Tài liệu Chính sách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Pháp

Trên thực tế, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đóng một vai trò quan trọng ở Pháp kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai và xây dựng lại đất nước thông qua các dự án lớn (hàng không vũ trụ, hạt nhân, không gian, vận tải.). Chúng đã làm cho nước Pháp trở thành một cường quốc công nghệ trên thế giới. Những thay đổi chính đặc trưng cho kết thúc thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI buộc Pháp phải suy nghĩ lại chính sách nghiên cứu và đổi mới, nhất là về tổ chức, thiết kế và các phương tiện, công cụ để cạnh tranh. Những chính sách mới, như đào tạo nhân lực, nghiên cứu công, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiên cứu công sang doanh nghiệp, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần khắc phục phần nào những điểm yếu trong hệ thống nghiên cứu và đổi mới ở Pháp. Để thúc đẩy nghiên cứu công - tư, Pháp đã xây dựng và hoàn thiện các công cụ như các viện Carnot, viện nghiên cứu công nghệ (IR), các thỏa thuận công nghiệp để đào tạo thông qua nghiên cứu (CIFRE), các cụm cạnh tranh. Để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Pháp có các khu ươm tạo, các kỳ thi tuyển chọn doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tài trợ, đặc biệt là tín dụng thuế nghiên cứu, chương trình tài trợ doanh nghiệp trẻ sáng tạo, khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, Pháp có Công ty thúc đẩy chuyển giao công nghệ (SATT), Consortium định giá công nghệ theo lĩnh vực (CVT), quỹ sáng chế France Brevets, các trung tâm phổ biến và giao dịch công nghệ Việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu công-tư, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiên cứu sang cho doanh nghiệp đều là những vấn đề cấp bách của khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hy vọng Tổng luận này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích từ kinh nghiệm của Pháp, giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam xây dựng và hoàn thiện những chính sách liên quan cho Việt Nam.

pdf40 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Chính sách nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực phẩm, công nghệ y - sinh và năng lượng. Các cụm này, chủ yếu là quy mô quốc tế, cũng tạo ra hàng trăm công ty khởi nghiệp. Theo các phân tích và đánh giá của các cơ quan chức năng ở Pháp, nhìn chung, vai trò của chính sách về các cụm cạnh tranh là tích cực và quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật và phát triển ở các địa phương có liên quan. Nó cho phép liên kết các khu vực trên lãnh thổ quốc gia và cùng nhau phát huy sự năng động và sáng tạo. Quỹ Cạnh tranh kinh doanh (FCE): hỗ trợ ba công cụ: 1) Các cụm cạnh tranh; 2) Các cụm EUREKA và Các sáng kiến công nghệ chung; 3) Hỗ trợ cho chiến lược NC&PT. Trong năm 2009, FCT đã tài trợ 337 dự án NC&PT, trong đó có 200 dự án thuộc các cụm cạnh tranh và 36 cụm EUREKA với số tiền 401,6 triệu EUR. EUREKA EUREKA, một mạng lưới quốc tế cho NC&PT công nghiệp định hướng thị trường và đổi mới sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, hiện quy tụ hơn 40 nền kinh tế từ châu Âu, Israel, Hàn Quốc và Canada. EUREKA được thành lập vào năm 1985 để hỗ trợ các giai đoạn đầu của đổi mới sáng tạo ở cấp độ châu Âu thông qua một chương trình với các thủ tục hành chính đơn giản và gọn nhẹ. Đến nay, EUREKA đã thực hiện được hơn 4.000 dự án, huy động hơn 10 tỷ EUR tài chính công, 19 tỷ EUR đầu tư tư nhân, tạo ra 378.000 việc làm. EUREKA cũng cung cấp các dịch vụ như hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác và thiết lập mạng lưới và phổ biến thông tin về những đổi mới sáng tạo được tạo ra từ bởi mạng lưới này. Riêng năm 2012, EUREKA đã có 297 dự án ở cấp độ châu Âu với tổng số tiền thực hiện (nhà nước và tư nhân) là 1,1 tỷ EUR. Các sáng kiến chiến lược được gọi là "cụm" (Clusters), chiếm 69% tổng chi phí, chương trình "Eurostars" 18% và các dự án hợp tác 13%. Pháp đang tài trợ cả ba hoạt động này. Các cụm EUREKA (EUREKA Clusters) là các dự án công nghiệp dài hạn (đối với cả doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn) với mục đích phát triển các công nghệ có tầm quan trọng then chốt đối với khả năng cạnh tranh của châu Âu, như công nghệ nano, điện tử, năng lượng, môi trường và nước. Tại Pháp, những cụm này được kiểm soát và tài trợ bởi Tổng cục doanh nghiệp (DGE). Năm 2012, Pháp có 12 dự án được tài trợ với tổng kinh phí là 15 triệu EUR. Các chương trình Eurostars là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyên về công nghệ cao. Ở Pháp, có 34 dự án (24%) đã được lựa chọn trong năm 2012 với tổng kinh phí 21 triệu EUR. 25 Bpifrance-OSEO Bpifrance là một công cụ quan trọng trong các chính sách hỗ trợ đổi mới ở Pháp. Tổ chức công này được lập năm 2013 từ sự hợp nhất của OSEO (cơ quan phụ trách đổi mới và doanh nghiệp nhỏ và vừa), CDC Entreprises (thuộc Ngân hàng nhà nước, phụ trách cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa và đổi mới sáng tạo) và Quỹ đầu tư chiến lược (chịu trách nhiệm về việc cung cấp vốn cho các công ty được Nhà nước lựa chọn). OSEO (Bpifrance) hỗ trợ đổi mới, bảo lãnh tín dụng, tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong năm 2011, OSEO đã cấp (không kể qua quỹ FUI) 547 triệu EUR tài trợ cho đổi mới sáng tạo, so với 733 triệu EUR năm 2008. Sự giảm này là do chính sách chuyển hướng gia tăng tín dụng thuế cho nghiên cứu từ năm 2008 và cũng phù hợp với mong muốn của Chính phủ là hạn chế hỗ trợ trực tiếp và tăng cường hỗ trợ gián tiếp. Tuy nhiên, OSEO vẫn được coi là công cụ quan trọng trong hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ trực tiếp để đổi mới sáng tạo được phân bổ thông qua các chương trình khác nhau. OSEO cung cấp tài trợ cho những đối tượng khác nhau:  Hỗ trợ các cụm cạnh tranh: OSEO quản lý quỹ FUI;  Hỗ trợ đổi mới trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho các dự án mà các chuyên gia OSEO đánh giá là chưa đủ điều kiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế;  Hỗ trợ các dự án lớn (tài trợ từ 3 đến 10 triệu EUR);  Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác cùng nhau và với các doanh nghiệp lớn;  Hỗ trợ đổi mới trong các lĩnh vực hay ngành cụ thể (như hàng không, không gian, công nghệ sinh học, năng lượng). OSEO cũng nhằm bảo lãnh tài chính ngân hàng. Bảo lãnh đối với đổi mới sáng tạo giúp các SME đổi mới có thể tiếp cận tài chính ngân hàng. Các dạng bảo lãnh gắn với những lĩnh vực cụ thể như bảo lãnh trong công nghệ sinh họccho các công ty công nghệ sinh học. Việc bảo lãnh này cho phép các doanh nghiệp đổi mới tiếp cận khoảng 300 triệu EUR trong năm 2010. Các nghiên cứu ở Pháp cho thấy cứ 1 EUR do OSEO tài trợ sẽ kích thích doanh nghiệp (doanh nghiệp chi dưới 300.000 EUR cho NC&PT) chi thêm 1 EUR cho NC&PT của họ. Vai trò của OSEO tỏ ra hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hơn là các doanh nghiệp lớn. Các chương trình cầu nối và Luật Doanh nghiệp nhỏ Các chương trình cầu nối do OSEO quản lý đã được đưa ra vào năm 2007 để khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào cung cấp sản phẩm và dịch vụ sáng tạo cho thị trường mua sắm công và cho các doanh nghiệp lớn. Các dụ án được tài trợ từ 3 nguồn: 1/3 từ doanh nghiệp nhỏ và vừa, 1/3 từ các tổ chức công hay tư nhân mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhỏ và vừa và 1/3 từ OSEO. