Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và khuynh hướng đề kháng sinh 5 năm từ 2008 – 2012 tại bệnh viện chợ Rẫy

KẾT LUẬN Tùy theo bệnh lý tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết cũng như tỉ lệ nhiễm khuẩn sẽ thay đổi nhưng qua nhiều năm các vi khuẩn gây nhiễn khuẩn huyết chủ yếu Escherichia coli; Staphylococcus aureus; Klebsiella spp; Acinetobacter.baumanni ; Pseudomonas aeruginosa Coagulase- staphylococcus; Pseudomonassp; Streptococcus sp; đặc biệt Burkholderia pseudomallei và Stenotrophomonas maltophilia, Enterococcus faecalis có huynh hướng tăng vào những năm gần đây. Các vi khuẩn có huynh hướng đề kháng cao và đa kháng với tất cả các kháng sinh ngay cả Carbapenem chỉ còn nhạy cảm tốt với Colistin. Việc xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết rất quan trọng, cần chú ý đến thời điểm cấy máu, thể tích máu cấy, kỹ thuật cấy máu và cấy nhiều lần, không nên trả lời kết quả khi chỉ có cấy máu một lần(2). Cần lưu ý ngay đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian nằm điều trị tại tuyến trước để nhanh chóng phát hiện nhiễm khuẩn huyết và điều trị kịp thời. Tham khảo dữ liệu đề kháng kháng sinh tại bệnh viện để điều trị kinh nghiệm trước khi có kháng sinh đồ. Phối hợp trong điều trị

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và khuynh hướng đề kháng sinh 5 năm từ 2008 – 2012 tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 485 TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ KHUYNH HƯỚNG ĐỀ KHÁNG SINH 5 NĂM TỪ 2008 – 2012 TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Trần Thị Thanh Nga* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây nhiễm khuẩn lan tỏa, ảnh hưởng lên các cơ quan, và hiện nay vẫn là một trong những căn nguyên chủ yếu gây bệnh nặng và tử vong, việc đánh giá về phương diện vi khuẩn học và sự đề kháng kháng sinh với các kháng sinh đang dùng trong điều trị hiện nay nhằm xây dựng một phác đồ điều trị thích hợp cho các nhiễm khuẩn tại bệnh viện Chợ Rẫy(1,5,8,9). Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp và huynh hướng đề kháng kháng sinh của chúng tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu kết quả phân lập, định danh vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ từ cấy máu dương tính tại BV. Chợ RẫyTP. HCM từ năm 2008 đến năm 2012. Kết quả: Tổng cộng có 8.665 chủng vi khuẩn phân lập được từ các bệnh nhân có chỉ định cấy máu. Các vi khuẩn thường gặp là: Escherichia coli; Staphylococcus aureus; Klebsiella spp; Acinetobacter.baumannii; Pseudomonas aeruginosa; và một loại khác. Có khác biệt về mức độ kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn Gram âm kháng với nhiều loại kháng sinh nhưng mức độ kháng thấp hơn các cầu khuẩn gram dương. Chưa ghi nhận được chủng vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem và vi khuẩn S. aureus kháng vancomycin. Các trực khuẩn gram âm không lên men có tần suất kháng cao với các kháng sinh. Kết luận: Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Escherichia coli; Staphylococcus aureus; đặc biệt Acinetobacter baumanii và Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn này có huynh hướng đề kháng cao với tất cả các kháng sinh thường dùng như ceftazidimvà