Tài liệu Hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

Lần đầu tiên kể từ năm 2004, một công ty có trụ sở tại EU đã dẫn đầu thế giới về xếp hạng NC&PT: đó là hãng chế tạo xe hơi của Đức Volkswagen, với 9,5 tỷ euro đầu tư cho NC&PT. Hãng Samsung Electronics của Hàn Quốc đứng thứ hai. Trong số các công ty khác thuộc top 10, có 5 công ty của Hoa Kỳ (ba công ty dược phẩm và hai công ty ICT), hai công ty dược phẩm của Thụy Sĩ và một công ty của Nhật Bản (chế tạo ô tô). Trong số các công ty top 100, các lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng NC&PT cao nhất thuộc về lĩnh vực ô tô và linh kiện, và ICT, điển hình là các doanh nghiệp Tata Motors, Ấn Độ (77,6%); Fiat, Italia (51,5%); 3M, Hoa Kỳ (57,7%); Western Digital, Hoa Kỳ (49,0%); Apple, Hoa Kỳ (39,2%); Volkswagen, Đức (32,1%); Qualcomm, Hoa Kỳ (30,7%); Huawei, Trung Quốc (30,3%); Google, Hoa Kỳ (27,7%). Một số các công ty khác gia tăng NC&PT một phần nguyên nhân là do kết quả của sát nhập. Trong số 50 công ty hàng đầu về đầu tư NC&PT, có 12 công ty thuộc lĩnh vực ô tô và linh kiện; 14 công ty thuộc lĩnh vực ICT, và 15 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ dược và công nghệ sinh học. Trong số này, có 16 công ty có trụ sở tại EU, 19 công ty ở Hoa Kỳ và 11 công ty ở Nhật Bản. Trong số 100 công ty đầu tư NC&PT dẫn đầu, có 5 công ty ICT của Hoa Kỳ thuộc loại những doanh nghiệp có thành tích cao nhất trong vòng 10 năm qua (về tăng trưởng NC&PT và doanh thu), đó là các công ty Google (Internet), Oracle (phần mềm), Qualcomm (thiết bị viễn thông), Apple (phần cứng máy tính) và Broadcom (bán dẫn).

pdf52 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2013 Yếu tố EU Hoa Kỳ Nhật Bản Các nước khác Số doanh nghiệp 527 658 353 462 NC&PT năm 2012, tỷ euro Tỷ trọng NC&PT của thế giới, % Thay đổi trong 1 năm, % CAGR trong 3 năm, % 158,0 29,3 6,3 6,4 189,4 35,2 8,2 8,0 102,7 18,9 0,4 1,2 89,4 16,6 8,8 9,4 Doanh thu ròng, tỷ euro Thay đổi trong 1 năm, % CAGR trong 3 năm, % 5.974,6 4,3 8,6 3.892,2 2,9 8,4 2.944,0 3,3 3,0 4.039,9 5,8 13,0 Cường độ NC&PT, % 2,6 4,9 3,5 2,2 Lợi nhuận hoạt động, tỷ euro Thay đổi trong 1 năm, % Khả năng sinh lợi*, % 483,4 -18,4 8,1 505,7 -5,5 13,0 131,1 4,2 4,4 429,0 -8,9 10,6 Capex, tỷ euro Cường độ Capex Thay đổi trong 1 năm, % 361,90 7,1 9,8 231,3 6,0 11,7 195,2 6,6 13,9 320,7 8,8 5,7 Số lao động, triệu Thay đổi trong 1 năm 18,357 1,1 11,138 3,0 8,206 1,3 10,770 1,0 *Lợi nhuận hoạt động tính theo phần trăm doanh thu Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. 32 Bảng 8. Hiệu suất NC&PT tổng thể của các doanh nghiệp có trụ sở tại các quốc gia lớn nhất của nhóm các nước khác Yếu tố Thụy sĩ Hàn Quốc Trung Quốc Đài Loan Nhóm các nước khác Số doanh nghiệp 54 57 93 82 462 NC&PT năm 2012, tỷ euro Tỷ trọng NC&PT của thế giới, % Thay đổi trong 1 năm, % CAGR trong 3 năm, % Cường độ NC&PT Khả năng sinh lợi 22,4 4,2 4,3 0,8 6,4 15,4 17,5 3,3 8,9 7,5 2,2 6,6 16,1 3,0 12,2 22,9 1,4 6,6 9,3 1,7 8,2 8,9 2,2 3,4 89,4 16,6 8,8 9,4 2,2 10,6 Số lao động, nghìn Thay đổi trong 1 năm 1.375,8 5,1 1,6* -77,3* 4.152,2 -0,4 2.112,0 -1,8 10.770,0 1,0 * Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc không báo cáo số lượng nhân viên. Nguồn: 2013 EU công nghiệp R & D đầu tư Scoreboar, European Commission, JRC/DG RTD. 2.2.1. Hiệu suất dài hạn của các doanh nghiệp theo từng khu vực trên thế giới Tốc độ tăng trưởng hàng năm về đầu tư cho NC&PT và doanh thu ròng và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp có trụ sở tại EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản được thể hiện trong Hình 4, 1.3 và 1.4 cho giai đoạn 2004-2012. Những con số này được lấy từ cơ sở dữ liệu của EU, bao gồm các chỉ số kinh tế và NC&PT trong cả giai đoạn 2004-2012 của 1.017 doanh nghiệp (EU 248, Hoa Kỳ 358 và Nhật Bản 241). Các xu hướng quan sát được cho thấy hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp này bao gồm cả những tác động của cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2008, cụ thể như sau: Đầu tư NC&PT Doanh thu ròng Khả năng sinh lợi Lưu ý: Có 388 doanh nghiệp của EU trong số 2.000 doanh nghiệp thế giới có dữ liệu NC&PT và doanh thu ròng cho cả giai đoạn. Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 4. Khả năng sinh lợi và tăng trưởng doanh thu ròng và đầu tư cho NC&PT trong 1 năm của các doanh nghiệp EU 33 • Về tăng trưởng NC&PT, các doanh nghiệp có trụ sở tại EU và Hoa Kỳ dường như đã khôi phục trở lại các mức đạt được trước khủng hoảng, trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản tụt lại phía sau, có thể là do các yếu tố bất lợi đặc biệt như động đất. • Tốc độ tăng trưởng doanh thu ròng của các doanh nghiệp có trụ sở tại EU và Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 nhưng đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010-2011 với các doanh nghiệp EU phục hồi tốt hơn các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong năm 2012. Doanh thu ròng của các doanh nghiệp Nhật Bản phần nào ít bị ảnh hưởng hơn bởi cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 nhưng cho thấy sự phục hồi chậm trong hai năm qua. • Về hiệu suất sinh lợi, các doanh nghiệp có trụ sở ở Hoa Kỳ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng và có các mức sinh lợi cao hơn so với các đối tác EU và đặc biệt cao hơn các đối tác Nhật Bản. Đầu tư NC&PT Doanh thu ròng Khả năng sinh lợi Lưu ý: 547 doanh nghiệp của Hoa Kỳ trong số 2.000 doanh nghiệp có dữ liệu NC&PT và doanh thu ròng cho cả giai đoạn Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 5. Khả năng sinh lợi và tăng trưởng doanh thu ròng và đầu tư cho NC&PT trong 1 năm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ Đầu tư NC&PT Doanh thu ròng Khả năng sinh lợi Lưu ý: 324 doanh nghiệp Nhật Bản trong số 2.000 doanh nghiệp có dữ liệu NC&PT và doanh thu ròng cho cả giai đoạn. Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 6. Khả năng sinh lợi và tăng trưởng doanh thu ròng và đầu tư cho NC&PT trong 1 năm của các doanh nghiệp Nhật Bản 34 2.2.2. Xu hướng NC&PT của các nhóm ngành và khu vực trên thế giới Các xu hướng NC&PT trong dài hạn của các khu vực chính trên thế giới được thể hiện trong Hình 7. Những con số này là của các doanh nghiệp có báo cáo NC&PT trong cả giai đoạn 2004-2012 (gồm 1.559 doanh nghiệp, trong đó EU: 352 doanh nghiệp, Hoa Kỳ: 564 doanh nghiệp, Nhật Bản: 332 doanh nghiệp và các quốc gia khác: 311 doanh nghiệp). Dữ liệu NC&PT được chia thành các nhóm ngành công nghiệp với cường độ NC&PT đặc trưng theo định nghĩa dưới đây: Phân nhóm ngành công nghiệp theo cường độ NC&PT (NC&PT theo% doanh thu ròng) Các ngành có cường độ NC&PT cao (hàm lượng trên 5%) bao gồm, ngành dược phẩm và công nghệ sinh học; thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ; phần cứng công nghệ và thiết bị; phần mềm và dịch vụ máy tính; hàng không vũ trụ và quốc phòng. Các ngành có cường độ NC&PT trung bình cao (từ 2% đến 5%) bao gồm, ngành thiết bị điện và điện tử; ô tô và phụ tùng; kỹ thuật công nghiệp và máy móc; hóa chất; đồ dùng cá nhân; hàng gia dụng; ngành công nghiệp tổng hợp; dịch vụ hỗ trợ. Các ngành có cường độ NC&PT trung bình thấp (từ 1% đến 2%) bao gồm, ngành sản xuất thực phẩm; nước giải khát; du lịch và giải trí; truyền thông đa phương tiện; thiết bị dầu khí; điện lực; viễn thông mạng cố định. Các ngành có cường độ NC&PT thấp (dưới 1%) bao gồm, ngành sản xuất dầu khí; kim loại công nghiệp; xây dựng và vật liệu; bán lẻ dược phẩm và thực phẩm; giao thông vận tải; khai thác mỏ; thuốc lá; đa tiện ích (multiutilities). Những thay đổi tổng thể NC&PT trong giai đoạn 2004-2012 (Hình 7) như sau: • 1.559 doanh nghiệp trên thế giới tăng 50,8% NC&PT (EU-352: 44,4%; Hoa Kỳ-5643: 66,2%; Nhật Bản-332: 11,6% và các nước khác-311: 124,8%). K h u v ự c tr ên t h ế g iớ i - số d o an h n gh iệ p Đầu tư NC&PT (tỷ euro) E U -3 52 H oa K ỳ- 54 N h ật B ản -3 3 2 C ác q u ốc gi a cò n lạ i- 31 1 Thấp Trung bình thấp Trung bình cao Cao Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp báo cáo NC&PT cho cả giai đoạn 2004-12 (EU-352, Hoa Kỳ-564, Nhật Bản-332 và các quốc gia khác-311). Nguồn:The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 7. Xu hướng đầu tư NC&PT của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng theo các khu vực chính trên thế giới 35 • 352 doanh nghiệp của EU tăng NC&PT chủ yếu là ở các ngành có cường độ NC&PT thấp (50,3%) và trung bình thấp (46,6%). • 564 doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng NC&PT chủ yếu là ở các ngành có cường độ NC&PT trung bình thấp (125,7%) và cao (79,7%). • 332 doanh nghiệp Nhật Bản tăng NC&PT chủ yếu là ở ngành có cường độ NC&PT trung bình thấp (12,8%) và cao (12,3%). • 311 doanh nghiệp có trụ sở tại các quốc gia khác tăng NC&PT chủ yếu là ở các ngành có cường độ NC&PT thấp (276,7%) và cao (129,1%). 2.2.3. Xu hướng việc làm theo khu vực và nhóm ngành Các doanh nghiệp xếp hạng hàng đầu tuyển dụng 48,471 triệu lao động trong năm 2012, nhiều hơn 1,5% so với năm trước. Sự phân bổ lao động theo khu vực là 18,357 triệu lao động trong 527 doanh nghiệp có trụ sở tại EU, 11,138 triệu lao động trong 658 doanh nghiệp Hoa Kỳ, 8,206 triệu lao động trong 353 doanh nghiệp Nhật Bản và 10,770 triệu lao động trong 462 doanh nghiệp của nhóm các nước khác (1.827 trong số 2.000 doanh nghiệp báo cáo số lượng lao động). Các xu hướng việc làm trong dài hạn được thể hiện trong Hình 8 tại các khu vực chính trên thế giới. Những con số này được các doanh nghiệp báo cáo trong cả giai đoạn 2004- 2012 và được chia thành các nhóm ngành công nghiệp với cường độ NC&PT đặc trưng. Những thay đổi về số lượng lao động trong giai đoạn 2004-2012 (Hình 8) như sau: • Nhìn chung việc làm trên toàn thế giới tăng 27,9% trong giai đoạn 2004-2012 do những gia tăng trong các ngành có cường độ NC&PT cao (42,0%) và trung bình cao (29,9%). • Đối với các doanh nghiệp EU, tăng trưởng việc làm nói chung là 22,6%, trong đó các ngành có cường độ NC&PT cao tăng 49,2%, các ngành có cường độ trung bình cao tăng 24,2% và các ngành có cường độ thấp tăng 18,5%. • Đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tăng trưởng việc làm nói chung (25,1%) rất khác nhau theo từng nhóm ngành: tăng mạnh trong các ngành có cường độ NC&PT cao (43,7%) và giảm mạnh trong các ngành công nghệ thấp (-23,2%). • Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, tăng trưởng việc làm nói chung là 24,0% trong đó tăng 31,4% trong các ngành có cường độ NC&PT thấp và 28,5% trong các ngành có cường độ trung bình cao. • Tỷ lệ việc làm trong các ngành có cường độ NC&PT trung bình cao của các doanh nghiệp có trụ sở tại Nhật Bản đã giảm từ 38% xuống 32%, tăng nhẹ đối với các doanh nghiệp EU, từ 29% lên 35% và tăng mạnh đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, từ 80% lên 98%. Điều này cho thấy các ngành có cường độ NC&PT cao ở Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng trong khi các ngành có cường độ trung bình cao như ngành ô tô đang từ từ đi xuống trong xếp hạng. 2.3. Các doanh nghiệp hàng đầu đầu tư cho NC&PT 100 doanh nghiệp NC&PT hàng đầu thế giới được phân tích và làm nổi bật những thay đổi quan trọng so với năm trước và có hiệu suất tốt nhất về NC&PT và tăng trưởng kinh tế 36 trong hơn 10 năm qua. Xếp hạng NC&PT của 50 doanh nghiệp hàng đầu năm nay được trình bày trong Hình 9 và Bảng 9 cho thấy những thay đổi trong xếp hạng kể từ Bảng xếp hạng đầu tiên vào năm 2004. Các phát hiện chính bao gồm: • Nhà đầu tư NC&PT hàng đầu là doanh nghiệp Volkswagen của Đức, đứng vị trí thứ 3 năm 2012 và vị trí thứ 6 năm 2011. Vị trí thứ 2 là Samsung Electronics của Hàn Quốc và Microsoft của Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 3. Các doanh nghiệp khác trong nhóm 10 doanh nghiệp hàng đầu bao gồm 4 doanh nghiệp của Hoa Kỳ, 2 doanh nghiệp của Thụy Sĩ và 1 doanh nghiệp của Nhật Bản. K h u v ự c tr ên t h ế g iớ i - số d o an h n gh iệ p Số lao động (triệu) E U -3 5 2 H oa K ỳ- 5 4 N h ật B ả n -3 3 2 C ác q u ốc g ia cò n lạ i- 3 1 1 Thấp Trung bình thấp Trung bình cao Cao Lưu ý: 1.295 doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản và các doanh nghiệp của các quốc gia khác báo cáo dữ liệu việc làm cho cả giai đoạn 2004-12. Nguồn:The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard,European Commission, JRC/DG RTD. Hình 9. Các xu hướng việc làm của các doanh nghiệp tại các khu vực chính trên thế giới • Đầu tư cho NC&PT của 100 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 54,6% tổng đầu tư NC&PT của 2.000 doanh nghiệp, cho thấy sự phục hồi liên tục đầu tư cho NC&PT của ngành công nghiệp. Trong số 100 doanh nghiệp này, 72 doanh nghiệp tăng đầu tư cho NC&PT (so với 75 doanh