Tác động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên

Kết luận Hoạt động của khu vực FDI tại một địa phương luôn mang tính chất hai chiều, một mặt với những tác động tích cực mà khu vực này đem lại, nó là nguyên nhân của những cạnh tranh về chính sách ưu đãi giữa các quốc gia cũng như giữa các địa phương. Mặt khác, những mặt trái nếu như không muốn nói là “những gam màu xám” của khu vực này cũng là một điều đáng lưu tâm trong chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI có những đóng góp rất tích cực tới phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên thông qua đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu ngân sách Nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực này còn nhỏ so với quy mô, lợi nhuận và giá trị sản xuất được tạo ra; mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp. Thực tế này đòi hỏi Thái Nguyên cần áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút nguồn lực FDI, đồng thời tận dụng tối đa những lợi ích, giảm thiểu tới mức thấp nhất những mặt hạn chế của khu vực này đến phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn mới.

pdf17 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga *Email: huongdhhv84@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 18, No. 1 (2020): 24-40 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn TÁC ĐỘNG CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Phạm Thị Thu Hường1*, Phạm Thị Nga2 1Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ 2Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên Ngày nhận bài: 26/12/2019; Ngày chỉnh sửa: 05/3/2020; Ngày duyệt đăng: 06/3/2020 Tóm tắt Ngày nay, FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng và đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinhtế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của khu vực FDI tới phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy, khu vực FDI có những đóng góp tích cực tới phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Tuy nhiên, tình trạng trốn thuế, chuyển giá, ô nhiễm môi trường, những vi phạm về an toàn lao động... và đặc biệt là tình trạng phụ thuộc của địa phương vào nguồn vốn FDI vẫn là một trong những hạn chế lớn cần được giải quyết. Để khắc phục những tồn tại trên, bài viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, giảm thiểu những tác động tiêu cực của khu vực này đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế - xã hội, phát triển, tỉnh Thái Nguyên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1. Đặt vấn đề Cho đến nay, không thể phủ nhận những đóng góp tích cực mà khu vực FDI mang lại cho nền kinh tế của Việt Nam sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Là một tỉnh có điều kiện địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp và phát triển KT-XH, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế đối với tỉnh Thái Nguyên, vì đây không đơn thuần chỉ là vốn, mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến. Với hơn 131 dự án FDI đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 7,29 tỷ USD của 9 quốc gia [1], Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, nhiều dự án FDI cũng có tác động tiêu cực đến việc thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Bài viết phân tích tác động của FDI đến KT-XH của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018. Đánh giá tác động của khu vực FDI được tác giả đo lường bằng sự đóng góp của FDI tới tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu 25 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 kinh tế theo hướng hiện đại; giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu; tạo việc làm mới cho người lao động. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế Thái Nguyên trong bối cảnh mới. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993), định nghĩa FDI là một khoản đầu tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác đó [2]. Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư [3]. Khoản 1 Điều 2, Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000 quan niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này [4]. Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế. 2.1.2. Tác động của FDI • Tác động tích cực - tiêu cực: Căn cứ vào mục đích thu hút và sử dụng FDI, có thể xem xét tác động của FDI đến phát triển KT-XH của các nước nhận đầu tư theo hai phương diện tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực được xem xét trên các khía cạnh: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và góp phần nâng cao chất lượng lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, gia tăng giá trị xuất khẩu... Tác động tiêu cực của FDI được xem xét trên các khía cạnh: Thiệt hại kinh tế do hiện tượng trốn thuế, chuyển giá tại khu vực FDI, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng kinh tế bị lệ thuộc lớn vào khu vực FDI... • Tác động trực tiếp - gián tiếp: Tác động trực tiếp của FDI thể hiện những thay đổi trực tiếp trong sự phát triển KT - XH với sự hiện diện của FDI với tư cách là bộ phận của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn một lãnh thổ nhất định. Tác động gián tiếp thể hiện những thay đổi có liên quan do FDI gây ra như: Thay đổi của các hoạt động đầu tư của các chủ thể có liên quan đến sự hình thành, vận động của FDI [5]. 