ngay cả Carbapenem chỉ còn nhạy cảm tốt với Colistin. Cần lưu ý ngay đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian nằm điều trị tại tuyến trước để nhanh chóng phát hiện nhiễm khuẩn huyết và điều trị kịp thời. Từ khóa: Nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. ABSTRACT THE PATHOGEN OF SEPTICEMIA AND ANTIBIOTIC RESISTANCE TRENDS FROM 2008 TO 2012 AT CHO RAY HOSPITAL Tran Thi Thanh Nga* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 485-490 Introduction: Sepsis is one of the dangerous diseases, infections spread, impact on organs, and today is still one of the main causes of severe illness and death. The cultivation, isolation, identification and antibiotic made from blood cultures to identify the cause of sepsis will contribute great efforts to correct diagnosis and treatment for patients. Besides, in terms of the assessment of bacteriology and antibiotic resistance of the antibiotics used in the current treatment, these data helps to develop an appropriate treatment regimen for bacterial infections in the hospital Cho Ray. Objectives: To survey the distribution of bacterial sepsis Common trends and their antibiotic resistance. Methods: Retrospective, cross-sectional descriptive. Data collection results isolation, identification of bacteria and antimicrobial susceptibility results from blood culture in Cho Ray Hospital from 2008 to 2012. * Khoa Vi sinh, bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BSCKI. Trần Thị Thanh Nga, ĐT: 0908185491. Email: ngatrancrh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 486 Results: A total of 8665 strains isolated from patients with blood cultures indicated. These are common bacteria: Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Klebsiella spp; Acinetobacter.baumannii, Pseudomonas aeruginosa, and another category. There are differences between the levels of drug-resistant bacteria. The Gram- negative bacteria resist to multiple antibiotics but lower levels of resistant than gram-positive bacteria. Not recorded Enterobacteriaceae carbapenem-resistant and S. aureus resistant to vancomycin. The gram-negative bacilli no fermented with the high frequency of antibiotic resistance. Conclusion: Most commonly pathogens Escherichia coli, Staphylococcus aureus, especially P. aeruginosa and Acinetobacter baumanii, bacteria tend to highly resistant to all commonly used antibiotics such as carbapenems Ceftazidim ... and even Carbapenem just have good sensitive to Colistin. It should be noted immediately to the infection status of the patient, the clinical symptoms, is treated at the time for quick online before sepsis detection and timely treatment. Keywords: Bacterial infections and sepsis. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp trong lâm sàng. NKH cũng là một trong những hội chứng lâm sàng nguy hiểm, có nguyên nhân bắt nguồn từ sự xâm nhập vào máu của các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,). Biểu hiện của NKH là một loạt các triệu chứng như: sốt, rét run, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở và ý thức. Đặc biệt là khi vi khuẩn (VK) giải phóng ra các loại độc tố sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn mà biểu hiện lâm sàng rõ nhất là tụt huyết áp, suy đa tạng, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn và ý thức nặng. Nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề về sức khoẻ và tinh thần.Nguyên nhân của NKH phần lớn do các VK Gram - âm gây ra, chiếm tới 60% - 70%. Tụ cầu, phế cầu, liên cầu và các VK Gram - dương khác ít hơn chiếm 20% - 40%, nhiễm khuẩn cơ hội do nấm và Mycobacterium chiếm tỉ lệ thấp nhất(1,9). Để chẩn đoán NKH cần phân lập được vi sinh vật từ máu. Trong một số trường hợp, phải cấy máu nhiều lần mới có giá trị chẩn đoán. Trên thế giới thường xuyên có những điều tra về tình hình NKH. Ở Việt Nam cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về vấn đề này(5,8,16). Tuy nhiên, tuỳ theo từng khu vực địa lý, từng bệnh viện, từng giai đoạn mà tỷ lệ và cơ cấu các loài VK gây NKH có thể khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy tỷ lệ VK gây bệnh đề kháng kháng sinh (KS) ngày càng cao và có tính chất đa đề kháng, gây ra không ít khó khăn cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, trong đó có NKH. Vì vậy, việc xác định đúng căn nguyên gây NKH và mức độ nhạy cảm với KS của các VK sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả, kịp thời nhằm cứu sống người bệnh, giảm được chi phí điều trị, đồng thời hạn chế sự gia tăng đề kháng KS của VK. Việc thường xuyên giám sát về VK và mức độ nhạy cảm của chúng với KS còn giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thể điều trị theo kinh nghiệm trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Mục tiêu của nghiên cứu: 1. Xác định các tác nhân gây NKH thường gặp ở bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Chợ rẫy. 2. Xác định mức độ đề kháng KS của một số chủng VK gây bệnh nhiều nhất phân lập được. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đã được phân lập từ các mẫu cấy máu dương tính của bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2008 – 2012. Vật liệu Hệ thống cấy máu tự động Bactec của BD, môi trường nuôi cấy và khoanh giấy kháng sinh của hãng BioRad. Định danh vi khuẩn bằng bộ API 20 của hãng Bio-Merieux. Phương pháp Kháng sinh đồ được đánh giá bằng kỷ thuật Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 487 khoanh giấy kháng sinh khuếch tán Birby-Bauer. Đọc kết quả dựa trên đường kính vô khuẩn (đơn vị mm). Kết quả nhạy, trung gian hay đế kháng dựa trên tiêu chuẩn điểm gãy của hướng dẫn CLSI có cập nhật hằng năm(2). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kết quả và bàn luận tỉ lệ vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy Tổng cộng có 8.665 chủng vi khuẩn được phân lập, ngoài các vi khuẩn Escherichia coli tỉ lệ trung bình gần 20%; Staphylococcus aureus 16%; Klebsiella spp 8%; Acinetobacter.baumannii 7%; Pseudomonas aeruginosa 5%; kế đến Coagulase - staphylococcus; Pseudomonassp; Streptococcus sp; đặc biệt Burkholderia pseudomallei và Stenotrophomonas maltophilia, Enterococcus faecalis có huynh hướng tăng vào những năm gần đây. Tỉ lệ phân bố thay đổi theo từng năm, Acinetobacter baumannii nhìn chung có huynh hướng giảm. Bảng 1: Tỉ lệ phân bố các vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết Vi Khuẩn % 2008 n=1368 % 2009 n=1286 % 2010 n=1265 % 2011 