Bắt đầu
Thông thường, các thời hạn của đơn PCT phát sinh khi người nộp đơn nộp đơn đăng ký sáng chế quốc gia ở nước sở tại. Trong
đơn PCT tiếp theo, người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng ngày nộp đơn quốc gia là “ngày ưu tiên”. Ngày ưu tiên là ngày nộp
của đơn sớm nhất mà sẽ làm phát sinh quyền ưu tiên. Để được hưởng ngày ưu tiên, phải nộp bản sao có xác nhận của đơn
trước khi kết thúc tháng thứ 16 kể từ ngày ưu tiên. Nếu đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì ngày nộp đơn PCT sẽ là
được coi là ngày ưu tiên (mới) của đơn.
Tháng thứ 12
Theo Công ước Paris, người nộp đơn có 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn PCT cho cùng sáng chế. Đơn
này thường được nộp vào Cơ quan sáng chế quốc gia giống như đơn quốc gia, nhưng cũng có thể được nộp vào Văn phòng
quốc tế WIPO.
Tháng thứ 16
Sau khi nộp đơn PCT, Cơ quan tra cứu quốc tế (ISA) – một Cơ quan sáng chế có đủ điều kiện mới được chỉ định làm Cơ quan
tra cứu quốc tế của đơn PCT và được người nộp đơn chọn thực hiện việc tra cứu - sẽ thực hiện tra cứu quốc tế về tính mới và
trình độ sáng tạo của sáng chế đó và đưa ra báo cáo tra cứu quốc tế, cũng như ý kiến bằng văn bản về khả năng cấp bằng độc
quyền đối với sáng chế. Nếu muốn chọn ISA, đại diện sáng chế phải ghi rõ việc chọn ISA vào Mẫu tờ khai (Mẫu PCT/RO/101)
mà được nộp cùng với đơn quốc tế23. Báo cáo này sẽ được cung cấp cho người nộp đơn trong vòng bốn hoặc năm tháng
sau khi nộp đơn quốc tế. Báo cáo tra cứu quốc tế không được có ý kiến về giá trị của sáng chế nhưng phải có danh mục các
tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết liên quan đến yêu cầu bảo hộ trong đơn, chỉ rõ các yêu cầu bảo hộ sáng chế tương ứng với
tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết. Thông báo bằng văn bản chủ yếu đưa ra ý kiến ban đầu về khả năng bảo hộ của sáng chế
dựa trên những dữ liệu có trong báo cáo tra cứu. Báo cáo tra cứu và ý kiến bằng văn bản rất có giá trị đối với người nộp đơn
vì giúp người nộp đơn biết được cơ hội nhận được bằng độc quyền sáng chế của mình ở các quốc gia có liên quan. Một báo
cáo tra cứu thuận lợi có thể khích lệ người nộp đơn theo đuổi đơn trong giai đoạn quốc gia. Tuy nhiên, nếu báo cáo tra cứu
không thuận lợi (danh mục tài liệu về giải pháp kỹ thuật đã biết làm mất tính mới và/hoặc trình độ sáng tạo của sáng chế) thì
người nộp đơn có thể sửa yêu cầu bảo hộ trong một thời hạn nhất định (để phân biệt tốt hơn sáng chế với giải pháp kỹ thuật
đã biết) hoặc có thể rút đơn trước khi được công bố. Yêu cầu bảo hộ được sửa đổi tại thời điểm này sẽ được công bố cùng với
đơn quốc tế.
60 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chế phải hiểu được các yêu cầu về nộp đơn đăng ký sáng chế ở các
nước mà khách hàng quan tâm. Bên cạnh các vấn đề khác, tác giả sáng chế nên tìm
hiểu về các quy định có liên quan đến cách thức trình bày đơn sáng chế và hình vẽ.
Trên thực tế, đại diện sáng chế có thể xây dựng một danh mục các công việc cần thực hiện về các nội dung khác nhau của
đơn – ví dụ, các nội dung cần có của đơn đăng ký sáng chế và sau đó đối chiếu đơn của mình với danh mục đó. Tương tự, đại
diện sáng chế có thể lập một danh mục công việc cần thực hiện liên quan đến thủ tục nộp đơn ở các hệ thống pháp luật có
liên quan. Danh mục công việc này có thể bao gồm việc rà soát đơn trước khi nộp qua đường bưu điện và/hoặc bằng phương
tiện điện tử cho Cơ quan sáng chế và các công việc cần được thực hiện trước khi nộp công văn phản hồi thông báo của Cơ
quan sáng chế.
Đại diện sáng chế thường được yêu cầu nộp giấy cam đoan, giấy ủy quyền và một số loại lệ phí theo quy định khi nộp đơn.
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng hệ thống pháp luật, đại diện sáng chế còn phải nộp tài liệu chứng minh về việc chuyển
nhượng sáng chế hoặc tài liệu khác liên quan đến quyền sở hữu đối với sáng chế. Một số Cơ quan sáng chế cho phép nộp các
loại giấy tờ đó sau khi nộp đơn, nhưng vẫn ghi nhận ngày nộp đơn.
Giấy cam đoan là một bản tuyên bố trong đó tác giả sáng chế khẳng định rằng mình đã đọc và hiểu rõ về đơn sáng chế và
rằng mình chính là tác giả (hoặc đồng tác giả) của sáng chế có trong đơn. Giấy ủy quyền sẽ cho phép đại diện sáng chế đại
diện cho tác giả sáng chế trong việc thực hiện các thủ tục trước Cơ quan sáng chế. Tài liệu chuyển nhượng là hợp đồng giữa
tác giả sáng chế và người khác (thường là người sử dụng lao động) trong đó nêu rõ rằng các quyền của tác giả sáng chế đã
được chuyển giao cho người đó. Đại diện sáng chế cần lưu ý khách hàng của mình là ai và liệu có thể đại diện cho người đó
trước Cơ quan sáng chế về các vấn đề liên quan hay không.
Các tài liệu chính thức khác mà đại diện sáng chế có thể phải nộp cho Cơ quan sáng chế gồm giấy tờ liên quan đến an
ninh, quốc phòng. Một số quốc gia như Mỹ, Anh, Ấn Độ và Pháp đều có các yêu cầu đối với việc đăng ký sáng chế ở nước
ngoài. Ví dụ, ở Mỹ, người cư trú ở Mỹ phải được phép của Chính phủ Mỹ nếu muốn đăng ký sáng chế ở nước ngoài. Tương
tự, nhiều quốc gia cũng có các quy định liên quan đến việc xuất khẩu các dữ liệu kỹ thuật. Đại diện sáng chế phải nắm rõ
các quy định ở nước liên quan để không thực hiện bất kỳ giao dịch bất hợp pháp nào về dữ liệu kỹ thuật qua biên giới quốc
tế một cách vô ý.
1. Nộp đơn quôc gia/đơn ưu tiên
Khách hàng thường yêu cầu đại diện sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế đầu tiên ở nước sở tại của tác giả sáng chế. Việc nộp
đơn đầu tiên sẽ tạo ra ngày ưu tiên cho các đơn tiếp theo (đơn đồng dạng) mà có thể được nộp trên toàn thế giới sau đó. Ngày
ưu tiên là ngày mà sau ngày đó giải pháp kỹ thuật đã biết sẽ không được tính, dù ở hệ thống áp dụng cơ chế cấp bằng độc
G
Ợ
I Ý
C
H
U
YÊ
N
M
Ô
N
Đừng lãng phí thời gian vào
các công việc khó vì bạn có
thể bỏ qua một yêu cầu nhỏ
về bản mô tả sáng chế mà
có thể tìm được và xử lý một
cách dễ dàng.
4 5TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
quyền sáng chế cho người đầu tiên tạo ra sáng chế hay hệ thống áp dụng cơ chế cấp bằng độc quyền sáng chế cho người
nộp đơn đầu tiên15. Do vậy, người nộp đơn thường muốn nhận được ngày ưu tiên sớm nhất - đó là lý do tại sao đại diện sáng
chế cần phải cố gắng để hoàn thành công việc của mình càng sớm càng tốt. Tác giả sáng chế và người thuê họ thường muốn
bảo hộ sáng chế tại nước mà tác giả sáng chế làm việc, do đó đơn đầu tiên được nộp thường là ở nước mà tác giả sáng chế cư
trú. Tác giả sáng chế hoặc người thuê họ có thể muốn đăng ký sáng chế ở những nước công nhận ngày ưu tiên của đơn nộp
trong nước theo quy định của Công ước Paris (sẽ được bàn luận dưới đây). Các yêu cầu cụ thể về việc nộp đơn sáng chế có thể
là khác nhau trên thế giới. Đại diện sáng chế cần nắm rõ các yêu cầu đó theo quy định pháp luật của nước sở tại. Thông tin về
các yêu cầu này thường được công bố trên Internet và các nguồn thông tin công khai như ở thư viện.
