ĐỞM KHÍ BẤT TÚC (ĐỞM HƯ)
1. Bệnh nguyên
Do bệnh lâu ngày của Can gây tổn thương phần âm. Can hư làm ảnh hưởng đến sự quyết
đoán của Đởm.
2. Bệnh sinh
Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm
? ở Can phận: đau đầu vùng đỉnh, mắt mờ, nhìn kém, hoa mắt, chóng mặt, đau
tức hông sườn,.
? Am hư sinh nội nhiệt: đạo hãn, sốt về chiều, cảm giác nóng, mạch tế sác.
? Tình chí thất điều, không thoải mái
3. Triệu chứng lâm sàng
? Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm sút.
? Sốt về chiều, người có cảm giác nóng, ra mồ hôi trộm. Dễ kinh sợ, dễ cáu gắt,
do dự, hoạt động trí óc giảm sút.
? Có thể có rối loạn kinh nguyệt, đau vùng hông sườn, đau thắt lưng.
? Lưỡi đỏ, bệu. Mạch tế sác vô lực.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
? Rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh.
5. Điều trị bằng Châm Cứu bệnh Đởm Khí Bất Túc
Xin tham khảo những phương huyệt trong phần Can âm hư
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Điều trị bằng châm cứu những bệnh thường gặp của can - Đởm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
1
ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA CAN - ĐỞM
Phan Quan Chí Hiếu*
Tính chất : Lý thuyết
Đối tượng : Chuyên Khoa YHCT
Thời gian : 8 tiết
MỤC TIÊU: Sau khi học tập, người học viên PHẢI
1. Nêu được tên gọi 10 hội chứng bệnh Tạng Can và Phủ Đởm
2. Giải thích được cơ sở lý luận của các hội chứng (từ nguyên nhân đến cơ chế sinh bệnh
và triệu chứng)
3. Nêu được công thức huyệt và giải thích được cách cấu tạo (tác dụng của huyệt) của
công thức huyệt trên dựa theo cách vận dụng Du, Mộ, Nguyên, Lạc và Ngũ du huyệt
cho 6 hội chứng nói trên.
NỘI DUNG
I. NHẮC LẠI CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN VÀ PHỦ ĐỞM
@ Theo Kinh Dịch, tạng Can ứng với quẻ Chấn của Hậu thiên bát quái.
Tượng của quẻ Chấn là tiếng sấm sét, báo hiệu sự xuất hiện của vạn vật, của sự
sống.
Là báo hiệu sự đánh thức, khẳng định mùa đông đi qua, mùa xuân tới với sự sống
bắt đầu. Do đó tạng Can chủ về mùa xuân, mùa mà vạn vật trỗi dậy, cây cỏ bắt đầu
xanh tươi, chủ về Mộc, chủ về sự sinh. Vì tạng Thận (ứng với quẻ Khảm) thuộc
Thủy, là nguồn gốc của sự sống cho nên Thận Thủy hàm dưỡng Can Mộc.
Quẻ tượng trưng cho sấm sét, làm chấn động mọi vật, mọi loài. Do đó Can chủ thịnh
nộ.
Mọi vật, mọi loài đều xuất ra ở Chấn. Do đó Can chủ sự khởi động, chủ sự vận
động. Vì thế trong châu thân, phần cân do Can làm chủ.
Sấm sét và gió là hiện tượng tự nhiên của trời đất. Người xưa cho rằng sấm sét khởi
động rồi thì gió sẽ trổi lên. Do đó Can chủ sinh phong. Gió đến thì xua tan mây mù,
băng giá và kết thúc bằng trời quang, mây tạnh, làm cho sự vật hoạt động đạt đến
cái tốt đẹp nhất. Ưùng với trong cơ thể con người, Can làm cho mọi hoạt động của
các tạng, phủ, khí, huyết....đạt đến cái cần đến, cái tốt đẹp của nó. Vì thế, người xưa
quy nạp chức năng sơ tiết thuộc vào Can, do Can làm chủ.
@ Theo Kinh Dịch, phủ Đởm ứng với quẻ Tốn của Hậu thiên bát quái.
Quẻ được giải thích như sau
* Bộ Môn Châm Cứu, Khoa YHCT, trường Đại Học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
2
Tượng của quẻ Tốn là gió. Gió và sấm sét là hiện tượng tự nhiên cùng xuất hiện. Sấm
sét tượng cho quẻ Chấn (ứng với tạng Can). Do đó, người xưa cho là Can Đởm có quan hệ
nhau.
Gió đến xua tan mây mù băng giá, làm cho mọi hoạt động đều suông sẻ, tốt đẹp.
Do đó, như đã bàn ở tạng Can (quẻ Chấn), Can và Đởm còn chủ sự sơ tiết.
A. CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG CAN
1. Can chủ sơ tiết
Can có tác dụng thăng phát (sơ), thấu tiết (tiết), chịu trách nhiệm về sự điều đạt khí cơ
của bệnh nhân. Chức năng sinh lý này của tạng Can có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng
tâm sinh lý của cơ thể. Chức năng sơ tiết của Can nếu thông sướng điều đạt thì tâm trạng
sảng khoái, người thấy nhẹ thênh. Còn ngược lại, khi chức năng này bị rối loạn, người
bệnh cảm thấy bực dọc, dễ nổi giận, dễ cáu gắt.
2. Can tàng huyết
Can có công năng tàng trữ huyết dịch và điều tiết huyết lượng. Khi hoạt động thì huyết
do Can tàng trữ được đem cung ứng cho các tổ chức khí quan có nhu cầu. Khi ngủ hoặc
nghỉ ngơi thì huyết dịch lại trở về trú ở Can tạng. Do đó khi rối loạn chức năng này thì sẽ
xuất hiện triệu chứng ngủ khó, xuất huyết.
3. Can chủ cân, tinh ba của nó thể hiện ở móng tay, móng chân
Chức năng này của Can chi phối toàn bộ vận động của cơ thể, có liên quan đến vận động
của cơ, xương, khớp...Cân lại dựa vào sự dinh dưỡng của huyết do Can mang lại.
Chức năng này của Can khi bị rối loạn
Có thể do Can huyết không đủ, không hàm dưỡng được cân thì xuất hiện các triệu
chứng đau ở gân, co duỗi khó khăn cũng như co cứng co quắp
Ngược lại nếu Can khí thực thì sinh chứng co giật, động kinh.
Móng tay, móng chân là phần dư của cân, có quan hệ mật thiết với Can khí, Can huyết.
Can huyết sung túc thì móng tay, móng chân nhuận, cứng, đỏ, đẹp; nếu Can huyết không
đầy đủ thời móng tay, móng chân khô, mềm yếu, dễ gảy.
4. Can khai khiếu ra mắt
Can bệnh thường ảnh hưởng đến mắt. Can hư thì thị lực giảm, thong manh, quáng gà. Can
hỏa bốc lên thì đỏ mắt, mắt nhậm.
5. Can chủ mưu lự (Can giả, tướng quân chi quan, mưu lự xuất yên)
Trong cơ thể, Can tạng giống như vị tướng lĩnh thống xuất quân đội, phát huy mưu trí,
vạch ra sách lược. Chức năng này của Can có liên quan đến trạng thái tinh thần của cơ thể.
Can khí đầy đủ thì suy nghĩ chính chắn, phán đoán sự việc chính xác. Bệnh của Can làm
người bệnh khó tập trung suy nghỉ, phán đoán thiếu chính xác.
6. Nộ khí thương Can
Trạng thái giận dữ làm hại đến công năng hoạt động của Can. Ngược lại, Can bị bệnh
người bệnh hay giận, dễ cáu gắt.
7. Vùng cơ thể có liên quan đến tạng Can
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
3
Do đường kinh Can có đi qua những vùng hông sườn, bộ phận sinh dục, đỉnh đầu nên
trong bệnh lý tạng Can thường hay xuất hiện những triệu chứng đau vùng hông sườn, đau
đầu vùng đỉnh, bệnh lý ở bộ sinh dục như đau bụng kinh, bế kinh...
B. CHỨC NĂNG SINH LÝ PHỦ ĐỞM
1 Đởm giả, trung tinh chi phủ
Phủ Đởm tàng trử nước trong. Vì Đởm tàng trử Đởm chấp do Can gạn lọc, nên Đởm chấp
khá tinh khiết, có tinh khí ở trong, nên cũng gọi là tinh chấp
2. Đởm giả, trung chính chi quan, quyết đoán xuất yên
Can chủ mưu lự, Đởm chủ quyết đoán. Chúc năng Đởm đầy đủ thì tinh thần dám mạnh
dạn quyết định, không do dự.
3. Đởm là phủ kỳ hằng, “tàng nhi bất tả”
Đởm tàng trử đởm chấp và tiết ra đởm chấp giúp cho sự tiêu hóa. Đởm không trực tiếp
tương thông với ngoại giới cũng không trực tiếp truyền hóa thủy cốc, có sự khác nhau về
công năng với Vị trường, vì vậy xếp vào loại phủ kỳ hằng.
