Giảm buồn nôn và nôn là một trong những
vấn đề khó khăn trong chăm sóc giảm nhẹ
cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất vì
nôn không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh mà còn dẫn đến
tình trạng suy kiệt của người bệnh do không
ăn uống được và mất điện giải do nôn. Tác
động lên huyệt ở loa tai là phương pháp để
chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên việc lập
lại hoạt động bình thường của các rối loạn
trong cơ thể thông qua kích thích các huyệt ở
tai. Tác dụng điều trị bệnh được cho là do các
tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phó
giao cảm. Đây là phương pháp gây ra các đáp
ứng được cho là tác động lên các nhóm tế
bào đa năng chứa thông tin của toàn bộ các
cơ quan và tạo ra các đáp ứng lên từng cơ
quan khác nhau của cơ thể thông qua thu
thập thông tin thêm từ các tế bào vỏ não liên
quan tới các phần của cơ thể. Do đó việc tác
động lên các điểm phản ứng ở tai có thể làm
giảm triệu chứng của các bệnh ở vị trí khác
[9]. Kết quả này cũng bước đầu cho thấy nhĩ
châm bộ huyệt thần môn - vị - não có tác dụng
giảm tỉ lệ nôn, có xu hướng giảm mức độ nôn.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng dự phòng buồn nôn và nôn của nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não trong điều trị ung thư phổi bằng hóa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TÁC DỤNG DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN
CỦA NHĨ CHÂM BỘ HUYỆT THẦN MÔN - VỊ - NÃO
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BẰNG HÓA CHẤT
Lê Thị Minh Phương1, Nguyễn Kim Cương1,
Đỗ Thị Phương1, Nguyễn Song An2, Lương Thị Ngọc Yến3
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
3Viện Y dược học dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh
Buồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất. Nghiên cứu nhằm
(1) Đánh giá tác dụng giảm nôn của bộ huyệt thần môn - vị - não trong điều trị ung thư phổi bằng hóa chất.
(2) Đánh giá tác dụng giảm buồn nôn của nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não trong điều trị ung thư phổi
bằng hóa chất. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, mù đơn trên 90 bệnh nhân ung thư phổi
điều trị hóa chất bằng carboplastin hoặc ciplastin, được dự phòng nôn bằng phác đồ nền, trong đó 45 bệnh
nhân được kết hợp dự phòng nôn bằng nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não và 45 bệnh nhân giả châm
cứu. Kết quả cho thấy nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não có tác dụng giảm buồn nôn cấp tính (tỉ lệ buồn
nôn ở nhóm nhĩ châm và đối chứng là 8,89% và 24,44%), nhưng chưa thấy tác dụng lên mức độ buồn nôn;
giảm tỉ lệ nôn ở nhóm nhĩ châm (tỉ lệ nôn trước can thiệp và sau can thiệp 37,78% và 15,56%) với p > 0,05,
nhưng chưa thấy tác dụng lên mức độ nôn (p < 0,05).
Từ khóa: Nhĩ châm, buồn nôn, nôn do điều trị hóa chất, y học cổ truyền
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Minh Phương, Khoa Y học cổ
truyền, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: lethiminhphuong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 10/6/2018
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi là sự tăng sinh ác tính của tế
bào biểu mô phế quản, đây là bệnh lý ác tính
có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư phổi
chiếm 13% tổng số ca ung thư, khoảng 1,8
triệu người mắc mới mỗi năm [1; 2]. Hóa trị là
phương pháp điều trị căn bản đối với ung thư
phổi tuy nhiên phương pháp điều trị này có
nhiều tác dụng phụ, trong đó buồn nôn và nôn
là biến chứng nặng và thường gặp ở 70 –
80% các bệnh điều trị hóa chất [3]. Mặc dù