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga • Tác động dài hạn - ngắn hạn: Trong ngắn hạn, có thể thấy rõ một số tác động của FDI như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng nguồn vốn, thúc đẩy công nghệ phát triển... Tuy nhiên, trong dài hạn, có thể thấy rõ một số tác động: Nhiều ngành nghề truyền thống bị mai một, tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ đổ vỡ kinh tế khi có biến động từ khu vực FDI. 2.1.3. Đánh giá tác động của FDI đến các lĩnh vực phát triển Tác giả tán đồng với quan điểm của tác giả Lâm Thùy Dương [6] khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của FDI. • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Hiện nay, tại các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế thường phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn đầu tư. Điều này đòi hỏi nguồn vốn lớn để bổ sung cho tích lũy. Tuy nhiên, tích lũy nội bộ tại các nước đang phát triển thường rất ít do xuất phát điểm chủ yếu dựa trên nền kinh tế lạc hậu, năng suất thấp. Điều này làm cho FDI như một cứu cánh mà các nước đang phát triển đều hướng tới nhằm thu hẹp khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển. Như vậy, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài được coi là bước đi hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nói chung và các địa phương nói riêng. • Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: Giải quyết việc làm, tăng thu nhập là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực tế thì khu vực FDI đã góp phần giải quyết được bài toán về lao động dôi dư ở các nước đang phát triển. Từng bước cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động đặc biệt là lao động nữ. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà ở một khía cạnh nào đó, nó có ý nghĩa trong việc giải quyết các vấn đề xã hội ở các nước phát triển: giảm thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội, từng bước nâng cao vị thế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. • Góp phần tăng thu ngân sách: Có thể thấy, FDI được coi là một thành phần quan trọng, tạo động lực thúc đẩy KT-XH phát triển. Với tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực FDI thúc đẩy kinh tế tăng tưởng nhanh, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu, từ đó đóng góp lớn vào thu ngân sách Nhà nước. Mặt khác, hoạt động của khu vực FDI thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, đóng góp lớn vào ngân sách. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực FDI trong thực tế đã tạo tác động lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Điều này cũng góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. • Thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả: FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước nhận đầu tư, vì nguồn vốn này làm xuất hiện nhiều ngành, nghề và lĩnh vực mới, góp phần nâng cao trình độ công nghệ ở các ngành kinh tế khác nhau. Khu vực kinh tế này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình cạnh tranh giữa các ngành, nghề mới với những ngành, nghề truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi địa 27 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 phương. Kết quả có thể sẽ làm một số ngành nghề truyền thống bị mai một và có nguy cơ bị xóa bỏ, thay vào đó là những ngành nghề sử dụng công nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó, làm cho cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn. • Tăng quy mô vốn đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư của nền kinh tế: Theo lý thuyết “vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài” của Paul Samuelson thì đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích lũy hạn chế. Do vậy, để phát triển kinh tế cần có “cú huých” từ bên ngoài nhằm phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” và do vậy FDI được xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện vốn đầu tư cho phát triển còn nhiều hạn chế do tích lũy nội bộ thấp, điều kiện đổi mới khoa học công nghệ còn khó khăn thì FDI có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu vốn, thúc đẩy đầu tư, đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế, tăng tích lũy nội bộ, thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp công nghệ cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiện đại, hiệu quả [7]. • Gia tăng giá trị xuất khẩu: Dòng vốn này đã có những đóng góp quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu. Đây có thể coi là hiệu quả tích cực của FDI, thể hiện qua nhiều khía cạnh như: tăng trưởng xuất khẩu cao; đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Thông qua đó góp phần kích thích doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu hàng hóa. Mặt khác, thông qua xuất khẩu đã góp phần tạo dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở các thị trường mới, qua đó lại góp phần thu hút đầu tư vào Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông tin thứ cấp thông qua số liệu thống kê, các tài liệu liên quan đến thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên. Xử lý và phân tích thông tin: Thông tin sau khi thu thập tổng hợp, phân tổ theo các mục đích sử dụng, các số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel để tính toán các số tương đối, số tuyệt đối và tỷ trọng để thấy rõ đóng góp cũng như tác động của khu vực FDI đối với phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên. Sau khi xử lý thông tin, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng thu hút FDI