Kết luận
Kinh tế Việt Nam đang ở vào một thời
điểm mang tính bước ngoặt. Những động
lực mạnh mẽ thúc đNy nền kinh tế chuyển
đổi phát triển được khơi dậy nhờ công
cuộc đổi mới đã suy giảm tác động. Để nền
kinh tế khôi phục đà tăng trưởng, vấn đề
đặt ra không phải là chỉnh sửa, cải tiến,
nâng cấp hệ thống động lực cũ. Nghĩa là
Việt Nam không thể giải quyết vấn đề “tụt
hậu phát triển” - đúng hơn là “tụt hậu phát
triển xa hơn” bằng cách tiếp tục duy trì hệ
thống động lực cũ. Thực tiễn 10 năm tái cơ
cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng
trưởng chứng tỏ điều đó. Phương cách giải
quyết vấn đề là thay đổi hệ thống động lực
tăng trưởng và phát triển. Nhưng đó chỉ là
một mặt của nhiệm vụ phát triển đang đặt
ra cho Việt Nam, xuất phát từ chính nhu
cầu nội tại của nền kinh tế. Thế giới đang
thay đổi sâu sắc. Thay đổi cấu trúc dưới
tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 - cuộc cách mạng mà về sức mạnh
“đảo lộn lôgíc phát triển”, loài người chưa
hề được thấy trong ba cuộc Cách mạng
công nghiệp trước. Thay đổi tương quan
sức mạnh và cục diện phát triển toàn cầu
với sự trỗi dậy mạnh mẽ chưa từng thấy
khi Trung Quốc và Ấn Độ cùng một loạt
nền kinh tế đi sau. Xung đột Hoa Kỳ -
Trung Quốc là hệ quả không thể tránh khỏi
của việc phản ứng lại sự trỗi dậy đó. Toàn
cầu hóa “biến dạng” kết hợp với sự trỗi
dậy của chủ nghĩa bảo hộ.
Các yếu tố nói trên cộng hưởng lại, tạo
thành một thời đại phát triển mới khác về
cấu trúc và lôgíc phát triển. Việt Nam là
nền kinh tế có độ mở cửa cao, nghĩa là “tự
nhiên” bước vào thời đại mới đó. Cơ hội
hoàn toàn mới, thách thức hoàn toàn mới.
Để “bước vào” mà không bị “kéo lê” theo
thời đại, Việt Nam cần một hệ động lực
phát triển mới không chỉ là hệ động lực cũ
“được đổi mới”. Chỉ đổi mới hệ động lực
cũ hiện giờ là không đủ, nghĩa là lại đNy
nền kinh tế vào thế tụt hậu xa hơn. Nhiệm
vụ đặt ra cho nền kinh tế tại thời điểm
không mới về tên gọi, nhưng đầy thách
thức: đổi mới hệ động lực phát triển ở một
tầm mới so với cách đây 30 năm.
17 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực phát triển trong giai đoạn mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
Tái cấu trúc nền kinh tế từ góc độ động lực
phát triển trong giai đoạn mới
Trần Đình Thiên1
1 Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: trandinhthien09@gmail.com
Nhận ngày 13 tháng 5 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 9 tháng 7 năm 2019.
Tóm tắt: Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam hơn 30 năm qua có nội dung quan trọng là đổi
mới phương thức phát triển, giúp nền kinh tế hồi sinh nhanh chóng và có bước phát triển ngoạn
mục. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa gia tăng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(Cách mạng công nghiệp 4.0) hiện nay Việt Nam cần có cách tiếp cận mới đến vấn đề phát
triển. Việt Nam phải tích cực định hướng tìm kiếm cả những nguồn lực và động lực phát triển
mới theo những cách mới, kết hợp với những động lực và phương thức truyền thống hướng tới
phát triển bền vững.
Từ khóa: Động lực phát triển, kinh tế, tái cấu trúc, Việt Nam.
Phân loại ngành: Kinh tế học
Abstract: The cause of economic renovation in Vietnam over the past more than 30 years has an
important content of renovating the mode of development, helping the economy to revive quickly
and have spectacular development. However, in the context of increasing globalisation, and the
Fourth Industrial Revolution (IR 4.0) today..., the country needs a new approach to development. It
must actively seek both new sources and drivers of development in new ways, combining them
with traditional ones, to head towards sustainable development.
Keywords: Driver of development, economy, restructuring, Vietnam.
Subject classification: Economics
1. Đặt vấn đề
Nhìn tổng thể hơn 30 năm đổi mới vừa qua,
thành tích tăng trưởng và phát triển kinh tế
của Việt Nam là rất tích cực. Quan trọng
nhất là việc thay đổi phương thức phát triển
từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp
chuyển sang kinh tế thị trường định hướng
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
4
xã hội chủ nghĩa (XHCN), tạo ra một động
lực phát triển mới mạnh mẽ, giúp nền kinh
tế thoát khỏi tình trạng “mất động lực tăng
trưởng” kéo dài nhiều năm trước.
Nền tảng tạo động lực mới là sự thay
đổi cấu trúc sở hữu, nền kinh tế “độc tôn
công hữu” (sở hữu nhà nước và sở hữu tập
thể thống trị) được thay thế bằng nền kinh
tế đa sở hữu (nhiều thành phần, chấp nhận
kinh tế tư nhân). Việc thay đổi phương
thức phát triển, chấp nhận cơ chế thị
trường, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng
và phát triển mới đã mang lại nhiều kết
quả tích cực.
Hộp 1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam
Xuất phát từ một nước nghèo, lạc hậu, sản xuất hầu như không đáp ứng nhu cầu trong nước, sau gần
30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển
kinh tế. Tổng sản phNm trong nước (GDP) luôn duy trì tăng trưởng khá với tốc độ tăng bình quân năm giai
đoạn 1990-2014 đạt 6,9%, đưa Việt Nam từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới trở
thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 2.052 USD, gấp 21
lần mức bình quân năm 1990 Từ một quốc gia có GDP năm 1990 chỉ đạt khoảng 6,4 tỷ USD, xếp vị
trí thứ 90 thế giới, sau gần 25 năm phát triển, quy mô kinh tế của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, với
GDP năm 2014 đạt 186,2 tỷ USD, xếp vị trí 55 thế giới [3].
Nhưng nhìn sâu vào thực chất phát triển,
đặc biệt là một số chỉ số phản ánh chất
lượng tăng trưởng, phát triển như sự thay
đổi trình độ công nghệ hay trình độ cơ cấu
kinh tế (thủ công hay cơ khí; lắp ráp gia
công hay chế tạo; bắt chước hay sáng tạo
công nghệ), dễ nhận thấy nền kinh tế nước
ta hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề
nghiêm trọng. Đó là, tăng trưởng không
vững chắc; xu hướng suy giảm tốc độ tăng
trưởng GDP; chất lượng và đẳng cấp phát
triển kinh tế (trình độ công nghệ, chất lượng
lao động, trình độ thể chế) chậm thay đổi;
thực lực doanh nghiệp Việt Nam yếu, chậm
được cải thiện; các điểm tắc nghẽn tăng
trưởng và phát triển chậm được tháo gỡ...
