Tác dụng kiểu Estrogen của viên nang mầm đậu nành

KẾT LUẬN Viên nang mầm đậu nành (MDN) đã thể hiện tác dụng kiểu estrogen trên chuột nhắt trắng như sau: Trên chuột nhắt cái trưởng thành bình thường: - Ở liều uống 1 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành không làm thay đổi trọng lượng tử cung-buồng trứng cũng như thể trọng chuột; - Ở liều uống 2 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cungbuồng trứng (29,10% so với nhóm chứng, P < 0,05) và giảm thể trọng chuột (9,49% so với ban đầu, P < 0,05). Trên chuột nhắt cái giảm năng sinh dục (cắt hai buồng trứng): - Ở liều uống 1 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cung (119,54% so với nhóm chứng, P < 0,05), giảm thể trọng (13,13% so với nhóm chứng, P < 0,05), thể hiện khuynh hướng tăng nồng độ 17β-estradiol huyết tương (15,5% so với nhóm chứng, P > 0,05). - Ở liều uống 2 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cung (119,77% so với chứng, P < 0,05), giảm thể trọng (17,65% so với nhóm chứng, P < 0,05), thể hiện khuynh hướng tăng nồng độ 17β-estradiol huyết tương (32,44% so với nhóm chứng, P > 0,05). Những kết quả thực nghiệm này cho thấy viên nang mầm đậu nành (MDN) có nhiều triển vọng trong việc dự phòng và hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thiếu hụt estrogen trên phụ nữ. Cần tiếp tục các thử nghiệm dò liều tác dụng tối ưu và khảo sát độc tính trường diễn của chế phẩm, làm cơ sở cho những nghiên cứu triển khai trên lâm sàng sau này.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng kiểu Estrogen của viên nang mầm đậu nành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 100 TÁC DỤNG KIỂU ESTROGEN CỦA VIÊN NANG MẦM ĐẬU NÀNH Vũ Thị Hiệp*, Nguyễn Phương Dung* TÓM TẮT Tình hình nghiên cứu và Mục tiêu: Tính đến nay, khá nhiều chế phẩm từ thảo dược và thực phẩm bổ sung với thành phần chủ yếu là estrogen thực vật được chế tạo để ngăn ngừa và điều trị các bệnh nội tiết. Nhằm mục đích ứng dụng nguồn dược liệu sẵn có tại Việt nam, chúng tôi tiến hành khảo sát tác dụng kiểu estrogen của viên nang mầm đậu nành (MDN) trên chuột nhắt cái bình thường và giảm năng sinh dục sau cắt hai buồng trứng. Phương pháp: Sử dụng kỹ thuật ELISA để định lượng 17β-estradiol huyết tương trong chuột giảm năng sinh dục (cắt hai buồng trứng). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn bộ kít E2-EASIA-GenWay (chuyên dụng với chuột nhắt và chuột cống), đồng thời chọn đối chứng dương là genistein (tiêm dưới da, 25mg/kg thể trọng). Đồng thời, trọng lượng cơ quan sinh dục cũng là chỉ tiêu quan sát của đề tài. Kết quả: Viên nang mầm đậu nành MDN (2 viên/kg) thể hiện tác dụng kiểu estrogen chuột bình thường và chuột giảm năng sinh dục sau uống 15 ngày. Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương chuột giảm năng sinh dục điều trị bằng MDN cao hơn nhóm không điều trị (32,44%, P > 0,05). Đặc biệt, so với nhóm chứng, ở liều 1 – 2 viên/kg, MDN làm tăng trọng lượng cơ quan sinh dục tương tự thuốc đối chứng genistein uy Kết luận: Những kết quả này là cơ sở cho những nghiên cứu triển khai tiếp theo về tác dụng kiểu estrogen thực vật của viên nang mầm đậu nành. Từ khóa: Mầm đậu nành, MDN, tác dụng kiểu estrogen, chuột nhắt giảm năng sinh dục, nồng độ 17β- estradiol. ABSTRACT ESTROGENIC EFFECTS OF CAPSULE FROM BUD OF SOYBEAN Vu Thi Hiep, Nguyen Phuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 100 - 105 Background and Objectives: From today, a lot of medicinal plant