Tài liệu Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và dự báo kinh tế thế giới 2018

Để đạt được mục tiêu về đóng góp của TFP như Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra, thì KH&CN đóng vai trò hàng đầu. Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực KH&CN, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Chất lượng lao động và Thay đổi cơ cấu vốn. Việc đổi mới sáng tạo và đầu tư cho KH&CN không nhiều, cũng như năng suất lao động thấp là những nguyên nhân chính khiến đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng ở mức thấp. Nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là kinh tế gia công với trình độ công nghệ thấp, chưa phát huy được năng lực KH&CN quốc gia, dù Việt Nam đã có một số thay đổi về48 thể chế, khuyến khích R&D. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới. Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm nên đã có một số kết quả tích cực, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đã tăng bậc (từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế) và đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam so sánh tương quan với các quốc gia trong khu vực còn ở mức thấp.Sự yếu kém của yếu tố TFP không chỉ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế về mặt lượng mà còn là nguyên nhân chính gây cản trở hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của R&D trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng chi cho R&D, đổi mới sáng tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của R&D, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Các chuyên gia đều thừa nhận, dù R&D không phải là một công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho R&D thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, các ngành công nghiệp và dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế.

pdf48 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và dự báo kinh tế thế giới 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản lượng tăng nhanh trong sản xuất công cụ thử nghiệm, đo lường, và kiểm soát, mặc dù xuất phát điểm thấp. Việc sản xuất HT ở Trung Quốc tiếp tục được giới hạn ở các hoạt động giá trị gia tăng thấp, chẳng hạn như lắp ráp cuối cùng. Ví dụ, mặc dù các công ty bán dẫn của Trung Quốc đã đạt được thị phần toàn cầu, Trung Quốc vẫn phụ thuộc quá nhiều vào chất bán dẫn được cung cấp bởi các công ty nước ngoài cho hầu hết sản xuất điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử khác. Nhiều tập đoàn đa quốc gia tiếp tục tiến hành các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn ở các nước phát triển vì ở đó sẵn có công nhân có tay nghề cao và bảo hộ sở hữu trí tuệ mạnh hơn. Ngoài ra, các công ty HT Trung Quốc chưa đáp ứng được nhiều mục tiêu của Chương trình đổi mới sáng tạo nội sinh đầy tham vọng của Chính phủ Trung Quốc. Một số công ty đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển khác có chi phí lao động thấp hơn hoặc trở lại sản xuất ở các nước phát triển do sự gia tăng chi phí vận chuyển và tiền lương sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một địa điểm hấp dẫn cho các tập đoàn nước ngoài do cơ sở hạ tầng sản xuất phát triển tốt và có thể cung cấp cho thị trường toàn cầu. Ngoài ra, Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng rất lớn đối với một số công ty HT nước ngoài muốn mở rộng cơ sở sản xuất của họ và thiết lập các phòng thí nghiệm NC&PT để phát triển sản phẩm cho thị trường tiêu dùng phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Các nước châu Á khác đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong sản xuất HT là Philippin và Việt Nam. Philippines là một nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh chóng, được chuyển từ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang dịch vụ và thương mại. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp sản xuất HT của Philippin, từ 4 tỷ USD năm 2008 lên 5,8 tỷ USD trong năm 2014, chủ yếu do tăng trong ngành viễn thông và dược phẩm. Thị trường của Philippines cho dược phẩm đang phát triển nhanh chóng do nhu cầu phát triển nhanh dịch vụ việc chăm sóc sức khỏe, năng lực sản xuất trong nước, và sự tham gia rộng rãi của các công ty dược phẩm nước ngoài. Nhiều công ty đa quốc gia đã lựa chọn để đầu tư ở Philippin để tận dụng thị trường trong nước đang phát triển và sử dụng Philippin như một bệ phóng vào thị trường Đông Nam Á. Hầu hết các công ty đa quốc gia nhập khẩu hoặc phân phối các sản phẩm thuốc thành phẩm của họ hoặc thuê các nhà sản xuất địa phương sản xuất. Sản xuất hàng hóa viễn thông đã tăng lên nhanh chóng vì Philippin đã trở thành một nhà sản xuất lớn hàng hóa thành phẩm và nhà cung cấp các đầu vào trung gian cho "Nhà máy châu Á," mạng lưới sản xuất thiết bị điện tử ở các nước Đông 34 Á. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (HT) Khối lượng xuất khẩu sản phẩm HT toàn cầu (2.146 tỷ USD trong năm 2014), chủ yếu là các sản phẩm CNTT, máy tính và bán dẫn chiếm 1.300 tỷ USD. Máy bay và tàu vũ trụ; dược phẩm; và dụng cụ thử nghiệm, đo lường và điều khiển chiếm hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm 2014. Xuất khẩu sản phẩm HT chiếm 12% trong tổng số 20 nghìn tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất toàn cầu. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng hóa HT (hơn 500 tỷ USD) và có thặng dư đáng kể. EU và Hoa Kỳ đứng thứ hai và ba, và cũng đều bị thâm hụt thương mại. Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà xuất khẩu lớn, chiếm từ 6% đến 9% tỷ trọng toàn cầu. Xuất khẩu sản phẩm HT của Trung Quốc tăng khá nhanh, đẩy thị phần toàn cầu của nước này từ 17% năm 2007 lên 26% năm 2014. Tuy nhiên, vì nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm các yếu tố đầu vào và linh kiện nhập khẩu từ các nước khác, nên xuất khẩu của Trung Quốc và thặng dư thương mại có thể sẽ ít hơn nhiều về mặt giá trị gia tăng. Xuất khẩu sản phẩm CNTT của Trung Quốc, chiếm đa số xuất khẩu sản phẩm HT của nước này, tăng hơn ba lần trong thập kỷ qua. Thặng dư thương mại CNTT của Trung Quốc cũng tăng mạnh. Xuất khẩu dụng cụ thử nghiệm, đo lường, và kiểm soát tăng trưởng với tốc độ tương tự để đạt gần 70 tỷ USD. Tại Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm HT đạt hơn 153 tỷ USD năm 2016, con số này ổn định trong vài năm trở lại đây. Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này trên quy mô toàn cầu đã giảm từ từ 12% năm 2007 xuống 7% năm 2014. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ về sản phẩm HT cũng giảm (từ 65 tỷ USD năm 2003 xuống 41 tỷ USD năm 2014). Tăng trưởng của Hoa Kỳ về xuất khẩu sản phẩm HT được dẫn dắt bởi dược phẩm và máy bay. Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm CNTT đã giảm do di chuyển sản xuất sang Trung Quốc và các địa điểm khác. Do vậy, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ trong các sản phẩm CNTT có xu hướng tăng. Xuất khẩu sản phẩm HT của EU tăng nhanh hơn một chút so với Hoa Kỳ trong thập niên vừa qua, và thị phần toàn cầu của EU vẫn ổn định ở mức 18%. Các sản phẩm là dụng cụ kiểm tra, đo lường, và kiểm soát; dược phẩm; và máy bay dẫn dắt sự tăng trưởng của xuất khẩu HT của EU. Trong EU, Đức là nước đứng đầu về xuất khẩu sản phẩm HT, đạt gần 190 tỷ USD năm 2016, và ổn định trong vòng 5 năm qua. Tiếp sau Đức là Pháp (hơn 100 tỷ USD), Anh (gần 70 tỷ USD) Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc xuất khẩu trong ngành điện tử phản ánh sự trì trệ kinh tế của nước này, những khó khăn tài chính của các công ty điện tử Nhật Bản, và các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất sang Đài Loan, Trung Quốc, và các địa điểm chi phí thấp hơn như Việt Nam. Xuất khẩu sản phẩm HT của Nhật Bản có xu hướng giảm, từ 118 tỷ USD năm 2007 xuống còn gần 93 tỷ USD năm 2016. Xuất khẩu HT của Đài Loan (Trung Quốc) tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2004-2014, và đã vượt qua Nhật Bản trong năm 2009. Xuất khẩu HT của Hàn Quốc tăng nhanh và vượt Nhật Bản trong năm 2013. Hàn Quốc và Đài Loan xuất khẩu HT tăng nhanh là do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNTT. Có thể thấy xu hướng rất khác nhau giữa các quốc gia đang phát triển. Xuất khẩu sản phẩm HT của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các nước đang phát triển, với kim 35 ngạch xuất khẩu các sản phẩm HT tăng từ 2,381 tỷ USD năm 2007 lên 38,735 tỷ USD năm 2015, tăng gấp 16 lần trong 10 năm. Năm 2015, với giá trị xuất khẩu sản phẩm HT đạt hơn 38 tỷ USD, Việt Nam đã vượt Thái Lan (34,543 tỷ USD) và hiện đứng Top 3 trong ASEAN về xuất khẩu sản phẩm HT, sau Singapo và Malaixia. Mặc dù giá trị xuất khẩu các sản phẩm HT của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước ASEAN khác (như Malaixia 57,257 tỷ USD, Singapo 130,989 tỷ USD năm 2015) nhưng tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này lại cao nhất trong số các nước được xem xét, thậm chí cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác cũng như các nước ASEAN khác trong cùng giai đoạn 2007-2015, thậm chí cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Trong khi giá trị xuất khẩu các sản phẩm HT của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh và đều qua các năm, thì giá trị này của các nước ASEAN khác vẫn tăng chậm hoặc không tăng. Việt Nam đã trở thành một địa điểm chi phí thấp cho lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm CNTT khác. Một số công ty đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để sang các nước đang phát triển khác trong đó có Việt Nam, do chi phí lao động ở Trung Quốc đã cao hơn. Trong khu vực châu Á, ngoài Trung Quốc, trong giai đoạn 2007-2016, giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Ấn Độ cũng tăng cao nhờ sự đóng góp lớn của ngành dược phẩm và các sản phẩm CNTT. Trong các nước BRIC, Trung Quốc vẫn đứng đầu và bỏ xa các nước còn lại. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm HT của Nga và Braxin ổn định ở mức thấp (dưới 10 tỷ USD/năm). Bảng 2.6. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của một số khu vực/nước/nền kinh tế từ 2005 – 2014 (triệu USD, theo giá hiện hành) Khu vực/nước /nền kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Xuất khẩu Thế giới 1.768.153 1.842.144 1.565.322 1.780.192 1.940.322 2.000.618 2.108.517 2.146.757 Châu Mỹ Canada 26.310 26.911 23.210 23.963 25.017 29.087 29.025 26.552 26.318 23.974 Hoa Kỳ 218.116 220.884 132.407 145.933 145.639 148.331 148.531 155.641 154.346 153.187 Brazil 9.076 10.285 7.896 8.213 8.414 8.820 8.391 8.228 8.848 9.775 Châu Âu Đức 153.419 159.812 139.961 158.507 183.371 187.016 193.799 199.718 185.556 189.646 Pháp 78.821 91.980 82.531 99.735 105.761 108.586 113.251 114.697 104.340 103.840 Anh 61.540 60.467 47.568 60.172 69.611 67.786 69.223 70.652 69.417 68.279 Italia 26.448 28.813 25.027 26.419 31.191 27.525 29.711 30.744 26.927 27.905 Nga 4.108 5.071 4.527 5.075 5.443 7.095 8.655 9.842 9.677 6.639 Châu Á Trung Quốc 302.773 340.118 309.601 406.090 457.107 505.646 560.058 558.599 549.799 496.007 Nhật Bản 117.858 119.915 95.158 122.102 126.478 123.393 105.076 100.955 91.513 92.883 Hàn Quốc 101.032 100.909 92.855 121.478 122.021 121.313 130.460 133.447 126.526 118.365 Ấn Độ 5.997 7.738 10.728 10.086 12.870 12.434 16.693 17.315 13.750 13.335 ASEAN Singapo 102.854 117.068 95.398 126.982 126.435 128.239 135.602 137.369 130.989 126.323 Malaixia 65.223 42.971 50.971 59.331 61.126 61.228 60.378 63.376 57.257 55.588 36 Thái Lan 30.321 31.303 27.764 34.156 33.264 33.767 33.901 34.992 34.543 34.720 Việt Nam 2.381 1.647 2.100 4.020 9.118 16.259 27.819 30.863 38.735 Inđônêxia 5.356 5.762 6.038 5.742 5.727 4.962 4.818 4.980 4.409 3.947 Philippin 29.526 26.889 21.525 16.071 12.949 20.795 21.810 23.839 26.192 26.139 Nguồn: World Development Indicators (https://data.worldbank.org) 25/01/2018 Mặc dù giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam tăng nhanh, nhưng giá trị nhập khẩu các sản phẩm này cũng tăng mạnh. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm HT của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, cũng như so với một số nước trong ASEAN. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu các sản phẩm HT của Việt Nam lại cao hơn hầu hết các nước, từ 3,679 tỷ USD năm 2005 lên 24,863 tỷ USD năm 2014, tăng 6,7 lần trong giai đoạn này, so với Inđônêxia (khoảng 4 lần), Thái Lan 1,2 lần, Malaixia 1,3 lần. Về đóng góp của xuất khẩu các sản phẩm HT vào GDP, theo số liệu GDP (giá hiện hành) và xuất khẩu các sản phẩm HT của WB năm 2014 và 2015, trong số các nước phát triển, trừ khu vực EU, tỷ lệ này tương đối thấp và giảm nhẹ trong các năm 2015, 2016, chẳng hạn ở Hoa Kỳ chỉ 0,8%, Nhật Bản 1,9%, Hàn Quốc từ 9,4% năm 2014 giảm xuống còn 8,3% năm 2016. Tỷ lệ này ở Anh, Pháp, Đức lần lượt là 2,6%, 4,2% và 5,5%. Hầu hết các nước phát triển đều có tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT vào GDP thấp, do họ tập trung vào các dịch vụ KI thương mại và chuyển sản xuất các sản phẩm HT sang các nước đang phát triển. Các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ trong các ngành công nghiệp sản xuất HT (trừ máy bay và tàu vũ trụ) tạo ra giá trị gia tăng hơn 400 tỷ USD trên toàn thế giới. Sản xuất trong ngành công nghiệp máy tính là toàn cầu hóa nhất, với hơn 45% của giá trị gia tăng có nguồn gốc từ nước ngoài, dược phẩm cao thứ hai (40%), tiếp theo là hàng bán dẫn (35%) và sau cùng là các thiết bị kiểm tra, đo lường và điều khiển (28%). Các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ trong sản xuất sản phẩm HT sử dụng khoảng 2,4 triệu lao động trên toàn thế giới. Các công ty đa quốc gia trong hai ngành công nghiệp là máy tính và dược phẩm tuyển dụng khoảng 50% lực lượng lao động ở nước ngoài, tiếp đến là các công ty trong ngành sản xuất các thiết bị kiểm tra, đo lường và điều khiển (40%). Bảng 2.7. Đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT vào GDP ở một số nước (Tỷ USD, giá hiện hành) Nước 2014 2015 2016 Xuất khẩu các sản phẩm HT GDP Tỷ lệ (%) đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT Xuất khẩu các sản phẩm HT GDP Tỷ lệ (%) đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT Xuất khẩu các sản phẩm HT GDP Tỷ lệ (%) đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT Hoa Kỳ 156 17.393 0,9 154 18.120 0,8 153 18.624 0,8 Nhật Bản 101 4.848 2 92 4.383 2,0 93 4.940 1,9 Hàn Quốc 133 1.411 9,4 126 1.382 9,1 118 1.411 8,3 Đức 200 3.890 5,1 186 3.375 5,5 190 3.478 5,5 Pháp 115 2.849 4,0 104 2.434 4,2 104 2.465 4,2 37 Anh 71 3.022 2,3 69 2.885 2,3 68 2.648 2,6 BRIC Brazil 8 2.455 0,3 9 1.804 0,5 10 1.796 0,6 Trung Quốc 559 10.482 5,3 550 11.064 5,0 496 11.199 4,4 Ấn Độ 17 2.035 0,8 14 2.090 0,7 13 2.264 0,6 Nga 10 2.063 0,5 10 1.366 0,7 7 1.283 0,5 ASEAN Singapo 137 308 44,5 130 297 43,8 126 297 42,2 Malaixia 63 338 18,6 57 296 19,2 56 297 18,8 Thái Lan 35 406 8,6 34 399 8,5 35 407 8,6 Việt Nam 31 186 16,7 39 193 20,2 205 Inđônêxia 5 891 0,6 4 861 0,5 4 932 0,4 Philippin 24 285 8,4 26 293 8,9 26 305 8,5 Thế giới 2.147 79.049 2,7 74.757 75.845 Nguồn: World Development Indicators (https://data.worldbank.org) 25/01/2018 Trong khu vực ASEAN năm 2016, tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu các sản phẩm HT vào GDP ở Singapo đạt mức cao nhất (42,2%) dù đã giảm so với 2 năm trước đó. Tiếp đến là Việt Nam 20,2%, Malaixia (18,8%), Philippin (8,5%), trong khi Inđônêxia chỉ 0,4%. Việt Nam có tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu các sản phẩm HT vào GDP tăng rất nhanh, từ 16,7% năm 2014 lên 20,2% năm 2015. Từ sau năm 2010, đóng góp của xuất khẩu các sản phẩm HT vào GDP của Việt Nam có sự gia tăng mạnh nhất. Trong giai đoạn 10 năm (2006 – 2015), tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu các sản phẩm HT vào GDP của Việt Nam tăng hơn 13 lần, năm 2006 chỉ đạt 1,5%, nhưng năm 2015 đã tăng lên 20,2%. Bảng 2.8. Tỷ lệ (%) đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT vào GDP của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm (2006-2015) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP (Tỷ USD, giá hiện hành) 66 77 99 106 116 135 156 171 186 193 Xuất khẩu các sản phẩm HT (Tỷ USD, giá hiện hành) 1 2 2 2 4 9 16 28 31 39 Tỷ lệ (%) đóng góp của xuất khẩu sản phẩm HT 1,5% 2,% 2,0% 1,9% 3,4% 6,7% 10,2% 16,4% 16,7% 20,2% Nguồn: World Development Indicators (https://data.worldbank.org) 25/01/2018 2.2. Đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP Gần đây, chúng ta thường được nghe nhiều hơn đến cụm từ Năng suất yếu tố tổng hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể là chỉ tiêu này được đề cập đến trong mục tiêu của các chương trình, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay các địa phương. Nhằm tăng trưởng TFP và năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 05- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết số 05 - NQ/TW đã nhấn mạnh một số quan điểm, định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế như: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững 38 toàn diện về cả kinh tế - xã hội và môi trường theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế. Bên cạnh các mục tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, nợ công phát triển doanh nghiệp Nghị quyết cũng đề ra một số mục tiêu cụ thể về năng suất lao động, đó là: “Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020”; “TFP đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%”. Vậy TFP là gì? TFP ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH của quốc gia, của các địa phương và của các doanh nghiệp là các vấn đề chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu. Như chúng ta đã biết, sự phát triển kinh tế của nước ta trong những thập kỷ qua chủ yếu phụ thuộc vào sự tích luỹ của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này đã đưa đất nước chúng ta từ nền kinh tế nông nghiệp đến những bước đầu của nền kinh tế công nghiệp hoá. Khi các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên liệu) sẵn có và rẻ thì rất thuận lợi cho kinh tế chúng ta phát triển. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào lại có nhược điểm đó là sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên. Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào , thì cũng phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao TFP . Như vậy, có thể hiểu TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào (phương thức truyền thống) mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Theo đó, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động. Công thức tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp theo phương pháp hạch toán do Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) đưa vào áp dụng có dạng: Dựa vào các kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Châu Á - APO, nguồn tăng TFP chủ yếu dựa vào 5 yếu tố chính: (1) chất lượng lao động, (2) thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ, (3) cơ cấu vốn, (4) thay đổi cơ cấu kinh tế và (5) tiến bộ kỹ thuật. Trong đó: (1) Chất lượng lao động: Trình độ học vấn liên quan khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ 39 KH&CN; Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố đóng góp rất quan trọng làm tăng TFP; (2) Thay đổi nhu cầu hàng hóa, dịch vụ: tác động tới TFP thông qua việc tăng nhu cầu trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hóa là cơ sở quan trọng để sử dụng tối ưu các nguồn lực. (3) Thay đổi cơ cấu vốn: tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như ICT, công nghệ hiện đại, tự động hóa. Yếu tố này thể hiện việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế; (4) Thay đổi cơ cấu kinh tế: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng TFP; 5. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến (hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu và phát triển (R%D), thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức tác động làm nâng cao năng suất. Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP như đã nêu trên, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Chất lượng lao động và Thay đổi cơ cấu vốn. Theo Báo cáo năng suất “Productivity Databook 2017” của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), nhìn chung trong giai đoạn 2010-2015 ở Việt Nam, đóng góp của TFP (16%) vào tăng trưởng GDP là thấp hơn nhiều so với đóng góp của vốn (82%), mặc dù trong giai đoạn này Việt Nam đã tiến bộ hơn nhiều về đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP so với giai đoạn 2005-2010 (-28%). Tốc độ tăng trưởng trung bình của TFP giai đoạn 2010-2015 của Việt Nam đạt 0,9% (so với tốc độ -1,7% giai đoạn 2005-2010), trong khi tốc độ tăng trưởng của vốn và lao động trong giai đoạn này lần lượt là gần 5% và 0,1%. Trong khu vực ASEAN giai đoạn 2010-2015, Thái Lan có tỷ lệ đóng góp của TFP cao nhất, đạt 56% (giai đoạn 2005-2010 là 36%), tiếp theo là Philippin 46%, Inđônêxia 18%, Việt Nam 16% và Malaixia 14%. Cũng trong giai đoạn này, TFP của Singapo có tỷ lệ đóng góp rất thấp (- 5%), trong khi tỷ lệ này của họ giai đoạn 2005 - 2010 là 23%. TFP trung bình của ASEAN 6 trong giai đoạn này là 23%, và tốc độ tăng trung bình là 1,1%. Tỷ lệ này giai đoạn 2010-2015 ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ, là 34%. Nền kinh tế lớn ở châu Á có mức đóng góp của TFP cao nhất giai đoạn 2010 - 2015 là Nhật Bản (124%), sau đó đến Trung Quốc (26%), Ấn Độ 20%, trong khi Hàn Quốc chỉ đạt 9%. Bảng 2.9. Tốc độ tăng trưởng trung bình và tỷ lệ đóng góp của lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng GDP ở một số nước trong giai đoạn 2010 - 2015 Tốc độ tăng GDP trung bình Lao động Vốn TFP Tốc độ tăng trung Tỷ lệ đóng góp Vốn đầu tư công nghệ thông tin Vốn phi công nghệ thông tin Tốc độ tăng trung Tỷ lệ đóng góp 40 (%) bình (%) (%) Tốc độ tăng trung bình (%) Tỷ lệ đóng góp (%) Tốc độ tăng trung bình (%) Tỷ lệ đóng góp (%) bình (%) (%) Hoa Kỳ 2,1 0,8 40 0,2 9 0,4 17 0,7 34 Nhật Bản 1,0 -0,1 -5 0,1 6 -0,2 -25 12 124 Hàn Quốc 2,9 0,7 22 0,1 4 1,9 65 0,3 9 Trung Quốc 7,6 0,2 3 0,3 4 5,1 67 2,2 26 Ấn Độ 6,1 0,7 11 0,2 3 4,0 66 1,2 20 Singapo 4,0 1,3 3,2 0,6 15 2,3 58 -0,2 -5 Malaixia 5,2 1,0 20 0,4 8 3,0 58 0,7 14 Thái Lan 3,0 -0,6 -20 0,4 13 1,5 49 1,8 59 Inđônêxia 5,4 0,4 7 0,3 5 3,8 70 1,0 18 Philippin 5,7 0,7 12 0,2 3 2,2 39 2,7 46 Việt Nam 5,8 0,1 2 0,3 6 4,5 76 0,9 16 ASEAN 6 4,8 0,4 8 0,3 7 3,0 62 1,1 23 Nguồn: APO Productivity Databook 2017, APO, 9/2017. Phân tích, đánh giá về năng suất lao động, TFP của Việt Nam hiện nay Mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, TFP được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng TFP và mức độ đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào một số xu hướng thiếu bền vững. Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện đầu vào có 3 yếu tố cấu thành là vốn, lao động và TFP. Nhưng theo APO, đóng góp của TFP ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 mới đạt khoảng 16% và vốn vẫn là yếu tố đóng góp khoảng 80%, dẫn tới mô hình tăng trưởng vẫn mang đặc trưng thâm dụng vốn. Trong khi đó, nhiều nước phát triển và cả trong khu vực có tỷ lệ đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, như Nhật Bản (124%), Mỹ 34%, Trung Quốc 26%, Thái Lan là 59%; Philippin 46%. Việc đổi mới sáng tạo và đầu tư cho khoa học và công nghệ không nhiều là 2 nguyên nhân chính khiến đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng ở mức thấp. Nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là kinh tế gia công với trình độ công nghệ thấp, chưa phát huy được năng lực KH&CN quốc gia, dù Việt Nam đã có một số thay đổi về thể chế, khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D). Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới. Nhóm ngành sử dụng công nghệ cao mới đạt khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với Singapore (73%), Malaixia (51%), Thái Lan (51%) trong khi tiêu chí để đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60% công nghệ mới. Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam mới bắt đầu được quan tâm đầu tư nên đã có một số kết quả tích cực. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 12 bậc (từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế), đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay và chỉ đứng sau Singapo (thứ 7) và Malaixia (37). Tuy nhiên, đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam so sánh tương quan với các quốc gia trong khu vực 41 còn ở mức thấp. Trong 10 năm qua, hoạt động KH&CN phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) với mức kinh phí chiếm khoảng 1,4 - 1,8% tổng chi NSNN hằng năm (không tính phần chi cho KH&CN trong quốc phòng, an ninh). Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN năm 2016 đạt khoảng 17.730 tỷ đồng, bằng 1,4% tổng chi NSNN. Tỷ trọng đầu tư cho KH&CN/GDP từ NSNN của Việt Nam trong 5 năm qua chỉ ở mức xấp xỉ 0,4% (Bảng 2.10). Bảng 2.10. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN Năm Tổng chi cho KH&CN từ NSNN (tỷ đồng) Tỷ lệ chi KH&CN so với tổng chi NSNN (%) Tốc độ tăng trưởng kinh phí cho KH&CN (%) Tỷ lệ chi KH&CN từ NSNN so với GDP (%) 2006 5.429 1,85 0,51 2007 6.310 1,81 16,22 0,51 2008 6.585 1,69 4,36 0,41 2009 7.867 1,62 19,46 0,43 2010 9.178 1,60 16,66 0,43 2011 11.499 1,58 25,28 0,41 2012 13.168 1,46 14,51 0,41 2013 13.869 1,44 7,41 0,39 2014 13.666 1,36 -1,46 0,35 2015(*) 17.390 1,52 27,25 0,41 2016(*) 17.730 1,39 1,95 0,39 Chú thích: (*) Số liệu dự toán phân bổ ngân sách Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục Thống kê Tổng chi quốc gia cho R&D (GERD) là một chỉ tiêu thống kê R&D quan trọng hàng đầu. Đây là chỉ tiêu chính được sử dụng để đánh giá cường độ R&D của một quốc gia (tỷ lệ chi quốc gia cho R&D trên GDP) và để so sánh quốc tế. Theo Điều tra R&D 2016, năm 2015, Việt Nam chi 18.496 tỷ đồng cho R&D, bằng 0,44% GDP. Qua ba kỳ điều tra R&D cho thấy tỷ trọng chi cho R&D /GDP đã tăng ấn tượng từ 0,19% năm 2011 lên 0,44% năm 2015, nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ lớn như Tập đoàn Viettel. Trong tổng chi quốc gia cho R&D 2015, nguồn từ Nhà nước chiếm hơn một nửa (62%), ngoài Nhà nước 12%, còn 26% là từ nguồn vốn nước ngoài. Bảng 2.11. Tổng chi quốc gia cho R&D Nguồn 2011 2013 2015 Tỷ đồng % GDP Tỷ đồng % GDP Tỷ đồng % GDP Tổng chi R&D 5.294 0,19 13.390 0,37 18.496 0,44 Nguồn: Điều tra R&D quốc gia (Sách KH&CN Việt Nam 2016) Về so sánh quốc tế, Bảng 2.12. cho thấy số lượng cán bộ nghiên cứu (FTE) của Việt Nam tương đương với Thái Lan và Malaixia. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ trên 1 vạn dân thì Việt Nam bằng hơn hai phần ba của Thái Lan, khoảng một phần ba của Malaixia và một phần mười của Singapo. Về suất đầu tư cho một cán bộ nghiên cứu (FTE), Việt Nam chỉ bằng một phần ba của Thái Lan, bằng một phần tư của Malaixia, và chỉ bằng một phần bảy của Singapo. Tổng đầu tư cho NC&PT của Việt Nam còn rất thấp so với các nước tốp đầu ASEAN. Mặc dù tỷ lệ chi R&D / GDP của Việt Nam (0,44%) đã được rút ngắn so với Thái Lan (0,63%), nhưng xét giá trị tuyệt đối, thì mức cho R&D của Thái Lan gấp 42 gần 3 lần Việt Nam. Bảng 2.12. Tổng chi quốc gia cho NC&PT/GDP của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Chú thích: (i) Tính toán theo số liệu của UNESCO ( và World Bank ; (ii) Theo giá USD thực tế bằng 14.155 USD. Nguồn: 1.World Bank ( 2. OECD, Main S&T Indicators (database), 2016. 3. www.theglobaleconomy.com Chính sách chuyển giao công nghệ thông qua thu hút FDI của Việt Nam gần như không thực hiện được, đa số các dự án FDI nhằm mục đích sử dụng lao động rẻ và tận dụng tài nguyên. Nhiều dự án FDI sử dụng công nghệ ở trình độ rất thấp, tiêu phí điện năng cao và gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Một điểm quan trọng nữa, đó là sự gia tăng TFP thông qua tăng năng suất lao động có biểu hiện yếu kém. Thay đổi năng suất lao động ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Thay đổi năng suất lao động trong nội bộ các ngành, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, tác động đồng thời của chuyển dịch cơ cấu lao động và thay đổi năng suất lao động trong nội bộ ngành. Thế nhưng năm 2016 và cả giai đoạn 2011 - 2016, chỉ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động có đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động. Về năng suất lao động của Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 92,1 triệu đồng/lao động (tương đương 4.118 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, NSLĐ toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 5,9% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm. Tăng NSLĐ của năm 2017 cao hơn mục tiêu tăng NSLĐ bình quân hàng năm đưa ra trong Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Giai đoạn 2016 – 2020: tốc độ tăng NSLĐ bình quân hàng năm cao hơn 5,5%”. Bảng 2.13: NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam 2006-2017 NSLĐ (giá thực tế) NSLĐ (giá so sánh 2010) Tốc độ tăng NSLĐ (%) 2006 24,14 38,64 4,05 2007 27,58 40,27 4,22 2008 34,78 41,41 2,81 2009 37,89 42,47 2,57 Quốc gia, lãnh thổ (số liệu năm) Tổng đầu tư cho NC&PT (triệu USD PPP) Tỷ lệ chi NC&PT/ GDP (%) Tổng số cán bộ nghiên cứu (FTE) Bình quân kinh phí NC&PT/ CBNC (USD PPP) 28 quốc gia EU (2015) 384.210,2 1,95 1.805.302 212.823 Hoa Kỳ (2015) 502.893,0 2,79 1.351.903(i) 371.989 Liên bang Nga (2015) 40.522,1 1,13 449.180 90.214 Trung Quốc (2015) 408.829,0 2,07 1.619.028 252.515 Nhật Bản (2015) 170.081,8 3,59 662.071 256.894 Hàn Quốc (2015) 74.217,7 4,23 356.447 208.215 Singapo (2014) 10.066,7 2,20 36.666 274.551 Malaixia (2015)(i) 10.637,6 1,30 69.864 152.262 Thái Lan (2015)(i) 6.947,5 0,63 59.416 116.929 Việt Nam (2015) 2.433,8 0,44 62.886 38.701 (ii) 43 2010 43,99 43,99 3,59 2011 55,21 45,53 3,49 2012 62,78 46,67 2,51 2013 68,65 48,72 4,39 2014 74,30 51,08 4,85 2015 79,20 54,31 6,32 2016 84,50 57,20 5,94 2017 92,10 60,74 3,45 Bình quân 2006 – 2010 3,45 Bình quân 2011 – 2015 4,35 Bình quân 2011 – 2017 4,71 Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê Ghi chú: NSLĐ = GDP/số lao động đang làm việc. Số liệu của năm 2017 là số liệu ước tính. Mặc dù có những thay đổi rất đáng ghi nhận, nhưng mức chênh lệch về năng suất giữa Việt Nam với các nước phát triển và đang phát triển ở châu Á vẫn khá lớn. Hiện nay, các nhóm nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo có mức NSLĐ cao gấp từ 6,9 đến 14 lần NSLĐ của Việt Nam. Các nước đang phát triển như Lào, Myanmar, Campuchia có xu hướng tăng tốc nhanh, theo đà tăng trưởng này có thể bắt kịp và vượt NSLĐ của Việt Nam trong thời gian tới. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapo; 17,6% của Malaixia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Inđônêxia; 56,7% của Phillipin và bằng 87,4% của Lào... Đáng chú ý, chênh lệch về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp và còn khoảng cách xa so với các nước trong khu vực ASEAN. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, lao động trong khu vực nông nghiệp còn lớn, trong khi năng suất lao động ngành nông nghiệp thấp. Cụ thể, năm 2017, vẫn còn tới 21,7 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm trên 40% lao động của cả nước), trong khi năng suất của khu vực này chỉ bằng 38,5% mức chung của nền kinh tế; bằng 30,2% năng suất khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 31,3% các ngành dịch vụ. Nếu tính theo số giờ thực tế làm việc bình quân, năng suất lao động khu vực này cũng cải thiện không đáng kể, chỉ bằng 43,8% mức năng suất lao động chung; bằng 38,3% khu vực công nghiệp, xây dựng và bằng 37,6% năng suất của khu vực dịch vụ. Khu vực nông thôn đang có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các ngành phi nông, lâm nghiệp, thủy sản nhưng thực tế lao động di chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp chủ yếu lại chuyển sang làm trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất thấp, hay các ngành dịch vụ có thu nhập thấp. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn hạn chế, chưa tác động tăng năng suất nội ngành. Như vậy, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện có tới 40,3% lao động của cả nước nhưng khu vực này mới chỉ tạo ra 15,5% GDP. Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động của Việt Nam thấp. Thứ hai, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp. Tổng cục Thống kê cho biết, đến cuối năm 2016, chỉ có 20,6% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn chỉ có 12,8%. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, thiếu hụt nhân lực là kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao. 44 Thứ ba, khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế. Qua tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp cho thấy, năm 2014 năng suất lao động khu vực doanh nghiệp (giá hiện hành) gấp 3,8 lần mức của toàn nền kinh tế, nhưng tốc độ tăng lại thấp hơn. Thực tế hiện nay quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, phần lớn doanh nghiệp chưa đạt được quy mô tối ưu (50-99 lao động) để có được mức năng suất lao động cao nhất. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp lớn còn ít (chỉ chiếm 2,1%) lại chưa xâm nhập được vào các thị trường, trung tâm công nghệ của thế giới, do đó chưa thực hiện được chức năng cầu nối về công nghệ tri thức của thế giới vào thị trường trong nước. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu, doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên quan đến sáng tạo còn thấp. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp nội địa hầu như chưa kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty/tập đoàn xuyên quốc gia lớn nên chưa tận dụng được tính lan tỏa của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty/tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua như: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của TFP còn thấp; còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính Sự yếu kém của yếu tố TFP không chỉ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế về mặt lượng mà còn là nguyên nhân chính gây cản trở hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc duy trì tốc độ tăng TFP thông qua tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh là một điểm nhấn quan trọng trong việc thúc đẩy, nâng cao vai trò của TFP với tư cách là động lực tăng trưởng lớn nhất xét trên góc độ cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào. Do đó, các chính sách nên tập trung vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Chỉ như vậy mới có thể nâng cao vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo bước đột phá đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian tới. KH&CN và nâng cao năng suất - Trong số 12 trụ cột quan trọng để đánh giá Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI), có 2 trụ cột liên quan đến KH&CN: + Trụ cột số 9 - Sự sẵn sàng về công nghệ: Đánh giá sự nhanh nhạy của một nền kinh tế tiếp nhận các công nghệ hiện có để nâng cao NSLĐ của các ngành kinh tế. Năm 2016 - 2017, đánh giá về sự sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam là 3,51 điểm trên điểm tối đa là 7, đứng thứ 92 trong tổng số 138 nước, không tăng về thứ bậc so với báo cáo năm 2015 - 2016 (Báo cáo năm 2015 - 2016 sự sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam là 3,32 điểm, đứng thứ 92 trong tổng số 140 nước); + Trụ cột số 12 - Sáng tạo đổi mới: Quá trình tiến triển đòi hỏi một môi trường thuận lợi để hoạt động sáng tạo và được hỗ trợ bởi cả khu vực nhà nước và tư nhân. Cụ thể, đầu tư đủ vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt ở khu vực tư nhân; sự hiện diện của các tổ chức nghiên cứu khoa học chất lượng cao có thể tạo ra những kiến thức cơ bản cần thiết để sáng tạo ra các công nghệ mới; sự hợp tác rộng rãi trong nghiên cứu và phát triển công nghệ giữa các trường đại học và ngành công nghiệp và sự bảo hộ sở hữu trí tuệ. Về chỉ số đổi mới, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), năm 2016 -2017, Việt 45 Nam đạt 3,29 điểm, đứng thứ 73 trong bảng xếp hạng và cũng không thay đổi thứ bậc nhưng giảm về số điểm so với báo cáo năm 2015 - 2016 (Báo cáo năm 2015 - 2016, chỉ số đổi mới của Việt Nam đạt 3,25 điểm, đứng thứ 73 trong tổng số 140 nước). Đổi mới xảy ra trong một môi trường xã hội, trong đó các doanh nghiệp, các quy định và các luật lệ thúc đẩy kết nối, sáng tạo, tinh thần kinh doanh, hợp tác và tiếp thu các công nghệ mới nhất để tạo ra những ý tưởng mới, đưa ra sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới tới thị trường. Hệ sinh thái đổi mới (Innovation ecosystem) đo bằng bốn trụ cột: tiếp thu công nghệ, quy mô thị trường, tính năng động kinh doanh và năng lực đổi mới. Mặc dù cũng có sự cải thiện đáng kể, nhưng đánh giá về KH&CN, khả năng đổi mới của Việt Nam vẫn đứng ở mức dưới trung bình so với thế giới. Đây là yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong những năm tới thông qua phát triển hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo. KẾT LUẬN Thông qua các báo cáo về dự báo kinh tế thế giới năm 2018, 2019, 2020 của các tổ chức quốc tế có uy tín, có thể nhận thấy điểm chung là kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2017, mặc dù năm 2017 được coi là năm tốt đẹp của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Sự thành công của kinh tế toàn cầu năm 2017 một phần là nhờ các điều kiện tài chính thuận lợi cùng những hỗ trợ từ chính sách tiền tệ của các quốc gia, sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc rút dần các biện pháp kích thích như vậy. Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 tiếp tục thời kỳ tăng trưởng cao hơn nhờ đầu tư, công nghiệp chế tạo và thương mại đều hồi phục và do các nền kinh tế xuất khẩu nguyên vật liệu được hưởng lợi từ xu thế tăng giá các loại mặt hàng này. Tuy vậy, đây chỉ là xu thế tăng tốc ngắn hạn, nhưng triển vọng tương lai vẫn đáng quan ngại. Theo UN, kinh tế thế giới dự kiến vẫn ổn định trong 2 năm 2018 và 2019 với cùng mức tăng trưởng 3,0%. WB cũng cho rằng tỷ lệ này đạt 3,0% năm 2017 và sẽ tăng lên 3,1% năm 2018 và trở về 3,0% năm 2019. Trong khi IMF và OECD lạc quan hơn khi lần lượt cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,9% và 3,7% năm 2018. Những con số này cho thấy nền kinh tế thế giới đã thực sự phục hồi kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính hơn 10 năm trước. Sở dĩ nền kinh tế toàn cầu đạt được mức tăng trưởng như vậy chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trưởng mạnh của một số nền kinh tế phát triển mặc dù Đông và Nam Á vẫn là những khu vực năng động nhất thế giới. Ngoài ra, việc các quốc gia ở châu Âu và châu Á thoát khỏi suy thoái cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Hầu hết các tổ chức quốc tế trên đều dự báo rằng Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng như năm 2017. Năm 2017 cũng là năm kinh tế Mỹ có nhiều chỉ số kinh tế khởi sắc nhất kể từ năm 2007. WB và OECD đều dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5% năm 2018, trong khi IMF cho rằng tỷ lệ này là 2,7% và UN 2,1%. Việc thông qua chính sách thuế mới của Tổng thống Donald Trump được xem là một chủ trương sẽ có nhiều tác động đối với hoạt động đầu tư quốc tế. Theo kế hoạch cải cách thuế mới, thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm từ mức 35% xuống 20% và lợi nhuận của các công ty và doanh nghiệp Mỹ thu được từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài phần lớn sẽ không bị đánh thuế. Với việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp rộng rãi, đối tượng quan trọng nhất mà luật thuế mới nhằm tới chính là các doanh nghiệp Mỹ. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại về hiệu ứng domino khi chính sách thuế mới của Mỹ sẽ khơi mào cho chủ trương cải cách thuế và giảm thuế ở những nền kinh tế 46 khác, đặc biệt là tại châu Âu. Hàn Quốc, Singapore, Inđônêxia, Đức, Trung Quốc, Mexico đang gấp rút lên phương án điều chỉnh các chính sách nhằm đối phó với làn sóng công ty Mỹ rút về nước và xu hướng các công ty trong nước đầu tư vào Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải cạnh tranh thu hút đầu tư với nhiều nước khác, buộc các nhà hoạch định chính sách phải theo dõi để có những chính sách ứng phó. Về kinh tế châu Âu, cả UN, WB và OECD đều cho rằng kinh tế EU tăng trưởng thấp hơn một chút so với năm 2017. Tiêu dùng cá nhân sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng, được củng cố bởi tăng thu nhập, giảm thất nghiệp, tăng áp lực lên lương, và lãi suất thấp. Ở Anh, tăng trưởng sẽ giảm do nền kinh tế đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ những ảnh hưởng của quyết định "Brexit" rời khỏi EU. Đông và Nam Á sẽ vẫn là khu vực năng động và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Năm 2017, GDP khu vực tăng 6,0%, vượt trội hơn phần còn lại của thế giới. Được hỗ trợ bởi tăng trưởng ở Trung Quốc, nhờ tiêu dùng cá nhân tăng mạnh, xuất khẩu cao hơn và các chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp, nền kinh tế khu vực dự kiến sẽ duy trì ở mức 5,8% năm 2018 và 5,9% vào năm 2019. Triển vọng cho kinh tế Ấn Độ vẫn tích cực, được củng cố bởi tiêu dùng cá nhân tăng mạnh, đầu tư công cũng mạnh và cải cách cơ cấu được tiến hành. Các nước ASEAN có mức tăng trưởng không đồng đều, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong số các nước hàng đầu khu vực, năm 2017 ước đạt 6,3%, so với Singapo 3,0%, Malaixia 5,4%, Thái Lan 3,5%, Inđônêxia 5,2%. Theo UN, dự kiến năm 2018 và 2019, tăng trưởng kinh của Việt Nam đạt mức 6,4%, vẫn cao hơn các nước này. Các khu vực khác như Trung Đông và Bắc Phi, Mỹ Latinh và Caribe trong năm đều được dự báo là có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2017. Xu thế tăng trưởng khả quan năm 2018 trên toàn cầu là tín hiệu rất đáng mừng. Đây là cơ hội đầu tư lớn vào nguồn vốn con người và cơ sở vật chất. Nếu các nhà hoạch định chính sách trên thế giới tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu thì họ có thể giúp đất nước mình nâng cao năng suất, tạo thêm việc làm và hoàn thành sớm mục tiêu xóa bỏ nghèo cùng cực và chia sẻ thịnh vượng. Trong thế giới phụ thuộc vào công nghệ ngày càng tăng, việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ chi cho R&D là điều cần thiết để duy trì và phát triển sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Điều đã được khẳng định là sự thay đổi công nghệ đang được đẩy nhanh và nếu không có các công cụ, tri thức và chuyên môn để nắm bắt những thay đổi, thì một quốc gia sẽ nhanh chóng tụt hậu phía sau những nước đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là những ảnh hưởng lâu dài của chi cho R&D và mối quan hệ gần gũi của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Nhiều quốc gia như Trung Quốc và khu vực EU đã thiết lập các mục tiêu dài hạn về tỷ lệ chi cho R&D /GDP. Tình hình tăng trưởng kinh tế được coi là có tác động trực tiếp tới chi cho R&D. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ chi cao cho R&D và tỷ lệ tăng trưởng R&D thường cao hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, điển hình nhất là ở Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng chi cho R&D từ hơn một thập kỷ nay luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP, thậm chí tỷ lệ tăng trưởng chi cho R&D luôn ở mức 2 con số trong hàng thập kỷ qua. Tình hình đầu tư cho R&D của một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước EU vẫn nổi bật toàn cầu và đang giữ một vai trò dẫn dắt đầu tư cho R&D của thế giới. Riêng đầu tư cho R&D của Hoa Kỳ chiếm tới 26% đầu tư cho R&D toàn cầu, tỷ lệ này của Trung Quốc cũng tăng nhanh và hiện đạt 21%, Nhật Bản (8,6%). Những thành quả của đầu tư cho R&D là hoàn thiện hoặc tạo ra các công nghệ mới, sản phẩm 47 mới, lĩnh vực kinh doanh mới cũng như việc làm mới. Các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức và công nghệ (KTI) có liên quan mật thiết với R&D chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh tế cũng như trong đóng góp vào GDP. Các ngành công nghiệp KTI chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu năm 2014, so với tỷ lệ 27% năm 2012. Tỷ trọng KTI trong các nền kinh tế phát triển cao hơn nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là do các dịch vụ KI trong các nền kinh tế phát triển nhiều hơn. Xu hướng sản xuất sản phẩm công nghệ cao (HT), đặc biệt là hàng điện tử, CNTT đã và đang dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi ở châu Á, nhất là khu vực ASEAN. Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, chiếm lần lượt 29% và 27% thị phần toàn cầu của các ngành công nghiệp sản xuất HT. Khối lượng xuất khẩu sản phẩm HT toàn cầu chủ yếu là các sản phẩm CNTT, máy tính và bán dẫn chiếm 1,3 nghìn tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm HT của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các nước đang phát triển, với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm HT tăng từ 2,381 tỷ USD năm 2007 lên 38,735 tỷ USD năm 2015, tăng gấp 16 lần trong 10 năm và có đóng góp không nhỏ vào GDP. Năm 2015, với giá trị xuất khẩu sản phẩm HT đạt hơn 38 tỷ USD năm 2015, Việt Nam đã vượt Thái Lan (34,543 tỷ USD). Việt Nam đã trở thành một địa điểm chi phí thấp cho lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm CNTT khác, với một số công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nơi có chi phí lao động cao hơn, để sản xuất tại Việt Nam. TFP và năng suất lao động cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực KH&CN, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2010-2015 ở Việt Nam, đóng góp của TFP (16%) vào tăng trưởng GDP là thấp hơn nhiều so với đóng góp của vốn (82%), mặc dù trong giai đoạn này Việt Nam đã tiến bộ hơn nhiều về đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP so với giai đoạn 2005- 2010 (-28%). Tốc độ tăng trưởng trung bình của TFP giai đoạn 2010-2015 của Việt Nam đạt 0,9% (so với tốc độ -1,7% giai đoạn 2005-2010), trong khi tốc độ tăng trưởng của vốn và lao động trong giai đoạn này lần lượt là gần 5% và 0,1%. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới, như Hoa Kỳ (34%), Nhật Bản (124%), Trung Quốc (26%), Ấn Độ (20%), Thái Lan (56%), ASEAN 6 (23%). Xu hướng cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang dần dựa trên tăng chất lượng, thay vì chủ yếu do tăng số lượng đầu vào như giai đoạn trước đó. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 05- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu cụ thể về TFP: “TFP đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%”. Dựa trên số liệu ước tính của Tổng cục thống kê, năm 2017, GDP Việt Nam tăng 6,7%, vốn tăng 9%, lao động tăng 0,7%, ước tính tốc độ tăng TFP 2,6%, đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP khoảng 39,5%. Giai đoạn từ 2011 - 2017, tăng TFP 1,97%, đóng góp của tăng TFP vào tăng GDP khoảng 32,5%. Để đạt được mục tiêu về đóng góp của TFP như Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra, thì KH&CN đóng vai trò hàng đầu. Trong 5 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP, 03 yếu tố được xác định là thuộc lĩnh vực KH&CN, tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến các tổ chức, doanh nghiệp, đó là: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật; Chất lượng lao động và Thay đổi cơ cấu vốn. Việc đổi mới sáng tạo và đầu tư cho KH&CN không nhiều, cũng như năng suất lao động thấp là những nguyên nhân chính khiến đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng ở mức thấp. Nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là kinh tế gia công với trình độ công nghệ thấp, chưa phát huy được năng lực KH&CN quốc gia, dù Việt Nam đã có một số thay đổi về 48 thể chế, khuyến khích R&D. Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới. Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm nên đã có một số kết quả tích cực, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đã tăng bậc (từ vị trí 59/128 lên vị trí 47/127 nước và nền kinh tế) và đạt vị trí cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam so sánh tương quan với các quốc gia trong khu vực còn ở mức thấp.Sự yếu kém của yếu tố TFP không chỉ kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế về mặt lượng mà còn là nguyên nhân chính gây cản trở hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Trong thế giới ngày nay, trình độ và năng lực KH&CN của một quốc gia là yếu tố quyết định quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Việc ứng dụng nhanh chóng những đổi mới công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của R&D trong các lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Mặc dù sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức lâu dài đối với kinh tế toàn cầu, nhưng chi cho R&D, đổi mới sáng tạo vẫn tiếp tục tăng trưởng. Điều đó cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của R&D, bởi chỉ có nó mới có thể sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. Các chuyên gia đều thừa nhận, dù R&D không phải là một công cụ có thể nhanh chóng kích hoạt ngay được sự tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu có chính sách và chi cần thiết cho R&D thì nó sẽ giúp một nền kinh tế tránh tụt hậu hoặc có thể duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai. KH&CN, thông qua yếu tố TFP, các ngành công nghiệp và dịch vụ KTI, có xu hướng đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế. Biên soạn: ThS. Phùng Anh Tiến Tài liệu tham khảo chính 1. Global Economic Prospects, 1/2018, WB; 2. Main Science and Technology Indicators, OECD, 1/2017; 3. Productivity Databook 2017, APO; 4. Science and Engineering Indicators 2016; 5. The Global Innovation Index 2017, WIPO; 6. World Economic Outlook, 1/2018, IMF; 7. World Economic Situation and Prospects 2018, UN. 8. 9. 10. 2016, 2017 Global Funding Forecast - R&D Magazine;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_dong_gop_cua_khoa_hoc_va_cong_nghe_vao_tang_truong.pdf
Tài liệu liên quan