II. NHỮNG BỆNH CHỨNG TẠNG CAN - PHỦ ĐỞM
A. NHÓM BỆNH CHỨNG BỆNH TẠNG CAN
Những bệnh chứng tạng Can được xắp xếp vào 2 nhóm bệnh
Nhóm đơn bệnh: Can tạng gồm Can âm và Can dương, Can khí và Can huyết. Do
những nguyên nhân gây bệnh khác nhau làm rối loạn mà dẫn đến các hội chứng
Can âm hư
Can huyết hư
Can dương vượng
Can khí uất kết (thường gây nên bệnh cảnh Can Mộc khắc Tỳ Thổ)
Can hỏa thượng viêm
Can phong nội động
Hàn trệ Can mạch
Nhóm hợp bệnh: Hợp bệnh của Can với những tạng khác. Những hội chứng này thể
hiện mối liên hệ giữa các tạng với nhau theo quy luật ngũ hành sinh khắc và gồm
Thận Can âm hư
Can Vị bất hòa
Can Đởm thấp nhiệt
B. NHÓM BỆNH CHỨNG PHỦ ĐỞM
Bệnh chứng của Phủ Đởm do nội nhân hoặc do nguyên nhân khác thường thấy do Can
âm hư. Chức năng Can chủ sơ tiết bị ảnh hưởng do đó tình chí không thoải mái, dễ kinh sợ.
Đồng thời Đởm cũng bị ảnh hưởng theo, Đởm khí hư sinh ra chứng nghi ngờ, dễ lo lắng.
Đây cũng là những triệu chứng thường gặp trong Đởm khí bất túc hay Đởm hư.
A. HỘI CHỨNG QUYẾT ÂM (QUYẾT ÂM BỆNH CHỨNG)
Quyết âm bệnh là giai đoạn cuối cùng của Lục kinh truyền biến, do đó bệnh cảnh thường
phong phú và nặng. Chứng trạng chủ yếu của giai đoạn này gồm
Thượng nhiệt hạ hàn
Quyết nhiệt thắng phục: tay chân móp lạnh xen lẫn phát sốt
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
4
Quyết nghịch: tay chân móp lạnh
Tiêu chảy, nôn mửa
Bệnh ở giai đoạn này (giai đoạn cuối của Thương Hàn bệnh) thường phức tạp. Pháp trị
(nguyên tắc trị liệu) dựa vào các điểm:
Nhiệt thì dùng Thanh, Bổï pháp
Hàn thì dùng Ôn, Bổ pháp.
Một cách tổng quát thì tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giải quyết, nhưng luôn chú ý
hồi dương đồng thời chú ý bảo tồn âm dịch.
1. Quyết âm hàn quyết
Triệu chứng: Chân tay quyết lạnh, không sốt, sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch vi hoặc tế sắp
tuyệt.
Điều trị:
Hồi dương cứu nghịch (Tứ nghịch thang). Xin tham khảo thêm ở phần Thiếu âm
hóa hàn.
Ôân thông huyết mạch. (Đương quy tứ nghịch thang)
2. Quyết âm nhiệt quyết
Triệu chứng: Chân tay quyết lạnh, sốt, khát, tiểu vàng đỏ, rêu vàng, mạch hoạt.
Cần chú ý chân tay quyết lạnh, (là dương khí không tương thuận gây ra), kèm
phiền, miệng khát, tiểu vàng, rêu vàng, mạch hoạt là nhiệt ẩn ở trong. Điều trị
phải Thanh nhiệt hòa âm (Bạch hổ thang).
Nếu chân tay quyết lạnh mà nhiệt không rõ, tự thấy sốt từng cơn, là dương uất ở
trong. Điều trị phải Liễm âm tiết nhiệt (Tứ nghịch thang).
* Công thức huyệt sử dụng tương tự như trong Hội chứng Thiếu âm. (xin tham khảo thêm
ở phần điều trị bệnh Thận bằng châm cứu)
B. HÀN TRỆ CAN MẠCH
1. Bệnh nguyên: Do hàn tà xâm nhập vào Can kinh
2. Bệnh sinh:
Kinh Can, trong lộ trình ở vùng bẹn, vòng quanh bộ phận sinh dục, qua bụng dưới tản ra
2 bên chân. Hàn tà xâm phạm Can mạch làm kinh khí ngưng trệ nên có biểu hiện đau
bụng, sán khí.
3. Triệu chứng lâm sàng:
Đau nhiều vùng bụng dưới, đau như co thắt, vặn xoắn, cảm giác lạnh bụng.
Đau bụng kinh, đau bụng dưới lan xuống bộ sinh dục. Vùng bụng dưới nổi cục.
Sắc mặt nhợt, tay chân lạnh, mạch huyền
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp:
- Đau bụng kinh nguyên phát, bế kinh.