nghiệp năm 2011), trong đó 30 doanh nghiệp tăng trưởng NC&PT ở mức hai con số; 28 doanh nghiệp giảm NC&PT, 7 doanh nghiệp giảm ở mức hai con số. Về doanh thu ròng, 64 doanh nghiệp báo cáo tăng (so với 71 doanh nghiệp trong năm 2011), trong đó 25 doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu ở mức hai con số. • Nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu gồm: - 28 doanh nghiệp của EU, trong đó 19 doanh nghiệp tăng NC&PT (10 doanh nghiệp tăng hơn 10%), - 37 doanh nghiệp của Hoa Kỳ, trong đó 31 doanh nghiệp tăng NC&PT (11 doanh 37 nghiệp tăng hơn 10%), - 22 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó 10 doanh nghiệp tăng NC&PT (4 doanh nghiệp tăng hơn 10%), - 14 doanh nghiệp từ các quốc gia khác, trong đó 12 doanh nghiệp tăng NC&PT (5 doanh nghiệp tăng hơn 10%). • Các doanh nghiệp cho thấy sự gia tăng NC&PT nhiều nhất là Tata Motors, Ấn Độ (77,6%); 3M, Hoa Kỳ (57,7%); FIAT, Italia (51,5%); Western Digital, Hoa Kỳ (49,0%); Gilead Sciences, Hoa Kỳ (46,4%). Những doanh nghiệp có mức giảm NC&PT nhiều nhất là Renesas, Nhật Bản (-24,9%); Hitachi, Nhật Bản (- 17,3%); Boeing, Hoa Kỳ (-17,1%); Nokia, Phần Lan (-15,1%); Pfizer, Hoa Kỳ (-14,0%). • Trong số 100 doanh nghiệp hàng đầu, 30 doanh nghiệp tăng ít nhất gấp đôi doanh thu ròng kể từ năm 2004 (8 doanh nghiệp có trụ sở tại EU và 13 doanh nghiệp có trụ sở ở Hoa Kỳ). Nhóm các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các ngành có cường độ NC&PT cao (18); 27 doanh nghiệp trong nhóm này tăng NC&PT hơn 100% và 15 doanh nghiệp tăng việc làm hơn 100%. Xu hướng chung Trong năm 2013, 111 doanh nghiệp có mức đầu tư hơn 1 tỷ euro cho NC&PT (31 doanh nghiệp của EU và 40 doanh nghiệp của Hoa Kỳ) trong đó có 55 doanh nghiệp có mức đầu tư hơn 2 tỷ euro cho NC&PT (18 doanh nghiệp của EU và 21 doanh nghiệp của Hoa Kỳ). 10 doanh nghiệp hàng đầu đầu tư hơn 5 tỷ euro cho NC&PT, chiếm 13,3% tổng đầu tư cho NC&PT của 2.000 doanh nghiệp được xếp hạng. Năm nay, nhà đầu tư cho NC&PT hàng đầu là doanh nghiệp Volkswagen của Đức (9,5 tỷ euro) đứng thứ 3 năm ngoái và thứ 6 năm 2010. 5 doanh nghiệp của Hoa Kỳ nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp hàng đầu: Microsoft (7,9 tỷ euro), Intel (7,7 tỷ euro), Merck Hoa Kỳ (6,0 tỷ euro), Johnson & Johnson (5,8 tỷ euro) và Pfizer (5,7 tỷ euro). Các doanh nghiệp khác trong nhóm 10 doanh nghiệp hàng đầu là Rcác nước kháche (7,0 tỷ euro) và Novartis (6,9 tỷ euro) của Thụy Sĩ, Samsung Electronics, Hàn Quốc (8.3 tỷ euro) và Toyota Motor, Nhật Bản (7,1 tỷ euro). 100 doanh nghiệp hàng đầu đầu tư 295,4 tỷ euro, chiếm 54,6% tổng đầu tư cho NC&PT của 2.000 doanh nghiệp được xếp hạng, mặc dù chỉ chiếm 27,1% tổng doanh thu ròng của 2.000 doanh nghiệp này. EU có 28 doanh nghiệp trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu đầu tư cho NC&PT, ít hơn 1 doanh nghiệp so với xếp hạng năm 2012. Hoa Kỳ có 36 doanh nghiệp, nhiều hơn 2 doanh nghiệp so với năm ngoái và Nhật Bản có 22 doanh nghiệp, ít hơn 3 doanh nghiệp so với xếp hạng năm ngoái. Các doanh nghiệp EU trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực ô tô và phụ tùng (8), dược phẩm và công nghệ sinh học (7) và công nghệ thông tin (5). Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ chủ yếu thuộc các ngành công nghệ thông tin (13), dược phẩm và công nghệ sinh học (10) và hóa chất (3). Các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động chủ yếu trong các ngành ô tô và phụ tùng (5), công nghệ thông tin (4) và dược phẩm (4). 38 71 doanh nghiệp trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu có tăng trưởng đầu tư NC&PT dương. Trong số đó, 30 doanh nghiệp có tăng trưởng NC&PT ở mức hai con số, trong đó 17 doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu ròng ở mức hai con số. Trong số 100 doanh nghiệp hàng đầu, mức tăng trưởng NC&PT nhiều nhất thuộc về ngành ô tô và phụ tùng, ví dụ: Tata Motors, Ấn Độ (77,6%); Fiat, Italia (51,5%); Volkswagen, Đức (32,1%); BMW, Đức (17,2%), Bosch, Đức (16,1%) và ngành công nghệ thông tin, ví dụ như 3M, Hoa Kỳ (57,7%); Western Digital, Hoa Kỳ (49,0%); Apple, Hoa Kỳ (39,2%); Qualcomm, Hoa Kỳ (30,7%), Huawei, Trung Quốc (30,3%), Google, Hoa Kỳ (27,7%). Các doanh nghiệp khác trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu có tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số về cả NC&PT và doanh thu ròng, ví dụ: Gilead Sciences và eBay, Hoa Kỳ; SAP, Đức; Novo Nordisk, Đan Mạch; Samsung Electronics, Hàn Quốc. 28 doanh nghiệp trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu có sự sụt giảm đầu tư cho NC&PT. Trong số này, 3 doanh nghiệp giảm đầu tư cho NC&PT và doanh thu ròng hơn 10% là Renesas, Nhật Bản; Nokia, Phần Lan và Vale, Brazil. Cường độ NC&PT của các doanh nghiệp trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu (6,4%) đã tăng nhẹ do tốc độ tăng trưởng NC&PT (6,2%) cao hơn so với doanh thu ròng (5,7%). Các doanh nghiệp EU trong nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu có cường độ NC&PT trung bình (6,9%) cao hơn so với các doanh nghiệp bên ngoài EU (6,2%). Thay đổi NC&PT do sáp nhập và mua lại Tăng trưởng đầu tư cho NC&PT có thể do tác động của sáp nhập và mua lại (M&A), hay có thể là sự kết hợp của cả hai. M&A (hoặc tách doanh nghiệp) có thể diễn ra trong phạm vi khu vực/ngành và có thể tác động đáng kể đến xếp hạng của các doanh nghiệp. Trong khi mua lại không được ghi nhận một cách có hệ thống trong báo cáo của EU, một số ví dụ có ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp hàng đầu được cung cấp trong Bảng 9 dưới đây. Bảng 9. Hoạt động sáp nhập và mua lại của các doanh nghiệp xếp hạng hàng đầu Bên mua Giá trị giao dịch (triệu euro) Tên mục tiêu Bên bán Ngày hoàn thành Loại giao dịch JOHNSON & JOHNSON 14.353,2 SYNTHES INC. SHAREHOLDERS 14/6/2012 Mua lại 100% GOOGLE 9.758,0 MOTOROLA MOBILITY SHAREHOLDERS 22/5/2012 Mua lại 100% NESTLÉ SA 9.125,7 PFIZER INC.'S INFANT NUTRITION PFIZER INC. 30/11/2012 Mua lại 100% MICROSOFT 6.164,2 SKYPE GLOBAL SARL SILVER LAKE PARTNERS 13/10/2011 Mua lại 100% BRISTOL- MYERS SQUIBB 5.647,6 AMYLIN PHARMACEUTICA LS INC. SHAREHOLDERS 8/08/2012 Mua lại 100% 39 VOLKSWAGEN 4.490,0 PORSCHE AG PORSCHE AUTOMOBIL 1/08/2012 Mua lại từ 49,9% đến 100% CISCO SYSTEMS 4.070,5 NDS GROUP LTD NEWS CORPORATION 31/7/2012 Mua lại 100% GENERAL ELECTRIC 3.234,6 AVIO