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ đổi mới sáng tạo của họ. 26 Theo đánh giá của OECD, mua sắm công có thể đóng một vai trò quan trọng cho đổi mới sáng tạo. Điều này được công nhận từ lâu ở các khu vực như quốc phòng, cơ sở hạ tầng và gần đây trong lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững (năng lượng carbon thấp). Vai trò của mua sắm công có thể là đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Quy mô thị trường mua sắm công ở Pháp đã tăng từ 52,5 tỷ EUR năm 2005 lên 87,8 tỷ EUR năm 2011 (theo Bộ Kinh tế và Tài chính). Sự gia tăng này dựa trên các hợp đồng lớn về mua sắm thiết bị, vật tư. Luật Doanh nghiệp nhỏ của Pháp năm 2008 cung cấp quyền ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo tiếp cận các hợp đồng mua sắm công. Quỹ France Brevets Quỹ France Brevets (Quỹ bằng sáng chế) do Nhà nước thành lập năm 2011 (với đóng góp từ Cơ quan nghiên cứu quốc gia và Tổ chức tài chính công CDC) có số vốn 100 triệu EUR. Sứ mệnh của France Brevetslà tạo ra một "cơ sở hạ tầng" cho thị trường bằng sáng chế phát triển an toàn, mở và với quyền sở hữu trí tuệ minh bạch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia (các tổ chức nghiên cứu công, các trường đại học và các doanh nghiệp nhỏ và vừa) vốn gặp khó khăn hơn trong tiếp cận thị trường sở hữu trí tuệ. Cụ thể, Quỹ France Brevets mua các quyền về bằng sáng chế (có thể dưới hình thức giấy phép, li-xăng), sau đó phân chúng theo các nhóm và lại cấp phép lại (thứ cấp) cho đối tượng khai thác. Quỹ France Brevets có thể mua các bằng sáng chế từ các tổ chứ nghiên cứu công và doanh nghiệp nhỏ và vừa hay có thể giúp họ thương mại hóa chúng (cấp li- xăng), chẳng hạn như cấp phép cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác khai thác. Như vậy, Quỹ France Brevets cung cấp một dịch vụ trung gian trên một thị trường bằng sáng chế được coi là rất phức tạp. Những lý do cho việc tạo ra các quỹ này là: sự cần thiết phải thu thập các bằng sáng chế từ các nguồn khác nhau và các lĩnh vực đa dạng, đây là một trong những cơ sở cho đổi mới sáng tạo; giúp các bên tham gia giải quyết vấn đề rất khó khăn mà họ phải đối mặt là định giá tài sản trí tuệ và các quyền mua bán, chuyển nhượng; phát triển thị trường sở hữu trí tuệ lành mạnh mà Nhà nước đang khuyến khích. Pháp không phải là nước duy nhất có dạng quỹ này, chẳng hạn Hàn Quốc có Quỹ "Khám phá trí tuệ" (Intellectual Discovery) và "CubePartners IP"; Nhật Bản có Quỹ "Life Sciences Platform"... Từ khi thành lập cho đến năm 2013, Quỹ France Brevets đã xây dựng được danh mục bằng sáng chế trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học sự sống và không gian Các chính sách thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới theo ngành/lĩnh vực Pháp cũng có các chính sách thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới theo ngành, như trong ngành dịch vụ, hàng không dân dụng, vũ trụ, công nghiệp ô-tô, môi trường và thậm chí cả trong lĩnh vục quân sự. Lĩnh vực dịch vụ vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh phát triển và sự phát triển của ngành này lại dựa rất nhiều vào tiến bộ công nghệ, đặc biệt là công nghệ 27 thông tin, do vậy việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành này cũng được Pháp rất quan tâm. Các tổ chức, chương trình hỗ trợ cho nghiên cứu và đổi mới trong ngành này như OSEO, CFE, ANR, ADEME. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của cộng đồng địa phương hỗ trợ cho các dự án đổi mới dịch vụ. Trong lĩnh vực quân sự, năm 2013, Bộ Quốc phòng dành khoảng 3,3 tỷ EUR cho NC&PT, trong đó 1,2 tỷ EUR cho các công ty. So với các nước OECD, tỷ lệ ngân sách NC&PT quốc phòng trên tổng ngân sách nhà nước cho NC&PT ở pháp là 21%, ở Hoa Kỳ 55%, Anh 27%, Thụy Điển 14% và Đức 6%. Với máy bay Airbus, Pháp đã đang ở đẳng cấp thế giới trong hàng không. Airbus và nhiều nhà thầu phụ của nó là một thành phần thiết yếu của ngành công nghiệp Pháp. Một hệ thống tinh vi hỗ trợ công đã tạo điều kiện phát triển Airbus và đổi mới công nghệ vẫn là trung tâm của hỗ trợ. Tổng số tài trợ công cho NC&PT hàng không dân dụng đạt 271 triệu EUR năm 2010 và hiện đạt khoảng 300 triệu EUR. Trong lĩnh vực không gian vũ trụ, Pháp đứng vị trí thứ 4 thế giới và đứng đầu EU, với doanh thu trong ngành này ở Pháp khoảng 2,7 tỷ EUR. Tổng ngân sách cho NC&PT trong lĩnh vực không gian (cả dân sự và quân sự) khoảng 2 tỷ EUR mỗi năm, chiếm 1/3 tổng chi cho NC&PT ngành này của EU. Pháp cũng là nước chính đóng góp ngân sách chính cho Cơ quan vũ trụ châu Âu, với khoảng 770 triệu EUR năm 2012. Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia (CNES) là tổ chức chịu trách nhiệm thiết lập chính sách không gian Pháp. Với ngân sách hàng năm xấp xỉ 1,36 tỷ EUR (không bao gồm sự tham gia của Pháp trong ESA), CNES dành 375 triệu EUR để thực hiện các chương trình vũ trụ dân sự và quốc gia. Ngân sách nghiên cứu công nghệ không gian cũng là một nguồntài trợ chiến lược cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong lĩnh vực sản xuất ô-tô có Chương trình nghiên cứu và đổi mới trong vận tải đường bộ (PREDIT). Đây là một công cụ phối hợp phục vụ nghiên cứu và đổi mới trong những năm 1980, được tài trợ bởi các Bộ chịu trách nhiệm nghiên cứu, công nghiệp, vận tải và môi trường và ba tổ chức: ANR, Cơ quan Môi trường và Quản lý năng lượng (ADEME) và OSEO. ADEME hoạt động thông qua các khoản trợ cấp và kiểm soát hoặc chịu trách nhiệm về Quỹ trình diễn (hỗ trợ cho các dự án xe hybrid và xe điện). ANR đóng góp thông qua các chương trình Phương tiện Giao thông vận tải đường bộ và trong thành phố. OSEO tham gia vào các dự án đổi mới công nghệ và dịch vụ, kết hợp công nghệ thông tin. PREDIT giai đoạn 4 (2008-2012) có 400 triệu EUR