Tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của TD0015 trên thực nghiệm

Diclofenac là thuốc NSAIDs được dùng rộng rãi trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp, ức chế tổng hợp các prostaglandin, từ đó giảm triệu chứng đau và viêm hiệu quả trong thoái hóa khớp. Hiệu quả tác dụng của diclofenac 3mg/kg được thể hiện rõ trong nghiên cứu này, tác dụng xuất hiện sớm, ngay từ những tuần đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng trên cấu trúc sụn khớp lại không thật sự hiệu quả, chỉ giảm sự viêm màng hoạt dịch và tổn thương cấu trúc proteoglycan. TD0015 cả 2 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg uống liên tục trong 6 tuần từ lúc tiêm MIA đều thể hiện tác dụng bảo vệ khớp gối trong thoái hóa khớp tương đối rõ. Trong đó, TD0015 liều 3,6g/kg có tác dụng tốt hơn, làm giảm hạn chế hoạt động khớp gối của chuột, giảm tổn thương khớp gối, giảm chỉ số interleukin và cải thiện cấu trúc sụn khớp trên vi thể. Có thể cho rằng, cơ chế tác dụng của TD0015 liên quan đến giảm các chất trung gian hóa học, do trong thành phần thuốc có các vị đã được chứng minh tác dụng giảm đau chống viêm và chống thoái hóa khớp trên thực nghiệm. Choi đã báo cáo cơ chế chống viêm của Hoàng bá liều 200mg/kg trên chuột nhắt là làm giảm IL - 6, IL - 1β, ức chế tổng hợp nitric oxid, hoạt hóa các NF - κB, giảm phosphoryl hóa các protein kinase hoạt hóa ty thể [1]. CML - 1 chiết từ Đỗ trọng, Quế, Cam thảo, Bạch thược có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt trên chuột cống [2]. Weng đã công bố tác dụng điều trị thoái hóa khớp của polysaccarid trong Ngưu tất trên chuột cống SD thông qua tăng sinh sụn và tăng biểu hiện collagen typ II ở sụn [3]. Tác dụng điều trị thoái hóa khớp của Độc hoạt và Tế Tân được Xu Y báo cáo năm 2014 cho thấy khả năng ức chế phá hủy sụn khớp và phản ứng viêm hoạt dịch, ức chế sự chết theo chương trình của các tế bào sụn và sự giải phóng các IL - 1β và TNF - α, giảm sự biểu hiện các mARN TNF - α đồng thời tăng biểu hiện proteoglycan và collagen [4; 5]

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của TD0015 trên thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 113 (4) - 2018 1 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA TD0015 TRÊN THỰC NGHIỆM Nguyễn Thị Thanh Hà1, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương1 Trường Đại học Y Hà Nội TD0015 là sản phẩm gồm các dược liệu có tác dụng giảm đau chống viêm và chống thoái hóa khớp. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cống trắng được gây mô hình thoái hóa khớp gối bằng MIA (monosodium - iodoacetate) 3mg/khớp, nhằm đánh giá tác dụng của TD0015 trên thực nghiệm. Các thuốc nghiên cứu gồm có: diclofenac 3mg/kg và TD0015 ở các mức liều 1,2g/kg, 3,6g/kg. Sau 6 tuần uống thuốc liên tục, diclofenac 3mg/kg, TD0015 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của chuột thông qua giảm hạn chế vận động khớp gối và cải thiện cấu trúc sụn khớp. Diclofenac 3mg/kg và TD0015 liều 3,6g/kg làm giảm chỉ số cytokine (IL - 1β, TNF - α). Từ khóa: chuột cống, thoái hóa khớp gối, monosodium-iodoacetate (MIA) Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Hà, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội Email: hanguyen8676hmu@gmail.com Ngày nhận: 09/4/2018 Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, một trong các nguyên nhân chính gây giảm và mất khả năng vận động. Bệnh được điều trị nội khoa là chủ yếu, dùng thuốc giảm đau, chống viêm không ster- oid (NSAIDs) có hiệu quả nhanh nhưng gây nhiều biến chứng, đặc biệt khi điều trị trong thời gian dài. Vì vậy, điều trị hỗ trợ thoái hóa khớp bằng các thuốc có nguồn gốc y học cổ truyền đang là một xu hướng mới hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Các dược liệu nguồn gốc y học cổ truyền có nhiều ưu điểm, thích hợp cho điều trị kéo dài, tác dụng không mong muốn thường ít và nhẹ hơn các thuốc tân dược. TD0015 gồm các vị thuốc sẵn có ở Việt Nam, trong đó nhiều vị đã được chứng minh có tác dụng điều trị thoái hóa khớp như Hoàng bá, Bạch thược, Phục linh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Tế tân [1 - 5]. Để đánh giá hiệu quả điều trị của sản phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của TD0015 trên chuột cống trắng bị thoái hóa khớp gối. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng - Thuốc nghiên cứu: Thuốc thử TD0015 dạng viên hoàn cứng sản xuất tại Công ty cổ phần Sao Thái Dương. Công thức bài thuốc nghiên cứu lấy cơ sở từ bài Độc hoạt ký sinh thang, gồm các vị: Hoàng bá, Sinh địa, Tri mẫu, Bạch thược, Quy bản, Phục linh, Đỗ trọng, Cao xương hỗn hợp, Đương quy, Đảng sâm, Phòng phong, Tang ký sinh, Tần giao, Ngưu tất, Trần bì, Xuyên khung, Cam thảo, Độc hoạt, Quế chi, Tế tân. - Động vật nghiên cứu: Chuột cống trắng chủng Wistar, 2 giống, khỏe mạnh, trọng lượng 220 - 250 gam do Học viện Quân y cung cấp. Chuột được nuôi 7 ngày trước nghiên cứu và trong thời gian nghiên cứu bằng thức ăn chuẩn (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp), nước uống tự do. 2. Dụng cụ máy móc và hóa chất nghiên cứu 2 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC - Hóa chất phục vụ nghiên cứu: Monoso- dium-iodoacetate (MIA) lọ 25G (Sigma Aldrich, Singapore), nước muối sinh lý (Braun, Việt Nam), dung dịch sát khuẩn betadin, KIT định lượng IL1β, TNF α dành cho chuột cống (Cloud-Clone, Mỹ), diclofenac 50mg - biệt dược Voltaren 50 (Novartis, Thụy Sĩ), các hoá chất xét nghiệm và làm tiêu bản mô bệnh học. - Máy móc, dụng cụ nghiên cứu: Bơm tiêm 0,3 ml, bông gạc, thước đo độ dày điện tử (Độ chính xác: 0,02mm) MC 555 (HTMT Co., Ltd, Trung Quốc), hệ thống xét nghiệm ELISA, máy đo phản ứng đau Dynamic Plantar Aes- thesiometer 37450 (Ugo Basile, Ý), máy đo ngưỡng đau Analgesy meter 7200 (Ugo Basile, Ý). 3. Phương pháp Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con. - Lô 1 (chứng sinh học): tiêm vào khe khớp nước muối sinh lý, uống nước cất 1ml/100g chuột. - Lô 2 (mô hình): tiêm vào khe khớp MIA 3mg/khớp, uống nước cất 1ml/100g chuột. - Lô 3 (chứng dương): tiêm vào khe khớp MIA 3mg/khớp, uống diclofenac 3mg/kg. - Lô 4 (thuốc thử): tiêm vào khe khớp MIA 3mg/khớp, uống TD0015 liều 1,2g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng tính trên chuột cống hệ số 6). - Lô 5 (thuốc thử): tiêm vào khe khớp MIA 3mg/khớp, uống TD0015 liều 3,6g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng). Chuột ở các lô được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 1 tuần trước khi đưa vào nghiên cứu. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, chuột ở lô 2 đến lô 5 được gây mô hình thoái hóa khớp thực nghiệm bằng cách tiêm dung dịch MIA liều 3mg/khớp vào khớp gối phải của từng chuột theo phương pháp của Kim và cộng sự [6]. Chuột lô chứng sinh học được tiêm nước muối sinh lý là dung môi pha thuốc. Thể tích dung dịch tiêm vào khớp là 50µl/khớp. Ngay sau khi gây mô hình bằng tiêm MIA 3mg/khớp, các lô 1 và 2 được uống nước, lô 3 uống diclofenac liều 3mg/kg, lô 4 và 5 được uống TD0015 liều 1,2g/kg/ngày và 3,6g/kg/ ngày tương ứng. Các lô chuột uống thuốc và nước 1 lần/ngày trong 6 tuần liên tục. 4. Các chỉ số đánh giá Đường kính khớp gối [7] Đường kính khớp gối được đo bằng thước điện tử chuyên dụng, tính đường kính lớn nhất đo được tại khớp gối phải, đo vào các thời điểm: trước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống thuốc 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần. Chỉ số đánh giá là độ tăng đường kính khớp gối ở mỗi thời điểm nghiên cứu so với trước nghiên cứu, đơn vị là milimet (mm). Tác dụng giảm đau của TD0015 bằng máy đo ngưỡng đau theo phương pháp Randall Selitto [8] Đo lực gây đau tại vị trí khớp gối chân sau, bên phải (được tiêm MIA) của chuột ở các lô, sử dụng máy Analgesy meter 7200 của Ugo Basile, theo phương pháp Randall Selitto ở các thời điểm trước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần, so sánh giữa các lô chuột với nhau. Tác dụng giảm đau và cải thiện hoạt động khớp gối của TD0015 bằng máy đo ngưỡng đau [9] TCNCYH 113 (4) - 2018 3 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Đo thời gian phản ứng với đau của chuột và lực gây đau đối với chuột (sử dụng máy Dynamic Plantar Aesthesiometer 37450 của Ugo Basile, thông qua thời gian và lực gây đau làm chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey) tại vị trí gan chân sau, bên phải của chuột trước nghiên cứu, sau tiêm MIA và uống thuốc 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần và 6 tuần, so sánh giữa các lô chuột với nhau. Từ đó đánh giá tác dụng giảm đau và khả năng vận động khớp gối phải của chuột. Các chỉ số Interleukin [10] Interleukin 1β và TNF α là các chỉ số đặc hiệu, tăng cao trong thoái hóa khớp. Các chỉ số này được định lượng trong huyết thanh của chuột ở thời điểm sau 6 tuần tiêm MIA bằng kỹ thuật ELISA, sử dụng bộ KIT IL - 1β (SEA563Ra) và TNFα (SEA133Ra) của hãng Cloud Clone Corp (Mỹ). Xét nghiệm được thực hiện theo quy trình chuẩn và đánh giá bằng nội kiểm tại Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Trường Đại học Y Hà Nội. Đánh giá mô bệnh học khớp gối Đánh giá trên chuột tất cả các lô sau 6 tuần tiêm MIA và uống thuốc, chuột được gây mê và phẫu thuật tách khớp gối phải khỏi cơ thể, bảo quản trong dung dịch formaldehyd 10%, đánh giá mức độ thoái hóa dựa trên tiêu bản giải phẫu mô bệnh học, dựa vào bảng điểm tổn thương theo phương pháp Janusz và Al Saffar [11 - 12]. Kết quả giải phẫu bệnh do TS. Nguyễn Thúy Hương - Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội đọc và kết luận. 5. Địa điểm nghiên cứu: Phòng thực nghiệm, Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội. 6. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20, biểu diễn dưới dạng X ± SD. Kiểm định các giá trị bằng t-test Student hoặc test trước - sau. Số liệu tổn thương mô bệnh học khớp gối xử lý theo test Mann-Whitney dành cho kiểm định phi tham số, biểu diễn dưới dạng trung vị (tứ phân vị thứ 25 - 75). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Chú thích: *,**,***: Khác biệt so với mô hình với p < 0,05, p < 0,01, p < 0,001, ∆, ∆∆, ∆∆∆: Khác biệt so với chứng sinh học, p < 0,05, p < 0,01, p < 0,001. 7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên động vật thực nghiệm, không có sự xung đột về lợi ích và nguy cơ với các cá nhân hoặc tập thể nào khác. III. KẾT QUẢ Độ tăng đường kính khớp gối của chuột các lô được tiêm MIA tăng rõ rệt so với lô chứng sinh học (chỉ tiêm nước muối sinh lý) (p < 0,001). Biểu đồ 1 cho thấy, sự tăng đường kính khớp gối sau tiêm MIA đạt cao nhất vào các thời điểm sau 5 ngày, sau 1 tuần và sau 3 tuần. Ở các lô uống diclofenac 3mg/kg, TD0015 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg, độ tăng đường kính khớp gối trên chuột giảm rõ rệt so với lô mô hình ở hầu hết các thời điểm (p < 0,05). TD0015 liều 3,6g/kg có tác dụng rõ hơn liều 1,2g/kg và tương đương diclofenac 3mg/kg (p > 0,05). Ở lô chứng sinh học, lực gây đau tại khớp gối của chuột không có sự khác biệt tại tất cả các thời điểm so với trước nghiên cứu. Ở lô mô hình, tất cả các thời điểm sau khi tiêm MIA, lực gây đau tại khớp gối chuột đều giảm so với trước nghiên cứu và so với chứng sinh học (p < 0,01). Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, TD0015 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg, lực gây đau 4 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 1. Độ tăng đường kính khớp gối theo thời gian Bảng 1. Ảnh hưởng của thuốc thử lên thời gian phản ứng với đau khớp gối tại tất cả các thời điểm đều tăng so với lô mô hình (p < 0,01). TD0015 liều 1,2g/kg tăng rõ nhất là ở thời điểm sau 1 tuần và 2 tuần (p < 0,01). TD0015 liều 3,6g/kg tăng rõ nhất là ở thời điểm sau 1 tuần, 2 tuần, 4 tuần và 6 tuần (p < 0,001), tác dụng này mạnh hơn so với liều 1,2g/kg và tương đương với di- clofenac 3mg/kg. Lô chuột (n = 10) Chứng Mô hình Diclofenac 3mg/kg TD0015 1,2g/kg TD0015 3,6g/kg Thời gian phản ứng với đau (s) Trước 11,33 ± 2,73 11,55 ± 3,16 11,38 ± 1,74 11,63 ± 3,15 11,66 ± 2,44 Sau 1 tuần 12,96 ± 3,57 9,96 ± 2,06 ∆ 10,65 ± 1,73 9,05 ± 2,73 10,07 ± 3,00 Sau 2 tuần 12,08 ± 3,23 11,47 ± 2,08 11,20 ± 3,05 11,16 ± 2,93 11,55 ± 2,70 Sau 3 tuần 13,83 ± 3,02 14,19 ± 5,21 14,13 ± 4,45 13,83 ± 3,74 13,39 ± 1,84 Sau 4 tuần 12,28 ± 4,08 13,47 ± 2,34 13,63 ± 2,41 13,91 ± 5,14 13,04 ± 2,89 Sau 5 tuần 13,45 ± 2,59 16,43 ± 2,58∆ 13,26 ± 2,73* 14,30 ± 4,10 14,07 ± 4,15 Sau 6 tuần 13,74 ± 2,15 16,86 ± 3,74∆ 13,09 ± 3,38* 13,61 ± 2,66* 13,45 ± 3,37* Kết quả bảng 1 và 2 