and dietary supplement which mainly contains phytoestrogen are produced for prevention and treatment of endocrine diseases. In the aim of applying natural resources in Vietnamese, the study determined estrogenic effects of capsule from bud of soybean (MDN) on normal and ovariectomized- mice. Methods: The ELISA technique was applied to determine the plasma content of 17β-estradiol in ovariectomizide mice (OVX mice). The E2-EASIA-GenWay kit (for mouse and rat) was selected. Genistein (sc, 25mg/kg body weight) was used as positive control. The weight of reproductive organs was also determined. Results: The results revealed that MDN (2 caps/kg) induced estrogenic effects in normal mice and ovariectomized mice subjected to 15-day oral. The plasma 17β-estradiol contents in ovariectomized mice after administration of MDN were higher than untreated control (about 32.44%, P > 0.05). In addition, ovariectomized mice administered MDN (1 - 2 caps/kg) as well as genistein had weight of reproductive organs significantly higher than control group. Conclusion: The results from this research will be useful for advanced study on MDN as a phytoestrogen ∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Phương Dung ĐT: 0988202625 Email: phuongdung463@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 101 potential. Keywords: Bud of soybean, MDN, estrogenic effect, ovariectomized mice, 17β-estradiol content. ĐẶT VẤN ĐỀ Ứng dụng hợp chất thiên nhiên có hoạt tính estrogen (phytoestrogen) để cải thiện các triệu chứng suy giảm nội tiết sinh dục nữ là một hướng nghiên cứu được quan tâm (1) do ưu điểm nổi bật là ít gây tác dụng bất lợi so với liệu pháp hormon thay thế (Hormone Replacement Therapy, HRT) sử dụng các hormon tổng hợp. Genistein, có nhiều mầm đậu nành, vẫn được xem là có hoạt tính estrogen mạnh nhất (2). Bên cạnh các công bố quốc tế, ở Việt Nam, cao chiết từ mầm hạt đậu nành đã được chứng minh có tác dụng kiểu estrogen trên chuột nhắt trắng (3). Đây là dược liệu có khả năng nuôi trồng nhân tạo ở quy mô lớn với quy trình ngắn ngày và đơn giản. Vì thế, mầm đậu nành là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho việc sản xuất các chế phẩm ứng dụng để hỗ trợ điều trị các rối loạn nội tiết trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Với mục tiêu ứng dụng nguồn dược liệu trong nước có tác dụng phòng và hạn chế các rối loạn nội tiết liên quan đến thiếu hụt estrogen, phạm vi nghiên cứu của đề tài này là đánh giá tác dụng kiểu nội tiết sinh dục nữ của viên nang mầm đậu nành (MDN) trên chuột nhắt cái trưởng thành bình thường và giảm năng sinh dục. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mầm đậu nành (MDN) đóng viên nang số 0, hàm lượng genistein trung bình 0,21 mg/viên được bào chế bởi Bộ môn Bào chế Đông dược. Liều dự kiến sử dụng trên người là 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày. Khi sử dụng, gỡ bỏ vỏ nang, lấy bột viên hòa trong nước cất, cho chuột uống hàng ngày vào thời điểm 8 - 9 giờ sáng. Động vật nghiên cứu Chuột nhắt trắng cái trưởng thành, chủng Swiss albino, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế – Nha Trang, 7-8 tuần tuổi, trọng lượng 23-25 g. Chuột được nuôi trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng và điều kiện chiếu sáng. Thể tích cho uống hoặc tiêm là 10 ml/kg thể trọng chuột. Hóa chất Estradiol valerate (Progynova®, Bayer Co. Germany, chứa estradiol valerat 2 mg/viên) liều 0,1 mg/kg pha trong