từ các quỹ công. PREDIT 4 tài trợ 6 ưu tiên: năng lượng, môi trường, chất lượng của hệ thống giao thông trong đô thị, hậu cần và vận tải hàng hóa, năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp vận tải và chính sách giao thông vận tải. Trong lĩnh vực môi trường và năng lượng, lĩnh vực thường được đặt ở vị trí ưu tiên cho NC&PT ở nhiều quốc gia vì cả hai lý do kinh tế và phúc lợi. ADEME hỗ trợ nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân, nhất là trong giai đoạn đầu của các nghiên cứu. Ngân sách hàng năm của ADEME dành cho NC&PT là khoảng 40 triệu EUR, trong đó 2/3 là dành cho các doanh nghiệp và 1/3 cho phòng thí nghiệm công. Trong năm 2011, hơn 50% các hợp đồng 28 tài trợ là các công nghệ môi trường, năng lượng và chất thải. Đầu tư mạo hiểm Đầu tư mạo hiểm là một loại hình đầu tư đặc biệt dành cho các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; quỹ đầu tư mạo hiểm thường được quản lý bởi những nhà chuyên nghiệp và được cấp tiền bởi các nguồn tư nhân (chẳng hạn từ các công ty bảo hiểm, ngân hàng, các công ty lớn, các cá nhân, v.v...) hoặc nhà nước (thông qua các tổ chức tài chính công). Người ta có thể đo lường mức độ đầu tư mạo hiểm trong một nước dựa trên hai cách tiếp cận: các “số liệu thống kê ngành công nghiệp” (industry statistics), liên quan đến đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm trong một quốc gia, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các công ty đầu tư mạo hiểm; và "số liệu thống kê thị trường" (market statistics) liên quan đến việc đầu tư vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong cả nước, không phân biệt nguồn gốc của các công ty đầu tư mạo hiểm. Theo cách tiếp cận của số liệu thống kê ngành công nghiệp, các khoản đầu tư mạo hiểm của các công ty đầu tư mạo hiểm của EU chiếm trung bình 0,029% GDP ở EU trong năm 2010. Tỷ lệ này ở Pháp là 0,042% GDP, sau Anh (0,045%), nhưng trước CHLB Đức (0,029%). Các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan) có tỷ lệ cao nhất (với các khoản đầu tư mạo hiểm vượt quá 0,05% GDP). Liên quan đến người nhận các khoản đầu tư (các doanh nghiệp khởi nghiệp), không tính đến vị trí địa lý của công ty đầu tư mạo hiểm (số liệu thống kê thị trường), thì vị trí của Pháp cũng cao hơn mức trung bình của EU. Cụ thể, theo cách tiếp cận này, năm 2010, vốn đầu tư mạo hiểm trong các công ty EU chiếm 0,027% GDP EU. Tỷ lệ này của Pháp là 0,038%, sau các nước Bắc Âu, Anh (0,042%), nhưng cao hơn CHLB Đức (0,028%). Năm 2010, các công ty đầu tư mạo hiểm của Pháp đã đầu tư 847 triệu EUR (số liệu thống kê ngành công nghiệp) và các công ty khởi nghiệp của Pháp đã nhận được 751.000 triệu EUR từ các công ty đầu tư mạo hiểm (số liệu thống kê thị trường). Bảng 10: So sánh đầu tư mạo hiểm (thống kê thị trường) năm 2010 của Pháp và một số nước Nước Số tiền đầu tư (triệu EUR) Số lượng doanh nghiệp được nhận đầu tư Pháp 751,452 238 Đức 728,996 265 Anh 771,044 149 Toàn EU 3.661,375 3.039 Hoa Kỳ 23.400.000 3.646 Trong năm 2010, các công ty khởi nghiệp Anh đã nhận được 771 triệu euro đầu tư mạo hiểm, so với các công ty Đức (729 triệu EUR) và Pháp (751 triệu euro). Tuy nhiên, tổng số các công ty khởi nghiệp được đầu tư mạo hiểm của CHLB Đức (966) gấp đôi của Pháp (396) và Anh (364). Số tiền đầu tư mạo hiểm trung bình 1 công ty khởi nghiệp Pháp nhận được là 1,9 triệu EUR, thấp hơn rất nhiều so với 1 công ty Hoa Kỳ (6,4 triệu EUR), 1 công 29 ty Anh (2,1 triệu EUR), nhưng cao hơn nhiều so với 1 công ty của Đức (0,7 triệu EUR). Nếu so với Hoa Kỳ, số tiền mà các công ty khởi nghiệp của toàn EU nhận được từ dầu tư mạo hiểm (3,6 tỷ EUR) thấp hơn nhiều so với các công ty khởi nghiệp Hoa Kỳ (23,4 tỷ EUR). Nếu so sánh về số lượng công ty khởi nghiệp được nhận đầu tư mạo hiểm thì số lượng công ty Hoa Kỳ (3.646) cũng cao hơn của toàn EU (3.039). Khởi nghiệp sáng tạo có thể đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo, góp phần giải quyết các thách thức xã hội. Do vậy, Pháp đang tích cực thúc đẩy một hệ sinh thái khởi nghiệp năng động và sáng tạo, đảm bảo cho dự án khởi nghiệp tiếp cận với các nguồn tài chính, tri thức, kỹ năng và văn hóa kinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận với lao động có tay nghề cao, tiếp cận hệ thống sở hữu hữu trí tuệ, công nghệ thông tin và truyền thông... Trong giai đoạn 1999-2008, Pháp có 2.060 công ty khởi nghiệp được thành lập. 2.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Là nước đứng thứ 20 thế giới về dân số, nhưng lại là cường quốc thứ 5 về KH&CN với tổng số gần 800.000 người tham gia vào NC&PT. Nếu tính riêng số nhà nghiên cứu thì năm 2013 Pháp có 259.100 người (trong đó 102.500 người hoạt động trong khu vực công và 156.600 người trong khu vực tư nhân). Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là một yếu tố then chốt của bất kỳ hệ thống đổi mới nào. Nhiều kiến thức và chuyên môn có sẵn trong một nền kinh tế được thể hiện ngầm ít nhiều trong cá nhân. Ngoài những cái thể hiện ra bên ngoài dễ thấy của họ là bằng sáng chế, bài viết, sản phẩm hay quá trình sáng tạo, thì kiến thức được truyền bá và có thể khởi phát sáng tạo. Do đó, đào tạo nhân lực, đào tạo ban đầu và liên tục, để họ có thể tiếp thu, truyền bá và phát triển tri thức và kỹ năng của họ là những yếu tố quan trọng của đổi mới và năng suất. Tri thức sau đó có thể được phổ biến cả trong nước và quốc tế, nhờ vào sự di chuyển của nguồn nhân lực, hợp tác và trao đổi chuyên gia. Hai vấn đề chính mà hệ thống nghiên cứu và đổi mới của Pháp phải đối mặt cũng là những vấn đề của tất cả các nước khác. Thứ nhất, nhân lựu được đào tạo trong cả nước có phù hợp với hệ thống đổi mới hiện tại hay không? Thứ hai, hệ thống đào tạo có tạo ra được nguồn nhân lực mà dựa vào đó để xây dựng một chiến lược đổi mới trong tương lai hay không? Trong trường hợp của Pháp, một chiến lược đào tạo nhân lực đổi mới phải cung cấp nhân lực cho cả khu vực ít tập trung vào công nghệ cao và khu vực công nghệ cao để đổi mới có thể tạo giá trị gia tăng trong tất cả các lĩnh vực. Giáo dục đại học, nghiên cứu và chất lượng nguồn nhân lực ở Pháp hiện là một trong những điểm mạnh của hệ thống thống nghiên cứu và đổi mới của Pháp. Các kỹ sư được đào tạo cấp đại học Pháp có trình độ đẳng cấp quốc tế và năng lực đổi mới sáng tạo, tinh thần kinh doanh. Nhìn chung ở Pháp tất cả những người được đào tạo có bằng cấp ở mọi lĩnh vực đều có thể tham gia vào đổi mới sáng tạo. Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo Giống như doanh nghiệp ở các nước châu Âu khác, các doanh nghiệp Pháp đang thiếu đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, đây là một trở ngại hàng đầu cho đổi mới bên cạnh 30 những trở ngại: Thiếu thông tin về công nghệ; khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác hợp tác; thị trường bị chi phối bởi các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm; thiếu thông tin về thị trường; chi phí quá mức liên quan đến đổi mới; thiếu nguồn tài chính. Một nghiên cứu mang tên REFLEX-HEGESCO ở châu Âu cho thấy 46 % chuyên gia Pháp nắm giữ một công việc đòi hỏi mức độ đổi mới sáng tạo cao, so với 55% chuyên gia Đức, 57% chuyên gia Anh, 58% chuyên gia Hà Lan và 61% chuyên gia Phần Lan. Tại Pháp, giáo dục tiểu học và trung học được coi là cung cấp những kỹ năng nền tảng cho đổi mới, thành công trong giáo dục đại học cũng là nhờ kết quả của giáo dục trung học. Khảo sát của OECD về đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đánh giá thành tích học sinh 15 tuổi tại 65 quốc gia và nền kinh tế cho thấy học sinh của Pháp ở mức trung bình năm 2012. Tiếp cận đào tạo trong suốt cuộc đời còn phụ thuộc vào việc có được các kỹ năng cơ bản: đạt trình độ trung học là cần thiết để tham gia và tận dụng lợi thế của giáo dục thường xuyên. Chính sách mới cho hệ thống trường trung học không chỉ là truyền thụ kiến thức, mà còn giúp học sinh phát triển một tư duy có lợi cho đổi mới, nghiên cứu và doanh nghiệp. Trong chính sách đổi mới, hai điểm đặc biệt quan trọng trong hệ thống trường học: mức độ phổ biến các kỹ năng và phương pháp phát triển tư duy cho học sinh. Hệ thống giáo dục Pháp được đặc trưng bởi tính phân cực thành tích học sinh, có thể do hệ thống văn hóa được hình thành từ sứ mệnh lịch sử của nó trong việc lựa chọn những người ưu tú (élite). Đặc điểm này là phù hợp với một hệ thống đổi mới dựa trên công nghệ cao, các tổ chức lớn và các công ty lớn. Pháp đang hướng tới đào tạo nguồn nhân lực đa dạng hơn cho một hệ thống đổi mới mở hơn. Luật Giáo dục 2005 đã đề cập đến “cốt lõi của kiến thức và kỹ năng" là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ được coi là cần thiết cho học sinh thành công trong giáo dục và cuộc sống tương lai. Kể từ năm 2011, việc nắm vững 7 kỹ năng cơ bản là cần thiết để đạt được bằng tốt nghiệp quốc gia khi học xong. Các kỹ năng này bao gồm: 1) nắm vững ngôn ngữ tiếng Pháp; 2) biết tiếng nước ngoài; 3) các kiến thức cơ bản về toán học và văn hóa khoa học và công nghệ; 4) biết sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 5) hiểu biết văn hóa, nhân văn; 6) năng lực xã hội và công dân; 7) tính tự chủ và chủ động. Đào tạo nguồn nhân lực của Pháp đang theo khuynh hướng đề cao vai trò của "văn hóa kinh doanh" - kiên trì và chấp nhận rủi ro. Một số nội dung này có thể được dạy từ cấp tiểu học. Chính sách giáo dục ở Pháp đang tạo thuận lợi hơn cho đổi mới sáng tạo, chẳng hạn như kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo, tư duy phê phán, giao tiếp, tự tin hoặc làm quen với giới kinh doanh. Giáo dục đại học được coi là đào tạo ban đầu cho đổi mới sáng tạo và đóng vai trò then chốt cho đổi mới sáng tạo: Hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu ở Pháp gần đây đã trải qua những cải cách sâu rộng, bao gồm cả cải tổ cơ cấu Bộ, thành lập Cơ quan nghiên cứu quốc gia (ANR), Cơ quan nghiên cứu và đánh giá giáo dục đại học (AERES), trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học thông qua Luật về tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường đại học (Luật LRU 2007), áp dụng hợp đồng nghiên cứu giữa các cơ quan nghiên cứu và Nhà nước. 31 Chính sách của Pháp cũng khuyến khích khu vực công, các trường đại học và các viện nghiên cứu công hoạt động tích cực về mặt đăng ký sáng chế theo hiệp định PCT và đăng ký sáng chế trong các công nghệ mới nổi. Pháp là nước đạt mức trung bình của các nước OECD về tiếp cận giáo dục đại học và thành tích sinh viên. Với 2,4 triệu sinh viên, giáo dục đại có một vai trò lớn trong việc phổ biến tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo cho các thế hệ tương lai. Chính sách giáo dục của Pháp coi đổi mới sáng tạo là một tư duy và văn hóa. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu cũng đã có nhiều chính sách cụ thể để các thế hệ sinh viên mới thấm nhuần nền văn hóa đổi mới và tinh thần khởi nghiệp. Hệ thống giáo dục đại học Pháp có ba nhiệm vụ chính: đầu tiên làtruyền đạt kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản; thứ hai là truyền tải kiến thức và phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp cấp cao hơn, nhiệm vụ này được thực hiện bởi các trường đại học lớn, trường đặc biệt; thứ ba là phát triển kiến thức và nghiêng về kỹ năng lý thuyết hay học thuật, nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện bởi các giáo sư nghiên cứu và tiến sĩ. Chính sách giáo dục đại học Pháp đề cao tầm quan trọng của khu vực công và tài chính công. Năm 2013, cộng đồng quốc gia (Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan công quyền, các hộ gia đình và các doanh nghiệp khác) đã dành 28,7 tỷ EUR cho giáo dục đại học, tăng 1,2% so với năm 2012, trong đó Nhà nước đóng góp 70%, 12,4% từ các nguồn công cộng khác (10,7% từ chính quyền địa phương và 1,7% từ các cơ quan hành chính khác), trong khi cá nhân đóng góp 8,5% và các công ty 6%. Từ năm 1980, chi tiêu cho giáo dục đại học đã tăng trung bình hàng năm 2,8%. Về kinh phí cho đào tạo mỗi sinh viên, với mức 9.473 USD (PPP)/sinh viên, Pháp hiện ở mức trên trung bình của các nước OECD (8.889 USD/sinh viên). Nếu bao gồm cả chi phí cho nghiên cứu và các dịch vụ liên quan, thì chi tiêu cho mỗi sinh viên ở Pháp 15.067 USD/sinh viên so với trung bình 13.528 USD/sinh viên của OECD. Tuy nhiên, mức chi này thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Hoa Kỳ (25.576 USD), Canada (22.475 USD), Thụy Sĩ (21.893 USD), Hà Lan (17.161 USD) hoặc các nước Bắc Âu (khoảng 19.000 USD ở Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển). Số lượng và chất lượng tiến sĩ cũng quan trọng cho đổi mới sáng tạo và hệ thống nghiên cứu của một đất nước, vì nhiều nhà nghiên cứu hiện nay có trình độ tiến sĩ, đặc biệt là trong nghiên cứu công. Các tiến sĩ được đào tạo chủ yếu trong các trường đại học. Như ở các nước khác, khoảng 3% sinh viên Pháp tốt nghiệp đại học theo học tiếp tiến sĩ. Số lượng tiến sĩ khoa học và kỹ thuật mới tốt nghiệp ở Pháp giữ ở mức ổn định. Tỷ lệ phần trăm tiến sĩ trong dân số Pháp ít hơn một chút so với mức trung bình của OECD. Một nguồn nhân lực đáng kể phục vụ cho nghiên cứu và đổi mới còn phải kể đến yếu tố quốc tế hóa nguồn nhân lực và đào tạo, sự tham gia vào các mạng lưới tri thức và đổi mới quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong đổi mới, đặc biệt là việc áp dụng các tri thức ngầm, chuyên môn và tìm kiếm đối tác trong các lĩnh vực kỹ năng hẹp. Pháp luôn theo đuổi chính sách thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập và làm việc. Là một trong những nước có lượng dân nhập cư lớn, Pháp có thế mạnh về tham gia vào các mạng lưới quốc tế, ngay 32 cả khi áp lực của dư luận về chính sách nhập cư. Hệ thống giáo dục đại học ở Pháp có tính quốc tế hóa hơn nhiều so với mức trung bình của OECD. Việc quốc tế hóa giáo dục đại học đóng một vai trò quan trọng trong đổi mới sáng tạo và quốc tế hóa hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Nó cho phép tạo ra các mạng lưới quốc tế, tiếp xúc với những ý tưởng mới và lưu thông các tri thức ngầm. Pháp vẫn là một trong các quốc gia trên thế giới thu hút được các sinh viên nước ngoài nhiều nhất và cả lượng sinh viên người nước ngoài tiếp tục phát triển sự nghiệp ở Pháp. Pháp là nước đứng thứ 5 thế giới về thu hút sinh viên nước ngoài đến theo học (sau Hoa Kỳ, Anh, Úc và CHLB Đức) và đứng thứ sáu thế giới về di chuyển sinh viên Pháp ra nước ngoài (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, CHLB Đức và Thổ Nhĩ Kỳ). 12% số sinh viên nước ngoài (chủ yếu là sinh viên từ các nước châu Phi) trong tổng số lượng sinh viên ở Pháp, tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với mức trung bình của các nước OECD (8%), mặc dù thấp hơn Thụy Sĩ, Anh hoặc Úc (20%), nhưng cao hơn CHLB Đức (10%) và nhiều hơn đáng kể hơn so với Hà Lan (8%), Tây Ban Nha (5%), Italia (4%). Số lượng nghiên cứu sinh nước ngoài năm 2012 tại Pháp là 27.400 người, chiếm gần ¼ tổng lượng nghiên cứu sinh đăng ký. Sự tham gia của lực lượng lớn "nhân tài" người nước ngoài trong hệ thống nghiên cứu và đổi mới của Pháp, cho dù họ là cựu sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu, là dựa vào chính sách di trú của nước náy. Các "nhân tài" này được định nghĩa là người đạt được ít nhất một bằng thạc sĩ, các nhà nghiên cứu, chuyên gia nghệ thuật, các nhân viên có tay nghề cao, các nhà đầu tư và các nhà doanh nghiệp. Pháp đã có những chính sách ưu đãi thuế, cư trú cho nhà khoa học - nhà nghiên cứu (thẻ tạm trú được đánh dấu «scientifique - chercheur») cho nhà khoa học và gia đình họ. 2.4. Chính sách về chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công cho khu vực doanh nghiệp và xã hội Chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công bao trùm một phạm vị rộng lớn, trong đó tri thức từ các trường đại học và viện nghiên cứu công có thể được khai thác bởi các công ty hay thậm chí bởi chính các nhà nghiên cứu để tạo ra những giá trị kinh tế và xã hội, thúc đẩy phát triển công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ mới, tạo ra các làn sóng kinh doanh mới và việc làm mới. Chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công là quá trình gồm nhiều giai đoạn, liên quan đến nhiều bên tham gia và qua nhiều kênh (Hình 1). Quá trình này vừa tạo ra tri thức mới (cung tri thức) vừa tích hợp tri thức, sử dụng tri thức (cầu tri thức) (Brisson et al., 2010). Khi đề cập khái niệm cơ bản về chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công cũng cần xem xét các yếu tố cấu trúc và các chính sách quy định đặc trưng cấu trúc của một hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (NIS) nhằm sáng tạo, chuyển giao và thương mại hóa tri thức. Hoạt động chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công bao trùm từ các cấu trúc tài trợ và các hoạt động nghiên cứu tới môi trường thể chế tổ chức (đặc biệt là vai trò của các chính sách KH&CN quốc gia), doanh nghiệp công 33 nghệ cao, hoạt động thẩm định, các tổ chức trung gian như các văn phòng chuyển giao công nghệ. Công bố/xuất bản phẩm Di chuyển lao động (thuê ngành công nghiệp, biệt phái, di chuyển sinh viên) Hợp tác nghiên cứu Nghiên cứu theo hợp đồng Chia sẻ trang thiết bị Tư vấn Lập mạng lưới Hội thảo Giảng dạy Lập các công ty khởi nguồn Lập các công ty khởi nghiệp của sinh viên và cựu sinh viên Tiêu chuẩn hóa Các chính sách KH&CN cấp vùng và quốc gia Hình 1. Hệ thống chuyển giao tri thức và thương mại hóa Các đặc trưng của ngành công nghiệp (Năng lực hấp thu của ngành công nghiệp; sự hiện diện của hoạt động NC&PT; Các công ty có hàm lượng tri thức cao) Phi sáng chế Các đặc trưng của tổ chức (Chính sách SHTT của trường đại học; các tiêu chuẩn và văn hóa; chất lượng nghiên cứu) Các nguồn lực tổ chức (Năng lực chuyên môn trong chuyển giao công nghệ; quan hệ đối tác với doanh nghiệp) Những khuyến khích cho nhà nghiên cứu (Tạo động lực cho công bố/chia sẻ dữ liệu và kết quả nghiên cứu) Bảo hộ SHTT Bằng sáng chế Bản quyền Nhãn hiệu thương mại Bí mật kinh doanh Thị trường Công nghệ Các lợi ích Xã hội Kinh tế Văn hóa Kết quả nghiên cứu công Sáng chế Đánh giá sáng chế 34 Bảng 11. Tổng hợp các kênh chuyển giao tri thức và thương mại hóa Các kênh Mô tả Công bố Phần lớn theo phương thức phổ biến tri thức theo như truyền thống; Chủ yếu là giới hạn ở các bài báo được công bố Hội nghị/hội thảo, thiết lập mạng lưới Các hội nghị chuyên ngành, các quan hệ phi chính thức; những tiếp xúc và trao đổi là những kênh được ngành công nghiệp đánh giá cao nhất Hợp tác và đối tác nghiên cứu Các nhà khoa học và các công ty tư nhân cùng cam kết những nỗ lực (kể cả các nguồn lực của họ) trong các dự án; nghiên cứu được thực hiện cùng nhau và có thể đồng tài trợ (theo hợp đồng nghiên cứu); rất đa dạng (có thể giữa cá nhân và tổ chức; từ các dự án quy mô nhỏ tới các dự án lớn, tới các đối tác chiến lược với đa thành viên/các bên tham gia (như đối tác công - tư). Nghiên cứu theo hợp đồng Được ủy thác bởi một công ty tư nhân nhằm theo đuổi một giải pháp cho một vấn đề mang tính lợi ích; khác với hỏi ý kiến; liên quan đến tạo ra tri thức mới theo yêu cầu và mục tiêu cụ thể của khách hàng; thường là trong nghiên cứu ứng dụng. Tư vấn hàn lâm Các dịch vụ nghiên cứu hoặc tư vấn được cung cấp bởi các nhà nghiên cứu cho các khách hàng công nghiệp; là hoạt động mở rộng theo chuyên môn của tổ chức; đây là hoạt động quan trọng đối với ngành công nghiệp; có 3 dạng: tư vấn nghiên cứu, tư vấn cơ hội và tư vấn định hướng thương mại hóa. Liên kết giữa khu vực nghiên cứu khoa học với ngành công nghiệp, di chuyển sinh viên Đây là những động lực chính đối với doanh nghiệp để tham gia vào liên kết giữa khu vực nghiên cứu khoa học và ngành công nghiệp, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho các trường đại học; chẳng hạn hoạt động này diễn ra thông qua giám sát các luận văn/luận án, thực tập hoặc