hiện nay đã có nhiều thuốc chống nôn có hiệu
quả tốt trong dự phòng và điều trị buồn nôn,
nôn do điều trị hóa chất, tuy nhiên tỉ lệ bệnh
nhân gặp tác dụng phụ này vẫn còn khá cao
(40 - 50%), đòi hỏi cần kết hợp nhiều phương
pháp trong điều trị và chăm sóc giảm nhẹ [4].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các phương pháp
điều trị không dùng thuốc của y học cổ truyền
như châm cứu, điện châm, bấm huyệt, có hiệu
quả giảm buồn nôn và nôn trong kết hợp điều
trị dự phòng nôn ở bệnh nhân ung thư điều trị
hóa chất [5 - 7]. Tuy nhiên, đa số các phương
pháp này có nhiều bất tiện cho bệnh nhân,
hoặc đòi hỏi có nhân viên y tế thường xuyên
giám sát thực hiện. Nhĩ châm là một phương
pháp điều trị thuận tiện, dễ thực hiện, được
chỉ định trong điều trị các triệu chứng cơ năng
như nôn, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi cũng
như bệnh lý thực thể như thoái hóa khớp, đau
thần kinh hông to, liệt nửa người [8; 9]. Một số
nghiên cứu cho thấy nhĩ châm có tác dụng
giảm đau, giảm stress [8]. Thử nghiệm lâm
sàng trên 10 bệnh nhi ung thư điều trị hóa
TCNCYH 113 (4) - 2018 101
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
chất, bước đầu cho thấy có tác dụng giảm
buồn nôn và nôn [10]. Để có được bằng
chứng đầy đủ hơn về tác dụng dự phòng nôn
của điện châm trên bệnh nhân ung thư, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này tại khoa Ung
bướu Bệnh viện Phổi Trung ương với mục
tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm buồn nôn của
nhĩ châm bộ huyệt thần môn-vị-não trong điều
trị ung thư phổi bằng hóa chất.
2. Đánh giá tác dụng giảm nôn của nhĩ
châm bộ huyệt thần môn-vị-não trong điều trị
ung thư phổi bằng hóa chất.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Phổi Trung
ương, từ tháng 6/2014 đến tháng 1/2017.
2. Đối tượng
Bệnh nhân ung thư phế quản phổi được
điều trị hóa chất.
2.1. Tiêu chuẩn thu nhận
Bệnh nhân ung thư phổi phế quản có chỉ
định điều trị hóa chất Carboplastin hoặc
Ciplastin; Tuổi ≥ 18; Có buồn nôn trong lần
điều trị hóa chất trước tham gia nghiên cứu;
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Dị ứng với các thuốc chống nôn; Có bệnh
lý da tại vị trí nhĩ châm; Có bệnh lý là nguyên
nhân hoặc đang có tình trạng nôn, buồn nôn
cấp tính và mạn tính;
Tổn thương di căn não, màng não trên
chụp cắt lớp vi tính sọ não, nghi ngờ trên lâm
sàng (buồn nôn hoặc nôn do hội chứng tăng
áp lực nội sọ hoặc hội chứng màng não);
Bệnh nhân trong tình trạng đe dọa tính mạng:
suy hô hấp, suy tuần hoàn.
3. Phương pháp
3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối
chứng, mù đơn
- Bệnh nhân được chọn lựa ngẫu nhiên
vào các nhóm bằng bảng số.
+ Nhóm can thiệp: bệnh nhân ung thư phổi
được dự phòng nôn theo phác đồ chuẩn và
được gài kim tại các điểm thần môn, vị, não, ở
cả hai bên tai trước truyền hóa chất.
+ Nhóm chứng: bệnh nhân ung thư phổi
được dự phòng nôn theo phác đồ chuẩn và
dán các điểm sau tai trước truyền hóa chất.
3.2. Công thức tính cỡ mẫu
n = [(Zα/2 + Zβ)
2 × {(p1 (1-p1) + (p2 (1 -
p2))}]/(p1 - p2)2 = 42
n = cỡ mẫu của mỗi nhóm;
p1: Tỉ lệ nôn ở nhóm được dùng thuốc
chống nôn (40%).
p2: Tỉ lệ nôn ở nhóm được dùng thuốc
chống nôn + nhĩ châm (14%).
p1 - p2 = Giả định khác biệt giữa hai nhóm
= 0,28.
Zα/2: mức độ ý nghĩa thống kê, với 5% là
1,96; Zβ: độ mạnh, với 80% là 0,84.
Cỡ mẫu nghiên cứu là 45 bệnh nhân cho
mỗi nhóm.
3.3. Các kỹ thuật và nguyên liệu sử
dụng trong nghiên cứu
3.3.1. Phác đồ điều trị hóa chất
Cisplastin 75 - 100 mg/m2 da +
Gemcitabine 1000 mg/m2 da.
Carboplatin 300 - 450 mg/m2 da +
Paclitaxel 170 - 175 mg/m2 da.