2. Nộp đơn ở nước ngoài
Đại diện sáng chế phải hỏi khách hàng về những nước mà họ muốn đăng ký sáng chế. Sau đó, đại diện sáng chế nên ước tính chi
phí nộp đơn sáng chế ở những nước mà khách hàng quan tâm. Ví dụ, đại diện sáng chế phải xác định liệu có nước nào trong số
các nước mà khách hàng quan tâm không phải là thành viên của Công ước Paris hay không.
Công ước Paris là một điều ước quốc tế quy định quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế. Tính đến ngày 31/12/2013, đã có
175 quốc gia là thành viên của Công ước Paris. Công ước cho phép người nộp đơn sáng chế ở một nước thành viên sử dụng ngày
nộp đơn đầu tiên của mình như ngày nộp đơn hợp lệ của đơn tiếp theo ở các nước thành viên khác, với điều kiện đơn đó phải
được nộp trong vòng 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Ví dụ, nếu một đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Nhật Bản trong
thời hạn dưới 12 tháng tính từ ngày đơn đầu tiên được nộp ở Canada thì ngày nộp đơn tại Canada được coi là ngày nộp đơn của
đơn nộp tại Nhật Bản. Theo Công ước Paris, đơn đầu tiên phải là đơn của cùng một sáng chế. Bản sao có xác nhận về đơn đầu
tiên có thể được yêu cầu nộp ở nước mà người nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) là
một thỏa thuận đặc biệt theo Điều 19 Công ước Paris và cũng quy định thời hạn 12 tháng ưu tiên. Thông tin chi tiết về PCT được
bàn luận trong phần sau của Chương này.
Nếu đại diện sáng chế nộp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên ở một quốc gia thành viên của Công ước Paris và quốc gia mà
khách hàng quan tâm cũng là thành viên của Công ước Paris thì đại diện sáng chế sẽ có 12 tháng sau khi nộp đơn ưu tiên để nộp
đơn tại các quốc gia thành viên Công ước Paris hoặc nộp đơn theo Hệ thống PCT.
VÍ DỤ
Đại diện sáng chế ở quốc gia Erehwon (giả định đó là tên một quốc gia trong ví dụ này) nộp một đơn đăng ký sáng chế vào
ngày 08/3/2005. Erehwon là thành viên của Công ước Paris. Khách hàng muốn đăng ký sáng chế tại Nhật Bản, Pháp và Canada.
Do những nước này cũng là thành viên của Công ước Paris nên đại diện sáng chế có thể chờ đến ngày 08/3/2006 để nộp đơn
tại Nhật Bản, Pháp và Canada mà sẽ được hưởng quyền ưu tiên của đơn nộp ngày 08/3/2005. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này
không có nghĩa là sẽ được miễn trừ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật quốc gia. Ví dụ, giả sử rằng quốc gia Erehwon
quy định thời gian ân hạn là 06 tháng kể từ thời điểm bộc lộ sáng chế công khai lần đầu tiên trước khi đơn đăng ký sáng chế bị
từ chối. Mặt khác, Pháp yêu cầu sáng chế phải có tính mới tuyệt đối. Giả sử rằng tác giả sáng chế đã bộc lộ công khai sáng chế
của mình về mọi khía cạnh 02 tuần trước khi nộp đơn vào ngày 08/3/2005 tại Erehwon. Do đó, đơn đăng ký sáng chế nộp tại
Erehwon đáp ứng yêu cầu về bộc lộ theo pháp luật của Erehwon nhưng lại không đáp ứng yêu cầu về tính mới tuyệt đối theo
pháp luật của Pháp, ngay cả khi đơn được hưởng quyền ưu tiên của đơn nộp ngày 08/3/2005 theo Công ước Paris. Bây
giờ, hãy giả sử rằng tác giả bộc lộ công khai sáng chế lần đầu tiên vào một thời điểm trong vòng hai tuần sau khi đã nộp
15. Tất nhiên, đơn đăng ký sáng chế chưa được công bố tính từ ngày nộp đơn vẫn có thể được sử dụng làm giải pháp kỹ thuật đã
biết phù hợp với các quy định của nhiều hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều hệ thống pháp luật, các đơn được nộp trước
sẽ chỉ được sử dụng để từ chối cấp bằng độc quyền liên quan đến tính mới. Ngoài ra, nếu đơn được nộp ở nước áp dụng nguyên
tắc cấp bằng độc quyền sáng chế cho người đầu tiên tạo ra sáng chế thì đại diện sáng chế phải yêu cầu xác định “quyền ưu tiên
của tác giả sáng chế” - nhưng đây là một việc khác so với việc phản đối về tính mới của sáng chế.
4 6
đơn tại Erehwon. Theo quy định của Công ước Paris, đơn nộp ở Pháp sẽ có ngày ưu tiên là 08/3/2005 và do yêu cầu về tính
mới tuyệt đối của nước này nên đơn đăng ký sáng chế đó sẽ vẫn được chấp nhận khi nộp tại Pháp nếu bộc lộ công khai
trước ngày 08/3/2006.
Đối với các nước không phải là thành viên Công ước Paris, đại diện sáng chế phải xác định các yêu cầu chính xác để nộp
đơn tại mỗi nước. Các yêu cầu nộp đơn ở các nước không phải là thành viên Công ước Paris có thể là rất khác nhau. Nếu
khách hàng muốn bảo hộ sáng chế tại một quốc gia không phải là thành viên Công ước Paris thì đại diện sáng chế cần nắm
rõ các yêu cầu nộp đơn ở nước đó, thậm chí trước khi nộp đơn ở nước sở tại và có những tư vấn phù hợp cho khách hàng
của mình.
Tại thời điểm nộp đơn ưu tiên, nhiều khách hàng thậm chí không biết họ có ý định nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài
hay không hoặc sẽ nộp đơn ở những nước nào. Đối với những khách hàng đó, đại diện sáng chế nên có những tư vấn phù
hợp và cho họ biết rằng có 12 tháng kể từ khi nộp đơn trong nước để nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài theo quy
định của Công ước Paris, nhưng thời hạn đó sẽ không được áp dụng cho việc nộp đơn tại các nước không phải là thành
viên Công ước Paris. Đại diện sáng chế cũng cần giải thích rõ những lợi ích của việc nộp đơn theo Hệ thống PCT trong thời
hạn ưu tiên 12 tháng theo quy định của Công ước Paris. Như được đề cập dưới đây (phần B4), Hiệp ước PCT có ưu điểm là
trì hoãn việc nộp các chi phí chính liên quan đến đăng ký sáng chế ở nhiều nước cho đến thời điểm mà người nộp đơn đã
hiểu rõ hơn về khả năng bảo hộ của sáng chế (thông qua các báo cáo tra cứu quốc tế của PCT và ý kiến về khả năng bảo
hộ sáng chế) và người nộp đơn có thêm thời gian để xác định xem các nước có khả năng mang lại tiềm năng thương mại
lớn nhất đối với sáng chế .
Đại diện sáng chế phải ghi vào sổ tất cả những ngày có tính quyết định để nộp đơn ở nước ngoài và nhắc khách hàng của
mình về những thời hạn đó. Đại diện sáng chế cũng có thể liên lạc với các luật sư ở những nước mà đại diện sáng chế muốn
nộp đơn đăng ký sáng chế ở đó.
3. Phí và lệ phí nộp đơn
Đại diện sáng chế phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin liên quan đến phí và lệ phí để họ có được một chiến
lược bảo hộ sáng chế rõ ràng trong ngân quỹ hạn hẹp của mình. Đại diện sáng chế cũng nên thông báo cho khách hàng về các
khoản phí và lệ phí dự kiến. Vì vậy, sẽ là hữu ích khi nói với khách hàng rằng việc nộp đơn và việc duy trì hiệu lực của các bằng
độc quyền sáng chế đã được cấp cho đến hết thời hạn bảo hộ ở năm quốc gia sẽ tốn rất nhiều tiền, ví dụ, có thể tốn 150.000
Euro. Tuy nhiên, có thể là hữu ích hơn nữa nếu khách hàng biết được tỷ lệ của các chi phí ước tính trong 5 năm đầu tiên sau khi
nộp đơn so với phần chi phí còn lại, bao gồm các chi phí khác được ước tính trong thời hạn 20 năm.
Một số quốc gia giảm lệ phí nộp đơn đăng ký sáng chế cho một số đối tượng nhất định, ví dụ, cá nhân, trường đại học, tổ
chức nghiên cứu và/hoặc doanh nghiệp nhỏ. Ví dụ, Hoa Kỳ giảm gần 50% lệ phí cho hầu hết người nộp đơn là cá nhân, doanh
nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận. Đại diện sáng chế cần biết được những cách thức mà khách hàng của mình có thể được
hưởng mức giảm lệ phí của chính phủ và thông tin cho khách hàng của mình.
