Kết luận
Việt Nam vừa là nước đang phát triển
(chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế
công nghiệp và dịch vụ), vừa là nước có nền kinh
tế chuyển đổi (chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang
thị trường). Cả hai đặc trưng này luôn tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển thị trường bất động
sản. Từ đất nước nông nghiệp chuyển sang công
nghiệp và dịch vụ luôn tạo cơ hội cho nhu cầu tạo
lập bất động sản trong quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa. Một đất nước công nghiệp đòi hỏi đô
thị hóa ở mức 80% dân số sinh sống tại đô thị. Quá
trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường
luôn tạo điều kiện thay đổi động lực phát triển.
Động lực từ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước
đang chuyển đổi từng bước sang động lực từ cạnh
tranh trên thị trường (Đặng Hùng Võ, 2015).
Thị trường bất động sản cũng như các loại thị
trường khác rất cần đến sự kiểm soát và điều tiết
của nhà nước để phát huy mặt mạnh và khắc phục
những tiêu cực, hạn chế của cơ chế thị trường. Sự
quản lý điều tiết của nhà nước nhằm mục tiêu tạo
lập cho các chủ thể tham gia thị trường bất động
sản môi trường kinh tế - xã hội - pháp lý thuận lợi,
ổn định, qua đó, Nhà nước đảm bảo cho thị trường
phát triển lành mạnh và bền vững.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất
động sản và các chính sách của Nhà nước luôn có
tác động rất mạnh lên thị trường bất động sản.
Vie ̣c phát triển “nóng” hay “lạnh” cũng bắt nguồn
từ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc đưa
những quy định pháp luật vào cuộc sống một cách
hiệu quả là không đơn giản. Để thực hiện điều này,
rất cần sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp và người dân, nhưng trên hết là
sự lắng nghe của chính cơ quan soạn thảo luật để
luật làm ra dễ dàng đi vào cuộc sống.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động tích cực của Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 tới sự phát triển bền vững thị trường bất động sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 6 (2017) 59-65 59
Tác động tích cực của Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở và
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 tới sự phát triển bền
vững thị trường bất động sản
Nguyễn Thị Dung *
Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT
Quá trình:
Nhận bài 15/08/2017
Chấp nhận 18/10/2017
Đăng online 29/12/2017
Phát triển bền vững và quản lý hiệu quả thị trường bất động sản sẽ góp phần
đáng kể vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo khả năng thu
hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp thiết thực vào quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đảm bảo phát triển ổn định, thúc
đẩy kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng thì vai trò quản lý
của Nhà nước thông qua các quy định pháp luật đối với các thị trường nói
chung và thị trường bất động sản nói riêng là rất cần thiết. Nhà nước cần
phải không ngừng hoàn thiện các chính sách và công cụ quản lý phù hợp với
quy luật của thị trường và tình hình phát triển kinh tế cụ thể của nước ta.
© 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm.
Từ khóa:
Luật Đất đai
Luật Nhà ở
Luật Kinh doanh Bất động
sản
Thị trường bất động sản
Tác động tích cực
1. Đặt vấn đề
Thị trường bất động sản là một trong những
thị trường quan trọng của nền kinh tế, tỷ trọng bất
động sản trong tổng của cải xã hội ở các nước tuy
mức độ có khác nhau nhưng thường chiếm trên
dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Có
thể nói sự phát triển của thị trường bất động sản
có tác động lan tỏa trên nhiều phương diện đối với
hoạt động của một quốc gia, vì vậy nhiều nước
trên thế giới coi lĩnh vực bất động sản là một trong
những “đầu kéo” của nền kinh tế (Nguyễn Thị
Hiền và Nguyễn Hoàng Anh, 2012).