Mức độ nghiêm trọng còn rõ ràng hơn khi
xem xét “tính có vấn đề” của thực lực
doanh nghiệp Việt Nam từ góc độ cạnh
tranh quốc tế.
Các thành tích tăng trưởng và phát triển
kinh tế được coi ngoạn mục trong giai đoạn
vừa qua cơ bản gắn với việc khai thác các
nguồn lực sẵn có (nguồn lực “tĩnh”) theo
cách “tận khai” truyền thống (khai thác và
xuất khNu tài nguyên thô để bán là cơ sở
chủ yếu của tăng trưởng), ít dựa vào những
thay đổi cơ cấu. Ngay cả nỗ lực mở cửa, hội
nhập để vươn ra thế giới, nhanh chóng thu
hẹp khoảng cách tụt hậu với các nước đi
trước cũng dựa chủ yếu vào nền tảng “tận
khai” tài nguyên, lao động rẻ, kỹ năng thấp
và đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ yếu kém về năng lực. Trong khi đó,
tình trạng “có vấn đề” (nghiêm trọng) của
sự phát triển lại bắt nguồn từ chỗ các động
lực phát triển (nguồn lực “động”) của nền
kinh tế không được phát huy, thậm chí bị
suy giảm nhanh. Đây chính là lý do nội tại
buộc chúng ta phải nghiên cứu lại vấn đề
“động lực tăng trưởng và phát triển” một
cách căn bản, có hệ thống và nghiêm túc,
giống như cách đây hơn 30 năm vào thời
điểm “đêm trước đổi mới”, khi vấn đề
TrầnĐình Thiên
5
“động lực phát triển”, tình trạng “suy giảm
động lực lao động” đặt ra gay gắt, báo hiệu
công cuộc đổi mới mang tính cách mạng
(thực sự diễn ra từ Đại hội Đảng VI năm
1986). Hiện nay, sau hơn 30 năm đổi mới,
tình thế phát triển của Việt Nam đã thay đổi
căn bản, thế giới chuyển sang thời đại cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, điều kiện phát
triển thay đổi, cần tiếp cận vấn đề “động lực
phát triển” ở một tầm thế khác: tìm kiếm
những động lực mới; những phương thức
phát huy động lực mới kết hợp với những
động lực và phương thức truyền thống. Bài
viết này2 đề cập nhận thức “động lực phát
triển”; phân tích thực trạng và giải pháp
tăng cường động lực phát triển cho giai
đoạn mới ở Việt Nam.
2. Nhận thức động lực phát triển
Để phát triển kinh tế, cần có các nguồn lực.
Trong thời đại kinh tế nông nghiệp (tự cấp,
tự túc), hai nguồn lực cơ bản là đất đai và
lao động (kỹ năng thấp), cơ bản được hình
dung là các nguồn lực tự nhiên, tĩnh, được
thể hiện trong hàm số (F) phát triển kinh tế
với hai biến số chính: đất đai, lao động.
Chuyển sang thời đại công nghiệp - thị
trường, hàm số phát triển mở rộng, bổ sung
thêm yếu tố “vốn” (nguồn lực mang bản
chất xã hội và có tính động cao). Trong
hàm số phát triển, ba biến số của thời đại
này gồm đất đai, lao động, vốn, thì vốn là
yếu tố quyết định “trình độ cao hơn” của
phương thức sản xuất mới, đóng vai trò dẫn
dắt phát triển.
Hiện nay, loài người đang chuyển sang
một thời đại phát triển mới, với sự tham gia
thêm của một nguồn lực mới, khác hẳn về
chất so với các nguồn lực truyền thống. Đó
là công nghệ (cao) - trí tuệ con người. Hàm
số phát triển, theo đó, cũng thay đổi, gồm
đất đai, lao động, vốn, công nghệ. Theo
lôgíc đã xác lập, nguồn lực mới gia nhập
vào hàm số phát triển (công nghệ và trí tuệ
con người) là nguồn lực động nhất, cao nhất
về đẳng cấp phát triển, chi phối cấu trúc và
nguyên lý vận hành tất cả các nguồn lực
khác, đóng vai trò dẫn dắt phát triển trong
thời đại mới.
Các nguồn lực ra đời sau về mặt lịch sử
và tuân theo lôgíc phát triển luôn mang tính
“động” cao hơn, đóng vai trò chi phối và
dẫn dắt phát triển. Nếu Việt Nam dành sự
ưu tiên phát triển các nguồn lực đi sau (dẫn
dắt) này, thì sẽ tạo được động lực phát triển
mạnh theo kiểu đột phá (nhảy vọt) và rút
ngắn quãng đường lịch sử phải đi. Các
nguồn lực phải được kết hợp theo những
cách xác định để tạo ra của cải. Mức độ hợp
lý của phương thức kết hợp, cũng là cách
thức phân bổ các nguồn lực phát triển, là
yếu tố quyết định hiệu quả của nền kinh tế.
Nguyên lý “quan hệ sản xuất phù hợp
với lực lượng sản xuất” là động lực thúc
đNy phát triển quan trọng nhất của lịch sử
loài người (một trong những nguyên lý
quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác bắt
nguồn từ mối quan hệ này).
Nguyên lý này hàm nghĩa: “Vai trò
quyết định phát triển của thể chế”3. Thể chế
hiện đại, phù hợp với các điều kiện và năng
lực phát triển, sẽ là lực lượng thúc đNy, là
động lực phát triển quan trọng nhất. Ngược
lại, thể chế lạc hậu, trói buộc các năng lực
sẽ kìm hãm phát triển. Thể chế, trong dạng
thức cụ thể, chính là “hệ thống các cơ chế,
chính sách phát triển”, cốt lõi là cơ chế
khuyến khích lợi ích. Đây chính là động cơ
thúc đNy con người hành động, là loại động
lực đóng vai trò quyết định trong hệ thống
các động lực. Việc chuyển nền kinh tế từ cơ
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
6
chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường tạo nên sức thúc đNy phát triển mạnh
mẽ chưa từng thấy trong khoảng 10 năm
đầu đổi mới. Đây là ví dụ điển hình cho
luận điểm về vai trò động lực phát triển của
thể chế.