hợp tác nghiên cứu. Hoạt động patent và li-xăng Là kênh liên quan đến cả ngành công nghiệp và tổ chức nghiên cứu, nhà nghiên cứu. Các công ty khởi nguồn từ nghiên cứu công Là một trong những kết quả của nghiên cứu công, khác với các công ty khởi nghiệp của sinh viên hay cựu sinh viên Trao đổi nhân viên/luân chuyển liên ngành Có thể có nhiều dạng, thường là trao đổi các nhà nghiên cứu của trường đại học và doanh nghiệp, họ luân chuyển làm việc giữa hai khu vực này; dạng quan trọng nhất trong kênh này là việc doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực nghiên cứu. Các tiêu chuẩn (xem thêm Hộp 2) Các tài liệu dựa trên nhiều mức độ đồng thuận; thiết lập nên các quy định, thực tiễn, các quy ước về công nghệ, thương mại và xã hội; được đánh giá là kênh chuyển giao tri thức cũng quan trọng như patent. Trong tất cả các quốc gia có năng lực nghiên cứu công, thì việc chuyển giao kết quả nghiên cứu công cho doanh nghiệp và cho xã hội đã trở thành một ưu tiên chính sách trong trong hơn một thập kỷ qua (OECD, 2013). Khu vực nghiên cứu công cung cấp nguồn tri thức và công nghệ tiềm tàng mà các công ty không thể tự tạo ra được. Điều quan trọng là các chính phủ phải mang lại giá trị gia tăng và việc làm từ số tiền khổng lồ mà họ dành cho NC&PT và chỉ có doanh nghiệp mới có thể giúp họ làm điều đó, với mục đích cuối cùng 35 mà các chính phủ mong muốn là thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế bền vững và tính cạnh tranh quốc gia. Pháp cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ năm 1994, Pháp đã có hàng loạt các chính sách chuyển giao kết quả nghiên cứu công cho doanh nghiệp và cho xã hội. Các chính sách này tập trung vào thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nghiên cứu công nhất là khu vực hàn lâm và doanh nghiệp, hợp đồng nghiên cứu, tư vấn, di chuyển nhân lực, sở hữu trí tuệ (IP) và thành lập doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp do các nhà nghiên cứu thành lập). Các kênh chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu công Có nhiều cách để xác định đặc trưng và phân loại các kênh CGCN và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Pháp và các nước OECD khác, người ta thường phân theo 4 kênh. Cần lưu ý rằng các kênh chuyển giao tri thức và thương mại hóa không theo chiều hướng duy nhất. Các kênh thường hoạt động đồng thời hoặc theo cách bổ trợ, đặc biệt là tính tương tác giữa các luồng tri thức ngầm và luồng tri thức được hệ thống hóa cũng như bản chất đa chiều hướng của các luồng tri thức. Các luồng tri thức không chỉ từ các trường đại học tới ngành công nghiệp mà còn theo các hướng khác. Chẳng hạn, các dịch vụ tư vấn cho ngành công nghiệp có thể giúp tạo dựng và duy trì quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp và khu vực hàn lâm. Điều này có thể dẫn tới một sự hợp tác dài hạn, triển khai các ý tưởng, các hợp đồng nghiên cứu, hoạt động tài trợ và công bố khoa học chung, bằng sáng chế chung. Các tổ chức nghiên cứu công thực hiện trao đổi và sử dụng nhiều hình thức SHTT khác nhau, không chỉ giới hạn ở bằng sáng chế mà còn ở bản quyền và bí mật thương mại. Các dạng khác nhau của quyền SHTT này có tác động lớn tới các kênh như hợp đồng và hợp tác nghiên cứu. Chẳng hạn, phần lớn các công ty khởi nghiệp của sinh viên dựa trên phần mềm máy tính hoặc các sáng chế liên quan đến phần mềm (như các ứng dụng trên điện thoại di động - đó là bản quyền được bảo hộ). Bên cạnh đó, năng lực đàm phán để đạt được các hợp đồng nghiên cứu và hợp tác với các công ty dựa vào các điều khoản liên quan tới quyền SHTT trong các thỏa thuận (ví dụ như bảo hộ dữ liệu - bí mật thương mại). Do vậy, quyền SHTT tạo nền tảng cho các kênh và các hình thức chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Có những sự khác nhau mang tính liên ngành trong cường độ của các kênh chuyển giao tri thức và thương mại hóa kết quả nghiên cứu được sử dụng. Thực tiễn cho thấy rằng các bằng sáng chế, li-xăng, công bố khoa học, hoạt động thuê mướn của ngành công nghiệp, sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu theo hợp đồng là những kênh quan trọng nhất đối với các lĩnh vực có hàm lượng nghiên cứu và phát triển cao như y sinh và hóa chất. Việc cấp bằng sáng chế và li-xăng có vai trò rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực khoa học vật liệu nhưng ngược lại hoạt động này hay hai kênh này lại ít quan trọng đối với các nhà khoa học máy tính. Kênh quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là tiếp xúc cá nhân và di chuyển lao động. Các dữ liệu hiện có về chuyển giao tri thức và thương mại hóa qua các kênh khác nhau 36 đã cung cấp những thông tin có giá trị về cung và cầu của các dòng tri thức. Các số liệu về số lượng và loại hình là đầu vào quan trọng khi xem xét tính hợp lý của sự can thiệp của chính phủ hoặc những thay đổi trong cách tiếp cận chính sách. Các chỉ số chính của chuyển giao tri thức và thương mại hóa thường được xem xét ở Pháp (Hộp 2) Hộp 2: Các chỉ số chính của chuyển giao tri thức và thương mại hóa. 1. Các chỉ số về đầu tư và hợp tác giữa ngành công nghiệp và khu vực nghiên cứu khoa học: - Nghiên cứu và phát triển được doanh nghiệp tài trợ trong khu vực giáo dục đại học. - Nghiên cứu và phát triển được doanh nghiệp tài trợ trong khu vực chính phủ. - Nguồn tri thức cho đổi mới sáng tạo theo loại hình. - Doanh nghiệp hợp tác về đổi mới sáng tạo với tổ chức giáo dục đại học và các tổ chức nghiên cứu của chính phủ (có thể được chia theo quy mô doanh nghiệp). - Đồng tác giả giữa nhà công nghiệp và nhà nghiên cứu. 2. Các chỉ số về tiềm năng thương mại hóa tri thức, tập trung vào kho thông tin được công bố: - Công bố sáng chế. - Số lượng bằng sáng chế của doanh nghiệp. - Số lượng bằng sáng chế của các viện nghiên cứu công (PRI). 3. Các chỉ số về sử dụng tri thức công của doanh nghiệp và các thành phần khác: - Tỷ lệ đơn xin cấp bằng sáng chế của trường đại học và tỷ lệ bằng sáng chế là kết quả của hợp tác giữa trường đại học và bên ngoài nhưng vẫn tính là bằng sáng chế của trường đại học; - Thu nhập từ li-xăng; - Tạo dựng doanh nghiệp khởi nguồn từ kết quả nghiên cứu công. 4. Các chỉ số về các kênh chuyển giao tri thức khác, như di chuyển nhân lực có kỹ năng và thiết lập mạng lưới: - Các hoạt động thương mại hóa của khu vực hàn lâm. - Mức độ tương tác trong khu vực hàn lâm. - Di chuyển nguồn nhân lực KH&CN liên ngành; - Lượng tiến sỹ thay đổi nghề trong 10 năm qua; - Di chuyển chéo của các tác giả có công bố khoa học. Xét về các chỉ số về tiềm năng thương mại hóa tri thức, tập trung vào kho thông tin được công bố, đặc biệt là chỉ số đăng ký và công bố sáng chế theo Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT) của các tổ chức nghiên cứu công quốc gia hàng đầu, thì Pháp luôn nằm trong tốp các nước đứng đầu (Bảng 12). Chẳng hạn trong các năm 2009, 2010 và 2011, xét trên quy mô toàn cầu, Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Năng lượng thay thế (CEA) của Pháp đứng đầu các tổ chức nghiên cứu công quốc gia về đăng ký sáng chế PCT; Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) cũng đứng thứ 3 thế giới, sau Hiệp hội vì sự tiến bộ của nghiên cứu ứng dụng Fraunhofer (CHLB Đức). Như vậy trong các năm này, Pháp có 2 tổ chức nghiên cứu công trong tốp 3 thế giới về Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác bằng sáng chế (PCT). 