Tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2017

Thứ tư, huy động vốn ưu tiên các công trình dự án quan trọng, mang tính chiến lược. ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, do đó cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển trong khi NVĐT còn hết sức hạn chế. Vì vậy, việc xác định các ngành kinh tế chủ lực có vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, ngoài các nguồn vốn trong kế hoạch đầu năm, từng địa phương trong khu vực cần linh hoạt, chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm đã được giao sớm và phân bổ chi tiết đến từng dự án và chủ đầu tư để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, nguồn vốn được bố trí tập trung, không dàn trải. Đồng thời, cần tập trung kêu gọi các dự án, công trình vào lĩnh vực thế mạnh của vùng, nhất là phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên kết vùng, ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Để giúp người lao động thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong công việc hiện tại, cần cung cấp cho họ những kiến thức và kĩ năng cần thiết để nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát nhu cầu về vị trí công việc, từ đó lựa chọn những nội dung kiến thức, kĩ năng cần thiết để tổ chức biên soạn chương trình đào tạo phù hợp. Song song đó, cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động. Bên cạnh các cơ sở đào tạo lao động, doanh nghiệp cũng cần tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo nhằm giúp tăng lợi ích cho chính mình. Theo đó, trước khi tham gia vào công việc, người lao động được huấn luyện các kĩ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc, từ đó dễ dàng tiếp cận và nắm bắt công nghệ, văn hóa và môi trường làm việc, góp phân nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động phản ánh kịp thời biến động, thu thập đầy đủ và thường xuyên thông tin việc làm, công tác dự báo trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 115 TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2017 IMPACT OF CAPITAL INVESTMENT ON THE ECONOMIC GROWTH OF CITIES AND PROVINCES IN THE MEKONG DELTA FROM 2010 TO 2017 ThS. Nguyễn Thị Kim Thuyền1, TS. Nguyễn Quốc Nghi2, ThS. Nguyễn Hoàng Phương3 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 13 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2017. Do dữ liệu được thu thập theo cả hai chiều không gian và thời gian nên việc ứng dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên cứu là phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư tư nhân có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GRDP, tiếp đến là nguồn vốn từ khu vực nhà nước, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có tác động đến tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở độ tin cậy 90%. Ngoài ra, nghiên cứu còn chứng minh được lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo, doanh thu du lịch và sản lượng thủy sản có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế Abstract: The study was conducted to evaluate the impact of capital investment on the economic growth of cities and provinces in the Mekong Delta. The data were collected in 13 provinces and cities in the Mekong Delta in the period of 2010-2017 and it was collected in the spatial-temporal dimension. Therefore, it is appropriate to apply the panel data regression to the research model. The research results with the significance level of 90% pointed out several outcomes. In the structure of capital sources, private investment has the strongest impact on GRDP growth, followed by the state sector investment, while the foreign investment had no impact on the total output of the Mekong Delta’s cities and provinces. Besides, the study demonstrated that trained employees aged 15 and above, tourism revenue, and fishery production are factors that have a positive impact on the economic growth of the cities and provinces in the Mekong Delta. Keywords: capital investment, economic growth, Mekong Delta 1, 2 Trường Đại học Cần Thơ; Email: quocnghi@ctu.edu.vn 3 Công ty Vinatrans DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.410 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 116 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở vùng cực nam của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn nữa, đây là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy vùng ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủy hải sản và một số ngành công nghiệp chế biến, nhưng thời gian qua, tăng trưởng kinh tế (TTKT) của vùng đang ngày càng chậm lại. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, tốc độ TTKT toàn vùng giai đoạn 2001 – 2010 đạt 11,7%/năm, đến giai đoạn 2011 – 2015, con số này chỉ là 8,55%/năm, riêng năm 2017, TTKT toàn vùng ĐBSCL chỉ đạt 7,39%. Một trong những nguyên nhân khiến TTKT vùng ĐBSCL chậm lại là do khu vực này vẫn chưa phải là địa chỉ thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tư nhân (ĐTTN) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, việc xem xét mức độ tác động của nguồn vốn đầu tư (NVĐT) đến TTKT đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều kết luận khác nhau thậm chí là trái chiều về tác động của NVĐT đến TTKT [1], [2]. Theo Ghani et al. [3], NVĐT công có tác động tích cực đến TTKT. Bên cạnh đó, Mallick et al. [4] chứng minh được tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa dòng vốn FDI và TTKT. Trong khi Bukhari et al. [5] cho rằng TTKT không chỉ chịu tác động của vốn đầu tư nhà nước (ĐTNN) mà còn bị ảnh hưởng bởi vốn ĐTTN. Tuy nhiên, Were [6] đã chứng minh được NVĐT công có tác động đến TTKT trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, tác động này không đáng kể. Theo đó, vốn luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và TTKT của các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu tác động của NVĐT đến TTKT ở các tỉnh ĐBSCL là thật sự cần thiết, kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của ĐTNN, ĐTTN trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến TTKT. 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế TTKT là một trong những vấn đề cốt lõi của lí thuyết về phát triển kinh tế. TTKT là một phạm trù kinh tế, phản ánh quy mô tăng lên hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kì này so với thời kì trước đó. TTKT có thể biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kì. Để đo lường TTKT, người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ TTKT (tính theo GDP). Xét theo các yếu tố đầu vào, tăng trưởng có thể chia thành hai loại là tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng trưởng theo chiều rộng tức là tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn, tăng số lao động và tăng cường khai thác tài nguyên. Tăng trưởng theo chiều sâu là tăng trưởng do tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Mặt khác, TTKT nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia. Tuy nhiên, TTKT quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát hoặc TTKT cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 117 cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy, mỗi quốc gia trong từng thời kì phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lí, bền vững. TTKT bền vững là TTKT đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với phát triển ổn định và bền vững [7]. 2.2. Tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế Quá trình tích lũy vốn là yếu tố quyết định đến TTKT [8]. Nói cách khác, tích lũy vốn vật chất thường có đóng góp vào GDP cao hơn tỉ lệ tăng trưởng thu nhập. Theo đó, Blejer et al. [9] nhấn mạnh vai trò tích lũy vốn vật chất và chính sách kinh tế tiến bộ để đạt được kinh tế bền vững sự phát triển. Mặt khác, việc xem xét tác động của NVĐT hay một bộ phận nào đó của nguồn đầu tư đến TTKT đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tùy thuộc vào từng điều kiện và tiềm lực của mỗi quốc gia, mỗi địa phương mà các nghiên cứu cho những kết quả khác nhau về chủ đề này. Trong nghiên cứu tại các quốc gia Đông Á và Mỹ La Tinh, Zhang [10] đã chứng minh được tác động của dòng đầu tư FDI vào TTKT qua kênh đầu tư nhà nước phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia. Dòng vốn này có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng ở các nước Đông Á như Đài Loan. Còn Mallick et al. [4] đã chứng minh được tác động gián tiếp của FDI đối với TTKT có thể là yếu ở các nhóm thu nhập thấp hơn. Tương tự, Zhang [10] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐTTN và FDI với TTKT, trong khi Yilmaz Bayar [11] cũng đã nghiên cứu tác động của đầu tư trong nước đến TTKT của Thổ Nhĩ Kì dựa trên số liệu thời kì 1980-2012. Còn Tiwari et al. [12], Jwan et al. [2] cho rằng, bên cạnh NVĐT công và ĐTTN, FDI có tác động tích cực đến TTKT. Trước đó, Aschauer [13] cho rằng đầu tư nhà nước là yếu tố then chốt tác động tích cực đến tăng năng suất lao động của nền kinh tế, đồng thời trong nghiên cứu, ĐTTN cũng tác động tích cực đến tăng trưởng. Trong khi đó, Mankiw et al. [14] đã chứng minh các yếu tố nội sinh bao gồm kiến thức và vốn nhân lực là một trong các yếu tố góp phần TTKT. 2.3. Mô hình nghiên cứu Mô hình tăng trưởng tân cổ điển truyền thống dựa trên chức năng sản xuất tổng hợp, ban đầu được phát triển bởi Solow [8] vẫn là phổ biến nhất, tác giả sử dụng phương pháp thiết lập các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tăng trưởng và giả định rằng quá trình tích lũy vốn là yếu tố quyết định đến TTKT. Theo đó, mô hình Solow [8] là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về TTKT dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này được đưa ra để giải thích sự TTKT dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình liên kết được với kinh tế học vi mô. Mô hình đã được phát triển độc lập bởi Robert Solow và Trevor Swan năm 1956, thay thế mô hình hậu Keynesian Harrod-Domar. Đầu tư tư nhân: Tăng trưởng không chỉ phụ thuộc vào lao động, ĐTNN mà còn chịu ảnh hưởng bởi ĐTTN [15]. Trong nghiên cứu tác động của các khoản đầu tư đến TTKT ở Iraq giai đoạn 1970-2010, Jwan et al. [2] đã chứng minh được các khoản ĐTTN có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sự TTKT của quốc gia. Kết quả thực