“Động lực”, khác với “tĩnh lực”, được
nhận diện là “lực động”, chính là các lực
lượng (chủ thể phát triển), hiểu khái quát là
“yếu tố con người”. Trong kinh tế, các lực
lượng chủ thể tồn tại dưới hình thái các
thành phần (khu vực) kinh tế (nhà nước, tư
nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài). Lực lượng chủ thể này,
trong thời đại mở cửa, có thể được tiếp cận
theo một cấu trúc khác, lực lượng bản địa
(doanh nghiệp Việt Nam) và nước ngoài
(doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Mở rộng khái niệm “động lực con
người”, ở cấp độ cụ thể hơn, có các tuyến
“động lực văn hóa”, “động lực kinh tế”,
“động lực chính trị”. Các loại động lực cụ
thể này đều gắn với những cấu trúc lợi ích
xác định. Trong quá trình phát triển hiện đại,
khoa học - công nghệ và năng lực sáng tạo
của con người là nguồn lực “động”, vô tận
về tiềm năng. Các cơ chế, chính sách phát
triển hướng tới tương lai của mọi quốc gia,
về nguyên tắc, phải dành sự quan tâm hàng
đầu cho thúc đNy phát triển và phát huy tối
đa tác dụng của nguồn lực, động lực này.
Các nước có nền kinh tế phát triển thuộc
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) và những nước đi sau đang nỗ lực
xác lập vai trò tiên phong phát triển trong
thời đại mới, như Hàn Quốc, Trung Quốc
đang thực thi định hướng chiến lược này và
đạt được những bước tiến đột phá. Đối với
Đảng ta, cách tiếp cận và nhận thức vấn đề
động lực phát triển thường xuyên thay đổi,
được đổi mới và phát triển qua các kỳ Đại
hội Đảng. Xét theo mạch chung của sự phát
triển nhận thức, nội hàm cụ thể của khái
niệm “nguồn lực” và “động lực” tăng
trưởng và phát triển kinh tế, về cơ bản, bao
quát được các nội dung nêu trên. Việc bổ
sung các luận điểm, đường lối: “nền tảng
văn hóa của phát triển”, “động lực văn hóa
của phát triển”, “khu vực kinh tế tư nhân là
động lực phát triển quan trọng của nền kinh
tế” vào hệ động lực phát triển đất nước và
của nền kinh tế trong các kỳ Đại hội Đảng
gần đây chứng tỏ nỗ lực tìm tòi, phát hiện
và phát huy sức mạnh của các lực lượng
tăng trưởng và phát triển của Đảng và Nhà
nước ta.
3. Thực trạng phát huy động lực phát
triển trong giai đoạn đổi mới
Công cuộc đổi mới kinh tế hơn 30 năm qua
có nội dung cốt lõi là thay đổi phương thức
phát triển. Từ hệ thống thể chế, quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa (XHCN) “truyền
thống” với hai trục chính: (1) Chế độ sở
hữu “độc tôn công hữu” (thực chất là độc
tôn sở hữu nguồn lực); (2) Cơ chế kế hoạch
hóa tập trung (cơ chế phân bổ các nguồn
lực) sang thể chế thị trường với hai trục cốt
lõi: (1) Chế độ “đa sở hữu” (nhiều thành
phần); (2) Cơ chế cạnh tranh thị trường.
Phương thức phát triển mới được xác lập đã
giúp nền kinh tế đang bị kiệt quệ do khủng
hoảng hồi sinh nhanh chóng, mang lại cho
nó một động thái phát triển mới và những
kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế
ngoạn mục (Hình 1).
TrầnĐình Thiên
7
Hình 1: Tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1984-2013 [17]
Tuy nhiên, song song với những thành
tích “ngoạn mục” đó, trong nền kinh tế
cũng xuất hiện những trở lực phát triển, làm
triệt tiêu hoặc “chệch hướng” các động lực
phát triển mới được xác lập và ngày càng
trở nên khó khắc phục.
3.1. Thực trạng vận hành các động lực tăng
trưởng, phát triển kinh tế
Để nhận diện thực trạng vận hành các động
lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, cần
phân tích xu thế tăng trưởng và phát triển
kinh tế ngắn hạn và dài hạn (Hình 2).
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1991-2018 [17]
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
8
Hình 2 cho thấy, xu hướng suy giảm tốc
độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991-2018
qua từng nhịp 10 năm: sau nhịp 10 năm đầu
tiên, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhịp
10 năm thứ hai giảm 0,8% và của nhịp 10
năm thứ ba giảm 0,6%. Xu hướng giảm tốc
độ tăng trưởng GDP một cách “vững chắc”
như vậy đi ngược lại mục tiêu ưu tiên cao
nhất xuyên suốt cả giai đoạn là phấn đấu
đạt “tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao
hơn năm trước”. Không phải nền kinh tế
Việt Nam đã có quy mô lớn đến mức tốc độ
tăng trưởng GDP có xu hướng giảm thấp so
với giai đoạn quy mô còn nhỏ. Bởi, còn một
thực trạng tăng trưởng khác, phản ánh bản
chất xu thế tụt hậu phát triển của Việt Nam
so với thế giới, nhất là với các nước trong
khu vực (Hình 3).
Hình 3: GDP/người của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực
Nguồn: World Development Indicators
Hình 3 cho thấy, tình trạng tụt hậu xa
hơn của Việt Nam so với các đối thủ cạnh
tranh chủ yếu. Thực tế này hàm ý rằng,
thành tích tăng trưởng của Việt Nam chưa
đủ xuất sắc để rút ngắn, thu hẹp khoảng
cách tụt hậu phát triển; rằng động lực tăng
trưởng và phát triển của Việt Nam chưa đủ
mạnh để giúp nền kinh tế bứt lên, tiến vượt
và tiến kịp thế giới. Đây là vấn đề lớn đặt
ra cho Việt Nam, trong bối cảnh đi sau,
tham gia hội nhập quốc tế nhanh và sâu,
khi cả thế giới chuyển nhanh sang thời đại
công nghệ cao.
Nguyên nhân của tình trạng này không
thể giải thích bằng tác động bên ngoài, hay
ở các nguyên nhân ngẫu nhiên, ngắn hạn.
Vấn đề mấu chốt là động lực tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam đã suy giảm liên tục
TrầnĐình Thiên
9
sau giai đoạn khởi động đổi mới khá ngoạn
mục. Tính dài hạn của xu thế suy giảm tốc
độ tăng trưởng liên tục cho thấy, nguyên
nhân thuộc về cơ cấu nội tại của nền kinh tế
chứ không phải là do những sai sót chính
sách nhất thời hay những yếu kém riêng lẻ
nào đó của bộ máy điều hành. Tức là có vấn
đề về sự suy yếu liên tục của động lực tăng
trưởng của nền kinh tế chuyển đổi, mặc dù
đó là động lực mang tính hệ thống, gắn với
sự thay đổi phương thức phát triển chứ
không đơn thuần là những động lực cụ thể
gắn với các giải pháp riêng biệt.
Nhận định này được bổ sung bằng một
thực trạng phát triển “khác”: trong hơn 30
năm đổi mới (1986-2018), nền kinh tế nước
ta mất 15 năm khủng hoảng và xử lý khủng
hoảng. Đó là các năm 1986-1990, 1997-
1999 và 2008-2015.
Trải qua các đợt thăng trầm, đến nay,
nền kinh tế vẫn chưa phục hồi đầy đủ.