và những tác động của khu vực kinh tế này tới tình hình phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên • Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên được khái quát qua số liệu sau: 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm theo giá so sánh 2010 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Sự nhảy vọt trong thu hút FDI thời gian qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT- XH tỉnh Thái Nguyên. Điều này được đánh dấu bằng bước ngoặt trong năm 2014 (29,65%), tăng gấp gần 4,9 lần so với năm 2013 (6,04%) [8]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đạt con số cực kì ấn tượng với 33,21% (năm 2015).Với mức tăng trưởng cao liên tục trong ba năm qua (bình quân đạt trên 13%/năm), luôn cao hơn so với mức bình quân của cả nước đã phản ánh hiệu quả của chính sách thu hút FDI trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2018, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) Năm 2018 tăng 10,44% so với năm 2017, tuy mức tăng trưởng năm 2018 thấp hơn so với năm 2017, nhưng vẫn tăng cao hơn so với mức tăng trưởng chung 7,08% của cả nước [9]. Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2018 lại cho thấy sự sụt giảm đều qua từng năm của tốc độ tăng trưởng kinh tế: năm 2016 đạt 15,2% (giảm 10% so với năm 2015), tiếp theo là 12,6% (năm 2017) và 10,44% (năm 2018). Kết quả này cho thấy sự tác động của nguồn vốn FDI tới tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên đang theo hướng giá trị cận biên giảm dần. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu trong những năm tiếp theo, tác động của FDI tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục diễn ra theo chiều hướng nào? Nếu xu hướng giá trị cận biên giảm dần thì chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên cần điều chỉnh theo hướng nào để tranh thủ tối đa những mặt tích cực của nguồn vốn này? • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn 2014-2018 chính thức đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ. Riêng năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%; dịch vụ chiếm 31,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 10,9%... Riêng ngành công nghiệp: Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... mà Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. 29 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 Hình 2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2018 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên chỉ thực sự bắt đầu và rõ nét từ khi Samsung chính thức đi vào hoạt động. Điều này cho thấy tác động của nguồn vốn FDI tới cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên khá rõ. Đây không hoàn toàn là yếu tố tích cực nếu có sự biến động của nguồn vốn này. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có sự cân nhắc trong chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh sao cho giảm thiểu được những nguy cơ rủi ro nếu tiếp tục lệ thuộc quá lớn vào nguồn vốn này trong tương lai. • Tình hình giải quyết việc làm và giảm nghèo: Bảng 1. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn Năm Tổng số (%) Phân theo giới tính (%) Phân theo thành thị, nông thôn (%) Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 2,25 2,32 2,19 4,24 1,67 2011 0,80 0,69 0,92 1,77 0,52 2012 1,42 1,33 1,52 2,32 1,15 2013 1,08 1,39 0,73 1,91 0,80 2014 1,36 1,55 1,14 2,21 1,08 2015 1,89 2,73 0,98 2,92 1,51 2016 1,75 1,97 1,51 2,17 1,53 2017 1,68 1,80 1,54 2,16 1,46 2018 1,19 1,04 1,36 1,49 1,05 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga Tình hình giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự đạt được những kết quả khả quan, cụ thể: Năm 2011 ghi nhận những kết quả vượt bậc khi tỷ lệ thất nghiệp giảm 1,45% so với năm 2010. Tuy nhiên, kết quả này duy trì không được ổn định qua các năm tiếp theo và đặc biệt tăng cao vào giai đoạn 2015-2017. Riêng năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,19%, trong đó, khu vực thành thị là 1,49%, khu vực nông thôn là 1,05%. Như vậy, so với năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2018 thấp hơn 0,49 điểm phần trăm, nhưng tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn 0,88 điểm phần trăm, trong đó khu vực nông thôn cao hơn 1,04 điểm phần trăm. Về kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh: Thái Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh liên tục giảm: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 đã giảm từ 9% (năm 2017) xuống còn 6,39% năm 2018 tương ứng với 20.705 hộ, giảm hơn 2 lần so với năm 2015, trong đó thành thị giảm từ 2,01% năm 2017 xuống còn 1,48% năm 2018; nông thôn giảm từ 11,94% năm 2017 xuống còn 8,47% năm 2018. Với kết quả trên, Thái Nguyên trở thành tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong 14 tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (Điện Biên: 37,08%, Lai Châu: 32,15%, Hà Giang: 31,17%, Cao Bằng: 30,81%). Tương tự, số hộ cận nghèo cũng giảm từ 28.054 hộ (8,94%) năm 2015 xuống còn 24.818 hộ (tương ứng với 7,66%) năm 2018 [9]. Điều này cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền tỉnh trong công tác xóa đói, giảm nghèo. • Tình hình thu thút vốn FDI: Trong những năm gần đây, việc thu hút nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sự tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2013 đến nay. Bảng 2. Kết quả hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2018 phân theo thành thị, nông thôn Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Nghèo Toàn tỉnh 42.080 13,40 35.683 11,21 28.810 9,00 20.705 6,39 Thành thị - - 2.393 2,53 1.910 2,01 1.424 1,48 Nông thôn - - 33.290 14,81 26.900 11,94 19.281 8,47 Cận nghèo Toàn tỉnh 28.054 8,94 27.893 8,76 28.131 8,79 24.818 7,66 Thành thị - - 1.856 1,97 1.706 1,80 1.571 1,63 Nông thôn - - 26.037 11,58 26.425 11,73 23.247 10,21 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 Hình 3. Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2018 và 6 tháng đầu năm 2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên Nhờ hiệu ứng thu hút đầu tư từ tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung, trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, thu hút đầu tư FDI ở Thái Nguyên đã tăng gấp 6 lần về số lượng và tăng xấp xỉ 70 lần về vốn đầu tư so với cả giai đoạn 1993-2012. Năm 2013, Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới với tổng vốn trên 3,4 tỷ USD. Đến nay, tỉnh đã có 131 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 7,29 tỷ USD của 9 quốc gia, trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn nhất các tỉnh miền núi phía Bắc. Bảng 3. Một số chỉ tiêu về đầu tư FDI ở Thái Nguyên năm 2018 Chỉ tiêu Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số lượng (Dự án) Cơ cấu (%) Số vốn (Tr USD) Cơ cấu (%) Số vốn (Tr USD) Cơ cấu (%) Tổng số 128 100 7.681 100 6.974 100 Nông, lâm, thủy sản 1 0,78 2,3 0,03 1,82 0,026 Công nghiệp chế biến, chế tạo 106 82,8 7.549 99 6.949 99,6 Xây dựng 5 3,9 34,7 0,45 3,48 0,05 Dịch vụ lưu trú 3 2,4 10,97 0,14 11,23 0,16 Kinh doanh bất động sản 2 1,56 14,05 0,18 4,59 0,06 Thông tin truyền thông 1 0,78 1,33 0,01 1,03 0,02 Hoạt động KHCN 4 3,12 0,72 0,009 0,4 0,005 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga Nếu như trong vòng 11 năm đầu (từ năm 2001 đến năm 2012) dòng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp chỉ thu hút được 9 dự án FDI vào cuối năm 2012 thì đến hết năm 2013 con số này đã tăng lên 24 dự án FDI. Tỷ lệ thuận với số dự án FDI tăng là nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp, đặc biệt là giai đoạn từ 2013 đến nay [10]. Minh chứng là năm 2012, tổng số vốn FDI đăng ký chỉ đạt 20,65 triệu USD thì đến năm 2018 đã có 128 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 7.618 triệu USD (chiếm 91,25% vốn đăng ký trên toàn tỉnh). Tính đến tháng 6/2019, tổng số dự án FDI được cấp phép trên toàn tỉnh là 132 dự án nâng tổng số vốn đăng ký lên 7.635,03 triệu USD. Đáng nói là tỷ lệ giải ngân vốn FDI hằng năm đạt trên 90% tổng vốn đầu tư đăng ký: năm 2018 vốn thực hiện là 6.974 triệu USD (đạt 91% vốn đăng ký). Kết quả này cho thấy tính khả thi trong triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cơ cấu vốn FDI trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 99% tổng số vốn đăng ký). Các ngành khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI như hoạt động khoa học công nghệ chỉ chiếm 0,005%, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chỉ chiếm 0,026%, thậm chí các ngành như xây dựng hay dịch vụ lưu trú cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI trên địa bàn tỉnh. 3.2. Tác động và những vấn đề đặt ra 3.2.1. Tác động của FDI tới tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh: Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở tỷ lệ đóng góp vào gia tăng quy mô GRDP của tỉnh. Bảng 4 cho thấy vai trò của khu vực FDI trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Nếu như năm 2010, khu vực này chỉ đóng góp 1% vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh - một con số khá khiêm tốn nếu không muốn nói là gần như không có ý nghĩa thì đến năm 2018, với 33.723 tỷ đồng, khu vực này đã đóng góp 34,2% vào tăng trưởng kinh tế. Vai trò của khu vực FDI còn được thể hiện qua việc phân tích tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011-2018 trên địa bàn tỉnh (Hình 1). Với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,28%/năm thì khu vực FDI đóng góp gần 6,85 điểm phần trăm. Kết quả trên Bảng 4. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào gia tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2010 và năm 2018 (theo giá hiện hành) Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2018 Chênh lệch năm 2018 so với năm 2010 GRDP (tỷ đồng) 23.774 98.518 74.744 Riêng khu vực FDI (tỷ đồng) 245,8 33.723 33.477 Đóng góp của khu vực FDI vào gia tăng quy mô GRDP của tỉnh (%) 1 34,2 44,8 Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 33 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 đã làm cho khu vực FDI thực sự trở thành một khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh.Tuy nhiên, điều này cũng thấy sự “tăng trưởng nóng” của khu vực FDI, điều này dẫn đến sự phụ thuộc của GRDP toàn tỉnh vào khu vực FDI - một khu vực luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro bởi động cơ di chuyển dòng vốn này khi các ưu đãi về thuế và các lợi thế khác không còn. Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: Số lao động được tạo việc làm trên địa bàn tỉnh thời gian qua tăng khá nhanh. Riêng năm 2018, số lao động được tạo việc làm mới tăng thêm toàn tỉnh đạt 23.384 người, bằng 120% kế hoạch (tăng hơn 7 nghìn người so với năm 2010), trong đó xuất khẩu lao động là 1.110 người (giảm 933 người so với năm 2010) [9]. Điều này cho thấy những kết quả khả quan trong chính sách tạo việc làm chủ yếu nhờ đóng góp lớn từ khu vực FDI. Nói cách khác, sự biến động tăng trong giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là bởi người lao động được tạo việc làm ngay tại địa phương chứ không phải do xuất khẩu lao động. Nếu như năm 2010, số lao động của khu vực này mới chỉ là hơn 5.284 người (đóng góp 0,8% số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh) thì đến năm 2018, tổng số lao động tại khu vực này đã tăng lên đạt 114.569 người (tăng gần 22 lần so với năm 2010), đóng góp 15% trong tổng số lao động có việc làm của tỉnh. Con số này một mặt phản ánh hiệu quả của chính sách hỗ trợ, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh. Mặt khác,nó cũng phản ánh tác động lớn từ khu vực FDI đến tình hình giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của khu vực này bởi thất nghiệp không chỉ là bài toán kinh tế liên quan đến thu nhập của người dân mà nó kéo theo các vấn đề về xã hội. Bảng 5. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm của cả tỉnh và tính riêng khu vực FDI giai đoạn 2010-2018 Năm Lao động cả tỉnh (Người) Riêng khu vực FDI (Người) Đóng góp của khu vực FDI (%) Năm 2010 677.070 5.284 0,8 Năm 2011 686.317 5.987 0,9 Năm 2012 694.140 6.673 1,0 Năm 2013 709.393 16.408 2,3 Năm 2014 714.500 57.422 8,0 Năm 2015 746.898 92.780 12,4 Năm 2016 752.337 99.385 13,2 Năm 2017 758.082 106.953 14,1 Năm 2018 765.716 114.569 15,0 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga Thứ ba, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách của tỉnh: Bảng 6. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2018 Tổng thu ngân sách của tỉnh (thu nội địa) Tỷ đồng 2.030 5.899 11.802 Riêng khu vực FDI Tỷ đồng 31,6 1.397 3.411 Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI % 1,6 23,7 28,9 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Số liệu bảng 7 cho thấy, khu vực FDI ngày càng trở thành khu vực kinh tế quan trọng của tỉnh Thái Nguyên. Nếu như năm 2010, với 521 tỷ đồng, khu vực FDI chỉ chiếm 5,12% vốn đầu tư toàn tỉnh, thì đến năm 2017, với 35.113,1 tỷ đồng, khu vực này đã chiếm gần 60% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2018, tổng vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành đạt trên 55 nghìn tỷ đồng, bằng 93,6% (giảm 6,4%) so năm 2017, trong đó vốn đầu tư khu vực FDI khoảng 28,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 52,4% tổng mức đầu tư trên địa bàn), giảm 17,7% so với năm 2017. Nguyên nhân của tình trạng giảm trên là do hiện nay các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn trên địa bàn đã cơ bản hoàn thiện và đi vào sản xuất nên vốn đầu tư tính chung trên địa bàn cả năm 2018 giảm so với cùng kỳ. Thứ năm, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu: Cũng nhờ vào sự phát triển mạnh của khu vực FDI, từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh miền núi Bắc Bộ có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI có xu hướng tăng đều hàng năm. Trong đó, giá trị này có sự thay đổi rõ rệt từ năm 2014 (từ khi Samsung chính thức đi vào hoạt động), giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này đạt 153.280,8 tỷ đồng (gấp gần 70 Có thể thấy rõ sự đóng góp của khu vực FDI vào thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nếu như năm 2010, chỉ với 31,6 tỷ đồng, khu vực FDI chỉ đóng góp 1,6% vào tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh thì đến năm 2018, với 3.411 tỷ đồng (tăng 3.379,4 tỷ đồng so với năm 2010), khu vực FDI đã đóng góp 28,9% vào tổng thu nội địa của tỉnh. Kết quả trên càng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của khu vực này trong việc tăng thu ngân sách nội địa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Thứ tư, đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh: Bảng 7. Số lượng và cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo giá hiện hành Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2016 2017 2018 Toàn tỉnh Tỷ đồng 10.173 88.907 53.236 58.959,9 55.188,3 Riêng khu vực FDI Tỷ đồng 521 68.085 31.451,5 35.113,1 28.918,8 Tỷ trọng đóng góp của FDI cho đầu tư toàn tỉnh % 5,12 76,58 59,08 59,55 52,4 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 35 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 lần so với năm 2013). Con số này tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo.Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... , Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Năm năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trên 80%/năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trên 90% [11]. Bảng 8. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) phân theo loại hình kinh tế tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng số Nhà nước Ngoài Nhà nước Khu vực có vốnđầu tư nước ngoài 2008 19.290,6 10.951,3 7.092.5 1.246,7 2009 22.397,6 12.313,6 8.181,6 1.902,4 2010 24.902,2 13.349,5 9.380,5 2.172,2 2011 27.478,3 14.687,6 10.901,7 1.889 2012 27.807,1 14.219,1 11.657,2 1.930,8 2013 26.274,6 13.442,4 10.610,6 2.221,6 2014 179.263,4 12.807,0 13.175,6 153.280,8 2015 376.863,9 13.996,0 15.613,7 347.254,1 2016 480.655,4 15.422,8 19.011,4 446.221,2 2017 591.081,8 16.533,5 21.770,3 552.778 2018 670.110,3 17.382,7 25.110,6 627.617 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Ngoài ra, khu vực FDI ngày càng thể hiện vai trò của mình qua những đóng góp vào xuất khẩu của tỉnh. Bảng 9. Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu của tỉnh Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2016 2017 2018 Tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Tr. USD 98,9 15.951 19.100,9 22.744,0 24.835,2 Riêng khu vực FDI Tr. USD 20,5 15.673 18.842,1 22.440,2 24.405,2 Đóng góp của khu vực FDI % 20,7 98 98,6 98,7 98,2 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 Năm 2010, với 20,5 triệu USD, khu vực này chỉ chiếm 20,7% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, giai đoạn 2015- 2018 ghi nhận một sự phát triển vượt bậc của khu vực này khi chiếm trên 98% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, riêng năm 2018 đạt gần 25 tỷ USD. Kết quả trên ngày càng khẳng định vai trò to lớn của khu vực FDI đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu vực công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga Thứ sáu, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: Giai đoạn 2014-2018 chính thức đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ. Riêng năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%; dịch vụ chiếm 31,9%; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 10,9%... Với kết quả trên đã đưa Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Điều này được thể hiện rõ khi phân tích sự đóng góp của khu vực FDI vào thay đổi cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2018. Bảng 10. Tỷ lệ đóng góp của FDI vào thay đổi cơ cấu kinh tế trong thời kỳ 2011-2018 Chỉ tiêu 2010 2018 Chênh lệch 2018 so với 2010; +/- Cơ cấu kinh tế 100 100 - Trong đó: Riêng công nghiệp 35,7 57,2 + 21,5 Nguồn: Xử lý của tác giả từ Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên Hình 4. Cơ cấu kin.h tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019 FDI đóng góp lớn vào thay đổi cơ cấu kinh tế có lợi cho gia tăng hiệu quả và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Trong 8 năm, FDI đóng góp quan trọng (phần lớn) vào gia tăng tỷ trọng công nghiệp trong GRDP của tỉnh Thái Nguyên. Trong thời kỳ 2011-2018 công nghiệp và xây dựng tăng được 21,5 điểm %. Trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp thì giá trị của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 98,9% (mà công nghiệp chế biến, chế tạo do FDI chiếm khoảng 85%). Do đó, có thể thấy công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp khoảng 98,9% trong số 21,5% tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng 37 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 (tương ứng khoảng 21,3% của tỷ trọng công nghiệp trong GRDP). 3.2.2. Những vấn đề đặt ra Thứ nhất, quan hệ giữa người quản lý và công nhân trong các doanh nghiệp FDI vẫn có những căng thẳng nhất định. Thái Nguyên tạo ra quá nhiều chế độ ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Samsung. Với chế độ ưu đãi đặc biệt, Samsung được hưởng thuế xuất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 10% (các doanh nghiệp khác là 25%) trong 30 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Mặc dù được tạo nhiều ưu đãi, nhưng nhiều doanh nghiệp FDI vẫn thường xuyên thực hiện chế độ làm việc tăng ca, tăng giờ trong khi đó thu nhập không tương xứng với thời gian và cường độ lao động, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo [12]. Thêm vào đó là tính bình đẳng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước cũng là vấn đề lớn đặt ra. Hiện nay, khi khu vực tư nhân trong nước ngày càng lớn mạnh thì rất cần một môi trường cạnh tranh công bằng cùng với những hỗ trợ phù hợp cam kết quốc tế để thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước phát triển. Những bất cập trên đang là một bài toán khó không chỉ đối với tỉnh Thái Nguyên và một số địa phương đang dẫn đầu cả nước về thu hút FDI như Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc... đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp, sử dụng lao động giá rẻ, tận dụng các yếu tố đầu vào đang được ưu đãi của Chính phủ Việt Nam để sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu. Ở Thái Nguyên, khi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến trên 99% tổng vốn đăng ký cũng như vốn thực hiện của khu vực FDI (xem Bảng 3). Điều này cho thấy sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn vốn FDI - khu vực vốn dĩ tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định. Mặc khác, cho thấy tác động lan tỏa của khu vực FDI tới sự phát triển của các khu vực khác chưa được thể hiện. Khả năng lan tỏa công nghệ và trình độ quản lý của các dự án FDI tới các doanh nghiệp trên địa bàn cũng là một vấn đề lớn cần sớm giải quyết đối với tỉnh Thái Nguyên. Việc trở thành một đối tác cung cấp linh kiện cho công ty FDI, đặc biệt là Tập đoàn Samsung không hề dễ dàng do các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, sở hữu trí tuệ, đạo đức kinh doanh... Việc không có doanh nghiệp địa phương nào của tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung cho thấy tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của doanh nghiệp này rất thấp, các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu như chưa phát triển. Thứ ba, việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như chất lượng tăng trưởng. So với nhiều doanh nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, việc chuyển giao công nghệ của Samsung còn rất hạn chế. Các cán bộ, kỹ sư Việt Nam làm việc cho Samsung không dễ dàng được tiếp cận, chuyển giao công nghệ từ Samsung. Công nhân Việt Nam làm việc cho Samsung