Tài liệu khung về đo lường, Báo cáo & thẩm định (MRV)

Tương tự như phương thức chia sẻ thông tin của Hệ thống MRV, sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin - nền tảng giống như trong hệ thống MRV - là được đề nghị cho Hệ thống Thông tin về Các biện pháp an toàn và giám sát các PaM. Như đã đề cập ở trên, để đảm bảo việc truy cập mở và miễn phí, việc sử dụng một cổng thông tin dựa trên web (như FORMIS) là được đề xuất. Các lợi ích của việc sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin cho và giữa các các cơ chế của MRV, Các biện pháp an toàn và các PaM bao gồm:  Tích hợp các thông tin được thu thập bởi các cơ quan có liên quan đến việc thu thập dữ liệu cho các Biện pháp an toàn và giám sát các PaM, qua đó thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan.  Tham khảo chéo dữ liệu giữa các kết quả được tạo ra thông qua Hệ thống MRV và cách các Biện pháp an toàn được giải quyết theo một cách rõ ràng về mặt không gian.  Kết nối các kết quả của MRV với việc thực thi cấp cận quốc gia của các PaM theo một cách rõ ràng về mặt không gian.

pdf38 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu khung về đo lường, Báo cáo & thẩm định (MRV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến REDD+ của mình8, ước tính lượng khí nhà kính nhân tạo phát thải từ các nguồn và hấp thụ bởi các bồn, để báo cáo với UNFCCC nhằm truy cập tới các quỹ từ các khoản thanh toán cho hiệu quả thực thi được thẩm định trong tương lai (trong Pha III của REDD+). Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia cho REDD+ cuối cùng sẽ tạo thành một phần của Kiếm kê Khí nhà kính Quốc gia của Việt Nam9, mà sẽ được đệ trình bốn năm một lần trong Thông báo Quốc gia (NC) của mình tới UNFCCC. Theo Điều 4 và Điều 12 của UNFCCC, tất cả các Bên đều được yêu cầu phải chuẩn bị Thông báo Quốc gia. Công ước này yêu cầu Thông báo Quốc gia phải bao gồm một Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia và các bước cần thực hiện hoặc được dự kiến của Quốc gia để thực hiện UNFCCC và các thông tin khác có liên quan. Hướng dẫn hiện tại vạch ra những gì cần phải được đưa vào Thông báo Quốc gia cho các nước không có trong Phụ lục I có từ năm 2002. Hiệp ước Copenhagen chỉ ra rằng các hướng dẫn báo cáo mới có thể cần thiết, ngụ ý rằng thành phần REDD+ của báo cáo kiểm kê quốc gia sẽ cần phải được đệ trình cho UNFCCC hai năm một lần: yếu tố "Báo cáo" trong cụm từ MRV. Theo UNFCCC, thông tin báo cáo trong Kiểm kê Khí nhà kính10 đại diện cho một mối liên kết cần thiết giữa khoa học và chính sách, cung cấp các phương tiện mà Hội nghị các Bên (COP) có thể theo dõi tiến độ thực hiện của các Bên trong việc đáp ứng các cam kết của họ và trong việc đạt được các mục tiêu cuối cùng của Công ước. Các thông tin được báo cáo trong một Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu quả thực thi của mỗi Bên so với mức tham chiếu (hoặc cam kết) của mình, và do đó là tiền đề cần 8 IPCC đã xây dựng các hướng dẫn báo cáo cụ thể (IPCC 2006) để hỗ trợ các Bên trong việc cung cấp thông tin và ước tính lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính nhân tạo. 9 Các yêu cầu của UNFCCC để thường xuyên đệ trình kiểm kê về phát thải và hấp thụ khí nhà kính là có liên quan tới tất cả các ngành kinh tế. REDD+ sẽ là một trong những ngành này. Việc xây dựng định kz các kiểm kê khí nhà kính quốc gia yêu cầu các nước phải thiết lập một loạt các chức năng để lập kế hoạch, chuẩn bị và quản lý chúng. Điều 5.1 của Nghị định thư Kyoto của UNFCCC chính thức hóa các chức năng này trong một đoạn văn bản của quyết định như là “Hệ thống quốc gia” cho kiểm kê khí nhà kính. Hệ thống quốc gia sẽ cần phải bao gồm “tất cả các sắp xếp về mặt tổ chức, pháp lý và thủ tục được thực hiện trong một quốc gia để ước tính lượng phát thải nhân tạo từ các nguồn và hấp thụ bởi các bồn tất cả khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, và để báo cáo và lưu trữ thông tin kiểm kê" (Quyết định 1/CP.13). Nghị định thư Kyoto quy định rằng các hệ thống quốc gia cần phải được hỗ trợ bởi một bộ luật. Hệ thống quốc gia cần được thiết kế và vận hành để đảm bảo tính minh bạch, nhất quán, so sánh được, đầy đủ và chính xác của các kiểm kê. 10 UNFCCC đã thiết lập các cam kết cho các Bên tham gia báo cáo kiểm kê quốc gia về phát thải nhân tạo từ các nguồn và hấp thụ bởi các bồn tất cả các khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, trong phạm vi năng lực cho phép của mình, sử dụng các phương pháp có thể so sánh được được khuyến khích và thống nhất bởi Hội nghị các Bên. Quyết định tăng cường báo cáo trong các thông báo quốc gia, bao gồm cả các kiểm kê, từ các Bên không có trong Phụ lục I của Công ước về các hành động giảm thiểu và ảnh hưởng của chúng, và sự hỗ trợ nhận được, với sự linh hoạt hơn được trao cho các Bên là các nước kém phát triển nhất và các Quốc gia là các đảo nhỏ đang phát triển: (a) Nội dung và tần suất của thông báo quốc gia từ các Bên không có trong Phụ lục I của Công ước sẽ không bị phức tạp hơn so với các Bên có trong Phụ lục I của Công ước; (b) Các Bên không có trong Phụ lục I của Công ước phải đệ trình thông báo quốc gia của mình cho Hội nghị các Bên, theo khoản 1, Điều 12 của Công ước, bốn năm một lần hoặc theo bất kz quyết định bổ sung về tần suất nào của Hội nghị các Bên, có tính đến một thời gian biểu có phân biệt và sự cung cấp kịp thời các nguồn lực tài chính để trang trải tất cả các chi phí phát sinh được thống nhất bởi các Bên không có trong Phụ lục I của Công ước trong việc chuẩn bị thông báo quốc gia của họ; (c) Các nước đang phát triển, phù hợp với khả năng của mình và mức độ hỗ trợ nhận được cho việc xây dựng báo cáo, cũng cần đệ trình báo cáo cập nhật hai năm một lần có chứa các cập nhật về kiểm kê khí nhà kính quốc gia, bao gồm một báo cáo kiểm kê quốc gia và thông tin về các hành động giảm thiểu, nhu cầu và sự hỗ trợ nhận được; [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 23 thiết cho việc đưa ra các ưu đãi hoặc hình phạt cuối cùng. Chất lượng của Kiểm kê Khí nhà kính không chỉ dựa vào sự tin cậy của khoa học làm cơ sở cho các phương pháp và độ tin cậy gắn liền của các ước tính, mà còn về cách các thông tin này được biên soạn và trình bày như thế nào. Các thông tin phải được trình bày rõ ràng và phù hợp với yêu cầu báo cáo nêu trong các hướng dẫn của UNFCCC (UNFCCC 2004). Một Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia thường được chia thành hai phần: các bảng báo cáo (các bảng dữ liệu được chuẩn hóa có chứa các thông tin chủ yếu là định lượng) và báo cáo kiểm kê (thông tin toàn diện và minh bạch về cuộc kiểm kê ví dụ như tổng quan về xu hướng, phương pháp biên soạn kiểm kê và thông tin về độ bất định). Việt Nam ban đầu sẽ nhằm đạt được yêu cầu báo cáo Bậc 2 vào cuối Pha II và hướng đến thỏa mãn yêu cầu báo cáo Bậc 3 trong Pha III. Tại Việt Nam, đề nghị hiện nay của NOCCOP là duy trì việc sử dụng Hướng dẫn Chỉnh sửa IPCC 1996 cho đến khi Việt Nam có đủ năng lực để sử dụng các Hướng dẫn mới hơn của IPCC. Độ bất định, QA/QC và Thẩm định Một kiểm kê khí nhà kính chỉ hoàn thành nếu độ bất định được giảm càng nhiều càng tốt. Hướng dẫn của IPCC (2006) quy định rằng sẽ là sự vận dụng tốt nếu đảm bảo giảm thiểu được độ bất định của dữ liệu và đạt tới và duy trì một kiểm kê khí nhà kính chất lượng cao (Zoltan, 2009). Kiểm soát chất lượng (QC) có trong một hệ thống các hoạt động kỹ thuật thường xuyên được thiết kế để đánh giá và duy trì một kiểm kê khí nhà kính chất lượng cao. Điều này cần được các nhân viên biên soạn kiểm kê khí nhà kính thực hiện. Các hoạt động QC bao gồm các phương pháp chung như kiểm tra độ chính xác về thu thập và tính toán dữ liệu, và sử dụng các thủ tục chuẩn được phê duyệt cho tính toán lượng phát thải và hấp thụ, đo lường, ước tính độ bất định, lưu trữ và báo cáo thông tin. Các hoạt động QC cũng bao gồm việc đánh giá về mặt kỹ thuật tất cả các phân loại, các dữ liệu hoạt động, các hệ số phát thải, các tham số ước tính, và các phương pháp khác. Đảm bảo chất lượng (QA) là một hệ thống thủ tục đánh giá được lập ra khác mà cần phải được thực hiện bởi một bên thứ ba độc lập đối với một kiểm kê khí nhà kính đã hoàn thành, và là một quá trình quốc nội. QA được tiến hành sau khi các thủ tục QC đã được thực hiện. Thẩm định là một quá trình đánh giá độc lập (kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu được trình), được thực hiện bởi Ban Thư ký UNFCCC thông qua nhóm các chuyên gia của mình, về thông tin được báo cáo và các thủ tục được sử dụng để tạo ra thông tin. Ví dụ, một cách để thẩm định dữ liệu là so sánh các ước tính sử dụng phương pháp thay đổi trữ lượng với các ước tính sử dụng phương pháp tăng-giảm. Trong khi QA/QC được thực hiện ở trong nước, thẩm định là một quá trình được thực hiện ở cấp quốc tế bởi nhóm chuyên gia của UNFCCC. Độ bất định cũng có thể được giảm đi bằng cách phân tích phương pháp được sử dụng cho kiểm kê khí nhà kính. Độ bất định có thể phát sinh từ các phương pháp và các giả định được áp dụng, dữ liệu hoạt động, các hệ số chuyển đổi và mở rộng. Một số bất định có bản chất định tính, tức là không thể thể hiện chúng bằng các con số. Ví dụ, nếu một nguồn phát thải có liên quan bị bỏ qua trong khi xây dựng kiểm kê khí nhà kính, người ta chỉ có thể phát biểu thực tế này bằng một tuyên bố định tính, nhưng không thể nói có bao nhiêu khí thải bị bớt khỏi cuộc kiểm kê. Mặt khác, độ bất định thường có thể được ước tính một cách định lượng khi bất kz kiểu mẫu thống kê, đo lường và một số giả định nhất định được đưa ra. Hướng dẫn IPCC 2006 cung cấp các phương pháp và công thức có thể được áp dụng trong những trường hợp như vậy. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 24 Trong trường hợp một chuỗi dữ liệu khí nhà kính được ước tính theo thời gian là có sẵn, tính nhất quán của dữ liệu cũng cần được kiểm tra theo chuỗi thời gian. Điều này cũng có nghĩa là khi phát triển các phương pháp (và luôn có nhu cầu và khả năng cho điều này) chuỗi dữ liệu theo thời gian là luôn luôn được kiểm tra và, nếu cần thiết, được tính toán lại. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 25 3.2 NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ KHOẢNG TRỐNG NĂNG LỰC TRONG HỆ THỐNG MRV Hình 4 cung cấp một tổng quan về cơ cấu tổ chức được đề xuất cho hệ thống MRV của Việt Nam. Các yêu cầu cho mỗi thành phần của hệ thống được phân tích trong các phần dưới đây. Hình 4: Cơ cấu tổ chức của hệ thống MRV 3.2.1 Tạo ra Dữ liệu Hoạt động (AD) Việc tạo ra AD sẽ theo những bước và luồng công việc chính sau đây: AD EF Dữ liệu ô điều tra Phương trình hình số, Hệ số chuyển đổi/ mở rộng FIPI (MARD), GDLA (MONRE) Các viện nghiên cứu FSIV, VFU, FIPI, VAAS FIPI (MARD), GDLA (MONRE) NOCCOP (MONRE) Ban Chỉ đạo REDD+ Đơn vị Phối hợp Phát thải và hấp thụ của REDD+ Phát triển các phương trình hình số •Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật •Ủy thác kiểm tra nội bộ •Đảm bảo luồng thông tin và truy cập Cung cấp hướng dẫn Kiểm kê Các bon Quốc gia Giám sát Đất đai bằng viễn thám Biện soạn Kiểm kê Khínhà kình Cơ quan có trách nhiệm: Các chức năng: Các đầu ra: [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 26 Hình 5: Sơ đồ luồng công việc cho việc tạo ra AD Ma trận độ chính xác Ma trận thay đổi sử dụng đất Nhận ảnh vệ tinh Tiền xử lýT iề n xử lý P h ân tí ch /x ử lý ản h vi ễn th ám H ậu xử lý Tiền phân loại Phân loại Kiểm tra mặt đất Đánh giá độ chính xác Chọn phương pháp đánh giá độ chính xác Kiểm tra ngoại nghiệp Ảnh viễn thám độ phân giải cao Thiết kế lấy mẫu Thỏa mãn Không thỏa mãn Tạo dữ liệu huấn luyện Thu thập điểm khống chế Đ ầu ra Bản đồ thành quả (ví dụ: không kiểm định) (ví dụ: có kiểm định) Bản đồ khép kín Chú thích: Hoạt động được thể hiện trong hình thoi, Cơ sở dữ liệu được thể hiện trong hình chữ nhật. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 27 Đối với việc tạo ra AD và quản lý, lưu trữ các dữ liệu được tạo ra, hệ thống LMS sẽ cần phải thực hiện ba chức năng hoạt động riêng biệt:  Xây dựng bản đồ che phủ đất bằng GIS và RS, để cung cấp tình trạng đất đai khép kín cho các hoạt động REDD+ thông qua việc thu thập và phân tích các dữ liệu vệ tinh;  Phát triển và bảo trì hệ thống và ứng dụng, để theo dõi sự phát triển toàn cầu của các phần mềm GIS và RS và cung cấp tư vấn thường xuyên về các công nghệ và kỹ thuật mới nhất để xây dựng bản đồ bằng GIS và RS; và  Quản l{ và lưu trữ dữ liệu. Xây dựng trên khả năng hiện có và chức năng của các cơ quan ở Việt Nam, hệ thống LMS sẽ được điều hành chung bởi hai cơ quan chính, cụ thể là FIPI thuộc MARD và GDLA thuộc MONRE. Một ban chỉ đạo chung sẽ cần phải được thành lập trong các cơ quan này để phối hợp công việc về quy mô và phạm vi, lập kế hoạch hoạt động, kiểm toán và tuân thủ, và quản lý ngân sách. Năng lực hiện có  Xây dựng bản đồ che phủ đất bằng GIS và RS: Đất lâm nghiệp (FL): Năng lực hiện có để thực hiện xây dựng bản đồ đất lâm nghiệp sử dụng RS tồn tại chủ yếu ở FIPI, bao gồm cả các trung tâm và các đơn vị cấp vùng ("phân viện") của nó. FIPI đã tham gia vào việc xây dựng bản đồ che phủ rừng toàn quốc trong hơn 20 năm, thông qua bốn chu kz của NFIMAP. Việc đánh giá các công việc của NFIMAP trong quá khứ đã chỉ ra một số vấn đề như việc sử dụng không nhất quán hệ thống phân loại trong suốt các chu kz qua, và độ chính xác thấp do sự khác biệt trong kỹ năng đọc đoán ảnh viễn thám trực quan (JICA, Dự thảo Báo cáo Lâm thời, 2010). Một sơ lược về năng lực hiện có của FIPI được cung cấp trong Phụ lục 2. Đất ngoài lâm nghiệp (NFL): Năng lực hiện có để thực hiện xây dựng bản đồ sử dụng đất tồn tại trong GDLA và các đơn vị cấp cận quốc gia của nó. Tuy nhiên, GDLA hiện đang thực hiện xây dựng bản đồ đất ngoài lâm nghiệp dựa trên điều tra thực địa và các báo cáo hiện trường, mà không sử dụng các công nghệ RS.  