Những thành tựu đạt được của giai đoạn
1990-1996 nhờ động lực cải cách (mở cửa),
của giai đoạn 2000-2007 (động lực là cải
cách, hội nhập), đã bị xói mòn đáng kể
trong thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ
Đông Á (1997-1999) và giai đoạn khủng
hoảng hậu gia nhập WTO (2008-2015).
Tình hình đó phản ánh tính không vững
chắc của quá trình tăng trưởng và phát triển,
xu thế kém ổn định của các động lực phát
triển (Hình 4).
Hình 4: Tăng trưởng GDP hàng năm, tính theo quý, giai đoạn 2010-2018
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo Kinh tế - Xã hội hàng quý các năm của Tổng cục Thống kê
Hình dạng đồ thị cho thấy động thái tăng
trưởng GDP khác lạ: “tăng trưởng quý sau
cao hơn quý trước” và luôn luôn hoàn thành
kế hoạch tăng trưởng hàng năm. Hình dạng
đồ thị cũng phản ánh trạng thái khác thường
của động lực phát triển: luôn nỗ lực “tối đa”
để đạt thành tích tăng trưởng ngắn hạn,
trong khi hình 2 ở trên lại cho thấy “tình
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
10
trạng có vấn đề” của tăng trưởng dài hạn.
Có thể nói, “chủ nghĩa thành tích” là một
thứ động lực tăng trưởng rất mạnh của nền
kinh tế Việt Nam, ít nhất cũng là trong thời
gian kéo dài cho đến năm 2017. Do là ngắn
hạn nên động cơ tăng trưởng này không
định hướng tới các mục tiêu, thành tích
mang tính căn bản và dài hạn, như thay đổi
trình độ cơ cấu ngành, nâng cấp công nghệ,
tăng năng suất lao động và nâng cao chất
lượng tăng trưởng. Về thực chất, động lực
ngắn hạn này có tác động khác chiều (thúc
đNy mặt “số lượng” của tăng trưởng) và
nghịch hướng (không khuyến khích, thậm
chí cản trở, việc đạt các mục tiêu cơ cấu và
chất lượng phát triển) với các nỗ lực đạt
mục tiêu dài hạn. Nó gây nên tình trạng
méo mó cơ chế và kìm giữ mô hình tăng
trưởng kinh tế không còn phù hợp, thể hiện
thành sự không nhất quán, thậm chí xung
đột giữa động lực và mục tiêu phát triển
kinh tế.
Thực trạng chung “có vấn đề” của động
lực phát triển nói trên được thể hiện qua
tình trạng chia cắt trong nền kinh tế (chia
cắt doanh nghiệp, chia cắt lãnh thổ, phân
biệt đối xử các thành phần, chủ thể). Cấu
trúc lực lượng chủ thể - thành phần kinh tế
“dị thường”: sản xuất nhiều GDP nhất là
lực lượng non yếu nhất (kinh tế cá thể) và
kém hiệu quả nhất (khu vực nhà nước)
trong khi khu vực đầu tư nước ngoài có xu
thế “lấn át” khu vực bản địa (Hình 5).
Hình 5: Cấu trúc nền kinh tế theo thành phần - chủ thể
Nguồn: Tính toán từ Số liệu Điều tra Doanh nghiệp các năm 2011-2017
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy:
(1) Sau 30 năm phát triển kinh tế thị trường,
khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP; (2) Đến
năm 2017, khu vực kinh tế tư nhân mới
được Đảng và Nhà nước chính thức thừa
TrầnĐình Thiên
11
nhận là “động lực phát triển quan trọng”;
(3) Trong 4 động lực tăng trưởng kinh tế
hiện nay, 3 động lực “nội” (doanh nghiệp
nhà nước, khu vực tư nhân Việt Nam, khu
vực hộ gia đình) bị suy yếu nghiêm trọng.
Tình trạng thiếu liên kết, hợp tác phát
triển giữa các thành phần, chủ thể kinh tế,
được nhận diện qua khái niệm “nền kinh tế
2 trong 1” (hàm ý sự chia cắt giữa khu vực
nội địa và khu vực đầu tư nước ngoài). Khái
niệm “lực lượng doanh nghiệp Việt Nam”
thiếu nội hàm “chuNn”, chỉ chú trọng số
lượng doanh nghiệp, không quan tâm đến
cấu trúc liên kết. Kết cục là tồn tại một khu
vực doanh nghiệp manh mún, nhỏ bé,
“chậm lớn, khó lớn, không muốn lớn”,
thiếu trục liên kết, dẫn dắt phát triển (các
tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh) (Hình 6).
Hình 6: Cấu trúc “lực lượng” doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu Điều tra Doanh nghiệp năm 2017
Về không gian, tình trạng chia cắt giữa
các nền kinh tế địa phương, giữa kinh tế địa
phương với kinh tế chung cả nước là một
thực tế đáng được phân tích và nhận diện rõ
ràng về mặt cơ chế. Cùng với tình trạng
chia cắt doanh nghiệp, tình trạng chia cắt
không gian phát triển cho thấy nền kinh tế
thiếu động lực liên kết, do đó, không thể
hội tụ, liên kết và cộng hưởng sức mạnh, từ
đó, tạo lan tỏa phát triển. Loại động lực
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
12
phát triển quan trọng bậc nhất của kinh tế
thị trường (cạnh tranh và liên kết phát triển)
đã không được phát huy tác dụng đầy đủ
trong nền kinh tế nước ta.
Tình trạng “phát triển dàn hàng ngang”,
thiếu trọng tâm, trọng điểm, không có mũi
nhọn, không có “đầu tàu” đúng nghĩa đã tồn
tại trong nhiều năm. “Chiến lược phát triển
quả mít” là thuật ngữ mô tả chính xác và
sinh động trạng thái phát triển này. Một bộ
máy nhà nước điều hành kinh tế với biên
chế cồng kềnh, luật lệ, chính sách, thủ tục
chồng chéo, điều kiện kinh doanh phức tạp,
một nền công vụ thiếu chuyên nghiệp, kém
hiệu quả, chi phí giao dịch cao. Đây là một
trong những nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng “không muốn lớn, khó lớn” của doanh
nghiệp Việt Nam.
3.2. Nguyên nhân suy giảm động lực tăng
trưởng và phát triển
Trong giai đoạn đầu tiên của đổi mới, nỗ
lực chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường
đã tạo ra động lực phát triển kép trong nền
kinh tế: (1) Thay đổi cấu trúc sở hữu, tạo
động lực cạnh tranh thị trường; (2) Điều tiết
nhà nước, thực hiện chế độ phân phối vừa
tuân thủ quy tắc thị trường (phân phối theo
lao động và theo đóng góp tài sản), vừa bảo
đảm công bằng xã hội (xóa đói giảm nghèo,
chính sách xã hội) đã giúp nền kinh tế
nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng, xác
lập đà tăng trưởng và phát triển mới. Nỗ lực
mở cửa cũng đã mang lại cho nền kinh tế
hai loại động lực tăng trưởng mới mạnh mẽ
là đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng xuất khNu.