cho thấy: thời gian và lực gây đau làm chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey ở lô mô hình tăng từ thời điểm sau 3 tuần, rõ nhất vào tuần thứ 5 và 6 sau khi tiêm MIA. Diclofenac 3mg/kg làm giảm rõ rệt 2 chỉ số này so với lô mô hình ở tuần thứ 5 và 6. TD0015 cả 2 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg làm giảm chỉ số này rõ nhất ở tuần thứ 6 so với lô mô hình, tác dụng tương đương diclofenac 3mg/kg. TCNCYH 113 (4) - 2018 5 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. Ảnh hưởng của thuốc thử lên lực gây đau Lô chuột (n = 10) Chứng Mô hình Diclofenac 3mg/kg TD0015 1,2g/ kg TD0015 3,6g/ kg Lực gây đau (g) Trước 19,55 ± 4,62 19,53 ± 5,19 19,23 ± 2,86 19,64 ± 5,19 19,68 ± 4,02 Sau 1 tuần 21,84 ± 5,88 16,93 ± 3,43∆ 18,02 ± 2,87 15,39 ± 3,97 17,09 ± 5,06 Sau 2 tuần 21,59 ± 3,80 20,33 ± 2,82 18,91 ± 5,02 18,89 ± 4,86 19,08 ± 4,20 Sau 3 tuần 20,93 ± 3,30 23,86 ± 8,59 23,07 ± 5,40 23,31 ± 6,17 22,52 ± 3,02 Sau 4 tuần 20,72 ± 6,72 22,63 ± 3,85 22,51 ± 4,53 23,41 ± 8,48 21,92 ± 4,66 Sau 5 tuần 22,29 ± 5,34 27,08 ± 4,29∆ 22,37 ± 4,52* 23,71 ± 6,15 23,59 ± 6,82 Sau 6 tuần 22,36 ± 4,11 27,21 ± 4,24∆ 22,04 ± 5,58* 22,86 ± 4,36* 22,29 ± 6,00* Biểu đồ 2. Nồng độ cytokin ở các lô nghiên cứu Sau 6 tuần tiêm MIA, ở lô mô hình, nồng độ interleukin - 1β (IL - 1β) và TNF - α tăng cao rõ rệt so với chứng sinh học. Diclofenac 3mg/kg và TD0015 liều 3,6g/kg làm giảm rõ nồng độ IL - 1β và TNF - α so với lô mô hình sau 6 tuần uống thuốc liên tục. 6 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 3. Tổn thương mô bệnh học khớp gối Tổn thương mô bệnh học Chứng Mô hình Diclofenac 3mg/kg TD0015 1,2g/kg TD0015 3,6g/kg Tổn thương xương dưới sụn Không tổn thương 0 3/10 0/10 0/10 0/10 0/10 Tối thiểu 1 5/10 2/10 6/10 2/10 8/10 Nhẹ 2 2/10 5/10 3/10 8/10 2/10 Trung bình 3 0/10 3/10 0/10 0/10 0/10 Nặng 4 0/10 0/10 1/10 0/10 0/10 p ∆∆ ** Tổn thương proteog- lycan Không tổn thương 0 2/10 0/10 0/10 0/10 0/10 Tối thiểu 1 6/10 2/10 7/10 5/10 9/10 Nhẹ 2 2/10 4/10 2/10 5/10 1/10 Trung bình 3 0/10 4/10 1/10 0/10 0/10 Nặng 4 0/10 0/10 0/10 0/10 0/10 p ∆∆ * * ** Tổn thương tế bào sụn Không tổn thương 0 2/10 0/10 0/10 0/10 0/10 Tổn thương sụn bề mặt 1 8/10 0/10 4/10 4/10 8/10 Tổn thương 1/3 trên lớp sụn giữa 2 0/10 4/10 4/10 6/10 2/10 Tổn thương lớp sụn giữa 3 0/10 5/10 0/10 0/10 0/10 Tổn thương lớp đáy 4 0/10 1/10 2/10 0/10 0/10 Tổn thương sụn calci hóa 5 0/10 0/10 0/10 0/10 0/10 p ∆∆∆ ** *** Viêm màng hoạt dịch Dày 1 - 2 tế bào 0 3/10 0/10 3/10 0/10 0/10 Dày 3 - 5 tế bào 1 7/10 2/10 7/10 8/10 8/10 Dày 6 - 8 tế bào, mật độ tăng nhẹ 2 0/10 8/10 0/10 2/10 2/10 Dày > 9 tế bào, mật độ tăng mạnh 3 0/10 0/10 0/10 0/10 0/10 p ∆∆∆ *** *** *** TCNCYH 113 (4) - 2018 7 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Mức độ thoái hóa khớp gối được căn cứ vào các chỉ số tổn thương xương dưới sụn, tổn thương proteoglycan, tổn thương tế bào sụn và viêm màng hoạt dịch (bảng 3). Ở lô chứng sinh học, mức độ tổn thương là tối thiểu. Ở lô mô hình, sau 6 tuần tiêm MIA, các tổn thương ở mức độ nhẹ đến trung bình, tăng cao rõ rệt so với lô chứng. Ở lô uống diclofenac 