n=2,110 % 2012 n=2,636 1 Escherichia coli 15,6 18,7 21,1 22,3 18,2 2 Staphylococcus aureus 12,8 15,8 17,6 14,9 15,4 3 Stenotrophomonas maltophilia 3 1 2,4 5,7 13,7 4 Coagulase-ne-staphylococcus 14,2 14,7 5 6,8 8,6 5 Klebsiella sp 5,6 8,2 9,6 6,5 6,6 6 Acinetobacter baumannii 7,5 6,5 7,7 6,1 5 7 Pseudomonas aeruginosa 2,6 4,1 7,7 5,7 4,9 8 Pseudomonas sp 1,2 1,9 2,1 4 3,9 9 Streptococcus sp 3,2 4,6 2,7 4,9 3,6 10 Burkholderia pseudomallei 4,1 3,5 3,6 2,6 3 Kết quả và bàn luận về mức độ đề kháng của các vi khuẩn thường gặp Escherichia coli Bảng 2: Mức độ đề kháng kháng sinh của E.coli Kháng Sinh 2008 (n=213) 2009 (n=241) 2010 (n=280) 2011 (n= 470) 2012 (n=481) 1 Amikacin 6,0% 9,5% 7,5% 3,8% 2,6% 2 Cefepime 53,8% 61,2% 67,5% 37,3% 43% 3 Cefpodoxime 71,2% 76,3% 81,4% 68,7% 77,8% 4 Ceftazidime 42,5% 63,6% 70,0% 43,0% 48,4% 5 Ceftriaxone 59,5% 63,2% 71,8% 55,3% 71,1% 6 Ciprofloxacin 71,4% 79,2% 74,3% 70,8% 68,8% 7 Ertapenem 0,0% 3,3% 2,5% 1,0% 2,9% 8 Gentamicin 54,0% 57,7% 59,3% 54,1% 52,4% 9 Imipenem 0,0% 0,0% 1,1% 0,0% 0,4% 10 Levofloxacin 71,8% 78,8% 72,1% 70,3% 68,0% 11 Meropenem 0,0% 0,0% 1,1% 0,2% 0,8% 12 Netilmicin 7,4% 12,0% 8,9% 4,5% 6,9% 13 Piperacillin / tazobactam 3,7% 4,6% 6,8% 5,9% 6,4% 14 Sulbactam/ Cefoperazone 50,5% 62,1% 67,1% 27,7% 33,8% 15 Ticarcillin / clavulanic acid 8,5% 17,6% 14,6% 32,4% 60,1% 16 Trimethoprim / sulfamethoxazole 82,3% 70,5% 75,0% 74,7% 73,4% E.coli đã kháng >50% đối với các kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 và 4 (Cefepime). Đối với Fluoroquinolone kể cả Quinolone thế hệ mới là Levofloxacin tỉ lệ đề kháng cũng cao 60 - 70%. Khuynh hướng đề kháng kháng sinh càng ngày càng gia tăng và giữ mức khi so dữ liệu giữa năm, tỉ lệ đề Kháng sinh còn nhạy cảm hiện nay Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 488 là Amikacin, Netimycin, Carbapenem và dạng phối hợp giữa Piperacillin-Tazobactam. Cơ chế đề kháng quan trọng của họ vi khuẩn đường ruột là sinh men Beta-lactamase. Trong đó men Beta-lactamase phổ rộng (ESBL) là vấn đề nghiêm trọng hiện nay vì tỉ lệ trực khuẩn đường ruột sinh ESBL ngày càng gia tăng và hơn nữa, một khi vi khuẩn đã sinh men ESBL sẽ đề kháng trên lâm sàng hết tất cả các thế hệ Cephalosporin kể cả thế hệ 4 mặc dù trên in vitro chúng vẫn còn nhạy với Cephalosporins (khuyến cáo của CLSI 2009)(2). Vi khuẩn sinh ESBL cũng sẽ kháng chéo các kháng sinh nhóm Aminoglycosides, Fluoroquinolones. Theo các khuyến cáo hiện nay, Carbapenem là kháng sinh đầu tay điều trị các vi khuẩn sinh ESBL và các dạng phối hợp Beta-lactam/chất ức chế Beta- lactamese (Clavuclanate, Sulbactam và Tazobactam) là lựa chọn thứ 2(13). Theo ghi nhận của chúng tôi tỉ lệ sinh ESBL tại Chợ Rẫy là 50% đối với E.coli, 48% đối với Klebsiella và 25% đối với P.mirabilis. Tỉ lệ này cũng tương tự với bệnh viện Bạch Mai là 48%(3,11,15). Bảng 3: Mức độ đề kháng kháng sinh của Staphylococcus.aureus Kháng Sinh 2008 (n=175) 2009 (n= 203) 2010 (n=223) 2011 (n=315) 2012 (n=405) 1 Amikacin 58,3% 60,4% 65,5% 44,6% 50,5% 2 Azithromycin 72,6% 75,9% 78,5% 75,8% 79,9% 3 Cefoxitin 45,1% 44,1% 61,9% 40,2% 67,6% 4 Ciprofloxacin 60,6% 59,8% 68,2% 49,9% 63,5% 5 Clindamycin 64,0% 72,9% 76,2% 67,9% 77,2% 6 Doxycycline 18,9% 24,9% 32,3% 