Tuy nhiên, sau giai đoạn khởi động đổi
mới, xuất hiện nhiều yếu tố cản trở, làm suy
yếu động lực phát triển kinh tế. Việt Nam
không giải quyết tốt mối quan hệ giữa “phát
triển kinh tế thị trường” và “giữ vững định
hướng XHCN”. Việc không chú trọng phát
triển các thị trường đầu vào của nền kinh tế4
đi liền với xu thế kiềm chế phát triển kinh
tế tư nhân là một xu hướng thực tiễn kéo
dài nhiều năm qua. Xu hướng này tự nó
phản ánh “tình trạng có vấn đề” trong nhận
thức lý luận đối với các khái niệm cơ bản
của kinh tế thị trường và mối quan hệ của
chúng với công thức phát triển sáng tạo của
Việt Nam (định hướng XHCN). Tình trạng
này đồng nghĩa với việc thiếu vắng môi
trường cạnh tranh, thiếu vắng cạnh tranh
lành mạnh, mà trong nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh luôn là động lực cơ bản của phát
triển. Xu hướng kiềm chế, trì hoãn phát
triển các thị trường cũng giải thích tại sao
công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới
mô hình tăng trưởng trong 10 năm gần đây
hầu như “dẫm chân tại chỗ”, bất chấp nỗ
lực to lớn của Nhà nước và của cả nền kinh
tế. Có cơ sở để khẳng định chính đây là
nguồn gốc nhận thức và thực tiễn chủ yếu
của xu hướng suy yếu động lực phát triển
kinh tế ở nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Duy trì quá lâu cơ chế “phân biệt đối
xử”, kéo theo đó là hệ thống xin - cho,
nguồn gốc trực tiếp của tham nhũng và sự
hình thành các nhóm lợi ích đối lập xung
đột với lợi ích phát triển tổng thể là yếu tố
chủ chốt làm triệt tiêu các động lực khuyến
khích theo tinh thần “cạnh tranh thị trường
bình đẳng”. Sự rườm rà, phức tạp và kém
hiệu quả của hệ thống quy định, điều kiện
kinh doanh của Nhà nước đã làm gia tăng
chi phí kinh doanh, làm suy yếu sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Một mô hình tăng trưởng “dễ dãi” dựa
vào: khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có;
nguồn lao động thiếu kỹ năng; việc “bơm”
tín dụng rẻ đã gây ra hệ lụy triệt tiêu động
lực, đánh đổi tăng trưởng với môi trường,
nền kinh tế tiền lương thấp, xu hướng lạm
phát cao... Tích hợp những yếu tố “tiêu
cực” đó tất yếu dẫn đến một nền kinh tế
mang nặng tính đầu cơ. Nhiều năm liền, số
TrầnĐình Thiên
13
lượng doanh nghiệp bất động sản, các trung
tâm, tư vấn môi giới kinh doanh bất động
sản và chứng khoán thường chiếm tỷ lệ áp
đảo trong tổng số doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới.
Trong nhiều năm, mô hình tăng trưởng
của Việt Nam được thiết kế theo định
hướng khuyến khích nhập khNu (cả đầu vào
lẫn hàng tiêu dùng thông thường), không
khuyến khích sản xuất nội địa và xuất khNu.
Cơ chế phân bổ ngân sách và phân bổ vốn
đầu tư dựa trên nguyên tắc xin - cho, cho
đến chính sách tỷ giá hối đoái, thuế xuất
nhập khNu đã trở thành động lực mạnh thúc
đNy xu hướng lệ thuộc nhập khNu đầu vào,
khuyến khích phát triển các ngành gia công,
lắp ráp, khai thác tài nguyên, kìm hãm phát
triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Mô
hình tăng trưởng đó không khuyến khích
đổi mới sáng tạo, triệt tiêu năng lực liên kết
chuỗi và cạnh tranh lành mạnh trong cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Thiết kế và duy trì quá lâu hệ thống
khuyến khích “ngược”: các chính sách và
biện pháp khuyến khích “chủ nghĩa thành
tích”, nỗ lực đạt các thành tích số lượng
ngắn hạn được chú trọng hơn là khuyến
khích phát huy năng lực đổi mới sáng tạo,
nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cao5.
Người tài ít được trọng dụng, cơ chế thu hút
người tài quá thô sơ, chú trọng đến những
“món lợi nhỏ” (tăng lương, thưởng, nhà ở)
để hấp dẫn họ nhưng không chú ý tạo điều
kiện để họ phát huy năng lực. Điển hình của
hệ thống khuyến khích ngược là tình trạng
vận dụng nguyên tắc “chọn người thắng”
thay cho nguyên tắc “thưởng người thắng”.
Cách chọn thầu không thông qua đấu
thầu, hoặc tổ chức đấu thầu theo cách bố trí
“quân xanh, quân đỏ”, lập “sân sau”... cũng
là những biểu hiện cụ thể của cơ chế hoạt
động này. Kết cục là nhiều chủ thể có năng
lực thật sự lại bị loại ra khỏi cuộc đua. Thực
tế cho thấy, hệ thống chính sách “khuyến
khích ngược” như vậy chứa đựng nhiều rủi
ro cả đối với các chủ thể làm ăn chân chính
lẫn các chủ thể “được chọn thắng”.
Với cách tạo động lực phát triển phi thị
trường này mà ở Việt Nam, sau hơn 30 năm
chuyển sang kinh tế thị trường đinh hướng
XHCN, chỉ có rất ít doanh nghiệp tư nhân
đủ sức vươn dậy thành tập đoàn kinh tế lớn,
nhất là trong công nghiệp; hoặc có vươn lên
thì nguy cơ rủi ro cũng rất cao. Trong khi
đó, các tập đoàn kinh tế nhà nước, được
thúc đNy phát triển theo cơ chế “chọn người
thắng”, cũng không thể lớn bình thường,
làm ăn kém hiệu quả, độ rủi ro cao. Gần
đây, hàng loạt tập đoàn kinh tế và doanh
nghiệp nhà nước một thời “lừng lẫy” lâm
vào tình trạng thiếu năng lực cạnh tranh,
kinh doanh thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá
sản, giải thể; nhiều lãnh đạo “ưu tú” của
khu vực này lâm vào cảnh lao lý, tù đày.
Cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng
vốn FDI định hướng thiên lệch, mang tính
phân biệt đối xử với lực lượng kinh tế bản
địa, áp dụng trong thời gian quá dài, gây
méo mó môi trường kinh doanh và những
hậu quả phát triển chiến lược dài hạn. Để
thu hút đầu tư nước ngoài, hệ thống chính
sách và giải pháp không chỉ dựa vào yếu tố
hấp dẫn bậc nhất của Việt Nam là các “lợi
thế sẵn có” (lợi thế đi sau, vị trí địa - kinh tế
“đắc địa”, tài nguyên dồi dào, chi phí nhân
công thấp, lao động chăm chỉ, môi trường
chính trị - xã hội ổn định), mà còn đặc biệt
nhấn mạnh vào các ưu đãi chính sách: ưu
đãi thuế, ưu đãi tiếp cận đất đai, ưu đãi giá
cả đầu vào (giá năng lượng, phí môi trường
thấp), ưu đãi tiếp cận nhân lực, ít phải chịu
tác động lạm phát trong nước và lãi suất
vay cao, tỷ giá hối đoái được bảo đảm ổn
định... Những ưu đãi đó tạo ra tình thế cạnh
tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp
trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư
nhân, và các doanh nghiệp FDI, lợi ích phát
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
14
triển quốc gia phải chịu thiệt, dành phần lợi
cho các doanh nghiệp FDI.
Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước
ngoài giữa các địa phương diễn ra theo
nguyên lý “cùng xuống đáy” vừa gây tổn
hại lợi ích cho các địa phương, vừa làm
cho các doanh nghiệp trong nước, vốn
đang yếu, dễ rơi vào thế bất lợi, chịu thiệt
thòi nhiều mặt, suy giảm động lực phát
triển. Đây là một trong những nguyên nhân
quan trọng giải thích tại sao đa số doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam sử
dụng công nghệ không cao, có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường lớn, trả lương thấp
và không muốn liên kết phát triển với các
doanh nghiệp nội địa. Một bộ phận lớn
doanh nghiệp nước ngoài (có thể lớn hơn
tới 60%) khai lỗ liên tục nhiều năm nhưng
lại không ngừng mở rộng kinh doanh. Loại
động cơ khuyến khích “ngược” này, thật
trớ trêu, lại giúp khu vực đầu tư nước
ngoài trở thành khu vực động lực phát
triển ngày càng quan trọng trong nền kinh
tế Việt Nam.
4. Bối cảnh mới và giải pháp tăng cường
động lực phát triển cho giai đoạn mới
4.1. Bối cảnh thời đại mới và các yêu cầu
mới đối với hệ thống động lực phát triển
Thế giới đang bước vào một thời đại phát
triển mới, khác biệt căn bản về trình độ, cấu
trúc và lôgíc phát triển với các giai đoạn
trước. Bước chuyển thời đại lần này, do
vậy, cũng khác biệt hoàn toàn so với các
bước chuyển trước đây. Có thể định hình
thời đại bằng 4 nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa vẫn
tiếp tục mạnh mẽ, nhưng với những giải
pháp khác biệt và mang tính xung đột (xu
thế “bảo hộ”). Trong thời đại này, hội nhập
và cạnh tranh quốc tế vẫn là môi trường và
là một trong những động lực cơ bản của
phát triển.
Thứ hai, cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 là định hướng chủ yếu để loài người
tiến vào nền kinh tế công nghệ cao với tư
cách là sự tích hợp của nền kinh tế vật thể
(công nghệ cao với nền kinh tế số). Công
nghệ cao và kinh tế số là nền tảng phát triển
mới của loài người; còn quá trình Cách
mạng công nghiệp 4.0 lại mang tính đột phá
mạnh mẽ, với tốc độ cao chưa từng thấy.
Trên cả hai góc độ, đổi mới, sáng tạo đều
đóng vai trò là động lực phát triển mạnh
nhất và có tiềm năng vô tận của thế giới
trong giai đoạn tới6.
Thứ ba, cục diện phát triển thế giới thay
đổi, xung đột toàn cầu với trục chi phối là
quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc có xu hướng
gia tăng. Xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc (hai cường quốc hàng đầu thế giới)
đang tạo ra những cơ hội và thách thức phát
triển lớn chưa từng thấy cho toàn thế giới7.
Do đây là hai đối tác kinh tế - chính trị quan
trọng bậc nhất của Việt Nam nên cách thức
xử lý mối quan hệ này chứa đựng những
năng lực thúc đNy hoặc kiềm chế phát triển
tiềm tàng cho Việt Nam.
Thứ tư, biến đổi khí hậu mà Việt Nam là
một trong những nước chịu tác động mạnh
nhất, đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi mới
về năng lực và giải pháp ứng phó.
Việc định hình thời đại bằng 4 nội dung
trên chưa thể bao quát các xu thế toàn cầu
đang và sẽ diễn ra, song, tạm đủ để khẳng
định rằng, cần có cách tiếp cận mới đến vấn
đề phát triển. Yêu cầu này thực sự là gay gắt,
cấp bách khi các quá trình và xu hướng nêu
trên đều đang diễn ra với tốc độ cao và tính
bất thường chưa từng thấy. Hàm ý của nhận
định này là: cải tiến, nâng cấp, nâng cao hiệu
quả của các nguồn lực và động lực truyền
thống là không đủ. Phải tích cực định hướng
TrầnĐình Thiên
15
tìm kiếm cả những nguồn lực và động lực
phát triển mới, theo những cách mới.
Những yếu tố định hình thời đại nêu trên
gợi ý cách tiếp cận mới đến động lực phát
triển. Các động lực phát triển gắn với quá
trình chuyển đổi kinh tế sẽ tiếp tục phát huy
tác dụng trong giai đoạn tới.
Nền kinh tế thời đại 4.0 đòi hỏi Việt
Nam không thể chỉ dừng lại ở việc khắc
phục các “điểm nghẽn” phát triển và tăng
trưởng mà nền kinh tế đang lâm vào. Là
nền kinh tế có độ mở cửa và hội nhập cao,
Việt Nam phải tạo lập nền tảng cấu trúc
mới và các động lực phát triển hiện đại
tương thích với thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0.
Thứ nhất, cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 đang tạo ra một cấu trúc phát triển khác
biệt về lôgíc: trên nền tảng công nghệ cao
và số hóa, loài người đang được cung cấp
những công cụ phát triển rất mới, để xây
dựng nên một hệ thống kinh tế mới, là sự
tích hợp giữa nền kinh tế vật thể (truyền
thống) và nền kinh tế số. Nền kinh tế này
vận hành với những nguồn lực căn bản mới
về chất, có cấu trúc liên kết và cơ chế vận
hành mới, định hướng thỏa mãn một cơ cấu
nhu cầu mới. Để xây dựng và vận hành nền
kinh tế đó, cần có những năng lực mới và
cả những động lực mới.
Thứ hai, việc tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế bằng các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới hàm nghĩa việc tuân thủ các đòi
hỏi thể chế kinh tế, các chuNn mực và quy
định kỹ thuật của sản phNm dịch vụ ở trình
độ rất cao. Trong trường hợp này, hội nhập
quốc tế không chỉ mang đến những cơ hội to
lớn, mà còn tạo ra những áp lực phát triển
chưa từng thấy. Cả cơ hội lẫn áp lực phát
triển đều trở thành động lực cải cách, nâng
cao năng suất lao động, thúc đNy nền kinh tế
vươn nhanh lên đẳng cấp phát triển mới.
