điều
trị với activator, chiều dài thân XHD (Xi-Pog
tăng 2,66 ± 1,96 mm, Go-Me tăng 2,68 ± 2,59 mm,
p>0,001), chiều cao cành đứng XHD (CF-Go tăng
2,99 ± 2,27 mm, Go-PC tăng 2,36 ± 2,31 mm, Go-
Ar tăng 2,29 ± 2,18 mm, p>0,001), chiều dài hiệu
quả XHD (Co-Gn tăng 4,66 ± 3,33 mm, p>0,001).
Điều này cho thấy, activator có tác động kích
thích sự tăng trưởng của XHD cả theo chiều
đứng lẫn chiều trước sau. Kết quả thu được
tương tự với nhiều tác giả trên thế giới(1,2,4,7,8,10,11,12).
Kết quả này được giải thích dựa trên cơ chế tác
động của khí cụ. Khi XHD bị đưa ra trước, lồi
cầu cũng bị kéo ra trước và giảm tải lực lên lồi
cầu. Lúc này, cùng với sự kích thích hoạt động
của các cơ liên quan đến chức năng XHD, có sự
gia tăng hoạt động chuyển hóa ở vùng đĩa khớp,
gia tăng lưu lượng máu đến vùng mô sau đĩa
giàu mạch máu làm tăng sự phát triển của lồi
cầu theo hướng lên trên và ra sau(6).
Tuy nhiên, việc so sánh một cách chi tiết kết
quả giữa các nghiên cứu gặp khó khăn. Các vấn
đề thường gây khó khăn khi so sánh kết quả
giữa các nghiên cứu là khoảng thời gian khác
nhau giữa các nghiên cứu, các tác giả không sử
dụng cùng một loại số đo, một loại phân tích để
đánh giá cùng một mục tiêu điều trị. Ngoài ra,
nếu đánh giá ở mức độ cá thể, có thể nhận thấy
có sự khác biệt đáng kể ở kết quả thu được.
Trong nghiên cứu này, nhận xét về đáp ứng tăng
trưởng của XHD ở từng cá thể, Co-Gn có thể
tăng đến 11,8 mm, nhưng cũng có cá thể kích
thước này gần như không thay đổi. Như vậy, kết
quả thu được phụ thuộc nhiều vào sự đáp ứng
tăng trưởng của trẻ. Điều này cho thấy khí cụ
activator có thể kích thích sự phát triển của
XHD, tuy nhiên mô hình và giới hạn phát triển
xương còn được quyết định bởi yếu tố di truyền.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 26 bệnh nhân sai
khớp cắn hạng II chi 1 trung bình 9,89 ± 1,32 tuổi.
Sau 14,88 ± 4,27 tháng điều trị với khí cụ
activator theo Andresen – Haulp, kết quả cho
thấy khí cụ tác động có ý nghĩa trên cấu trúc
răng – xương ổ, XHD của những cá thể đang
phát triển. Bước đầu, chúng tôi rút ra được một
số kết luận như sau:
1. Activator làm các răng trước hàm trên
nghiêng vào trong (p<0,001), các răng trước hàm
dưới nghiêng ra ngoài (p<0,05). Độ cắn chìa giảm
(p<0,001) nhờ sự gia tăng phát triển của XHD và
thay đổi cấu trúc răng – xương ổ. Sự nghiêng
răng cửa giữa hàm trên vào trong đóng vai trò
chủ yếu làm giảm độ cắn chìa sau điều trị
activator. Độ cắn sâu giảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
2. Về tác động trên xương hàm:
Activator hầu như không có tác động ức chế
sự phát triển xương hàm trên.
Sự tăng trưởng của xương hàm dưới: Độ nhô
XHD so với nền sọ (p<0,01), chiều dài thân XHD,
chiều cao cành đứng XHD, chiều cao thật sự
XHD tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,001). XHD
tăng trưởng nhiều hơn sự tăng trưởng tự nhiên.
Khí cụ làm tăng góc mặt phẳng hàm dưới.
3. Tương quan giữa hàm trên và hàm dưới
theo chiều trước sau (góc ANB) giảm có ý nghĩa
thống kê (p<0,01). Chiều cao tầng mặt trước,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 209
chiều cao tầng mặt sau, chiều cao tầng mặt trước
dưới tăng có ý nghĩa sau điều trị (p<0,001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Altenburger E, Ingervall B (1998), “The initial effects of the
treatment of class II, division 1 malocclusions with the van
Beek activator compared with the effects of the Herren
activator and an activator-headgear combination”, European
Journal of Orthodontics, 20, pp.389-397.
2. Basciftci FA, Uysal T, Buyukerkmen A, Sar Z (2003), “The
effects of activator treatment on the craniofacial structures of
Class II division 1 patients”, European Journal of
Orthodontics, 25, pp.87-93
3. Bennet JC (2006), Orthodontic management of uncrowded
class II division 1 malocclusion in children, Elsevier
4. Birkebaek L, Melsen B, Terp S (1984), “A laminagraphic study
of the alterations in the temporo-mandibular joint following
activator treatment”, European Journal of Orthodontics, 6,
pp.257-266.
5. Đống Khắc Thẩm (2004), Chỉnh Hình Răng Mặt - Kiến thức
cơ bản và điều trị dự phòng, Nhà xuất bản Y học Birkebaek L.,
Melsen B., Terp S. (1984), “A laminagraphic study of the
alterations in the temporo-mandibular joint following
activator treatment”, European Journal of Orthodontics, 6,
pp.257-266.
6. Graber TM, Vannarsdall RL (2000), Orthodontics – Current
principles and techniques, Elsevier, pp.473-517.
7. Lux CJ, Rubel J, Starke J, Conradt C, Stellzig PA, Komposch
PG (2001), “Effects of early activator treatment in patients with
class II malocclusion evaluated by thin- plate spline analysis”,
Angle Orthodontist, 71, pp.120-126.Cozza P., Baccetti T.,
Franchi L., De Toffol L., McNamara J.A. (2006), “Mandibular
changes produced by functional appliances in Class II
malocclusion: a systematic review”, Am J Orthod Dentofacial
Orthop, 129(5), pp.599.e1-12
8. Marsico E, Gatto E, Burrascano M, Matarese G, Cordasco G
(2011), “Effectiveness of orthodontic treatment with functional
appliances on mandibular growth in the short term”,
American Journal of Orthodontics and Dentofacial
Orthopedics, 139, pp.24-36.
9. McNamara JJA (1981), “Components of Class II malocclusion
in children 8-10 years of age”, Angle Orthodontist, 51, pp.177-
202.Bishara S.E. (2001), Textbook of orthodontics, W.B.
Saunders, pp.343-351.
10. Patel HP, Moseley HC, Noar JH (2002), “Cephalometric
determinants of successful functional appliance therapy”,
Angle Orthodontist, 72, pp.410-417.
11. Turkkahraman H, Sayin MO (2006), “Effects of activator and
activator headgear treatment: comparison with untreated
Class II subjects”, European Journal of Orthodontics, 28,
pp.27-34.
12. Vargervik K, Harvold EP (1985), “Response to activator
treatment in class II malocclusions”, American Journal of
Orthodontics, 88, pp.242-251.
Ngày nhận bài báo: 02/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_cua_khi_cu_activator_tren_benh_nhan_sai_khop_can_ha.pdf