4 7TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
Biểu đồ dưới đây sẽ khái quát về quy trình nộp đơn và các loại phí có liên quan. Quy trình bắt đầu bằng việc chuẩn bị nộp đơn
ưu tiên.
“Vòng đời của đơn” ở cột bên phải của biểu đồ thể hiện các công đoạn chính của đơn sáng chế nhìn từ góc độ chi phí. Đây là các
công đoạn mà đơn ưu tiên sẽ phải trải qua tại nước xuất xứ. Như đề cập ở trên, đơn ưu tiên thường được nộp ở quốc gia mà tác
giả sáng chế cư trú, mặc dù có các khả năng khác như nước mà doanh nghiệp của tác giả sáng chế hoạt động ở đó.
Các khoản phí liên quan đến “vòng đời của đơn” bao gồm phí nộp đơn, phí công bố đơn, phí yêu cầu thẩm định, phí tra cứu, các
loại phí liên quan đến việc thẩm định đơn, phí cấp văn bằng bảo hộ và phí duy trì hiệu lực. Mỗi loại phí này có thể cộng thêm
khoản phí dịch vụ (ví dụ, phí trả cho đại diện sáng chế), và trong một số trường hợp, mức phí dịch vụ có thể sẽ cao hơn so với
mức phí nộp cho chính phủ. Một số loại phí khác, như phí yêu cầu thẩm định sẽ không bị tính ở các nước. Ở nhiều nước, chính
phủ không thu phí thẩm định nội dung. Tuy nhiên, việc thẩm định nội dung sẽ làm phát sinh số phí dịch vụ đáng kể vì đây là giai
đoạn mà đại diện sáng chế phải thực hiện các công việc như xem xét giải pháp kỹ thuật đã biết do thẩm định viên đưa ra và sửa
yêu cầu bảo hộ để vượt qua giải pháp kỹ thuật đã biết được trích dẫn. Hầu hết các hệ thống pháp luật đều thu phí cấp văn bằng
bảo hộ để bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực và nhất là thu phí duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Đơn ưu tiêu có thể dùng làm cơ sở để nộp đơn quốc gia, khu vực và theo Hệ thống PCT. Nếu khách hàng muốn nộp đơn PCT
trong vòng 12 tháng theo đơn ưu tiên thì có thể nộp đơn PCT có yêu cầu hưởng ngày nộp đơn của đơn ưu tiên. Có thể phải nộp
bản dịch của đơn ưu tiên nếu đơn đó được làm bằng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga và Tây
Ban Nha. Việc dịch các tài liệu kỹ thuật/pháp lý phức tạp như sáng chế là rất đắt đỏ.
Nộp đơn ưu tiên
Nộp đơn theo PCT Vòng đời của đơn
Nộp đơn quốc gia Nộp đơn khu vực
Vòng đời của đơn Vòng đời của đơn
Dịch đơn
Phí nộp đơn
Thẩm định
Phí nộp đơn
Phí công bố đơn
Yêu cầu thẩm định
Phí tra cứu
Thẩm định nội dung
Phí cấp bằng sáng chế
Phí duy trì hiệu lực
và
Dịch đơn
Xác nhận hiệu lực các
quốc gia thành viên
và
Dịch đơn
4 8
Vì không có cái gọi là “bằng độc quyền sáng chế PCT” hay “bằng bằng độc quyền sáng chế thế giới” nên những người nộp đơn
PCT sẽ phải “vào giai đoạn quốc gia” trước các Cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực mà họ muốn đăng ký sáng chế. Tuy
nhiên, PCT là một cơ chế hiệu quả để trì hoãn quyết định nộp đơn ra nước ngoài, giúp cho người nộp đơn tiết kiệm được tiền
và/hoặc cho phép họ đưa ra các quyết định nộp đơn chính xác hơn.
Khách hàng có thể lựa chọn việc nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp tại một quốc gia hoặc Cơ quan sáng chế quốc gia chứ
không nộp đơn theo PCT. Đối với các nước và Cơ quan Sáng chế khu vực là thành viên Công ước Paris thì việc nộp đơn phải
được thực hiện trong vòng một năm kể từ ngày nộp đơn ưu tiên để các đơn sau đó được hưởng ngày ưu tiên. Đối với các nước
không phải là thành viên của Công ước Paris thì điều này là rất khác nhau, do đó đại diện sáng chế phải kiểm tra xem các quốc
gia đó có cho phép hưởng ngày nộp đơn của đơn ưu tiên hay không và theo các điều kiện nào.
Giai đoạn quốc gia ở hầu hết các nước giống với các công đoạn thuộc “vòng đời của đơn” mà đơn ưu tiên phải trải qua ở nước
xuất xứ. Khách hàng có thể phải nộp bản dịch của đơn ưu tiên ở những quốc gia không chấp nhận đơn làm bằng ngôn ngữ
của đơn ưu tiên. Thời hạn để nộp bản dịch là khác nhau giữa các nước. Như đề cập ở trên, chi phí dịch thuật một tài liệu pháp
lý/kỹ thuật phức tạp như đơn đăng ký sáng chế là rất đắt đỏ. Do đó, nếu khách hàng muốn nộp đơn ở năm quốc gia ngoài
nước nộp đơn ưu tiên và không nước nào trong số năm nước đó chấp nhận đơn làm bằng ngôn ngữ của đơn ưu tiên thì khách
hàng sẽ phải nộp năm bản dịch (có thể mất một khoản tiền đáng kể).
Giai đoạn khu vực như đơn được nộp vào EPO cũng phải tuân theo các công đoạn trong “vòng đời của đơn” khá tương tự.
Ngoài ra, các Cơ quan Sáng chế khu vực cũng có thể yêu cầu về bản dịch đối với đơn PCT. Ví dụ, EPO chỉ chấp nhận đơn làm
bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Đức và cho hiện thẩm định đơn làm bằng một trong số ba ngôn ngữ này. Tuy nhiên, một khi đơn
đã được chấp nhận bởi Cơ quan sáng chế khu vực, người nộp đơn cần thực hiện các thủ tục để xác nhận hiệu lực của bằng
độc quyền tại các Cơ quan sáng chế quốc gia là thành viên của Cơ quan sáng chế khu vực. Việc này có thể làm phát sinh việc
nộp bản dịch của đơn bằng các ngôn ngữ khác.
Ví dụ, giả sử rằng đơn sáng chế làm bằng tiếng Anh được nộp cho EPO và giả định thêm rằng người nộp đơn đã chỉ định năm
quốc gia là Tây Ban Nha, Ý, Áo, Pháp và Bồ Đào Nha trong đơn nộp vào EPO. Sau khi thẩm định thành công tại EPO, người nộp
đơn phải nộp lệ phí xác nhận hiệu lực ở những nước này và nộp bản dịch của đơn làm bằng tiếng Anh sang các tiếng Tây Ban
Nha, Ý, Đức, Pháp và Bồ Đào Nha. Đôi khi, lệ phí xác nhận hiệu lực và chi phí dịch thuật là rất lớn. Tuy nhiên, người nộp đơn có
thể đánh giá các tiêu chí kinh doanh tại nhiều thời điểm trong quá trình nộp đơn ở nước ngoài. Do đó, đại diện sáng chế phải
có những tư vấn hợp lý về mức phí, chi phí và thời gian cho khách hàng của mình.
4. Yêu cầu về việc nộp đơn ở các nước cụ thể
Yêu cầu về việc nộp đơn đăng ký sáng chế là khác nhau giữa các nước. Những thông tin dưới đây có tính chất tham khảo hơn
là hướng dẫn cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế ở một số nước khác nhau.
a. Nộp đơn theo Công ước Sáng chế châu Âu
Công ước Sáng chế châu Âu (EPC) là hiệp ước thành lập Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO). EPC quy định khuôn khổ pháp lý
cho việc cấp bằng độc quyền sáng chế châu Âu thông qua một thủ tục duy nhất trước EPO – cơ quan có chức năng thẩm định
đơn đăng ký sáng chế nộp theo EPC.
Sau khi đơn đăng ký sáng chế được thẩm định, EPO sẽ cấp bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực ở các quốc gia thành viên
được người nộp đơn chỉ định. Tất cả các nước thành viên vẫn có trách nhiệm thẩm định và cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc
từ chối đơn đăng ký sáng chế nộp trực tiếp vào quốc gia của mình.