Việc chuyển hóa áp lực phát triển thành
động lực cải cách phải được coi là một cách
tiếp cận phát triển mới trong thời đại mở cửa
hội nhập quốc tế đang đặt ra cho Việt Nam.
4.2. Cách tiếp cận và định hướng giải pháp mới
4.2.1. Cách tiếp cận
Thứ nhất, tuân thủ nguyên lý của chủ nghĩa
Mác - Lênin: xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp, mở đường cho lực lượng sản xuất
phát triển trên cơ sở đổi mới để tăng tính
chủ động tiên phong của hệ thống kiến trúc
thượng tầng, đặc biệt là thượng tầng chính
trị. Tại thời điểm hiện nay, tính tiên phong
đổi mới của hệ thống chính trị đang là điều
kiện tiên quyết để cải cách thể chế kinh tế,
từ đó, kiến tạo hệ thống động lực phát triển
mới để thúc đNy cải cách và phát triển.
Thứ hai, phát triển đồng bộ các loại thị
trường, đặc biệt quan tâm phát triển các thị
trường nguồn lực đầu vào, nhất là thị
trường đất đai, là nội dung quan trọng nhất
để tạo động lực phát triển của nền kinh tế
trong giai đoạn tới.
Thứ ba, xây dựng nhà nước kiến tạo phát
triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục
vụ doanh nghiệp, thiết kế một thể chế quản
trị phát triển hiện đại, phù hợp với các cam
kết hội nhập.
Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc “nội lực là
quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong
việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt
Nam và triển khai chiến lược thu hút và sử
dụng FDI trong giai đoạn tới.
Thứ năm, thực hiện các cam kết hội nhập
quốc tế là áp lực (động lực cải cách và phát
triển mạnh mẽ nhất).
Thứ sáu, tận dụng tối đa lợi thế đi sau,
nỗ lực xây dựng thể chế tốt, khuyến khích
đổi mới sáng tạo, coi khoa học công nghệ
và trí tuệ con người là động lực phát triển
quan trọng nhất của giai đoạn tới.
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
16
4.2.2. Định hướng giải pháp tăng cường
động lực phát triển
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển
đồng bộ các thị trường đầu vào, đặc biệt
chú ý chiến lược phát triển thị trường đất
đai, theo tinh thần thừa nhận chế độ đa sở
hữu, xây dựng hệ thống pháp luật thừa
nhận, tôn trọng và bảo vệ các quyền tài sản
của các chủ thể kinh tế. Coi việc phát triển
các thị trường đầu vào là nền tảng để tái cơ
cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng
thành công.
Thứ hai, xây dựng và triển khai Chương
trình quốc gia “Phát triển lực lượng doanh
nghiệp Việt Nam” theo đúng tinh thần thị
trường: các chủ thể bình đẳng về tư cách,
khác biệt về chức năng, được khuyến khích
phát triển theo nguyên tắc “khuyến khích
người thắng”. Đặc biệt quan tâm thúc đNy
xây dựng các chuỗi sản xuất Việt Nam, tạo
điều kiện phát triển các tập đoàn kinh tế
mạnh của Việt Nam thành lực lượng dẫn
dắt quá trình hình thành và phát triển chuỗi,
trụ cột là các tập đoàn kinh tế tư nhân.
Thứ ba, tích cực cải cách nhà nước với hai
nội dung lớn: (1) Xây dựng một nhà nước
phục vụ phát triển; (2) Xây dựng một nhà
nước thông minh, trong đó, một nội hàm
quan trọng là xây dựng “Chính phủ số” và
“đô thị thông minh”. Các biện pháp cụ thể:
- Xây dựng bộ máy nhà nước theo
nguyên tắc: (1) “Tổ chức theo chức năng”;
(2) Tính chuyên nghiệp công vụ (tuyển
chọn cán bộ và trách nhiệm công việc).
- Cải cách chế độ lương trong khu vực
nhà nước theo nguyên tắc: (1) Tiền tệ hóa
hoàn toàn tiền lương; (2) Trả lương theo
chức năng; (3) Trả lương theo hợp đồng
công việc (theo mức độ hoàn thành công
việc cam kết).
Thực hiện chiến lược thu hút và sử dụng
đầu tư nước ngoài mới, theo nguyên tắc
“hạn chế ưu đãi, quan tâm xây dựng thể chế
tốt”, tạo thuận lợi tối đa để hình thành và
phát triển các chuỗi sản xuất với sự tham
gia tích cực của các nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài.
Thiết kế hệ thống chính sách nhất quán
và định hướng dài hạn, hạn chế nhập khNu
đầu vào phục vụ gia công lắp ráp, gây ô
nhiễm môi trường (công nghệ thấp và giá
trị gia tăng thấp) và xu hướng thúc đNy các
hoạt động đầu cơ.
Từ bỏ cơ chế phân phối vốn theo kiểu
chia đều, xin - cho, tập trung phát triển các
cực tăng trưởng và các trung tâm phát triển
đủ tầm và sức cạnh tranh quốc tế. Nhanh
chóng phát triển các đô thị thông minh,
trước tiên là các đô thị “đầu tàu” (Tp. Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Vinh, Buôn
Ma Thuột).
Nhà nước tích cực hỗ trợ xây dựng các
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo
các đầu mối thúc đNy công cuộc “khởi
nghiệp quốc gia” theo tinh thần đổi mới
sáng tạo đúng nghĩa. Có chính sách hỗ trợ
đặc biệt các doanh nghiệp khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo, để khoa học - công
nghệ trở thành động lực phát triển mạnh mẽ
nhất trong giai đoạn tới.
5. Kết luận
Kinh tế Việt Nam đang ở vào một thời
điểm mang tính bước ngoặt. Những động
lực mạnh mẽ thúc đNy nền kinh tế chuyển
đổi phát triển được khơi dậy nhờ công
cuộc đổi mới đã suy giảm tác động. Để nền
kinh tế khôi phục đà tăng trưởng, vấn đề
TrầnĐình Thiên
17
đặt ra không phải là chỉnh sửa, cải tiến,
nâng cấp hệ thống động lực cũ. Nghĩa là
Việt Nam không thể giải quyết vấn đề “tụt
hậu phát triển” - đúng hơn là “tụt hậu phát
triển xa hơn” bằng cách tiếp tục duy trì hệ
thống động lực cũ. Thực tiễn 10 năm tái cơ
cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng
trưởng chứng tỏ điều đó. Phương cách giải
quyết vấn đề là thay đổi hệ thống động lực
tăng trưởng và phát triển. Nhưng đó chỉ là
một mặt của nhiệm vụ phát triển đang đặt
ra cho Việt Nam, xuất phát từ chính nhu
cầu nội tại của nền kinh tế. Thế giới đang
thay đổi sâu sắc. Thay đổi cấu trúc dưới
tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 - cuộc cách mạng mà về sức mạnh
“đảo lộn lôgíc phát triển”, loài người chưa
hề được thấy trong ba cuộc Cách mạng
công nghiệp trước. Thay đổi tương quan
sức mạnh và cục diện phát triển toàn cầu
với sự trỗi dậy mạnh mẽ chưa từng thấy
khi Trung Quốc và Ấn Độ cùng một loạt
nền kinh tế đi sau. Xung đột Hoa Kỳ -
Trung Quốc là hệ quả không thể tránh khỏi
của việc phản ứng lại sự trỗi dậy đó. Toàn
cầu hóa “biến dạng” kết hợp với sự trỗi
dậy của chủ nghĩa bảo hộ.