chủ yếu chỉ được học những kỹ năng đơn giản, ít có khả năng vận dụng nếu không còn làm việc cho Samsung. Đây là một vấn đề cần tiếp tục được làm rõ khi đánh giá tác động lâu dài của Samsung [13]. Thứ tư, với việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, số lượng các doanh nghiệp, công ty, nhà máy sản xuất tại tỉnh đang gia tăng với tốc độ nhanh. Tỉnh đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư mới với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh 38 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga vực như: điện tử, may mặc, xây dựng... nhu cầu về nguồn lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng cao. Hiện nay, tập đoàn Samsung là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Thái Nguyên có 2 dự án với tổng giá trị đầu tư trên 6 tỷ USD. Tính đến nay, tập đoàn này sử dụng trên 75,2 nghìn lao động, trong đó có khoảng 20 nghìn lao động là người Thái Nguyên. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn lao động như Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG sử dụng hơn 13,5 nghìn người làm việc tại 13 nhà máy trên địa bàn tỉnh; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Glonics Việt Nam sử dụng trên 7.000 lao động; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebennezer Sông Công sử dụng gần 4.000 lao động; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Diesel Sông Công mỗi công ty sử dụng gần 1.000 lao động [14];... Việc có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư trên địa bàn cũng kéo theo một lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến làm việc trên địa bàn tỉnh. Tình trạng lao động nhập cư tạo nên những áp lực đối với tỉnh về nhiều mặt: Quản lý, quy hoạch, các chính sách xã hội; về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội; về công tác phòng - chống tệ nạn xã hội của tỉnh... 3.3. Giải pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, và cụ thể hóa nhanh chóng luật pháp, chính sách của Nhà nước về FDI; tiếp tục nỗ lực tạo dựng một thể chế kinh tế thị trường hiện đại, phù hợp với những chuẩn mực/thông lệ tốt nhất có thể. Vai trò, chức năng nhà nước cần được định hình lại. Yếu tố thị trường cần được phát huy hiệu quả.Nhà nước phải chuyển trọng tâm sang kiến tạo một môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh; thúc đẩy tinh thần kinh doanh khuyến khích đầu tư và đổi mới/chuyển giao công nghệ; cải thiện kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này vừa tạo sự hấp dẫn FDI có hiệu quả, vừa thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh. Thứ hai, cần tập trung ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao của các tập đoàn xuyên quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và các lĩnh vực dịch vụ mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế so sánh. Điều này có nghĩa là: Lấy kinh doanh bền vững, tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng và việc kết nối với doanh nghiệp Việt Nam (tham gia và vươn dần lên trong chuỗi giá trị) làm một nội dung quan trọng hàng đầu trong xúc tiến và đánh giá kết quả thu hút FDI. Không dừng ở đó, nó phải được chuyển hóa thành chính sách phát triển. Do vậy, trong chiến lược thu hút đầu tư ở giai đoạn mới, Thái Nguyên xác định cần thu hút đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư thật sự có năng lực về tài chính cũng như năng lực về chuyên môn, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thân thiện môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao... Các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở phối hợp, song hành cùng nhà đầu tư đảm bảo một môi trường an ninh bền vững giúp đỡ các nhà đầu tư yên tâm hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, gắn bó lâu dài với Thái Nguyên... Đó cũng phải là các dự án thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; đồng thời cũng sẽ ưu tiên thu hút các dự án 39 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 24-40 có sức lan tỏa, gắn kết với khu vực doanh nghiệp trong nước. Muốn vậy, tỉnh cần chọn lọc những dự án lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia để tạo ra sức lan tỏa thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua sự kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đó phải là những dự án giảm sự phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ, giảm tiêu hao năng lượng, nguyên liệu đầu vào. Thứ ba, việc thúc đẩy tính lan tỏa từ hiệu ứng thu hút FDI tại Thái Nguyên và gia tăng kết nối giữa khu vực FDI với doanh nghiệp trong nước là đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi cuộc cách mạng 4.0 đã và đang làm thay đổi phương thức sản xuất trên toàn thế giới theo hướng tự động hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo... vào sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Để làm được điều này, Thái Nguyên cần tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, cũng như đối với khu vực doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp FDI nói riêng nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của FDI thời gian qua như nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề chuyển giá, trốn thuế, đình công, lãn công... Đây là giải pháp căn cơ và quan trọng nhất. 4. Kết luận Hoạt động của khu vực FDI tại một địa phương luôn mang tính chất hai chiều, một mặt với những tác động tích cực mà khu vực này đem lại, nó là nguyên nhân của những cạnh tranh về chính sách