SPA'S AVIATION BCV INVESTMENTS SCA 01/08/2013 Mua lại 100% GENERAL ELECTRIC 2.535,9 LUFKIN INDUSTRIES INC. 1/07/2013 Mua lại 100% GLAXOSMIT HKLINE 2.463,7 HUMAN GENOME SCIENCES INC. TAUBE HODSON STONEX PARTNERS 3/08/2012 Mua lại 100% - Bid 2 - offer VOLKSWAGEN 2.083,4 MAN AG 9/11/2011 Mua lại từ 30,47% đến 53,71% SIEMENS 2.057,9 INVENSYS RAIL GROUP INVENSYS PLC 02/5/2013 Mua lại 100% BRISTOL- MYERS SQUIBB 1.888,5 INHIBITEX INC. 13/2/2012 Mua lại 100% NOKIA 1.700,0 NOKIA SIEMENS SIEMENS 07/8/2013 Mua lại từ 50 đến 100% IBM 1.559,0 SOFTLAYER GLOBAL INNOVATION 08/7/2013 Mua lại 100% ORACLE 1.452,7 TALEO CORPORATION 11/4/2012 Mua lại 100% ORACLE 1.151,0 RIGHTNOW 25/1/2012 Mua lại 100% DENSO 1.136,0 RENESAS ELECTRONICS 30/09/2013 Mua lại 74,979% TOSHIBA 1.096,2 WESTINGHOUSE ELECTRIC NUCLEAR ENERGY 04/1/2013 Mua lại từ 67% đến 87% SONY 1.063,1 M3 INC. SO-NET 11/1/2013 Mua lại 55,8% SONY 1.050,0 SONY ERICSSON MOBILE TELEFONAKTIEB OLET 31/01/2012 Mua lại từ 50% đến 100% ERICSSON 904,9 TELCORDIA WARBURG PINCUS LLC 12/1/2012 Mua lại 100% GOOGLE 777,0 WAZE INC. KLEINER PERKINS 11/6/2013 Mua lại 100% DAIMLER 767,0 BEIJING FOTON DAIMLER 18/2/2012 Liên doanh 100% SONY 535,5 SO-NET ENTERTAINMENT 20/9/2012 Mua lại từ 57,974% đến 95,609% 40 HUAWEI 398,4 HUAWEI SYMANTEC SYMANTEC 30/3/2012 Mua lại từ 51% đến 100% IBM 275,9 ALGORITHMICS INC. FITCH INC. 21/10/2011 Mua lại 100% AMGEN 251,6 KAI PHARMACEUTICA LS THOMAS WEISEL 5/07/2012 Mua lại 100% GLAXOSMIT HKLINE 250,0 OKAIROS AG NOVARTIS VENTURE 29/5/2013 Mua lại 100% SAMSUNG ELECTRONICS 239,9 CSR PLC'S DEVELOPMENT CSR PLC 4/10/2012 Mua lại 100% VOLKSWAGEN 139,5 MAN SE 05/6/2012 Mua lại từ 73,76% đến 75,03% INTEL 105,8 CRAY INC.'S HIGH- CRAY INC. 02/5/2012 Mua lại 100% Nguồn: Zephir database by Bureau van Dijk. Xếp hạng của 50 doanh nghiệp hàng đầu Bảng 10 cho thấy những thay đổi về xếp hạng NC&PT của 50 doanh nghiệp hàng đầu kể từ xếp hạng lần đầu tiên vào năm 2004. Cần lưu ý là sự tăng trưởng của các doanh nghiệp thường đi kèm với sáp nhập và mua lại. Trong nhóm 50 doanh nghiệp hàng đầu, có 16 doanh nghiệp EU (18 doanh nghiệp năm 2004) và 34 doanh nghiệp bên ngoài EU (32 doanh nghiệp năm 2004). Trong nhóm EU, 3 doanh nghiệp tụt khỏi top 50 (Philips, Renault và BAE Systems) và 1 doanh nghiệp mới lọt vào top 50 (Boehringer Ingelheim). Trong nhóm bên ngoài EU, 8 doanh nghiệp tụt khỏi top 50 (Fujitsu, Matsushita Electric, NEC, Motorola, Nortel Networks, Wyeth, Delphi và Sun Microsystems) và 10 doanh nghiệp lọt vào top 50 (Abbott, Amgen, Apple, Denso, Google , Huawei, Oracle, Panasonic, Qualcomm và Takeda Pharmaceuticals). Sự phân bố của 50 doanh nghiệp hàng đầu theo ngành công nghiệp và khu vực chính thay đổi từ 2004-2012 như sau: • Ô tô và phụ tùng, từ 13 (EU 7) xuống 12 (EU 6) • Ngành công nghiệp công nghệ thông tin, từ 13 (EU 3) lên 14 (EU 3) • Dược phẩm và công nghệ sinh học, từ 11 (EU 3) lên 15 (EU 5) Các doanh nghiệp EU cải thiện ít nhất 10 bậc là Boehringer Ingelheim (hiện đứng thứ 41) và Sanofi (hiện đứng thứ 15). Sanofi thành lập sau năm 2004 là một ví dụ của gia tăng NC&PT do M&A. 15 doanh nghiệp bên ngoài EU tăng hơn 10 bậc, gồm Google, tăng hơn 200 bậc (hiện đứng thứ 13), Panasonic, tăng 128 bậc (hiện đứng thứ 19), Qualcomm, tăng 87 bậc (hiện đứng thứ 37), Huawei, tăng hơn 200 bậc (hiện đứng thứ 31), Oracle, tăng 40 bậc (hiện đứng thứ 29). Các doanh nghiệp tụt ít nhất 10 bậc nhưng vẫn nằm trong top 50 gồm Siemens (hiện 41 đứng thứ 17), IBM (21), Ford Motor (23), Ericsson (28), NTT (49), Hewlett-Packard (44) và Nokia (22). Các doanh nghiệp có thành tích tốt nhất trong 100 doanh nghiệp hàng đầu Trong top 100, 14 doanh nghiệp đã đồng loạt tăng NC&PT và doanh thu ròng hơn 200% kể từ năm 2004 có lợi nhuận kinh doanh tăng mạnh trong kỳ báo cáo cuối cùng. 9 trong số những doanh nghiệp này có trụ sở ở Hoa Kỳ, 2 ở Trung Quốc, 1 ở mỗi nước Đài Loan, Ấn Độ và Brazil (Bảng 11). Đầu tư cho NC&PT (triệu euro) 1. VOLKSWAGEN, Đức 2. SAMSUNG ELECTRONICS, Hàn QUốc 3. MICROSOFT, Hoa Kỳ 4. INTEL, Hoa Kỳ 5. TOYOTA MOTOR, Nhật Bản 6. RCÁC NƯớC KHÁCHE, Thụy sĩ 7. NOVARTIS, Thụy sĩ 8. MERCK US, Hoa Kỳ 9. JOHNSON & JOHNSON, Hoa Kỳ 10. PFIZER, Hoa Kỳ 11. DAIMLER, Đức 12. GENERAL MOTORS, Hoa Kỳ 13. GOOGLE, Hoa Kỳ 14. ROBERT BOSCH, Đức 15. SANOFI-AVENTIS, Pháp 16. HONDA MOTOR, Nhật Bản 17. SIEMENS, Đức 18. CISCO SYSTEMS, Hoa Kỳ 19. PANASONIC, Nhật Bản 20. GLAXOSMITHKLINE, Anh 21. IBM, Hoa Kỳ 22. NOKIA, Phần Lan 23. FORD MOTOR, Hoa Kỳ 24. SONY, Nhật Bản 25. NISSAN MOTOR, Nhật Bản 26. ELI LILLY, Hoa Kỳ 27. BMW, Đức 28. ERICSSON, Thụy Điển 29. ORACLE, Hoa Kỳ 30. EADS, Hà Lan 31. HUAWEI, Trung Quốc 32. GENERAL ELECTRIC, Hoa Kỳ 33. ASTRAZENECA, Anh 34. FIAT, Italia 35. ABBOTT LABORATORIES, Hoa Kỳ 36. BAYER, Đức 37. HITACHI, Nhật Bản 38. QUALCOMM, Hoa Kỳ 39. DENSO, Nhật Bản 40. BRISTOL-MYERS SQUIBB, Hoa Kỳ 41. TAKEDA PHARMACEUTICAL, Nhật Bản 42. BOEHRINGER INGELHEIM, Đức 43. TOSHIBA, Nhật Bản 44. CANON, Nhật Bản 45. HEWLETT-PACKARD, Hoa Kỳ 46. APPLE, Hoa Kỳ 47. AMGEN, Hoa Kỳ 48. PEUGEOT (PSA), Pháp 49. ALCATEL-LUCENT, Pháp 50. NTT, Nhật Bản Hình 9. 50 doanh nghiệp hàng đầu thế giới tính theo tổng đầu tư cho NC&PT (triệu euro) trong Bảng xếp hạng năm 2013 42 Bảng 11. Xếp hạng NC&PT của 50 doanh nghiệp hàng đầu trong Bảng xếp hạng 2004 và 2013 Xếp hạng năm 2012 Doanh nghiệp Thay đổi xếp hạng 2004-2012 1 VOLKSWAGEN Lên 7 bậc 2 SAMSUNG ELECTRONICS Lên 31 bậc 3 MICROSOFT Lên 10 bậc 4 INTEL Lên 10 bậc 5 TOYOTA MOTOR Tụt 1 bậc 6 RCÁC NƯớC KHÁCHE Lên 11 bậc 7 NOVARTIS Lên 13 bậc 8 MERCK US Lên 21 bậc 9 JOHNSON & JOHNSON Lên 3 bậc 10 PFIZER Tụt 8 bậc 11 DAIMLER Tụt 8 bậc 12 GENERAL MOTORS Tụt 6 bậc 13 GOOGLE Lên hơn 200 bậc 14 ROBERT BOSCH Lên 12 bậc 15 SANOFI Lên 40 bậc 16 HONDA MOTOR Giữ nguyên 17 SIEMENS Tụt 13 bậc 18 CISCO SYSTEMS Lên 13 bậc 19 PANASONIC Lên 128 bậc 20 GLAXOSMITHKLINE Tụt 9 bậc 21 IBM Tụt 12 bậc 22 NOKIA Tụt 12 bậc 23 FORD MOTOR Tụt 22 bậc 24 SONY Tụt 9 bậc 25 NISSAN MOTOR Lên 9 bậc 26 ELI LILLY Lên 15 bậc 27 BMW Lên 1 bậc 28 ERICSSON Tụt 11 bậc 29 ORACLE Lên 42 bậc 30 EADS Lên 5 bậc 31 HUAWEI Lên > 200 bậc 32 GENERAL ELECTRIC Lên 5 bậc 33 ASTRAZENECA Tụt 8 bậc 34 FIAT Lên 10 bậc 35 ABBOT LABORATORIES Lên 17 bậc 36 BAYER Tụt 4 bậc 37 HITACHI Tụt 13 bậc 38 QUALCOMM Lên 99 bậc 39 DENSO Lên 13 bậc 40 BRISTOL-MYERS SQUIBB Lên 2 bậc 41 TAKEDA PHARMACEUTICAL Lên 31 bậc 42 BOEHRINGER INGELHEIM Lên 20 bậc 43 TOSHIBA Tụt 13 bậc 44 CANON Tụt 5 bậc 45 HEWLETT-PACKARD Tụt 22 bậc 46 APPLE Lên 109 bậc 47 AMGEN Lên 9 bậc 48 PEUGEOT (PSA) Tụt 10 bậc 49 ALCATEL-LUCENT Tụt 32 bậc 50 NTT Tụt 29 bậc Nguồn: The EU Industrial NC&PT Investment Scoreboards 2013 and 2004. 