Khác với Mỹ và EU, Nhật Bản không có các quy định riêng về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Điều 6 - Luật về thuế quan của Nhật Bản quy định chính phủ có thể áp dụng “thuế quan trả đũa” (Retaliatory dutes) đối với các nước là thành viên WTO và không phải là thành viên WTO. Khác với Mỹ và EU, các biện pháp trả đũa của Nhật chỉ dừng lại ở mức độ tăng thêm thuế nhưng không được vượt quá trị giá của sản phẩm bị tăng thuế. Nhật chỉ trừng phạt nếu việc đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích thương mại cơ bản của mình. Nhìn chung, vì là một nước phụ thuộc vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài (khác với Mỹ và EU có một thị trường nội đia đủ lớn) nên chính sách truyền thống của Nhật là giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và nhân nhượng; tránh dẫn đến xung đột công khai với các bạn hàng quan trọng như Mỹ và EU. Thái độ “nhường nhịn” này cũng được thể hiện ngay cả khi Nhật thắng kiện ở GATT trước kia và WTO hiện nay.
87 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Luật kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc tế.
Các khoản cho vay của WB thường lag vay dai hạn (20) và viẹc trả lãi được thực hiện sau từ 3-7 năm nhưng điều kiện cho vay của WB rất khắc nghiệt;
- Chính phủ phải trực tiếp ký kết thỏ thuận vay và phải có bảo đảm đối với việc trả nợ;
- Người vay phải đảm bảo khả năng thanh toán và phải chấp nhận những biện pháp có mục đích khôi phục khả năng thanh toán;
- Chỉ cho vay để thực hiện các dự án công nghiệp hoặc sản xuất, hoặc có khả năng thu lợi nhanh.
- Chỉ cho vây đối với các dự án do không thể tìm được nguồn tài chính từ nơi khác. Tuy nhiên, quy định này không cấm WB tài trợ cho một dự án và trên thực tế, sự tham gia này đóng vai trò quyết định việc thuyết phục các đối tác khác đồng ý đồng tài trợ (ví dụ như trong các dự án BOT ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Sự tham gia bảo lãnh một phần rủi ro của WB (Partial Risk Guaratee) là một trong những yếu tố quyết định việc tài trợ cho dự án của các nhà cho vay);
- Các dự án muốn nhận sự tài trợ của WB phải được thực hiện thông qua đấu thầu quốc tế.
b/Công ty tài chính quốc tế (IFC):
IFC được thành lập năm 1956 để bổ sung cho hoạt động tài trợ phát triển của WB. Chức năng chính của IFC là cung cấp tài chính cho khu vực tư nhân của các nước đang phát triển. Chính vì vậy mà khác với WB, vốn điều lệ của IFC phải được đóng đủ 100% và là nguồn vốn cung cấp tài chính chủ yếu cho các dự án cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp tư nhân của các nước đang phát triển.
c/Hiệp hộiphát triển quốc tế (IDA):
IDA được thành lập năm 1960 để hỗ trợ cho các hoạt động của IFC, chủ yếu tập trung vào việc giúp đỡ các nước nghèo nhất. Sự giúp đỡ về tài chính của IDA được thợc hiện dưới dạng cấp tín dụng, chức không phải cho cay, vì vậy điều kiện rất ưu đãi: không tính lãi, hoặc lãi rất thấp, thời gian ấn hạn 10 năm và hoàn trả vốn sau 50 năm, không cần có sự bảo lãnh của chính phủ. Tuy nhiên việc cung cáp tín dụng của IDA chỉ áp dụng đối với các dự án tại những vùng, khu vực kém ưu đãi nhất.
Do tính chất khác biệt của tín dụng nói trên nên IDA không thể huy động vốn trên các thị trường vốn quốc tế mà chỉ có thể trông cậy vào vốn của WB và sự đóng góp của các nước thành viên giầu có.
Ngoài sự trợ giúp tài chính của IFC và IDA, còn có một cơ chế thứ 3 để cung cấp tín dụng cho các nước đang phát triển bị thiệt hại nặng do khủng khoảng. Cơ chế này cho phép các nước đó nhận được sự giúp đỡ tài chính bổ sung với những điều kiện ưu đãi hơn điều kiện cho vay của WB nhưng kém điều kiện cấp tín dụng của IDA.
d) Bản chất pháp lý của các hợp đồng tín dụng được ký kết với Ngân hàng thế giới và các chi nhánh của Ngân hàng.
Khi Ngân hàng hoặc một chi nhánh của nó chấp nhận cho một nước thành viên vay vốn thì việc cho vay này phải được thực hiện thông qua một loạt các hiệp định phức tạp. Trước hết chính phủ nước đi vay cần phải ký với Ngân hàng thế giới một hiệp định chung, theo đó chính phủ này sẽ đứng ra bảo đảm việc trả nợ. Hiệp định này là một dạng điều ước quốc tế và được điều chỉnh bởi công pháp quốc tế. Sau đó, Ngân hàng sẽ ký một hợp đồng riêng biệt với người sử dụng vốn vay, là pháp nhân có quốc tịch của nước vay. Bản chất pháp lý là luật áp dụng đối với các hợp đồng nói trên luôn là một vấn đề gây tranh cãi trong lý luận và thực tiễn. Đối với các nước đi vay thì các hợp đồng đó thuộc sự điều chỉnh của luật trong nước và luật áp dụng là luật của nước mà người sử dụng vốn vay mang quốc tịch. Đối với Ngân hàng thì các hợp đồng nói trên có giá trị pháp lý như các điều ước quốc tế vì chúng được đăng ký và công bố bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc theo điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc.
Trên thực tế các hợp đồng vay nợ nói trên không phải là điều ước quốc tế vì tuy chúng được đăng ký và công bố bên cạnh Tổng thư ký Liên hợp quốc nhưng là dưới danh nghĩa phụ lục của các hiệp định khung ký giữa quốc gia và Ngân hàng. Tuy nhiên những hợp đồng này cũng không phải do luật quốc gia đi vay điều chỉnh bởi vì nếu như vậy thì mỗi một khoản tiền cho vay của Ngân hàng sẽ có luật của mỗi quốc gia đi vay điều chỉnh và do đó sẽ phá vỡ tính thống nhất của quy chế pháp lý về việc cho vay của Ngân hàng thế giới. Trong những điều kiện như vậy, luật có thể áp dụng một cách thống nhất đối với tất cả các hợp đồng cho vay của Ngân hàng thế giới là luật về hợp đồng quốc tế.
Chương iv
Giải quyết tranh chấp trong quan hệ Kinh tế quốc tế
I. Khái niệm chung
+ Theo Hiến chương liên hiệp quốc, các tranh chấp quốc tế được chia làm hai loại:
- Các tranh chấp có thể đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế;
- Các tranh chấp khác.
Nhìn chung các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế không rơi vào loại thứ nhất.
+ Xét theo chủ thể quan hệ kinh tế quốc tế, các tranh chấp được chia làm ba loại:
- Tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc tế.
- Tranh chấp giữa một bên là chủ thể của công pháp quốc tế và một bên là chủ thể pháp luật quốc tế.