nghiệm của Khan et al. [16] cho thấy ĐTTN ảnh hưởng đến TTKT. Tương tự, Tiwari et al. [16] cũng chứng minh được TTKT phụ thuộc vào đầu tư từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, kết quả Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 118 nghiên cứu của Aschauer [15] cho thấy đóng góp từ ĐTTN thấp hơn ĐTNN từ hai đến năm lần vào TTKT. Do đó, một chiến lược ĐTNN lâu dài và mạnh mẽ sẽ là công cụ hữu hiệu đẩy mạnh TTKT và ĐTTN. Từ đó, giả thuyết H1 được đề xuất: Đầu tư từ nguồn vốn tư nhân có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đầu tư nhà nước: Hiệu quả ĐTNN được xem xét chung cho hiệu quả của vốn nhà nước và đầu tư doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đối với TTKT thể hiện vai trò quan trọng, tạo hiệu ứng và sự sẵn sàng hạ tầng cho các nguồn lực đầu tư khác, nhất là các lĩnh vực hiệu quả kinh tế không cao và mang tính xã hội. Các nghiên cứu khác về TTKT cho thấy ĐTNN tác động cùng chiều đến TTKT như Aschauer [13], [15], [17] - [18]. Từ đó, giả thuyết H2 được đề xuất: Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Một trong những giải pháp về vốn là dựa vào đầu tư nước ngoài. Akinlo [19] cho thấy FDI tác động tích cực đến TTKT ở Nigeria. Tương tự, Dritsaki et al. [20] phát hiện tác động tích cực một chiều từ FDI đến TTKT ở Hi Lạp. Theo đó, Jwan et al. [2], Tiwari et al. [12] cho rằng, bên cạnh NVĐT công và ĐTTN, FDI có tác động tích cực đến TTKT. Mặt khác, Kim et al. [21] nghiên cứu sự chèn lấn của FDI đến đầu tư trong nước ở Hàn Quốc giai đoạn 1985 – 1999, cho thấy có tác động tích cực mạnh mẽ từ FDI đến tốc độ tăng trưởng GDP. Từ đó, giả thuyết H3 được đề xuất: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm lao động: Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất và cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển với điều kiện vốn và khoa học công nghệ bị hạn chế và có ưu thế về nguồn lực lao động lớn, đây là tiềm năng. Điều này đã được chứng minh bởi Aschauer [13], Erden et al. [21], Cavallo et al. [22], việc đầu tư vào vốn nhân lực có tác động tích cực đến TTKT. Bên cạnh đó, Khan et al. [16] đã phát hiện vốn nhân lực không chỉ tác động đến TTKT mà còn ảnh hưởng đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu của Jwan et al. [2] đã chứng minh được tăng trưởng trong lực lượng lao động và tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động tích cực trong việc thúc đẩy TTKT của quốc gia. Mặt khác, Steveninck et al. [23], Fleisher et al. [24] cho rằng, lao động có trình độ kĩ thuật cao sẽ có tác động tích cực đến TTKT. Bên cạnh đó, Lucas [25], Sergio [26] cho rằng, việc đầu tư vào vốn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả lao động và cho phép tăng trưởng được tiếp tục duy trì, GDP bình quân đầu người có liên quan đến học vấn của nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất: Giả thuyết H4: Lao động có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL; Giả thuyết H5: Trình độ lao động có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Các biến kiểm soát: Bên cạnh các biến giải thích, nghiên cứu sử dụng các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của từng địa phương, bao gồm: tiềm năng thủy sản và tiềm năng du lịch. Theo Badiane [27], việc tăng năng suất sử dụng đất giúp đa dạng hóa nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, phát triển ngành du lịch có tác động trực tiếp và cả gián tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia, khu vực hay địa phương. Những tác động này được đo lường thông qua sản lượng, việc làm, thu nhập hoặc giá trị Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 119 tăng thêm [28]. Trong đó, tác động trực tiếp là những tác động dẫn đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh do tác động tức thời và cùng lúc của những thay đổi trong chi tiêu của khách du lịch [28]. Dựa trên cơ sở lí thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu tác động của nguồn vốn đầu tư đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL được thiết lập như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu tác động của NVĐT đến TTKT các tỉnh, thành vùng ĐBSCL (Nguồn: Nghiên cứu đề xuất, 2019) Phương trình nghiên cứu được ước lượng như sau: GRDPit= α + β1DI + β2SI + β3FDI + β4LĐ + β5TĐLĐ + β6DL + β7TS + it Trong đó: GDP: TTKT (tỉ đồng) DI: Vốn tư nhân (tỉ đồng) SI: Vốn nhà nước (tỉ đồng) FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tỉ đồng) LĐ: Lao động (nghìn người) TĐLĐ: Trình độ lao động DL: Phát triển du lịch TS: Phát triển thủy sản Các biến được diễn giải chi tiết như trong Bảng 1. Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu Tên biến Mã hóa Diễn giải Nguồn tham khảo Biến phụ thuộc TTKT GRDP Là giá trị GRDP hằng năm của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tính theo giá so sánh năm 2010 (tỉ đồng). Sahoo et al.[29]; Novianti et al. [30]; Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng [22]. Biến độc lập Vốn tư nhân DI Là NVĐT từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân tính theo giá so sánh 2010 (tỉ đồng). Aschauer [13], [15]; Tiwari et al. [12]; Khan et al. [16]; Jwan et al. [2]. Vốn nhà nước SI Là tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước (bao gồm cả vốn đầu tư của DNNN) tính Solow [8]; Aschauer [13], [15]; Sử Đình Thành [17]; Jwan et al. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 120 theo giá so sánh 2010 (tỉ đồng). [2]; Đặng Văn Cường và cộng sự [18]; Sử Đình Thành và cộng sự [29]. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Là lượng vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố tính theo giá so sánh 2010 (tỉ đồng). Akinlo [19]; Dritsaki et al. [20]; Kim et al. [21]. Lao động LĐ Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo địa phương (nghìn người). Mankiw et al. [14]; Aschauer [13]; Erden et al. [31]; Sử Đình Thành [17]; Cavallo et al. [22]; Jwan et al. [2]. Trình độ lao động TĐLĐ Đây là trình độ của lực lượng lao động và được thể hiện thông qua tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo. Lucas [25]; Aschauer [12]; Sergio [26]; Steveninck et al. [23]; Erden et al. [31]; Fleisher et al. [24]; Cavallo et al. [22]; Jwan et al. [2]. Biến kiểm soát Phát triển du lịch DL Thể hiện thông qua doanh thu du lịch của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (tỉ đồng). Badiane et al. [27]; Nguyễn Hồ Minh Trang [28]. Phát triển thủy sản TS Thể hiện thông qua sản lượng thủy sản (nghìn tấn) (Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất, 2019) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu dạng dữ liệu bảng (panel data) về các biến chính (SI, DI, FDI, GRDP) và các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa đầu tư với TTKT. Theo đó, nghiên cứu tiếp hành thu thập dữ liệu về tổng sản phẩm (GRDP), NVĐT thực hiện trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL từ số liệu thống kê của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và từ các báo cáo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2010 – 2017 (104 quan sát). Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu liên quan về dân số và lao động, doanh thu du lịch, diện tích và sản lượng thủy sản từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp phân tích số liệu Nghiên cứu thu thập số liệu từ 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL trong giai đoạn từ Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 121 năm 2010 đến năm 2017, dữ liệu được thu thập theo cả hai chiều không gian và thời gian nên việc ứng dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên cứu là phù hợp. Dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo (crosssection) và dữ liệu thời gian (time series). Để thu thập dữ liệu bảng, chúng ta cần phải thu thập nhiều đối tượng (units) giống nhau trong cùng một hoặc nhiều thời điểm. Đối với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, ba phương pháp được sử dụng phổ biến là: (1) mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất (POOL OLS); (2) mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model – FEM); và (3) mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM). Ngoài ra, để chọn lựa giữa POOL OLS và REM, kiểm định LM (Breusch-Pagan Lagrange Multiplier) được sử dụng và kiểm định Hausman được sử dụng để chọn lựa giữa REM và FEM. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng TTKT và thu hút NVĐT vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017 Kết quả phân tích thực trạng TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại. Cụ thể, tốc độ TTKT toàn vùng giai đoạn 2001 – 2010 đạt 11,70%/năm đến giai đoạn 2011 – 2015 thì con số này chỉ là 8,55%/năm. Riêng năm 2017, TTKT toàn vùng ĐBSCL đạt 7,39%, tăng 0,49% so với năm 2016 (6,90%), nhưng so với giai đoạn 2011 – 2015 (8,55%), TTKT năm 2017 vẫn thấp hơn 1,16 %. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 – 2017, kinh tế vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch cơ cấu nhanh từ vùng có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính, dần chuyển dịch theo hướng giảm khu vực 1 (nông-lâm-ngư nghiệp), tăng khu vực 2 (công nghiệp và xây dựng) và khu vực 3 (dịch vụ). Theo đó, tỉ lệ GRDP của khu vực 1, khu vực 2 và khu vực 3 của vùng ĐBSCL năm 2010 lần lượt là 38,5%, 21,3% và 20,1%. Tuy nhiên đến năm 2017, giá trị khu vực 1 chỉ còn 30,3% trong khi khu vực 2 chiếm 30,5%. Trong năm 2017, với sự phục hồi của nền sản xuất nông nghiệp sau đợt hạn mặn lịch sử đã góp phần kéo tốc độ TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đạt khá cao với giá trị lên đến 41.391,2 tỉ VND, tăng 7,92% so với cùng kì năm 2016. Xét mức đóng góp phân theo thành phần kinh tế, GRDP phân theo kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ cao nhất với 72,76%. Đồng thời, qua các kì đại hội Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và nhấn mạnh. Theo đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng 5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân với mục tiêu đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng trong tổng sản phẩm nội địa. Theo nhiều đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù vùng ĐBSCL đạt những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng, chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Cụ thể tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn, tăng số lao động và tăng cường khai thác tài nguyên mà chưa chú trọng vào tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Xét về NVĐT giai đoạn 2010 – 2017, tổng vốn đầu tư vào khu vực ĐBSCL tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng mức vồn đầu tư năm 2010 là 9.812,10 nghìn tỉ đồng, đến năm 2014 đạt 14.108,85 nghìn tỉ và đến năm 2017 con số này lên đến 16.385,63 tỉ đồng. Mặc dù Nhà nước có chủ trương cắt giảm ĐTNN, song số vốn ĐTNN vẫn tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, cụ thể năm 2010 tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước là 3.482,52 nghìn tỉ (chiếm 35,49% tổng vốn) đến năm 2017 tăng lên 5.754,02 nghìn tỉ (chiếm Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 122 35,11%). Đầu tư từ nguồn vốn nhà nước đối với TTKT thể hiện vai trò quan trọng, tạo hiệu ứng và sự sẵn sàng hạ tầng cho các nguồn lực đầu tư khác, nhất là các lĩnh vực hiệu quả kinh tế không cao và mang tính xã hội. Đó cũng là lí do mà ĐTNN có thể không thúc đẩy tăng trưởng tích cực mà đôi khi là ngược chiều với tăng trưởng, nhất là các nước đang phát triển. Hình 2: GRDP vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017 theo giá so sánh (Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh, thành vùng ĐBSCL) Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn khu vực ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017 (Nguồn: Niên giám Thống kê các tỉnh, thành vùng ĐBSCL) Để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, các quốc gia cần một lượng vốn đầu tư rất lớn trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu này. Chính vì lẽ đó, NVĐT từ khu vực tư nhân là hết sức cần thiết. Cơ cấu nguồn vốn tại Hình 3 cho thấy, nguồn vốn từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư xã hội và có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo đó, nguồn vốn của khu vực đạt 5.907,0 tỉ đồng đến năm 2014 là 7.763,6 tỉ đồng và cuối năm 2017 lên đến 9.817,3 tỉ đồng (tăng gấp 1,66 lần so với năm 2010). Số liệu tại Hình 3 cho thấy nguồn vốn FDI của vùng ĐBSCL tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 vốn FDI vùng ĐBSCL chỉ 422,63 nghìn tỉ nhưng đến năm 2017 con số này lên đến 821,19 tỉ đồng (tăng gấp 1,926%). Trong đó, năm 2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ÐBSCL đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào 72 dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo cơ khí phục vụ nông nghiệp công nghệ cao với tổng nguồn vốn 4 tỉ USD. Việc thu hút FDI đang đặt ra yêu cầu đột phá về cơ chế, chính sách, nhất là cần xây dựng chương trình liên kết vùng với các dự án sản xuất, tiêu thụ nông thủy sản và đưa ra các chính sách phát triển những sản phẩm chủ lực. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 123 4.2. Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy, mô hình ước lượng với các phương pháp bình phương tối thiểu gộp Pooled OLS, mô hình các tác động cố định FEM và mô hình các tác động ngẫu nhiên REM. Kết quả các ước lượng được tổng hợp trong Bảng 2. Bảng 2: Tác động của NVĐT đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL Hồi quy theo phương pháp Pooled OLS Hồi quy theo phương pháp FEM Hồi quy theo phương pháp REM Hệ số ước lượng Mức ý nghĩa Hệ số ước lượng Mức ý nghĩa Hệ số ước lượng Mức ý nghĩa Hằng số 0,828*** 0,000 2,715*** 0,000 1,771*** 0,000 LnDI 0,474*** 0,000 0,085* 0,104 0,326*** 0,000 LnSI 0,079** 0,017 0,075** 0,027 0,082*** 0,003 LnFDI -0,039*** 0,001 0,008ns 0,439 0,003ns 0,735 LnLD 0,586*** 0,000 0,020ns 0,747 0,300*** 0,000 LnTDLD 0,242*** 0,007 0,243*** 0,000 0,248*** 0,000 LnDL -0,071*** 0,000 0,070** 0,017 -0,045*** 0,005 LnTS -0,033ns 0,257 0,301*** 0,007 0,080** 0,014 R2 0,846 0,763 0,656 R2 hiệu chỉnh 0,835 0,755 0,631 Durbin-Watson 1,360 1,107 0,847 Giá trị p 0,000 0,000 0,000 Ghi chú: *** có ý nghĩa ở mức 1%, ** có ý nghĩa ở mức 5%, * ý nghĩa ở mức 10%, ns không có ý nghĩa thống kê. (Nguồn: Kết quả phân tích từ niên giám thống kê các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL) Mô hình Pooled OLS có thể dẫn đến các ước lượng bị sai lệch khi không xét đến các tác động riêng biệt từng địa phương. Trong khi đó, mô hình REM và FEM có thể kiểm soát được các tác động riêng biệt này. Theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định sự cần thiết của các ràng buộc liên quan đến các đơn vị bảng và các điểm thời gian trong ước lượng tác động cố định FEM thông qua (1) kiểm định ràng buộc các đơn vị bảng bằng 0 chỉ có ảnh hưởng thời gian, (2) kiểm định ràng buộc các ảnh hưởng thời gian bằng 0 chỉ có các ảnh hưởng của các đơn vị bảng và (3) kiểm định ràng buộc cả hai, không có ảnh hưởng giữa các đơn vị bảng và thời gian. Kết quả cho thấy, mức ý nghĩa của các giá trị thống kê F và Chi bình phương đều bé hơn 5%, do đó có thể bác bỏ các ràng buộc trên và có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu được ước lượng theo phương pháp FEM là phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM [24]. Kết quả kiểm định cho thấy giả thiết H0 bị bác bỏ với giá trị Prob = 0,000, điều này có nghĩa là không tồn tại các tác động riêng biệt và có tương quan với biến giải thích, do đó mô hình ước lượng cố định FEM là phù hợp. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 124 Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp ước lượng FEM ở Bảng 2 cho thấy, giá trị p = 0,000 < 0,050, do đó có thể kết luận mô hình hồi quy có ý nghĩa và có ít nhất một biến độc lập được đưa vào mô hình ảnh hưởng đến biến phụ thuộc LnGRDP. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 75,50% cho thấy các biến được đưa vào mô hình giải thích được 75,50% sự biến thiên của GRDP được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình, còn lại là các yếu tố khác chưa được nghiên cứu. Xét mức ý nghĩa của từng biến cho thấy, trong các biến đưa vào mô hình, có năm biến có ảnh hưởng đến sự TTKT của các tỉnh/thành vùng ĐBSCL bao gồm: LnDI, LnSI, LnTDLD, LnDL, LnTS. Theo đó, các hệ số ước lượng của các biến đều mang dấu dương, điều này chứng tỏ rằng các yếu tố có tác động thuận chiều với TTKT. Điều này đúng với kì vọng ban đầu của nghiên cứu. Tác động của các biến được giải thích như sau: Ở độ tin cậy 90%, biến LnDI có tác động tích cực đến TTKT của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL với hệ số tác động là 0,085. Điều này có nghĩa là khi các nhà ĐTTN trong nước tăng thêm 1% vốn đầu tư thì tổng sản phẩm tạo ra của địa phương tăng thêm 0,085%. Điều này cho thấy kinh tế tư nhân vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vùng ĐBSCL. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Jwan et al. [2] khi cho rằng các khoản ĐTTN có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sự TTKT của quốc gia. Thực tế, ĐTTN luôn là nguồn đầu tư quan trọng cho TTKT của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, biến LnSI cũng tác động thuận chiều đến TTKT của các tỉnh, thành phố ĐBSCL ở mức ý nghĩa 5% với hệ số B = 0,075. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi ngân sách nhà nước chi thêm 1% vốn đầu tư thì tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tăng thêm 0,075%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu về TTKT của Aschauer [13], Sử Đình Thành [17], Đặng Văn Cường và cộng sự [18] khi cho rằng ĐTNN tác động tích cực đến TTKT. Thực tế, ĐTNN là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, một yếu tố có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng sản lượng, đặc biệt là các vấn đề hướng tới lợi ích xã hội cao như cải thiện kết cấu hạ tầng và tích lũy vốn con người. Đồng thời, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của một quốc gia. Trong các yếu tố tác động đến LnGRDP của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, yếu tố LnTDLD có tác động mạnh nhất với hệ số B đạt 0,243. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo tăng lên 1% thì tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tăng thêm 0,243%. Lực lượng lao động là yếu tố quyết định đến sự thành công và tiến bộ của địa phương, mỗi quốc gia, trong đó việc đào tạo người lao động lại có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, nguồn nhân lực cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kĩ năng tác nghiệp và nhận thức về những thách thức của môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. So với các nghiên cứu trước đây, kết quả này đồng quan điểm với Steveninck et al. [23], Fleisher et al. [24] khi cho rằng lao động được đào tạo bài bản sẽ có tác động tích cực đến TTKT. Đúng với kì vọng ban đầu của nghiên cứu, biến LnTS có tác động tích cực đến tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL với hệ số tác động là 0,201 ở mức ý nghĩa 10%. Theo đó, khi mức sản lượng thủy sản tăng lên 1% thì tổng sản phẩm Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 125 trên địa bàn tăng 0,201%. Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng ĐBSCL, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. ĐBSCL luôn hướng đến một ngành thủy sản phát triển năng động mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhiều năm qua, sự phát triển mạnh mẽ về nuôi trồng thủy sản đã giúp ĐBSCL trở thành một trong những vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản của nước ta. Hệ số ước lượng B = 0,070 cho thấy LnDL có tác động tích cực đến TTKT các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn 2010 – 2017. Theo đó, khi ngành du lịch trong khu vực tăng thêm 1% doanh thu thì tổng sản phẩm tăng thêm 0,070%. Nhiều năm qua, du lịch là ngành giữ vị trí quan trọng, là chìa khóa để thúc đẩy TTKT ở các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch. Theo đó, phát triển ngành du lịch có tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia, khu vực hay địa phương. Những tác động này được đo lường thông qua sản lượng, việc làm, thu nhập hoặc giá trị tăng thêm. Kết quả này đồng quan điểm với Nguyễn Hồ Minh Trang [28] khi cho rằng những thay đổi trong chi tiêu của khách du lịch có tác động đến những thay đổi trong sản xuất kinh doanh do tác động tức thời và cùng lúc của những thay đổi trong chi tiêu của khách du lịch. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Thời gian qua, mặc dù kinh tế vùng ĐBSCL đạt những kết quả tăng trưởng cao, tuy nhiên đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng, chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Cụ thể, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn, tăng số lao động và tăng cường khai thác tài nguyên mà chưa chú trọng vào tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 – 2017, kinh tế vùng ĐBSCL có sự chuyển dịch cơ cấu nhanh từ vùng có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính, dần chuyển dịch theo hướng giảm khu vực 1, tăng khu vực 2 và khu vực 3. Xét về NVĐT, ĐBSCL vẫn chưa phải là địa chỉ thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển, đặc biệt NVĐT cho lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là xác định tác động của NVĐT đến TTKT ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn từ khu vực tư nhân có tác động mạnh nhất đến tăng trưởng GRDP, tiếp đến là nguồn vốn từ khu vực nhà nước, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không có tác động đến tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Ngoài ra, nghiên cứu còn chứng minh được trình độ của lao động từ 15 tuổi trở lên, doanh thu du lịch và sản lượng thủy sản có tác động tích cực đến TTKT của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Để đáp ứng hơn nữa mục tiêu TTKT trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong thời gian tới, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp là một chức năng chủ yếu của quản lí nhà nước về kinh tế. Với mong muốn thực hiện các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cần có một cái nhìn tổng thể về những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà họ có thể được hưởng. Đồng thời, xây dựng hệ thống pháp lí tiệm cận với quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Đây là giải pháp trung tâm trong việc huy động các nguồn vốn, vì nơi nào hiệu quả đầu tư càng cao thì nơi đó có khả năng huy động vốn càng lớn. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung các nghị định, thông tư về đầu tư, lĩnh vực đấu thầu, xây dựng. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 126 Thứ hai, rà soát đánh giá toàn diện những bất cập trong các nghị định, thông tư, pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực đầu tư. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lí nghiêm các cán bộ tham mưu dù ở cấp nào làm chậm trễ trong quá trình phân bổ giải ngân và gây ra tiêu cực, thất thoát, tham nhũng trong quá trình thực hiện công tác. Ngoài ra, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Thứ ba, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng. Theo đó, thường xuyên rà soát, kiểm tra cũng như đánh giá các thủ tục hiện có, đồng thời cắt giảm những vấn đề vướng mắc, rườm rà phức tạp không cần thiết. Song song đó, chú trọng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lí đầu tư nhà nước, tư nhân và cả nước ngoài. Theo đó, thường xuyên mở các lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và các đối tượng phục vụ chuyên ngành trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Thứ tư, huy động vốn ưu tiên các công trình dự án quan trọng, mang tính chiến lược. ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, do đó cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển trong khi NVĐT còn hết sức hạn chế. Vì vậy, việc xác định các ngành kinh tế chủ lực có vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, ngoài các nguồn vốn trong kế hoạch đầu năm, từng địa phương trong khu vực cần linh hoạt, chủ động trong việc huy động các nguồn vốn để tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm đã được giao sớm và phân bổ chi tiết đến từng dự án và chủ đầu tư để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, nguồn vốn được bố trí tập trung, không dàn trải... Đồng thời, cần tập trung kêu gọi các dự án, công trình vào lĩnh vực thế mạnh của vùng, nhất là phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng liên kết vùng, ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Để giúp người lao động thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong công việc hiện tại, cần cung cấp cho họ những kiến thức và kĩ năng cần thiết để nâng cao trình độ, kĩ năng chuyên môn. Việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cần phải bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát nhu cầu về vị trí công việc, từ đó lựa chọn những nội dung kiến thức, kĩ năng cần thiết để tổ chức biên soạn chương trình đào tạo phù hợp. Song song đó, cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động. Bên cạnh các cơ sở đào tạo lao động, doanh nghiệp cũng cần tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo nhằm giúp tăng lợi ích cho chính mình. Theo đó, trước khi tham gia vào công việc, người lao động được huấn luyện các kĩ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu công việc, từ đó dễ dàng tiếp cận và nắm bắt công nghệ, văn hóa và môi trường làm việc, góp phân nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động phản ánh kịp thời biến động, thu thập đầy đủ và thường xuyên thông tin việc làm, công tác dự báo trong ngắn hạn, trung và dài hạn. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] E. Cavallo and C. Daude. Public investment in developing countries: A blessing or a curse? Journal of Comparative Economi. 2011; Vol. 39, no. 1: 65-81. [2] Hadjimichael, M. T., and Ghura, D, Public policies and private savings and investment in Sub-Saharan Africa: An empirical investigation. IMF Working Paper. 1995; Vol 19, Washington, D.C. [3] Dritsaki, M., Dritsaki, C., và Adamopoulos, A.,. A causal relationship between trade, foreign direct investment, and economic growth for Greece. American Journal of Applied Sciences. 2004; Vol 1(3): 230–235. [4] M. S. Khan and C. M. Reinhart. Private investment and economic growth in developing countries. World Development. 1990; Vol. 18, no. 1, pp. 19-27. [5] Benhabib, J. and Rustichini, A. Social Conflict and Growth. Journal of Economic Growth. 1996; Vol 1: 112-146. [6] Solow, R.M., A contribution of the theory of economic growth. Quarterly Journal of Economics. 1956; Vol 70: 65-94. [7] Badiane, O., J. Ulimwengu and T. Badibanga. Structural Transformation among African Economies: Patterns and Performance. Development. 2012; 55(4): 463- 476. [8] Nguyễn Hồ Minh Trang. Mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. 2013; Số 1 (29). [9] Kim Deok-Ki, Seo Jung-Soo. Does FDI inflow crowd out domestic investment in Korea? Journal of Economic Studies. 2003; Vol 30, No 6: 605622 [10] Sử Đình Thành. Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 2011; Số 252: 54-61, 34. [11] Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế. 2014; Số 283: 21-41. [12] Aviral Kumar Tiwari and Mihai Mutascu. Economic Growth and FDI in Asia: A Panel-Data Approach. Economic Analysis và Policy. 2011; Vol 41 No 2: 173-187. [13] Aschauer, D. A,. Public Investment And Productivity Growth In The Group Of Seven. Economic Perspectives. 1989; Vol (13:5): 17-25. [14] M. S. Oosterbaan, T. D. R. V.Steveninck, N. V. D. Windt. The determinants of economic growth, London: Kluwer Academic Publishers; 2002. [15] Aschauer, D. A,. Is public expenditure productive? Journal of Monetary Economics. 1989; Vol 23: 177–200. [16] L. Erden and R. G. Holcombe,. The Linkage between public and private investment: A co-integration analysis of a panel of developing countries. Eastern Economic Journal. 2006; Vol. 32, No. 3: 479-492. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 128 [17] Sergio Rebelo, Long-Run Policy Analysis and Long-Run Growth. Journal of Political Economy. 1991; Vol 99, No 3: 500-520. [18] Bukhari, A. S, L. Ali and M. Saddaquat. Public Investment and Economic Growth in the Three Little Dragons: Evidence from Heterogeneous Dynamic Panel Data. International Journal of Business and Information. 2007; 2, 1: 57-59. [19] Akinlo, A., Foreign direct investment and growth in Nigeria. An empirical investigation. Journal of Policy Modeling, Vol 26, pp: 627-639. [20] Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài, 2014. Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP.Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 18 (28), trang 27-33. [21] J. Lucas and E. Robert, 1988. On the mechanics of economic development. Journal of Monetary Economics, Vol. 22, no. 1, pp. 3-42. [22] Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng, 2016. Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế ĐBSCL. Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 27 (2), trang 2-16. [23] M. I. Blejer and M. S. Khan, 1984. Government Policy and Private Investment in Developing Countries Staff Papers-International Monetary Fund, pp. 379-403. [24] Baltagi, B. H. (2008). Econometric analysis of panel data. New York: John Wiley and Sons, 366 pages. [25] Ghani, E. and M. Din, 2006. The impact of public investment on economic growth in Pakistan. The Pakistan Development Review, 45, 1: 87-98. [26] N. G. Mankiw, D. Romer, and D. N. Weil, 1992. A contribution to the empirics of economic growth. The Quarterly Journal of Economics. 2004; Vol. 107, No. 2: 407- 437. [27] B. Fleisher, H. Li, and M. Q. Zhao. Human capital, economic growth, and regional inequality in China. Journal of Development Economics. 2010; Vol. 92, No. 2: 215- 231. [28] Mallick, Sushanta and Tomroe Moore. Foreign Capital in a Growth Model. Review of Development Economics. 2008; 12: 143-59. [29] Sahoo P., Dash R. K. and Nataraj G. Infrastructure development and economic growth in China. Ide Discussion paper, 2010; No. 261: 1-33. [30] Tanti Novianti, Amzul Rifin, Dian V. Panjaitan & Sri Retno Wahyu N. The infractructure’s influence on the Asean Countries’ Economic Growth. Journal of Economics and Development Studie. 2014; Vol. 2, No. 4: 243-254. [31] Jwan. H and James. B. Public and Private Investment and Economic Development in Iraq (1970-2010). International Journal of Social Science and Humanity. 2014; vol 5, No 9: 743-751.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_nguon_von_dau_tu_den_tang_truong_kinh_te_cac_ti.pdf
Tài liệu liên quan