Hoạt động liên kết vùng tuy đã được
thực hiện nhưng chủ yếu chỉ diễn ra
giữa các chủ thể trong cùng địa
phương, hay giữa các địa phương liền
kề, nên chưa khai thác được tổng thể
các lợi thế của vùng. Do đó, thời gian
tới cần tăng cường thúc đẩy liên kết
vùng trên phạm vi toàn vùng và có sự
tham gia đầy đủ của các chủ thể.
Đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thể,
trong thời gian tới, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ cần tập trung xây dựng
cụm liên kết ngành ở các ngành kinh
tế trọng điểm của vùng: ngư nghiệp
(đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch
biển đảo (gắn với du lịch văn hóa, lịch
sử); công nghiệp chế biến, chế tạo
(sửa chữa tàu thuyền, sản xuất ô tô,
chế biến xuất khẩu gỗ) các hình thức
liên kết và cách thức tổ chức phù hợp.
Trong bối cảnh vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, để kích thích hiệu ứng lan
tỏa của những khu vực động lực tăng
trưởng, cần phải xác định lộ trình: (1)
lấy chuỗi đô thị ven biển làm trung tâm
phát triển đô thị, giáo dục đào tạo, y tế,
thương mại và dịch vụ; (2) lấy hệ
thống khu kinh tế ven biển giàu tiềm
năng làm đầu tàu tăng trưởng tạo sự
đột phá về kinh tế; (3) lựa chọn một
hoặc hai khu kinh tế để thử nghiệm
những thể chế và chính sách mới theo
hướng tự do kinh tế; (4) kết nối chuỗi
đô thị và các khu kinh tế trên thành
trục phát triển “xương sống” từ Đà
Nẵng đến Bình Thuận nhằm khuếch
tán sức lan tỏa toàn vùng và thúc đẩy
phát triển các vùng kinh tế lân cận
như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Để gia tăng hiệu quả trong các hoạt
động liên kết vùng nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh toàn vùng cũng
như của từng địa phương cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp về cơ sở
hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực,
thị trường vốn Đồng thời, hợp tác
liên tỉnh cần phải được định hướng
đến việc đảm bảo thực hiện các cam
kết hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu; quan tâm hơn đến
vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm
bảo quốc phòng, an ninh và toàn vẹn
lãnh thổ.
22 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tác động kinh tế của liên kết vùng duyên hải Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số 1+2 (257+258) 2020
70
bảng cân đối liên ngành I-O như Bùi
Trinh và cộng sự (2012) rất khó áp
dụng vì bảng cân đối liên ngành của
Việt Nam chỉ được xây dựng 5 năm 1
lần, trong khi đó trong vòng 5 năm,
thực tế đã có thể thay đổi rất nhiều.
Hơn nữa, ở Việt Nam lại không xây
dựng bảng cân đối liên ngành cho
vùng kinh tế, vì vậy sử dụng chỉ số
này sẽ thiếu tính cập nhật và chính
thống của nghiên cứu. Hoặc sử dụng
phương pháp hồi quy GDP/người
vùng như Nguyên Chương (2009) tuy
khá đơn giản, có thể sử dụng được
trong điều kiện số liệu hiện nay ở Việt
Nam nhưng chỉ nên coi nghiên cứu
này như một gợi ý tham khảo vì liên
kết vùng trong phát triển kinh tế nên
được xem xét trên nhiều khía cạnh và
tác động đa chiều (Phí Thị Hồng Linh,
2018). Chính vì vậy, xây dựng hệ
thống các thước đo phù hợp để đánh
giá tác động của liên kết vùng nói
chung và liên kết vùng duyên hải Nam
Trung Bộ nói riêng trong điều kiện số
liệu của Việt Nam là rất cần thiết.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Liên kết vùng không những là mục
tiêu mà còn là công cụ đắc lực để xây
dựng và thực thi chính sách phát triển
kinh tế vùng. Theo Nguyễn Chí Hải và
cộng sự (2019), sở dĩ như vậy là vì
liên kết vùng có nhiều tác động tích
cực: (1) cải tiến năng suất: lý do chính
về lợi ích cho các chính sách liên kết
kinh tế đó là năng suất, thu nhập, và
việc làm tại các khu vực có các liên
kết kinh tế trong nhiều trường hợp đa
phần cao hơn so với mặt bằng chung
của nền kinh tế; (2) chuyên môn hóa
cho vùng: có nhiều ý kiến cho rằng
năng suất tạo ra cao hơn là do sự
tương tác ở cấp vùng để tạo ra nhiều
sáng kiến trong liên kết kinh tế; (3)
trao đổi và chia sẻ kiến thức mạnh mẽ:
ý tưởng chính của liên kết kinh tế
chính là tăng cường sự chia sẻ kiến
thức giữa các cá nhân và tổ chức, làm
tăng khả năng tạo ra sáng kiến, đổi
mới và phát triển sản phẩm công nghệ.
Theo đó, tác động của liên kết vùng
đối với phát triển kinh tế vùng được
thể hiện ở các tiêu chí sau:
3.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế toàn
vùng
3.1.1. Chỉ số Moran’s I
Trong bài viết này, đánh giá tổng quát
liên kết vùng được thực hiện bằng
cách kiểm tra tương quan không gian
giữa các địa phương trong vùng với
nhau về mặt kinh tế. Chỉ tiêu phổ biến
được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng
để đo lường sự tương quan không
gian là chỉ số Moran’s I, được tính
theo công thức sau:
ij
1 1
2
ij
1 1 1
w
(1)
w
n n
i j
i j
n n n
i
i j i
n X X X X
I
X X
Trong đó Xi là giá trị của biến nghiên
cứu ở địa phương i; X là giá trị trung
bình của biến X; wij là trọng số không
gian giữa hai địa phương thứ i và j và
n là số quan sát. wij được xác định
bằng cách lập ma trận trọng số không
gian. Ma trận trọng số không gian
được xác định dựa trên kinh độ và vĩ
độ của các địa phương. Băng tần
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
71
(bandwidth) bằng một khoảng cách
nhất định, wij = 0 nếu khoảng cách
giữa các địa phương lớn hơn băng
tần, bằng 1 nếu nhỏ hơn (trong các
nghiên cứu tổng quan băng tần
thường được xác định bằng khoảng
cách trung bình lái xe 1 giờ ở đường
trục chính).
Giá trị của Moran’s I nằm trong
khoảng {-1, 1}. Moran’s I mang dấu
dương nghĩa là các địa phương lân
cận sẽ có mối tương quan dương với
nhau. Ngược lại, Moran’s I mang dấu
âm cho thấy sự tương quan không
gian âm. Nếu Moran’s I = 0, các địa
phương tương quan ngẫu nhiên. Có
nghĩa là nếu Moran’s I dương thì các
địa phương trong vùng có liên kết
theo hướng thúc đẩy nhau, ngược lại
nếu Moran’s I nhận giá trị âm là các
địa phương trong vùng cạnh tranh
nhau trong quá trình phát triển, nếu
Moran’s I = 0 là các hoạt động kinh tế
của các địa phương trong vùng độc
lập, không có liên kết với nhau.
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của chỉ
số Moran’s I, có thể sử dụng z-score
hoặc p-value với giả thuyết H0 là
không có sự tương quan không gian
giữa các địa phương về chỉ tiêu được
nghiên cứu theo ma trận trọng số
được sử dụng. Giả thuyết H0 bị bác
bỏ khi z-score 1,96.
3.1.2. Mật độ kinh tế, VA/GO và
năng suất lao động
Mật độ kinh tế được đo bằng chỉ tiêu
GDP/km
2
(Gallup và cộng sự, 1998)
phản ánh hoạt động kinh tế theo khu
vực, được tính theo công thức sau:
(2)D
GDP
GDP
S
Trong đó: GDP là tổng sản phẩm cuối
cùng tạo ra trên vùng (để tính chỉ tiêu
này ở Việt Nam, bài viết sử dụng tổng
sản phẩm sản xuất trên địa bàn
GRDP), S là diện tích của vùng tính
bằng km2. Mật độ kinh tế tăng lên có
nghĩa là các hoạt động kinh tế trên
vùng đã đạt hiệu quả cao hơn.