ưu đãi giữa các quốc gia cũng như giữa các địa phương. Mặt khác, những mặt trái nếu như không muốn nói là “những gam màu xám” của khu vực này cũng là một điều đáng lưu tâm trong chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI có những đóng góp rất tích cực tới phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên thông qua đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và giá trị sản xuất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu ngân sách Nhà nước và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đóng góp của khu vực này còn nhỏ so với quy mô, lợi nhuận và giá trị sản xuất được tạo ra; mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp. Thực tế này đòi hỏi Thái Nguyên cần áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút nguồn lực FDI, đồng thời tận dụng tối đa những lợi ích, giảm thiểu tới mức thấp nhất những mặt hạn chế của khu vực này đến phát triển KT-XH của tỉnh trong giai đoạn mới. Tài liệu tham khảo [1] Việt Bắc (2018). Thái Nguyên: Bước nhảy vọt trong đầu tư FDI. Tạp chí Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 02/10/2018, từ <https:// nongnghiep.vn/thai-nguyen-buoc-nhay-vot- trong-dau-tu-fdi-d227825.html>. [2] IMF (1993). Balance of Payment Mannual, 5th Edition. [3] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005). Số 59/2005/QH11 Luật Đầu tư, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. [4] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam(2000). Số 18/2000/QH10 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000. [5] Hà Quang Tiến (2014). Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Tiến sỹ ngành Kinh tế chính trị. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [6] Lâm Thùy Dương (2019). Hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Phát triển. Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội. [7] Phạm Thị Nga, Phạm Thị Thu Hường (2017). Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục 40 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Thị Thu Hường và Phạm Thị Nga tiêu phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Tập 1. Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [8] UBND tỉnh Thái Nguyên (2013). Báo cáo “Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014”, Thái Nguyên. [9] Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009 - 2019). Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2018, Thái Nguyên. [10] Hoàng Cường (2019). Bước chuyển trong thu hút FDI và khu công nghiệp. Báo Văn nghệ Thái Nguyên. Truy cập ngày 13/05/2019, từ <http:// vannghethainguyen.vn/2019/05/13/buoc-chuyen- trong-thu-hut-fdi-vao-khu-cong-nghiep/>. [11] Hoàng Thiệp (2019). Thái Nguyên: bước tiến mới trong thu hút FDI. Tạp chí Thương hiệu và Công luận. Truy cập ngày 27/4/2019, từ <https:// thuonghieucongluan.com.vn/thai-nguyen-buoc- tien-moi-trong-thu-hut-fdi-a74519.html>. [12] Bùi Đức Linh (2016). Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên đến vấn đề việc làm của người lao động. Tạp chí Lý luận chính trị. Truy cập ngày 29/06/2016, từ <http:// lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/ item/1532-tac-dong-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc- ngoai-tai-thai-nguyen-den-van-de-viec-lam- cua-nguoi-lao-dong.html>. [13] Nguyễn Thu Hằng (2019). Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Tài chính kỳ 2. Truy cập ngày 30/11/2019, từ < nghien-cuu-trao-doi/dau-tu-truc-tiep-nuoc- ngoai-va-nhung-tac-dong-den-kinh-te-tinh- thai-nguyen-315953.html>. [14] Hứa Thị Kiều Hoa (2018). Nguồn nhân lực Thái Nguyên: Tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Nguyên. Truy cập ngày 27/08/2018, từ <https://tuyengiaothainguyen.org.vn/vi/dien- dan-trao-doi/Dien-dan/nguon-nhan-luc-thai- nguyen-tiem-nang-phat-trien-va-co-hoi-dau- tu-14.html>. IMPACT OF THE FOREIGN DIRECT INVESTMENT SECTOR ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN THAI NGUYEN PROVINCE Pham Thi Thu Huong1, Pham Thi Nga2 1Faculty of Economics and Business Administration, Hung Vuong University, Phu Tho 2University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen University, Thai Nguyen Abstract Today, foreign direct investment (FDI) has become an important economic sector and contributes more and more to the socio-economic development of Vietnam in general and Thai Nguyen province in particular. The study focuses on analyzing the impact of FDI on socio-economic development of Thai Nguyen province. The results showed that FDI has made positive contributions to socio-economic development of Thai Nguyen province such as: Promoting economic growth, contributing to economic restructuring in the direction of modernization, increasing industrial production value and export value and creating new jobs for workers. However, not paying taxes, transfer pricing, environmental pollution, labor safety violations etc. and especially the reliance of local governments on FDI are still the major constraints to Thai Nguyen province. To overcome these shortcomings, the article has proposed a number of solutions to promote positive impacts, minimize negative impacts of this area on the socio-economic development of Thai Nguyen province. Keywords: Development, foreign direct investment, socio-economic, Thai Nguyen province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_khu_vuc_co_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den.pdf
Tài liệu liên quan