Thị trường bất động sản Việt Nam tuy còn
non trẻ, nhưng thời gian vừa qua đã có bước phát
triển tích cực, đóng góp quan trọng vào sự tăng
trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều dự án
phát triển nhà ở, khu công nghiệp, văn phòng,
khách sạn đã được triển khai đầu tư xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân,
góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, nông thôn trong
cả nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà tăng
trưởng và phát triển mạnh, hoạt động của thị
trường bất động sản ngày càng trở nên sôi động
và có những biểu hiện vượt ra ngoài tầm kiểm soát
của Nhà nước. Các quan hệ cung cầu và giao dịch
về bất động sản chủ yếu đang diễn ra thông qua thị
trường ngầm, phi chính thức. Sự biến động bất
thường về giá cả bất động sản và những “cơn sốt
đất đai”, cũng như tình trạng đóng băng của thị
_____________________
*Tác giả liên hệ
E-mail: nguyenthidung1972@gmail.com
60 Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65
trường này cho đến nay vẫn chưa có giải pháp
điều chỉnh hữu hiệu. Những diễn biến phức tạp
của thị trường bất động sản, sự yếu kém trong
công tác quản lý nhà nước đối với sự phát triển
của thị trường bất động sản đã và đang gây nhiều
khó khăn trở ngại cho đầu tư phát triển, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trải qua nhiều khó khăn, đến nay thị trường
bất động sản đang dần phục hồi và phát triển đúng
hướng. Có nhiều nguyên nhân để thị trường bất
động sản có bước chuyển biến mạnh mẽ, trong đó
có nguyên nhân đầu tiên là hiệu quả của công tác
quản lý nhà nước tạo điều kiện để nền kinh tế hồi
phục, phát triển ổn định vĩ mô, kiểm soát được lạm
phát. Đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật có liên quan đến thị trường bất động sản,
trong đó có những quy định thông thoáng, mở
rộng cho Việt kiều và người nước ngoài được mua
và sở hữu nhà ở trong các dự án nhà ở thương mại.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc
biệt là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh
bất động sản có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
thị trường bất động sản đã và đang dần được hoàn
thiện, bước đầu tạo điều kiện để thị trường phát
triển bền vững và lành mạnh, môi trường đầu tư
ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho cả các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
2. Tác động của Luật đất đai năm 2013 tới thị
trường bất động sản
Thị trường bất động sản luôn chịu tác động
trực tiếp của yếu tố đầu vào gồm đất đai, tài
nguyên thiên nhiên và nguồn cung hàng hóa cũng
như số lượng và tính thanh khoản của các giao
dịch bất động sản. Các định chế về đất đai ảnh
hưởng đến nguồn cung, các định chế về nhà ở,
kinh doanh bất động sản ảnh hưởng đến tính minh
bạch, sự đa dạng và nguồn vốn để phát triển thị
trường (Lương Trí Thìn, 2014)
Về pháp luật, Nghị định số 61/1994/NĐ-CP là
văn bản đầu tiên xóa bỏ chế độ Nhà nước bao cấp
về nhà ở để chuyển sang xác lập thị trường bất
động sản nhà ở. Năm 1996, thuật ngữ thị trường
bất động sản chính thức được sử dụng trong Văn
kiện Đại hội VIII của Đảng (Đặng Hùng Võ, 2015).
Đối với các bất động sản khác, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 đã
tạo môi trường pháp luật cho cơ chế thị trường đối
với 3 loại dự án phát triển bất động sản: dự án
phát triển nhà ở, dự án phát triển hạ tầng khu công
nghiệp và dự án đổi đất lấy hạ tầng.
Luật Đất đai năm 2003 là luật đầu tiên có
những đổi mới bản lề cho phát triển thị trường bất
động sản với các yếu tó chủ yếu như sau:
- Thị trường quyền sử dụng đất được thừa
nhận là một phân khúc của thị trường bất động
sản, trong đó quy định rõ loại đất nào được tham
gia thị trường bất động sản, loại đất nào không
được tham gia, giúp Nhà nước có thể kiểm soát và
giám sát được các giao dịch “đầu vào” của thị
trường bất động sản. Bên cạnh đó, Luật Đất đai
năm 2003 còn quy định điều kiện để các loại đất
đó được tham gia giao dịch trên thị trường này;
- Tất cả các tổ chức kinh tế có quyền thực hiện
giao dịch về bất động sản, trong đó có giao dịch về
quyền sử dụng đất;
- Giá đất được xác lập trên cơ sở giá trị thị
trường với nguyên tắc cơ bản giá đất do Nhà nước
quy định phải sát với giá thị trường;
- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia
các dự án phát triển nhà ở trên nguyên tắc được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất và được hưởng
tất cả các quyền về kinh doanh nhà ở tại Việt Nam.