Hiệu quả các hoạt động kinh tế trên
vùng có thể được đo lường thông qua
tỷ lệ VA/GO của vùng (VA là giá trị gia
tăng, GO là tổng giá trị sản xuất trên
vùng), năng suất lao động bình quân
(tính bằng tỷ lệ GRDP/số lao động
bình quân của vùng). Các chỉ tiêu này
tăng nghĩa là hiệu quả hoạt động kinh
tế trên vùng tăng lên và ngược lại.
3.2. Thúc đẩy nâng cao năng lực
cạnh tranh vùng
Liên kết vùng có vai trò quan trọng, có
thể coi đây là lời giải cho bài toán làm
thế nào để sử dụng các nguồn lực hiệu
năng nhất để tăng cường năng lực
cạnh tranh toàn vùng. Điều đó thể hiện
trên các mặt như: liên kết vùng thúc
đẩy phân bổ lực lượng sản xuất, phân
công lao động xã hội theo lãnh thổ một
cách khoa học, nhằm đạt đến quy mô
hiệu suất nhất; liên kết vùng thúc đẩy
sự phối hợp sử dụng tốt các nguồn lực
góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh; liên kết vùng góp phần làm tiết
kiệm các nguồn lực nhờ vào giảm
được chi phí cạnh tranh; liên kết vùng
giúp các chủ thể phát huy thế mạnh
một cách tốt nhất và khả năng linh hoạt
trong việc hiện thực hóa mục tiêu. Có
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
72
nhiều tiêu chí, chỉ số để đo lường năng
lực cạnh tranh của địa phương/vùng,
theo đó, để đánh giá tác động của liên
kết vùng đối với năng lực cạnh tranh,
bài viết sử dụng các chỉ báo gồm: (1)
tình hình thu hút FDI; (2) chỉ số PCI.
3.3. Phát triển ngành kinh tế trọng
điểm của vùng
Tiền đề phát triển ngành kinh tế trọng
điểm là phải xây dựng được những
cụm liên kết ngành, đến lượt nó, căn
cứ để lựa chọn và thiết lập các cụm
liên kết ngành ở địa phương là mức
độ tập trung kinh tế của ngành tại địa
phương so với cả nước được đo
lường thông qua Thương số vị trí (LQ)
với công thức:
ir / (3)
/
r
i
in n
E E
LQ
E E
Hệ số LQ có thể được tính theo giá trị
sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA), số
vốn đầu tư, số lao động, cũng có thể
là giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của
ngành i nào đó. Trong bài viết này, tác
giả sử dụng vốn đầu tư để tính hệ số
LQ. Eir là số vốn đầu tư vào ngành i
tại vùng r, Er là vốn đầu tư của vùng r.
Ein là tổng số vốn đầu tư vào ngành i
của cả nước, En là tổng số vốn đầu tư
của cả nước. Nếu LQ = 1 có nghĩa là
ngành i tại vùng r có mức độ tập trung
tương tự như mức trung bình của cả
nước, nếu LQ > 1 có nghĩa là ngành i
tại vùng r có mức độ tập trung cao
hơn mức trung bình của ngành i trong
cả nước. Liên kết vùng chặt chẽ trong
các hoạt động phát triển ngành sẽ
giúp tăng mức độ tập trung kinh tế của
ngành, từ đó làm tăng LQ, tạo điều
kiện thuận lợi để hình thành cụm liên
kết ngành.
Trong quá trình phát triển ngành kinh
tế trọng điểm của vùng, để tránh trùng
lắp, chồng chéo, cần phải xác định rõ
các lợi thế so sánh của vùng cũng
như của từng địa phương để tiến
hành phân công, phối hợp, liên kết
trong một hệ thống tổng hợp.
3.4. Phát huy sức lan tỏa kinh tế
của lãnh thổ trọng điểm trong vùng
Vì lãnh thổ trọng điểm là một lãnh thổ
tập hợp của các ngành kinh tế động
lực nên đầu tư tại đây sẽ có tác động
đến các lãnh thổ xung quanh theo
nhiều cách khác nhau. Theo Darwent
(1969) có thể xác định vai trò của một
lãnh thổ trọng điểm là quan trọng hay
không thông qua sự co giãn của phúc
lợi xã hội (Wr) trong các lãnh thổ lân
cận theo mức đầu tư tại lãnh thổ trọng
điểm. Lãnh thổ U là trọng điểm phát
triển quan trọng nếu đầu tư tại U sẽ
tạo ra tăng trưởng phúc lợi xã hội ở
lãnh thổ chịu ảnh hưởng của nó thông
qua hệ số tác động tổng hợp E được
xác định bằng công thức:
W
W W
0(4)
W
r
ur r
u r u
u
I
E
I I
I
Trong đó: E: chỉ số thể hiện tác động;
Wr: phúc lợi của vùng chịu ảnh hưởng
(đo bằng thu nhập/người); Iu: đầu tư
tại lãnh thổ trọng điểm; 𝛥Wr, 𝛥Iu: thay
đổi trong các chỉ tiêu theo năm đầu và
năm cuối giai đoạn tính toán. Nếu E>1,
U có tác động lan tỏa ròng lớn; E càng
lớn hơn 1 bao nhiêu, ảnh hưởng lan
tỏa ròng càng lớn bấy nhiêu và U thực
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
73
sự có vai trò quan trọng. Mặt khác, khi
E>1, mức tăng trưởng tại U có thể sẽ
nhỏ hơn mức tăng trưởng của toàn
vùng (vì cứ 1% tăng lên trong đầu tư
tại U sẽ tạo ra mức tăng trưởng
GDP/người lớn hơn 1% cho các lãnh
thổ bị ảnh hưởng). Nếu 0<E<1, ảnh
hưởng lan tỏa tuy đã lớn nhưng còn ít
quan trọng đối với lãnh thổ lân cận và
toàn bộ nền kinh tế. Nếu E<0, tác
động lan tỏa là không có, đồng nghĩa
với U chưa phát huy được tác động
của mình.
Theo Ngân hàng Thế giới (2008), sự
thịnh vượng mang đến sự tập trung
cao độ, khiến hoạt động kinh tế được
lan tỏa, nhưng chỉ đối với những địa
phương có mối liên hệ chặt chẽ với
các địa phương phát triển thông qua
liên kết vùng. Theo đó, có thể đánh
giá liên kết vùng gián tiếp thông qua
các tác động lan tỏa kinh tế xã hội
giữa vùng kinh tế trọng điểm và các
địa phương lân cận còn lại trong vùng.
Trong thực tiễn phát triển kinh tế vùng,
các lãnh thổ trọng điểm thường được
hiểu là vùng kinh tế trọng điểm. Theo
đó, cũng có thể xem xét vai trò của
vùng kinh tế trọng điểm đối với phát
triển kinh tế trên một số tiêu chí khác
như: (1) tỷ trọng đóng góp vào tăng
trưởng GDP cả nước; (2) mật độ kinh
tế vùng; (3) năng suất lao động vùng
(Ngô Doãn Vịnh, 2003; Lê Thu Hoa,
2007).