Các yếu tố nói trên cộng hưởng lại, tạo
thành một thời đại phát triển mới khác về
cấu trúc và lôgíc phát triển. Việt Nam là
nền kinh tế có độ mở cửa cao, nghĩa là “tự
nhiên” bước vào thời đại mới đó. Cơ hội
hoàn toàn mới, thách thức hoàn toàn mới.
Để “bước vào” mà không bị “kéo lê” theo
thời đại, Việt Nam cần một hệ động lực
phát triển mới không chỉ là hệ động lực cũ
“được đổi mới”. Chỉ đổi mới hệ động lực
cũ hiện giờ là không đủ, nghĩa là lại đNy
nền kinh tế vào thế tụt hậu xa hơn. Nhiệm
vụ đặt ra cho nền kinh tế tại thời điểm
không mới về tên gọi, nhưng đầy thách
thức: đổi mới hệ động lực phát triển ở một
tầm mới so với cách đây 30 năm.
Chú thích
2 Bài báo được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài
Nafosted: “Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2011-2010 hướng tới phát triển bền vững”.
3 Tại sao các quốc gia thất bại? Câu trả lời của
Daron Acemoglu và James A. Robinson là: “Thể
chế, thể chế, thể chế!” [6].
4 Các thị trường đất đai, tiền tệ - tài chính, năng
lượng, lao động.
5 Có hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế là cấp
dưới phải xin cấp trên “cho phép” đổi mới. Phải
“xin” để tránh rủi ro bị quy kết “chệch hướng”, để
được cấp nguồn lực thực hiện. Quy trình xét duyệt
để được “đổi mới” lại rất phức tạp, không gắn với
trách nhiệm cấp phê duyệt (cấp trên) nên thường gây
nản lòng cho những ai muốn thực sự đổi mới, sẵn
sàng chịu mạo hiểm để thúc đNy phát triển.
6 Xu thế này gắn với tình huống lợi thế so sánh “lao
động tiền lương thấp” và khai thác tài nguyên của
Việt Nam đang mất đi. Cấu trúc nguồn lực và động
lực phát triển đang thay đổi sâu sắc chưa từng thấy.
7 Xu hướng dịch chuyển các chuỗi sản xuất toàn cầu
(hiện nay đang dịch ra khỏi Trung Quốc rất mạnh
mẽ, giống như đã từng dịch chuyển vào Trung Quốc
trong 30 năm trước) hay nguy cơ suy giảm tăng
trưởng và bất ổn kinh tế toàn cầu dưới tác động của
cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang
thực sự đóng vai trò là những động lực phát triển
kinh tế mạnh mẽ bậc nhất (theo cả hai chiều thuận
và nghịch) của thế giới hiện đại.
Tài liệu tham khảo
[1] Vũ Thành Tự Anh (2014), “Gia nhập WTO và
cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”,
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2014 - cải cách thể chế
kinh tế: chìa khóa cho tái cơ cấu, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
Khoahọc xã hội Việt Nam, số 8 - 2019
18
[2] Nguyễn Kim Bảo (2003), Thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc
(một số đột phá mới về lý luận và thực tiễn từ
Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đến
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[3] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Kỷ yếu Hội
thảo khoa học “Cải cách thể chế kinh tế Việt
Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-
2035”, Hà Nội.
[4] CIEM, VIE, VEPR, VCCI (2018), Từ Nhà
nước Điều hành sang Nhà nước Kiến tạo phát
triển, Nxb Tri thức, Hà Nội.
[5] Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng
(2009), Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột
phá, Nxb Tri thức, Hà Nội.
[6] Daron Acemoglu, James A. Robinson (2017),
Tại sao các quốc gia thất bại, Nxb Trẻ, Tp. Hồ
Chí Minh.
[7] D. Yergin, J. Stanislaw (2018), Những đỉnh cao
chỉ huy, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9] Hoàng Văn Hải (Chủ biên) (2012), Tinh thần
Doanh nghiệp Việt Nam trong Hội nhập, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[10] Nguyễn Trọng Hoài, Huỳnh Thanh Điền
(2011), “Phát triển kinh tế tư nhân: Tiếp cận
các giải pháp giảm thiểu tác động lấn át và
nâng cao tác động hỗ trợ”, Tạp chí Phát triển
Kinh tế, số 3.
[11] Đinh Tuấn Minh, Phạm Thể Anh (Chủ biên)
(2014), Báo cáo phát triển nền kinh tế thị
trường Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.
[12] Nhóm Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới
Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân
chủ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[13] Ngân hàng Thế giới (2014-2018), Điểm lại:
Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.
[14] Ngô Tuấn Nghĩa (2016), “Tiếp tục hoàn thiện
thể chế sở hữu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 9.
[15] Trần Đình Thiên (Chủ biên) (2014), Báo cáo
Kinh tế Việt Nam, các năm 2013, 2014, 2015,
2016, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[16] Đào Quang Thu (2013), “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Vam: 25 năm thu hút và phát
triển”, Kỷ yếu Hội nghị “25 năm FDI tại Việt
Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, Hà Nội.
[17] Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các
năm 1985-2018, Nxb Thống kê, Hà Nội.
[18] Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên) (2010), Vấn đề sở
hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[19] Nguyen Tu Anh et al. (2015), Employment and
quality of employment in Vietnam: The roles
of small firms, formalization and education,
R4D Working Paper 2015/8, Swiss
Programme for Research on Global Issues for
Development.
[20] Nicholas Lardy (2016), The Changing Role of
the Private Sector in China, Sidney, Australia.
[21] Newman et al. (2013), Technology transfers,
foreign investment and productivity spillovers:
evidence from Vietnam, Ciem.
[22] Ohno K. (2010), Avoiding the Middle Income
Trap: Renovating Industrial Policy Formulation
in Vietnam, Vietnam Development Forum
(VDF), Hanoi.
[23] Perkins et al. (2013), Unplugging Institutional
Bottlenecks to Restore Growth, A Policy
Discussion Paper Prepared for the Vietnam
Executive Leadership Program (VELP).
[24] Su Dinh Thanh (2014), Government size and
economic growth in Vietnam: A panel
analysis, retrieved from
[25]
development-indications/
TrầnĐình Thiên
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_cau_truc_nen_kinh_te_tu_goc_do_dong_luc_phat_trien_trong.pdf