- Lồng ruột ở trẻ em
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Hàn trệ Can mạch gặp trong đau bụng kinh nguyên
phát
Công thức chung trị Hàn trệ Can mạch phải giải quyết
- Làm ôn ấm kinh Can: Sử dụng huyệt Tĩnh của Can
- Giải quyết triệu chứng đau bụng kinh
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
5
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Đại đôn Tĩnh huyệt của Can Oân kinh Can
Kỳ môn Mộ huyệt của Can Sơ Can lý khí
Khí hải Huyệt tại chổ
Quan
nguyên
Hội của Tam âm kinh và
Nhâm mạch
Trung
cực
Hội của Tam âm kinh và
Nhâm mạch
Chữa bệnh
vùng sinh dục tiết niệu
Tam
âm giao
Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/ chân.
Huyệt đặc hiệu chữa
bệnh sinh dục-tiết niệu
C. CAN ÂM HƯ
1. Bệnh nguyên
Do bệnh lâu ngày của Can gây tổn thương phần âm.
Do huyết hư (Vì vậy, bệnh cảnh Can âm hư và Can huyết hư cũng rất gần với
nhau và thường được mô tả chung)
2. Bệnh sinh
Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm
ở Can phận: đau đầu vùng đỉnh, mắt mờ, nhìn kém, hoa mắt, chóng mặt, huyết
áp tăng, đau tức hông sườn,...
Rối loạn những chức năng quan trọng của Can gồm
Chức năng sơ tiết: dễ cáu gắt, bức rức
Chức năng tàng huyết: rối loạn giấc ngủ, triệu chứng xuất huyết
Aâm hư sinh nội nhiệt: đạo hãn, sốt về chiều, cảm giác nóng, mạch tế sác...
3. Triệu chứng lâm sàng chung
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm sút.
Sốt về chiều, người có cảm giác nóng, ra mồ hôi trộm.
Có thể có rối loạn kinh nguyệt, đau vùng hông sườn, đau thắt lưng.
Lưỡi đỏ, bệu. Mạch tế, sác, vô lực.
4. Bệnh lý YHHĐ thường gặp
Thường gặp trong các bệnh
- HC Suy nhược mạn, Tăng huyết áp, H/C Tiền mãn kinh.
- Liệt do TBMMN (thường là Cân nuy), Động kinh.
- Suy dinh dưỡng (thường là thể khô – Marasme)
- Thiếu máu
- Viêm gan mạn
4.1. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nổi bật (ngoài những triệu chứng chung)
của Can âm hư trong HC Suy nhược mạn, Tăng huyết áp, H/C Tiền mãn
kinh .:
o Dễ cáu gắt, bức rức, bực dọc.
o Khó ngủ. Trong người luôn có cảm giác nóng
o Nếu là HC tiền mãn kinh: tình trạng rong kinh.
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
6
4.2. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nổi bật (ngoài những triệu chứng chung)
của Can âm hư trong Liệt do TBMMN, Động kinh
o Dễ cáu gắt, bức rức, bực dọc.
o Chi gồng cứng, tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân cơ (chứng Cân nuy)
4.3. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nổi bật (ngoài những triệu chứng chung)
của Can âm hư trong Suy dinh dưỡng, Viêm gan mạn
o Hồi hộp, ngủ ít, hay gắt gỏng
o Lòng bàn tay, bàn chân nóng, sốt âm ỉ 37o 5 đến 38 o, khát nước, họng khô
o Táo bón, có thể có đau tức hông sườn
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can âm hư
5.1. Công thức chung
Công thức chung trị Can âm hư phải giải quyết
- Tình trạng Can âm hư
- Tình trạng nội nhiệt (xảy ra ở Can và Tâm)
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang
minh
Bổ Can Âm (huyết)
Thái
xung
Nguyên huyệt/ Can
Quang
minh
Lạc huyệt/ Can
Tư Bổ
Can âm
Tam
âm giao
Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/ chân
Tư âm
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả Tâm hỏa
Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm
nhiệt
5.2. Công thức điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Can âm
hư
5.2.1. Điều trị Can âm hư trong các bệnh HC Suy nhược mạn, Tăng huyết áp, H/C
Tiền mãn kinh
Cần bổ sung thêm cho điều trị:
- Tăng cường việc sinh âm, sinh huyết: Cách du
- Giảm cảm giác nóng trong người (thanh nhiệt): Thiếu phủ, Nội quan, Hành gian
- Giải quyết triệu chứng: Bách hội, Phong trì, Tứ thần thông (nếu đau đầu), hoặc
Trung cực, Mạch Xung (nếu có rối loạn kinh nguyệt)
Công thức huyệt sẽ gồm công thức chung gia thêm
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang
minh
Bổ Can Âm (huyết)
Thái
xung
Nguyên huyệt/ Can
Tư Bổ
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
7
Quang
minh
Lạc huyệt/ Can Can âm
Tam
âm giao
Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/ chân
Tư âm
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả Tâm hỏa
Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm
nhiệt
Cách du Hội của huyết Huyết hải Bổ huyết (Bổ Âm)
Thiếu
phủ
Huỳnh Hỏa huyệt/ Tâm Tả Tâm Mộc
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt/ Can Tả Can Mộc
Bách
hội
Tứ thần thông
A thị huyệt
Phong
trì
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng đau
căng đầu, nóng phừng mặt
Trung
cực
Hội của Tam Âm và Mạch
Nhâm
Khúc cốt – Quan
nguyên
Giải quyết triệu chứng
5.2.2. Điều trị Can âm hư trong các bệnh Liệt do TBMMN, Động kinh
Cần bổ sung thêm cho điều trị:
- Tăng cường việc sinh âm: Huyết hải, Cách du
- Giảm tình trạng quá vượng của chức năng chủ Cân/ Can (Can mộc): Hành gian,
Dương lăng tuyền.