Quy định này đã tạo nên bước ngoặt trong tăng
trưởng vón đàu tư trực tiép nước ngoài vào các dự
án bất động sản;
- Quy định về Tổ chức đăng ký hoạt động cung
cấp dịch vụ hỗ trợ cho thị trường bất động sản và
Tổ chức hoạt động phát triển quỹ đất, đầu tư xây
dựng kinh doanh bất động sản;
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá nhà,
chống đầu cơ đất đai: Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng
cho nhà ở xã hội; các ưu đãi về tiền sử dụng đất,
thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư
xây dựng nhà ở xã hội.
- Khẳng định việc chuyển dần giao đất, cho
thuê đất theo cơ chế hành chính sang cơ chế đấu
giá quyền sử dụng đất mang tính chất bình đẳng
hơn. Việc ra đời cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất
góp phần làm cho thị trường bất động sản vận
hành thông suốt.
Luật Đất đai năm 2003 đã tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển thị trường bất động sản
Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013. Số lượng
doanh nghiệp bất động sản tăng nhanh và thị
trường bất động sản có khả năng siêu mạnh trong
hút vốn đầu tư (Lương Trí Thìn, 2014). Mặt khác,
Luật Đất đai năm 2003 đã tạo nên khung pháp luật
khá rành mạch trong thị trường quyền sử dụng
Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65 61
đất sơ cấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư, thị trường
thứ cấp giữa các nhà đầu tư, người tiêu dùng.
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội khóa
13, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014
gồm 14 chương với 212 điều (Luật số:
45/2013/QH13, 2013). Luật Đất đai năm 2013
được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng
đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai,
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, thể chế hóa đúng và đầy đủ những
quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 19/NQ-
TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân,
đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn
chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai
năm 2003 và có nhiều tác động mạnh hơn lên thị
trường bất động sản, thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thị trường bất động sản
sơ cấp giữa Nhà nước và các chủ thể tham gia thị
trường trên cơ sở:
- Nâng cấp hệ thống quy hoạch sử dụng đất:
Loại bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp xã, tập trung
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã tạo ra liên kết
vùng trong quy hoạch bảo đảm hiệu quả, đồng bộ
và khả thi trong thực hiện quy hoạch, đặc biệt đối
với các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị (Luật số:
45/2013/QH13, 2013);
- Nhà nước quy định giá đất được xây dựng
trên cơ sở phù hợp với giá đất phổ biến trên thị
trường, quyết định giá đất cụ thể và phạm vi áp
dụng trên thực tế: Với quy định này, tất cả các dự
án liên quan đến phát triển bất động sản (ngoại
trừ dự án phát triển nhà ở xã hội) đều được áp giá
đất cụ thể hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Quy
trình quyết định giá đất cụ thể cho các dự án có sự
tham gia của bước định giá đất độc lập và Hội đồng
thẩm định giá đất cấp tỉnh đã tạo ra môi trường
kinh doanh công khai, minh bạch, khách quan cả
trong thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
(Luật số: 45/2013/QH13, 2013);
- Các quy định về giao đất, cho thuê đất đã bảo
đảm quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nhất
là nhà đầu tư nước ngoài cũng được Nhà nước
giao đất ở để thực hiện các dự án xây dựng kinh
doanh nhà ở với trình tự, thủ tục và nghĩa vụ tài
chính như nhà đầu tư trong nước, quy định này
cũng đồng thời tạo sự bình đẳng giữa người mua
nhà ở các dự án trong nước và người mua nhà ở
các dự án nước ngoài (Luật số: 45/2013/QH13,
2013);
- Cơ chế xử lý quy hoạch “treo” và dự án “treo”
được đổi mới hướng tới cơ hội giảm đầu cơ đất đai
và giảm khó khăn cho dân trong khu quy hoạch.
Theo đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm 24 tháng gia
hạn để khắc phục các khó khăn của dự án. Nếu sau
đó mà dự án vẫn không được tiếp tục thực hiện thì
Nhà nước sẽ thu hồi mà không được bồi thường.
Với quy định này sẽ tạo áp lực chủ động tìm cách
tháo gỡ khó khăn cho dự án của các nhà đầu tư
thông qua việc sáp nhập dự án hay chuyển
nhượng dự án cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài
chính và năng lực kinh doanh tốt, bảo đảm quyền
lợi cho người mua nhà (Đặng Hùng Võ, 2015) ;
- Thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, đặc
biệt trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền
với đất đã được hoàn thiện theo hướng tháo gỡ
vướng mắc về xác minh nguồn gốc sử dụng đất và
rút ngắn về thời gian giải quyết.