43 Bảng 11. Xếp hạng các doanh nghiệp trong số 100 nhà đầu tư cho NC&PT hàng đầu đạt thành tích cao nhất trong 10 năm qua* (€ m)Xếp hạng Doanh nghiệp Quốc gia Khu vực Xếp hạng NC&PT năm 2012 (triệu euro) 1 GOOGLE Hoa Kỳ Internet 4.997,0 2 ORACLE Hoa Kỳ Phần mềm 3.675,9 3 QUALCOMM Hoa Kỳ Thiết bị viễn thông 2.967,3 4 APPLE Hoa Kỳ Phần cứng máy tính 2.562,5 5 BROADCOM Hoa Kỳ Chất bán dẫn 1.756,9 6 PETROCHINA Trung Quốc Sản xuất dầu khí 1.741,6 7 TATA MOTORS Ấn Độ Ô tô và phụ tùng 1.496,0 8 EBAY Hoa Kỳ Các nhà bán lẻ nói chung 1.408,2 9 GILEAD SCIENCES Hoa Kỳ Công nghệ sinh học 1.333,9 10 CELGENE Hoa Kỳ Công nghệ sinh học 1.205,8 11 HON HAI PRECISION IND. Đài Loan Thiết bị điện tử 1.191,6 12 WESTERN DIGITAL Hoa Kỳ Phần cứng máy tính 1.191,5 13 ZTE Trung Quốc Thiết bị viễn thông 1.170,5 14 VALE Brazil Khai thác khoáng sản 1.120,2 * Những doanh nghiệp này đồng loạt tăng đầu tư cho NC&PT và doanh thu ròng hơn 200% từ năm 2004- 2012 và có lợi nhuận hoạt động tích cực trong năm 2012. Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. 2.4. Phân bổ NC&PT theo ngành công nghiệp Xu hướng NC&PT chính của các doanh nghiệp hàng đầu được tổng hợp theo ngành công nghiệp, bao gồm xếp hạng ngành công nghiệp theo mức độ đầu tư NC&PT, cường độ NC&PT, tốc độ tăng trưởng NC&PT và so sánh các xu hướng giữa các khu vực trên thế giới, các phát hiện chính bao gồm: • Các doanh nghiệp thuộc 3 trong số 5 lĩnh vực có mức độ đầu tư cho NC&PT cao nhất đạt tốc độ gia tăng NC&PT cao hơn mức trung bình thế giới (6,2%), cụ thể là các ngành phần mềm và dịch vụ máy tính (11,7%), ô tô và phụ tùng (8,9%) và phần cứng công nghệ và thiết bị (8,8%). Lĩnh vực đầu tư NC&PT hàng đầu là dược phẩm và công nghệ sinh học có sự gia tăng NC&PT khiêm tốn hơn (4,1%). Các ngành khác cho thấy tăng trưởng NC&PT cao là ngành kỹ thuật công nghiệp (9,8%) và thiết bị chăm sóc sức khỏe và dịch vụ (8,3). • Các doanh nghiệp có trụ sở tại EU có tăng trưởng NC&PT cao nhất thuộc các lĩnh vực ô tô và phụ tùng (14,4%), phần mềm và dịch vụ máy tính (14,2%) và kỹ thuật công nghiệp (12,3%). • Các xu hướng quan sát trong các xếp hạng 10 năm qua cho thấy sự chuyên môn hóa đặc trưng của ngành công nghiệp theo khu vực. Tỷ trọng NC&PT lớn nhất của các doanh nghiệp có trụ sở tại EU nằm trong ngành ô tô và phụ tùng (24,9%), dược phẩm và công nghệ sinh học (17,5%) và công nghệ phần cứng và thiết bị (10,2%). Tỷ trọng NC&PT chính của những doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ thuộc các ngành có cường độ NC&PT cao, cụ 44 thể là phần cứng công nghệ và thiết bị (25,2%), dược phẩm và công nghệ sinh học (22,1%), phần mềm và dịch vụ máy tính (18,2%). Ba ngành có cường độ NC&PT cao này chiếm 65,5% NC&PT của Hoa Kỳ, 30% của EU và 26% của Nhật Bản. Các xu hướng NC&PT chung Hình 10 cho thấy xếp hạng NC&PT của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp trọng yếu gồm cả tỷ trọng NC&PT của các khu vực chính trên thế giới. Sự chuyên môn hóa của các khu vực này, thể hiện qua tỷ trọng của các ngành trong tổng đầu tư NC&PT khu vực, được đưa ra trong Hình 11. • Đầu tư NC&PT trong số các doanh nghiệp được xếp hạng vẫn tập trung cao theo ngành: trong số 40 ngành công nghiệp, ba ngành công nghiệp hàng đầu là dược phẩm và công nghệ sinh học; phần cứng công nghệ và thiết bị; ô tô và phụ tùng chiếm 50,2% tổng đầu tư NC&PT của các doanh nghiệp được xếp hạng; 6 và 15 ngành công nghiệp hàng đầu chiếm tương ứng 71,0% và 92,1% tổng NC&PT; tỷ trọng NC&PT theo ngành công nghiệp tương tự như nhau trong 10 năm qua. • Xếp hạng của 15 ngành hàng đầu thay đổi như sau: Ngành kỹ thuật công nghiệp chiếm vị trí thứ 6 của ngành hóa chất (hiện đứng vị trí thứ 7), ngành công nghiệp tổng hợp chiếm vị trí thứ 9 của ngành hàng hóa phục vụ giải trí (hiện đứng vị trí thứ 10). • Ngành dược phẩm và công nghệ sinh học giữ các vị trí đầu tiên trong xếp hạng NC&PT, tăng nhẹ tỷ trọng NC&PT của mình (18,1%) trong tổng đầu tư NC&PT. Tiếp sau đó là lĩnh vực phần cứng công nghệ và thiết bị với tỷ trọng 16,4% (tương tự năm ngoái 16,6%) và ngành ô tô và phụ tùng là 15,7%, cao hơn một chút so với mức 15,0% của năm ngoái. • Chuyên môn hóa NC&PT (tỷ trọng đầu tư NC&PT) của các khu vực chính trong 3 ngành hàng đầu là: Trong EU, ngành ô tô và phụ tùng (24,9%), dược phẩm và công nghệ sinh học (17,5%), công nghệ phần cứng và thiết bị (10,2%); Tại Hoa Kỳ, ngành công nghệ phần cứng và thiết bị (25,2%), dược phẩm và công nghệ sinh học (22,1%), ô tô và phụ tùng (6,6%); Tại Nhật Bản, ngành ô tô và phụ tùng (26,4%), dược phẩm và công nghệ sinh học (10,8%), phần cứng công nghệ và thiết bị (7,3%). • Đóng góp của các doanh nghiệp EU vào tổng NC&PT doanh nghiệp gồm: 53,0% cho ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng, 46,1% cho ngành ô tô và phụ tùng và 39,5% cho ngành kỹ thuật công nghiệp; các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp 74,4% cho ngành phần mềm và dịch vụ máy tính, 63,8% cho ngành thiết bị chăm sóc sức khỏe và dịch vụ, 54,0% cho ngành phần cứng công nghệ và thiết bị; Nhật Bản đóng góp 34,5% cho ngành hóa chất, 33,3% cho ngành thiết bị điện và điện tử và 31,8% cho ngành ô tô và phụ tùng. Tăng trưởng NC&PT theo ngành công nghiệp Đóng góp thực tế của một ngành công nghiệp vào tỷ lệ tăng trưởng NC&PT tổng thể của một khu vực phụ thuộc vào tốc độ thay đổi NC&PT và tỷ trọng NC&PT của ngành đó trong tổng NC&PT khu vực. Hình 10 và 11 cho thấy tỷ trọng của các ngành công nghiệp chính và Bảng 12 cho thấy thứ hạng của các ngành này tính theo tốc độ tăng trưởng 45 NC&PT hàng năm trên toàn thế giới đối với các doanh nghiệp xếp hạng hàng đầu có trụ sở tại các khu vực chính trên thế giới (EU: 527 doanh nghiệp, Hoa Kỳ: 658 doanh nghiệp và Nhật Bản: 353 doanh nghiệp). Những đặc điểm sau đây được quan sát trong 15 lĩnh vực hàng đầu chiếm 92,1% tổng đầu tư NC&PT doanh nghiệp thế giới: • Trên thế giới, ngành phần mềm và dịch vụ máy tính có tốc độ tăng trưởng năm cao nhất (11,8%), tiếp theo là ngành kỹ thuật công nghiệp (9,8%), ô tô và phụ tùng (8,9%) và phần cứng công