Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương 1 : Lý luận chung về môi trường kinh doanh và tác động của chúng đến hiệu quả nhập khẩu 3 I.Môi trường kinh doanh 3 1.Khái niệm về môi trường kinh doanh 3 2.Ý nghĩa của việc phân tích môi trường kinh doanh 3 3.Các loại môi trường kinh doanh 5 3.1.Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 5 3.1.1.Môi trường quốc tế 5 3.1.2.Môi trường kinh doanh quốc gia 5 3.2.Môi trường bên trong doanh nghiệp 7 3.2.1.Về trình độ tổ chức, quản lý của công ty: 7 3.2.2.Về nguồn nhân lực 8 3.2.3.Về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật 8 II.Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 8 1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh 8 1.1. Khái niệm: 8 1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh 11 2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp 12 2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 13 2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 14 3.Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 15 3.1. Hệ thống các chỉ tiêu tổng quát 15 3.1.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện lợi nhuận 15 3.1.2. Các chỉ tiêu doanh lợi nhập khẩu 16 3.2. Hệ thống các chỉ tiêu bộ phận 17 3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu 17 3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 18 4.Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 19 4.1. Các nhận tố bên trong doanh nghiệp 19 4.1.1. Nguồn nhân lực 19 4.1.2. Nguồn vốn 20 4.1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp 20 4.1.4. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật 21 4.1.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp 21 4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 22 4.2.1. Môi trường pháp lý 22 4.2.2. Môi trường kinh tế 23 4.2.3. Môi trường cạnh tranh 23 4.2.4. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc 24 4.2.5. Hệ thống tài chính ngân hàng 24 III. Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 25 1.Sù cần thiết phải phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 25 2.Phương pháp phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu qua ma trận SWOT 26 Chương 2 : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và tác động của môi trường đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28 I.Tổng quan về công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 28 1.1. Lịch sử phát triển của Tổng công ty 28 1.2. Các giai đoạn phát triển của Tổng công ty 29 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 31 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 31 2.1 Chức năng. 31 2.2 Nhiệm vụ 32 3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản trị của công ty 33 3.1 Mô hình tổ chức của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 33 3.2 Bộ máy quản trị công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 36 3.Khái quát về kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 38 3.1. Mặt hàng nhập khẩu. 38 3.2. Thị trường nhập khẩu của công ty. 40 III.Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 41 1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 41 1.1.Hệ sè doanh lợi của doanh thu 41 1.2.Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh 42 2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 43 2.1.Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động 43 2.2.Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động 45 2.3.Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động 46 2.4.Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động 47 IV.Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel theo ma trận SWOT 48 1.Các điểm mạnh của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể phát huy 48 2.Các cơ hội của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể nắm bắt 49 3.Điểm yếu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể khắc phục được. 50 4.Thách thức mà công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel phải đối phó. 51 V.Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 52 1.Những biến động của môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. 52 2.Tác động môi trường kinh doanh tới hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 53 2.1. Ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 53 2.2. Ảnh hưởng của giá cước vận tải biển đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 53 2.3. Ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 54 2.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách hải quan đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 54 2.5.Ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường pháp lý đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 55 Chương 3 : Một số giải pháp nhằm khai thác tác động của môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 56 I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010 56 1. Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 56 2. Phương hướng phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010. 58 II. Một số giải pháp nhằm khai thác môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 59 1.Mét số giải pháp từ phía công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 59 1.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 59 1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 60 1.3.Giảm chi phí mua hàng bằng cách thay đổi điều kiện giao hàng 61 1.4.Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên 62 2.Mét số kiến nghị đối với Nhà nước 62 2.1.Xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho nhập khẩu 63 2.2.Chính sách thuế và chính sách nhập khẩu 64 2.3.Đầu tư và phát triển ngành vận tải 64 2.4.Đào tạo các chuyên gia về công nghệ 65 Kết luận 66 Danh mục tài liệu tham khảo 67