Phát triển và bảo trì phần mềm: Năng lực để phát triển và bảo trì phần mềm và các ứng dụng liên quan đến LMS tồn tại trong một số tổ chức khác nhau trong nước. Việc phát triển và bảo trì phần mềm liên quan đến LMS sẽ cần phải được thuê ngoài cho các tổ chức nghiên cứu chuyên môn, mà các tổ chức này sẽ theo dõi sự phát triển của các phần mềm GIS và RS trên toàn cầu và cung cấp tư vấn thường xuyên về các công nghệ và kỹ thuật mới nhất của GIS và RS. Bảng 4 cung cấp một danh sách các cơ quan nghiên cứu có năng lực cần thiết cho công việc này.  Quản lý dữ liệu: FL: Quản lý dữ liệu liên quan đến đất lâm nghiệp hiện đang thực hiện bởi phòng Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ của FIPI. Tất cả các dữ liệu được tạo ra bởi FIPI (bao gồm cả các bản đồ che phủ rừng và dữ liệu ô điều tra) là được quản l{ và lưu trữ bởi phòng nói trên, sử dụng hai máy chủ dữ liệu của nó. Các bản đồ che phủ rừng được lưu trữ dưới định dạng của phần mềm MapInfo. Dữ liệu các ô điều tra được lưu trữ như là một cơ sở dữ liệu dưới định dạng của phần mềm MS Access. Cả hai loại dữ liệu trên hiện vẫn chưa được công bố trên mạng Internet. NFL: Quản lý dữ liệu liên quan đến tất cả loại hình sử dụng đất hiện đang được thực hiện tại Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai (CLAI) thuộc GDLA. (CẦN PHẢI ĐỊNH NGHĨA LOẠI QUẢN LÝ DỮ LIỆU NÀO ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN.) Bảng 4. Yêu cầu kỹ thuật, năng lực hiện có và khoảng trống năng lực cho việc thiết lập một LMS hoạt động tại Việt Nam Các chức năng LMS Năng lực hiện có Khoảng trống năng lực Xây dựng  Đất Lâm nghiệp (FL): FIPI (FREC, CFIC và  Thiết lập các tiêu chuẩn phân loại đất [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 28 bản đồ che phủ đất bằng GIS và RS các phân viện) - hiện đang tiến hành xây dựng bản đồ rừng toàn quốc sử dụng chủ yếu ảnh SPOT 5 (áp dụng giải đoán trực quan).  Đất Ngoài lâm nghiệp (NFL): GDLA, Bộ TN & MT - có chức năng giám sát tất cả các loại đất, nhưng năng lực hiện tại chỉ giới hạn ở giám sát trên mặt đất. được hài hòa hóa giữa Bộ NN & PTNT và Bộ TN & MT, đáp ứng yêu cầu REDD+; Thiết lập các thủ tục QA/QC.  FL: Sửa đổi các quy trình được chuẩn hóa để thu thập số liệu thực địa; Sửa đổi các hướng dẫn được chuẩn hóa để giải đoán ảnh RS; Sửa đổi hướng dẫn được chuẩn hóa để kiểm tra và nghiệm thu; Nâng cao năng lực (thông qua việc tăng số lượng nhân viên được đào tạo và cung cấp các phần mềm và bản quyền có liên quan) đặc biệt cho các phân viện của FIPI, trong việc nâng cao chất lượng giải đoán ảnh RS và đánh giá độ chính xác (xem thêm phần nhu cầu tăng cường năng lực thuộc phần ước tính EF).  NFL: Xây dựng năng lực tổng thể trong việc xây dựng bản đồ đất dựa trên RS.  QA/QC vẫn chưa được thể chế hoá đầy đủ. Phát triển và bảo trì phần mềm  Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam (STI VN), Cục Công nghệ Viễn thám, GIS và GPS.  Trung tâm nghiên cứu GIS và viễn thám, Viện Địa lý Tài nguyên, Hồ Chí Minh.  Ban Bản đồ, RS & GIS, Khoa Địa l{ và Địa chất, Đại học Khoa học, Đại học Huế.  Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Viễn thám và GIS (CARGIS), Đại học Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhu cầu tăng cường năng lực cho chức năng này sẽ phụ thuộc vào cơ quan đảm nhiệm công việc Quản lý dữ liệu  FL: FIPI (Phòng Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ)  NFL: Trung tâm Lưu trữ và Thông tin Đất đai (CLAI). Năng lực kỹ thuật để quản lý dữ liệu ở FIPI và GDLA được coi là tương đối đầy đủ. Nhu cầu tăng cường năng lực Căn cứ vào năng lực hiện có tại Việt Nam ở trên và năng lực cần thiết và luồng công việc trong tương lai, tăng cường năng lực trong các lĩnh vực sau đây sẽ được yêu cầu ngay trong các cơ quan quốc gia tương ứng.  Xây dựng bản đồ che phủ đất bằng GIS và RS: Thiết lập các tiêu chuẩn phân loại đất được hài hòa hóa giữa Bộ NN & PTNT và Bộ TN & MT, đáp ứng yêu cầu REDD+; Thiết lập các thủ tục QA/QC. FL: Sửa đổi quy trình được chuẩn hóa để thu thập số liệu thực địa; Sửa đổi các hướng dẫn được chuẩn hóa để giải đoán ảnh RS; Sửa đổi hướng dẫn được chuẩn hóa để kiểm tra, nghiệm thu; Nâng cao năng lực (thông qua việc tăng số lượng nhân viên được đào tạo và cung cấp các phần mềm và bản quyền có liên quan) đặc biệt cho các phân viện của FIPI, trong việc nâng cao chất lượng giải đoán ảnh RS và đánh giá độ chính xác (xem thêm phần nhu cầu tăng cường năng lực thuộc phần ước tính EF). NFL: Xây dựng năng lực tổng thể trong việc xây dựng bản đồ đất dựa trên viễn thám.  Phát triển và bảo trì phần mềm: Các nhu cầu tăng cường năng lực cho chức năng này sẽ phụ thuộc vào cơ quan đảm nhiệm công việc, và cần phải được xác định trong Pha I của REDD+. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 29  Quản lý dữ liệu: Năng lực kỹ thuật để quản lý dữ liệu ở FIPI và GDLA được coi là tương đối đầy đủ (đối với FIPI dự án NFA nói trên sẽ giải quyết thêm việc nâng cao năng lực quản lý dữ liệu bao gồm cả việc cải thiện cơ sở hạ tầng vật lý). Tuy nhiên, với việc làm rõ hơn các điều khoản và điều kiện cho việc truy cập và chia sẻ dữ liệu của LMS, các yêu cầu nâng cao năng lực hơn nữa trong quản lý dữ liệu có thể trở nên rõ ràng hơn. 3.2.2 Ước tính Hệ số Phát thải (EF) Ước tính EF sẽ theo những bước và luồng công việc chính sau đây; Hình 6: Sơ đồ luồng công việc cho việc ước tính EF Để ước tính EF, quản l{ và lưu trữ các dữ liệu được tạo ra, một số chức năng hoạt động cụ thể là được yêu cầu;  Xây dựng NCI: FL: Tiến hành điều tra hiện trường để thu thập dữ liệu về sinh khối và thu thập mẫu của các bể chứa các bon có liên quan để phân tích trong phòng thí nghiệm, cho mỗi trạng thái rừng; NFL: Tiến hành điều tra hiện trường để thu thập dữ liệu về sinh khối, và để thu thập mẫu của các bể chứa các bon có liên quan để phân tích trong phòng thí nghiệm cho mỗi phân loại sử dụng đất đại diện mà có khả năng là các sử dụng đất chuyển đổi từ/thành rừng;  Phát triển các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng;  Quản l{ và lưu trữ dữ liệu. Thiết kế lấy mẫu/ xác định mật độ Điều tra thực địa/ Thu thập dữ liệu Sp., DBH, H & mẫu đất, cây chết, rác, vv Nhập liệu Xử lý số liệu Thu thập thực địa Phân loại rừng thành các đơn vị rừng đồng nhất (theo kiểu rừng & kiểu quản lý) QC QA CSDL ô điều tra CSDL tỷ trọng gỗ CSDL phương trình hình số CSDL về EF Đo đạc trong phòng thí nghiệm Bảng tra Phân tích dữ liệu Phân loại đất Đất Lâm nghiệp và Ngoài lâm nghiệp Đất Ngoài lâm nghiệpĐất Lâm nghiệp Để phát triển các hệ số mở rộng sinh khối & các phương trình hình số Chú giải: Hoạt động được trình bày trong hình thoi, Cơ sở dữ liệu được trình bày trong hình chữ nhật. Viết tắt: DB: Cơ sở dữ liệu QA: Đảm bảo chất lượng QC: Kiểm soát chất lượng Sp: Loài cây DBH: Đường kính ngang ngực H: Chiều cao EF: Hệ số Phát thải [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 30 Xây dựng trên năng lực và chức năng hiện có của các cơ quan tại Việt Nam, việc ước tính EF sẽ dựa vào một số tổ chức hiện có thuộc MARD và MONRE. Một ban chỉ đạo chung sẽ cần phải được thành lập để phối hợp công việc về quy mô và phạm vi, lập kế hoạch các hoạt động, kiểm toán và tuân thủ, và quản lý ngân sách. Năng lực hiện có  Xây dựng NCI: FL: Đối với việc thu thập dữ liệu sinh khối và các mẫu của các bể chứa các bon có liên quan trên đất lâm nghiệp, FIPI thông qua chương trình NFIMAP của mình có năng lực liên quan về mặt tổ chức. Việc thu thập số liệu sẽ được thực hiện ở cấp cận quốc gia thông qua các phân viện được phân cấp mà sẽ hoạt động như các trung tâm thu thập số liệu: Phân viện Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, và Nam Bộ. Xây dựng trên năng lực hiện có của mình, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực ở cấp quốc gia và cận quốc gia sẽ được cung cấp bởi dự án hợp tác FAO-Phần Lan cho Đánh giá Rừng Quốc gia (NFA)11. Dự án sẽ hỗ trợ FIPI để thích ứng các vận dụng hiện tại với các tiêu chuẩn, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được quốc tế công nhận. NFL: Đối với thu thập các thông số chung liên quan đến kiểm kê các bon trên các sử dụng đất ngoài lâm nghiệp đại diện, mà chúng có khả năng trải qua chuyển đổi từ/thành rừng, năng lực thường trực để thu thập các dữ liệu đó là chưa tồn tại ở trong nước; dữ liệu loại này chỉ tồn tại thông qua các dự án nghiên cứu.  Phát triển các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng: công tác phát triển các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng đã được thực hiện tại Việt Nam, nhưng không thường xuyên, và trong một số tổ chức khác nhau. Các tổ chức với năng lực hiện có đủ để thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc liên quan bao gồm FSIV, VFU, FIPI, và Đại học Tây Nguyên. Một bản tóm tắt các năng lực hiện có là được cung cấp trong Phụ lục Y. Bên ngoài ngành lâm nghiệp, các tổ chức thuộc MARD, chẳng hạn như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tạo ra một số dữ liệu liên quan.  Quản l{ và lưu trữ dữ liệu: Nhìn chung, không có nền tảng chung để lưu trữ/chia sẻ dữ liệu liên quan tới EF trên toàn quốc. Cụ thể, ở FIPI, năng lực kỹ thuật để quản lý dữ liệu được coi là tương đối đầy đủ (dự án NFA nói trên sẽ giải quyết thêm việc nâng cao năng lực quản lý dữ liệu bao gồm cả cải thiện cơ sở hạ tầng vật lý). Nhu cầu tăng cường năng lực  Xây dựng NCI: Các hoạt động trước nhất sẽ là đào tạo và phát triển một hoặc hai cơ sở dữ liệu kiểm kê các bon chuyên dụng. Sẽ có nhu cầu đào tạo về việc tạo ra EF rút ra từ kết quả của công tác kiểm kê và các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng. Ví dụ, FIPI sẽ yêu cầu đào tạo để sử dụng dữ liệu ô điều tra (ví dụ như đường kính ngang ngực, tên cây, hàm lượng các bon trong đất) và từ các nghiên cứu (dữ liệu hình số của cây) để ước tính EF cho mỗi trạng thái đồng nhất được xác định thông qua quá trình phân loại. FL: Ở cấp độ chung nhất, thiết kế NFIMAP sẽ cần phải được sửa đổi để có: 1) một quy trình cho việc thu thập dữ liệu thực địa của tất cả các bể chứa các bon có liên quan, và 2) một thiết kế lấy mẫu đáp ứng hệ thống phân loại rừng và các yêu cầu độ chính xác của REDD+. Năng lực điều tra thực địa 11 Dự án NFA cho Việt Nam (thuộc Dự án Hợp tác FAO-Phần Lan) sẽ hoạt động trong vòng ba năm kể từ tháng 3 năm 2011, với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cải tiến chương trình NFIMAP của mình. Các lĩnh vực hỗ trợ cụ thể bao gồm: 1) thiết lập sự nhất trí trên toàn quốc về các nhu cầu và phương pháp của chương trình NFIMAP; 2) tăng cường năng lực cho VNFOREST và FIPI; và 3) phát triển một cơ sở được hài hòa hóa để xây dựng bản đồ rừng và cơ sở dữ liệu ô điều tra. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 31 của FIPI, đặc biệt là ở các phân viện, sẽ cần được đào tạo thêm về quy trình điều tra thực địa mới với sự hỗ trợ của GIS và RS, mà chúng sẽ cung cấp cho họ bản đồ chi tiết các tọa độ của các ô lấy mẫu. NFL: Đối với đất ngoài lâm nghiệp, điều tra thực địa về các bon cần phải được thể chế hoá trong GDLA. Tăng cường năng lực để thực hiện việc điều tra dựa trên các quy trình được chuẩn hóa để thu thập dữ liệu thực địa sẽ cũng là một nhu cầu.  Phát triển phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng: Năng lực (kỹ thuật) để phát triển các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng được coi là tương đối đủ ở trong nước. Tuy nhiên, cũng cần công nhận là cần phải có nguồn lực đáng kể để đạt được các yêu cầu báo cáo Bậc 3.  