37 Bảng 12. Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT của các tổ chức nghiên cứu công quốc gia hàng đầu Xếp hạng Tên tổ chức Nước xuất xứ 2009 2010 2011 1 Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Năng lượng thay thế (CEA) Pháp 238 308 371 2 Hiệp hội vì sự tiến bộ của nghiên cứu ứng dụng Fraunhofer Đức 265 197 297 3 Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) Pháp 149 207 196 4 Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapo 148 154 180 5 Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) Tây Ban Nha 86 126 120 6 Học viện Công nghệ viễn thông Trung Quốc Trung Quốc N/A N/A 119 7 MMOS BERHAD (MIMOS) Malaixia 90 67 108 8 Viện Nghiên cứu điện tử và truyền thông Hàn Quốc Hàn Quốc 452 174 104 9 Viện Khoa học và công nghệ công nghiệp tiên tiến Quốc gia Nhật Bản (AIST) Nhật Bản 109 91 100 10 Bộ Y tế và dịch vụ con người Hoa Kỳ Hoa Kỳ 107 113 98 12 Tổ chức Nghiên cứu khoa học ứng dụng Hà Lan (TNO) Hà Lan 134 116 82 15 Hội đồng Nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIR) Ấn Độ 63 56 53 18 Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Liên bang (CSIRO) Ôxtrâylia 56 61 48 22 Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada (NRC) Canađa 21 45 35 27 Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan (VTT) Phần Lan 34 48 31 Tại Pháp, do các tổ chức nghiên cứu công rất mạnh nên phần lớn số lượng bằng sáng chế được sở hữu bởi các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, Ủy ban Năng lượng Thay thế và Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA) đã có 371 đơn xin cấp bằng sáng chế độc quyền trong năm 2011 và được xem là tổ chức có số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế nhiều nhất, theo sau là Hiệp hội vì sự tiến bộ của nghiên cứu ứng dụng Fraunhofer của Đức đứng thứ 2 với 294 đơn vào năm 2011 và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đứng thứ 3 với 196 đơn, năm 2011 (WIPO, 2012). Xét về việc sử dụng bằng sáng chế trong lĩnh vực kinh doanh và thu nhập từ bản quyền của các trường đại học. Tỉ lệ số bằng sáng chế về lĩnh vực kinh doanh sở hữu bởi các trường đại học của Ôxtrâylia và Trung Quốc rất cao, lần lượt là 12% và 13%, tiếp đến là Canađa (9%), Hoa Kỳ (8%), Anh (7%), Hàn Quốc (5%), nhưng tại Pháp tỷ lệ này khá khiêm tốn (3%), chỉ bằng Nhật Bản (3%), Đức (3%) và Italia (3%). Tổng hợp những thay đổi chính sách chuyển giao tri thức và thương mại hóa trong các giai đoạn ở Pháp Trong gần 15 năm qua, tất cả các cải cách liên quan đến nghiên cứu và giảng dạy đại học đều đi kèm với chuyển giao tri thức. 38 Năm 1999: Luật về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động dịch vụ công nghiệp và thương mại, các tổ chức thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các trường đại học, thành lập các vườn ươm do Chính phủ xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan đến nguồn nhân lực của hệ thống nghiên cứu công nhằm thúc đẩy liên kết và di chuyển lao động Luật đã thiết lập hai công cụ: Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và Mạng lưới nghiên cứu và đổi mới công nghệ (RRIT). Năm 2005/2006: Hiệp ước nghiên cứu và Luật về định hướng và Chương trình nghiên cứu đã tạo ra thêm nhiều công cụ giúp thúc đẩy chuyển giao tri thức, bao gồm Quỹ Cạnh tranh kinh doanh (FCE), Quỹ đổi mới sáng tạo OSEO, các dự án của Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia (ANR) (Chương trình “Trỗi dậy”), các viện Carnot (IC), các cụm cạnh tranh và Quỹ liên Bộ tài trợ hợp tác nghiên cứu (FUI). Năm 2010: Chương trình đầu tư tương lai (PIA) ra đời cùng với Công ty thúc đẩy chuyển giao công nghệ (SATT, một công ty do Nhà nước nắm phần lớn cổ phần). Năm 2013 có 14 chi nhánh, thúc đẩy thương mại hóa - hoạt động như các nhà cung cấp dịch vụ thương mại hóa và chuyển giao công nghệ từ các phòng thí nghiệm công sang ứng dụng trong ngành công nghiệp và trong xã hội), các tổ chức khu vực hoặc chuyên ngành và phi lợi nhuận chịu trách nhiệm định giá sở hữu trí tuệ cho các trường đại học và thúc đẩy triển khai các kết quả nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu công (OPR), các viện nghiên cứu công nghệ (IRT) và các viện công xuất sắc về năng lượng carbon (IEED), consortium thương mại hóa và Quỹ Bằng sáng chế đã tạo thuận lợi cho việc chuyển giao kết quả nghiên cứu và thương mại hóa. Những thay đổi công cụ chính sách trong các giai đoạn trên ít nhất đã đem lại kết quả. Nếu như trước năm 2000 chỉ có 30% các trường đại học có dịch vụ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã tăng lên 79%. Chương trình đầu tư tương lai đã có 33 dự án (2006-2010) và 34 dự án (2011-2016) đã được lựa chọn, trong đó có dự án 10 phòng thí nghiệm mới. Các viện Carnot (IC) đã tạo ra 65 công ty khởi nghiệp, 967 bằng sáng chế năm 2012 và các hợp đồng với giá trị 420 triệu EUR. Hợp tác nghiên cứu Kênh này liên quan đến quan hệ đối tác hợp tác nghiên cứu, nghiên cứu theo hợp đồng và hoạt động tư vấn của các nhà nghiên cứu công cho khu vực tư nhân. Các hình thức hợp tác thông qua kêu gọi dự án hợp tác nghiên cứu, ưu đãi thuế, tạo ra các mạng lưới /cụm Nếu tính các khoản chi của khu vực tư nhân trong quan hệ đối tác hoặc hợp đồng của các công ty tư nhân với các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu công cùng với tài trợ của các địa phương, của Nhà nước, của châu Âu, thì tổng chi dành riêng cho việc hợp tác nghiên cứu tại Pháp là khoảng 4 tỷ EUR năm 2011 (trong đó gần một nửa là tài trợ của Nhà nước, phần còn lại do các công ty và tài trợ từ EU), trong đó CIR (753 triệu euro), FUI (660 triệu EUR), các dự án của ANR (492 triệu EUR) và Chương trình Khung Châu Âu (392 triệu EUR). Hoạt động tư vấn Một nhà nghiên cứu có thể thực hiện hoạt động tư vấn cho một công ty tư nhân kể với điều kiện hoạt động này không phải là việc toàn thời gian. Tại trung