- Tranh chấp giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân của các quốc gia khác nhau.
1. Đối với các tranh chấp thuộc quan hệ pháp luật quốc tế giữa các quốc gia có chủ quền
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền nên việc giải quyết chỉ có thể được tiến hành theo các biện pháp quy định ở Điều 33- Hiến chương Liên hợp quốc, gồm có:
- Đàm phán trực tiếp (thông qua con đường ngoại giao).
- Hoà giải (thông qua trung gian hoặc bằng nhiều biện pháp khác nhau).
- Giải quyết bằng trọng tài quốc tế, toà án quốc tế hoặc các tổ chức quốc tế.
Như vậy, tranh chấp kinh tế quốc tế loại này vẫn dùng những biện pháp truyền thống của Công pháp quốc tế và trong mọi trường hợp đều phải có sự thoả thuận ý chí của các quốc gia.
2. Đối với các tranh chấp thuộc quan hệ pháp lý dân sự giữa một bên là quốc gia với một bên là pháp nhân và tự nhiên nhân nước ngoài.
Cũng xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia; việc giải quyết tranh chấp phải trên cơ sở triệt để tôn trọng nguyên tắc quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia.
3. Tranh chấp giữa các pháp nhân và tự nhiên nhân các nước khác nhau.
Trong lĩnh vực kinh tế quốc tế được giải quyết tại các toà án hoặc trọng tài theo sự thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật quốc gia.
II. Giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế bằng trọng tài .
1. Một số nguyên tắc cơ bản
a. Quyền tự do lựa chọn của các bên
Sự khác nhau cơ bản giữa thủ tục tố tụng trọng tài và toà án thể hiện ở chỗ khi sử dụng thủ tục trọng tài, các bên được quyền lựa chọn trọng tài viên, tự quyết định về thủ tục tố tụng (chỉ trọng tài Ad-hoc), lựa chọn luật áp dụng giải quyết các vấn đề nội dung. Hầu hết các điều ước quốc tế về trọng tài đều quy định nguyên tắc trên và chỉ trong trường hợp các bên không thoả thuận thì cơ quan trọng tài mới có quyền quyết định các vấn đề đó.
b. Giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài
Khi đã có thoả thuận trọng tài bằng một thoả thuận riêng hay quy định của điều ước quốc tế hoặc do quy định của hợp đồng thì khi có tranh chấp không bên nào được đưa vụ án ra cơ quan khác mà bắt buộc phải đưa ra trọng tài. Cơ quan tố tụng khác sẽ tuyên bố không thụ lý vụ án đó cho dù nguyên đơn đã được khởi kiện tới.
Đối với một quốc gia, khi tham gia một điều ước quốc tế có điều khoản trọng tài nghĩa là quốc gia đó đã chấp nhận việc giải quyết tranh chấp liên quan đến điều ước đó bằng trọng tài quốc tế. Nếu quốc gia ký một hợp đồng với quốc gia khác hay với pháp nhân, tự nhiên nhân nước ngoài trong đó có điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì cũng có nghĩa là quốc gia đã gián tiếp từ bỏ quyền miễn trừ xét xử. Tuy nhiên, việc từ bỏ này không bao hàm cả việc từ bỏ đối với quyền miễn trừ các biện pháp thi hành án. Để từ bỏ quyền miễn trừ thi hành án cần phải có một tuyên bố từ bỏ riêng và rõ ràng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Một nguyên tắc được công nhận rộng rãi nữa là điều khoản trọng tài có giá trị độc lập đối với điều ước quốc tế hoặc hợp đồng. Hiệu lực của điều khoản trọng tài không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng. Nói cách khác, ngay cả khi hợp đồng bị coi là không có giá trị thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng đó vẫn có giá trị. Nguyên tắc này được công nhận trong luật tố tụng của các quốc gia và thể lệ trọng tài của UNCITRAL: “Trọng tài có thẩm quyền quyết định tính hiệu lực của hợp đồng mà điều khoản trọng tài là một bộ phận cấu thành của hợp đồng đó... Việc trọng tài công nhận hợp đồng vô hiệu không đương nhiên dẫn đến việc điều khoản trọng tài mất tính hiệu lực” (Điều 21 khoản 2).
c. Giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài
Phán quyết của trọng tài là tối hậu và có giá trị ràng buộc đối với các bên. Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền khiếu nại. Đây là một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
d. Hạn chế đối với thẩm quyền của trọng tài.
Về nguyên tắc, thẩm quyền của cơ quan trọng tài phụ thuộc vào thoả thuận của các bên, do đó không có một hạn chế nào được ấn định đối với các vấn đề đưa ra trọng tài xem xét giải quyết. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế và thực tiễn cho thấy có những vấn đề không thể giải quyết bằng trọng tài. Ví dụ điều 2060 Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Không thể đưa ra trọng tài các vấn đề về địa vị và năng lực của thể nhân, li dị và li thân, các vấn đề tranh cãi liên quan đến các pháp nhân công cộng hay cơ quan công quyền và nói chung là các vấn đề liên quan đến trật tự công cộng. Tuy vậy các cơ quan công quyền có tính chất công nghiệp hay thương mại có thể được phép bằng văn bản tham gia thủ tục trọng tài”.
Ngoài ra, các bên còn không thể đưa ra trọng tài các tranh chấp thuộc quyền tài phán của toà hình sự, các khiếu kiện trực tiếp liên quan đến việc mở một tố tụng tập thể, các khiếu kiện về giá trị của phát minh, sáng chế, các khiếu nại về vi phạm sở hữu công nghiệp.
2. Các thiết chế trọng tài hoạt động trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế.
a. Các toà trọng tài quốc tế thường trực:
+ Toà trọng tài thường trực Lahaye;
+ Toà trọng tài trực thuộc Phòng thương mại quốc tế Paris;
+ Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID) được thành lập theo công ước về giải quyết các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của các quốc gia khác ngày 18/3/1965, nhằm cung cấp phương tiện để giải quyết bằng hoà giải và trọng tài các tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia thành viên với công dân của các quốc gia thành viên khác. Trụ sở của nó đặt tại trụ sở chính của Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế. Trung tâm có một Hội đồng hành chính và một Ban thư ký; tại đây luôn có một hội đồng các trọng tài viên có phẩm chất đạo đức cao và năng lực được thừa nhận trong lĩnh vực pháp luật, thương mại, công nghiệp, tài chính,... hoạt động dựa trên sự phán xử độc lập và có nhiệm kỳ sáu năm, có thể được bầu lại. Điểm đặc thù trong hoạt động của trung tâm này chính là đối tượng xét xử của nó: các tranh chấp giữa một bên là quốc gia với một bên là pháp nhân hay tự nhiên nhân của quốc gia khác trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư quốc tế.
b. Các trung tâm trọng tài khu vực:
+ Trung tâm trọng tài khu vực của Uỷ ban tư vấn pháp lý á - Phi (AALCC) có trụ sở tại Kualalumpur được thành lập ngày 1/4/1978 với mục tiêu là cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại và đầu tư ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, kể cả úc và Châu Đại Dương.
Trung tâm này là một cơ quan quốc tế độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của AALCC.
+ Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế khu vực Cairo cũng được thành lập năm 1978 dưới sự bảo trợ của AALCC và sự hỗ trợ của chính phủ Ai Cập. Trung tâm này cũng hoạt động với cùng mục tiêu của trung tâm Kuala lumpur, nhưng dành cho khu vực Bắc Phi và Trung Cận Đông.
c. Các cơ quan trọng tài quốc gia.
Nói chung, tại hầu hết các nước đều có các cơ quan trọng tài trực thuộc Phòng thương mại quốc gia gọi là Hiệp hội trọng tài.
Thẩm quyền xét xử của các cơ quan trọng tài quốc gia, về nguyên tắc không giới hạn trong các cuộc tranh chấp mà một bên là công dân của nước mình. Các cơ quan này có thể thụ lý các vụ kiện của pháp nhân hay tự nhiên nhân nước khác nếu các bên tranh chấp thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra cơ quan đó xét xử. Trên thực tế, cơ quan trọng tài nào có uy tín thì sẽ hay được các đương sự thuê xét xử.
Về cơ bản, thủ tục xét xử của các cơ quan trọng tài quốc gia tuân theo quy chế: Các bên tranh chấp có thể chọn một trọng tài viên duy nhất, hoặc toà trọng tài với ba thành viên. Danh sách các trọng tài viên do Hội đồng của phòng Thương mại quốc tế lập theo kiến nghị của các Uỷ ban quốc gia. Trường hợp sử dụng trọng tài viên duy nhất, các bên tranh chấp phải thoả thuận trong vòng 30 ngày kể từ khi đệ đơn yêu cầu; trường hợp sử dụng toà trọng tài ba thành viên, mỗi bên chọn một thành viên và thoả thuận chọn trọng tài chủ tịch. Nếu không đạt được thoả thuận, Phòng Thương mại quốc tế sẽ chỉ định. Mọi quyết định của toà trọng tài phải được thông qua bằng đa số, nếu không có đa số, ý kiến của chủ tịch là quyết định.
Thủ tục về cơ bản giống như thủ tục xét xử của toà trọng tài thuộc phòng Thương mại quốc tế Paris. Tuy vậy, cũng có một số điểm khác nhau như: có nước cho phép đưa vào danh sách trọng tài viên của cơ quan trọng tài quốc gia những người không mang quốc tịch nước mình, có nước cho phép các bên tranh chấp chỉ định trọng tài viên nước ngoài không nằm trong danh sách trọng tài viên có sẵn; trong khi đó, có nước lại bắt buộc thành viên của cơ quan trọng tài quốc gia phải là công dân của nước đó và chỉ cho phép chọn trọng tài viên trong danh sách đã có sẵn.
d. Trọng tài đặc biệt (Ad hoc).
Đối với các tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến các vấn đề của pháp luật quốc tế, thủ tục thành lập trọng tài ad- hoc được quy định trong văn bản chung về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế, được Liên Hợp Quốc thông qua năm 1949. Theo đó, mỗi bên tranh chấp, nếu không có thoả thuận gì khác, được cử hai trọng tài viên, trong đó có thể có một công dân của nước mình. Nếu quá thời hạn quy định mà bốn trọng tài viên do hai bên chỉ định không thoả thuận chọn được trọng tài viên thứ năm (là chủ tịch), thì Chánh án toà án quốc tế hoặc Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ định.
3. Một số điều ước quốc tế và văn kiện quốc tế về vấn đề trọng tài.
- Công ước của Liên Hợp Quốc về việc công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài ký kết tại New York, ngày 10/6/1958, có hiệu lực từ 7- 6-1959;
- Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và công dân của quốc gia khác năm 1965;
Công ước châu Âu về trọng tài thương mại quốc tế năm 1961;
Công ước về giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp pháp lý dân sự xảy ra trong quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật tại Matxcơva năm 1972;
- Công ước liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế, ngày 30- 1-1975;
- Các điều ước quốc tế song phương.
IIi. Vấn đề luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế
1. Luật áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp lý quốc tế.
Vi phạm Luật kinh tế quốc tế là hành vi không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế có liên quan, dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bên vi phạm. Như vậy, đối tượng chịu trách nhiệm trong các trường hợp này chỉ có thể là các quốc gia, các cơ quan nhà nước, và các tổ chức quốc tế, liên chính phủ.
Vấn đề vi phạm pháp luật quốc tế được xem xét trên ba nội dung sau:
- Xác dịnh sự vi phạm pháp luật quốc tế;
- Trách nhiệm quốc gia do vi phạm; và
- Đền bù thiệt hại gây ra.
Trong pháp luật quốc tế, trách nhiệm quốc gia gồm có trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo lý và trách nhiệm vật chất. Đối với luật kinh tế quốc tế, chúng ta chỉ xem xét vấn đề trách nhiệm vật chất, mặc dù ba phạm trù này gắn bó với nhau.
Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại, trách nhiệm vật chất của quốc gia được thể hiện dưới các dạng sau:
- Đền bù lại nguyên trạng, hoặc thiết lập lại các quyền;
- Đền bù bằng tiền hoặc hàng hoá;
- Thay thế tài sản bị thiệt hại.
Luật áp dụng để giải quyết các vi phạm quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của pháp luật quốc tế nói chung, của Luật kinh tế quốc tế nói riêng, thể hiện trong các điều ước quốc tế (mà trước hết là các điều ước quốc tế bị vi phạm) và trong các tập quán quốc tế. Thực tiễn cho thấy các tranh chấp giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế thường xảy ra trong việc giải thích và áp dụng điều ước ký kết giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, ví dụ như các điều ước về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, điều ước về tránh đánh thuế hai lần,v.v... Nội dung các vấn đề được các điều ước quốc tế thuộc loại này điều chỉnh rất phức tạp, liên quan đến những quyền lợi vật chất cụ thể, khó có thể quy định trước một cách thật chi tiết hay dự kiến trước mọi khúc mắc có thể phát sinh. Vì vậy, trong các điều ước này, luôn có điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong trường hợp đàm phán, hoà giải không thành công.
2. Luật áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp lý dân sự có yếu tố nước ngoài.
*Yếu tố nước ngoài trong các quan hệ pháp lý dân sự thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Tham gia vào quan hệ này một bên có quốc tịch nước ngoài (pháp nhân hay tự nhiên nhân nước ngoài);
- Khách thể của mối quan hệ ở nước ngoài (ví dụ vốn của một hợp đồng đầu tư nằm ở nhà băng nước ngoài);
- Hành động pháp lý làm cơ sở cho mối quan hệ xảy ra ở nước ngoài (ví dụ hợp đồng được ký kết ở nước ngoài).
Chỉ cần có một trong ba yếu tố kể trên trong mối quan hệ quốc tế pháp lý dân sự là vấn đề áp dụng đã trở nên không đơn giản, vì quan hệ đó không còn nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật mỗi quốc gia nữa.
Để xác định được luật áp dụng cho các mối quan hệ pháp lý dân sự cụ thể cần nắm vững các quy phạm pháp luật sau:
+ Quy phạm xung đột;
+ Quy phạm tố tụng;
+ Quy phạm thực chất.