4 9TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
Đơn nộp vào EPO phải có chỉ định các nước thành viên mà người nộp đơn muốn bảo hộ sáng chế của mình. Người nộp đơn
có thể chỉ định một, một số hay tất cả các nước thành viên. Tính đến tháng 2/2005, cơ cấu lệ phí của EPO đã được xây dựng,
theo đó mức phí chỉ định đến bảy quốc gia thành viên sẽ giống như mức phí chỉ định tất cả 30 thành viên. Vì vậy, nếu người
nộp đơn muốn bảo hộ sáng chế ở bảy nước thành viên của EPO thì đại diện sáng chế nên chỉ định tất cả nước thành viên và
sau đó tư vấn cho người nộp đơn xác nhận hiệu lực ở những nước mà họ quan tâm sau khi bằng độc quyền sáng chế khu
vực được cấp. Sau khi đơn đã hoàn thành quá trình thẩm định ở EPO và thời hạn phản đối đã hết mà không có phản đối
thành công, các thủ tục tục tiếp theo sẽ được chuyển cho các nước thành viên được chỉ định. Người nộp đơn có thể quyết
định muốn xác định hiệu lực của sáng chế ở những nước nào trong số các nước thành viên được chỉ định trong đơn. Ví dụ,
trước đây người nộp đơn đã chỉ định sáu quốc gia nhưng khi sáng chế được cấp, người nôp đơn đó chỉ xác nhận hiệu lực
của sáng chế tại ba trong số sáu quốc gia đó. Bàn luận về tính kinh tế của việc theo đuổi sáng chế không thuộc phạm vi của
Tài liệu này. Tuy nhiên, đại diện sáng chế nên tư vấn cho khách hàng của mình về chi phí để bảo hộ sáng chế trên toàn thế
giới và giải đáp các câu hỏi về cách thức tiết kiệm chi phí bằng cách chỉ nộp đơn ở những nước mà việc bảo hộ là cần thiết
cho mục tiêu kinh doanh của khách hàng. Ví dụ, việc xác nhận hiệu lực của sáng chế ở nhiều quốc gia châu Âu sẽ cần nộp
nhiều bản dịch của đơn bằng ngôn ngữ chính thức và phải nộp lệ phí cấp bằng độc quyền sáng chế ở nước đó. Để bằng
độc quyền sáng chế có hiệu lực tại các nước đã xác nhận hiệu lực, chủ sở hữu sáng chế phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong
suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế. Trong khi phí duy trì hiệu lực và chi phí dịch thuật là khác nhau giữa các nước nên đại
diện sáng chế đừng ngạc nhiên khi biết rằng tổng chi phí cho toàn bộ thời hạn bảo hộ sáng chế cho năm quốc gia châu Âu
bất kỳ sẽ vượt quá con số 200.000 Euro. Trong trường hợp này, điều quan trọng là phải xem xét cách thức để giới hạn một
cách có chiến lược số lượng quốc gia sẽ đăng ký sáng chế ở mức cần thiết - đó là những nước mà khách hàng sẽ sản xuất,
sử dụng hoặc bán các sản phẩm chứa sáng chế.
b. Nộp đơn tại Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ
Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định đơn đăng ký sáng
chế ở Mỹ. USPTO sẽ quyết định liệu sáng chế sẽ được bảo hộ hay bị từ chối. Việc chuẩn bị đơn đăng ký sáng chế và các
tài liệu kèm theo có thể là một công việc khó và đại diện sáng chế cần nắm rõ các thủ tục cần thiết của USPTO trước khi
nộp đơn tại Mỹ.
Tại Mỹ, đơn đăng ký sáng chế (mà không phải là đơn tạm thời) phải có yêu cầu bảo hộ, bản tóm tắt, bản mô tả sáng chế, hình
vẽ và giấy cam đoan hoặc tuyên bố về quyền sở hữu hoặc là tác giả của sáng chế. Đơn đăng ký giải pháp hữu ích ( không phải
là đơn tạm thời) phải có yêu cầu bảo hộ, trong khi “đơn tạm thời” lại không cần có yêu cầu bảo hộ và chủ yếu dùng để xác lập
ngày ưu tiên. Đơn phải được làm bằng tiếng Anh hoặc kèm theo bản dịch bằng tiếng Anh và cam đoan rằng bản dịch đó là
chính xác. Tất cả tài liệu phải được đánh máy hoặc in.
Một “Mẫu chuyển phát đơn đăng ký giải pháp hữu ích” hoặc thư chuyển phát phải được nộp cùng với đơn. Mục đích của mẫu
hoặc thư này là để thông báo cho USPTO về những tài liệu có trong đơn (ví dụ, bản mô tả sáng chế, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ,
tờ khai và cam kết về việc bộc lộ thông tin). Mẫu này cũng có tác dụng để xác định tên của người nộp đơn, loại đơn, tên sáng
chế, các nội dung của đơn và các tài liệu được nộp kèm theo.
“Mẫu thu phí” có thể dùng để tính lệ phí nộp đơn theo quy định và cho biết cách thức nộp phí, có thể bằng séc hay thẻ tín
dụng. Số lệ phí phụ thuộc vào số lượng và loại yêu cầu bảo hộ và việc có hay không sự khẳng định bằng văn bản về tình trạng
pháp lý của đối tượng được giảm phí. Ở một số nước, việc tính phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số trang của bản mô
tả sáng chế và số lượng hình vẽ có trong đơn.
5 0
Phí nộp đơn, tra cứu, thẩm định đơn đăng ký sáng chế phải được nộp cùng với đơn và phải được nộp cho “Chủ tịch Cơ quan
Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ” nếu nộp bằng séc. Nếu đơn chưa nộp lệ phí, người nộp đơn sẽ nhận được thông báo và yêu
cầu nộp lệ phí trong một thời hạn nhất định nêu trong thông báo. Nếu không nộp phí nộp đơn cơ bản tại thời điểm nộp đơn
thì người nộp đơn sẽ phải nộp khoản phí bổ sung do việc chậm nộp lệ phí cơ bản.
Trang dữ liệu về đơn phải chứa các thông tin như thông tin về người nộp đơn, thông tin liên lạc, thông tin về đơn, thông tin
về người đại diện, thông tin về đơn ưu tiên nộp trong nước, thông tin về đơn ưu tiên nộp ở nước ngoài và thông tin về việc
chuyển nhượng đơn.
Đơn đăng ký sáng chế bao gồm lời tuyên thệ hoặc cam đoan có chữ ký của các tác giả sáng chế về việc họ tin rằng mình là
người sáng chế ban đầu và đầu tiên đối tượng nêu trong đơn. Lời tuyên thệ hoặc cam đoan phải được làm bằng ngôn ngữ
mà tác giả sáng chế hiểu được. Nếu lời tuyên thệ hoặc cam đoan không được làm tiếng Anh và không theo mẫu của USPTO
thì phải nộp bản dịch bằng tiếng Anh và phải cam đoan về tính chính xác của bản dịch.
c. Nộp đơn theo Hiệp ước Hợp tác về sáng chế
Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT) là một hiệp ước đa phương, có hiệu lực vào năm 1978. PCT được quản lý bởi Văn phòng
quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) (có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ). Các thành viên của Hiệp ước PCT còn được
gọi là các Bên ký kết PCT. Tính đến ngày 31/12/2013, đã có 145 quốc gia là thành viên của PCT.
PCT cho phép người nộp đơn đăng ký sáng chế nộp một đơn “quốc tế” để đăng ký bảo hộ tại một số hoặc tất cả thành viên của
PCT. Đơn “quốc tế” có tác dụng giống như đơn “quốc gia” bình thường tại mỗi nước thành viên được chỉ định16 và điều quan
trọng là phải hiểu rằng WIPO không cấp “bằng độc quyền sáng chế PCT” hoặc “bằng độc quyền sáng chế quốc tế” có hiệu lực
bảo hộ ở tất cả quốc gia thành viên.
Bằng độc quyền sáng chế được từng quốc gia thành PCT hoặc Cơ quan Sáng chế khu vực được cấp hoặc bị từ chối một cách
độc lập theo luật về sáng chế của mình. Do đó, người nộp đơn phải theo đuổi đơn đăng ký sáng chế ở từng quốc gia hoặc Cơ
quan Sáng chế khu vực muốn bảo hộ sáng chế và phải nộp lệ các khoản phí quốc gia hoặc khu vực.
Ưu điểm chính của việc đăng ký sáng chế theo PCT là có thêm thời gian theo đuổi đơn ở các nước khác sau khi nộp đơn đầu
tiên. Nếu không nộp đơn theo PCT, người nộp đơn chỉ có 12 tháng để đăng ký sáng chế ở các nước thành viên của Công ước
Paris sau khi nộp đơn đầu tiên. Ngược lại, sử dụng Hệ thống PCT, người nộp đơn sẽ có ít nhất 30 tháng (và có thể nhiều hơn
ở một số nước) tính từ ngày nộp đơn đầu tiên để theo đuổi đơn của mình ở các nước khác – nhiều hơn 18 tháng. Sự trì hoãn
này trao thêm thời gian để tìm hiểu về khả năng bảo hộ và khả năng thương mại của sáng chế, cũng như trì hoãn phần lớn
các chi phí liên quan đến nộp đơn sáng chế ở nước ngoài như lệ phí quốc gia/khu vực, phí dịch đơn và phí đại diện sáng chế
ở các nước khác nhau.