102 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
3.3.2. Phác đồ chống nôn
- Chất đối kháng thụ thể 5 - HT3.
Odansetron: 8 mg/4ml, tiêm tĩnh mạch
trước khi truyền hóa chất 30 phút.
Palononsetron: 0,25 mg/5ml, tiêm tĩnh
mạch trước khi truyền hóa chất 30 phút.
- Methyl prednisolon: 40mg x 2 lọ truyền
tĩnh mạch trước truyền hóa chất 30 phút.
- Thuốc Cimetidine: 20mg x 2ống tiêm tĩnh
mạch trước truyền hóa chất.
3.3.3. Nhĩ châm
- Kim nhĩ áp, vô khuẩn, dùng một lần, bằng
thép không gỉ, dài 1,5 mm, đường kính 0,2
mm. Đóng vỉ vô khuẩn 100 cái/hộp. Bảo quản
ở điều kiện thường.
- Các vị trí nhĩ châm:
Điểm thần môn: đỉnh hố tam giác, nơi gặp
nhau của 2 chân gờ đối vành.
Điểm vị: ở xoắn tai, sát đầu tận cùng của
rễ gờ vành xe.
Điểm não: giữa đối bình tai.
Bệnh nhân được gài kim ở cả 2 bên tai.
- Kim được lưu và bệnh nhân được hướng
dẫn tự ấn vào các vị trí gài kim.
Ngày đầu: bệnh nhân tự ấn vào các điểm
gài kim sau mỗi 3 tiếng kể từ sau khi kết thúc
truyền hóa chất.
Ngày 2 và 3: bệnh nhân tự ấn vào các
điểm gài kim vào các thời điểm trong ngày lúc
8h, 11h, 14h, 17h, 20h.
- Quy trình dán các điểm sau tai ở nhóm
đối chứng.
Bệnh nhân được dán tại 3 vị trí trên đường
song song và cách 1 cm với đường tiếp nối
loa tai và da đầu (A).
Điểm 1 là giao điểm của đường A với
đường này qua góc nhĩ luân và đầu.
Điểm 3 là giao điểm của đường A và
đường ngang qua góc dái tai và da đầu
Điểm 2 nằm giữ điểm 1 và 3.
Bệnh nhân được dán các điểm trên ở cả
hai bên tai.
4. Các biến số nghiên cứu
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên
cứu
Tuổi, giới, nghề nghiệp, giai đoạn bệnh,
các thuốc dùng trong phác đồ điều trị hóa
chất, số đợt điều trị hóa chất trước đây, tiền
sử nôn và buồn nôn.
4.2. Các biến số đánh giá tác dụng dự
phòng nôn
Tỉ lệ bệnh nhân buồn nôn, thời gian buồn
nôn, mức độ buồn nôn, tần suất buồn nôn
trong ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa chất, tần
suất nôn trong ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa
chất.
5. Thu thập số liệu
Số liệu được phân tích theo phương pháp
thống kê y sinh học trên phần mềm thống kê
SPSS 20.0.
6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được xem xét và chấp thuận
bởi hội đồng khoa học và y đức bệnh viện
Phổi Trung ương. Kết quả nghiên cứu đã
được thông qua theo quyết định số 1414/QĐ
BVPTƯ ngày 02/12/2016.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu – xã hội
học
Không có sự khác biệt về phân bố bệnh
nhân theo tuổi, giới và nghề nghiệp của bệnh
nhân nghiên cứu ở cả hai nhóm (p > 0,05).