Quản l{ và lưu trữ dữ liệu: Việt Nam cần phát triển một cơ sở dữ liệu chuyên dụng để lưu trữ và quản lý tất cả dữ liệu liên quan tới EF ở trong nước. Trong một lựa chọn khác, Việt Nam có thể chọn để phát triển hai cơ sở dữ liệu chuyên dụng để lưu trữ các EF tương ứng cho đất lâm nghiệp và đất ngoài lâm nghiệp. Hai cơ sở dữ liệu này sẽ cần phải được kết nối và tích hợp với nhau để kiểm soát chất lượng cho nhau. 3.2.3 Điều tra Khí nhà kính cho REDD+ Năng lực hiện có Hiện nay, NOCCOP thuộc Cục Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu của MONRE có chức năng chung trong việc tạo ra và biên soạn các Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia, và hành động như là đầu mối chính thức với UNFCCC. Khi Việt Nam tiếp tục các nỗ lực và hành động đối với việc thực hiện các cam kết của mình như một Bên không có trong Phụ lục I của UNFCCC, NOCCOP đã biên soạn và trình Thông báo Quốc gia Lần đầu tiên của mình cho UNFCCC vào năm 2003, mô tả chi tiết Kiểm kê Phát thải Khí nhà kính Quốc gia (NGHGEI) cho năm 1994. Thông báo Quốc gia Lần thứ hai (nộp trong năm 2010) mô tả chi tiết NGHGEI cho năm 2000. Trong thực tế, NOCCOP, như một văn phòng hành chính, chỉ giám sát quá trình soạn thảo và biên soạn trong khi kiểm kê khí nhà kính trong mỗi lĩnh vực cụ thể là được tạo ra thông qua các hợp đồng công việc với một nhóm chuyên gia từ các viện có liên quan đến lĩnh vực đó. Là một Bên không có trong Phụ lục I, Việt Nam hiện đang thực hiện công việc kiểm kê như là các “dự án” tại thời điểm soạn thảo mỗi NC, có nghĩa là không tồn tại năng lực thường trực cho công việc này. Trong quá khứ, đối với ngành lâm nghiệp, dữ liệu được sử dụng là được tạo ra bởi FIPI cũng như các đơn vị cấp cận quốc gia của VNFOREST - ví dụ các đơn vị Kiểm Lâm ở các cấp tỉnh, huyện, xã - phụ trách việc theo dõi đất rừng, và đã được chuẩn hóa bởi Tổng Cục Thống kê. Sau khi biên soạn dữ liệu, RCFEE (FSIV) đã tiến hành đánh giá độ bất định bằng hình thức hợp đồng với NOCCOP. Nhu cầu tăng cường năng lực Nhận thức được sự cần thiết phải tăng cường năng lực, hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực đang được cung cấp bởi dự án hợp tác của JICA. Dự án sẽ hỗ trợ NOCCOP để ... Đánh giá độ bất định được đề nghị là một lĩnh vực vẫn cần phải giải quyết, mà nó sẽ cần phải được thực hiện bởi các cơ quan có liên quan, dưới hình thức hợp đồng, bởi vì năng lực cần có trong công việc này có thể được tìm thấy trong các tổ chức khác nhau trên toàn quốc. Việc xây dựng các hướng dẫn chuẩn để thực hiện đánh giá độ bất định sẽ là rất quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp mà việc này là được thực hiện theo hình thức hợp đồng. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 32 3.3 PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG MRV 3.3.1 Đơn vị Phối hợp Hệ thống MRV sẽ tận dụng năng lực và thông tin từ các tổ chức và các cơ quan quốc gia khác nhau và sẽ cần có sự phối hợp bởi một "đơn vị phối hợp" mà nó sẽ hỗ trợ Ban Chỉ đạo REDD+ hoạt động. Đơn vị phối hợp sẽ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị chức năng cần thiết để vận hành Hệ thống MRV. Sự phối hợp của hệ thống này được hỗ trợ bởi một nền tảng chia sẻ thông tin (mục 3.3.1). Các chức năng liên quan tới Hệ thống MRV của đơn vị phối hợp này sẽ bao gồm:  Tư vấn để cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về các yêu cầu của UNFCCC cho kiểm kê khí nhà kính;  Phối hợp với các hệ thống thông tin lớn hơn khác (ví dụ như FORMIS) để đảm bảo sự hợp lý hóa của dữ liệu và các luồng thông tin;  Phối hợp giữa các cơ quan thực hiện mỗi thành phần của hệ thống MRV của MARD và MONRE, bao gồm cả về (i) định nghĩa về phân loại rừng, (ii) ranh giới giữa đất lâm nghiệp và đất ngoài lâm nghiệp, (iii) hướng dẫn kỹ thuật trong việc phát triển các hướng dẫn về mặt phương pháp cho mỗi thành phần của MRV bao gồm cả việc xây dựng bản đồ (ví dụ như độ phân giải), tần suất giám sát (ít nhất là 2 năm) - phù hợp với các yêu cầu của UNFCCC và các nguyên tắc báo cáo vẫn cần được phát triển cho REDD+, và (iv) tổ chức đánh giá chung định kz;  Phối hợp để tạo ra các Kiểm kê Khí nhà kính thông qua hoặc cùng với NOCCOP, bao gồm (i) nhận chức năng thực hiện Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+, (ii) phối hợp Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+ với các Kiểm kê Khí nhà kính cho các ngành khác (bao gồm việc tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan). Nhóm Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+ có thể được khuyến nghị là một đơn vị với chức năng quản l{, giám sát và hướng dẫn mọi hoạt động liên quan đến MRV cho REDD+ tại Việt Nam; và  Bảo đảm rằng QA/QC là được thực hiện thường xuyên và thỏa đáng. Văn phòng REDD+ Việt Nam có thể là một ứng cử viên thích hợp để hoàn thành vai trò của đơn vị phối hợp này. Tuy nhiên, do năng lực và chức năng của Văn phòng REDD+ Việt Nam vẫn chưa được xác định đầy đủ trong giai đoạn soạn thảo tài liệu này, vẫn còn quá sớm để quyết định về việc này. Tài liệu này có ý định thúc đẩy việc thảo luận về các năng lực có liên quan để thực hiện vai trò này. Đối với phối hợp cấp cao hơn của hệ thống MRV, Ban Chỉ đạo REDD+ có thể ở vị trí tốt nhất để thực hiện điều này. Các chức năng chính của Ban Chỉ đạo trong việc phối hợp sẽ là:  Quản lý nguồn ngân sách  Lập kế hoạch và giám sát hoạt động của Đơn vị Phối hợp  Cung cấp hướng dẫn kỹ thuật về các yêu cầu của UNFCCC cho Kiểm kê Khí nhà kính. 3.3.2 Nền tảng Chia sẻ Thông tin Một phần quan trọng trong công tác phối hợp có thể được giải quyết bằng cách sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin, mà nó sẽ cập nhật các luồng thông tin một cách thường xuyên từ mỗi thành phần/cơ quan của Hệ thống MRV. Ví dụ, đối với việc tạo ra AD, một nền tảng chia sẻ cho sự phát triển và vận hành của LMS cho REDD+ có thể được phối hợp bằng cách dựa trên một nền tảng thông tin như sau:  Một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tích hợp, liên kết cơ sở dữ liệu được quản lý bởi FIPI cho đất lâm nghiệp với cơ sở dữ liệu được quản lý bởi GDLA cho đất ngoài lâm nghiệp;  Một nền tảng cho sự phát triển và bảo trì hệ thống LMS và các phần mềm; và  Một cổng thông tin để đảm bảo truy cập và luồng thông tin về thay đổi sử dụng đất giữa các các tổ chức có liên quan tới MRV, cũng như các tổ chức khác làm việc trong Chương trình REDD+ của Việt Nam, mà sẽ cần phải sử dụng các thông tin về đất đai (ví dụ như để giám sát các PaM, các Biện pháp an toàn vv...). [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 33 Tương tự, ước tính EF có thể được tạo điều kiện thông qua một nền tảng thông tin được chia sẻ với tất cả các cơ quan liên quan làm việc về thu thập số liệu điều tra thực địa, phát triển các phương trình hình số và các hệ số chuyển đổi/mở rộng. Sau khi AD và EF được công bố thông qua một nền tảng thông tin, một ứng dụng kiểm kê khí nhà kính cho REDD+ cũng sẽ được tung ra trên nền tảng thông tin này để có thể hỗ trợ nhóm kiểm kê khí nhà