11,2% 15,2% 7 Erythromycin 72,6% 74,4% 77,1% 75,0% 79,7% 8 Fosfomycin 22,5% 14,3% 12,6% 3,7% 0,0% 9 Gentamicin 61,1% 59,6% 70,4% 50,1% 65,6% 10 Oxacillin-aureus 47,7% 52,3% 66,8% 48,7% 70,0% 11 Rifampin 1,7% 1,5% 2,7% 1,4% 1,5% 12 Teicoplanin 0,6% 1,0% 0,0% 0,4% 0,2% 13 Trimethoprim / sulfamethoxazole 30,9% 24,0% 19,3% 12,7% 9,8% 14 Vancomycin 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% 0,0% Bảng 4: Mức độ đề kháng kháng sinh của Klebsiella.sp Kháng Sinh 2008 (n=77) 2009 (n= 106) 2010 (n=121) 2011 (n=138) 2012 (n=174) 1 Amikacin 34,6% 27,4% 20,7% 20,4% 29,2% 2 Cefepime 26,5% 37,9% 29,8% 34,5% 40,2% 3 Cefpodoxime 57,4% 64,3% 52,9% 62,8% 57,5% 4 Ceftazidime 48,1% 50,4% 40,5% 43,6% 48,9% 5 Ceftriaxone 51,9% 51,3% 38,8% 43,6% 52,9% 6 Ciprofloxacin 40,3% 57,0% 44,6% 48,3% 49,4% 7 Ertapenem 0,0% 12,3% 8,3% 16,7% 17,2% 8 Gentamicin 56,4% 43,9% 35,5% 50,0% 42,9% 9 Imipenem 0,0% 0,9% 4,1% 0,0% 5,7% 10 Levofloxacin 34,7% 50,4% 37,2% 41,0% 40,8% 11 Meropenem 0,0% 1,8% 5,0% 3,8% 11,5% 12 Netilmicin 36,4% 28,3% 23,1% 20,3% 31,0% 13 Piperacillin / tazobactam 19,5% 33,3% 19,8% 29,9% 22,4% 14 Sulbactam/Cefoperazone 21,1% 19,6% 17,4% 35,9% 26,3% 15 Ticarcillin / clavulanic acid 16,0% 46,9% 28,9% 41,6% 56,8% 16 Trimethoprim / sulfamethoxazole 62,8% 58,4% 48,8% 41,1% 56,0% Tỉ lệ S.aureus đề kháng với methicillin (MRSA) tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay là 60% có nghĩa là sẽ kháng toàn bộ các kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam gồm cả Cephalosporin Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 489 các thế hệ, Carbapenem, các dạng phối hợp giữa Beta-lactam với các chất ức chế men Beta- lactamase(3,11,15). Kháng sinh hiện nay được khuyến cáo để điều trị bước một (first-line) là Vancomycin. Tỉ lệ đề kháng đến nay chỉ có vài trường hợp trên phạm vi toàn cầu có đề kháng với Vancomycin(4) Tuy nhiên, theo các y văn hiện nay, nồng độ ức chế tối thiểu của Vancomycin đối với MRSA càng cao (mặc dù vẫn còn nhạy cảm trên in vitro) thì tỉ lệ điều trị thành công với Vancomycin càng thấp(14). Vì vậy đã có khuyến cáo nếu MRSA có MIC đối với vancomycin ≥ 2mg/L, không nên điều trị với Vancomycin mà nên chọn biện pháp điều trị khác (14) và chúng tôi có khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) củavancomycin trên 100 chủng S.aureus trong năm 2008, 100% các chủng S.aureus có MIC ≥ 1,5mg/L và có đến 51% chủng ≥ 2mg/L(14). Theo khuyến cáo của CLSI 2012 đo MIC của Vancomycin với St.aureus thay cho phương pháp khuếch tán trong thực hiện kháng sinh đồ của St.aureus(2). Mức độ đề kháng của Klebsiella. sp cũng giống như E. coli. Hiện nay, A. baumannii là vi khuẩn phổ biến nhất tại các khoa ICU. Tại khoa ICU của bệnh viện Chợ Rẫy chiếm tỉ lệ 40% tương tự bệnh viện Bạch Mai A. baumannii chiếm tỉ lệ 41%. Mặc dù tỉ lệ nhiễm A. baumannii có huynh hướng giảm xuống nhưng vấn đề đa kháng là vấn đề nan giải và gia tăng nhanh chóng (bảng 5). Tỉ lệ đề kháng Carbapenem giữa Chợ Rẫy và Bạch Mai tương tự nhau 70%. Kháng sinh còn nhạy cảm cao với A. baumannii là Colistin. Tuy nhiên, theo y văn Colistin thâm nhập mô kém, đặc biệt là mô phổi nên trong trường hợp nhiễm khuẩn A. baumannii đa kháng, nên chọn điều trị phối hợp Colistin với