TCNCYH 113 (4) - 2018 103
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Phân bố tuổi, giới, nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu
1.2. Một số đặc điểm bệnh lý và điều trị
Bảng 2. Phân loại bệnh nhân theo một số đặc điểm bệnh lý và điều trị
Chỉ số
Đối chứng Nhĩ châm Cộng
n = 45 % n = 45 % n = 90 %
Giai đoạn ung thư phổi
Giai đoạn 1 1 2,22 0 0 1 1,11
0,651 Giai đoạn 3 11 24,44 14 31,11 25 27,78
Giai đoạn 4 33 73,33 31 68,89 64 71,11
Hóa chất được sử dụng
Carboplatin 40 88,89 39 86,67 79 87,78
0,748
Cisplastin 5 11,11 6 13,33 11 12,22
Thuốc chống nôn được sử dụng
Odansetron (1) 32 68,89 35 77,78 67 73,34
0,767
Palonsetron (2) 8 17,78 6 13,33 14 15,56
(1) + (2) 5 11,11 4 8,89 9 10,00
p
Đối chứng Nhĩ châm Cộng p
n = 45 % n = 45 % n = 90 %
Tuổi (năm)
18 - 39 2 4,44 3 6,67 5 5,56
0,920
40 - 49 9 20 8 17,78 17 18,89
50 - 59 17 37,78 19 42,22 36 40
> = 60 17 37,78 15 33,33 32 35,56
Giới tính
Nam 39 86,67 37 82,22 76 84,44
0,561
Nữ 6 13,33 8 17,78 14 15,56
Nghề nghiệp
Công nhân 3 6,67 4 8,89 7 7,78
0,790
Làm ruộng 16 35,56 17 37,78 33 36,67
Công chức 2 4,44 1 2,22 3 3,33
Hưu trí 11 24,44 14 31,11 25 27,78
Khác 14 28,89 9 20 23 24,45
Chỉ số
104 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Không có sự khác biệt về giai đoạn bệnh, hóa chất và thuốc chống nôn được sử dụng ở 2
nhóm (p > 0,05). Đa số ở giai đoạn 3 và 4 (98,89%) sử dụng Carboplatin (87,78%) và chống nôn
bằng Odansetron (73,24%).
3.2. Tác dụng dự phòng buồn nôn, nôn do truyền hóa chất của nhĩ châm
3.2.1. Tác dụng giảm buồn nôn do truyền hóa chất
3.2.1.1. Tác dụng lên thời điểm buồn nôn
Bảng 3. Tỉ lệ bệnh nhân buồn nôn tại các thời điểm
Chỉ số Đối chứng Nhĩ châm p
n % n %
Ngay sau truyền hóa chất 11 24,44 4 8,89 0,048
Ngày 1 sau truyền hóa chất 15 33,33 12 26,67 0,490
Ngày 2 sau truyền hóa chất 21 46,67 19 42,22 1
Ngày 3 sau truyền hóa chất 21 46,67 15 33,33 0,280
p 0,180 0,004
Ngay sau truyền hóa chất tỉ lệ buồn nôn ở nhóm nhĩ châm (8,89%) thấp hơn nhóm đối chứng
(24,44%) với p < 0,05. Ngày 1, 2, 3 sau truyền hóa chất, tỉ lệ này của 2 nhóm không có sự khác
biệt (p > 0,05).
Bảng 4. Thời gian xuất hiện buồn nôn sau truyền hóa chất
Đối chứng Nhĩ châm
p
n ± SD(giờ) n ± SD(giờ)
Thời gian xuất hiện 33 0,58 ± 0,90 27 24,75 ± 47,5 0,111
Thời điểm nặng nhất 33 8,80 ± 9,90 27 31,95 ± 35,06 0,049
Chỉ số
Thời gian trung bình xuất hiện buồn nôn sau truyền hóa chất của 2 nhóm không có sự khác
biệt (p > 0,05). Thời điểm buồn nôn nặng nhất của nhóm đối chứng sau truyền hóa chất sớm hơn
nhóm nhĩ châm với p < 0,05.
3.2.1.2. Tác dụng lên mức độ buồn nôn
X X
TCNCYH 113 (4) - 2018 105
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Thời điểm
Đối chứng Nhĩ châm p
n % n %
Ngày 1
Nhẹ 7 46,67 8 66,67
0,299
Trung bình 8 53,33 4 33,33
Ngày 2
Nhẹ 10 47,62 15 78,95
0,095 Trung bình 9 42,86 3 15,79
Nặng 2 9,52 1 5,26
Ngày 3
Nhẹ 11 62,39 11 73,34
0,529 Trung bình 7 33,33 3 20
Nặng 3 14,29 1 6,67
Mức độ buồn nôn 2 nhóm ngày 1, 2, 3 không khác biệt (p > 0,05).
3.2.2. Tác dụng giảm nôn
3.2.2.1. Tác dụng lên tỉ lệ nôn
Bảng 6. Tỉ lệ bệnh nhân nôn do truyền hóa chất trước và sau can thiệp
Chỉ số
Đối chứng Nhĩ châm
n = 45 % n = 45 %
Trước can thiệp 11 24,44 17 37,78 0,172
Sau can thiệp 16 35,56 7 15,56 0,03
p 0,357 0,031
p
Tỉ lệ nôn trước can thiệp của 2 nhóm tương đương nhau với p > 0,05. Sau can thiệp, tỉ lệ nôn
của nhóm nhĩ châm thấp hơn so với nhóm đối chứng và trước can thiệp với p < 0,05.