4. MÔ HÌNH, PHƢƠNG PHÁP VÀ DỮ
LIỆU NGHIÊN CỨU
- Mô hình
Dựa vào kết quả tổng quan nghiên
cứu và cơ sở lý thuyết, chủ yếu từ
công trình của các tác giả như
Nguyễn Chí Hải và cộng sự (2019),
Phí Thị Hồng Linh (2018), Nguyễn
Văn Thắng và Trần Thị Tuấn Anh
(2019), mô hình nghiên cứu tác động
kinh tế của liên kết vùng duyên hải
Nam Trung Bộ được xác định với các
tiêu chí, chỉ tiêu và ý nghĩa đo lường
như sau:
Tiêu chí Chỉ tiêu Ý nghĩa
Nâng cao hiệu quả
kinh tế toàn vùng
Chỉ số Moran’s I
Moran’s I = 0: không có liên kết vùng giữa
các địa phương trong vùng
Moran’s I > 0: có liên kết vùng theo hướng
tích cực giữa các địa phương
Moran’s I < 0: các địa phương cạnh tranh
nhau trong quá trình phát triển
Mật độ kinh tế
Mật độ kinh tế càng lớn thể hiện tác động
kinh tế của liên kết vùng càng cao
Tỷ lệ VA/GO (VA là GDP)
Tỷ lệ VA/GO càng lớn thì tác động kinh tế
của liên kết vùng càng cao
Năng suất lao động bình
quân
Năng suất lao động càng cao thì tác động
kinh tế của liên kết vùng càng cao
Thúc đẩy nâng cao
năng lực cạnh tranh
(NLCT) vùng
Quy mô thu hút vốn đầu tư
FDI
Quy mô thu hút vốn càng lớn tức là năng lực
cạnh tranh càng cao
Chỉ số PCI vùng
Chỉ số PCI càng cao thì NLCT càng cao, vai
trò thúc đẩy của Nhà nước đối với phát triển
kinh tế có hiệu quả
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
74
Phát triển ngành kinh
tế trọng điểm của vùng
Thương số vùng LQ
LQ > 1, càng lớn nghĩa là hiệu quả liên kết
cụm ngành càng cao
Phát huy sức lan tỏa
kinh tế của lãnh thổ
trọng điểm trong vùng
Chỉ số lan tỏa E
Giá trị đóng góp vào tăng
trưởng GDP cả nước
E > 1 thì lan tỏa cao, chứng tỏ liên kết có
hiệu quả và ngược lại
Giá trị đóng góp càng cao thì lan tỏa càng
lớn, liên kết có hiệu quả và ngược lại
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
- Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động kinh tế của liên
kết vùng, bài viết sử dụng các phương
pháp nghiên cứu: thống kê mô tả,
phân tích - tổng hợp và so sánh nhằm
làm nổi bật tác động kinh tế của liên
kết vùng đối với quá trình phát triển
vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu phục vụ đánh giá
tác động kinh tế của liên kết vùng ở
vùng duyên hải Nam Trung Bộ được
trích xuất và xử lý từ các nguồn sau:
(1) Niên giám thống kê các năm 2011,
2015, 2016, 2017 và 2018 các tỉnh,
thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình
Thuận; và Niên giám thống kê Việt
Nam các năm từ 2010 đến 2018.
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số
cơ sở dữ liệu khác của Tổng cục
Thống kê như Kết quả Tổng điều tra
kinh tế năm 2017; Kết quả Tổng điều
tra dân số và nhà ở 2019, Sách trắng
Doanh nghiệp Việt Nam 2019 (2)
Cơ sở dữ liệu và các báo cáo PCI: tác
giả sử dụng cơ sở dữ liệu và báo cáo
mới nhất được công bố vào tháng
3/2019 về PCI năm 2018; (3) Báo cáo
của các cơ quan địa phương, vùng và
bộ ngành có liên quan.
5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
5.1. Tổng quan tình hình kinh tế
vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Theo Niên giám thống kê Việt Nam và
niên giám thống kê các địa phương
thuộc vùng năm 2018, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên là
4.453,8 nghìn ha (chiếm 13,45% diện
tích cả nước). Vùng nằm ở phía đông
dãy Trường Sơn, trải dài 1.430km bờ
biển, chiếm 43,8% bờ biển cả nước.
Với lãnh thổ đó, tính đến 1/4/2019,
dân số vùng duyên hải Nam Trung Bộ
là 9.256.083 người, chiếm 9,62% dân
số cả nước và mật độ dân số là 320
người/km2 cao hơn cả nước (290
người/km2). Phần lớn dân cư phân bố
trải rộng theo các tuyến đường quốc
lộ, nhất là quốc lộ 1A và vùng đồng
bằng ven biển, tập trung chủ yếu ở
các đô thị lớn. Trong 8 vùng, mật độ
dân số vùng duyên hải Nam Trung Bộ
đứng thứ tư, cao hơn 4 vùng Bắc
Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Bắc và Tây
Nguyên. Theo nhận định của nhiều
chuyên gia, vùng duyên hải Nam
Trung Bộ có cơ cấu dân số trẻ, quy
mô ở mức trung bình, tương đối thích
hợp cho phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, quá trình phát
triển kinh tế của vùng duyên hải Nam
Trung Bộ có nhiều khởi sắc nhờ
những chính sách ưu tiên phát triển
kinh tế biển. Trong suốt các năm từ
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
75
2011 - 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế
vùng duyên hải Nam Trung Bộ luôn
cao hơn cả nước, mặc dù sự chênh
lệch không nhiều. Trong vòng 18 năm,
quy mô GDP vùng đã tăng từ 173.207
tỷ đồng năm 2010 lên đến 375.986 tỷ
đồng năm 2018. Bình quân 2011 -
2018, tính theo giá so sánh 2010,
GDP vùng tăng 10,54%/năm, cao hơn
mức tăng bình quân cả nước (6,09%/
năm). Giai đoạn 2011 - 2018, tốc độ
tăng trưởng kinh tế vùng cao hơn tốc
độ tăng dân số rất nhiều (10,54% so
với 0,65%), khẳng định tính vững của
tăng trưởng. Đây là thành tựu nổi bật
trong phát triển kinh tế của vùng, trong
đó có sự đóng góp đáng kể của nhiều
địa phương thuộc vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung như Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi với tỷ lệ
đóng góp bình quân giai đoạn 2010 -
2018 lần lượt là 28,74%; 25,24% và
23,14% (Niên giám thống kê các địa
phương thuộc vùng, 2018).
Tuy vậy, khi xét về độ ổn định tăng
trưởng kinh tế, theo tính toán của tác
giả từ số liệu của Niên giám thống kê
Việt Nam và niên giám thống kê các
địa phương thuộc vùng duyên hải
Nam Trung Bộ, chỉ số biến thiên trong
kinh tế của vùng là 0.149 cao hơn cả
nước là 0.1, cho thấy tăng trưởng
vùng kém ổn định hơn tăng trưởng cả
nước. Theo số liệu thống kê về tốc độ
tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm
2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2019), vùng duyên hải Nam Trung Bộ
có 3 địa phương tăng trưởng cao hơn
bình quân chung cả nước là: Ninh
Thuận 10,07%, Phú Yên 9,2%, Bình
Thuận 8,46% và 5 địa phương tăng
trưởng thấp hơn bình quân chung là:
Bình Định 6,7%, Khánh Hòa 6,5%,
thành phố Đà Nẵng 6,21%, Quảng
Nam 6,21%, Quảng Ngãi 4,4%.
Dù có quy mô và tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhưng chất lượng tăng
trưởng kinh tế của vùng duyên hải
Nam Trung Bộ chưa đáp ứng yêu cầu
đặt ra. GDP bình quân đầu người của
vùng luôn thấp hơn mức bình quân cả
nước trong suốt các năm từ 2010 đến
2018 và diễn biến không đồng đều ở
các địa phương thuộc vùng. Đà Nẵng
luôn là địa phương dẫn đầu, từ 35,52
triệu đồng/người năm 2010 lên đến
83,29 triệu đồng/người. Quảng Nam,
Quảng Ngãi và Khánh Hòa là ba tỉnh
có sự bứt phá ấn tượng, lần lượt tăng
từ 19,90, 24,04 và 25,50 triệu đồng/
người năm 2010 đến 61,07, 59,81 và
60,75 triệu đồng/người năm 2018.
Phú Yên và Ninh Thuận vẫn là hai địa
phương có mức thu nhập thấp nhất
trong vùng, đồng thời cũng chưa có
nhiều sự thay đổi đáng kể, lần lượt là
15,87, 14,82 triệu đồng/người năm
2010 và 39,74, 37,34 triệu đồng/người
năm 2018 (Niên giám thống kê các địa
phương thuộc vùng, 2018).