doc82 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì đây là một cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã tích cực và chủ động tìm các nguồn hàng chất lượng cao, hợp tác với các bạn hàng lớn để nhập khẩu những mặt hàng cần thiết và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước. III.Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 1.1.Hệ sè doanh lợi của doanh thu Tỷ suất doanh lợi của doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận nhập khẩu chia cho doanh thu nhập khẩu. Điều này có nghĩa là đối với một đồng doanh thu nhập khẩu thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nhập khẩu. Có thể khái quát về chỉ tiêu này của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel qua bảng 5 sè liệu sau: Doanh thu nhập khẩu của công ty nhìn chung là tăng liên tục trong vài năm vừa qua thể hiện khả năng kinh doanh ngày càng tăng, doanh thu tăng thể hiện sự mở rộng thị trường đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh. Doanh thu nhập khẩu năm 2005 đạt 361334407 triệu đồng bằng 116.7% so với kế hoạch cao nhất so với các năm. Bảng5: Chỉ tiêu doanh thu nhập khẩu của công ty qua các năm 2002-2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu nhập khẩu Triệu đồng 304118859 33253740 34277795 36133407 Lợi nhuận nhập khẩu Triệu đồng 30085 72998 97414 101969 Tỷ suất doanh lợi, doanh thu % 0.0198 0.219 0.284 0.282 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2002 -2005 Tỷ suất doanh lợi của doanh thu tăng trong 3 năm (2002-2004) thể hiện khả năng kinh doanh của công ty tốt. Tỷ suất doanh lợi của doanh thu tăng nghĩa là lợi nhuận tạo ra ngày càng nhiều, chi phí kinh doanh nhập khẩu giảm, có thể là do công ty đã sử dụng đúng lúc công cụ thanh toán tín dụng làm cho chi phí giảm đáng kể. Năm 2002 tỷ suất doanh lợi của doanh thu nhập khẩu chỉ đạt 0.0198%. Các năm tiếp theo tăng nhanh hơn năm 2002 và biến động không nhiều. Năm 2005 tỷ suất doanh lợi của doanh thu có giảm so với năm 2004 là 0.002% là do chi phí vận chuyển, bốc dỡ tăng làm cho tốc độ tăng lợi nhuận nhập khẩu nhá hơn tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu. 1.2.Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có công thức: Tỷ suất lợi nhuận = Doanh thu Chi phí Để phân tích chỉ tiêu này ta sử dụng bảng sau: Bảng 6: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty 2002-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Lợi nhuận nhập khẩu Triệu đồng 30085 72998 97414 101969 Chi phí nhập khẩu Triệu đồng 30388774 33180742 34180381 36031438 Tỷ suất lợi nhuận % 0.099 0.22 0.285 0.283 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2002 -2005 Qua bảng trên ta thấy doanh lợi nhập khẩu của công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005 đạt 101969 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 4555 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận của công ty tăng qua từng năm, năm sau cao hơn năm trước vì tốc độ tăng của lợi nhuận nhập khẩu lín hơn tốc độ tăng của chi phí bỏ ra. Đến năm 2004, 2005 tỷ suất lợi nhuận đạt ở mức khá cao so với năm trước, song vẫn còn ở mức thấp so với mức độ kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2002 là quá thấp chỉ đạt 0.099% có thể là do thời gian qua các hình thức kinh doanh nhập khẩu ủy thác còn chiếm tỷ trọng lớn, hình thức kinh doanh này tuy rủi ro không cao nhưng lợi nhuận mang lại không nhiều do phải chia sẻ cho nhiều bên. Mặt khác do có sự biến động về giá cước phí (phí vận chuyển hàng hóa) tăng nên làm tăng chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty. Năm 2004, 2005 tỷ suất lợi nhuận đã tăng lên đáng kể là do công ty đã khắc phục được những thiếu sót của những năm trước và phát huy được thế mạnh của mình như về vốn, dùa vào mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty với ngân hàng, bạn hàng mà công ty đã chiếm dụng được vốn của họ. Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu Vốn lưu động 2.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả bộ phận 2.1.Chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết rằng trong năm vốn lưu động quay được mấy vòng hay nói cách khác trong một năm đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Để phân tích chỉ tiêu này ta dùng bảng sau: Bảng 7 : Phân tích vòng quay của vốn lưu động 2002 – 2005 Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Vốn lưu động 4540128.21 5469365 5355906.5 5558986 2 Doanh thu nhập khẩu 30418859 33253740 34277795 36133407 3 Số vòng quay 6.7 6.08 6.4 6.5 4 Thời gian một vòng luân chuyển 54.7 60.1 57.2 56.4 5 Số vốn lưu động tiết kiệm được (-) hay lãng phí (+) 491973 -272344 -79196 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh 2002 - 2005 Nhìn vào bảng 7 trên ta thấy số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty đạt ở mức cao và có sự biến đổi không đều ở các năm. Năm 2002 đạt 6.7 vòng, năm 2003 đạt 6.08 vòng giảm 10% so với năm 2002. Năm 2005 đạt 6.5 vòng tăng 0.1 vòng so với năm 2004. Số vòng luân chuyển vốn của công ty đạt ở mức cao so với các doanh nghiệp thương mại khác. Điều này chứng tỏ công ty có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động mua và hoạt động bán. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngoài chỉ tiêu trên chúng ta còn hay thường sử dụng chỉ tiêu sau: Thời gian của một vòng luân chuyển = (365 ngày*vốn lưu động)/doanh thu. Theo bảng 7 năm 2002 thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động là 54.7 ngày, năm 2003 là 60.1 ngày, năm 2004 là 57.2 ngày tới năm 2005 là 56.4 ngày. Như vậy trong 4 năm từ 2002 – 2005, vòng quay của vốn lưu động có giảm nhưng chưa đáng kể. Dùa vào kết quả tính toán trên chúng ta có thể tính được mức vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+), theo công thức: Số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí = doanh thu năm n * thời gian một vòng luân chuyển năm n–thời gian mỗi vòng luân chuyển năm n-1 365 ngày Năm 2003 công ty đã lãng phí mất 491973 triệu đồng, năm 2004 công ty tiết kiệm được 272344 triệu đồng. Tiết kiệm vốn lưu động trong công ty có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng nên có thể giảm một số vốn lưu động nhất định mà vẫn bảo đảm đủ khối lượng phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Việc tăng số vòng quay của vốn lưu động không những có ý nghĩa tiết kiệm vốn mà còn góp phần vào giảm chi phí nh­ chi phí trả lãi vốn lưu động, chi phí kho, thiết bị, …. 2.2.Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn lưu động Chỉ tiêu này cũng giống nh­ hệ số doanh lợi của doanh thu, nã cho biết khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận: Từ công thức: Hệ sè doanh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận Vốn lưu động Theo công thức trên chúng ta có thể tÝnh được hệ số sinh lợi của mỗi đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận qua các năm trong bảng sau: Bảng 8: Phân tích hiệu quả hệ số doanh lợi của vốn lưu động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận nhập khẩu 30085 72998 97414 101969 Vốn lưu động 4540128.21 5469365 5355906.5 5558986 Hệ sè doanh lợi của vốn lưu động 0.0063 0.0133 0.0182 0.0183 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động nhập khẩu hàng năm Từ bảng 8 trên cho ta thấy, khả năng sinh lời của vốn lưu động của công ty năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 mỗi đồng vốn lưu động mang lại 0.0063 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 0.0133 đồng lợi nhuận, năm 2004 thì cứ mỗi đồng vốn lưu động mang lại 0.0182 đồng lợi nhuận và đến năm 2005 mang lại 0.0183 đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn lưu động trong năm 2004 tăng lên so với năm 2002 là 0.01157 trên một đồng vốn lưu động, khả năng sinh lời của vốn lưu động năm 2005 tăng 0.0001 đồng so với năm 2004. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng được nâng cao qua các năm. Sở dĩ có được điều này là do công ty đã tích cực chủ động trong việc thu nợ các hợp đồng, chi kịp thời cho các hoạt động nhập khẩu của công ty, kịp thời có những biện pháp huy động vốn trong những thời điểm thu chi mất cân đối đảm bảo cho công ty hoạt động ổn định. 2.3.Chỉ tiêu doanh thu bình quân của một lao động Chỉ tiêu này phản ánh một lao động của công ty trong một năm làm được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu bình quân một lao động = Doanh thu Sè lao động Với số lượng lao động ngày một tăng của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel qua các năm thì ta có thể phân tích chỉ tiêu này nh­ sau: Bảng 9: Phân tích doanh thu bình quân 1 lao động Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 38950242.45 41897944 42845266.7 46087738.4 Sè lao động 115 130 125 140 Doanh thu bình quân 1 lao động 338697 322291 342760 359198 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Theo bảng trên ta thấy doanh thu bình quân của một lao động của công ty trong 4 năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2002 chỉ đạt 54097.56 nghìn đồng thì đến năm 2005 đạt 359198 nghìn đồng, năm 2003 đạt 322291 nghìn đồng năm 2004 doanh thu bình quân trên 1 lao động là 342760 nghìn đồng. 2.4.Chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 người lao động thì chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động cũng dùng để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Mức sinh lời 1 lao động cho biết bình quân 1 lao động trong công ty trong 1 năm làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính nh­ sau: Mức sinh lời của một lao động = Lợi nhuận Sè lao động bình quân 1 năm Để phân tích chỉ tiêu này ta dùng bảng sau: Bảng 10: Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của một lao động Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận 294854.7 384755 324340.17 423230.5 Sè lao động 115 130 125 140 Mức sinh lời của một lao động 2563.9 2959.6 2574.7 3023.7 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Từ bảng phân tích trên mức sinh lời của một lao động trong các năm 2002, 2003, 2004, 2005 có tăng nhưng không đều. Năm 2002 mức sinh lời của một lao động là 2563.9 nghìn đồng. Năm 2003 là 2959.6 nghìn đồng tương ứng tăng 15, 4% so với năm 2002. Năm 2004 chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 2574.7 nghìn đồng. Đến năm 2005 mức sinh lời của một lao động trong công ty đạt 3023.7 nghìn đồng tăng so với năm 2004 là 449 nghìn đồng tương ứng tăng 17, 43%. Nh­ vậy, qua phân tích trên ta thấy công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã sử dụng lực lượng lao động của mình qua các năm vừa qua là đạt hiệu quả cao. IV.Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel theo ma trận SWOT 1.Các điểm mạnh của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể phát huy - Đội ngò cán bộ công nhân viên trẻ, có năng lực, nhiệt tình trong công việc. Đây là nhân tố hết sức thuận lợi vì con người luôn là yếu tố trung tâm, luôn giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Bên cạnh đó, là mét doanh nghiệp quân đội nên ban lãnh đạo Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel càng chú trọng hơn trong việc rèn luyện tính kỷ luật trong lao động cho đội ngò cán bộ công nhân viên. Tính kỷ luật là yếu tố rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty và là thế mạnh cần được phát huy hơn nữa. - Cơ quan chủ quản của Tổng công ty là Bộ quốc phòng nên công ty viễn thông quân đội nói chung hay công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel nói riêng đều nhận được sự hỗ trợ rất lớn không chỉ của Bộ quốc phòng mà cả từ Chính phủ, chính sách, về nguồn vốn, về mạng lưới và nhiều điều kiện thuận lợi khác giúp công ty phát triển. - Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có môi trường văn hóa công ty lành mạnh, từ đó tác động tới ý thức của từng cán bộ công nhân viên trong công ty hỗ trợ cho nhau phát huy được hết khả năng của từng cá nhân trong công ty tạo ra năng suất cao nhằm phục vụ tốt những nhiệm vụ mà cấp trên giao phó để đem lại mục tiêu chung cho công ty. - Tình hình tài chính của công ty khả quan đã giúp cho công ty có thể chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình để tận dụng tối đa các cơ hội. - Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel kinh doanh các dịch vụ mang tính khác biệt nh­ kinh doanh các dự án cấp Nhà nước (trung tâm hội nghị quốc gia) các mặt hàng phục vụ cho Bộ quốc phòng, và các lĩnh vực kinh doanh của công ty cho nên sức cạnh tranh của công ty là vô cùng lớn. 2.Các cơ hội của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể nắm bắt - Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với sự tăng trưởng GDP 8.5% hàng năm. Chính điều này đã tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh vô cùng thuận lợi. Không những thế, thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên kéo theo nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa dịch vụ cũng tăng theo, trong đó có dịch vụ bưu chính viễn thông. Khi các ngành công nghiệp, xây dùng, thương mại, bảo hiểm, ngân hàng … phát triển thì tất yếu nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông cũng tăng theo và việc luôn phải hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng đã tạo ra những cơ hội mới cho công ty. - Khả năng của Chính phủ cho phép thực hiện mạng di động và hợp tác kinh doanh với nước ngoài, mở rộng quan hệ quốc tế. Vấn đề này đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của công ty vì nó đã tạo ra một môi trường kinh doanh rộng lớn, những nhu cầu lớn trên các thị trường khác nhau nhưng bên cạnh đó sự nới lỏng về chính sách vi mô mà Chính phủ tạo ra đối với ngành bưu chính viễn thông đã ngày càng thu hót nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này nhằm chia sẻ cơ hội kinh doanh. - Xu hướng tiêu dùng của người dân lùa chọn các sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông có chất lượng cao. Ngày nay, đời sống nhân dân ta ngày một được cải thiện chúng ta không chỉ còn là nhu cầu ăn no mặc Êm nữa mà họ đòi hởi là phải ăn ngon mặc đẹp và dùng các loại hàng hóa dịch vụ tốt nữa nhất là tâm lý của người Việt nam ta khi dùng các loại sản phẩm dịch vụ thì phải là loại sang thì họ mới tự tin giới thiệu với mọi người. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng này thì yêu cầu công ty phải có đựợc công tác nghiên cứu thị trường rất tốt nhằm hai mục tiêu đó là tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng và từ đó lại phải nghiên cứu thị trường đầu vào những công nghệ tốt nhất thì mới tăng súc cạnh tranh của mình trên thị trường và mới có thể kinh daonh được các mặt hàng siêu lợi nhuận được tạo ra nhiều cơ hội mới cho công ty. - Xu hướng sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng của người dân. - Ngành viễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng lợi nhuận lớn. - Tình hình kinh tế chính trị trong nước và quốc tế ổn định. Khi tình hình chính trị ổn định thì các công ty nước ngoài mới giám mạnh dạn nhẩy vào đầu tư ở trong nước khi đó môi truờng kinh tế chjở nên nhén nhịp thúc đẩy các nghành khác phát triển và tạo ra công ăn việc làm cho người dân lao động giúp cho họ có thu nhập ổn định đời sống nhân dân được nâng cao nhu cầu sử dụng các dịch vụ Viễn thông ngày càng cao tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho công ty. Ngoài ra khi tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới ổn định còn tạo ra môi trườn kinh doanh quốc tế thuận lợi giúp các công ty có thể tìm đối tác rễ dàng hơn và hạn chế được rất nhiều các rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế . 3.Điểm yếu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel có thể khắc phục được. - Còn phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới của Tổng công ty Bưu chính viễn thông (VNPT) đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty Viễn thông Quân đội Viettel. Hàng năm công ty phải chi trả một khoản chi phí rất lớn cho VNPT để sử dụng mạng của họ điều này gây cản chở rất lớn tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường viễn thông, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh và tích lũy phát triển của công ty, trong khi công ty đang cần một lượng rất lớn vốn để tái đầu tư. Những công nghệ mới, dịch vụ mới không được thực hiện vì chưa có cơ sở hạ tầng đầy đủ. - Khó khăn của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel chính là ở đội ngò cán bộ công nhân viên. Đội ngò này còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa va vấp nhiều, còn thiếu những hạt nhân lòng cốt, mặt khác công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel chưa đào tạo được đội ngò cán bộ công nhân viên kế cận để đảm đương vị trí then chốt. Ngoài ra cán bộ quản lý chủ yếu trong công ty là cán bộ kỹ thuật cho nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, chua được đào tạo chuyên sâu về quản lý. - Sản phẩm chủ đạo chưa mang lại lợi nhuận cao. - Hoạt động tiếp thị, hỗ trợ bán hàng chưa phát triển. 4.Thách thức mà công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel phải đối phó. - Sự cạnh tranh gay gẳttong hoạt động Bưu chính Viễn thông. Cạnh tranh là đặc tính cơ bản , vốn có của nền kinh tế thị trường do đó mọi doanh nghiệp đều phải chấp nhận và vượt qua.Trên thị trường Bưu chính Viễn thông hiện nay, ngoài Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) còn phải nhắc đến những công ty tên tuổi khác như công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn(SPT), công ty Điển tử Viễn thông Hàng Hải(Vishipel), công ty Viễn thông điện lực Hà Nội Telecom… - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Quân đội nói chung và công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel nói riêng là một doanh nghiệp mới thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Khó khăn đầu tiên là xác định một đường đi cho riêng mình đẻ khẳng định tên tuổi trong khi cả thế và lực đều chưa mạnh. KÕ đến là các cơ chế chinhs sách , và các văn bản qyu phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh Bưu chính viễn thông còn chưa bất cập chưa hgoàn thiện. - Đối thủ cạnh tranh (VNPT) của công ty có dịch vụ chất lượng cao, vùng phủ sóng rộng - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra nhập nghành. - Các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh. - Sự xuất hiện của nhiều công nghệ mới. Nh­ vậy, việc xác định thế mạnh, điểm yếu còng nh­ cơ hội hay thách thức giúp công ty xác định được hướng đi cho mình nhằm phát huy thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục những điểm yếu. Bên cạnh đó, chớp lấy những cơ hội đang đến và dự định sẽ đến trong tương lai cùng với việc đưa ra các biện pháp nhằm giảm mạnh nguy cơ của công ty và đôi khi có thể chuyển thế yếu thành mạnh hoặc biến những nguy cơ thành cơ hội. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với một mong muốn là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mình trên thị trường. Cụ thể là công ty cần chú trọng vào đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường dùa trên quy mô lớn và được sự hỗ trợ của Bộ quốc phòng, của Tổng công ty. Tuy nhiên, các công ty bưu chính viễn thông hiện nay đều có những cơ hội như nhau nên công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel phải tận dụng thế mạnh của mình đó là sự đỡ đầu của Bộ quốc phòng, Bộ tư lệnh thông tin và khả năng quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel cần khắc phục những điểm yếu kém, những mắt xích chưa được lấp đầy trong chuỗi các mắt xích trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đó là công tác marketing chưa được triển khai một cách mạnh mẽ, những mặt hàng cần phải được cập nhật. Những cơ hội và nguy cơ là chung cho tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, song nếu công ty nào biết chớp lấy thời cơ một cách hữu hiệu thì công ty đó sẽ thành công. Chính vì vậy công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel sẽ phải làm nhiệm vụ cao cả này vì sự tồn tại và phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel trong tương lai. V.Phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.Những biến động của môi trường kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. - Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế với các tổ chức trên thế giới - Chi phí ngành vận tải biển của ta ngày càng cao so với các nước trong khu vực - Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao - Chính phủ thay đổi, chính sách kê khai, làm thủ tục hải quan theo cơ chế mới - Chính phủ tăng cường ban hành các chính sách pháp lý đối với ngành bưu chính viễn thông 2.Tác động môi trường kinh doanh tới hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 2.1. Ảnh hưởng của sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Trong xu hướng toàn cầu hóa, tình hình liên kết khu vực phát triển rất mạnh mẽ, việc hình thành và ra đời các khối liên kết về kinh tế đã góp phần làm tăng hoạt động kinh doanh buôn bán và đầu tư giữa các quốc gia thành viên. Sự gia nhập khối Asean và diễn đàn Apec của Việt Nam và các hiệp định thương mại Việt – Mỹ; Việt – Trung đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta với các nước trong khu vực. Bên cạnh các liên kết kinh tế quốc tế các hiệp định thương mại song phương, đàm phán các tổ chức quốc tế đặc biệt là ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng Châu Á (ADB) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế và điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel tại vì đối tác cung cấp hàng hóa trang thiết bị cho công ty chủ yếu là Mỹ; EU; Ên Độ và Trung Quốc cho nên công ty đã giảm được một số chi phí từ hoạt động nhập khẩu do liên kết kinh tế đem lại như: chi phí về lãi của vốn vay, chi phí về thuế … điều này đã làm cho lợi nhuận của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel không ngừng tăng trong những năm qua và doanh số lợi nhuận cũng tăng rất nhanh. 2.2. Ảnh hưởng của giá cước vận tải biển đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Giá cước vận tải hàng hóa của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel thường phải chịu mức giá cao do công ty đã ký các hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF Hải Phòng, cho nên quyền thuê tầu chuyên chở là do bên bán chủ động, do vậy mà công ty luôn rơi vào thế bị động trong việc giao dịch vận chuyển hàng hóa về mặt thời gian, còn về chi phí vận chuyển hàng hóa luôn phải chịu với giá cao điều này đã làm tăng chi phí của hoạt động nhập khẩu trong khi đó tốc độ tăng doanh thu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel trong những năm gần đây là không lớn do vậy mà trong 4 năm qua tốc độ tăng của chỉ số tỷ suất lợi nhuận của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là không cao (theo bảng). 2.3. Ảnh hưởng của sự tăng trưởng kinh tế đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay với sự tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 8, 4%. Chính điều này đã tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh vô cùng thuận lợi, không những thế thu nhập bình quân đầu người trong những năm qua được tăng lên kéo theo nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa dịch vụ cũng tăng theo trong đó có dịch vụ bưu chính viễn thông. Trong những năm qua doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng được tăng lên còn về chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì giảm đáng kể do hiệu suất làm việc của cán bộ công nhân viên ngày một nâng cao do đã có kinh nghiệm trong công việc của mình. Chính điều này là một nhân tố quan trọng tác động tới chỉ tiêu doanh lợi của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel trong những năm qua không ngừng tăng điều này được minh chứng qua bảng. 2.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách hải quan đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Cách thức làm thủ tục hải quan nhập khẩu của Bộ Thương mại đưa ra là các doanh nghiệp được phép tự kê khai và trình cơ quan hải quan kiểm tra. Các giao dịch với cơ quan hải quan có thể dùng qua thư điện tử không phải gặp trực tiếp chính vì sự thay đổi này đã giúp cho các công ty hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu tinh giảm được rất nhiều chi phí như chi phí đi lại, chi phí lo lót cho cán bộ hải quan, đây cũng là một nguyên nhân để giúp cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel không ngừng tăng thông qua các chỉ số hệ số sinh lời năm 2004, 2005, qua bảng. Ngoài ra sù thay đổi cơ chế này còn giúp cho các công ty tiết kiệm được thời gian làm thủ tục hải quan, qua đó công ty giảm thời gian của một chu kỳ kinh doanh tức là số vòng quay của vốn lưu động trong năm tăng và thời gian của một vòng được rút ngắn điều này giúp cho công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel giảm được một số loại chi phí như chi phí trả lãi vay của vốn lưu động, chi phí lưu kho bến bãi … qua đó công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã tiết kiệm được 272344 triệu đồng trong năm 2004, và tiết kiệm được 79196 triệu đồng năm 2005 do sử dụng hiệu quả vốn lưu động. 2.5.Ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường pháp lý đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel Về mặt pháp lý Đảng và nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật, các điều luật bổ xung sửa đổi nư luật thuế, luật thương mại…Đặc biệt đối với nghành Bưu chính Viễn thông thì năm 2001 Bộ Bưư chính Viễn thông đã hình thành những quy định pháp luật nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các công ty đang hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực Bưu chính Viễn thông vấn đè này nó mở ra những cơ hội và thách thức đối với từng doanh nghiệp, bắt buộc các doanh nghiệp phải phat huy nội lực của mình để có thểtìm ra cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Khi hành lang pháp lý của hoạt động Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát triển đã tạo ra những điều kiện thuân lợi cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực này có điều kiện cạnh tranh lành mạnh và phát huy được điểm mạnh của mình đẻ nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel cũng đã tận dụng được lợ thế này và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình. Chương 3 Một số giải pháp nhằm khai thác tác động của môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010 1. Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2010 Trong xu thế toàn cầu hóa, Tổng công ty viễn thông quân đội đã và đang từng bước mở rộng các ngành nghề kinh doanh, tích cực tìm kiếm, thiết lập quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước. Tập trung vào việc triển khai dự án cung cấp dịch vụ Internet (ISP), dự án điện thoại di động kết hợp với điện thoại vô tuyến cố định sử dụng cùng cơ sở hạ tầng (GMS), dự án Radio trunking. Các dịch vụ viễn thông khác sẽ được triển khai theo nhu cầu thị trường dưới hình thức tự đầu tư. Đặc biệt dịch vụ điện thoại đường dài 178 đã được biết đến và giữ vị trí đáng kể trong khách hàng. Tổng công ty cũng thực hiện thiết lập mạng và kết nối các mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính trong và ngoài nước. * Định hướng phát triển của Tổng công ty Một là, kết hợp phát triển kinh tế với hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế là nội dung quan trọng, tuy nhiên không thể xao nhãng nhiệm vụ quốc phòng. Tổng công ty viễn thông quân đội là một doanh nghiệp quân đội, việc thành lập và phát triển công ty trước hết là thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, xây dựng quân đội vững mạnh. Do đó phát triển kinh tế không thể không đi đôi với hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng. Hai là, phát triển dịch vụ đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là nền móng không thể thiếu để phát triển dịch vụ, nó tạo ra thế chủ động cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Làm được điều này Tổng công ty sẽ không còn phụ thuộc vào VNPT, có thể phòng ngõa rủi ro trong kinh doanh, chủ động mở mạng lưới và một điều rất quan trọng là không phải trả một khoản chi phí rất lớn cho việc sử dụng hạ tầng của VNPT. Tuy nhiên để làm được điều này thì Tổng công ty phải đầu tư một khoản vốn ban đầu rất lớn. Ba là, sử dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới của thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Đây là một ưu thế của doanh nghiệp, việc ra đời sau giúp họ lùa chọn trong sử dụng công nghệ, có thể đi tắt đón đầu trong sử dụng công nghệ mới. Bốn là, tăng tốc phát triển nhanh để chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Nếu nh­ các doanh nghiệp ra đời trước cố gắng 1 thì chúng ta phải cố gắng nhiều lần. Năm là, quan điểm hướng tới khách hàng coi khách hàng là trung tâm, là mục tiêu trong hoạt động của Tổng công ty. Đây là vấn đề hầu hết các doanh nghiệp nhắc tới nhưng chưa làm được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hướng tới khách hàng nên trong thời gian vừa qua Tổng công ty đã làm tốt công tác chăm sóc khách hàng và từng bước nâng cao uy tín với khách hàng. Sáu là, xây dùng cho Tổng công ty một thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế, là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. 2. Phương hướng phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đến năm 2010. * Mục tiêu phát triển Tổng công ty viễn thông quân đội luôn phấn đấu để trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới. * Triết lý kinh doanh - Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lùa chọn của khách hàng. - Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi yêu cầu của khách hàng. - Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. - Sẵn sàng hợp tác chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. - Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel. * Quan điểm phát triển của công ty - Kết hợp kinh tế với quốc phòng. - Đầu tư và phát triển nhanh cơ sở hạ tầng viễn thông. - Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới lợi Ých chính đáng của khách hàng. - Phát triển nhanh và ổn định. - Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và thu hót nhân tài. * Trách nhiệm xã hội của công ty Cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, viettel luôn gắn sù nghiệp phát triển của mình với các hoạt động nhân đạo, các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa.Đây là một trong những điểm khác biệt giữa Viettel và cá doanh nghiệp khác trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Những hoạt động thiết thực như :Nuôi dưỡng bà mẹ Việt nam, xây dựng nhà tình thương cho đối tượng chính sách, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ học bổng, tặng báo cho các xã ATK và các xã đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Thái nguyên, phối hợp với đài truyền hình Việt nam tổ chức trương trình “những con số của tấm lòng từ thiện”ủng hộ và trao tặng cho người nghèo… đã trở thành các hoạt động truyền thống của Viettel. Bên cạnh đó, Viettel cũng luôn quan tâm và tài trợ cho những chương trình, hoạt động với tính chất hướng về cuội nguồn của dân téc như :tài trợ chương trình “vang mãi khúc quân hành” nhân kỷ niêm 30 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước. II. Một số giải pháp nhằm khai thác môi trường kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel 1.Một số giải pháp từ phía công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã bộc lé một số tồn tại cần phải điều chỉnh. Căn cứ vào mục tiêu định hướng phát triển của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel trong thời gian tới tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty căn cứ vào các điểm mạnh và cơ hội đã phân tích ở trên như sau: 1.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin giúp cho công ty nắm bắt được các cơ hội và tránh được những rủi ro trong kinh doanh, giúp cho công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel nắm được các nhu cầu của người tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu đó một cách kịp thời nhất. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp là rất nhiều, nếu không nghiên cứu thị trường kịp thời phát hiện nhu cầu thì đối thủ cạnh tranh sẽ nắm bắt cơ hội đó để kiếm lời. Đối với công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là công ty quân đội mới được thành lập. Công ty tiến hành công tác nghiên cứu thị trường cần tập trung các điểm sau: - Nghiên cứu về khách hàng cụ thể. - Nghiên cứu về một số đối thủ cạnh tranh. - Nghiên cứu nguồn cung ứng. Việc nghiên cứu về nguồn cung ứng của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, đây là các nhà sản xuất nước ngoài hoặc đại diện chi nhánh của họ tại Việt Nam. Do mặt hàng kinh doanh của công ty có tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật, yêu cầu về mặt chất lượng cao. Vì vậy việc lùa chọn nhà cung ứng phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng của công ty. Nghiên cứu nguồn cung ứng của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel cần quan tâm tới các tiêu điểm sau: - Bản thân mặt hàng: xuất xứ, chủng loại, nhãn hiệu, chất lượng … - Tính đảm bảo về mặt thời gian, địa điểm giao hàng. - Giá cả hợp lý và các khoản hoa hồng. - Độ ổn định của nguồn cung. - Một số tiêu chuẩn khác (cho phép trả chậm, tiền đặt cọc …). 