kính tạo ra các dữ liệu khí nhà kính để báo cáo. Hình 7. Nền tảng chia sẻ thông tin Ví dụ, Hệ thống Thông tin và Giám sát Lâm nghiệp (FORMIS) có một cấu trúc và chức năng đầy đủ để liên kết với các cơ sở dữ liệu thông tin và cung cấp một chức năng giao diện web cho REDD+, mặc dù nó hoạt động vượt quá phạm vi của REDD+. Hệ thống FORMIS là được đề xuất bao gồm 3 hệ thống con: (i) các cơ sở dữ liệu sẽ lưu trữ dữ liệu định lượng và định tính được thu thập và quản lý bởi các cơ quan bên trong và bên ngoài của hệ thống FORMIS, (ii) một nền tảng sẽ cung cấp một địa điểm cho các công cụ xác thực bảo mật người dùng, tìm kiếm và tích hợp, và (iii) một cổng thông tin sẽ cho phép chia sẻ, xuất bản, truy cập, cũng như nhập dữ liệu vào các ứng dụng khác nhau (ví dụ như Hệ thống Thông tin về các Biện pháp an toàn). Do FORMIS hiện đang trong quá trình phát triển (FORMIS, 2010), các yêu cầu cho các hệ thống con khác nhau sẽ cần phải được xác định với nhóm FORMIS. Nền tảng Thông tin Hệ thống MRV Hệ thống Giám sát Đất đai Kiểm kê Các bon Quốc gia Giám sát các PaM Hệ thống Thông tin các Biện pháp an toàn Kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng Kiểm kê Khí nhà kính Quốc gia (2 năm 1 lần) REDD+ GHG-I Thẩm định quốc tế Đánh giá độc lập nộibộ Đảm bảo Chất lượng Chú giải: luồng thông tin QC/QA và thẩm định [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 34 4 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH & GIẢI PHÁP (PaM) Theo các thảo luận của COP 16, các nước tham gia REDD+ sẽ cần phải phát triển cùng với Hệ thống MRV của mình một hệ thống cung cấp thông tin về cách các Biện pháp an toàn được giải quyết và tôn trọng, và để chứng minh “các hành động dựa trên kết quả cần phải được đo lường, báo cáo và thẩm định đầy đủ.” Hai cơ chế, cụ thể là Hệ thống thông tin về các Biện pháp an toàn, và giám sát các PaM là được đề xuất như là các cơ chế để đáp lại những yêu cầu cụ thể này. Giám sát các PaM là một công cụ trong nước để giám sát việc thực hiện các PaM, mặc dù nó cũng sẽ được cung cấp cho cộng đồng quốc tế thông qua cung cấp thông tin về các Biện pháp an toàn. Hệ thống Thông tin về các Biện pháp an toàn hoàn toàn là một hệ thống để cung cấp thông tin cho tất cả các bên liên quan, cả quốc tế và trong nước. 4.1 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CỦA REDD+ Khái niệm về các biện pháp an toàn đã được giới thiệu trong COP15 và đã được thông qua trong COP16, được mô tả trong Phụ lục I “Hướng dẫn và các biện pháp an toàn cho các phương pháp chính sách và ưu đãi tích cực về các vấn đề liên quan đến giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển; và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các bon của rừng ở các nước đang phát triển”. Khi tiến hành các hoạt động nêu tại khoản 70 của quyết định này, các biện pháp an toàn sau đây cần được thúc đẩy và hỗ trợ: (a) Các hành động bổ sung cho hoặc phù hợp với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước và hiệp định quốc tế có liên quan; (b) Cấu trúc quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, có tính đến luật pháp và chủ quyền quốc gia; (c) Tôn trọng những kiến thức và quyền của người dân bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương, bằng cách xem xét các nghĩa vụ quốc tế liên quan, hoàn cảnh và pháp luật quốc gia, và ghi nhận rằng Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người dân bản địa; (d) Sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và cộng đồng địa phương, trong các hành động được nêu tại các khoản 70 và 72 của quyết định này; (e) Các hành động phù hợp với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo rằng các hành động được nêu tại khoản 70 của quyết định này không được sử dụng cho việc chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đó được sử dụng để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ sinh thái của chúng, và để nâng cao lợi ích xã hội và môi trường khác; (f) Hành động để giải quyết các nguy cơ đảo lộn; (g) Hành động để giảm thiểu thay thế của phát thải. Quyết định rằng các hoạt động được thực hiện bởi các Bên nêu tại khoản 70 ở trên cần được thực hiện theo các pha, bắt đầu bằng việc phát triển các chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia, chính sách và giải pháp, và tăng cường năng lực, theo sau là việc thực hiện các chính sách và giải pháp quốc gia và các chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia mà có thể liên quan đến việc tăng cường năng lực bổ sung, phát triển và chuyển giao công nghệ, và các hoạt động trình diễn dựa trên kết quả, và cuối cùng phát triển thành các hành động dựa trên kết quả mà cần phải được đo lường, báo cáo và thẩm định một cách đầy đủ; Yêu cầu các Bên là các nước đang phát triển hướng đến việc thực hiện các hoạt động được nêu tại khoản 70 ở trên, (),phát triển các thành phần sau: () (c) Một hệ thống để cung cấp thông tin về cách các biện pháp an toàn được đề cập trong phụ lục I của quyết định này được giải quyết và được tôn trọng suốt quá trình thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 70 ở trên, trong khi tôn trọng vấn đề chủ quyền; [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 35 Theo yêu cầu của Công ước, các nước sẽ cần phải phát triển một hệ thống cung cấp tất cả các thông tin cần thiết bao gồm cả luật lệ hiện hành liên quan đến sử dụng và giao đất, các quyền bản địa và tất cả các biện pháp và hoạt động mà các nước đang thực hiện để thúc đẩy chúng. Hệ thống này cũng sẽ cung cấp thông tin về cấu trúc quản trị và các chức năng của Việt Nam để giải quyết REDD+, từ chính phủ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương, và các hoạt động phi chính phủ (các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư nhân). Hệ thống thông tin này sẽ là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan quốc gia và quốc tế trong quá trình REDD+ thông qua việc truy cập tự do tới các thông tin về cách các biện pháp an toàn của REDD+ được giải quyết. Để đảm bảo việc truy cập mở và miễn phí này, hệ thống sẽ tốt nhất được vận hành thông qua một cổng thông tin web. Bất cứ khi nào thích hợp, thông tin có thể được tự do truy cập qua Internet, thúc đẩy tính minh bạch, và sẽ hoạt động như một điểm truy cập cho bất kz bên liên quan hoặc bên quan tâm nào tìm kiếm thông tin về REDD+ tại Việt Nam. Bất cứ khi nào có thể, thông tin được thu thập về các Biện pháp an toàn sẽ được dựa trên các năng lực hiện có. 4.2 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP (PaM)12 Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+ (được tạo ra thông qua Hệ thống MRV) sẽ được sử dụng để báo cáo với UNFCCC hiệu quả thực thi REDD+ của Việt Nam dưới dạng lượng khí CO2 tương đương. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi REDD+ của Việt Nam có thể sẽ là kết quả của nhiều “chính sách và giải pháp” được thực hiện đồng thời ở các cấp quốc gia và cận quốc gia, và rất khác nhau về mặt bản chất, từ pháp l{ đến kinh tế xã hội đến quản l{ đất đai. Do đó, sẽ cần các thông số giám sát đa dạng để theo dõi các hoạt động này. Cấu trúc của phương pháp giám sát cận quốc gia thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào cách thức Việt Nam quyết định liên kết hiệu quả thực thi giảm thiểu quốc gia với các hoạt động cấp cận quốc gia, tức là phương pháp ‘lồng ghép’ REDD+. Lồng ghép đề cập đến nguyên tắc thực hiện các hoạt động REDD+ ở cấp cận quốc gia trong một khuôn khổ cấp quốc gia. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách về mặt nguyên tắc, đó là: “phương pháp cấp cận quốc gia (ví dụ như cấp tỉnh)” hay “phương pháp cấp dự án”13. Cho đến nay, các đối thoại về REDD+ của Việt Nam đã dịch chuyển sang phương pháp cấp cận quốc gia để lồng ghép REDD+, chứ không phải là phương pháp cấp dự án. Theo phương pháp này, chính phủ quốc gia có thể thiết lập một khuôn khổ quốc gia về PaM, mà nó có thể thích ứng tốt nhất một cách riêng lẻ cho mỗi thực thể cấp cận quốc gia tùy theo hoàn cảnh của chúng, thông qua một khuôn khổ PaM cấp cận quốc gia. Các đơn vị cấp cận quốc gia thúc đẩy các PaM cấp cận quốc gia thông qua cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (bao gồm cả hỗ trợ cho 12 Điều 4.2 của UNFCCC đưa ra các cam kết của các Bên trong Phụ lục I để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo Điều 4.2 (a), mỗi Bên trong Phụ lục I “sẽ thông qua chính sách quốc gia và có biện pháp tương ứng về giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bằng cách hạn chế phát thải khí nhà kính nhân tạo, bảo vệ và tăng cường các bồn và bể chứa khí nhà kính của mình”. Nghị định thư Kyoto đi xa hơn bằng cách liên kết việc đạt được các mục tiêu của Phụ lục I với việc thực hiện các PaM về giảm phát thải trong nước. Nghị định thư không bắt buộc các chính phủ thực hiện bất kz một chính sách cụ thể nào, mà thay vào đó đưa ra một danh sách chỉ dẫn của các PaM mà có thể giúp cắt giảm lượng phát thải và thúc đẩy phát triển bền vững (Điều 2 (a), Nghị định thư Kyoto, 1998) và có hai trong số các PaM được đề nghị có liên quan đến lĩnh vực AFOLU:  Bảo vệ và tăng cường các bồn và bể chứa khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, có tính đến các cam kết của mình trong các điều ước môi trường quốc tế có liên quan; thúc đẩy các biện pháp quản lý rừng bền vững, trồng rừng và tái trồng rừng; và  Thúc đẩy các hình thức canh tác nông nghiệp bền vững có tính đến thay đổi khí hậu. 13 Một “phương pháp cấp dự án” có nghĩa là chính phủ quốc gia sẽ thiết lập một khuôn khổ quốc gia về các quy tắc và quy định liên quan đến các dự án REDD+, dựa vào đó các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (tức là các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân) sẽ xây dựng các đề xuất dự án REDD+. Mỗi đề xuất sẽ trải qua một cuộc phản biện bởi một Ban Điều phối (tương tự về mặt chức năng như Ban Điều hành CDM), mà ban này sẽ phê duyệt, từ chối và/hoặc cung cấp thông tin phản hồi và/hoặc các khuyến nghị về các đề xuất nó nhận được. Việc cắt giảm phát thải và tăng cướng hấp thụ do kết quả từ các dự án này sau đó sẽ được so với mục tiêu quốc gia và REL/RL. Phương pháp này sẽ đòi hỏi năng lực thể chế phát triển hơn so với phương pháp cấp cận quốc gia được Việt Nam thông qua. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 36 các dự án phi chính phủ về REDD+). Việc giảm thiểu phát thải và tăng cường hấp thụ do kết quả của các PaM (bao gồm cả dự án) sau đó được so với các mục tiêu giảm thiểu phát thải cấp cận quốc gia, mà đến lượt chúng được đối chiếu trên toàn quốc và so với mục tiêu quốc gia và mức phát thải tham chiếu/mức tham chiếu (REL/RL). Giám sát các PaM sẽ được yêu cầu, ít nhất ở hai cấp:  Cấp trung ương để đánh giá hiệu quả thực thi các PaM về REDD+ ở cấp quốc gia và cung cấp hướng dẫn cho các cấp cận quốc gia; và  Cấp cận quốc gia để giám sát các PaM về REDD+ ở cấp cận quốc gia (ví dụ như bắt đầu từ cấp tỉnh). Trong khi các thảo luận về PaM cho REDD+ vẫn còn chưa chín mùi, cả ở cấp quốc tế và trong nước, việc Việt Nam tham gia thảo luận trước các cuộc đàm phán của UNFCCC là được khuyến khích. Trong khi Việt Nam phát triển, sửa đổi và thông qua các PaM mới ở cấp quốc gia và/hoặc cấp cận quốc gia, các nhu cầu giám sát có thể thay đổi, do đó khuôn khổ giám sát cần được xem xét và sửa đổi thường xuyên. Việt Nam đang thiết kế các chiến lược của mình cho REDD+ đặt cộng đồng địa phương vào một vai trò thiết yếu. Với việc này, sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong giám sát các PaM có thể là một phương pháp hợp lý. Giám sát có sự tham gia có những lợi ích như (i) nâng cao nhận thức, (ii) khuyến khích sự tham gia và cam kết của các bên liên quan ở địa phương, và (iii) giải quyết các cơ chế trong nội bộ quốc gia, chẳng hạn như phân phối chi trả REDD+ cho các cộng đồng địa phương. Giám sát phân phối lợi ích Việc giám sát phân phối lợi ích sẽ là rất quan trọng cho sự thành công của REDD+. Trong khi giám sát phân phối lợi ích đang được thảo luận trong các diễn đàn khác nhau (bao gồm cả Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về Hệ thống Phân phối Lợi ích), liệu nó có thể được tích hợp vào giám sát các PaM hay không và làm thế nào để tích hợp vẫn chưa được xác định, và sẽ được giải quyết khi các cuộc thảo luận về Hệ thống Giám sát Phân phối Lợi ích và các PaM cho Việt Nam chín mùi. Đối với giám sát các PaM cho REDD+ ở cấp quốc gia, việc sắp xếp tổ chức có thể sẽ cần phải tận dụng mọi năng lực từ một loạt các tổ chức ở các cấp khác nhau trên cả nước. 4.3 NỀN TẢNG CHIA SẺ THÔNG TIN Tương tự như phương thức chia sẻ thông tin của Hệ thống MRV, sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin - nền tảng giống như trong hệ thống MRV - là được đề nghị cho Hệ thống Thông tin về Các biện pháp an toàn và giám sát các PaM. Như đã đề cập ở trên, để đảm bảo việc truy cập mở và miễn phí, việc sử dụng một cổng thông tin dựa trên web (như FORMIS) là được đề xuất. Các lợi ích của việc sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin cho và giữa các các cơ chế của MRV, Các biện pháp an toàn và các PaM bao gồm:  Tích hợp các thông tin được thu thập bởi các cơ quan có liên quan đến việc thu thập dữ liệu cho các Biện pháp an toàn và giám sát các PaM, qua đó thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan.  