dầu ôliu, đường uống. Genistein (Sigma Ltd. Co.), liều 25 mg/kg pha trong dầu ôliu, tiêm dưới da. Phương pháp Khảo sát độc tính cấp đường uống (5) Chia chuột nhắt thành các lô tương tự, mỗi lô 6 – 10 chuột. Những chuột trong cùng một lô sẽ nhận cùng một liều chất khảo sát. Sự đánh giá dựa vào phản ứng toàn ứng hay bất ứng (sống hay chết) nhận thấy ở mỗi chuột trong nhóm sau 72 giờ. Chuột được tiếp tục theo dõi sau 14 ngày uống để ghi nhận những triệu chứng bất thường (nếu có). Xác định liều gây chết 50% súc vật thử nghiệm (LD50) theo công thức Karber – Behrens, hoặc liều dưới liều chết (D0), hoặc liều tương đối an toàn (Ds), liều lớn nhất đã thử (Dmax) để làm cơ sở tính liều cho các thử nghiệm dược lý tiếp theo. Mô hình chuột nhắt trắng giảm năng sinh dục(4,5) Gây mê chuột nhắt bằng ether. Cắt hai đường dài khoảng 0,5 cm ngang lưng chuột ở hai bên trái và phải, tính từ đốt sống thứ 4 và kéo 2 buồng trứng ra ngoài. Cột chặt một phần ống dẫn trứng, sau đó cắt bỏ 2 buồng trứng. Khâu vết mổ bằng chỉ vô trùng và sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn iod (Povidine®). Sau 2 tuần ổn định chuột, khảo sát vết phết dịch nhờn âm đạo trong 5 ngày để xác định chuột đã bị cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng. Loại bỏ các động vật có các vết phết động dục dương tính (giai đoạn estrus) trong 3 ngày cuối. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 102 Cho uống một liều estrogen mồi (Progynova® pha trong dầu ôliu), khảo sát vết phết dịch nhờn âm đạo trong 3 ngày để xác định khả năng đáp ứng của động vật. Những chuột không cho các vết phết động dục dương tính, nghĩa là không có đáp ứng, sẽ bị loại bỏ. Khảo sát trọng lượng tử cung hoặc tử cung- buồng trứng của chuột nhắt theo phương pháp Astwood.(4) Tác động kiểu estrogen của thuốc thử nghiệm được đánh giá qua sự thay đổi trọng lượng tử cung-buồng trứng ở chuột bình thường và trọng lượng tử cung ở chuột bị cắt 2 buồng trứng. Chuột trưởng thành bình thường và chuột bị giảm năng sinh dục được cho uống thuốc thử nghiệm trong 15 ngày. 24 giờ sau lần dùng thuốc cuối cùng, giết chuột. Giải phẫu, cân và tính trọng lượng tử cung, buồng trứng (mg %) theo công thức: X = (P2/P1) × 100. Trong đó: P1 là thể trọng chuột sau 15 ngày uống thuốc thử nghiệm, P2 là trọng lượng tử cung-buồng trứng. Phương pháp định lượng 17β-estradiol trong huyết tương bằng kỹ thuật ELISA Thực hiện theo nguyên tắc ELISA cạnh tranh theo quy trình phân tích của nhà sản xuất (GenWay Biotech Inc.) kèm theo bộ kít định lượng 17β-estradiol chuyên dụng với chuột nhắt và chuột cống (E2-EASIA Kit). Nồng độ estradiol trong mẫu thử được xác định bằng cách tham chiếu trên đường cong chuẩn. Chuột trưởng thành và chuột bị giảm năng sinh dục được cho uống thuốc thử nghiệm trong 15 ngày. 24 giờ sau lần dùng thuốc cuối cùng, lấy máu đuôi định lượng nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm. Số liệu thực nghiệm được biểu thị bằng M ± SEM (Standard error of the mean – sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và Student- Newman-Keuls test (phần mềm SigmaStat 3.5). Kết quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi P < 0,05 so với lô chứng. KẾT QUẢ Độc tính cấp đường uống Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, với liều tối đa có thể cho uống viên MDN trên chuột nhắt trắng được ghi nhận là 6,05 g bột viên/kg thể trọng chuột (tương đương với 16 viên/kg thể trọng chuột) có phân suất tử vong là 0% và không