- Giải quyết triệu chứng: hành khí hoạt huyết ; các huyệt tại chỗ vùng liệt
Công thức huyệt sẽ gồm công thức chung gia thêm
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang
minh
Bổ Can Âm (huyết)
Thái
xung
Nguyên huyệt/ Can
Quang
minh
Lạc huyệt/ Can
Tư Bổ
Can âm
Tam
âm giao
Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/ chân
Tư âm
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả Tâm hỏa
Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm
nhiệt
Cách du Hội của huyết Huyết hải Bổ huyết (Bổ Âm)
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt? can Tả Can Mộc
Dương
lăng
Hội của Cân Giải quyết tình trạng co
cứng (Cân nuy)
Huyệt
tại chỗ
Chú ý những huyệt của kinh
Dương minh (nhiều khí, nhiều
huyết)
Giải quyết tình trạng yếu
liệt tại chỗ
5.2.3. Điều trị Can âm hư trong các bệnh Suy dinh dưỡng, Viêm gan mạn
Cần bổ sung thêm cho điều trị:
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
8
- Tăng cường việc sinh âm, sinh tân: Huyết hải, Cách du
- Thanh nhiệt ở Can do Âm hư: Hành gian.
- Giải quyết triệu chứng tiêu hóa (do Can dương hoành nghịch làm ảnh hưởng chức
năng Tỳ Vị): Trung quản, Chương môn, Kỳ môn.
Công thức huyệt sẽ gồm công thức chung gia thêm
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Can du Du huyệt của Can ở lưng Thái xung - Quang
minh
Bổ Can Âm (huyết)
Thái
xung
Nguyên huyệt/ Can
Quang
minh
Lạc huyệt/ Can
Tư Bổ
Can âm
Tam
âm giao
Giao hội huyệt của 3 kinh
âm/ chân
Tư âm
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả Tâm hỏa
Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm
nhiệt
Cách du Hội của huyết Huyết hải Bổ huyết (Bổ Âm)
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt/ Can Tả Can Mộc
Trung
quản
Mộ huyệt/ Vị
Chương
môn
Mộ huyệt/ Tỳ
Trợ Tỳ
Kiện Vị
Kỳ môn Huyệt tại chỗ
Mộ huyệt/ can
Giải quyết triệu chứng đau
tức hông sườn
D. CAN DƯƠNG XUNG
1. Bệnh nguyên
Do Can âm hư, hoặc do Thận âm hư không tư dưỡng được Can huyết nên không
chế được dương (Dương xung)
2. Bệnh sinh
Bệnh cảnh gồm các dấu chứng của âm hư dương xung. Tuy nhiên dấu hiệu dương xung
rất rõ rệt như cơn nóng phừng mặt, run rẩy, trạng thái kích thích. Nặng hơn sẽ phát sinh
thành chứng hậu Can nhiệt động phong.
3. Triệu chứng lâm sàng
Cơn đau đầu, chóng mặt, cảm giác nóng phừng mặt.
Hay mộng mị, mất cảm giác, run, tê, trạng thái kích thích, ù tai, nghe kém, nhìn
kém, họng khô, mắt đỏ đau.
Người sốt hoặc cảm giác nóng. Người bức rức
Lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi khô. Mạch huyền sác.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Cơn tăng huyết áp
Cơn hưng cảm
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
9
Tình trạng cường (hưng phấn) trong những trường hợp rối loạn thần kinh chức
năng, trong HC tiền mãn kinh.