nghệ và thiết bị (8,8%). • Trong số các doanh nghiệp có trụ sở tại EU, ngành ô tô và phụ tùng có tốc độ tăng trưởng năm cao nhất (14,4%), tiếp theo là ngành phần mềm và dịch vụ máy tính (14,2%) và kỹ thuật công nghiệp (12,3%). Các ngành có tốc độ tăng trưởng NC&PT trong năm thấp nhất là ngân hàng, viễn thông mạng cố định (-4,6%) và phần cứng công nghệ và thiết bị (- 2,3%). • Trong số các doanh nghiệp có trụ sở ở Hoa Kỳ, ngành phần cứng công nghệ và thiết bị có tốc độ tăng trưởng năm cao nhất (14,8%) tiếp theo là ngành phần mềm và dịch vụ máy tính (12,6%) và kỹ thuật công nghiệp (9,4%). Các ngành có tốc độ tăng trưởng NC&PT năm thấp nhất là sản xuất thực phẩm (-12,4%) và hàng hóa phục vụ giải trí (-4,6%). • Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng trong năm cao nhất thuộc về ngành ô tô và phụ tùng (6,4%), thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ (4,9%). Ngành có tốc độ tăng trưởng nghèo nàn nhất là ngành công nghiệp tổng hợp (-9,7%), và thiết bị điện và điện tử (-6,9%). Ngoài 15 ngành công nghiệp hàng đầu, đã có những thay đổi NC&PT quan trọng diễn ra trong một số ngành khác: • Lĩnh vực năng lượng thay thế đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể đầu tư NC&PT trong nhiều năm, tuy nhiên trong năm 2012 con số này đã giảm mạnh (-26,1%). • Các ngành khác cho thấy sự tăng trưởng đáng kể NC&PT là lĩnh vực bán lẻ dược phẩm và thực phẩm (48,0%) và giao thông vận tải công nghiệp (30,3%). Đầu tư NC&PT 2012 (tỷ euro) Dược phẩm và công nghệ sinh học Phần cứng công nghệ Ô tô và phụ tùng Phần mềm và dịch vụ máy tính Thiết bị điện và điện tử Kỹ thuật công nghiệp Hóa chất Hàng không vũ trụ và quốc phòng Các ngành công nghiệp nói chung Hàng hóa phục vụ giải trí Thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ Sản xuất dầu khí Viễn thông cố định Ngân hàng Sản xuất thực phẩm Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 10. Xếp hạng NC&PT của các ngành công nghiệp và tỷ trọng của các khu vực chính trên thế giới 46 Dược phẩm và công nghệ sinh học Phần cứng công nghệ và thiết bị Ô tô và phụ tùng Phần mềm và dịch vụ máy tính Thiết bị điện và điện tử Kỹ thuật công nghiệp Hóa chất Hàng không vũ trụ và quốc phòng Các ngành công nghiệp nói chung Hàng hóa phục vụ giải trí Khác EU Hoa Kỳ Nhật Bản Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD. Hình 11. Tỷ trọng NC&PT của các ngành của các khu vực chính trên thế giới Bảng 12. Xếp hạng 15 ngành công nghiệp hàng đầu theo tăng trưởng NC&PT tổng thể trong 1 năm của các doanh nghiệp EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong Bảng xếp hạng năm 2013 Xếp hạng Ngành Tăng trưởng NC&PT tổng thể trong một năm (%) EU-527 Thay đổi NC&PT (%) US-658 Thay đổi NC&PT (%) Nhật Bản- 353 Thay đổi NC&PT (%) 1 năm 3 năm 1 năm 3 năm 1 năm 3 năm 1 Phần mềm và dịch vụ máy tính 11,8 14,2 10,0 12,6 10,4 -4,7 -8,4 2 Kỹ thuật công nghiệp 9,8 12,3 10,0 9,4 13,3 3,4 4,2 3 Ô tô và thiết bị 8,9 14,4 12,6 -2,6 5,1 6,4 5,3 4 Phần cứng công nghệ và thiết bị 8,8 -2,3 1,4 14,8 9,7 -4,1 -0,5 5 Thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ 8,3 8,7 7,6 8,5 6,2 4,9 4,9 6 Hàng không vũ trụ và quốc phòng 7,0 9,5 6,1 -1,3 1,3 7 Hóa chất 6,9 8,6 3,8 7,0 8,4 0,7 0,9 8 Dược phẩm và công nghệ sinh học 4,1 3,2 3,7 4,3 5,7 4,8 -0,1 9 Sản xuất dầu khí 3,8 9,5 4,7 2,2 1,4 -4,9 9,8 10 Hàng hóa phục vụ giải trí 2,9 1,7 2,5 -4,6 -2,6 2,5 2,2 11 Thiết bị điện và điện tử 2,5 4,4 4,2 6,1 8,2 -6,9 0,6 12 Sản xuất thực phẩm 1,1 6,3 7,2 -12,4 1,8 0,0 1,6 13 Viễn thông mạng cố định 0,6 -4,6 -6,1 7,5 9,3 0,5 -1,1 47 14 Các ngành công nghiệp nói chung 0,2 5,6 4,7 7,2 10,2 -9,7 -3,2 15 Ngân hàng -4,3 -6,8 13,4 Tổng số 40 ngành công nghiệp 6,2 6,3 6,6 8,2 8,0 0,4 1,2 Source: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD Cường độ NC&PT theo ngành • Một số lĩnh vực công nghiệp tăng cường NC&PT do đầu tư NC&PT tăng nhiều hơn doanh thu ròng trong năm 2012, đặc biệt là ngành phần cứng công nghệ và thiết bị (8,8% so với 1,9%) và ngành kỹ thuật công nghiệp (9,8% so với 3,5%). Điều ngược lại xảy ra đối với ngành thiết bị điện và điện tử (2,4% so với 5,5%). • Bốn lĩnh vực có cường độ NC&PT cao hơn 5,0%: Ngành dược phẩm và công nghệ sinh học, công nghệ thông tin (phần mềm và dịch vụ máy tính và phần cứng công nghệ) và thiết bị và hàng hóa phục vụ giải trí. Lĩnh vực có cường độ NC&PT thấp nhất là sản xuất dầu khí (0,3%). • Trong số 15 lĩnh vực hàng đầu, cường độ NC&PT của các doanh nghiệp EU lớn hơn cường độ NC&PT của các doanh nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản trong 6 ngành (phần mềm máy tính và dịch vụ; phần cứng công nghệ và thiết bị; kỹ thuật công nghiệp; ngành công nghiệp tổng hợp; ô tô và phụ tùng; hàng không vũ trụ và quốc phòng), nhưng trong hai ngành đầu tiên, độ lớn ngành của EU thấp hơn nhiều so với hai ngành này của Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Nhật Bản có cường độ NC&PT cao hơn so với EU và Hoa Kỳ trong các ngành như thiết bị điện và điện tử và hóa chất. Cường độ NC&PT của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cao hơn so với EU và Nhật Bản trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học. • Theo quan sát trong các bảng xếp hạng trước đó, cường độ NC&PT trung bình tổng thể của các doanh nghiệp EU thấp hơn là do tỷ trọng các ngành thâm dụng NC&PT thấp hơn so với nhóm doanh nghiệp tương ứng nằm ngoài EU. Ngược lại, cường độ NC&PT trung bình của các doanh nghiệp Hoa Kỳ cao là do họ chiếm tỷ trọng cao trong các ngành thâm dụng NC&PT (Hình 10 và 11). Bảng 13. Xếp hạng các lĩnh vực công nghiệp theo cường độ NC&PT tổng thể của các doanh nghiệp EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản năm 2013 Xếp hạng Ngành Cường độ NC&PT tổng thể của ngành (%) UE-527 Cường độ NC&PT của ngành (%) Hoa Kỳ-658 Cường độ NC&PT của ngành (%) Nhật Bản-353 Cường độ NC&PT của ngành (%) 1 Dược phẩm và công nghệ sinh học 14,4 13,9 15,8 13,2 2 Phần mềm và dịch vụ máy tính 9,9 12,6 11,5 4,8 3 Phần cứng công nghệ và thiết bị 7,9 14,5 8,8 6,1 4 Hàng hóa phục vụ giải trí 6,3 3,3 5,3 6,7 48 5 Hàng không vũ trụ và quốc phòng 4,5 6,0 3,0 6 Thiết bị điện và điện tử 4,3 4,8 4,3 5,2 7 Ô tô và phụ tùng 4,2 5,1 3,7 4,3 8 Thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ 4,1 3,6 3,9 6,9 9 Kỹ thuật công nghiệp 2,8 3,5 3,0 2,0 10 Hóa chất 2,7 2,0 3,4 3,9 11 Các ngành công nghiệp nói chung 2,5 5,1 3,1 2,2 12 Ngân hàng 2,0 1,8 13 Viễn thông mạng cố định 1,7 1,5 1,1 2,5 14 Sản xuất thực phẩm 1,3 1,5 0,9 1,5 15 Sản xuất dầu khí 0,3 0,3 0,3 0,2 Tổng số 40 ngành công nghiệp 3,2 2,6 4,9 3,5 Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD Tăng trưởng doanh thu ròng và khả năng sinh lợi của ngành công nghiệp Bảng 14 cho thấy xếp hạng của 15 ngành công nghiệp hàng đầu theo tổng tăng trưởng doanh thu ròng trong một năm của các doanh nghiệp có trụ sở tại EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Bảng này cũng bao gồm khả năng sinh lợi của các ngành tại các khu vực này. Những điểm sau đây được nhận thấy: • Trên thế giới, ngành ô tô và phụ tùng có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ròng trong một năm cao nhất (8,8%), tiếp theo là ngành dịch vụ máy tính và phần mềm (7,4%), sản xuất thực phẩm (7,3%), hàng không vũ trụ và quốc phòng (6,4%). Về doanh thu của ngành ô tô, có 2 điểm đáng chú ý: thứ nhất, mặc dù các trận động đất xảy ra ở Nhật Bản năm 2011 nhưng doanh thu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2012 do Toyota và các doanh nghiệp khác đã đẩy mạnh sản xuất trở lại. Thứ hai, doanh số ô tô bán ra trong năm 2012 tăng 5,2% nhưng doanh số bán tại châu Âu lại giảm 5,9% trừ Nga và Anh có sự gia tăng vừa phải. Điều này có nghĩa là tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp ô tô châu Âu là do họ đã tăng cường hoạt động xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ và châu Á Thái Bình Dương. • Trong số các doanh nghiệp có trụ sở tại EU, ngành có tốc độ tăng trưởng doanh thu ròng cao nhất là ngành hàng hóa phục vụ giải trí (16,3%); ô tô và phụ tùng (11,3%); sản xuất thực phẩm (10,1%). Ngành có tăng trưởng doanh thu trong năm thấp nhất là công nghệ phần cứng và thiết bị (-9,3%). Trong số các nhóm ngành lớn nhất ở EU, ngành dược phẩm và công nghệ sinh học (19,0%) và ngành dịch vụ máy tính và phần mềm (18,2%) có mức lợi nhuận cao nhất. Tỷ lệ sinh lợi âm của ngành thiết bị và phần cứng công nghệ của các doanh nghiệp EU (-1,1%) chủ yếu là do những thua lỗ lớn của Nokia, STMicroelectronics và Alcatel-Lucent. • Trong số các doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ, ngành dịch vụ máy tính và phần mềm có tốc độ tăng trưởng doanh thu trong năm cao nhất (6,9%), tiếp theo là ngành công nghệ phần cứng và thiết bị (6,8%). Các ngành có mức tăng trưởng NC&PT trong một năm thấp nhất là ngành hàng hóa phục vụ giải trí (-2,7%) và sản xuất dầu khí (-3,0%). Các doanh 49 nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ có lợi nhuận cao nhất trong ngành dịch vụ máy tính và phần mềm (23,9%) và dược phẩm và công nghệ sinh học (21,7%). Tăng trưởng doanh thu âm của các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong ngành ô tô và phụ tùng (-3,2%) phần lớn là do sự thua lỗ nặng nề của General Motors. Tốc độ tăng trưởng doanh thu âm của ngành dược phẩm và công nghệ sinh học (-0,3%) là do bằng sáng chế của Pfizer, BMS và Abbott hết giá trị. • Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, tốc độ trưởng cao nhất trong một năm thuộc về ngành ô tô và phụ tùng (11,9%), dược phẩm và công nghệ sinh học (3,5%). Hiệu suất thấp nhất thuộc về ngành dịch vụ và thiết bị chăm sóc y tế (- 1,7%). Lợi nhuận của các doanh nghiệp có trụ sở tại Nhật Bản nói chung thấp hơn so với các đối tác ở EU và Hoa Kỳ, ví dụ 8,9% trong ngành dược phẩm và công nghệ sinh học, so với 19,0% của các doanh nghiệp EU. Bảng 14. Xếp hạng 15 ngành công nghiệp hàng đầu theo tăng trưởng doanh thu ròng tổng thể trong 1 năm của các doanh nghiệp EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản năm 2013 Xếp hạng Ngành Tăng trưởng doanh thu toàn thế giới trong 1 năm (%) EU-527 US-658 Thay đổi NC&PT (%) Nhật Bản- 353 Thay đổi NC&PT (%) Tăng trưởng doanh thu trong 1 năm (%) Lợi nhuận* Tăng trưởng doanh thu trong 1 năm (%) Lợi nhuận* Tăng trưởng doanh thu trong 1 năm (%) Lợi nhuận* 1 Ô tô và phụ tùng 8,8 11,3 5 5,2 0,0 -3,2 11,9 5 5,6 2 Phần mềm và dịch vụ máy tính 7,4 9,7 18,2 6,9 23,9 -0,2 2,8 3 Sản xuất thực phẩm 7,3 10,1 10,7 3,8 10,4 1,6 3,5 4 Hàng không vũ trụ và quốc phòng 6,4 8,3 7,0 6 6,7 9,0 5 Thiết bị điện và điện tử 5,5 5,0 9,1 1,2 13,1 -1,3 3,2 6 Sản xuất dầu khí 3,7 2,8 9,4 -3,0 16,7 2,3 1,8 7 Thiết bị chăm sóc y tế và dịch vụ 5,5 5,0 9,1 1,2 13,1 -1,3 3,2 8 Kỹ thuật công nghiệp 3,5 4,1 8,4 6,4 11,6 2,6 5,0 9 Hóa chất 2,2 3,0 9,9 3,7 10,8 -1,5 4,4 10 Phần cứng công nghệ và thiết bị 1,9 -9,3 -1,1 6,8 14,9 -1,2 6,6 11 Dược phẩm và công nghệ sinh học 1,9 2,8 19,0 -0,3 21,7 3,5 8,9 12 Các ngành công nghiệp nói chung 1,5 6,9 6,4 4,7 1 11,6 -0,2 4,2 13 Viễn thông mạng cố định 0,5 -1,1 8,7 0,7 10,1 1,8 11,5 14 Ngân hàng -1,1 -1,8 6,8 50 15 Hàng hóa phục vụ giải trí -1,4 16,3 21,0 -2,7 9,1 -0,5 3,6 Tổng số 40 ngành công nghiệp 4,2 4,3 8,1 2,9 13,0 3,3 4,4 *Khả năng sinh lợi: Lợi nhuận hoạt động tính theo phần trăm doanh thu ròng Source: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD Những thay đổi về chỉ số của các nhóm ngành và khu vực Phân bố đầu tư NC&PT doanh nghiệp theo các khu vực bao gồm 40 ngành công nghiệp chia thành bốn nhóm cường độ NC&PT cao, trung bình cao, trung bình thấp và thấp. Sự phân bố đầu tư NC&PT trên toàn thế giới và trong nước của 2.000 doanh nghiệp xếp hạng hàng đầu cho thấy rõ sự khác biệt theo vùng trên thế giới, phản ánh tỷ trọng tương ứng của các khu vực trên thế giới và sự chuyên môn hóa của các khu vực này (Xem Bảng 3.4): • Các doanh nghiệp có trụ sở tại EU thuộc các ngành có cường độ NC&PT trung bình cao (44,5% tổng số NC&PT của các doanh nghiệp EU) và đóng góp 34,8% vào tổng số NC&PT thế giới của nhóm ngành này. Hai ngành, ô tô và phụ tùng, kỹ thuật công nghiệp chiếm gần 70% tổng đầu tư NC&PT của nhóm có cường độ NC&PT trung bình cao của EU. • Những doanh nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ thuộc các ngành có cường độ NC&PT cao (73,3% tổng số NC&PT của các doanh nghiệp Hoa Kỳ) và đóng góp 50,3% vào NC&PT thế giới thuộc nhóm ngành này. Ba ngành dược phẩm và công nghệ sinh học, phần cứng công nghệ và thiết bị, dịch vụ máy tính và phần mềm, chiếm gần 90% tổng đầu tư NC&PT của nhóm có cường độ NC&PT cao của Hoa Kỳ. • Các doanh nghiệp Nhật Bản thuộc các ngành có cường độ NC&PT trung bình cao (58,2%) trong khi đóng góp 29,4% vào NC&PT thế giới thuộc nhóm ngành