3mg/kg, mức độ tổn thương giảm so với mô hình, thể hiện rõ nhất ở cấu trúc proteoglycan và màng hoạt dịch. Ở lô uống TD0015 liều 1,2g/kg, mức độ tổn thương giảm so với mô hình, rõ nhất ở cấu trúc proteogly- can, tế bào sụn và màng hoạt dịch. Ở lô uống TD0015, liều 3,6g/kg, tất cả các chỉ số đều giảm so với mô hình một cách rõ rệt, tác dụng này mạnh hơn diclofenac 3mg/kg và TD0015 liều 1,2g/kg. IV. BÀN LUẬN Mô hình gây thoái hóa khớp gối thực nghiệm bằng MIA (monosodium-iodoacetate) lần đầu được tiến hành tại Việt Nam, dùng chất ức chế chuyển hóa MIA tiêm vào khớp gối của chuột, có tác dụng ức chế hoạt tính của glyceraldehyde - 3 - phosphate dehydrogenase ở sụn khớp, dẫn đến sự gián đoạn quá trình chuyển hóa năng lượng từ thủy phân đường, các quá trình tổng hợp và thậm chí là sự chết tế bào, gây ra sự tăng sản hoạt dịch và xâm nhập tế bào viêm lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó làm mất dần lớp sụn khớp và tổn thương cấu trúc xương dưới sụn, tạo ra tình trạng bệnh tương tự thoái hóa khớp trên lâm sàng [13]. Mức độ nặng của khớp viêm phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiêm MIA, nhiều nghiên cứu đã chứng minh MIA liều 3mg/khớp tiêm 1 lần có hiệu quả nhất trong việc gây mô hình thoái hóa khớp để tiến hành các thử nghiệm [14]. Sau 6 tuần tiêm MIA, mô hình đã mô phỏng khá rõ diễn biến lâm sàng của bệnh, thông qua sự hạn chế hoạt động khớp gối, khớp gối tổn thương và thay đổi các chỉ số interleukin. Hạn chế hoạt động khớp gối thể hiện qua chỉ số thời gian và lực gây đau làm chuột nhấc chân khỏi kim Von Frey (bảng 1,2), sau 1 tuần tiêm MIA, các chỉ số này giảm rõ so với chứng sinh học do khớp gối chuột trong giai đoạn viêm nên rất nhạy cảm với lực tác động. Các chỉ số này tăng từ tuần thứ 2 và đến tuần thứ 5, 6 thì tăng có ý nghĩa thống kê so với chứng do khớp gối chuột bị tổn thương thoái hóa, làm chậm hoạt động nhấc chân khỏi kim Von Frey. Khớp gối tổn thương biểu hiện qua đường kính khớp tăng, ngưỡng đau tại khớp cũng giảm rõ so với chứng, đặc biệt có sự phá hủy cấu trúc sụn khớp rõ rệt. IL - 1β và TNF - α là các cytokin chính tham gia vào quá trình phá huỷ sụn khớp trong thoái hóa khớp, có tác dụng kích thích các tế bào sụn tăng tổng hợp enzym proteinase, tăng quá trình tổng hợp các cytokine tiền viêm như IL - 17 và IL - 18 cũng tham gia gây thoái hóa khớp [6]. Trong mô hình này, IL - 1β và TNF - α đều tăng rõ so với chứng sinh học, góp phần khẳng định cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp có liên quan chặt chẽ đến các cytokin trong cơ thể. Diclofenac là thuốc NSAIDs được dùng rộng rãi trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp, ức chế tổng hợp các prostaglandin, từ đó giảm triệu chứng đau và viêm hiệu quả trong thoái hóa khớp. Hiệu quả tác dụng của diclofenac 3mg/kg được thể hiện rõ trong nghiên cứu này, tác dụng xuất hiện sớm, ngay từ những tuần đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng trên cấu trúc sụn khớp lại không thật sự hiệu quả, chỉ giảm sự viêm màng hoạt dịch và tổn thương cấu trúc proteoglycan. 