Tham khảo chéo dữ liệu giữa các kết quả được tạo ra thông qua Hệ thống MRV và cách các Biện pháp an toàn được giải quyết theo một cách rõ ràng về mặt không gian.  Kết nối các kết quả của MRV với việc thực thi cấp cận quốc gia của các PaM theo một cách rõ ràng về mặt không gian. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 37 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO GOFC-GOLD, 2009, Reducing greenhouse gas emissions from deforestation and degradation in developing countries: a sourcebook of methods and procedures for monitoring, measuring and reporting, GOFC-GOLD Report version COP14-2, (GOFC-GOLD Project Office, Natural Resources Canada, Alberta, Canada). R. DeFries, F. Achard, S. Brown, M. Herold, D. Murdiyarso, B. Schlamadinger, C. Souza, 2007, Earth observations for estimating greenhouse gas emissions from deforestation in developing countries, Environmental Science and Policy, 10, 385-394. M. Skutsch, P.E. Van Laake, E. Zahabu, B.S. Karky, and P. Phartiyal, 2009, Community monitoring in REDD+. Chapter 8 in: Angelsen, A. (ed). Realising REDD+; National strategy and policy options. International Centre for Research in Forestry (CIFOR), Bogor, Indonesia. P.M. Cuong, 2010, Dynamics of forest resources and tentative Vietnam REDD strategy, Presentation to the Interim REDD+ Partnership Arrangement meeting, Paris. L. Vesa, 20 May 2011, personal communication, Technical Working Group meeting in Ministry of Agriculture and Rural Affairs, Hanoi. Report of the Conference of the Parties on its sixteenth session, held in Cancun from 29 November to 10 December 2010, The Cancun Agreements: Outcome of the work of the Ad Hoc Working Group on Long- term Cooperative Action under the Convention, Decision 1/CP.16, www.unfccc.int The Marrakesh Accords, 2001, Report of the Conference of the Parties on its seventh session, held at Marrakesh from 29 October to 10 Novemenr 2001, Part two: Actions taken by the Conference of the Parties, Decision 1/CP.7. Copenhagen Accords, 2009, Methodological guidance for activities relating to reducing emissions from deforestation and forest degradation and the role of conservation, sustainable management of forests and enhancement of forest các bon stocks in developing countries, Decision 4/CP.15. Cancun Agreements, 2010, Report of the Conference of the Parties on its sixteenth session, held in Cancun from 29 November to 10 December 2010, Part Two: Action taken by the Conference of the Parties at its sixteenth session, Descision 1/CP.16. Christensen, 2010, Technical Report NORDECO Danish Forestry Extension, Technical Assistance in the Development of the National REDD+ Programme of Vietnam, Circular Number 34, 2009, TT-BNNPTNT. United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), 2010, Information on financial support provided by the Global Environment Facility for the preparation of national communications from Parties not included in Annex I to the Convention, FCCC/SBI/2010/INF.3. Evans, K.; Guariguata, M.R, 2008, Participatory monitoring in tropical forest management. A review of tools, concepts and lessons learned Center for International Forestry Research (CIFOR) Bogor, Indonesia. [TÀI LIỆU KHUNG MRV PHIÊN BẢN 1] 38 Forest Management Information System, Software Requirements Specification for FORMIS Portal, Version 0.9 drafted, Prepared by TA Team, FORMIS, 9/9/2010. Forest Management Information System, Software Requirements Specification for FORMIS Platform, Version 0.9 drafted, Prepared by TA Team, FORMIS, 9/9/2010. Skutsch, Margaret, Solis, Silvia, 2010 : How much các bon does community forest management save? The results of K:TGAL´s field measurements, Twente, The Netherlands. Skutsch, M. M., Reducing các bon transaction costs in community-based forest management, Climate Policy, 5:4, 2005 , pp. 433-443(11). Netherlands Development Organisation (SNV), 2010, Cat Tien pro-poor REDD project, N. Hang, W. Killmann, X. P. Pham, E. Trines, Viet Nam National REDD+ Program: Background document, UN-REDD PROGRAM, Version 3 February, 2011 Hoang, M.H., Do, T.H., van Noordwijk, M., Pham, T.T., Palm, M., To, X.P., Doan, D., Nguyen, T.X. and Hoang, T.V.A. 2010 An assessment of opportunities for reducing emissions from all land uses: Vietnam preparing for REDD. Final national report. ASB Partnership for the Tropical Forest Margins, Nairobi, Kenya. Japan International Cooperation Agency, Department of Forestry, Ministry of Agriculture and Rural Development, The Socialist Republic of Viet Nam, Interim Report 2, The Study on Potential Forests and Land Related to “Climate Change and Forests” in The Socialist Republic of Viet Nam, Draft April 2011. P. Thu Thuy, REDD+ politics in the media: A case study from Vietnam, Centre for International Forestry Research, Working Paper 53, 2011. Z. Somogyi, Estimating greenhouse gas emissions and removals in the land use sector - the AFOLU methodology in the IPCC 2006 Guidelines, 2009. N. Hang, W. Killmann, X. Phuong Pham and E. Trines, Viet Nam National REDD+ Program: Background document, UN-REDD PROGRAM, 2011. Vietnam’s Second National Communication under the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), 2010. IPCC 2006, 2006 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories, Prepared by the National Greenhouse Gas Inventories Program, Eggleston H.S., Buendia L., Miwa K., Ngara T. and Tanabe K. (eds). Published: IGES, Japan. Maniatis, D., Mollicone, D., 2010. Options for sampling and stratification for national forest inventories to implement REDD+ under the UNFCCC. Các bon Balance and Management 5, 9. UNFCCC 2004 Guidelines for the preparation of national communications by Parties included in Annex I to the Convention, Part I: UNFCCC reporting guidelines on annual inventories. JICA 2010, Draft Interim Report: The study on potential forests and land related to climate change and forests in the Socialist Republic of Viet Nam, September 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_khung_ve_do_luong_5147_2108256.pdf