Trong đó nhóm quy phạm xung đột sẽ quyết định việc chọn và áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế quốc tế.
Cấu tạo của quy phạm pháp luật xung đột chỉ bao gồm hai bộ phận (thay vì ba bộ phận như quy phạm pháp luật thực chất), đó là phần phạm vi và phần hệ thuộc.
Phần phạm vi nêu lên những mối quan hệ pháp lý mà quy phạm này điều chỉnh.
Phần hệ thuộc (tiếng Pháp là Rattachement) chỉ ra hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó.
Hiện có khá nhiều hệ thuộc được dùng, như sau:
- Luật cá nhân (Lex personalis)- Luật theo nhân thân;
- Luật quốc tịch của pháp nhân (Lex societatis);
- Luật nơi có vật (Lex reisitae);
- Luật lựa chọn (Lex voluntatis);
- Luật nơi xảy ra hành động (Lex loci actus);
- Luật nước người bán (Lex Venditoris);
- Luật nơi xảy ra vi phạm (Lex loci delicti commissi);
- Luật toà án (Lex Fori).
ảnh hưởng tới hiệu lực của quy phạm pháp luật xung đột có hai vấn đề chúng ta cần quan tâm đó là vấn đề bảo lưu trật tự công cộng.
3. Các điều ước nhằm giảm bớt sự phức tạp trong lĩnh vực luật áp dụng.
Để giải quyết sự phức tạp này, các quốc gia trên thế giới sử dụng hai biện pháp sau:
- Thông qua việc ký kết các điều ước đa phương và song phương, tạo ra những quy phạm xung đột thống nhất cho các loại quan hệ nhất định. Ví dụ Công ước Lahaye năm 1955 quy định áp dụng luật thực chất của nước người bán đối với hợp đồng thương mại quốc tế.
- Thống nhất hóa luật thực chất điều chỉnh những loại quan hệ nhất định, ví dụ Công ước về mua bán quốc tế hàng hoá năm 1980 tại Viên (áo)
Các điều ước quốc tế về trọng tài thương mại quốc tế thường quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp như sau: trước hết, để cho các bên tranh chấp thỏa thuận về luật áp dụng để giải quyết các vấn đề thực chất, hoặc hướng dẫn toà trọng tài về việc lựa chọn đó. Trong trường hợp các bên tranh chấp không có lựa chọn, toà trọng tài sẽ áp dụng luật được xác định bởi quy tắc xung đột pháp luật nào mà trọng tài coi là thích hợp .
Quy định pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của một số quốc gia và tổ chức kinh tế khu vực – bài học kinh nghiệm đối với việt nam trong cạnh tranh và hội nhập
Trần Thị Nguyệt
Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế
1. Các cách tiếp cận vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế.
Trong pháp luật của các quốc gia đều khẳng định rằng có hai cách tiếp cận chính trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế, đó là:
- Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng; và
- Giải quyết tranh chấp dựa trên pháp luật
a. Đối với phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế thông qua thương lượng (Diplomatic-oriented) các nước Tây Âu và Nhật bản có xu hướng thực tiễn truyền thống thiên về cách tiếp cận này. Nghĩa là việc giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế hầu hết thông qua thương lượng, mà ở đó có sử dụng các quá trình tư vấn, trung gian, hoà giải. Các quốc gia này lập luận rằng có ba lý do biện minh cho việc nên giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế thông qua đàm phán và thương lượng trực tiếp, đó là:
+ Thứ nhất, đa số các tranh chấp kinh tế quốc tế đều là những tranh chấp có tính “nhạy cảm chính trị” cao do có sự cạnh tranh về lợi ích kinh tế giữa một bên là các nhóm nước gây áp lực cho các ngành, lĩnh vực hướng về xuất khẩu, và một bên là các nhóm đại diện cho các ngành, lĩnh vực cần có sự bảo hộ;
+ Thứ hai, những tranh chấp kinh tế trong lĩnh vực như dịch vụ, môi trường,v.v... là những tranh chấp rất phức tạp về mặt kỹ thuật và vì vậy, trong một số trường hợp, ý kiến của chuyên gia có giá trị hơn các phân tích pháp lý;
+ Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp pháp lý không “thích hợp” với tư cách chủ quyền của các bên tranh chấp là quốc gia mà theo đó có tính chất bó buộc của quyền miễn trừ tài phán của quốc gia, bao gồm các quyền miễn trừ về xét xử, quyền miễn trừ về thi hành án, quyền miễn trừ việc áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quyền miễn trừ tài sản. Chính các quyền miễn trừ này đã khiến cho quốc gia không bao giờ bị xét xử theo pháp luật (quốc gia) trong một vụ tranh chấp kinh tế quốc tế, trừ khi quốc gia đồng ý từ bỏ các quyền miễn trừ này.
Vì những lý do nêu trên, các quốc gia (Tây Âu và Nhật Bản) cho rằng cách giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế tốt nhất là thương lượng và thỏa hiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cách giải quyết tranh chấp này có một nhược điểm lớn, đó là kết cục của đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào vị thế thương thuyết (bargaining poisition) và khả năng trả đũa của mỗi bên trong trường hợp thương lượng thất bại.
Để khắc phục nhược điểm này, Mỹ là nước ủng hộ quan điểm ngược lại. Mỹ cho rằng một cơ chế giải quyết tranh chấp hoàn hảo là phải dựa trên luật pháp. Điều đó khiến cho EU, trong mấy năm gần đây dần thay đổi quan điểm của mình khi kiện tụng Mỹ trước GATT và WTO. Đặc biệt là một số vụ kiện thắng Mỹ, các quốc gia này đã ngày càng có xu hướng tích cực hơn trong việc sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp (nhất là với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc)
b. Đối với phương pháp giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp.
Hãy xem xét một ví dụ thực tiễn
Trong “vụ kiện dầu lửa và một số chất nhập khẩu khác của Mỹ”; Canađa và Mêxicô đã khởi kiện Mỹ về việc áp dụng hai mức thuế đánh vào dầu thô, thay vì áp dụng một mức thuế chung theo hiệp định đã ký.
Theo Luật Super Fund của Mỹ, một sắc thuế là 8,2 cent một thùng dầu thô, được đánh vào dầu thô sản xuất trong nước Mỹ và một sắc thuế khác là 11,7 cent/1 thùng đánh vào sản phẩm dầu lửa nhập vào Mỹ để sử dụng hay để tích trữ. Trong phiên họp xét xử, Mỹ lập luận rằng sự chênh lệch giữa hai sắc thuế trên là rất nhỏ nên ảnh hưởng thương mại của chúng không đáng kể, không làm huỷ bỏ hay tổn hại lợi ích theo GATT của Canađa, Mêxicô và EEC. Trong khi đó, Canađa và Mêxicô cho rằng lập luận của Mỹ như trên không có giá trị pháp lý và không đúng thực tế .