Thứ hai, thị trường bất động sản thứ cấp giữa
các chủ thể tham gia thị trường được quan tâm
hơn và có nhiều quy định cụ thể, rõ ràng hơn:
- Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền giao
dịch về bất động sản giữa những người tham gia
thị trường được cải thiện rõ rệt: Xác lập cơ chế đối
thoại, tham vấn thường xuyên giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền với chủ đầu tư; có các cam
kết về thời gian xử lý, cũng như có các điều kiện hỗ
trợ để các nhà đầu tư có nhu cầu gặp nhau;
- Nâng cao tính bình đẳng giữa các chủ thể
tham gia thị trường, đặc biệt, nhà đầu tư nước
ngoài cũng được giao đất để thực hiện các dự án
bất động sản. Quy định này giúp các nhà đầu tư
nước ngoài được phép mua lại dự án bất động sản
của các nhà đầu tư trong nước giúp giảm thiểu các
dự án bị tạm dừng do thiếu vốn (Luật số:
45/2013/QH13, 2013);
- Sự tham gia thị trường quyền sử dụng đất
của các nhà đầu tư được xem xét đồng bộ với sự
tham gia các dạng thị trường vốn khác như chứng
khoán, mua bán và sát nhập doanh nghiệp...
Luật Đất đai năm 2013 đã có những đổi mới
ưu việt về sự kết nối giữa chính sách đất đai với sự
phát triển một thị trường bất động sản bền vững
và hiệu quả. Luật đã tạo được một môi trường đầu
tư khá minh bạch và hiệu quả để phát triển thị
trường bất động sản. Đầu vào đất đai của thị
trường bất động sản thông qua thị trường sơ cấp
62 Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65
được thông thoáng, quyền của các chủ thể tham
gia thị trường được bình đẳng, tiêu cực trong sử
dụng đất để đầu tư bất động sản được giải quyết
triệt để. Đây chính là những bảo đảm về đất đai
khá chắc chắn cho đầu tư phát triển bất động sản.
3. Tác động của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh
Bất động sản tới thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản nước ta đã từng
bước góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân
dân, tăng cường hiệu quả sử dụng và kinh doanh
đất đai, nhà ở, bước đầu biến bất động sản trở
thành nguồn lực quan trọng trong việc đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát
triển của các doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy nền
kinh tế, xã hội, làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông
thôn. Tuy nhiên, thời gian qua thị trường bất động
sản nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, phát sinh
nhiều vấn đề gây bức xúc trong xã hội như tình
trạng giao dịch ngầm, thiếu tính lành mạnh, giao
dịch không tuân theo pháp luật chiếm tỷ lệ lớn, các
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản pháp triển
quá mức dẫn đến nhiều dự án bất động sản của các
nhà đầu tư thiếu năng lực không có khả năng triển
khai. Nguyên nhân của vấn đề này là do các văn
bản pháp luật có liên quan đến đầu tư xây dựng
nhà ở, giao dịch nhà ở, bất động sản do Nhà nước
ban hành có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo và
không phù hợp với thực tế, thủ tục về giao dịch bất
động sản rườm rà, khó khăn, các chính sách về tài
chính không khuyến khích việc giao dịch bất động
sản theo pháp luật dẫn đến phát triển thị trường
phi chính thức lớn hơn nhiều so với thị trường
chính quy. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các
bên trong giao dịch bất động sản chưa được bảo
đảm, còn có hiện tượng gian lận trong kinh doanh
và dịch vụ môi giới bất động sản. Từ thực tế đó, đòi
hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và Luật Kinh
doanh bất động sản (KDBĐS) hiện hành nhằm
điều chỉnh kịp thời các quan hệ về phát triển nhà
ở, kinh doanh và các dịch vụ kinh doanh nhà ở, bất
động sản.