8 TCNCYH 113 (4) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TD0015 cả 2 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg uống liên tục trong 6 tuần từ lúc tiêm MIA đều thể hiện tác dụng bảo vệ khớp gối trong thoái hóa khớp tương đối rõ. Trong đó, TD0015 liều 3,6g/kg có tác dụng tốt hơn, làm giảm hạn chế hoạt động khớp gối của chuột, giảm tổn thương khớp gối, giảm chỉ số interleukin và cải thiện cấu trúc sụn khớp trên vi thể. Có thể cho rằng, cơ chế tác dụng của TD0015 liên quan đến giảm các chất trung gian hóa học, do trong thành phần thuốc có các vị đã được chứng minh tác dụng giảm đau chống viêm và chống thoái hóa khớp trên thực nghiệm. Choi đã báo cáo cơ chế chống viêm của Hoàng bá liều 200mg/kg trên chuột nhắt là làm giảm IL - 6, IL - 1β, ức chế tổng hợp nitric oxid, hoạt hóa các NF - κB, giảm phosphoryl hóa các protein kinase hoạt hóa ty thể [1]. CML - 1 chiết từ Đỗ trọng, Quế, Cam thảo, Bạch thược có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt trên chuột cống [2]. Weng đã công bố tác dụng điều trị thoái hóa khớp của polysaccarid trong Ngưu tất trên chuột cống SD thông qua tăng sinh sụn và tăng biểu hiện collagen typ II ở sụn [3]. Tác dụng điều trị thoái hóa khớp của Độc hoạt và Tế Tân được Xu Y báo cáo năm 2014 cho thấy khả năng ức chế phá hủy sụn khớp và phản ứng viêm hoạt dịch, ức chế sự chết theo chương trình của các tế bào sụn và sự giải phóng các IL - 1β và TNF - α, giảm sự biểu hiện các mARN TNF - α đồng thời tăng biểu hiện proteoglycan và collagen [4; 5]. V. KẾT LUẬN TD0015 liều 1,2g/kg và 3,6g/kg có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối trên chuột cống trắng gây mô hình thoái hóa khớp gối bằng MIA sau 6 tuần uống thuốc thể hiện qua sự giảm hạn chế vận động khớp gối, giảm tổn thương cấu trúc sụn khớp, giảm các chỉ số IL -1β, TNF - α. TD0015 liều 3,6g/kg tác dụng tốt hơn liều 1,2g/kg. Lời cám ơn Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thúy Hương - Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Choi YY., Kim MH., Han JM et al (2014). The anti-inflammatory potential of Cortex Phellodendron in vivo and in vitro: down-regulation of NO and iNOS through suppression of NF-κB and MAPK activation. The Immunopharmacol, 19(2), 214 - 220 2. Eum HA, Lee WY, Kim SH et al (2005). Anti-inflammatory activity of CML-1: an herbal formulation. Am J Chin Med, 33(1), 29 - 40 3. Weng X, Lin P, Liu F et al (2014). Achyranthes bidentta polysaccharides active the Wnt/β-catenin signaling pathway to pro- mote chondrocyte proliferation. Int J Mol Med, 34(4), 1045 - 1050. 4. Xu Y, Dai GJ, Liu Q et al (2014). Effect of Ermiao Recipe with medicinal guide Angeli- cae Pubescentis Radix on promoting the hom- ing of bone marrow stem cells to treat carti- lage damage in osteoarthritis rats. Chin J In- tergr Med, 20(8), 600 - 609 5. Xu Y, Dai G, Liu Q et al (2014). Effect of ermiao fang with xixin (herba asari mand- shurici) on bone marrow stem cell directional homing to a focal zone in an osteoarthritis rat model. J Tradit Chin Med, 34(4), 477 - 487. 