Thực tế xét xử, trọng tài quốc tế đã kết luận: “ở đâu có sự vi phạm các nghĩa vụ theo hiệp định chung thì hành động đó trước tiên được coi là sự huỷ bỏ hay làm tổn hại lợi ích theo hiệp định”. Ban trọng tài đã bác bỏ mọi lập luận về “lợi ích thương mại” của Mỹ mà chỉ căn cứ vào các quy định luật pháp, bao gồm cả hiệp định chung và cả pháp luật quốc gia ở vụ án này. Ai, quốc gia nào cũng phải thừa nhận rằng các quy định của pháp luật quốc gia không được mâu thuẫn với các điều ước quốc tế song phương hay đa phương có liên quan mà quốc gia đó đã ký kết .
Thông qua vụ kiện này, chúng ta thấy các quốc gia nên tiếp cận vấn đề giải quyết tranh chấp dựa trên pháp luật bởi vì cách tiếp cận này có những tiến bộ sau:
+ Thứ nhất, một cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp lý sẽ tạo ra một sự rõ ràng, ổn định và tính dự đoán cho các quan hệ thương mại;
+ Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp là phương pháp công bằng (equity) và trung thực (Fai ness), nhất là đối với những nước có vị thế thương thuyết yếu hơn;
+ Thứ ba, một trong những ưu điểm lớn của cách giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp là các bên tranh chấp không bị sức ép chính trị từ phía các nhóm gây áp lực trong nước như đối với trường hợp đàm phán. Bên thua kiện trong một quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích và thuyết phục với nội bộ quốc gia mình về việc cần thiết phải chấp nhận những sửa đổi hoặc cải cách phù hợp với phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ cách giải quyết tranh chấp này đòi hỏi các bên tranh chấp phải có đội ngũ chuyên gia luật pháp cao cấp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Đa số các quốc gia đang phát triển không có được đội ngũ như vậy, trong khi lại không có khả năng thuê tư vấn nước ngoài.
Trở lại với Mỹ, Mỹ có thừa tiềm lực và thiết chế pháp luật quốc gia đầy đủ, chặt chẽ và hà khắc. Mỹ luôn ủng hộ và giương cao quan điểm này một cách tự đắc, nhưng chỉ là trước những vụ tranh chấp kinh tế quốc tế mà Mỹ thắng kiện. Còn khi thấy khả năng thua kiện là không tránh khỏi thì Mỹ lại không hề ngần ngại thay đổi quan điểm của mình. Sau đây là một ví dụ:
Trong vụ tranh chấp giữa Mỹ và EU liên quan đến việc áp dụng hai đạo luật Helms- Burton và DAmato- kenedy nắm chắc khả năng thua kiện, nếu bị kiện ra trước WTO, nên Mỹ đã cương quyết đòi giải quyết vụ kiện tranh chấp bằng thương lượng trực tiếp với EU. Ngài Stuar Eizensta- Thứ trưởng ngoại giao về các vấn đề kinh tế, kinh doanh, và nông nghiệp đã nói thẳng thừng trong một cuộc diễn thuyết trước Uỷ ban Ngân sách và chuẩn chi của Hạ nghị viện Mỹ rằng, trước nguy cơ bị thua kiện trước WTO, chính quyền đã buộc phải có thái độ mềm mỏng khi tranh cãi với các đồng minh châu Âu về việc áp dụng phần IV- Luật về dân chủ cho Cu Ba (tên gọi chính thức của luật Helms- Burton). Mặc dù sau đó hai bên đã đạt được thoả thuận về vấn đề này, nhưng EU vẫn bảo lưu quyền khởi kiện Mỹ ra trước WTO nếu Mỹ lại tiếp tục áp dụng luật này trong tương lai.
Từ những phân tích trên đây cho ta thấy Mỹ rất tráo trở khi sử dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế, khi Mỹ trở thành một bên đương sự. Chúng ta cần cảnh giác và rút kinh nghiệm từ những ví dụ và gợi ý này.
2. Các quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của Mỹ.
Phạm vi của vấn đề này chỉ gói gọn trong các quy định pháp luật và thực tiễn sử dụng luật giải quyết tranh chấp có tính “đặc biệt”, “bất thường”, có ngụ ý “trả đũa”, “trừng phạt” chứ không chủ ý giải trình mọi quy tắc giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế của Mỹ.
a. Điều 301 - Luật thương mại năm 1974 của Mỹ.
Có nội dung chính là trao cho đại diện thương mại Mỹ (USTR) quyền “điều tra và hành động” chống lại bất kỳ một nước hoặc tổ chức kinh tế nào có những thực tiễn thương mại không thỏa đáng, không trung thực và “phân biệt đối xử” hoặc “vi phạm các quyền lợi thương mại của Mỹ theo các hiệp định thương mại quốc tế”. ở đây, Điều 301 có ám chỉ các chủ thể bị trừng phạt này là cộng đồng châu Âu.
Thủ tục điều tra theo Điều 301 có thể được khởi sự theo đề nghị của công dân Mỹ, pháp nhân được thành lập theo luật Mỹ, hoặc theo sáng kiến của chính đại diện thương mại Mỹ- USTR. Ngay khi bắt đầu thủ tục điều tra, USTR phải bắt đầu đàm phán ngay với nước bị tố cáo là vi phạm các quy định của Điều 301. Nếu việc điều tra đi đến kết luận nội dung cáo buộc là đúng và nếu đàm phám không mang lại kết quả thì Đại diện thương mại Mỹ- USTR sẽ phải quyết định về những “hành động trừng phạt” mà Mỹ có thể áp dụng. Thời hạn điều tra tối đa là 180 ngày và thời hạn tối đa để Đại diện thương mại Mỹ- USTR quyết định về việc áp dụng biện pháp trừng phạt là 30 ngày kể từ ngày kết thúc điều tra. Trong trường hợp Mỹ đưa tranh chấp ra giải quyết ở GATT thì thời hạn tối đa là 120 ngày.
+ Điều 301 quy định hai loại trừng phạt:
- Trừng phạt bắt buộc (Mandotory), phạm vi áp dụng nó rất rộng. Đại diện thương mại Mỹ sẽ bắt buộc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nước:
. Có hành vi, chính sách hoặc thực tiễn vi phạm GATT và các hiệp định thương mại khác mà Mỹ ký kết với nước đó, hoặc
.Từ chối cho công dân và pháp nhân Mỹ hưởng các quyền lợi thương mại theo các hiệp định thương mại nói trên; hoặc
. Có những thực tiễn thương mại khác “không thể biện minh được” (unjusti Fiable) và gây thêm “cản trở” hoặc “hạn chế” thương mại của Mỹ.
- Trừng phạt tuỳ ý:
Phạm vi áp dụng của các biện pháp trừng phạt tuỳ ý cũng rất rộng. Đại diện thương mại Mỹ có quyền quyết định trừng phạt một nước có hành vi, chính sách, thực tiễn thương mại “không thoả đáng” hoặc “phân biệt đối xử” hoặc “gây thêm cản trở” hoặc “hạn chế” thương mại của Mỹ. Tuy vậy, đó chỉ là quyền chứ không phải là một nghĩa vụ bắt buộc.
+ Nội dung các biện pháp trừng phạt theo Điều 301 cũng rất đa dạng, bao gồm:
. Tạm ngừng không cho hưởng thuế suất ưu đãi theo quy chế tối huệ quốc, áp đặt thuế nhập khẩu cao hơn và hạn chế số lượng nhập khẩu.