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can dương xung
5.1. Công thức châm cứu
Công thức chung trị Can dương xung phải giải quyết ngay tức khắc
- Tình trạng nhiệt chung của cơ thể: Thái Xung, Thần môn
- Tình trạng Dương (hỏa) thượng xung lên trên: Bách hội, Phong trì, Tứ thần
thông, Nội quan
Tình trạng Can dương xung là tình trạng cấp. Do đó, chúng ta phải áp dụng nguyên lý
“Cấp trị tiêu”. Công thức này được sử dụng ngay trong lúc cấp, nên không cần chú ý tình
trạng Âm hư (bản = gốc)
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Thái
xung
Du Thổ huyệt/ Can Hành gian Tả Can hỏa
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả hỏa ở Tâm
Thiếu phủ Tả Can (ở đường kinh thứ
2)
Bách
hội
Tứ thần thông
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng
đau căng đầu, nóng
phừng mặt
Phongtrì Khu phong thanh nhiệt vùng
đầu mặt
A thị huyệt Giải quyết triệu chúng
đau căng đầu, nóng
phừng mặt
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Phối hợp với Đản trung,
Cự khuyết để chữa chứng
khó thở, đau tức ngực
E. CAN KHÍ UẤT
1. Bệnh nguyên
Do nội nhân (tình chí): giận dữ
2. Bệnh sinh
Bệnh cảnh gồm các dấu chứng
- Quan trọng nhất là triệu chứng biểu hiện chức năng sơ tiết của Can bị rối loạn: bức
rức
- Có thể có kèm dấu chứng tiêu hóa (Vị) do Can khí uất kết và hoành nghịch: ợ hơi, ợ
chua
3. Triệu chứng lâm sàng
Người bức rức, không có cảm giác thoải mái
Tức vùng 2 hông sườn
Hay thở dài
Mạch huyền, đi căng..
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Tình trạng stress (phải có yếu tố gây nên giận dữ)
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
10
Tình trạng căng thẳng trước hành kinh (premenstrual tension).
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can khí uất
5.1. Công thức châm cứu
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Kỳ môn
Can du
Du, Mộ huyệt của Can
Vừa là huyệt tại chỗ
Sơ Can, lý khí, giải uất
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt/ Can ⇒Tả
tử ⇒Tả Can mộc
Sơ Can, giải uất
Dương
lăng
tuyền
Hợp Thổ huyệt của Đởm
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Huyệt đặc hiệu để chữa chứng
khó thở, đau tức ngực (khoan
hung giải uất)
5.2. Công thức điều trị gia giảm trong các bệnh chứng thuờng gặp của Can khí
uất
5.2.1. Điều trị Can khí uất trong các tình trạng căng thẳng thần kinh, stress
Cần bổ sung thêm cho điều trị:
- Giải quyết triệu chứng: Bách hội, Phong trì, Tứ thần thông
Công thức huyệt sẽ gồm công thức chung gia thêm
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Kỳ môn
Can du
Du, Mộ huyệt của Can
Vừa là huyệt tại chỗ
Sơ Can, lý khí, giải uất
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt/ Can ⇒Tả
tử ⇒Tả Can mộc
Sơ Can, giải úat
Dương
lăng
tuyền
Hội huyệt của Cân Thư cân, làm giảm bớt tình
trạng co cứng cơ (cơ trơn và cơ
vân) trong Can khí uất
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Huyệt đặc hiệu để chữa chứng
khó thở, đau tức ngực (khoan
hung giải uất)
Bách
hội
Tứ thần thông
A thị huyệt
Phong
trì
Khu phong thanh nhiệt vùng
đầu mặt
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng đau
căng đầu, nóng phừng mặt
5.2.2. Điều trị Can khí uất trong các tình trạng căng thẳng trước hành kinh
Cần bổ sung thêm cho điều trị:
- Giải quyết triệu chứng: Trung cực, Quy lai, Quan nguyên
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
11
Công thức huyệt sẽ gồm công thức chung gia thêm
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Kỳ môn
Can du
Du, Mộ huyệt của Can
Vừa là huyệt tại chỗ
Sơ Can, lý khí, giải uất
Hành
gian
Huỳnh Hỏa huyệt/ Can ⇒Tả
tử ⇒Tả Can mộc
Sơ Can, giải uất
Dương
lăng
tuyền
Hội huyệt của Cân Thư cân, làm giảm bớt tình
trạng co cứng cơ (cơ trơn và cơ
vân) trong Can khí uất
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Huyệt đặc hiệu để chữa chứng
khó thở, đau tức ngực (khoan
hung giải uất)
Trung
cực
Hội của Tam Âm và Mạch
Nhâm
Quy lai, Khúc
cốt, Quan
nguyên
Giải quyết triệu chứng
F. CAN PHONG NỘI ĐỘNG
1. Bệnh nguyên
Do 3 nguyên nhân
Do Can âm hư
Do Can huyết hư
Do Thận âm hư
2. Bệnh sinh
Các nguyên nhân nêu trên đều dẫn đến nội nhiệt phát sinh. Nhiệt cực sẽ sinh phong làm
xuất hiện các chứng trạng chóng mặt, run, co rút cơ, co giật...
3. Triệu chứng lâm sàng
Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, méo miệng, nói khó hoặc nói không được.