6. Kim JK, Park SW, Kang JW et al (2012). Effects of GSCB-5, a Herbal Forrmula- TCNCYH 113 (4) - 2018 9 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC tion, on Monosodium Iodoacetate-Induced Osteoarthritis in Rats. Evidence-Based Com- plementary and Alternative Medicine, Vol 2012, doi: 10.1155/2012/730907 7. Calado GP., Lopes AJ., Costa J et al (2015). Chenopodium ambrosioside L. re- duces synovial inflammation and pain in ex- perimental osteoarthritis. Plos One 10(11): e0141886. doi: 10.1371/journal.pone. 141886. 8. Vogel HG (2008). Chapter H: Analgesic, Anti-Inflammatory and Anti-Pyretic Activity, Drug Discovery and Evaluation: Pharmacol- ogical Assays, 3rd edition, Springer, 983 - 1116. 9. Neugebauer V, Han JS, Adwanikar H et al (2007). Techniques for assessing knee joint pain in arthritis. Mol Pain, 3(8). 10. Yassin NZ., El-Shenawy., Abdel Rah- man et al (2015). Effect of a topical copper indomethacin gel on inflammatory parameters in a rat model of osteoarthritis. Drug Des De- vel Ther, 12; 9: 1491 - 8. doi: 10.2147/DDDT. S79957. 11. Janusz MJ, Bendele AM, Brown KK et al (2002). Induction of osteoarthritis in the rat by surgical tear of the meniscus: inhibition of joint damage by a matrix metalloproteinase inhibitor. Osteoarthritis Cartilage, 10(10), 785e91. 12. F.J. Al-Saffar, S. Ganabadi, H. Yaa- kub et al (2009). Collagenase and Sodium Iodoacetate – Induced experimental Os- teoarthritis Model in Sprague Dawley Rats. Asian Journal of Scientific Research 2(4), 167- 179. 13. Joana FG., Sara A., Raquel MS et al (2012). Dose-dependent expression of neu- ronal injury markers during experimental os- teoarthritis induced by monoiodoacetate in the rat. Molecular Pain 8, 50. 14. Kobayashi K, Imaizumi R, Sumichika H et al (2003). Sodium iodoacetate-induced experimental osteoarthritis and associated pain model in rats. J Vet Med Sci, 65, 1195 - 1199. Summary EFFECT OF TD0015 ON MONOSODIUM IODOACETATE - INDUCED OSTEOARTHRITIS IN RATS TD0015 consists of components that have analgesic, anti-inflammatory and anti-degenerative effects on joints. The purpose of this study is to evaluate those properties in the treatment of osteoarthritis of the knees in experimental animals. Knee osteoarthritis was induced in rats by an intra-articular injection of 3mg of MIA (monosodium-iodoacetate) per knee. The animals were then treated with diclofenac at 3mg/kg b.w/day or TD0015 at 2 doses 1.2g/kg and 3.6 g/kg b.w/day for 6 consecutive weeks and in the end were assessed for treatment progress. Diclofenac at 3mg/kg/ day and TD0015 at 2 doses of 1.2g/kg/day and 3.6g/kg/day reduced knee mobility impairment and improved articular cartilage structure. Diclofenac at 3mg/kg/day and TD0015 3.6g/kg/day lowered the cytokine indices (IL-1β, TNF-α). TD0015 at doses of 1.2g/kg/day and 3.6g/kg/day orally used for 6 consecutive weeks demonstrated analgesic, anti-inflammatory and anti- degenerative effects on MIA-induced knee osteoarthritis in rats. TD0015 at dose of 3.6g/kg/day showed stronger effects. Keywords: Rats, knee osteoarthritis, MIA, monosodium-iodoacetate

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dung_dieu_tri_thoai_hoa_khop_goi_cua_td0015_tren_thuc_ng.pdf
Tài liệu liên quan