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, tỷ lệ tăng dân số thấp làm cho
thu nhập bình quân đầu người vùng
duyên hải Nam Trung Bộ gia tăng
nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với cả
nước và không đồng đều giữa các địa
phương. Qua đó cho thấy vùng chưa
sử dụng hiệu quả các nguồn lực, sự
liên hệ và lan tỏa kinh tế giữa các địa
phương trong vùng chưa cao.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
76
5.2. Thực trạng tác động kinh tế
của liên kết vùng ở vùng duyên hải
Nam Trung Bộ
5.2.1. Tác động đối với hiệu quả
kinh tế toàn vùng
5.2.1.1. Đo lường bằng chỉ số Moran’s I
Sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu
Anaconda để tính toán chỉ số Moran’s
I với chỉ tiêu GRDP/người các tỉnh/
thành vùng duyên hải Nam Trung Bộ
(Bảng 1), với số liệu của Huế là 2010:
17.561 triệu đồng/người; 2011: 22.961;
Bảng 1. GRDP/người các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Huế(*) giai
đoạn 2010-2018 (giá so sánh 2010 - triệu đồng)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018
Đà Nẵng 35,52 44,03 48,07 52,60 57,31 61,54 70,87 76,04 83,29
Quảng Nam 19,90 22,10 25,87 29,20 33,55 41,09 51,63 55,85 61,07
Quảng Ngãi 24,04 30,29 36,28 45,13 48,75 48,65 46,00 50,81 59,81
Bình Định 19,32 24,01 27,09 29,87 33,56 35,35 38,38 41,27 45,74
Phú Yên 15,87 20,06 21,94 24,33 27,19 30,26 32,82 36,35 39,74
Khánh Hòa 25,50 30,46 33,73 37,68 42,64 46,37 50,47 55,79 60,75
Ninh Thuận 14,82 18,36 21,37 22,69 26,60 27,66 29,58 33,67 37,34
Bình Thuận 19,65 24,89 27,40 29,89 33,18 37,39 42,07 46,22 51,15
Duyên hải Nam Trung Bộ 21,83 26,77 30,22 33,92 38,14 41,04 45,23 49,50 54,86
Cả nƣớc 24,81 31,64 36,54 39,93 43,40 45,71 48,57 53,44 58,54
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2018, niên giám thống kê Việt Nam
năm 2018 các địa phương.
(*)
Hoạt động liên kết, phát triển ngành du lịch có sự tham gia của Huế.
Bảng 2. Chỉ số Moran’s I vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo công cụ Bandwith
Năm Chỉ số 65km 130km 195km 260km 325km 390km 455km 520km
2010
Moran’s I -0.34 -0.13 -0.18 -0.23 -0.18 -0.11 -0.07 -0.15
Z-score -0.40 -0.03 -0.24 -0.60 -0.40 0.11 0.70 -0.47
2011
Moran’s I -0.58 -0.14 -0.17 -0.20 -0.17 -0.11 -0.09 -0.14
Z-score -0.85 -0.06 -0.19 -0.42 -0.27 0.11 0.48 -0.39
2012
Moran’s I -0.45 -0.04 -0.12 -0.17 -0.14 -0.08 -0.08 -0.13
Z-score -0.60 0.27 0.01 -0.24 -0.08 0.46 0.60 -0.15
2013
Moran’s I -0.37 0.04 -0.08 -0.12 -0.09 -0.02 -0.07 -0.12
Z-score -0.45 0.55 0.16 0.02 0.21 0.92 0.65 0.01
2014
Moran’s I -0.34 0.04 -0.10 -0.15 -0.12 -0.04 -0.07 -0.13
Z-score -0.40 0.52 0.09 -0.16 0.03 0.81 0.68 0.02
2015
Moran’s I -0.03 -0.10 -0.20 -0.27 -0.19 -0.09 -0.08 -0.18
Z-score 0.18 0.07 -0.30 -0.84 -0.46 0.28 0.56 -1.02
2016
Moran’s I 0.40 -0.11 -0.17 -0.24 -0.17 -0.10 -0.05 -0.17
Z-score 0.99 0.05 -0.17 -0.69 -0.32 0.20 0.98 -0.93
2017
Moran’s I 0.39 -0.09 -0.16 -0.26 -0.18 -0.11 -0.05 -0.17
Z-score 0.97 0.10 -0.15 -0.79 -0.38 0.14 0.97 -0.88
2018
Moran’s I 0.38 -0.05 -0.15 -0.25 -0.17 -0.09 -0.06 -0.17
Z-score 0.94 0.23 -0.10 -0.76 -0.32 0.31 0.87 -0.92
Nguồn: Tính toán của tác giả.
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
77
2012: 26.965; 2013: 30.980; 2014:
33.977; 2015: 28.888; 2016: 33170;
2017: 37.293 và 2018: 40.766.
Ma trận trọng số không gian được xây
dựng dựa trên kinh độ và vĩ độ xác
định tại trung tâm của các địa phương
được lấy theo dữ liệu bản đồ tại cổng
thông tin điện tử của Chính phủ và
được chuyển đổi thành số thực. Đối
với băng tần (bandwidth), bài viết sử
dụng 8 phương án được xem xét là
65km, 130km, 195km, 260km, 325km,
390km, 455km và 520km với 65km là
khoảng cách trung bình cho một giờ
lái xe. Xử lý các dữ liệu trên thu được
kết quả như Bảng 2.
Như vậy, theo Bảng 2, tất cả các giá
trị z-score đều nằm trong khoảng {-
1,96 ÷ 1,96}, vì vậy chưa đủ cơ sở
bác bỏ giả thuyết H0 (Moran’s I = 0).
Điều này chứng tỏ không có sự tương
quan giữa biến GRDP/người giữa các
địa phương vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, hay nói cách khác là liên
kết vùng chưa tác động đến phát triển
kinh tế vùng. Có thể giải thích điều
này là do mặc dù trên vùng thời gian
qua đã hình thành một số mô hình liên
kết giữa các chủ thể, tuy nhiên, hoạt
động liên kết chưa chặt chẽ và lâu dài,
chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi một
địa phương.
5.2.1.2. Đo lường bằng chỉ số mật độ
kinh tế
Theo quan điểm địa kinh tế mới, mật
độ kinh tế là một khái niệm phản ánh
quy mô, hiệu quả hoạt động kinh tế và
độ hấp dẫn kinh tế của các vùng địa lý;
được tính bằng Tổng sản phẩm chia
cho diện tích, đơn vị tính là GDP/km2.
Sử dụng số liệu thống kê, tác giả tính
toán và thu được kết quả như Bảng 3.
Bảng 3 cho thấy, mật độ kinh tế của
vùng duyên hải Nam Trung Bộ tuy cao
hơn cả nước nhưng thấp hơn rất
nhiều so với 2 vùng Đông Nam bộ và
Đồng bằng sông Hồng, thậm chí thấp
hơn cả vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, trong khi vùng duyên hải Nam
Trung Bộ có đến 5/6 địa phương
thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Đồng thời, gia tăng mật độ kinh
tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
cũng chậm hơn so với các vùng kể
Bảng 3. Mật độ kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Việt Nam (tỷ đồng/km2)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Cả nước 6,51 6,92 7,28 7,68 8,14 8,68 9,22 9,85 10,55
Đông Nam Bộ 69,74 74,76 81,27 87,99 93,66 97,86 103,47 109,31 116,64
Đồng bằng sông Hồng 26,75 30,27 33,11 38,98 40,57 44,86 49,16 55,35 60,89
Đồng bằng sông Cửu Long 9,00 9,81 10,59 11,37 12,26 13,21 14,16 15,12 16,30
Duyên hải Nam Trung Bộ 6,53 7,11 7,59 8,22 9,01 9,75 10,63 11,32 13,27
Đông Bắc 3,38 3,64 3,81 4,26 4,75 5,47 6,05 6,69 7,28
Bắc Trung Bộ 2,93 3,26 3,55 3,89 4,29 4,70 3,99 5,21 5,78
Tây Nguyên 1,80 1,88 2,06 2,21 2,35 2,47 2,66 2,87 3,10
Tây Bắc 1,45 1,54 1,69 1,82 1,95 2,07 2,26 2,47 2,63
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Việt Nam 2015, 2018 các địa phương vùng
duyên hải Nam Trung Bộ.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
78
trên. Giai đoạn 2010 - 2018, vùng Đông
Nam Bộ tăng gần 46,9 tỷ đồng/km2,
vùng đồng bằng sông Hồng tăng
34,14 tỷ đồng/km2, vùng đồng bằng
sông Cửu Long tăng 7,30 tỷ đồng/km2
thì vùng duyên hải Nam Trung Bộ chỉ
tăng được 6,74 tỷ đồng/km2. Mật độ
kinh tế thấp phản ánh hiệu quả kinh tế
trên vùng thấp.