. Đánh thuế cao hơn hoặc hạn chế cơ hội xâm nhập thị trường đối với dịch vụ.
Chính quyền Mỹ đã áp dụng thường xuyên Điều 301 để trừng phạt các bạn hàng của mình. Chỉ riêng năm 1993, để tạo thêm áp lực đối với các đối thủ chính trong giai đoạn cuối cùng của vòng đàm phán Urugoay, Mỹ đã tiến hành 91 vụ điều tra theo Điều 301 và Điều 301 đặc biệt. Trong đó 11 vụ bị Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt thì EC 4 vụ, Nhật Bản 3 vụ, Canada 2 vụ và Braxin 2 vụ.
Việc áp dụng Điều 301 đã bị EU, Nhật Bản, Canada, Mexicô, Braxin, Trung Quốc, ASEAN,... phản đối mạnh mẽ. Xét trên mọi góc độ, việc áp dụng lệnh trừng phạt theo Điều 301 đã vi phạm các nghĩa vụ pháp lý mà Mỹ phải tuân thủ theo các điều ước quốc tế đa phương như: GATT năm 1947, WTO, các điều ước quốc tế khu vực như NAFTA; các điều ước song phương có liên quan và các nguyên tắc chung của Công pháp quốc tế.
Điều 301 là biểu hiện rõ ràng nhất “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ trong vấn đề giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế. Mỹ đơn phương điều tra và quyết định việc nước khác vi phạm GATT, các hiệp định thương mại khác mà Mỹ ký với nước đó. Mỹ đơn phương xác định “tính bất hợp pháp” của luật và thực tiễn hành chính của các nước khác theo các tiêu chuẩn của pháp luật nước Mỹ. Mỹ đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt. Tính chất đơn phương của Điều 301 đã hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc đa phương của hệ thống thương mại thế giới mà chính Mỹ là nước đã đóng góp rất nhiều trong việc thiết lập và phát triển.
b. Điều Siêu 301 (Super 301)- Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988.
Điều “Siêu 301” được bổ sung vào Điều 301 theo Luật thương mại và cạnh tranh năm 1988 (Mục 1302). Điều khoản này quy định nghĩa vụ của USTR phải lập và gửi cho Quốc hội và Tổng thống Báo cáo đánh giá thương mại quốc gia (National Trade Estimate) gọi tắt là NTE. Trong NTE, Đại diện thương mại Mỹ- USTR phải xác định hai vấn đề sau:
- Thứ nhất, các rào cản thương mại và các thực tiễn “bóp méo” thương mại (Trade Practies);
- Thứ hai, các nước cần “ưu tiên” trong đàm phán thương mại (Priority Countries).
Trong 21 ngày sau khi đệ trình Báo cáo đánh giá thương mại quốc gia- NTE, Đại diện thương mại Mỹ- USTR phải tiến hành đàm phán ngay với những nước “cần ưu tiên” có những thực tiễn “cần quan tâm”. Nếu đàm phán thất bại thì Đại diện thương mại Mỹ- USTR bắt buộc phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Điều 301. Năm 1988, Nhật Bản và Braxin đã bị liệt vào các nước “ưu tiên” và đã có 4 trường hợp bị Mỹ điều tra. Năm 1990, ấn Độ cũng được xếp vào các nước “ưu tiên”. Nhưng cả ba trường hợp này Đại diện thương mại Mỹ- USTR đã quyết định không trừng phạt.
Tháng 3 năm 1994, Tổng thống Mỹ Clintơn đã ký sắc lệnh hành pháp (Executive Oder) cho phép tiếp tục duy trì Điều “Siêu 301”. Tuy nhiên, khác với Điều Siêu 301 cũ, Điều Siêu 301 mới do sắc lệnh của Tổng thống ban hành nên Tổng thống có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ nó bất kỳ lúc nào mà không cần có ý kiến của quốc hội.
c. Điều 301 đặc biệt (Special 301)
Điều “301 đặc biệt” được bổ sung vào “Gia đình 301” nhằm trừng phạt các nước đã:
- Từ chối việc bảo hộ thích đáng và hữu hiệu các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ; và
- Từ chối việc xâm nhập trung thực và công bằng với công dân và pháp nhân Mỹ dựa trên sự bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Đại diện thương mại Mỹ sẽ phải lập một danh sách các nước “cần ưu tiên”. Từ năm 1991 đã có ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Braxin bị xếp vào danh sách này. Mỹ đã áp dụng biện pháp trả đũa chéo với Braxin và Trung Quốc là hai nước đang phát triển mà Mỹ có những quan hệ kinh tế thương mại rất quan trọng.
. Với Braxin:
Mỹ đã áp dụng trừng phạt đối với nước này trong vụ phát sinh từ các sản phẩm dược của Braxin. Ngày 6/10/1989, Hiệp hội các công ty dược của Mỹ đã kiện lên Đại diện thương mại Mỹ- USTR cho rằng việc Braxin thiếu thủ tục đăng ký và bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm là một “thực tiễn thương mại không thoả đáng”, gây khó khăn và hạn chế thương mại của Mỹ. Tháng 10/1989, tổng thống Mỹ đã sử dụng Điều “301 đặc biệt” để ra lệnh tăng 100% thuế nhập khẩu đối với một số hàng nhập từ Braxin như giấy, hàng điện tử dân dụng,... Tháng 6/1990, chính phủ Braxin thông báo với Mỹ rằng quốc hội nước này đang xem xét để thông qua dự luật về đăng ký và bảo hộ sáng chế. Sau khi nghiên cứu dự luật nói trên, Đại diện thương mại Mỹ- USTR đã kết luận rằng dự luật này thoả mãn các yêu cầu về bảo hộ quyền sáng chế theo Điều “301 đặc biệt”. Trên cơ sở đó, Mỹ đã thu hồi lại quyết định tăng thuế nhập khẩu.