3.2.2.2. Tác dụng lên thời điểm nôn
Bảng 7. Tỉ lệ bệnh nhân nôn tại các thời điểm
Đối chứng Nhĩ châm p (đc-nc)
n = 45 % n = 45 %
Ngay sau truyền hóa chất 7 15,56 1 2,22 0,026
Ngày thứ 1 sau THC 4 8,89 4 8,89 1
Ngày thứ 2 sau THC 9 20,00 4 8,89 0,134
Ngày thứ 3 sau THC 7 15,56 3 6,67 0,18
p 0,528 0,543
Chỉ số
Bảng 5. Mức độ buồn nôn trung bình sau truyền hóa chất
106 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỉ lệ bệnh nhân nôn ngay sau truyền hóa chất của nhóm nhĩ châm (2,22%) thấp hơn nhóm đối
chứng (15,56%) (p < 0,05). Tỉ lệ nôn ở ngày thứ 1, 2, 3 sau truyền hóa chất ở 2 nhóm là tương
đương nhau (p > 0,05).
3.2.2.3. Tác dụng lên mức độ nôn
Bảng 9. Mức độ nôn trung bình sau truyền hóa chất
Chỉ số
Đối chứng Nhĩ châm
p
n % n %
Ngày 1
Nhẹ 2 40 2 50
0,325 Trung bình 1 20 2 50
Nặng 2 40 0
Ngày 2
Nhẹ 1 11,11 1 25
1 Trung bình 6 66,67 2 50
Nặng 2 22,22 1 25
Ngày 3
Nhẹ 2 25 2 50
Trung bình 2 25 2 50
Nặng 4 50 0 0
0,223
Sự khác biệt mức độ nôn của 2 nhóm ở các thời điểm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng, mù đơn được thực hiện trên 90 bệnh
nhân ung thư phổi điều trị hóa chất
carboplastin hoặc ciplastin, được dự phòng
nôn bằng phác đồ nền, trong đó 45 bệnh nhân
được kết hợp dự phòng nôn bằng nhĩ châm
bộ huyệt Não – Vị - Thần môn và 45 bệnh
nhân giả châm cứu. Không có sự khác biệt về
phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới và nghề
nghiệp, giai đoạn bệnh, hóa chất và thuốc
chống nôn được sử dụng ở 2 nhóm. Đa số
bệnh nhân ở độ tuổi 41 - 60 tuổi (58,89%) là
nam giới (82,22%), làm nông nghiệp
(36,67%), ở giai đoạn 3 và 4 (98,89%) sử
dụng Carboplatin (87,78%) và chống nôn
bằng Odansetron (73,24%).
Buồn nôn và nôn là biến chứng nặng và
thường gặp ở các bệnh điều trị hóa chất. Cảm
giác buồn nôn gây khó chịu, mệt mỏi cho
người bệnh, hạn chế người bệnh trong các
sinh hoạt thường ngày [3]. Trong nghiên cứu
này tỉ lệ buồn nôn của nhóm đối chứng và
nhóm nhĩ châm tại các thời điểm ngay sau
truyền hóa chất (24,44% và 8,89%), sau
truyền hóa chất ngày thứ 1 (33,33% và
26,67%), ngày thứ 2 (42,22% và 42,22%) và
ngày thứ 3 (44,44% và 33,33%), trong đó kết
quả cho thấy tỉ lệ buồn nôn ngay sau truyền
hóa chất của nhóm nhĩ châm thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng. Thời
gian trung bình xuất hiện buồn nôn của nhóm
đối chứng là khá sớm (0,58 ± 0,9 giờ) từ lúc
TCNCYH 113 (4) - 2018 107
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
truyền hóa chất, trong khi thời gian này ở
nhóm nhĩ châm là muộn hơn (24,75 ± 47,5
giờ), tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý
nghĩa thống kê. Đáng chú ý là thời điểm buồn
nôn nặng nhất của nhóm nhĩ châm (31,95 ±
35,06 giờ) muộn hơn rõ rệt so với thời điểm
này của nhóm chứng (8,8 ± 9,9 giờ). Về tác
dụng lên mức độ buồn nôn, chưa thấy sự
khác biệt về mức độ buồn nôn của 2 nhóm ở
các thời điểm. Tác dụng giảm buồn nôn đặc
biệt là buồn nôn cấp có vai trò quan trọng đối
với bệnh nhân điều trị hóa chất vì trong 24 giờ
đầu là thời gian bệnh nhân phải truyền hóa
chất nằm tại chổ, có nhiều lo lắng, mệt mỏi.