thể xác định được LD50. Dựa vào liều lớn nhất đã thử, chúng tôi xác định Dmax = 16 viên/kg thể trọng chuột và chọn 2 liều để tiến hành khảo sát tác dụng dược lý là: 1 viên/kg (1/16 Dmax), 2 viên/kg (1/8Dmax). Trọng lượng tử cung-buồng trứng của chuột nhắt Trên chuột trưởng thành bình thường, trọng lượng tử cung-buồng trứng của lô dùng thuốc đối chiếu genistein tăng 121,75% (P < 0,05). Trọng lượng tử cung-buống trứng của chuột uống MDN liều 1 viên/kg không khác biệt so với chứng (P > 0,05). Nhưng, ở liều uống 2 viên/kg, MDN làm tăng 29,1% trọng lượng tử cung- buồng trứng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05) (Bảng 1). Bảng 1. Trọng lượng tử cung-buồng trứng của chuột bình thường Lô n Liều Trọng lượng tử cung-buồng trứng (mg%) So với chứng bình thường (%) Chứng bình thường 13 - 133,13 ± 8,52 100 MDN-1 12 1 viên/kg 124,43 ± 6,55 93,47 MDN-2 12 2 viên/kg 171,86 ± 13,83* 129,10 Genistein 12 25 mg/kg 295,21 ± 88,59* 221,75 * P < 0,05 so với lô chứng Trên chuột bị giảm năng sinh dục, trọng lượng tử cung giảm chỉ còn 35,37% so với lô chứng bình thường (P < 0,05). So với lô chứng giảm năng sinh dục, trọng lượng tử cung của chuột dùng thuốc đối chiếu genistein (s.c, 25mg/kg) tăng 44,62% (P < 0,05). Trong khi đó, trọng lượng tử cung của lô Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 103 MDN liều 1 viên/kg và 2 viên/kg đều tăng khoảng 119% (P < 0,05) so với lô chứng và cao hơn 75% so với chuột được tiêm genistein (P < 0,05) (Bảng 2). Bảng 2. Trọng lượng tử cung của chuột giảm năng sinh dục. Lô n Liều Trọng lượng tử cung (mg%) So với chứng bình thường (%) So với chứng giảm năng sinh dục (%) Chứng bình thường 13 - 133,13 ± 8,52 100 282,71 Chứng giảm năng sinh dục 15 - 47,09 ± 2,51* 35,37% 100 MDN-1 15 1 viên/kg 103,38 ± 5,70# 77,65 219,54 MDN-2 12 2 viên/kg 103,49 ± 8,89# 77,74 219,77 Genistein 12 25 mg/kg 68,10 ± 10,59# 51,15 144,62 *P < 0,05 so với lô chứng bình thường; # P < 0,05 so với lô chứng giảm năng sinh dục Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương chuột nhắt Trên chuột nhắt giảm năng sinh dục, nồng độ 17β-estradiol giảm có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường. Kết quả ở bảng 3 cho thấy nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương của chuột tiêm thuốc đối chiếu genistein tăng 113,86% (P < 0,05), trong khi lô uống viên MDN tăng 15,5% (liều 1 viên/kg) và 32,44% (liều 2 viên/kg) nhưng chưa đạt ý nghĩa thống kê so với chứng. Bảng 3. Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương của các lô chuột bị gây giảm năng sinh dục. Lô n Liều 17 β-estradiol (pg/ml) So với chứng bình thường (%) So với chứng giảm năng sinh dục (%) Chứng bình thường 12 - 18,66 ± 1,47 100 179,60 Chứng giảm năng sinh dục 9 - 10,39 ± 0,74* 55,68 100 MDN-1 10 1 viên/kg 12,0 ± 3,31 64,31 115,50 MDN-2 11 2 viên/kg 13,76 ± 2,09 73,74 132,44 Genistein 12 25 mg/kg 22,22 ± 6,90# 119,08 213,86 *P < 0,05 so với lô chứng bình thường; # P < 0,05 so với lô chứng giảm năng sinh dục. Thể trọng chuột nhắt trước và sau thử nghiệm. Trên chuột bình thường uống nước cất, hoặc uống viên MDN (1 viên/kg) thể trọng chuột sau 15 ngày khác biệt không ý nghĩa thống kê so với trước thử nghiệm. Trong khi đó, ở lô uống MDN liều 2 viên/kg, thể trọng giảm 9,59% (P < 0,05) so với trước thử nghiệm (Bảng 4). Bảng 4. Thể trọng chuột bình thường (g). Lô n Liều Thể trọng (g) Trước thử nghiệm Sau 15 ngày Chứng bình thường 12 - 28,23 ± 1,12 (100%) 27,77 ± 1,25 (98,37%) MDN-1 