.Với Trung Quốc:
Ngày 17/1/1992, Mỹ và Trung Quốc, sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng đã ký được “Bản ghi nhớ về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ”. Bản ghi nhớ quy định Trung Quốc sẽ thay đổi Luật về sáng chế của nước này, (chủ yếu cũng nhằm mục đích bảo hộ các sáng chế của Mỹ về dược phẩm) và Trung Quốc sẽ nỗ lực hơn trong việc tham gia công ước Berne về quyền tác giả. Đổi lại, Đại diện thương mại Mỹ- USTR sẽ chấm dứt điều tra theo Điều “301 đặc biệt”. Tháng 6 năm 1994, Mỹ đã quyết định mở lại điều tra theo Điều “301 đặc biệt” vì cho rằng các quy định của Trung Quốc để thi hành Bản ghi nhớ năm 1992 không có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền tác giả và sản phẩm nghe nhìn. Cuối tháng 12/1994, sau khi kết thúc thời hạn điều tra và có kết luận rất tiêu cực về việc Trung Quốc thực thi cam kết, Mỹ đã quyết định trừng phạt Trung Quốc bằng cách tăng 100% thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng giá trị lên đến 2,8 tỷ đô-la Mỹ. Ngay sau đó, Trung Quốc đã thông báo cho Mỹ quyết định trả đũa của mình, bao gồm việc tăng 100% thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ và đình chỉ các cuộc thương lượng một số hợp đồng kinh tế quan trọng với các công ty Mỹ. Trước nguy cơ bùng nổ và leo thang một cuộc chiến tranh thương mại, Mỹ đã lùi việc thi hành quyết định tăng thuế quan đến tháng 2 năm 1996 và giảm trị giá các mặt hàng của Trung Quốc bị trừng phạt xuống còn 1,08 tỷ đô-la Mỹ. Ngày 26/ 2/1996, sau 11 giờ đàm phán liên tục, hai nước đã đạt được thoả thuận dưới hình thức trao đổi công hàm. Theo đó, Trung Quốc sẽ cam kết bảo hộ một cách hữu hiệu các quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, mở cửa dần thị trường sản phẩm nghe nhìn của mình cho các công ty Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ giúp đỡ Trung Quốc trong việc thi hành thỏa thuận về bảo vệ sở hữu trí tuệ của Mỹ và chấm dứt lệnh trừng phạt Trung Quốc theo Điều “301 đặc biệt”. Tuy nhiên, tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không chấm dứt ở đó. Chỉ ba tháng sau, Mỹ lại áp đặt lệnh trừng phạt Trung Quốc. Lần thứ ba này, giá trị các mặt hàng bị đánh thuế 100% lên đến 3 tỷ đô-la Mỹ. Trung Quốc tuyên bố trả đũa ngay lập tức, tạm dừng việc nhập khẩu các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ; chấm dứt các cuộc đàm phán, các hợp đồng kinh tế với các công ty Mỹ. Như hai lần trước, hai bên cũng lại đạt được một thoả thuận ngưng chiến. Ngày 17/6/1996, Trung quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận mới theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ được liên doanh với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm nghe nhìn. Các công ty sản xuất phim và truyền hình của Mỹ được đồng sản xuất phim với các đối tác Trung Quốc. Trung Quốc sẽ đóng cửa 15 xí nghiệp sản xuất và sao chép lậu các sản phẩm nghe nhìn của Mỹ,...
d. Điều 301 viễn thông (Telecom Munication 301)- Luật Thương mại và Cạnh tranh năm 1988.
Điều luật này được quy định trong mục 1371- 1382, có mục đích trừng phạt các nước không cho Mỹ có cơ hội thuận lợi để đưa các thiết bị và dịch vụ viễn thông xâm nhập thị trường. Điều luật này cho phép Đại diện thương mại Mỹ- USTR tiến hành đàm phán với nước được coi là vi phạm và áp dụng lệnh trừng phạt nếu không đạt được thoả thuận sau 12 đến 18 tháng. Biện pháp trừng phạt theo điều này là cấm tham gia đấu thầu trong việc mua sắm thiết bị và dịch vụ viễn thông. Trong thực tiễn, Mỹ đã áp dụng Điều “301 viễn thông” để điều tra trong vụ cấm EC đấu thầu các thiết bị viễn thông. Cụ thể như sau:
Ngày 27/ 4/ 1992, Tổng thống Mỹ đã xác định rằng EC đã có những quy định không thoả đáng về đấu thầu công chính đối với thiết bị và dịch vụ của công ty viễn thông Mỹ và quyết định áp dụng lệnh trừng phạt đối với những nước này từ ngày 1/1/1993. Ngày 28/5/1994, Mỹ đã quyết định cấm các công ty châu Âu tham gia đấu thầu công chính để bán hàng hoá từ 176.000 USD trở lên và dịch vụ từ 6,5 triệu USD trở lên cho các cơ quan liên bang Mỹ. Để trả đũa, ngày 8/6/1993, EU đã quyết định áp dụng biện pháp cấm các công ty Mỹ tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các cơ quan công quyền của các nước thành viên.
Thực tế, ngoài vụ việc trên, Mỹ đã sử dụng điều luật này trong hai vụ nữa, đó là vụ USTR điều tra các quy định của Na Uy về đấu thầu thiết bị điện và vụ Đại diện thương mại Mỹ- USTR điều tra các quy định của Nhật Bản về thiết bị điện, xây dựng và tư vấn xây dựng.
e. Điều 301 xanh lơ và Điều 301 xanh
Điều “301 xanh” (Green 301) mở rộng phạm vi áp dụng Điều 301 sang lĩnh vực môi trường nhằm mục đích trả đũa các nước đang phát triển sau một số vụ Mỹ thua kiện trước GATT. Chẳng hạn như vụ Mêhicô kiện Mỹ về lệnh cấm đánh bắt cá ngừ tại Đông bộ Thái Bình Dương do Mỹ đơn phương áp đặt theo Luật bảo vệ các loài động vật có vú ở biển năm 1972 của Mỹ, và theo đó, Mỹ đã ra lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ của Mêhicô. Mỹ đã thua kiện vì lệnh cấm này thật phi lý và chỉ nhằm trả đũa các nước đang phát triển.
Điều “301 xanh lơ” (Blue 301), mở rộng Điều 301 sang lĩnh vực tiêu chuẩn lao động cũng nhằm mục đích trừng phạt các nước châu á về những hành vi mà Mỹ gọi là cạnh tranh không lành mạnh như sử dụng lao động trẻ em, lao động là tù nhân, v.v... để sản xuất hàng xuất khẩu.
f. ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế ở Mỹ.
* Thứ nhất, không ai phủ nhận rằng, bên cạnh Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, ASEAN..., thì Mỹ là nước đang và sẽ là những đối tác kinh tế quốc tế rất quan trọng đối với Việt Nam. Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong hợp tác quốc tế song phương, đa phương. Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế quan trọng về kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với các nước, các tổ chức kinh tế thế giới; nhưng với Mỹ, mọi việc mới bắt đầu. Những Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật với EU, Hiệp định về quota hàng dệt với EU, Hiệp định về bảo hộ quyền tác giả với Mỹ và Hiệp định Thương mại toàn diện với Hoa Kỳ cũng đã được ký kết. Rồi trên diễn đàn APEC, diễn đàn hợp tác á - Âu ASEM, những hiệp định và những diễn đàn mà Việt Nam tham gia, đều có Mỹ,... là thành viên.
* Thứ hai, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế ở Mỹ đều có quy định ở mức độ và dưới hình thức nhất định các biện pháp trừng phạt kinh tế (Economic Sanctions) mà việc áp dụng chúng trong nhiều trường hợp hoàn toàn mang tính chất đơn phương- đã đi ngược lại cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương của WTO và trái với các nguyên tắc chung của Công pháp quốc tế.
* Thứ ba, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc cho thấy, Mỹ không cần đợi đến khi Trung quốc gia nhập WTO mới áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này. Vì vậy, khi Việt Nam còn chưa là thành viên của WTO thì không loại trừ khả năng Mỹ có thể áp dụng các quy định pháp luật như đã giải trình ở trên để giải quyết các tranh chấp kinh tế quốc tế với Việt Nam .