5.2.1.3. Đo lường bằng tỷ lệ VA/GO
Với tỷ lệ VA/GO của toàn vùng và tỷ lệ
VA/GO ngành công nghiệp của vùng,
qua tính toán của tác giả từ số liệu
thống kê các địa phương được kết
quả như Biểu đồ 1.
Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh
tế trên vùng chưa được cải thiện, bình
quân giai đoạn 2012-2018, tỷ lệ
VA/GO của vùng là 42,3%, và biên độ
dao động không lớn. Đặc biệt là
ngành công nghiệp, tỷ trọng VA/GO
của vùng chỉ đạt 25,1% và không có
nhiều thay đổi. Cũng theo Niên giám
thống kê 2018 các địa phương, trong
cơ cấu hàng nhập khẩu, nhập khẩu tư
liệu sản xuất chiếm tới 98,3% (Khánh
Hòa), 82,4% (Quảng Ngãi), 79,8%
(Bình Định) kim ngạch nhập khẩu.
Điều này chỉ ra rằng trong chuỗi giá trị,
sản xuất của vùng mới chủ yếu ở giai
đoạn cuối, thiếu các nhà sản xuất ở
các khâu đầu vào vì vậy cũng chưa
hình thành được liên kết vùng giữa
các nhà sản xuất
trong chuỗi giá trị.
5.2.1.4. Đo lường
bằng năng suất lao
động bình quân
Số liệu ở Biểu đồ 2
chỉ ra rằng, năng
suất lao động của
vùng tăng đều qua
Biểu đồ 1. VA/GO của vùng và VA/GO công nghiệp vùng
duyên hải Nam Trung Bộ
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Niên giám thống kê 2015,
2016 và 2018 các địa phương
Biểu đồ 2. Năng suất lao động, tốc độ tăng năng suất lao động và mức độ chênh
lệch giữa năng suất lao động cả nước và vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai
đoạn 2010 - 2018 (triệu đồng/người)
Nguồn: Tính từ Niên giám thống kê các địa phương duyên hải Nam Trung Bộ
(2010, 2018); Niên giám thống kê Việt Nam 2018.
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
79
các năm, năm 2010 đạt 35,81 triệu
đồng/người, đến năm 2018 tăng lên
69,25 triệu đồng/người, tuy nhiên, tốc
độ tăng năng suất lao động đang có
xu hướng giảm mạnh, từ 18% năm
2010 xuống còn 7% năm 2018. Hơn
nữa, khi so sánh về giá trị tuyệt đối
của năng suất lao động vùng duyên
hải Nam Trung Bộ với cả nước thì
năng suất lao động ở tất cả các năm
trong giai đoạn 2010 - 2018 của vùng
duyên hải Nam Trung Bộ đều thấp
hơn năng suất lao động của cả nước.
Bằng chứng là chênh lệch giữa năng
suất lao động cả nước và vùng duyên
hải Nam Trung Bộ qua các năm là
8,19 triệu đồng/người (2010); 19,96
triệu đồng/người (2012); 25,38 triệu
đồng/người (2014); 22,66 triệu đồng/
người (2016) và 32,95 triệu đồng/
người (2018).
Theo Ngân hàng Thế giới (2008: 212),
năng suất lao động có liên quan chặt
chẽ đến mật độ và khoảng cách kinh
tế. Năng suất được tăng cường theo
mật độ ở các khía cạnh như: tăng gấp
đôi mật độ kinh tế sẽ làm tăng năng
suất 6%; tăng gấp đôi mật độ việc làm
sẽ làm tăng năng suất từ 4,5 đến 5%.
Năng suất bị suy giảm theo khoảng
cách ở các khía cạnh như: tăng
khoảng cách từ trung tâm thêm 1% sẽ
làm năng suất giảm 0,13%; tăng gấp
đôi khoảng cách đến trung tâm làm lợi
nhuận giảm 6% và tăng gấp đôi thời
gian đi lại đến trung tâm làm năng
suất giảm 15%. Như trên đã phân tích,
mật độ kinh tế vùng duyên hải Nam
Trung Bộ không cao và gia tăng
không nhiều trong giai đoạn 2010 -
2018, do đó, năng suất lao động bình
quân cũng không cao. Điều này, một
lần nữa cho thấy liên kết vùng ở vùng
duyên hải Nam Trung Bộ chưa tác
động nhiều đến phát triển kinh tế vùng.
5.2.2. Tác động đối với năng lực
Bảng 4. Điểm và thứ hạng PCI các địa phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Đà Nẵng
Điểm 70 67 62 66 67 68 70 70 68
Hạng 1 5 12 1 1 1 1 2 5
Quảng Nam
Điểm 59 63 60 59 60 61 61 65 66
Hạng 26 11 15 27 14 8 10 7 7
Quảng Ngãi
Điểm 52 62 58 63 60 59 59 63 62
Hạng 55 18 27 7 20 15 26 25 41
Bình Định
Điểm 60 58 63 59 60 59 60 64 64
Hạng 20 38 4 18 17 20 18 18 20
Phú Yên
Điểm 58 55 53 54 56 56 57 61 62
Hạng 31 50 52 51 47 55 51 47 51
Khánh Hòa
Điểm 57 59 59 57 60 59 60 63 64
Hạng 40 34 24 34 16 27 24 23 17
Ninh Thuận
Điểm 57 57 60 54 57 57 57 62 62
Hạng 41 46 18 52 43 42 49 38 43
Bình Thuận
Điểm 58 58 54 59 59 59 58 63 64
Hạng 28 40 47 22 23 26 32 24 22
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu PCI 2018 của VCCI, 2019.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
80
cạnh tranh vùng
PCI có tác dụng chỉ ra được mối
tương quan giữa thực tiễn điều hành
kinh tế tốt với đánh giá của doanh
nghiệp và sự cải thiện phúc lợi của địa
phương. Do vậy, điểm số PCI càng
gần 100 càng cho thấy mức độ cạnh
tranh cao của các tỉnh trong việc thu
hút doanh nghiệp đầu tư. Bảng 4 cho
biết điểm và thứ hạng PCI của các địa
phương. Theo đó, trừ Đà Nẵng,
Quảng Nam (2017, 2018) các địa
phương còn lại trong vùng đều có số
điểm và thứ hạng không cao và cũng
không cải thiện nhiều trong giai đoạn
2010 - 2018. Điều này tiếp tục nói lên
rằng, mặc dù có sự nỗ lực cải thiện ở
từng địa phương và thực hiện phối
hợp trên phạm vi vùng nhưng năng
lực cạnh tranh của vùng vẫn chưa
thực sự được doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài đánh giá cao.
Số liệu từ Bảng 5 cho thấy thu hút đầu
tư FDI của vùng duyên hải Nam Trung
Bộ trong giai đoạn 2012 - 2018 là
không khả quan, thể hiện qua quy mô
số dự án chỉ bằng 4,67% cả nước và
quy mô vốn đăng ký chỉ chiếm 9,1%
cả nước. Đặc biệt, tỷ trọng vốn đăng
ký của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
so với cả nước liên tục giảm qua các
năm, từ 11,03% năm 2012 xuống còn
7,32% năm 2019 trong khi số dự án
thì tăng nhẹ từ 4,62% lên 4,86%,
nghĩa là quy mô vốn đăng ký các dự
án FDI chỉ ở mức nhỏ.
Hơn nữa, sự phân bố các dự án là
không đồng đều ở các tỉnh/thành
thuộc vùng. Số liệu từ Cục Đầu tư
nước ngoài tính đến tháng 6/2019 cho
thấy: (1) về tỷ trọng số dự án, Đà
Nẵng và Quảng Nam là hai tỉnh dẫn
đầu, nhưng cũng có sự chênh lệch rất
lớn về tỷ trọng, tiếp đến là Khánh Hòa
và Bình Thuận với tỷ trọng số dự án
trên 10%, còn lại 4 địa phương đều
dưới 10%; (2) về tỷ trọng vốn đăng ký
thì lại có sự mất cân bằng rõ rệt, trong
khi Đà Nẵng và Quảng Nam có tỷ
trọng lần lượt là 50,5% và 14,7% thì
cả 6 tỉnh còn lại, tỷ trọng vốn đăng ký
luôn thấp hơn 10%.