Tay chân co rút, run hoặc tê, yếu liệt. Trạng thái lơ mơ hoặc mất ý thức.
Sắc mặt đỏ, lưỡi run hoặc co cứng. Mạch huyền hoặc huyền sác hoặc huyền tế.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Tai biến mạch máu não (trong cơn)
Cơn động kinh
4.1. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nổi bật (ngoài những triệu chứng chung)
của Can phong nội động trong Tai biến mạch máu não:
o Đột ngột té ngã, hôn mê hoặc rối loạn ý thức
o Méo miệng, nói khó hoặc nói không được
o Tay chân cử động không chính xác
4.2. Triệu chứng lâm sàng: Triệu chứng nổi bật (ngoài những triệu chứng chung)
của Can phong nội động trong Cơn Động kinh:
o Hoa mắt, chóng mặt
o Rối loạn ý thức (từ lơ mơ đến hôn mê)
o Tay chân co cứng, co giật
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
12
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can phong nội động
Công thức chung trị Can phong nội động phải giải quyết ngay tức khắc
- Tình trạng nhiệt chung của cơ thể: Thái Xung, Thần môn
- Tình trạng Dương (hỏa) thượng xung lên trên: Bách hội, Phong trì, Tứ thần
thông, Nội quan.
- Tình trạng Phong động: Nhân trung, Thập tuyên
Tuy nhiên, do tình trạng Can phong nội động là tình trạng cấp. Do đó, chúng ta phải áp
dụng nguyên lý “Cấp trị tiêu”. Công thức này được sử dụng ngay trong lúc cấp, nên không
cần chú ý tình trạng Âm hư (bản = gốc). Đối với nhóm huyệt Thái xung, Thần môn có lúc,
có trường hợp cũng không sử dụng trong lúc cấp bách này
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay thế Tác dụng điều trị
Thái
xung
Nguyên huyệt/ Can
Du thổ huyệt/ Can
Hành gian Thanh Can hỏa
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả Tâm hỏa
Thiếu phủ Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm
nhiệt
Bách
hội
Tứ thần thông
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng đau
căng đầu, nóng phừng mặt
Phongtrì Khu phong thanh nhiệt vùng
đầu mặt
A thị huyệt Giải quyết triệu chúng đau
căng đầu, nóng phừng mặt
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Phối hợp với Đản trung, Cự
khuyết để chữa chứng khó
thở, đau tức ngực
Nhân
trung
Hội của Mạch Đốc với các
kinh Dương minh ở tay.
Đặc hiệu cấp cứu ngất,
hôn mê, trúng phong
Thập
tuyên
Kết hợp với Nhân trung cấp
cứu ngất, hôn mê
12 Tĩnh huyệt Hạ sốt. Phối hợp trong
chữa chứng trúng phong
G. CAN HỎA THƯỢNG VIÊM
1. Bệnh nguyên
Do tình chí bất điều, cáu giận làm thương Can khiến Can khí bị uất kết lại
2. Bệnh sinh
Can khí uất kết lại hóa hỏa (Mộc sinh Hỏa). Can hỏa thượng viêm là chứng bệnh thuộc
hỏa. Hỏa bốc lên bức huyết vọng hành sinh ra các chứng xuất huyết.
3. Triệu chứng lâm sàng
Sốt cao hoặc cảm giác nóng, mặt đỏ, mắt đỏ, hai gò má đỏ.
Người bức rức, dễ kích động, hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Chảy máu cam, ói mửa ra máu. Đau tức ngực, có thể khạc ra máu.
Lưỡi đỏ, mạch huyền sác.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Cơn tăng huyết áp
Cơn hưng cảm.
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
13
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can hỏa thượng viêm
Trong công thức huyệt dùng cho Can Hỏa thực, có thể áp dụng công thức huyệt trong
Can dương xung. Tuy nhiên, do tính chất biểu hiện cụ thể là Hỏa nên chỉ có thể dùng Thái
xung và Thần môn (không thể thay thế bằng Hành gian và Thiếu phủ được)
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay
thế
Tác dụng điều trị
Thái
xung
Du Thổ huyệt/ Can Tả Hỏa của Can
Thần
môn
Du Thổ huyệt/ Tâm⇒Tả tử
⇒Tả hỏa ở Tâm
Thanh Tâm Hỏa, Tả Tâm nhiệt
Hoặc Tả Can Hỏa (ở đường kinh
thứ 2)
Bách
hội
Tứ thần thông
Aán đường
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng đau căng
đầu, nóng phừng mặt
Phong
trì
Khu phong thanh nhiệt vùng
đầu mặt
Thái dương
A thị huyệt
Giải quyết triệu chúng đau căng
đầu, nóng phừng mặt
Nội
quan
Giao hội huyệt của Quyết âm
và Âm duy
Phối hợp với Đản trung, Cự
khuyết để chữa chứng khó thở,
đau tức ngực
H. CAN VỊ BẤT HÒA
1. Bệnh nguyên
Do tình chí bất điều, ảnh hưởng đến công năng sơ tiết của Can làm Can khí uất kết lại.