này. Hai ngành, ô tô và phụ tùng, thiết bị điện và điện tử, chiếm 68,6% nhóm cường độ NC&PT trung bình cao của Nhật Bản. Bảng 15. Phân bổ NC&PT doanh nghiệp trong nước và trên thế giới theo các nhóm ngành tại các khu vực chính Ngành Cao Trung bình cao Trung bình thấp Thấp Tổng Tỷ trọng, % Tỷ trọng, % Tỷ trọng, % Tỷ trọng, % Khu vực Thế giới Trong nước Thế giới Trong nước Thế giới Trong nước Thế giới Trong nước Trong nước EU 22,3 39,0 34,8 44,5 40,4 6,4 45,1 10,1 100 Hoa Kỳ 50,3 73,3 20,7 22,1 25,2 3,3 7,0 1,3 100 Nhật Bản 12,2 33,0 29,4 58,2 19,8 4,9 11,4 3,9 100 Các quốc gia khác 15,2 47,0 15,2 34,4 14,7 4,1 36,5 14,5 100 Lưu ý: Nhóm ngành theo định nghĩa trong Bảng 1.1 Nguồn: The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard, European Commission, JRC/DG RTD 51 Kết luận Chi tiêu doanh nghiệp cho NC&PT đã khôi phục lại tốc độ tăng trưởng 3% kể từ năm 2011, nhưng từ một nền tảng thấp hơn so với trước năm 2009-10. Triển vọng tăng trưởng khả quan hơn so với đầu tư vào tài sản hữu hình, do dự đoán trước được nhu cầu yếu nên các công ty tập trung vào cải tiến sản phẩm và quy trình, chứ không mở rộng quy mô sản xuất. Sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ cho NC&PT doanh nghiệp đã giúp làm nhẹ bớt tác động của cuộc khủng hoảng. Sự hỗ trợ này vẫn duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với một thập kỷ trước đây, chủ yếu là nhờ vào mức độ ưu đãi thuế NC&PT lớn hơn. Tính gộp lại, tài trợ trực tiếp và ưu đãi thuế chiếm từ 10-20% chi tiêu NC&PT doanh nghiệp của các nước, trong một số trường hợp tỷ lệ này thậm chí còn lớn hơn. Hỗ trợ gián tiếp chiếm tỷ lệ tương đương hoặc lớn hơn hỗ trợ trực tiếp tại 13 trong số 32 nước và nền kinh tế theo khảo sát khoa học, công nghệ và đổi mới của OECD. Tuy nhiên, do nợ công tăng cao, nhiều chính phủ đã cắt giảm các chi tiêu liên quan đến đổi mới, hoặc tiến hành đánh giá một cách hệ thống các chính sách hiện tại, hợp lý hóa các chương trình đang tiến hành và giảm bớt các chính sách chồng chéo. Tài trợ công trực tiếp cho NC&PT doanh nghiệp ngày càng có xu hướng được thực hiện dưới hình thức trợ cấp và hợp đồng cạnh tranh, trong khi tài trợ bằng vay nợ (cho vay, bảo đảm cho vay) và tài trợ bằng vốn cổ phần (vốn mạo hiểm, quỹ của các quỹ) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Nhiều nước đang định hướng nguồn tài trợ vào các lĩnh vực công nghiệp hay các loại hình doanh nghiệp cụ thể (đáng chú ý là các SME) như một phần trong các chính sách công nghiệp mới của mình. Tại nhiều quốc gia, các điều kiện tín dụng trở nên khắc nghiệt, đặc biệt là đối với các SME (tỷ lệ lãi suất cao hơn, thời gian đáo hạn ngắn hơn, yêu cầu tài sản thế chấp tăng). Đầu tư vốn mạo hiểm châu Âu thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng, trong khi loại hình đầu tư này đã khôi phục hoàn toàn tại Hoa Kỳ. Điều đó khiến cho các chính phủ tìm kiếm các nguồn tài chính mới như quỹ cộng đồng (crowdfunding), các hình thức cung cấp tài chính ngoài ngân hàng. Các doanh nghiệp đầu tư NC&PT hàng đầu thế giới tiếp tục gia tăng mạnh các nỗ lực đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (tăng 6,2%) trong năm 2012. Điều đó xảy ra trong bối cảnh suy giảm chung toàn cầu về tăng trưởng doanh thu ròng (4,2% so với 9,9% vào năm 2011) và một sự suy giảm trong lợi nhuận kinh doanh. Trong số 2000 doanh nghiệp đầu tư NC&PT hàng đầu thế giới, 527 doanh nghiệp của EU là những đại diện tiêu biểu về việc liên tục ưu tiên NC&PT trong một môi trường có nhiều diễn biến. Tỷ lệ tăng trưởng NC&PT của họ đạt 6,3% vào năm 2012, cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu ròng 4,3%, trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh giảm mạnh (-18,4%). Tỷ lệ tăng trưởng NC&PT của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đạt 8,2% trong khi doanh thu ròng tăng chậm hơn với tỷ lệ 2,9%. Với sự phục hồi sau khủng hoảng chậm hơn nhiều, các doanh nghiệp đầu tư NC&PT hàng đầu của Nhật Bản cho thấy một số dấu hiệu phục hồi ở doanh thu và lợi nhuận ròng, 52 trong khi tỷ lệ tăng trưởng NC&PT vẫn còn khá khiêm tốn, đạt 0,4%. Các công ty thuộc các nơi khác tiếp tục cho thấy thành tích tăng trưởng NC&PT đạt mức cao 8,8%. Lần đầu tiên kể từ năm 2004, một công ty có trụ sở tại EU đã dẫn đầu thế giới về xếp hạng NC&PT: đó là hãng chế tạo xe hơi của Đức Volkswagen, với 9,5 tỷ euro đầu tư cho NC&PT. Hãng Samsung Electronics của Hàn Quốc đứng thứ hai. Trong số các công ty khác thuộc top 10, có 5 công ty của Hoa Kỳ (ba công ty dược phẩm và hai công ty ICT), hai công ty dược phẩm của Thụy Sĩ và một công ty của Nhật Bản (chế tạo ô tô). Trong số các công ty top 100, các lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng NC&PT cao nhất thuộc về lĩnh vực ô tô và linh kiện, và ICT, điển hình là các doanh nghiệp Tata Motors, Ấn Độ (77,6%); Fiat, Italia (51,5%); 3M, Hoa Kỳ (57,7%); Western Digital, Hoa Kỳ (49,0%); Apple, Hoa Kỳ (39,2%); Volkswagen, Đức (32,1%); Qualcomm, Hoa Kỳ (30,7%); Huawei, Trung Quốc (30,3%); Google, Hoa Kỳ (27,7%). Một số các công ty khác gia tăng NC&PT một phần nguyên nhân là do kết quả của sát nhập. Trong số 50 công ty hàng đầu về đầu tư NC&PT, có 12 công ty thuộc lĩnh vực ô tô và linh kiện; 14 công ty thuộc lĩnh vực ICT, và 15 công ty thuộc lĩnh vực công nghệ dược và công nghệ sinh học. Trong số này, có 16 công ty có trụ sở tại EU, 19 công ty ở Hoa Kỳ và 11 công ty ở Nhật Bản. Trong số 100 công ty đầu tư NC&PT dẫn đầu, có 5 công ty ICT của Hoa Kỳ thuộc loại những doanh nghiệp có thành tích cao nhất trong vòng 10 năm qua (về tăng trưởng NC&PT và doanh thu), đó là các công ty Google (Internet), Oracle (phần mềm), Qualcomm (thiết bị viễn thông), Apple (phần cứng máy tính) và Broadcom (bán dẫn). Biên soạn: Đặng Bảo Hà Nguyễn Lê Hằng Tài liệu tham khảo 1. European Commission (2013): The 2013 EU Industrial NC&PT Investment Scoreboard. Luxembourg: Publications Office of the European Union. 2. OECD (2014), OECD Science, Technology and Industry Outlook 2014, OECD Publishing. 3. Barry Jaruzelski, Volker Staack, Global Innovation 1000: Proven Paths to Innovation Success. Strategy+business magazine, PwC Strategy&Inc. 4. Derwent World Patents Index: 2014 State of Innovation. Thomson Reuters, 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_hoat_dong_nghien_cuu_phat_trien_va_doi_moi_cua_cac.pdf
Tài liệu liên quan