Bảng 5. Diễn biến thu hút FDI vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tính theo lũy kế các năm)
Năm Tiêu chí Duyên hải Nam Trung Bộ Cả nước Tỷ trọng vùng/cả nước (%)
2012
Số dự án 667 14.431 4,62
Vốn đăng ký (triệu USD) 22.927 207.936 11,03
2013
Số dự án 737 15.392 4,79
Vốn đăng ký (triệu USD) 27.837 234.120 11,89
2015
Số dự án 913 20.069 4,55
Vốn đăng ký (triệu USD) 27.172 281.882 9,64
2016
Số dự án 1.003 22.509 4,46
Vốn đăng ký (triệu USD) 22.206 293.246 7,57
2018
Số dự án 1.303 27.353 4,76
Vốn đăng ký (triệu USD) 24.991 340.159 7,35
6/2019
Số dự án 1.408 28.954 4,86
Vốn đăng ký (triệu USD) 25.738 351.655 7,32
Nguồn: Tính từ số liệu báo cáo các năm của Cục Đầu tư nước ngoài, 2019.
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
81
5.2.3. Tác động đối với phát triển
các ngành kinh tế của vùng
Tính toán LQ dựa trên số liệu về vốn
đầu tư của vùng (Bảng 6) cho thấy
nhìn chung chỉ số LQ của các ngành
trên vùng thấp, chỉ một số ngành có
LQ cao có lợi thế hấp dẫn các nhà
đầu tư là ngành dịch vụ lưu trú và ăn
uống (3.71), xây dựng (2.03) và nghệ
thuật, vui chơi và giải trí (1.62), còn lại
các ngành gồm: (1) Công nghiệp chế
biến chế tạo; (2) Bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác và (3) Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản mặc dù cũng là
những ngành có thế mạnh của vùng
nhưng LQ thấp và lại có xu hướng
giảm, cụ thể là: ngành (1) bình quân
giai đoạn 2012 - 2018 là 0.77 < 1;
ngành (3) giảm từ 1.25 năm 2012
xuống còn 0.67 năm 2018; ngành (2)
giảm từ 1.35 năm 2012 xuống còn
0.83 năm 2018.
Những số liệu này phản ánh rằng ở
những ngành có mức độ liên kết vùng
cao thì khả năng cạnh tranh cao và
ngược lại. Các kết quả đạt được trong
liên kết phát triển du lịch ở Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam đã làm cho du lịch
trở thành một lĩnh vực hấp dẫn giúp
vùng thu hút được các nhà đầu tư,
theo đó LQ các ngành dịch vụ lưu trú
và ăn uống và nghệ thuật, vui chơi và
giải trí có chỉ số cao. Cùng với sự phát
triển của du lịch là ngành xây dựng,
các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, sân bay, cảng biển, giao thông
vận tải là nguyên nhân khiến chỉ số
LQ của ngành này tăng lên. Ngược lại
đối với ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo, và ngành nông lâm thủy sản,
sự thiếu hụt các ngành thượng nguồn
Bảng 6. LQ các ngành kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2018
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 BQ 2012-2018
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1.25 1.25 1.65 0.84 0.78 0.72 0.67 1.02
Khai khoáng 0.19 0.16 0.24 0.16 0.22 0.18 0.14 0.18
Công nghiệp chế biến, chế tạo 0.93 0.78 0.71 0.60 0.62 0.70 1.02 0.77
Điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa 0.78 1.00 0.83 0.86 0.69 0.62 0.94 0.82
Cung cấp nước; xử lý rác, nước thải 0.84 0.60 0.53 0.94 1.04 1.02 0.82 0.83
Xây dựng 2.29 3.55 2.14 2.14 2.04 1.08 0.97 2.03
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ
1.35 1.02 1.16 1.27 1.11 0.96 0.83 1.10
Vận tải, kho bãi 1.04 0.91 0.87 1.19 1.27 1.26 0.84 1.05
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2.48 3.14 4.81 4.16 4.33 3.46 3.57 3.71
Thông tin và truyền thông 0.33 0.22 0.56 0.47 0.71 0.51 0.47 0.47
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0.31 0.15 0.24 0.19 0.25 0.38 0.44 0.28
Hoạt động kinh doanh bất động sản 1.41 0.53 0.82 0.71 0.68 0.71 0.74 0.80
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 0.87 0.61 0.48 0.66 0.29 0.84 0.51 0.61
Giáo dục và đào tạo 0.66 0.69 0.66 0.73 0.70 0.84 0.59 0.70
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0.84 1.54 1.96 1.95 1.96 1.65 1.46 1.62
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2015, 2018 của các địa phương và Niên giám
thống kê Việt Nam 2018.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
82
và mức độ liên kết thấp giữa các
doanh nghiệp hạ nguồn với doanh
nghiệp thượng nguồn đã khiến mức
độ hấp dẫn của các ngành này giảm.
Tương tự, ngành bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy mặc
dù đã có chủ trương biến Tổ hợp sản
xuất Ô tô Trường Hải Chu Lai thành
cụm liên kết ngành điển hình ở vùng,
đồng thời trong thời gian qua, tổ hợp
này cũng đã có nhiều đóng góp vào
quá trình phát triển kinh tế của vùng
duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và
tỉnh Quảng Nam nói riêng nhưng các
hoạt động liên kết trong ngành này
hiện tại còn thiếu và yếu, do đó, LQ
chỉ ở mức thấp.
5.2.4. Tác động đối với hiệu ứng lan
tỏa kinh tế của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung
Với công thức tính E như đã đề cập,
có thể mô tả:
W
W
binhquannguoi
vungDHNTBr
binhquannguoi
vungDHNTBr
u VKTTDmienTrung
u VKTTDmienTrung
GDP
GDP
E
I Vondautu
I Vondautu
Từ tính toán và so sánh hiệu ứng tác
động tổng hợp E của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung ở ba giai đoạn
1996 - 2002, 2005 - 2011 và 2012 -
2018 cho thấy vai trò của liên kết vùng
trong thúc đẩy các hiệu ứng lan tỏa
kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (Bảng 7).
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
đã hình thành và phát triển được
khoảng 20 năm. Trong 20 năm này,
tác động lan tỏa của vùng đối với các
địa phương còn lại trong vùng duyên
hải Nam Trung Bộ là Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận diễn
biến đúng theo lộ trình ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1996 - 2002): đây là giai
đoạn mới thành lập, nên hiệu ứng
phân cực là rất mạnh vì đang tập
trung đầu tư vào vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung. Kết quả chỉ số E
cũng nói lên điều đó, khi chỉ đạt mức
0<0.27<1, tức là đã bắt đầu có tác
động lan tỏa nhưng chưa quan trọng
đối với lãnh thổ lân cận và toàn bộ
nền kinh tế vùng. Lúc này, vai trò của
vùng kinh tế trọng điểm còn hết sức
mờ nhạt; Giai đoạn 2 (2005 - 2011):
sau 10 năm phát triển bùng nổ với
hàng loạt dự án, tác động lan tỏa của
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
đạt đến đỉnh điểm, chỉ số E đạt 1.38>1.
Tầm quan trọng của Vùng kinh tế
Bảng 7. Chỉ số hiệu ứng lan tỏa kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
WDHNTB (năm đầu
thời kỳ/ triệu đồng)
WDHNTB
triệu đồng
IVKTTĐMT (năm đầu
thời kỳ /triệu đồng)
IVKTTĐMT
triệu đồng
E
1996 - 2002 2,19 1,48 2.724.600 6.903.600 0.27
2005 - 2011 7,25 18,79 30.702.997 57.526.319 1.38
2012 - 2018 30,40 22,90 84.211.903 75.960.460 0.84
1996 - 2018 0.83
Nguồn: Giai đoạn 2005 - 2011 và 2012 - 2018, tính từ Niên giám thống kê các địa
phương vùng duyên hải Nam Trung Bộ (2006, 2012, 2018); giai đoạn 1996 - 2002
trích từ Lê Thu Hoa (2007: 224).