Ngoài thời gian có được, PCT còn cung cấp cho người nộp đơn các thông tin có giá trị gia tăng mà căn cứ vào đó để đưa ra
quyết định về việc đăng ký sáng chế của họ. Báo cáo tra cứu quốc tế và ý kiến bằng văn bản của Cơ quan Tra cứu quốc tế cung
cấp cho người nộp đơn thông tin có chất lượng và thực tế cao về khả năng bảo hộ sáng chế của họ.
16. Thuật ngữ “quốc gia được chỉ định” được dùng để chỉ các quốc gia mà người nộp đơn muốn đăng ký sáng chế của mình. Với việc
nộp một đơn có thể chỉ định tất cả quốc gia thành viên bị ràng buộc bởi Hiệp ước vào ngày nộp đơn quốc tế.
5 1TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
Thủ tục nộp đơn theo PCT bao gồm hai giai đoạn chính: “Giai đoạn quốc tế” và “giai đoạn quốc gia”17. Giai đoạn quốc tế
bao gồm:
(1) nộp đơn quốc tế vào “Cơ quan nhận đơn” khu vực/quốc gia hoặc Văn phòng quốc tế của WIPO18,
(2) việc tra cứu tính mới để đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế (bao gồm báo cáo tra cứu quốc tế và ý kiến
bằng văn bản về khả năng bảo hộ của sáng chế),
(3) công bố cả đơn PCT và báo cáo tra cứu quốc tế bởi WIPO, và
(4) yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế đối với đơn quốc tế (không bắt buộc) .
Sau giai đoạn quốc tế, đơn sẽ vào “giai đoạn quốc gia” và sẽ được từng quốc gia thành viên được chỉ định trong đơn quốc tế
xử lý. Có một số yêu cầu cần được thực hiện khi vào giai đoạn quốc gia, bao gồm nộp lệ phí quốc gia và nộp bản dịch của
đơn, nếu cần. Cấn lưu ý rằng đơn PCT có chỉ định tất cả quốc gia thành viên PCT là yêu cầu bắt buộc tại ngày nộp đơn quốc
tế. Trong giai đoạn quốc gia, người nộp đơn sẽ lựa chọn những quốc gia thành viên cụ thể mà họ muốn đăng ký bảo hộ sáng
chế của mình ở đó.
Đơn PCT phải bao gồm các tài liệu sau: tờ khai, bản mô tả, một hoặc nhiều điểm yêu cầu bảo hộ, một hoặc nhiều hình vẽ (bao
gồm các hình vẽ cần thiết để hiểu sáng chế) và bản tóm tắt. Tờ khai đơn giản là một mẫu đơn sẽ được nộp cùng với đơn quốc
tế, có sẵn bằng tất cả ngôn ngữ công bố của PCT và có thể được tải về miễn phí từ trang web của PCT (tại địa chỉ
wipo.int/pct/en/forms/index.htm) bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga và Tây Ban Nha. Ngoài ra, bất kỳ người nộp đơn nào cũng
có thể nhận miễn phí bản sao Tờ khai từ Cơ quan nhận đơn hoặc từ WIPO.
Bất kỳ công dân hoặc cư dân của một trong số các quốc gia thành viên PCT đều có thể nộp đơn quốc tế. Trong trường hợp
có hai hoặc nhiều người cùng nộp một đơn thì ít nhất một người trong số họ phải là công dân hoặc cư dân của quốc gia
thành viên. Danh sách cập nhật các quốc gia thành viên có thể được tìm thấy trong các Bản tin điện tử PCT19 và trên trang
web của WIPO20.
Đơn quốc tế có thể được nộp tại Cơ quan sáng chế quốc gia của người nộp đơn hoặc cho WIPO tại Geneva, Thụy Sỹ. Hầu hết
Cơ quan sáng chế quốc gia là “Cơ quan nhận đơn PCT”. Nếu người nộp đơn là công dân hoặc cư dân của một quốc gia thành
viên của một trong số các điều ước sáng chế khu vực (như Nghị định thư Harare về thành lập Tổ chức Sở hữu công nghiệp khu
vực châu Phi (ARIPO), Hiệp định Bangui về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI), Công ước Sáng chế Á - Âu hoặc
Công ước Sáng chế châu Âu) thì người đó có thể nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế vào Cơ quan Sáng chế khu vực có liên
quan nếu pháp luật hiện hành của quốc gia đó cho phép. Tuy nhiên, các quy định về an ninh quốc gia có thể buộc người nộp
đơn trước tiên phải nộp đơn đăng ký sáng chế quốc gia hoặc phải được phép của Cơ quan sáng chế quốc gia trước khi nộp
đơn ra nước ngoài.
Nhìn chung, đơn quốc tế có thể được nộp bằng bất kỳ ngôn ngữ nào mà Cơ quan nhận đơn chấp nhận. Ít nhất một trong số
các ngôn ngữ sau sẽ được chấp nhận bởi Cơ quan tra cứu quốc tế và là ngôn ngữ công bố của đơn PCT - đó là tiếng Ả Rập,
Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga và Tây Ban Nha. Như vậy, nếu đơn được nộp bằng một trong số các ngôn ngữ không
được chấp nhận bởi Cơ quan tra cứu quốc tế thì cần phải nộp bản dịch của đơn để tra cứu quốc tế.
17. Các thuật ngữ “giai đoạn quốc gia” và “giai đoạn quốc tế” thực chất không được sử dụng trong Hiệp ước PCT, việc gọi như vậy là
cho ngắn gọn và thuận tiện.
18. Dưới đây, Văn phòng quốc tế của WIPO tại Geneva, Thụy Sỹ, được gọi tắt là “WIPO”.
19. Xem tại:
20. Xem tại:
5 2
Khi đăng ký sáng chế thông qua Hệ thống PCT, người nộp đơn có thể phải nộp hai loại phí ở giai đoạn quốc tế. Loại phí đầu
tiên bao gồm phí nộp đơn PCT được nộp trực tiếp cho Cơ quan nhận đơn PCT hoặc cho Văn phòng quốc tế tại Bộ phận nhận
đơn PCT, phí tra cứu quốc tế và công bố quốc tế21. Nếu người nộp đơn muốn thẩm định sơ bộ quốc tế thì phải nộp phí cho Cơ
quan thẩm định sơ bộ quốc tế. Tốt nhất là người nộp đơn hãy sử dụng bảng tính lệ phí để ước tính trước tổng số tiền lệ phí sẽ
phải nộp cho Cơ quan nhận đơn khi nộp đơn quốc tế.
Loại phí thứ hai gồm lệ phí quốc gia hoặc khu vực, được nộp cho các quốc gia thành viên có liên quan mà người nộp đơn
dự định bảo hộ sáng chế ở đó. Nói chung, các loại phí liên quan đến giai đoạn quốc gia là phần đắt nhất của đơn PCT như
phí dịch, lệ phí chính thức và phí dịch vụ trả cho đại diện sáng chế ở nước sở tại. Các loại phí và lệ phí này được nộp trực
tiếp cho các Cơ quan sáng chế có liên quan trước khi vào giai đoạn quốc gia. Do các loại phí trong giai đoạn quốc gia là
khác nhau giữa các nước nên đại diện sáng chế cần tham khảo Biểu phí quốc gia có trong Tài liệu hướng dẫn nộp đơn PCT
để có những con số chính xác. Phí và lệ phí quốc gia phải được thanh toán bằng loại tiền quy định và trong thời hạn được
quy định trong Tài liệu hướng dẫn nộp đơn PCT. Nếu lệ phí duy trì hằng năm và phí gia hạn phải nộp ngay tại thời điểm vào
giai đoạn quốc gia thì phải được nộp trước khi kết thúc thời hạn quy định. Người nộp đơn có thể số điểm yêu cầu bảo hộ
có trong đơn ảnh hưởng đến mức phí phải nộp hằng năm và mức phí thẩm định như thế nào, v.v. Trong một số trường hợp,
người nộp đơn có thể muốn hủy bỏ một số điểm yêu cầu bảo hộ hơn là phải trả nhiều tiền để duy trì một số lượng lớn các
điểm yêu cầu bảo hộ có giá trị chiến lược hạn chế.