Luật Nhà ở (Luật số: 65/2014/QH13, 2014)
và Luật Kinh doanh Bất Kinh doanh bất động sản
(Luật số: 66/2014/QH13, 2014) được Quốc hội
khóa 13, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11
năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2015 đã thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của Nhà
nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cả Luật
Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014
đều quán triệt các quan điểm của Đảng về phát
triển thị trường bất động sản ở nước ta theo
hướng: Chủ động phát triển vững chắc thị trường
bất động sản bao gồm cả quyền sử dụng đất, có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế; chăm lo
giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân, khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng và
kinh doanh nhà ở theo hướng dẫn và quản lý của
Nhà nước; từng bước mở thị trường bất động sản
cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước
ngoài tham gia đầu tư. Từ đó, Luật Nhà ở và Luật
Kinh doanh Bất động sản năm 2014 đã tạo ra một
hành lang pháp lý an toàn hơn cho các giao dịch
bất động sản và thúc đẩy sự phát triển của thị
trường bất động sản sau một thời gian “đóng
băng” (Đặng Hùng Võ, 2015), được thể hiện qua
các điểm sau:
Thứ nhất, nguồn cung nhà ở xã hội không chỉ
có từ các dự án nhà ở xã hội mà từ cả hoạt động
phát triển nhà ở xã hội của hộ gia đình, cá nhân
(các chung cư mi ni). Đây là một thay đổi quan
trọng về cách tiếp cận đến giải pháp phù hợp về
nhà ở xã hội. Tất cả mọi người tham gia cung nhà
ở xã hội đều được hưởng các ưu đãi của Nhà nước.
Chính sách này có tác động lớn, làm tăng cung nhà
ở giá rẻ cho người lao động, tạo điều kiện thay đổi
cấu trúc thị trường nhà ở tại Việt Nam (Luật số:
65/2014/QH13, 2014);
Thứ hai, phân khúc cho thuê hiện có một rào
cản là vấn đề liên quan đến pháp luật, bên thuê vẫn
thường xuyên hủy hợp đồng cho thuê nhà mà
không cần lý do. Do đó, Luật Nhà ở năm 2014 quy
định nếu muốn chấm dứt hợp đồng giữa chừng thì
cần có sự đồng thuận giữa hai bên. Quy định này
tạo điều kiện ổn định môi trường cho thuê, tăng
cung nhà ở cho thuê và cũng bảo đảm quyền lợi
cho cả người cho thuê và người thuê nhà ở. Bên
cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại cũng phải để
một tỷ lệ nhất định để tham gia vào phân khúc nhà
ở cho thuê;
Thứ ba, phân khúc nhà ở chung cư cũng có
những quy định đầy đủ trong luật như một khung
pháp luật về nhà chung cư. Những búc xúc thực tế
về sở hữu chung, sở hữu riêng, quyền sử dụng
chung được quy định khá cụ thể để tránh các tranh
chấp đã xảy ra. Mức giá dịch vụ trong nhà chung
cư đã có khung pháp lý phù hợp để điều chỉnh;
Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65 63
Thứ tư, hình thức giao dịch nhà ở hình thành
trong tương lai đã được hoàn thiện nhằm bảo vệ
lợi ích của người tiêu dùng, như quy định rõ trình
tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng; mức nộp
tiền dưới 70% giá trị hợp đồng trước khi bàn giao
nhà, và dưới 95% giá trị hợp đồng cho đến trước
khi nhận giấy chứng nhận. Đây là những quy định
tạo điều kiện phát triển hình thức giao dịch nhà ở
hình thành trong tương lai, một hình thức phù hợp
để giải quyết vấn đề vốn trong phát triển nhà ở.
Khi các rủi ro được quản lý tốt thì hình thức này sẽ
mang lại nhiều ưu điểm trong phát triển thị
trường bất động sản;
Thứ năm, kết hợp với cải cách thủ tục hành
chính trong cấp giấy chứng nhận theo quy định
của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định
43/2014/NĐ-CP, Luật Nhà ở năm 2014 cũng có
quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư dự án nhà
ở phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người
mua nhà trong thời hạn 50 ngày kể từ khi bàn giao
nhà. Nếu thực hiện tốt quy định này, niềm tin vào
thị trường bất động sản sẽ tăng lên và thu hút
nhiều người tham gia;
Thứ sáu, việc mở rộng đối tượng tham gia
của người Việt Nam định cư tại nước ngoài và
người nước ngoài vào thị trường nhà ở sẽ tạo
niềm tin và phát triển phân khúc bất động sản cao
cấp. Mở rộng sự tham gia của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài và người nước ngoài vào thị
trường nhà ở là một đổi mới quan trọng mang tính
đột phá của Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều)
được mua và sở hữu bất động sản như người Việt
Nam. Còn với cá nhân, tổ chức nước ngoài thì được
phép mua và sở hữu không quá 30% tổng số căn
hộ ở một tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng
số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư trong
một dự án, đồng thời cũng không vượt quá 250
căn nhà riêng lẻ trên mỗi đơn vị phường, xã (Luật
số: 65/2014/QH13, 2014).