Việc giảm cảm giác buồn nôn trong thời gian
này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
cho bệnh nhân.
Nôn là tác dụng không mong muốn do
truyền hóa chất gây ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe người bệnh cũng như việc sử dụng các
thuốc điều trị bằng đường uống kèm theo [3].
Kết quả bảng 5 cho thấy tỉ lệ nôn của nhóm
đối chứng (35,56%) trong lần truyền hóa chất
này cao hơn nhóm nhĩ châm. Đáng chú ý tỉ lệ
nôn của nhóm nhĩ châm trong lần truyền hóa
chất này (15,56%) thấp hơn rõ rệt lần truyền
hóa chất trước can thiệp (37,78%), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy
nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não có tác
dụng giảm tỉ lệ nôn do truyền hóa chất. Về tác
dụng lên thời điểm nôn, kết quả bảng 6 cho
thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ nôn của
các nhóm tại các thời điểm. Mặc dù nhĩ châm
có tác dụng làm giảm buồn nôn cấp tính
nhưng tác dụng lên thời điểm nôn lại không rõ
ràng, điều này có thể do số lượng bệnh nhân
có nôn trong nghiên cứu còn ít (16/45 của
nhóm đối chứng và 7/45 của nhóm nhĩ châm)
vì vậy cần tiếp tục đánh giá thêm với số lượng
bệnh nhân có nôn lớn hơn ở cả 2 nhóm để
thấy được tác dụng của nhĩ châm trên tỉ lệ
nôn. Đánh giá chi tiết về mức độ nôn của
bệnh nhân vào các thời điểm, kết quả bảng 7
cho thấy đa số bệnh nhân nghiên cứu có mức
độ nôn nhẹ và trung bình phù hợp với kết quả
đã phân tích ở trên, đa số bệnh nhân nghiên
cứu được hóa chất có tác dụng phụ gây nôn
nhẹ và trung bình là carboplatin [3]. Kết quả
bảng 7 cũng cho thấy nhóm đối chứng có tỉ lệ
nôn trung bình, và nặng vào ngày 1 sau truyền
hóa chất (60%), ngày 2 (88,89%), ngày 3
(75%), có xu hướng cao hơn nhóm nhĩ châm
với tỉ lệ tương ứng là 50%, 75% và 5%. Tuy
nhiên, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống
kê.
Giảm buồn nôn và nôn là một trong những
vấn đề khó khăn trong chăm sóc giảm nhẹ
cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất vì
nôn không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người bệnh mà còn dẫn đến
tình trạng suy kiệt của người bệnh do không
ăn uống được và mất điện giải do nôn. Tác
động lên huyệt ở loa tai là phương pháp để
chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên việc lập
lại hoạt động bình thường của các rối loạn
trong cơ thể thông qua kích thích các huyệt ở
tai. Tác dụng điều trị bệnh được cho là do các
tác động lên hệ thần kinh giao cảm và phó
giao cảm. Đây là phương pháp gây ra các đáp
ứng được cho là tác động lên các nhóm tế
bào đa năng chứa thông tin của toàn bộ các
cơ quan và tạo ra các đáp ứng lên từng cơ
quan khác nhau của cơ thể thông qua thu
thập thông tin thêm từ các tế bào vỏ não liên
quan tới các phần của cơ thể. Do đó việc tác
động lên các điểm phản ứng ở tai có thể làm
giảm triệu chứng của các bệnh ở vị trí khác
[9]. Kết quả này cũng bước đầu cho thấy nhĩ
108 TCNCYH 113 (4) - 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
châm bộ huyệt thần môn - vị - não có tác dụng
giảm tỉ lệ nôn, có xu hướng giảm mức độ nôn.