PCT cho phép giảm chi phí cho một số đối tượng nộp đơn nhất định. Người nộp đơn là thể nhân22 và công dân của và
cư trú tại nước thành viên có thu nhập bình quân đầu người dưới 3.000 đôla Mỹ sẽ được giảm 75% lệ phí nộp đơn quốc
tế và một số Cơ quan sáng chế có thể quy định mức giảm lệ phí tương tự. Mức giảm 75% cũng được áp dụng đối với bất
kỳ người nào là công dân của và cư trú tại một quốc gia được Liên hiệp quốc xếp hạng là “nước kém phát triển”. Nếu đơn
có nhiều người nộp đơn thì tất cả những người đó đều phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Ở giai đoạn quốc gia, việc
miễn, giảm và hoàn tiền lệ phí quốc gia có thể được thực hiện bởi Cơ quan sáng chế được chỉ định. Biểu phí quốc gia
trong Tài liệu hướng dẫn nộp đơn PCT có các thông tin về việc miễn, giảm và hoàn phí và, nếu có thì với điều kiện nào
và số tiền là bao nhiêu.
Ngoài ra, việc giảm phí còn áp dụng đối với người nộp đơn quốc tế sử dụng cách thức nộp đơn điện tử hoặc sử dụng PCT-
EASY (một công cụ điện tử của phần mềm PCT-SAFE). Phần mềm nộp đơn điện tử PCT-SAFE của WIPO trang bị cho người sử
dụng Hệ thống PCT một công cụ để chuẩn bị đơn quốc tế dưới dạng điện tử và nộp đơn thông qua việc chuyển trực tuyến
an toàn hoặc sử dụng các phương tiện như đĩa CD-ROM hoặc DVD. Các phần mềm nộp đơn tương thích với Hệ thống PCT
có thể được các Cơ quan sáng chế xây dựng. Việc nộp đơn điện tử chỉ có thể thực hiện ở Cơ quan nhận đơn và Văn phòng
quốc tế. Khoảng 50% số người nộp đơn PCT thực hiện việc nộp đơn điện tử một phần hoặc toàn bộ. Thông tin thêm về
PCT-SAFE có sẵn trên Internet, tại địa chỉ:
21. Có một khoản phí nộp đơn quốc tế cơ bản cố định . Trong quá khứ, mức phí được xác định theo số lượng quốc gia mà người
nộp đơn “chỉ định” để bảo hộ sáng chế. Cho đến ngày 01/01/2004, đơn PCT phải tự động chỉ định tất cả các quốc gia thành
viên PCT.
22. Thể nhân là cá nhân, không phải là một doanh nghiệp hoặc một quan hệ hợp tác.
5 3TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
Thời hạn nộp đơn PCT
Dưới đây là các bước cơ bản để nộp đơn PCT.
Bắt đầu
Thông thường, các thời hạn của đơn PCT phát sinh khi người nộp đơn nộp đơn đăng ký sáng chế quốc gia ở nước sở tại. Trong
đơn PCT tiếp theo, người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng ngày nộp đơn quốc gia là “ngày ưu tiên”. Ngày ưu tiên là ngày nộp
của đơn sớm nhất mà sẽ làm phát sinh quyền ưu tiên. Để được hưởng ngày ưu tiên, phải nộp bản sao có xác nhận của đơn
trước khi kết thúc tháng thứ 16 kể từ ngày ưu tiên. Nếu đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì ngày nộp đơn PCT sẽ là
được coi là ngày ưu tiên (mới) của đơn.
Tháng thứ 12
Theo Công ước Paris, người nộp đơn có 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn PCT cho cùng sáng chế. Đơn
này thường được nộp vào Cơ quan sáng chế quốc gia giống như đơn quốc gia, nhưng cũng có thể được nộp vào Văn phòng
quốc tế WIPO.
Tháng thứ 16
Sau khi nộp đơn PCT, Cơ quan tra cứu quốc tế (ISA) – một Cơ quan sáng chế có đủ điều kiện mới được chỉ định làm Cơ quan
tra cứu quốc tế của đơn PCT và được người nộp đơn chọn thực hiện việc tra cứu - sẽ thực hiện tra cứu quốc tế về tính mới và
trình độ sáng tạo của sáng chế đó và đưa ra báo cáo tra cứu quốc tế, cũng như ý kiến bằng văn bản về khả năng cấp bằng độc
quyền đối với sáng chế. Nếu muốn chọn ISA, đại diện sáng chế phải ghi rõ việc chọn ISA vào Mẫu tờ khai (Mẫu PCT/RO/101)
mà được nộp cùng với đơn quốc tế23. Báo cáo này sẽ được cung cấp cho người nộp đơn trong vòng bốn hoặc năm tháng
sau khi nộp đơn quốc tế. Báo cáo tra cứu quốc tế không được có ý kiến về giá trị của sáng chế nhưng phải có danh mục các
tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết liên quan đến yêu cầu bảo hộ trong đơn, chỉ rõ các yêu cầu bảo hộ sáng chế tương ứng với
tài liệu giải pháp kỹ thuật đã biết. Thông báo bằng văn bản chủ yếu đưa ra ý kiến ban đầu về khả năng bảo hộ của sáng chế
dựa trên những dữ liệu có trong báo cáo tra cứu. Báo cáo tra cứu và ý kiến bằng văn bản rất có giá trị đối với người nộp đơn
vì giúp người nộp đơn biết được cơ hội nhận được bằng độc quyền sáng chế của mình ở các quốc gia có liên quan. Một báo
cáo tra cứu thuận lợi có thể khích lệ người nộp đơn theo đuổi đơn trong giai đoạn quốc gia. Tuy nhiên, nếu báo cáo tra cứu
không thuận lợi (danh mục tài liệu về giải pháp kỹ thuật đã biết làm mất tính mới và/hoặc trình độ sáng tạo của sáng chế) thì
người nộp đơn có thể sửa yêu cầu bảo hộ trong một thời hạn nhất định (để phân biệt tốt hơn sáng chế với giải pháp kỹ thuật
đã biết) hoặc có thể rút đơn trước khi được công bố. Yêu cầu bảo hộ được sửa đổi tại thời điểm này sẽ được công bố cùng với
đơn quốc tế.
23. Dưới đây là các Cơ quan tra cứu quốc tế: Các Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Úc, Áo, Canada, Trung Quốc, Phần Lan (chưa thực
hiện) Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hoa Kỳ và EPO. Viện Sáng chế Bắc Âu (một Cơ quan liên
chính phủ được thành lập bởi Chính phủ Đan Mạch, Iceland và Na Uy) cũng đã được Hội đồng PCT chỉ định và bắt đầu hoạt
động như một ISA và IPEA trong tương lai gần.
Nộp đơn quốc gia
(ngày ưu tiên)
tháng
Nộp đơn PCT Báo cáo tra cứu
quốc tế & ý kiến
bằng văn bản
(Tùy chọn) Yêu
cẩu thẩm định
sơ bộ quốc tế
(Tùy chọn) Báo cáo
quốc tế về khả năng
được cấp bằng độc
quyền của sáng chế
Vào giai đoạn
quốc gia
Công bố đơn
quốc tế
5 4
Tháng thứ 18
Nếu đơn quốc tế không bị rút thì WIPO sẽ công bố đơn ngay sau 18 tháng kể từ ngày ưu tiên, cùng với báo cáo tra cứu quốc
tế và yêu cầu bảo hộ được sửa. Việc công bố sẽ bộc lộ sáng chế theo một mẫu thống nhất về nội dung của đơn quốc tế. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng ý kiến bằng văn bản của Cơ quan tra cứu quốc tế sẽ không được công bố.
Tháng thứ 22
Bước tiếp theo là người nộp đơn có thể yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế đơn của mình bằng cách nộp đơn yêu cầu (Mẫu
số PCT/IPEA/401) và nộp các khoản phí liên quan. Việc thẩm định sơ bộ sẽ đánh giá tính mới, trình độ sáng tạo (tính không
hiển nhiên) và khả năng áp dụng công nghiệp (tính hữu ích) của sáng chế và do một Cơ quan thẩm định sơ bộ quốc tế thực
hiện (đây chính là các Cơ quan sáng chế thực hiện cả việc tra cứu quốc tế). Đối với đơn quốc tế nộp vào ngày hoặc sau ngày
01/01/2004 thì thời hạn để nộp yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế là sau (a) 03 tháng kể từ ngày Cơ quan Tra cứu quốc tế đưa ra
báo cáo tra cứu/ý kiến bằng văn bản, (b) 03 tháng kể từ ngày tuyên bố theo Điều17(2)(a) rằng chưa có tra cứu nào được thực
hiện, hoặc (c) 22 tháng kể từ ngày ưu tiên.