Đây là một động thái tích cực giúp thị trường
bất động sản hút được lượng vốn lớn từ nước
ngoài đầu tư vào. Có thể nói, chính sách mở cửa
cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại
Việt Nam sẽ tác động mạnh đến thị trường bất
động sản trong thời gian tới.
Thứ bảy, luật Kinh doanh Bất động sản năm
2014 cũng nêu rõ, với các dự án, vốn tự có của chủ
đầu tư không thấp hơn 15%-20% tương ứng với
các dự án có quy mô sử dụng đất trên 20 ha và
dưới 20 ha và phải có vốn pháp định trên 20 tỷ
đồng. Quy định này giúp lựa chọn được các nhà
đầu tư có tiềm lực tài chính thực sự góp phần giảm
thiểu chuyển nhượng dự án bất động sản bảo vệ
quyền lợi người mua nhà;
Bên cạnh đó, luật cũng yêu cầu các doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản phải có bảo lãnh
của các ngân hàng thương mại trước khi mở bán
những dự án hình thành trong tương lai. Đây là
điểm tác động mạnh nhất của Luật Kinh doanh Bất
động sản năm 2014, những doanh nghiệp có tiềm
lực thực sự mới có thể tồn tại được trong thời
điểm này. Các ngân hàng cũng sẽ lựa chọn những
doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính và năng
lực để bảo lãnh;
Với quy định về bảo lãnh dự án, người mua
nhà sẽ phần nào yên tâm hơn. Những rủi ro khi
“mua nhà trên giấy” sẽ được giảm xuống tối thiểu.
Một động thái tích cực nữa của Luật Kinh
doanh Bất động sản là việc cho phép các chủ đầu
tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
dự án đã giúp các doanh nghiệp quay vòng vốn
nhanh hơn, các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẽ
thâu tóm được những quỹ đất sạch để sớm có dự
án đưa vào thị trường.
Thứ tám, luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất
động sản cơ bản đã kế thừa, rút kinh nghiệm và
tiếp thu từ thực tiễn quản lý trong thời gian qua.
Nhờ có luật, mà lần đầu tiên các tiêu chí về phát
triển nhà ở được thông qua Hội đồng nhân dân.
Theo đó, các địa phương phải quan tâm, xây dựng
chương trình hàng năm, 5 năm, đồng thời phải
dành quỹ đất cũng như các nguồn lực để thực hiện
các tiêu chí về nhà ở. Điều này tạo sức ép về mặt
pháp lý đối với chính quyền trong việc chăm lo
nhà ở cho nhân dân.
Như vậy, kể từ khi Luật Nhà ở và Luật Kinh
doanh Bất động sản được ban hành lần đầu tiên
(năm 2004), đặc biệt là khi Luật Nhà ở và Luật
Kinh doanh Bất động sản năm 2014 có hiệu lực thi
hành (1. 7. 2015), đã có sự điều chỉnh tốt hơn, tích
hợp đồng bộ các luật liên quan và tác động tới ba
đối tượng:
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước đã có
những quy định cụ thể, rõ ràng để thực thi tốt công
tác quản lý giao dịch về bất động sản, thị trường
bất động sản.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động
sản đã giúp doanh nghiệp có một hành lang
64 Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65
pháp lý rõ ràng hơn, thấy trước cần phải làm
gì. Như vậy, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà
nước với doanh nghiệp đã thuận lợi hơn.
Luật cũng có điều khoản siết chặt lại để tránh
phát triển nóng, lệch lạc gây mất ổn định trong xã
hội. Các doanh nghiệp bất động sản trước khi bán
hàng đều phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan
nhà nước, các địa phương và phải có sự chấp nhận
của cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp
bán nhà hình thành trong tương lai phải có bảo
lãnh ngân hàng. Quy định bằng phép loại trừ như
vậy sẽ loại bỏ được nhiều doanh nghiệp nhỏ lẻ,
yếu kém và ngoại ngành, còn lại những doanh
nghiệp lớn, có uy tín, năng lực tài chính mạnh
tham gia thị trường để thị trường phát triển mạnh
và bền vững.