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
83
trọng điểm miền Trung đối với phần
còn lại của vùng duyên hải Nam Trung
Bộ đã được khẳng định. Tuy nhiên,
giai đoạn sau đó chứng kiến sự giảm
sút và bão hòa; Giai đoạn 3 (2012 -
2018): chỉ số E đã giảm còn 0.84<1
chứng tỏ tác động lan tỏa đã giảm.
Như vậy, mức bình quân của chỉ số E
trong giai đoạn 1996 - 2018 là 0.83<1.
Kết quả này chỉ ra rằng vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung mặc dù có vai
trò tương đối quan trọng đối với các
địa phương lân cận đã thể hiện ảnh
hưởng lan tỏa ròng dương nhưng
chưa mạnh, hơn nữa, hiệu ứng lan
tỏa giảm dần và mờ nhạt, từ đó cũng
nói lên sự thiếu hiệu quả của cơ chế
liên kết kinh tế giữa vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và các địa phương
lân cận.
Để củng cố hơn nữa cho nhận định
tác động lan tỏa yếu của Vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung đối với cả
nước và các lãnh thổ lân cận, tác giả
xem xét đóng góp của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung vào tăng
trưởng kinh tế cả nước. Chỉ tiêu này
được xem xét ở khía cạnh đóng góp
vào tăng trưởng chung và đóng góp
vào tăng trưởng ở các khu vực kinh tế.
Kết quả số liệu ở Bảng 8 cho thấy,
đóng góp của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung là rất thấp trong số bốn
vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
5.3. Một số nhận định chung về các
hạn chế của liên kết kinh tế vùng
duyên hải Nam Trung Bộ
Thứ nhất, mức độ liên kết vùng còn
thấp
Ở góc độ toàn vùng, kết luận này thể
hiện ở kết quả tính toán chỉ số tương
quan không gian Moran’s I cho thấy
chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết
H0: Moran’s I = 0, qua đó có thể khẳng
định dấu hiệu liên kết vùng trong phát
triển kinh tế còn mờ nhạt.
Thứ hai, liên kết vùng chưa giúp hoạt
động kinh tế trên vùng đạt được hiệu
quả cao
Bằng chứng cho nhận định này là các
chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên vùng
vẫn thấp. Cụ thể là: (1) mật độ kinh tế
của vùng thấp cách biệt và có xu
hướng giảm so với các vùng Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long; (2) tỷ lệ
VA/GO của vùng cũng như VA/GO
ngành công nghiệp thấp và không cải
thiện nhiều qua thời gian; (3) năng
suất lao động của vùng vẫn thấp hơn
so với năng suất lao động bình quân
Bảng 8. Đóng góp của các vùng kinh tế trọng điểm vào tăng trưởng GDP cả nước bình
quân giai đoạn 2011 - 2017 (%)
Đóng góp
chung
Đóng góp của nông-
lâm - thủy sản
Đóng góp của công
nghiệp và xây dựng
Đóng góp
của dịch vụ
Vùng KTTĐ Bắc Bộ 27,68 0,04 0,96 0,86
Vùng KTTĐ miền Trung 5,30 0,03 0,18 0,15
Vùng KTTĐ phía Nam 36,63 0,10 1,10 1,18
Vùng KTTĐ ĐB SCL 3,85 0,04 0,07 0,15
Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, 2019.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
84
cả nước và tỷ lệ gia tăng có xu hướng
giảm mạnh.
Thứ ba, liên kết vùng chưa nâng cao
được năng lực cạnh tranh và mức độ
hấp dẫn đầu tư của vùng
Hạn chế này được nhận thấy thông
qua chỉ số PCI và diễn biến thu hút
FDI của vùng. Đối với chỉ số PCI, trừ
Đà Nẵng, các địa phương còn lại
trong vùng đều có số điểm và thứ
hạng PCI không cao và cũng không
cải thiện nhiều trong giai đoạn 2010 -
2018. Đối với tình hình thu hút đầu tư
FDI, giai đoạn 2012 - 2018 là không
khả quan thể hiện qua quy mô số dự
án chỉ đạt 4,67% cả nước và quy mô
vốn đăng ký chỉ chiếm bình quân
9,1% cả nước; đặc biệt, tỷ trọng vốn
đăng ký của vùng duyên hải Nam
Trung Bộ so với cả nước liên tục giảm
qua các năm; hơn nữa, sự phân bố
các dự án là không đồng đều ở các
tỉnh/thành thuộc vùng, hầu hết các dự
án đều tập trung vào các ngành thế
mạnh của vùng với nhu cầu đầu tư
nhỏ và khả năng sinh lời nhanh.
Thứ tư, liên kết vùng chưa kích thích
phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
LQ của các ngành trên vùng thấp, chỉ
một số ngành có LQ cao, có lợi thế
hấp dẫn các nhà đầu tư nhất của vùng
là ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống
(LQ là 3.71), Xây dựng (LQ là 2.03) và
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (LQ là
1.62), còn lại các ngành gồm: (1)
Công nghiệp chế biến chế tạo; (2) Bán
buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ khác và (3)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
mặc dù cũng là những ngành có thế
mạnh nhưng LQ thấp và lại có xu
hướng giảm, cụ thể là: Ngành (1) bình
quân giai đoạn 2012 - 2018 chỉ số LQ
là 0.77 < 1; Ngành (2) có chỉ số LQ
giảm từ 1.25 năm 2012 xuống còn
0.67 năm 2018, bình quân giai đoạn là
1.02; Ngành (3) giảm từ 1.35 năm
2012 xuống còn 0.83 năm 2018.
Thứ năm, liên kết vùng chưa thúc đẩy
lan tỏa kinh tế của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung
Liên kết giữa các địa phương trong
vùng kinh tế trọng điểm với nhau và
với các địa phương còn lại trong vùng
duyên hải Nam Trung Bộ khá mờ nhạt,
do đó, tác động lan tỏa không cao và
đang đi vào giai đoạn bão hòa, thể
hiện qua: (1) chỉ số tác động tổng hợp
E bình quân giai đoạn 1996 - 2018 chỉ
là 0.83<1; (2) tỷ trọng đóng góp vào
tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn
2011 - 2017 của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung là thấp nhất trong 4
vùng kinh tế trọng điểm. Điều này nói
lên rằng, vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung chưa thể hiện vai trò “đầu tàu”
để lôi kéo các địa phương còn lại
trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
6. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Căn cứ vào những hạn chế của liên
kết vùng ở vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, được chỉ ra trong nghiên cứu, các
giải pháp tăng cường tác động kinh tế
của liên kết vùng ở vùng duyên hải
Nam Trung Bộ được đề xuất như:
(i) Gia tăng mức độ và hiệu quả kinh
tế liên kết vùng;
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
85
(ii) Thúc đẩy tác động lan tỏa của
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
(iii) Liên kết nâng cao năng lực cạnh
tranh vùng.
Hoạt động liên kết vùng tuy đã được
thực hiện nhưng chủ yếu chỉ diễn ra
giữa các chủ thể trong cùng địa
phương, hay giữa các địa phương liền
kề, nên chưa khai thác được tổng thể
các lợi thế của vùng. Do đó, thời gian
tới cần tăng cường thúc đẩy liên kết
vùng trên phạm vi toàn vùng và có sự
tham gia đầy đủ của các chủ thể.
Đối với các lĩnh vực kinh tế cụ thể,
trong thời gian tới, vùng duyên hải
Nam Trung Bộ cần tập trung xây dựng
cụm liên kết ngành ở các ngành kinh
tế trọng điểm của vùng: ngư nghiệp
(đánh bắt và chế biến hải sản); du lịch
biển đảo (gắn với du lịch văn hóa, lịch
sử); công nghiệp chế biến, chế tạo
(sửa chữa tàu thuyền, sản xuất ô tô,
chế biến xuất khẩu gỗ) các hình thức
liên kết và cách thức tổ chức phù hợp.