Tháng thứ 28
Báo cáo thẩm định sơ bộ quốc tế phải được công bố vào tháng thứ 28 kể từ ngày ưu tiên. Mặc dù báo cáo này không có tính
ràng buộc đối với Cơ quan sáng chế quốc gia hoặc khu vực nhưng lại rất có giá trị đối với người nộp đơn vì nó cung cấp những
cơ sở vững chắc để đánh giá các cơ hội có được bằng độc quyền sáng chế. Quy trình thẩm định sơ bộ quốc tế tạo cơ hội cho
người nộp đơn sửa đơn toàn diện hơn, bao gồm việc sửa bản mô tả, yêu cầu bảo hộ và hình vẽ trong đơn. Người nộp đơn
thường yêu cầu thẩm định sơ bộ quốc tế khi muốn sửa đơn đang được xem xét. Điều quan trọng cần lưu ý là việc cấp bằng
độc quyền sáng chế vẫn thuộc thẩm quyền của Cơ quan Sáng chế quốc gia hoặc khu vực có liên quan.
Tháng thứ 30
Người nộp đơn phải vào giai đoạn quốc gia trước khi kết thúc thời hạn quy định tại Điều 39(1) Hiệp ước PCT. Thời hạn này là
30 tháng kể từ ngày ưu tiên, nhưng nhiều quốc gia thành viên kéo dài thời hạn này đến 31 tháng hoặc thậm chí dài hơn24. Các
cơ quan sáng chế được chỉ định thường không nhắc người nộp đơn rằng thời hạn vào giai đoạn quốc gia sắp hết (hoặc vừa
hết), mà đó là trách nhiệm của người nộp đơn phải theo dõi các thời hạn để đơn không bị mất hiệu lực trước Cơ quan được
chỉ định. Nếu người nộp đơn không hoàn thành tất cả công việc cần thiết để vào giai đoạn quốc gia trước khi hết thúc thời
hạn nêu trên thì đơn quốc tế sẽ mất hiệu lực và thủ tục trước mỗi Cơ quan sáng chế sẽ không được thực hiện. Việc khôi phục
quyền trong trường hợp người nộp đơn không đáp ứng thời hạn để vào giai đoạn quốc gia được quy định trong Hiệp ước PCT
và trong pháp luật của một số quốc gia.
Khi vào giai đoạn quốc gia, người nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu nhất định của quốc gia liên quan. Đó có thể bao gồm
việc nộp lệ phí quốc gia và nộp bản dịch của đơn, nếu cần. Nhiều quốc gia yêu cầu thực hiện thêm một số công việc trong giai
đoạn quốc gia như chỉ định đại diện sáng chế ở nước sở tại. Xem các Chương quốc gia liên quan đến từng Cơ quan sáng chế
được chỉ định trong Tài liệu hướng dẫn về PCT để biết thêm thông tin25.
Để có thông tin đầy đủ về việc nộp đơn PCT, hãy xem Tài liệu hướng dẫn dành cho người nộp đơn PCT và Bản tin điện tử PCT.26
Các thông tin khác có trên trang web PCT, tại www.wipo.int/pct/en/.
24. Cho đến tháng 8/2006, Cơ quan Sáng chế quốc gia của các nước sau không áp dụng thời hạn 30 tháng đối với việc vào giai đoạn
quốc gia theo Chương I như được quy định tại Điều 22(1) Hiệp ước PCT: Thụy Sỹ, Luxembourg, Thụy Điển, Tanzania và Uganda
[được công bố trong Bản tin điện tử PCT tháng 11 năm 2005). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với việc chỉ định khu vực của những
quốc gia đó, thời hạn theo Điều 22(3) Hiệp ước là 31 tháng.
25. The PCT Applicant’s Guide exists as a free, online publication at
26.
5 5TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
5. So sánh quy định pháp luật và các yêu cầu về việc nộp đơn
Đại diện sáng chế phải có khả năng nghiên cứu và hiểu được các yêu cầu khác nhau về đơn và việc nộp đơn của các hệ thống
pháp luật khác nhau. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra một số khác biệt giữa ba hệ thống pháp luật - EPO, Mỹ và Ấn Độ. Các thông tin
dưới đây không hoàn toàn đầy đủ nhưng sẽ chỉ ra những điểm khác biệt chính của ba hệ thống pháp luật này.
So sánh các yêu cầu về việc nộp đơn đăng ký sáng chế và các vấn đề về bảo hộ sáng chế giữa các Cơ quan Sáng chế của
Ấn Độ, châu Âu và Hoa Kỳ
VẤN ĐỀ CÔNG ƯỚC EPC HOA KỲ ẤN ĐỘ
CƠ QUAN SÁNG CHẾ EPO USPTO IPO
Điều kiện nộp đơn
Ai là tác giả sáng chế Người nộp đơn đầu tiên Người sáng chế đầu tiên Người nộp đơn đầu tiên
Thời hạn Tính mới tuyệt đối; tuy nhiên có
một số linh hoạt trong pháp luật
quốc gia hoặc thực tiễn của các
nước thành viên Công ước
Ân hạn 1 năm Tính mới tuyệt đối
Xem Phần 29-32
Thời hạn do việc bán sáng chế Không Có, ân hạn 1 năm Không
Đơn Đơn nộp trực tiếp;
Đơn khu vực nộp theo Công ước
Paris và/hoặc PCT
Đơn nộp trực tiếp
Đơn quốc gia nộp theo Công ước
Paris và/hoặc PCT
Đơn nộp trực tiếp
Đơn quốc gia nộp theo Công ước
Paris và/hoặc PCT
Nộp đơn quốc tế trong trường
hợp không nộp đơn quốc gia
Không quy định, tuy nhiên,
Vương quốc Anh và Pháp (và có
thể các nước khác) có yêu cầu
như vậy
Yêu cầu kiểm soát đơn nộp ra
nước ngoài
Phải được phép của Chủ tịch
Cơ quan sáng chế đối với tất cả
các đơn nộp ra nước ngoài, xem
Mục 8
Loại đơn
Tạm thời Không Có, nhưng đơn tạm thời không
được hưởng quyền ưu tiên
Có, cho phép nộp nhiều đơn tạm
thời, nhưng đơn tạm thời không
được hưởng quyền ưu tiên
Giải pháp hữu ích Có Có
Có thể yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên từ ngày nộp đơn tạm thời
Có
Có thể yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên từ ngày nộp đơn tạm thời
Đơn tách Có Có, (“tách đơn” nếu không có tính
thống nhất với đơn gốc
Tách đơn nếu có nhiều điểm yêu
cầu bảo hộ)
Có
Đơn tiếp theo Không Có Có, sáng chế bổ sung là sự cải
tiến so với sáng chế hiện có
Kiểu dáng công nghiệp Không, nhưng có kiểu dáng cộng
đồng châu Âu
Có Có, Giấy chứng nhận kiểu dáng
công nghiệp
Giải pháp hữu ích Có, tại Áo, Đức, Ý và Pháp
EPO không bảo hộ, nhưng các
quốc gia khác bảo hộ
Không Có
Ngày nộp đơn Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo
hộ và Tờ khai đăng ký sáng chế
tại Cơ quan Sáng chế châu Âu.
Lưu ý: không yêu cầu phải nộp lệ
phí để có được ngày nộp đơn
Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo
hộ và tờ khai của sáng chế
Lưu ý: không yêu cầu phải nộp
phí để có được ngày nộp đơn
Ngày nộp bản mô tả, yêu cầu bảo
hộ và tờ khai
5 6
VẤN ĐỀ CÔNG ƯỚC EPC HOA KỲ ẤN ĐỘ
CƠ QUAN SÁNG CHẾ EPO USPTO IPO
Công bố 18 tháng, thường được công bố
cùng báo cáo tra cứu
18 tháng, trừ khi yêu cầu không
công bố (và không nộp đơn ra
nước ngoài)
18 tháng, công bố sớm phải nộp
phí
Nội dung đơn
Ngôn ngữ Tiếng Anh, Pháp hoặc Đức Tiếng Anh Tiếng Anh, Hindi
Tình trạng kỹ thuật của sáng chế Mô tả vắn tắt Ngắn gọn nhất có thể Không yêu cầu
Trình bày vắn tắt
Mục đích của sáng chế “Vấn đề cần được sáng chế giải
quyết” cần phải xác định
Nên tránh Không yêu cầu
Có yêu cầu bộc lộ “phương pháp
thực hiện sáng chế” không?
Không Có, phương pháp thực hiện tối ưu
tại thời điểm nộp đơn
Mục 10(4)(b) yêu cầu bộc lộ
phương pháp thực hiện sáng chế
tối ưu nhất
Mô hình vấn đề/giải pháp Có Không yêu cầu Không yêu cầu
Bản chất kỹ thuật và tóm tắt về
sáng chế
Cô đọng nhất có thể, không quá
150 từ
Nên tương ứng với yêu cầu bảo
hộ, tóm tắt sáng chế không quá
150 từ
Không yêu cầu; không nên vượt
quá phạm vi của yêu cầu bảo hộ.
Bản tóm tắt nên cô đọng
Các vấn đề nội dung Không bảo hộ sáng chế các đối
tượng như phương pháp điều trị/
chẩn đoán/ phần mềm; các sáng
chế trái với “trật tự công cộng”
hoặc “đạo đức xã hội”.