V. KẾT LUẬN
Nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não có
tác dụng giảm tỉ lệ buồn nôn cấp tính nhưng
chưa thấy tác dụng lên mức độ buồn nôn.
Nhĩ châm bộ huyệt thần môn - vị - não có
tác dụng giảm tỉ lệ nôn ở nhóm nhĩ châm
nhưng chưa thấy tác dụng lên mức độ buồn
nôn và mức độ nôn.
Lời cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Phổi
Trung ương, Khoa Ung bướu - Bệnh viện Phổi
Trung ương tạo điều kiện cho chúng tôi triển
khai nghiên cứu này. Trân trọng cảm ơn sự hỗ
trợ tài chính đối với nghiên cứu của Quỹ Học
Mãi Việt Nam - Australia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Quân (2007). Phân loại mô
bệnh học ung thư phế quản theo phân loại
của Tổ chức y tế thế giới - 1999. Tạp chí Y
học Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, 11(3)
Chuyên đề: Giải phẫu bệnh - Tế bào học, 47.
2. GLOBOCAN 2008 (IARC) (2008),
Section of Cancer Information, accessed
24/5/2013).
3. Doranne L. Hilarius, Paul H. Kloeg,
Elsken van der Wall et al (2012).
Chemotherapy - induced nausea and vomiting
in daily clinical practice: a community hospital-
based study. Support Care Cancer, 20, 107 –
117.
4. Schmoll HJ, Aapro MS, Poli-Bigelli S
et al (2006). Comparison of an aprepitant
regimen with a multiple-day ondansetron
regimen, both with dexamethasone, for
antiemetic efficacy in high-dose cisplatin
treatment. Ann Oncol 2006; 17,1000.
5. Dundee JW, McMillan CM (1990).
Clinical uses of P6 acupuncture antiemesis.
Acupuncture Electrotherapeutics and
Research, 15(3-4), 211 - 215.
6. Ezzo J, Richardson MA, Vickers A et
al (2011). Acupuncture-point stimulation for
chemotherapy-induced nausea or vomiting
(Review). The Cochrane Library, 3.
7. Pan XC, Morrison RS, Ness J, Fugh-
Berman A, Leipzig RM (2000).
Complementary and alternative medicine in
the management of pain, dyspnea, and
nausea and vomiting near the end of life: A
systematic review. Journal of Pain and
Symptom Management, 20(5), 374 - 87.
8. Trường Đại học Y Hà Nội (2005).
“Châm ở vành tai”, Bài giảng Y học cổ truyền
tập 2. Nhà xuất bản Y học, 469 - 466.
9. Luigi G, Fabio F (2007). Ear
acupuncture in Euro traditional Medicine,
eCAM 2007; 4(S1),13 - 16.
10. Yeh CH, Chien LC, Chiang YC et al
(2012). Reduction in nausea and vomiting in
children undergoing cancer chemotherapy by
either appropriate or sham auricular
acupuncture points with standard care. J
Altern Complement Med, 18(4), 334 - 340.
Summary
EFFECTS OF AURICULAR ACUPUNCTURE ON CHEMOTHERAPY-
INDUCED NAUSEA AND VOMITING IN LUNG CANCER
Nausea and vomiting are the common complications of chemotherapy in lung cancer patients.
The purposes of this research are (1) Evaluating the effects of auricular acupuncture on reduced
TCNCYH 113 (4) - 2018 109
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nausea in chemotherapy for lung cancer. (2) Evaluating the effects of auricular acupuncture on
reduced vomiting in chemotherapy for lung cancer. In randomized, single blind, controlled clinical
trials on 90 lung cancer patients treated with carboplastin or ciplastin, 45 subjects used auricular
acupuncture in combination with the standard antiemetic regimen and 45 subjects used sham
auricular acupuncture in combination with the standard antiemetic regimen. The results show that
auricular acupuncture reduced the proportion of acute nausea (proportion of nausea in auricular
acupuncture group and sham auricular acupuncture group were 8.89% and 24.44%) and reduced
the proportion of vomiting in auricular acupuncture group (before and after intervention are
37.78% and 15.56%) with p > 0.05. We have not seen any effect of aricular acupuncture on the
level of severity of nausea and vomiting (p < 0.05).
Key words: auricular acupuncture, chemotherapy-induced nausea and vomiting, traditional
medicine
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tac_dung_du_phong_buon_non_va_non_cua_nhi_cham_bo_huyet_than.pdf