Carbapenem(7,9,14) hoặc sulbactam. Bảng 5: Mức độ đề kháng kháng sinh của A. baumannii Kháng Sinh 2008 n=102 2009 n=84 2010 n=97 2011 n=129 2012 n=132 1 Amikacin 71.6% 75.3% 80.4% 68.9% 59.5% 2 Cefepime 69.3% 80.2% 80.4% 75.7% 70.5% Kháng Sinh 2008 n=102 2009 n=84 2010 n=97 2011 n=129 2012 n=132 3 Ceftazidime 69.6% 84.0% 79.4% 75.9% 70.5% 4 Ceftriaxone 71.6% 82.7% 82.5% 78.3% 70.5% 5 Ciprofloxacin 73.5% 75.3% 76.3% 69.7% 65.9% 6 Colistin 10µg 2.0% 2.5% 3.1% 1.2% 0.0% 7 Doxycycline 31.0% 13.4% 42.3% 26.8% 21.2% 8 Gentamicin 73.5% 75.3% 80.4% 68.3% 64.8% 9 Imipenem 56.9% 70.4% 67.0% 65.1% 69.2% 10 Meropenem 41.2% 68.0% 67.0% 65.7% 69.7% 11 Netilmicin 57.8% 63.0% 71.1% 51.9% 51.6% 12 Piperacillin/ tazobactam 61.8% 74.1% 67.0% 68.7% 68.5% 13 Sulbactam/Cefo perazone 49.2% 31.6% 66.0% 54.8% 53.2% 14 Ticarcillin/ clavulanic acid 65.3% 76.2% 74.2% 72.3% 69.6% 15 Trimethoprim / sulfamethoxazol e 82.4% 83.1% 80.4% 69.8% 69.8% Bảng 6: Mức độ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa Kháng Sinh 2008 n=35 2009 n= 53 2010 n=97 2011 n=121 2012 n=129 1 Amikacin 57.1% 50.0% 47.4% 50.5% 41.7% 2 Cefepime 50.0% 59.3% 49.5% 50.4% 41.9% 3 Ceftazidime 60.0% 53.7% 36.1% 34.5% 24.0% 4 Ciprofloxacin 62.9% 60.4% 45.4% 50.0% 41.9% 5 Colistin 10µg 2.9% 1.9% 9.3% 9.7% 9.4% 6 Gentamicin 58.3% 57.4% 56.7% 49.2% 39.7% 7 Imipenem 42.9% 24.1% 36.1% 25.5% 42.6% 8 Meropenem 14.3% 26.4% 36.1% 32.6% 41.9% 9 Netilmicin 44.4% 41.5% 28.9% 30.1% 20.9% 10 Piperacillin / tazobactam 41.7% 46.3% 36.1% 39.0% 32.0% 11 Sulbactam/Cefo perazone 53.3% 40.0% 44.3% 38.0% 37.8% 12 Ticarcillin / clavulanic acid 54.5% 51.9% 51.5% 54.5% 59.6% P. aeruginosa là một trong những tác nhân quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện và có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao > 30% và đa kháng. Kháng sinh còn lại là Colistin và tỉ lệ đề kháng cũng tăng dần theo thời gian. Nên điều trị phối hợp(6,9,14). KẾT LUẬN Tùy theo bệnh lý tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết cũng như tỉ lệ nhiễm khuẩn sẽ thay đổi nhưng qua nhiều năm các vi khuẩn gây nhiễn khuẩn huyết chủ yếu Escherichia coli; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 490 Staphylococcus aureus; Klebsiella spp; Acinetobacter.baumanni ; Pseudomonas aeruginosa Coagulase- staphylococcus; Pseudomonassp; Streptococcus sp; đặc biệt Burkholderia pseudomallei và Stenotrophomonas maltophilia, Enterococcus faecalis có huynh hướng tăng vào những năm gần đây. Các vi khuẩn có huynh hướng đề kháng cao và đa kháng với tất cả các kháng sinh ngay cả Carbapenem chỉ còn nhạy cảm tốt với Colistin. Việc xác định tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết rất quan trọng, cần chú ý đến thời điểm cấy máu, thể tích máu cấy, kỹ thuật cấy máu và cấy nhiều lần, không nên trả lời kết quả khi chỉ có cấy máu một lần(2). Cần lưu ý ngay đến tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, các triệu chứng lâm sàng, nhất là thời gian nằm điều trị tại tuyến trước để nhanh chóng phát hiện nhiễm khuẩn huyết và điều trị kịp thời. Tham khảo dữ liệu đề kháng kháng sinh tại bệnh viện để điều trị kinh nghiệm trước khi có kháng sinh đồ. Phối hợp trong điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Khắc Hậu (1998), “Cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh”. Thực tập vi sinh vật y học, Bộ môn Vi Sinh, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 59 - 61. 