Dạng sử dụng mới của chất đã
được bảo hộ sáng chế. Trình độ
sáng tạo nếu không hiển nhiên.
Tiêu chuẩn: phương pháp “có
thể–sẽ”; chỉ định thứ cấp của
trình độ sáng tạo, như hiệu quả
bất ngờ, giải quyết vấn đề đã tồn
tại rất lâu, vượt qua giả pháp kỹ
thuật đã biết.
Không có loại trừ cụ thể đối với
các sáng chế trái với “trật tự công
cộng”
Tính hiển nhiên được đánh giá
theo ý tưởng của người có trình
độ trung bình trong lĩnh vực kỹ
thuật liên quan; đặc điểm thứ hai
của tính không hiển nhiên bao
gồm các thành quả kinh tế, việc
giải quyết vấn đề đã tồn tại rất
lâu, v.v.
Các đối tượng bị loại trừ tại Điều
3, Chương 2, gồm phương pháp
điều trị bệnh cho người, phương
pháp kinh doanh, bản thân phần
mềm (ví dụ, phần mềm có trong
phần cứng được bảo hộ), cây
trồng, vật nuôi (nhưng chủng vi
sinh vật và trình tự gen được bảo
hộ), sáng chế trái với “trật tự công
cộng”, phương pháp dùng trong
nông nghiệp hoặc làm vườn.
Chất đa hình, chất chuyển hóa,
muối, ét-te, éte, dạng tinh khiết,
cỡ hạt, chất đồng phân, hỗn hợp
của các chất đồng phân, phức
chất, hỗn hợp và dẫn xuất của
các chất đã biết được coi là chất
tương tự, trừ khi chúng khác
nhau một cách đáng kể về tính
hiệu quả.
Yêu cầu bảo hộ
Loại yêu cầu bảo hộ Thiết bị, phương pháp, kết cấu,
dạng sử dụng, sản phẩm thu
được bởi phương pháp, dạng
Thụy Sỹ
Thiết bị, hệ thống phương pháp,
chế phẩm, sử dụng, sản phẩm,
cấu trúc dữ liệu, môi trường đọc
được bằng máy tính
Thiết bị, phương pháp, sản phẩm,
quy trình (không bảo hộ dạng sử
dụng mới của chất đã biết).
Dạng Ưu tiên dạng 2 phần; thường một
điểm yêu cầu bảo hộ đối với mỗi
loại; nhiều điểm yêu cầu bảo hộ
độc lập
USPTO không quy định dạng cụ
thể, nhưng muốn yêu cầu bảo hộ
gồm 2 phần
Pháp luật không quy định hình
thức cụ thể
Số lượng Thu lệ phí đối với 10 điểm yêu
cầu bảo hộ, yêu cầu bảo hộ bổ
sung phải nộp thêm phí
Thu phí đối với 20 điểm yêu cầu
bảo hộ, – 3 điểm yêu cầu bảo hộ
độc lập và 17 điểm yêu cầu bảo
hộ phụ thuộc; yêu cầu bảo hộ bổ
sung phải nộp thêm phí
Thu phí đối với 10 điểm yêu cầu
bảo hộ, yêu cầu bảo hộ bổ sung
phải nộp thêm phí
5 7TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO ĐƠN SÁNG CHẾ CỦA W I P O
VẤN ĐỀ CÔNG ƯỚC EPC HOA KỲ ẤN ĐỘ
CƠ QUAN SÁNG CHẾ EPO USPTO IPO
Bộc lộ
Bộc lộc tình trạng kỹ Không buộc phải bộc lộ Phải bộc lộ Không buộc phải bộc lộ
Yêu cầu nộp lưu Có Có Có
Thẩm định
Cách thức thẩm định Theo yêu cầu; yêu cầu phải được
nộp trong vòng 6 tháng kể từ khi
công bố báo cáo tra cứu.
Sớm nhất có thể sau khi nộp đơn Theo yêu cầu, yêu cầu phải được
nộp trong vòng 48 tháng kể từ
khi nộp đơn
Thời hạn để trả lời thông báo của
Cơ quan
Thường là 4 tháng và có thể
kéo dài thêm 2 tháng trong các
trường hợp ngoại lệ.
Thường là 3 tháng, và có thể kéo
dài đến 6 tháng, việc kéo dài
chỉ được phép sau khi có bằng
chứng.
6 tháng, cộng thêm 3 tháng và
phải nộp phí, việc kéo dài phải có
yêu cầu trước khi hết thời hạn.
Phản đối Sau khi cấp bằng Không, nhưng sẽ thẩm định lại Trước và sau khi cấp bằng
Quyền được bảo hộ Phải xác nhận hiệu lực ở các nước
thành viên; việc xác nhận hiệu
lực có thể phải nộp bản dịch của
sáng chế đã được bảo hộ cho
Cơ quan sáng chế quốc gia; khi
đã xác nhận hiệu lực, bằng độc
quyền sáng chế châu Âu cấp
quyền giống như sáng chế quốc
gia ở nước đó – bảo hộ trong
20 năm kể từ ngày nộp đơn ưu
tiên sớm nhất – nhưng không
thể thực thi trước khi văn bằng
được cấp
Bảo hộ ở Hoa Kỳ và các lãnh thổ
của Hoa Kỳ trong vòng 20 năm kể
từ ngày nộp đơn của đơn ưu tiên
sớm nhất – nhưng không thể
thực thi quyền trước khi được cấp
bằng độc quyền.
Bảo hộ ở Ấn Độ trong 20 năm
kể từ ngày nộp đơn của đơn ưu
tiên sớm nhất – nhưng không thể
thực thi quyền trước khi được cấp
bằng độc quyền.
Phí duy trì hiệu lực
Trước khi cấp bằng độc quyền
sáng chế
Nộp phí lần đầu tiên cho 3 năm
tính từ ngày nộp đơn; tiền được
nộp cho EPO
Không Không
Sau khi cấp bằng độc quyền sáng
chế
Nộp hằng năm cho các Cơ quan
sáng chế có liên quan
Nộp ba lần trong thời hạn bảo hộ
sáng chế
Nộp hằng năm, nộp trước khi bắt
đầu năm mới; nộp muộn sẽ bị
thu thêm phụ phí.
Văn bản pháp luật Luật = Công ước EPC
Quy định/Quy chế = Quy chế
thẩm định, Quy chế thực hiện
EPC
Luật = Luật Hoa Kỳ số 35
Quy chế = 37 CFR
Hướng dẫn = Hướng dẫn thẩm
định sáng chế
Luật = Luật Sáng chế năm 1970,
được sửa đổi năm 1999, 2002 và
2005
Quy chế = Quy chế sáng chế năm
2003
Hướng dẫn = Dự thảo Hướng dẫn
thẩm định sơn sáng chế
5 8
TỪ KHÓA
1. Giấy cam đoan là gì?
2. Tài liệu chuyển nhượng là hợp đồng giữa tác giả sáng chế và người khác trong đó chỉ ra rằng quyền của tác giả
sáng chế đã được chuyển nhượng cho bên khác. Đúng hay sai?
3. Hiệu lực, nếu có, của Công ước Paris đối với ngày ưu tiên của đơn là gì?
4. Cơ quan Sáng chế châu Âu thực hiện vai trò là một Cơ quan thẩm định sáng chế chung cho các nước thành viên
để cấp bằng độc quyền sáng chế duy nhất. Đúng hay sai?
5. Chức năng của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ là gì?
6. Hãy giải thích sự khác nhau giữa đơn giải pháp hữu ích chính thức và đơn giải pháp hữu ích tạm thời.
7. Ưu điểm của việc nộp đơn đăng ký sáng chế theo Hệ thống PCT là gì?
8. Nếu bằng độc quyền sáng chế được cấp theo PCT, WIPO sẽ cấp Bằng độc quyền sáng chế PCT mà có hiệu lực ở tất
cả quốc gia thành viên. Đúng hay sai?
9. Nếu người nộp đơn sử dụng Hệ thống PCT, người đó có cần theo đuổi đơn ở mỗi quốc gia mà muốn bảo hộ sáng
chế hay không?
10. Cơ quan nhận đơn PCT là gì?
CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
>> GIẤY CAM ĐOAN >> GIẤY ỦY QUYỀN >> CHUYỂN NHƯỢNG >> CÔNG ƯỚC PARIS
>> CƠ QUAN SÁNG CHẾ VÀ NHÃN HIỆU HOA KỲ >> CƠ QUAN SÁNG CHẾ CHÂU ÂU >> NƯỚC THÀNH VIÊN
>> HIỆP ƯỚC HỢP TÁC VỀ SÁNG CHẾ >> NGÀY ƯU TIÊN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_huong_dan_soan_thao_don_dang_ky_sang_che.pdf