Bên cạnh đó, quyền kinh doanh của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước được mở rộng hơn,
chủ động hơn, hòa nhập hơn. Các doanh nghiệp
đều có sự bình đẳng với nhau trong các hoạt động
kinh doanh của mình.
Thứ ba, đối với khách hàng mua nhà ở, Luật Nhà
ở và Luật Kinh doanh Bất động sản đã đưa ra những
quy định khá đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của khách
hàng, trong đó quy định rõ chủ đầu tư sau bao nhiêu
ngày kể từ khi bàn giao nhà phải có trách nhiệm cấp
giấy chứng nhận cho khách hàng, khi thu tiền khách
hàng phải có bảo lãnh của ngân hàng.
4. Kết luận
Việt Nam vừa là nước đang phát triển
(chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế
công nghiệp và dịch vụ), vừa là nước có nền kinh
tế chuyển đổi (chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang
thị trường). Cả hai đặc trưng này luôn tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển thị trường bất động
sản. Từ đất nước nông nghiệp chuyển sang công
nghiệp và dịch vụ luôn tạo cơ hội cho nhu cầu tạo
lập bất động sản trong quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa. Một đất nước công nghiệp đòi hỏi đô
thị hóa ở mức 80% dân số sinh sống tại đô thị. Quá
trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang thị trường
luôn tạo điều kiện thay đổi động lực phát triển.
Động lực từ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước
đang chuyển đổi từng bước sang động lực từ cạnh
tranh trên thị trường (Đặng Hùng Võ, 2015).
Thị trường bất động sản cũng như các loại thị
trường khác rất cần đến sự kiểm soát và điều tiết
của nhà nước để phát huy mặt mạnh và khắc phục
những tiêu cực, hạn chế của cơ chế thị trường. Sự
quản lý điều tiết của nhà nước nhằm mục tiêu tạo
lập cho các chủ thể tham gia thị trường bất động
sản môi trường kinh tế - xã hội - pháp lý thuận lợi,
ổn định, qua đó, Nhà nước đảm bảo cho thị trường
phát triển lành mạnh và bền vững.
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất
động sản và các chính sách của Nhà nước luôn có
tác động rất mạnh lên thị trường bất động sản.
Vie ̣ c phát triển “nóng” hay “lạnh” cũng bắt nguồn
từ chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc đưa
những quy định pháp luật vào cuộc sống một cách
hiệu quả là không đơn giản. Để thực hiện điều này,
rất cần sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp và người dân, nhưng trên hết là
sự lắng nghe của chính cơ quan soạn thảo luật để
luật làm ra dễ dàng đi vào cuộc sống.
Tài liệu tham khảo
Lương Trí Thìn, 2014. Nhận định tình hình bất
động sản Việt Nam hiện tại.
Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Hoàng Anh, 2012.
Một số giải pháp cho thị trường bất động sản
Việt Nam phát triển bền vững trong điều kiện
hiện nay.
Đặng Hùng Võ, 2015. Tác động từ chính sách và
những vấn đề của bất động sản Việt Nam.
tac-dong-tu-chinh-sach-va-nhung-van-de-cua-
bds-viet-nam-20150130163123148.chn
Luật số: 45/2013/QH13, 2013. Luật Đất đai, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2013.
Luật số: 65/2014/QH13, 2014. Luật Nhà ở, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25
tháng 11 năm 2014.
Luật số: 66/2014/QH13, 2014. Kinh doanh bất
động sản, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Nguyễn Thị Dung/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 58(6), 59-65 65
ABSTRACT
Positive impact of land law in 2013, housing law, real estate business
law in 2014 to the sustainable development of real estate market
Dung Thi Nguyen
Faculty of Geomatics and Land Administration, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam
Sustainable develpoment and effective managenemt of real estate market will significantly boots the
socio-economic develpoment process, thus attracting investment capital for develpoment funds for the
develpoment of practical contributing to the process of industrialization and modernization of the
country. To ensure stable develpoment and promote the market economy to develop in the rigth
direction, the state management role through the law is very nesessary. The State should constantly
improve its management policies and tools to match market rules and economic develpoment.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_tich_cuc_cua_luat_dat_dai_nam_2013_luat_nha_o_va_lu.pdf