Trong bối cảnh vùng duyên hải Nam
Trung Bộ, để kích thích hiệu ứng lan
tỏa của những khu vực động lực tăng
trưởng, cần phải xác định lộ trình: (1)
lấy chuỗi đô thị ven biển làm trung tâm
phát triển đô thị, giáo dục đào tạo, y tế,
thương mại và dịch vụ; (2) lấy hệ
thống khu kinh tế ven biển giàu tiềm
năng làm đầu tàu tăng trưởng tạo sự
đột phá về kinh tế; (3) lựa chọn một
hoặc hai khu kinh tế để thử nghiệm
những thể chế và chính sách mới theo
hướng tự do kinh tế; (4) kết nối chuỗi
đô thị và các khu kinh tế trên thành
trục phát triển “xương sống” từ Đà
Nẵng đến Bình Thuận nhằm khuếch
tán sức lan tỏa toàn vùng và thúc đẩy
phát triển các vùng kinh tế lân cận
như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Để gia tăng hiệu quả trong các hoạt
động liên kết vùng nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh toàn vùng cũng
như của từng địa phương cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp về cơ sở
hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực,
thị trường vốn Đồng thời, hợp tác
liên tỉnh cần phải được định hướng
đến việc đảm bảo thực hiện các cam
kết hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu; quan tâm hơn đến
vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm
bảo quốc phòng, an ninh và toàn vẹn
lãnh thổ.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Akita & Kataoka. 2002. “Interregional Interdependence and Regional Economic
Growth: An Interregional Input-Output Analysis of the Kyushu Region”. Review of Urban
& Regional Development Studies, Volume 14, Issue 1 March 2002, pp. 18-40.
2. Amjad & Ahmad. 2014. “Technology Spillovers and International Borders: A spatial
Econometric Analysis”, Working Papers No.02/14. Department of Border Region Studies -
University of Southern Denmark.
3. Bai và cộng sự. 2012. “Spatial spillover and regional economic growth in China”.
China Economic Review, doi:10.1016/j.chieco.2012.04.016, truy cập ngày 20/8/2019.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1+2 (257+258) 2020
86
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2014. Tổng kết 10 năm điều phối phát triển các vùng kinh tế
trọng điểm 2004 - 2013: kiến nghị mô hình, quy chế phối hợp giai đoạn 2014 - 2020. Hà
Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2019. Báo cáo Phát triển kinh tế - xã hội vùng miền Trung,
tình hình và giải pháp phát triển kinh tế biển, kết quả thực hiện các quyết định số
941/QĐ-TTg, số 2059/QĐ-TTg và số 2360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2019. Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019. Hà Nội: Nxb.
Thống kê.
7. Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Việt Phong. 2012. “Phân tích mối quan hệ giữa
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế khác dựa trên mô hình cân đối
liên ngành, liên vùng”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh
doanh 28 (2012), pp. 147-157.
8. Chen, S.H., Feiock, R.C., & Hsieh, J.Y. 2016. “Regional Partnerships and
Metropolitan Economic Development”. Journal of Urban Affairs, 38(2), pp. 196-213.
9. Chen, Y. 2011. Inter-Provincial Regional Cooperation in China: A Case Study of Pan-
Pearl River Delta Cooperation. Thesis). University of Hong Kong, Pokfulam, SAR.
10. Darwent, D.F. 1969. “Growth Poles and Growth Centers in Regional Planning a
Reviewt”. Environment and Planning, Volume 1, pp. 5-32.
11. Gallup J, L và cộng sự. 1998. “Geography and Economic Development”. NBER
Working Paper, No. 6849, NBER Program(s): ITI.
12. Geary, R. C. 1954. “The Contiguity Ratio and Statistical Mapping”. The Incorporated
Statistician 5 (3), pp. 115-145.
13. Hawkins, C.V., Hu, Q. & Feiock, R.C. 2016. “Self‐Organizing Governance of Local
Economic Development: Informal Policy Networks and Regional Institutions”. Journal of
Urban Affairs, 38(5), pp. 643-660.
14. Hughes, D.W và Holland, D.W. 1994. “Core-Periphery Economic Linkage: A
Measure of Spread and Possible Backwash Effects for the Washington Economy”. Land
Economics, Vol 70, No 3, University of Wisconsin Press.
15. Isard, W. 1951. “Interregional and Regional Input Output Analysis: A Model of a
Space Economic”, Review of Economic and Statistics, Vol 33, No. 4, pp. 318-328, The
MIT Press.
16. Jin, M và cộng sự. 2015. “Spatial Correlation Analysis of 2013 Per capita GDP in the
Area of Beijing, Tianjin and Hebei”, American Journal of Theoretical and Applied
Statistics, 4(4), pp. 312-316.
17. John Parr, Joan Riehm, và Christiana McFarland. 2006. Hướng dẫn về phương thức
hợp tác chính quyền địa phương thành công các vùng của nước Mỹ (Báo cáo từ
Chương trình City Futures của Liên đoàn các thành phố quốc gia), Liên minh Quản lý
các vùng đồng tài trợ.
18. Lê Thu Hoa. 2007. Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn: sách chuyên
khảo. Hà Nội: Nxb. Lao động Xã hội.
19. Li, X. & Xu, X.X. 2006. “On the Temporo-Spatial Variations of the Border Effects:
Approach and Empirics”. Geographical Research, Vol. 25, No. 5, pp. 792-802.
NGUYỄN QUỐC TOÀN – TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA LIÊN KẾT
87
20. Moran, P. 1950. “A Test for the Serial Independence of Residuals”. Biometrika, 37,
178-181. truy cập ngày 4/7/2019.
21. Moreno. R, Paci. R, Usai. S. 2005. “Spatial Spillovers and Innovation Activity in
European Regions”. Environment and Planning A: Economy and Space (1/10),
https://doi.org/10.1068/a37341, truy cập ngày 20/8/2019.
22. Ngân hàng Thế giới. 2008. Báo cáo phát triển thế giới 2009 - Tái định dạng địa kinh
tế (sách tham khảo). Hà Nội: Nxb. Văn hóa - Thông tin.
23. Ngô Doãn Vịnh. 2003. Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội. Học hỏi và sáng tạo. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia.
24. Nguyễn Chí Hải (chủ biên), Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Trọng, Nguyễn Thị
Vân Anh, Huỳnh Ngọc Chương, Phạm Mỹ Duyên, Nguyễn Anh Tuấn, Mai Lê Thúy Vân,
Đinh Hoàng Tường Vy. 2019. Liên kết kinh tế vùng: trường hợp vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, Việt Nam (sách chuyên khảo). Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học
Kinh tế - Luật. TPHCM: Nxb. Đại học Quốc gia TPHCM.
25. Nguyên Chương. 2009. “Liên kết kinh tế giữa các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 6 (35).
26. Nguyễn Văn Thắng, Trần Thị Tuấn Anh. 2019. “Khảo sát mối liên hệ kinh tế giữa
các tỉnh thành của Việt Nam: tiếp cận bằng phương pháp hồi quy không gian”. Tạp chí
Kinh tế & Phát triển, số 263 tháng 5/2019.
27. Phí Thị Hồng Linh. 2018. “Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
28. Stel, A.J.V. & Nieuwenhuijsen, H.R. 2002. “Knowledge Spillovers and Economic
Growth: An Analysis Using Data of Dutch Regions in the Period 1987-1995”, SCALES-
paper N200203, EIM Business and Policy Research.
29. Tổng cục Thống kê. 2017. Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Hà Nội: Nxb. Thống kê.
30. Tổng cục Thống kê. 2019. Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019. Hà
Nội: Nxb. Thống kê.
31. Tổng cục Thống kê. 2019. Tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011-
2017. Hà Nội: Nxb. Thống kê.
32. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê các năm 2011, 2015 - 2018 các tỉnh, thành
từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận.
33. Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê Việt Nam các năm từ 2010 đến 2018.
34. Trần Thị Tuấn Anh. 2017. “Kiểm định hội tụ beta tuyệt đối giữa các tỉnh thành ở Việt
Nam bằng phương pháp hồi quy không gian”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở TPHCM,
52(1), trang 70-79.
35. Yu, D. và Wei, Y.D. 2008. “Spatial Data Analysis of Regional Development in
Greater Beijing, China, in a GIS Environment”. Papers in Regional Science, Vol 87 (1),
pp. 97-117.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_kinh_te_cua_lien_ket_vung_duyen_hai_nam_trung_bo.pdf