Sự khác biệt của bệnh cảnh này với Can khí uất kết là bệnh cảnh này đã có biến chứng ở
Vị (do Can thực hoành nghịch Vị). Bệnh còn có tên Can khí phạm Vị, Can Tỳ bất hòa
2. Bệnh sinh
Can khí uất kết, hoành nghịch đến công năng Tỳ Vị (Mộc khắc Thỗ) sinh ra chứng đau
cấp thượng vị, rối loạn tiêu hóa.
3. Triệu chứng lâm sàng
Người bực bội, bức rức, dễ kích thích.
Cảm giác có nhớt dính cổ họng, miệng đắng, mất ngon miệng.
Đau bụng thượng vị cấp tính, vị trí đau rõ rệt, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, trung
tiện dễ chịu. Đau tức hông sườn.
Mạch huyền.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Loét dạ dày tá tràng
Rối loạn vận động đường mật
Những trường hợp rối loạn tiêu hóa trong stress.
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
14
5. Điều trị bằng châm cứu bệnh Can Vị bất hòa
Công thức huyệt sử dụng gồm Trung quản, Lãi câu, Hành gian, Thiếu phủ, Túc tam lý.
Công thức huyệt cùng áp dụng được cho tất cả những trường hợp bệnh YHHĐ bêu trên
Tên
huyệt
Cơ sở lý luận Huyệt thay
thế
Tác dụng điều trị
Trung
quản
Túc tam
lý
Mộ huyệt của Vị.
Kinh nghiệm người xưa phối
hợp Trung quản để kiện Vị
Chữa chứng đầy trướng bụng,
đau bụng.
Lãi câu Lạc huyệt/ Can Tả Can khí thực
Hành
gian
Huỳnh hỏa huyệt/ Can
Thiếu
phủ
Huỳnh hỏa huyệt/ Tâm
Bình Can.
Tả Can mộc
Vượng (trên 2 đường kinh)
±Nội
quan
Giao hội huyệt của Tâm bào
và Mạch Aâm duy⇒Đặc hiệu
vùng ngực
I. CAN THẬN ÂM HƯ
Xin tham khảo phần Hội chứng Can Thận Aâm Hư trong Điều trị Bệnh Chứng Tạng Thận
bằng Châm Cứu
J. ĐỞM KHÍ BẤT TÚC (ĐỞM HƯ)
1. Bệnh nguyên
Do bệnh lâu ngày của Can gây tổn thương phần âm. Can hư làm ảnh hưởng đến sự quyết
đoán của Đởm.
2. Bệnh sinh
Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm
ở Can phận: đau đầu vùng đỉnh, mắt mờ, nhìn kém, hoa mắt, chóng mặt, đau
tức hông sườn,...
Aâm hư sinh nội nhiệt: đạo hãn, sốt về chiều, cảm giác nóng, mạch tế sác...
Tình chí thất điều, không thoải mái
3. Triệu chứng lâm sàng
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm sút.
Sốt về chiều, người có cảm giác nóng, ra mồ hôi trộm. Dễ kinh sợ, dễ cáu gắt,
do dự, hoạt động trí óc giảm sút.
Có thể có rối loạn kinh nguyệt, đau vùng hông sườn, đau thắt lưng.
Lưỡi đỏ, bệu. Mạch tế sác vô lực.
4. Bệnh cảnh YHHĐ thường gặp
Rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh.
5. Điều trị bằng Châm Cứu bệnh Đởm Khí Bất Túc
Xin tham khảo những phương huyệt trong phần Can âm hư
Điều trị bệnh Thận bằng Châm cứu
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Môn Đông Y. Trường Đại Học Y khoa Hà Nội. Bài giảng Đông y tập II. Nhà
xuất bản Y học. 1979.
2. Trần Khiết. YHCT-Lý Pháp Phương Dược. Trung Tâm Đào tạo và Nghiên cứu
YHCTDT. Tài liệu nội bộ. 1990.
3. Bùi chí Hiếu, Trần Khiết. Danh từ YHCT. Nhà xuất bản Đồng nai.1989
4. Đổ tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc VN. Nhà xuất bản KHKT.1977
5. Bùi chí Hiếu. Dược lý trị liệu. Nhà xuất bàn Cữu Long. 1985
6. Hoàng duy Tân, Trần văn Nhủ. Tuyển tập phương thang Đông Y. Nhà xuất bản
Đồng nai. 1995
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_dieu_tri_bang_cham_cuu_nhung_benh_thuong_gap_cua_ca.pdf