2. Clinical and laboratory standards institute (2012) "Performance standards for antimicrobial disk susceptibility tests", M100-S18, Vol.28, No1, Wayne, PA, USA, 113. 3. Đoàn Mai Phương và cộng sự. (2008). Mức độ đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2006 – 30/06/2008. Tạp chí Y học Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai. 4. Đoàn Mai Phương, Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Lan Phương, Đặng Thị Thu Hằng, Lê Quốc Thịnh, Tô Song Diệp và cộng sự. (2009). Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của meropenem đối với các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Y học lâm sàng – bệnh viện Bạch Mai 03/2009. 5. Lê Thị Thanh Hương, Lâm Thị Mỹ, Huỳnh Thị Duy Hương (2004), “Dịch tễ học và tính đề kháng kháng sinh của nhiễm trùng huyết Gram âm ở trẻ sơ sinh”. Y học thành phố Hồ chí minh. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 21, tập 8, phụ bản số 1. 6. Maragakis LL and Perl TM. (2008). Acinetobacter baumannii: Epidemiology, Antimicrobial Resistance, and Treatment Options. Clinical Infectious Diseases 2008; 46:1254–63 7. Montero et al (2004). Antibiotic combinations for serious infections caused by carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii in a mouse pneumonia model. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 54, 1085–1091 8. Nguyễn Phương Kiệt, Richart K. Root, Richart Jacobs (1995), “Nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng”. Các nguyên lý y học nội khoa. Nhà xuất bản y học. 2: 118 - 127. 9. Pham thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 348 – 352. Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa ICU bệnh viện Chợ Rẫy 10. Pankuch GA. (2008). Activity of Meropenem with and without Ciprofloxacin and Colistin against Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumannii. ANTIMICROBIAL AGENTS AND CHEMOTHERAPY, Jan. 2008, p. 333–33 11. Paterson DL and Bonomo RA (2005) - Extended-Spectrum beta- Lactamases: a Clinical Update. American Society for Microbiology. Vol. 18, No. 4 , p. 657–686. 12. Paterson DL et al.(2004). Antibiotic Therapy for Klebsiella pneumoniae Bacteremia: Implications of Production of Extended-Spectrum b-Lactamases. Clinical Infectious Diseases; 39:31–7. 13. Trần T. Thanh Nga (2011). Học TP. Hồ Chí Minh, ISSN 1859- 1779 T.545. NK và ĐKKS tại BVCR năm 2009-2010 14. Trần T. Thanh Nga (2010) Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 15. Phụ bản số 4, pp: 545-549. Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2009 15. Trần T. Thanh Nga (2011) Y Học Thực Hành số 781- 2011 T.62. Tình hình nhiễm khuẩn huyết và ĐKKS tại BVCR năm 2010 16. Trần Văn Hưng, Trần Hữu Luyện (1999), “Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Trung ương Huế 1997 - 1998”. Nội dung các báo cáo khoa học, Hà Nội, 120 - 127. Ngày nhận bài báo: 19/04/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/08/2013 Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_nhan_gay_nhiem_khuan_huyet_va_khuynh_huong_de_khang_sinh.pdf