1.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong kinh doanh thương mại vốn lưu động có vai trò đặc biệt quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ chức năng chính của ngành thương mại là tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi này đến nơi tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Mua hàng là nghiệp vụ đầu tiên trong các hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại, thực hiện nghiệp vụ này vốn của doanh nghiệp thương mại chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hóa. Do đó vốn lưu động có thể coi là xương sống của doanh nghiệp thương mại. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là doanh nghiệp thương mại có cơ cấu vốn của công ty vốn lưu động chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Đối với doanh nghiệp thương mại thì tỷ lệ vốn lưu động nh­ vậy là bình thường. Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể thấy, mặc dù sức sinh lời của vốn lưu động có xu hướng tăng lên trong các năm 2002 – 2005 nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng xã hội mà đặc biệt là sức sinh lời của vốn lưu động. Bên cạnh đó vòng quay của vốn lưu động chưa cao điều này làm cho công ty không tiết kiệm được nhiều vốn từ vòng quay của vốn lưu động gây hiệu quả kinh tế nhập khẩu chưa cao, chưa thỏa đáng với tiềm năng sẵn có của công ty. Để nâng cao hiệu quả kinh doan nhập khẩu trước hết công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhất thiết phải tăng số vòng quay vốn lưu động. Để làm được điều này cần một số biện pháp sau: Tăng doanh thu qua các cách làm sau: - Mở rộng mạng lưới bán hàng. - Đa dạng hóa hình thức bán hàng. - Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. - Đa dạng hóa hoạt động dịch vụ (bảo hành sản phẩm; lắp đặt và sử dụng; điều kiện về giao hàng và thanh toán …). - Đa dạng phương thức thanh toán. 1.3.Giảm chi phí mua hàng bằng cách thay đổi điều kiện giao hàng Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel còng nh­ hầu hết các công ty khác của Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa thường sử dụng điều khoản CIF. Hiện nay Nhà nước ta đang khuyến khích các công ty có quan hệ buôn bán với nước ngoài thay hình thức mua CIF bán FOB bằng hình thức mua FOB bán CIF. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel rất quan tâm đến vấn đề này, nếu có điều kiện sử dụng FOB trong nhập khẩu công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể tiết kiệm được chi phí vận tải và bảo hiểm cũng như thời gian giao hàng chủ động. Để dần thay thế điều kiện bán hàng cũ vào tình hình thực tế của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel có thể yêu cầu nhà cung ứng thuê hãng vận tải và bảo hiểm. Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel lùa chọn hợp đồng nhập khẩu hoặc công ty tiến hành đứng ra mua bảo hiểm hàng hóa tức là dùng điều kiện CFR thay cho điều kiện CIF. 1.4.Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên Muốn thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào, ngoài nhiệt tình ra thì người ta còn cần có sự hiểu biết về lĩnh vực đó, có hiểu biết thì mới biết mình phải làm gì, làm thế nào, làm ở đâu … trong hoạt động nhập khẩu cũng như vậy nhân viên có trình độ nghiệp vụ thành thạo mới có khả năng đàm phán ký kết hợp đồng không gây bất lợi cho doanh nghiệp, mới làm thủ tục hải quan suôn sẻ, mới tổ chức vận chuyển tiếp nhận hàng hóa an toàn, mới tìm được phương thức thanh toán ưu đãi. Hoàn thiện mình và hoàn thiện nghiệp vụ chuyên môn cũng là một nhu cầu của người lao động, đó là con đường duy nhất để khẳng định mình trong tập thể, nếu không đi theo con đường đó thì người đó sẽ bị tụt hậu, kém năng suất và người đó sẽ bị đào thải. Công ty định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý mời các chuyên gia xuất nhập khẩu về công ty để bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo nhu cầu của từng phòng ban. Ngoài ra, công ty nên cử một số cán bộ đại diện đi học líp bồi dưỡng nghiệp vụ do cán bộ thương mại mở. Công ty cần chủ động xây dựng một kế hoạch đào tạo. Trong kế hoạch đó cần xác định rõ mục đích đào tạo, nội dung đào tạo. Phân loại để tìm ra các đối tượng được đào tạo và số lượng cần đào tạo. Xác định rõ phương thức đào tạo là đào tạo tại chỗ hay cử đi học … đối với từng hình thức nên xác định chi phí từ đó tổng hợp thành tổng chi phí đào tạo. Thực hiện tốt biện pháp giúp cho công ty nâng cao được uy tín và hiệu quả nhập khẩu nhờ trình độ năng lực của nhân viên được nâng cao, chất lượng công việc ổn định, hạn chế được những sai phạm đáng tiếc có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 2.Một số kiến nghị đối với Nhà nước Để có thể thực hiện công tác nhập khẩu có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của công ty, Nhà nước cũng cần phải có cơ chế và biện pháp thích hợp hỗ trợ cần thiết. Dùa trên quan điểm chung hiện nay là kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, để tạo điều kiện cho công ty phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động nhập khẩu, Nhà nước cần có một số chính sách sửa đổi cụ thể như sau: 2.1.Xây dựng chính sách ưu đãi hỗ trợ cho nhập khẩu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là cần có vốn lớn và phải vay vốn ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp kinh doanh cần vốn từ ngân hàng, ngân hàng cũng cần cho vay để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng trên thực tế giữa doanh nghiệp và ngân hàng còn rất nhiều trở ngại để đến được với nhau, trở ngại chính vẫn là thủ tục cho vay còn rất phức tạp và khó khăn, nhiều khi doanh nghiệp không thể đáp ứng hết được những yêu cầu về mặt thủ tục có thể vay được vốn. Mặt khác thời gian để vay được một lượng vốn tại ngân hàng nhiều khi phải mất nhiều thời gian làm cho doanh nghiệp có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội kinh doanh, gây giảm sút hiệu quả kinh doanh. Vậy đề nghị Nhà nước xem xét nhanh chóng để đưa ra những biện pháp cải cách hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là thủ tục cho vay vốn cần phải hợp lý hơn dùa trên những khả năng hiện có của các doanh nghiệp. Ngân hàng nên mở rộng các hình thức cho vay để các ngân hàng có thêm cơ hội lùa chọn. Ngoài ra, Nhà nước nên xây dựng một chương trình cấp cao nhất về thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, khuếch trương sản phẩm, hình ảnh của thông tin trên mạng … với chi phí thấp nhất có thể, vì doanh nghiệp cần phải luôn cập nhật thông tin, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, để nhanh chóng hòa nhập thế giới. 2.2.Chính sách thuế và chính sách nhập khẩu Thuế là một công cụ điều tiết quan trọng của Nhà nước. Chính sách thuế hiện nay đã và đang phát huy vai trò tích cực của nó trong việc thúc đẩy các hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên mức thuế suất về nhập khẩu vẫn còn cao, Nhà nước cần giảm thuế nhập khẩu hơn nữa. Nhà nước cần phải quy định cụ thể danh mục các mặt hàng cho từng khung thuế suất để thuận lợi cho việc tính toán của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan thuế. Ngoài ra cũng cần phải giải quyết triệt để các khúc mắc của doanh nghiệp đối với việc áp dụng luật thuế VAT và nợ đọng thuế đầu ra. Khi có sự thay đổi trong chính sách thuế, chính sách nhập khẩu thì Nhà nước cần báo ngay cho công ty trước từ 3 đến 6 tháng để công ty kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. 2.3.Đầu tư và phát triển ngành vận tải Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bằng giá CIF, nhường quyền thuê tầu và mua bảo hiểm cho bên bán. Việc mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu không còn khó khăn vì bây giê ngoài các công ty bảo hiểm trong nước đã có các công ty bảo hiểm của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam như Prudential, Chifon, AIA … doanh nghiệp sẽ tiến dần đến nhập khẩu theo giá CFR rồi đến FOB để được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm. Vấn đề ở đây là chỗ chúng ta chưa phát triển ngành vận tải biển, chưa có một đội ngò tàu biển trong hoạt động chuyên chở hàng hóa quốc tế. Chúng ta chủ yếu là thuê tàu của các đại lý tàu biển quốc tế chúng ta chủ yếu là thuê tự vận chuyển được thì chi phí sẽ giảm đi đáng kể từ đó tăng được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Do đó, Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho ngành vận tải biển để có thể đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Đồng thời có chính sách đào tạo đội ngò cán bộ đi biển. Thủy thủ có trình độ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Làm được nh­ vậy không chỉ có công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel mà các doanh nghiệp khác cũng sẽ thu được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cao hơn rất nhiều đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước. 2.4.Đào tạo các chuyên gia về công nghệ Việc nhập khẩu vật tư, thiết bị điện tử viễn thông, điện tử phục vụ cho Bộ quốc phòng, cho Tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội là những mặt hàng quan trọng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước. Do vậy nên có chính sách ưu đãi hơn nữa trong việc nhập khẩu mặt hàng này. Vì mặt hàng này thường sử dụng vốn lớn, hay xảy ra rủi ro về mặt kỹ thuật. Bên cạnh đó việc nhập khẩu máy móc và đánh giá chất lượng còng nh­ sù phù hợp công nghệ đối với nước ta cần phải có đội ngò chuyên gia giỏi. Nhà nước nên có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên gia, tạo môi trường thuận lợi cho họ để thông qua đó tạo nên đội ngò chuyên gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đó là đội ngò cán bộ đắc lực giúp ta đánh giá được tình trạng các trang thiết bị điện tử, bưu chính viễn thông, các mặt hàng kinh doanh từ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Kết luận Cùng với xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu hiện nay có một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung còng Việt Nam nói riêng. Nó góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng CNH-HĐH đất nước. Trong những năm qua công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel được đánh giá là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập khẩu phục vụ cho Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, cho mục đích kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Trong quá trình hoạt động công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel không ngừng tự hoàn thiện mình, từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, cải tiến phương pháp quản lý… vì vậy uy tín của công ty đang ngày được nâng cao. Các sản phẩm nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel luôn đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của sản xuất mà nền kinh tế nội địa chưa thỏa mãn được, nhập khẩu những công nghệ kỹ thuật tiên tiến về điện, điện tử, CNTT phục vụ cho Bộ Quốc phòng, Tổng công ty, và mục đích kinh doanh của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Tuy nhiên kinh doanh là một quá trình tự hoàn thiện mình, vì vậy công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel còn có những điểm yếu cần được khắc phục. Những điểm yếu này xuất phát từ đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu, thị trường, đối thủ cạnh tranh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kinh doanh và đặc biệt là sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh… chính vì vậy với đề tài: “Tác động của môi trường kinh doanh đến hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel”. Tôi mong muốn phần nào góp ý kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – tập 1, PGS.TS Nguyễn Thị Hường, ĐHKTQD, NXB Thống Kê 2002 Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – tập 2, PGS.TS Nguyễn Thị Hường, ĐHKTQD, NXB Thống Kê 2004 Giáo trình Kinh doanh quốc tế – tập 1, TS Nguyễn Thị Hường, ĐHKTQD, NXB Thống Kê 2001 Giáo trình Kinh doanh quốc tế – tập 2, PGS.TS Nguyễn Thị Hường, ĐHKTQD, NXB Lao Động - Xã Hội 2003 Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, PGS.TS Phạm Thị Gái, ĐHKTQD, NXB Thống Kê 2004 Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thành Độ – Cử nhân Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Giáo Dục 1999 Các tài liệu báo cáo của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel Báo cáo tổng hợp mặt hàng nhập khẩu 2003, 2004, 2005 Báo cáo tổng hợp các thị trường nhập khẩu của công ty Báo cáo tài chính của công ty Báo cáo doanh thu và lợi nhuận của công ty Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo về nhân lực của phòng tổ chức hành chính Các tạp chí Tạp chí Bưu chính viễn thông số 6, 7, 9, 12 năm 2005 Báo Bưu chính viễn thông số 6, 7, 9, 11, 12 năm 2005 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 174.doc
Tài liệu liên quan