12 1 viên/kg 23,75 ± 0,48 (100%) 24,33 ± 0,99 (102,44%) MDN-2 12 2 viên/kg 25,50 ± 1,03 (100%) 23,08±0,63* (90,51%) *P < 0,05 so với trước thử nghiệm. Bảng 5. Thể trọng của chuột bị giảm năng sinh dục. Lô n Liều Thể trọng (g) Trước thử nghiệm Sau 15 ngày Chứng bình thường 12 - 28,23 ± 1,12 (100%) 27,77 ± 1,25 (98,37%) Chứng giảm năng sinh dục 15 - 28,93 ± 0,69 (100%) 32,13 ± 1,03* (111,06%) MDN-1 15 1 viên/kg 29,0 ± 0,97 (100%) 28,4 ± 0,56# (97,93%) MDN-2 15 2 viên/kg 27,75 ± 0,84 (100%) 25,92 ± 1,14# (93,41%) *P < 0,05 so với lô chứng bình thường; # P < 0,05 so với lô chứng giảm năng sinh dục. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 104 Ở lô chuột giảm năng sinh dục, thể trọng tăng 12,68% so với chứng bình thường (P < 0,05). Thể trọng của chuột giảm năng sinh dục uống viên MDN liều 1 viên/kg và liều 2 viên/kg thể trọng đều khác biệt không ý nghĩa thống kê so với lô chứng bình thường và giảm (lần lượt 13,13% và 17,65%) chuột giảm năng sinh dục có ý nghĩa thống kê (Bảng 5). BÀN LUẬN Tính an toàn của viên nang mầm đậu nành Viên MDN chưa thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng. Ở liều cao nhất có thể đưa trực tiếp vào dạ dày (16 viên/kg thể trọng chuột), không có chuột chết trong 72 giờ sau uống thuốc. Ngoài ra, cũng không ghi nhận các triệu chứng bất thường trong suốt 14 ngày tiếp theo. Nếu tính theo liều dự kiến sử dụng trên người (1 - 2 viên/lần x 2 lần/ngày) thì liều này tương đương 10 lần liều sử dụng trên người, kết quả thử nghiệm độc tính cấp cho thấy chế phẩm tương đối an toàn. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ tiến hành thử nghiệm độc tính cấp nhằm mục đích làm cơ sở cho việc xác định liều lượng cho các thử nghiệm dược lý tiếp theo. Dựa trên Dmax = 16 viên/kg thể trọng chuột, chúng tôi đã chọn 2 liều để tiến hành khảo sát một số tác dụng dược lý là 1 viên/kg (1/16 Dmax) và 2 viên/kg (1/8Dmax). Để có đủ cơ sở đánh giá tính an toàn của chế phẩm phục vụ cho các nghiên cứu lâm sang, cần phải khảo sát độc tính trường diễn. Phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục trong bước triển khai kế tiếp. Tác dụng kiểu estrogen của viên nang mầm đậu nành Các nghiên cứu in vivo để khảo sát tác dụng kiểu estrogen của những phytoestrogen thường lựa chọn các đối tượng như động vật chưa trưởng thành (hoạt động của nội tiết tố sinh dục chưa hoàn chỉnh), hoặc động vật bị hủy tuyến yên (cơ quan trung ương điều hành hoạt động của các cơ quan sinh dục), hoặc động vật giảm năng sinh dục (cắt hai buồng trứng để loại ảnh hưởng của các estrogen nội sinh). Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là chuột nhắt cái bị cắt hai buồng trứng để khảo sát tác dụng kiểu estrogen của viên MDN. Kết quả nghiên cứu cho thấy viên MDN thể hiện tác dụng estrogen trên trọng lượng cơ quan sinh dục (tử cung, buồng trứng) của chuột trưởng thành bình thường và chuột giảm năng sinh dục. Tác dụng của viên MDN trên trọng lượng tử cung chuột giảm năng sinh dục thể hiện rõ hơn nhóm dùng genistein, mặc dù hàm lượng genistein trong MDN chỉ khoảng 1 - 2% so với thuốc đối chứng. Genistein là một phytoestrogen thuộc nhóm các isoflavon được tìm thấy nhiều nhất trong mầm đậu nành và hiện được xem là có hoạt tính kiểu estrogen mạnh nhất trong các nhóm hợp chất từ thảo dược (2). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, viên MDN chưa thể hiện tác dụng điển hình trên nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương so với genistein. Điều này có thể giải thích do liều lượng, thời gian sử dụng hoặc hàm lượng của phytoestrogen trong viên MDN (0,21 – 0,42 mg/viên/kg) không tương đồng với nhóm đối chiếu dương dùng genistein (25 mg/kg) và chưa đạt ngưỡng có hoạt tính trực tiếp trên sinh tổng hợp estrogen mạnh như thuốc đối chiếu. Ở đa số phụ nữ độ tuổi 40-50, sự tăng cân bắt đầu ở giai đoạn tiền mãn kinh và kéo dài sang giai đoạn sau mãn kinh. Có nhiều yếu tố liên quan đến sự tăng cân trong giai đoạn này như: Dinh dưỡng không hợp lý (ăn nhiều); Lối sống ít vận động nên năng lượng dự trữ nhiều; Yếu tố di truyền; Sự thay đổi nồng độ hormon. Do đó, việc làm giảm tốc độ tăng thể trọng của viên MDN trên cơ địa chuột giảm năng sinh dục do cắt 2 buồng trứng cho thấy chế phẩm có triển vọng trong việc dự phòng sự tăng cân ở những đối tượng tiền mãn kinh và mãn kinh. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 105 KẾT LUẬN Viên nang mầm đậu nành (MDN) đã thể hiện tác dụng kiểu estrogen trên chuột nhắt trắng như sau: Trên chuột nhắt cái trưởng thành bình thường: - Ở liều uống 1 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành không làm thay đổi trọng lượng tử cung-buồng trứng cũng như thể trọng chuột; - Ở liều uống 2 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cung- buồng trứng (29,10% so với nhóm chứng, P < 0,05) và giảm thể trọng chuột (9,49% so với ban đầu, P < 0,05). Trên chuột nhắt cái giảm năng sinh dục (cắt hai buồng trứng): - Ở liều uống 1 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cung (119,54% so với nhóm chứng, P < 0,05), giảm thể trọng (13,13% so với nhóm chứng, P < 0,05), thể hiện khuynh hướng tăng nồng độ 17β-estradiol huyết tương (15,5% so với nhóm chứng, P > 0,05). - Ở liều uống 2 viên/kg thể trọng, viên nang mầm đậu nành làm tăng trọng lượng tử cung (119,77% so với chứng, P < 0,05), giảm thể trọng (17,65% so với nhóm chứng, P < 0,05), thể hiện khuynh hướng tăng nồng độ 17β-estradiol huyết tương (32,44% so với nhóm chứng, P > 0,05). Những kết quả thực nghiệm này cho thấy viên nang mầm đậu nành (MDN) có nhiều triển vọng trong việc dự phòng và hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thiếu hụt estrogen trên phụ nữ. Cần tiếp tục các thử nghiệm dò liều tác dụng tối ưu và khảo sát độc tính trường diễn của chế phẩm, làm cơ sở cho những nghiên cứu triển khai trên lâm sàng sau này. Lời cảm ơn: Đề tài được hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM – Viện Dược liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chen LC, Wang BR, Chen IC, Shao CH. (2010). Use of Chinese herbal medicine among menopausal women in Taiwan. Int. J. Gynaecol. Obstet., 109 (1), pp. 63-66. 2. Kurzer MS (2002). Hormonal effects of soy in premenopausal women and men. J. Nutr, 132: pp. 570-573. 3. Nguyễn Hoàng Linh, Bùi Mỹ Linh (2010). Thử nghiệm hoạt tính estrogen của mầm hạt đậu nành, Tạp chí Y học Tp. HCM, tập 14, phụ bản số 1, tr. 73-79. 4. Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Thị Thanh Nhân, Huỳnh Nhã Vân (2012). Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nữ của saponin chiết từ thân rễ Cát lồi. Tạp chí Dược liệu, tập 17(2), tr. 68-72. 5. Viện Dược liệu (nhóm tác giả) (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 209-213, 385-386. Ngày nhận bài báo: 28/09/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/10/2013, 17/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dung_kieu_estrogen_cua_vien_nang_mam_dau_nanh.pdf
Tài liệu liên quan