tâm CNRS, các hoạt động tư vấn không được vượt quá 20% thời gian làm việc của nhà nghiên cứu. Các trường 39 đại học cũng áp dụng hình thức này đối với các nhà nghiên cứu, giảng viên của họ. Đây cũng là hình thức phổ biến hay thậm chí là thực hiện việc triển khai kết quả nghiên cứu. Di chuyển nhân lực giữa khu vực nghiên cứu công và doanh nghiệp Di chuyển nhân lực là một kênh và một chỉ số liên kết giữa nghiên cứu công và các doanh nghiệp, cho phép chuyển giao kỹ năng và kiến thức. Di chuyển nhân lực giữa khu vực nghiên cứu công và doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật định hướng nghiên cứu vào năm 1982 và Luật về đổi mới và nghiên cứu vào năm 1999. Những luật này quy định sự tham gia của các cán bộ nghiên cứu trong thành lập doanh nghiệp và vào hoạt động của các doanh nghiệp, chẳng hạn như làm cố vấn khoa học hoặc cổ đông (tối đa 15%) và là thành viên của một ban giám đốc hoặc ban giám sát. Sở hữu công nghiệp và các phương thức quản lý Một biện pháp thường được sử dụng để đo lường năng lực chuyển giao kết quả nghiên cứu công là số lượng bằng sáng chế được cấp. Tại Pháp cũng như trong nhiều nước khác, chính sách bảo hộ sáng chế được tạo ra từ các nghiên cứu công đã và đang được cải cách theo hướng hoặc bắt chước Luật Bayh-Dole của Hoa Kỳ, nhờ đó đã có sự gia tăng về số lượng bằng sáng chế của các tổ chức nghiên cứu. Pháp đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng bằng sáng chế của các tổ chức nghiên cứu kể từ năm 2001 đến nay nhờ những cải cách năm 1999. Số lượng bằng sáng chế của các tổ chức nghiên cứu công ở Pháp hiện đứng ở tốp đầu thế giới, thậm chí còn cao hơn ở Anh và CHLB Đức nếu tính tỷ lệ số lượng bằng sáng chế của các tổ chức này trên GDP. Thành lập doanh nghiệp khởi nguồn từ nghiên cứu công (Spin-offs) Tại Pháp, hai biện pháp chủ yếu trong thúc đẩy thành lập các Spin-offs là Chương trình quốc gia tuyển chọn thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và các vườn ươm. Được thành lập vào năm 1999, Chương trình quốc gia tổ chức các kỳ thi tuyển chọn ứng viên lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đến nay đã có hơn 2500 ứng viên được chọn và hỗ trợ thành lập hơn 1300 doanh nghiệp, 88% vẫn hoạt động tốt sau 5 năm thành lập. Tính đến năm 2013, Pháp có tổng cộng 28 vườn ươm do Chính phủ thành lập theo Luật về đổi mới và nghiên cứu năm 1999. Các vườn ươm này hỗ trợ các dự án thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo chủ yếu là từ nghiên cứu công, thông qua hỗ trợ địa điểm, tư vấn, tài chính trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Quy chế của các vườn ươm cũng thay đổi tùy theo khu vực, địa phương, chẳng hạn ở Franche-Comté thì chúng có quy chế độc lập, trong khi ở một số nơi khác chúng lại được tích hợp trong trường đại học, đặc biệt là các trường lớn. Các vườn ươm này đã thu hút hơn 3670 dự án (với 2500 doanh nghiệp được tạo ra, trong đó gần 41% là xuất phát từ nghiên cứu công và 38% liên quan đến hợp tác nghiên cứu). Các doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu trong các lĩnh vực: khoa học sự sống (28%), công nghệ thông tin và truyền thông (34%). Các vườn ươm này đang tích cực tham gia hỗ trợ cho các dự án thành lập doanh nghiệp. Kết luận Tri thức là mục đích chính của nghiên cứu và nó cũng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội. Tri thức thúc đẩy các sáng kiến đổi mới, soi sáng cho các chính 40 sách công. Nếu như nghiên cứu cần có đầu tư (chưa nghĩ đến sinh lời) để tạo ra tri thức, thì đổi mới sáng tạo mới có thể biến nguồn tri thức này thành sự giàu có (sinh lời) cho người dân và đất nước. Như vậy, nghiên cứu là nguồn gốc của phát triển công nghệ, tăng trưởng kinh tế, y tế, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân, cũng như làm giàu cho xã hội. Vì vậy, Pháp coi phát triển một chiến lược quốc gia nghiên cứu và đổi mới sáng tạo là một trong những trách nhiệm lớn của Nhà nước. Trên thực tế, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đóng một vai trò quan trọng ở Pháp kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai và xây dựng lại đất nước thông qua các dự án lớn (hàng không vũ trụ, hạt nhân, không gian, vận tải...). Chúng đã làm cho nước Pháp trở thành một cường quốc công nghệ trên thế giới. Những thay đổi chính đặc trưng cho kết thúc thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI buộc Pháp phải suy nghĩ lại chính sách nghiên cứu và đổi mới, nhất là về tổ chức, thiết kế và các phương tiện, công cụ để cạnh tranh. Những chính sách mới, như đào tạo nhân lực, nghiên cứu công, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiên cứu công sang doanh nghiệp, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã góp phần khắc phục phần nào những điểm yếu trong hệ thống nghiên cứu và đổi mới ở Pháp. Để thúc đẩy nghiên cứu công - tư, Pháp đã xây dựng và hoàn thiện các công cụ như các viện Carnot, viện nghiên cứu công nghệ (IR), các thỏa thuận công nghiệp để đào tạo thông qua nghiên cứu (CIFRE), các cụm cạnh tranh. Để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Pháp có các khu ươm tạo, các kỳ thi tuyển chọn doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tài trợ, đặc biệt là tín dụng thuế nghiên cứu, chương trình tài trợ doanh nghiệp trẻ sáng tạo, khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, Pháp có Công ty thúc đẩy chuyển giao công nghệ (SATT), Consortium định giá công nghệ theo lĩnh vực (CVT), quỹ sáng chế France Brevets, các trung tâm phổ biến và giao dịch công nghệ Việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu công-tư, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiên cứu sang cho doanh nghiệp đều là những vấn đề cấp bách của khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hy vọng Tổng luận này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích từ kinh nghiệm của Pháp, giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam xây dựng và hoàn thiện những chính sách liên quan cho Việt Nam. Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến CN. Nguyễn Thu Trang Tài liệu tham khảo 1. Global Innovation Index 2015, WIPO; 2. L’examen des politiques d’innovation de la France, OECD, 2014; 3. OECD Publication - "Commercialising Public Research: New Trends and Strategies", [17 Dec 2013] ; 4. Stratégie nationale de recherche et d’innovation 2009 - 2012, Rapport général, Ministère de l'Enseignement Supérieur et de la Recherche; 5. Stratégie nationale de recherche France - EU 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_chinh_sach_nghien_cuu_va_doi_moi_sang_tao_cua_phap.pdf
Tài liệu liên quan