Song dù sao, Việt Nam vẫn kiên trì nguyên tắc Công pháp quốc tế để xử lý những bất đồng hay những vi phạm trong quan hệ kinh tế quốc tế, và ở ngay cả trong quá trình kết ước và thực hiện Hiệp định Thương mại toàn diện Việt- Mỹ.
3. Luật của Liên minh Châu Âu
Các quy định của EU về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế, gồm có:
- “Công cụ mới trong chính sách thương mại”, gọi tắt là NCPI (New Commercial Policy Instrument) do Hội đồng châu Âu ban hành quy định 2641/84 ngày 17/9/1985 và được sửa đổi bởi quy định 522/94 ngày 10/3/1994;
- “Quy định về các trở ngại đối với thương mại”, gọi tắt là TBR (trade Barriers Regulation), do Hội đồng châu Âu ban hành trong quy định 3286/94 ngày 22/12/1994;
a. Công cụ mới trong chính sách thương mại (NCPI).
Việc ban hành “Công cụ mới trong chính sách thương mại- NCPI” chủ yếu để đối trọng lại Điều 301 trong Luật Thương mại của Mỹ và để trừng phạt các nước chưa phải là thành viên của GATT.
Giống như Điều 301 của Mỹ, phạm vi áp dụng của “Công cụ mới trong chính sách thương mại (NCPI)” rất rộng. Điều 2 khoản 1 có quy định “thực tiễn thương mại bất hợp pháp” là thực tiễn bất kỳ trong thương mại quốc tế của một nước thứ ba (ngoài EC) không phù hợp với Luật quốc tế hoặc các quy phạm được công nhận chung - mà thực ra chúng là các Hiệp định GATT, các thoả thuận vòng Tokyo, các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương mà EC ký kết với các nước.
“Công cụ mới trong chính sách thương mại (NCPI)” quy định hai loại thủ tục giải quyết tranh chấp.
* Thủ tục thứ nhất (First track) để chống lại các thực tiễn thương mại bất hợp pháp và gây phương hại đến một ngành công nghiệp của châu Âu. Thủ tục này quy định các ngành công nghiệp của châu Âu có thể đề nghị Uỷ ban châu Âu tiến hành điều tra đối với những thực tiễn thương mại “bất hợp pháp” của nước thứ ba. Sau khi điều tra cho kết quả tiêu cực, Uỷ ban châu Âu sẽ quyết định hoặc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đa biên của GATT, hoặc áp dụng ngay các biện pháp trừng phạt. Khác với Điều 301 của Mỹ, Uỷ ban châu Âu không được áp dụng các biện pháp trừng phạt trước khi kết thúc thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT (Điều 10 khoản 2). Tuy nhiên, EC có quyền áp dụng ngay lập tức các biện pháp trừng phạt nếu nước vi phạm không phải là thành viên của GATT hoặc hiệp định thương mại song phương mà EC ký với nước này không quy định việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.
Các biện pháp trừng phạt mà EC có thể áp dụng bao gồm: tạm ngừng áp dụng hoặc rút lại các ưu đãi thuế quan; tăng thuế quan, hạn chế số lượng nhập khẩu; hoặc bất kỳ một biện pháp nào khác nhằm thay đổi cán cân thương mại giữa EC và nước đó.
Thực tế cho thấy đến trước năm 1994, EC mới chỉ sử dụng đến cơ chế “Công cụ mới trong chính sách thương mại - ncpi” trong năm vụ chống lại các nước như: Mỹ - vụ Akro liên quan đến Điều 337 có tính phân biệt đối xử trong Luật về thuế suất hải quan Mỹ năm 1930; Nhật Bản- về lệ phí cảng biển; Thổ Nhĩ Kỳ- về thuế suất đối với sợi dệt; Inđônêxia và Thái Lan- về sở hữu trí tuệ. Các vụ tranh chấp này (trừ với Mỹ phải đưa ra GATT) đều được giải quyết ổn thoả qua thương lượng.
* Thủ tục thứ hai (secon track) có mục đích bảo vệ “các quyền của EC” chống lại các nước có thực tiễn thương mại bất hợp pháp. Khái niệm “các quyền của cộng đồng” được định nghĩa trong Điều 2 khoản 2 của “Công cụ mới trong chính sách thương mại-NCPI” là các quyền lợi thương mại quốc tế của EC theo Luật quốc tế và các quy phạm được công nhận chung. Khác với thủ tục thứ nhất, chỉ có các quốc gia thành viên EC chứ không phải là đại diện cho một ngành công nghiệp châu Âu mới có quyền yêu cầu Uỷ ban châu Âu tiến hành điều tra.
Trên thực tế cho đến trước năm 1943, thủ tục thứ hai này chưa được áp dụng lần nào vì theo điều 113 - Hiệp định Roma năm 1957 Uỷ ban châu Âu có thể tự giải quyết các tranh chấp thương mại với các nước thứ ba mà không cần phải có yêu cầu từ phía các quốc gia thành viên.
b. Quy định về các trở ngại đối với thương mại (TBR)
“Quy định về các trở ngại đối với thương mại - TBR” được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ của EU theo hiệp định thành lập WTO và được sử dụng để chống lại một nước có những “rào cản thương mại” gây tác động bất lợi đến thị trường châu Âu hoặc thị trường của một nước thứ ba. Theo “Quy định về các trở ngại đối với thương mại- TBR” quy định có tới ba loại thủ tục giải quyết tranh chấp.
* Thủ tục thứ nhất, mục đích của thủ tục này là để bảo vệ thị trường châu Âu hoặc các quyền lợi thương mại của châu Âu ở thị trường thứ ba, chống lại cái gọi là “những trở ngại đối với thương mại”, chẳng hạn như bán hàng phá giá vào thị trường EU hoặc một thị trường khác, gây thiệt hại cho một “ngành công nghiệp của cộng đồng”. ở thủ tục này của TBR đã thay thế khái niệm “thực tiễn thương mại bất hợp pháp” trong NCPI bằng khái niệm mới “trở ngại đối với thương mại” (Obstacles to trade). Điều 2 khoản 1 của TBR định nghĩa “trở ngại đối với thương mại” là bất kỳ “thực tiễn thương mại” nào do một nước thứ ba duy trì, mà theo các hiệp định thương mại, một nước khác có quyền khởi kiện (Right of Action).
Quyền khởi kiện nói trên được công nhận, nếu thực tiễn thương mại đó bị cấm theo hiệp định thương mại quốc tế có liên quan hoặc nếu hiệp định này quy định nước bị thiệt hại có quyền hành động để loại bỏ (Ecliminate) hậu quả của thực tiễn đó.
Khái niệm “ngành công nghiệp cộng đồng” được hiểu là các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng trong EU. “Ngành công nghiệp của cộng đồng” có thể đề nghị Uỷ ban châu Âu điều tra về những “trở ngại đối với thương mại” mà một nước thứ ba áp đặt đối với hàng hoá và dịch vụ của công dân, pháp nhân và các hiệp hội không có tư cách pháp nhân. Nếu điều tra khẳng định nước đó có áp dụng trên thực tế các “trở ngại” đối với thương mại gây thiệt hại cho “ngành công nghiệp” châu Âu thì Uỷ ban châu Âu có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt thích hợp đối với các nước đó. Tuy nhiên, EU chỉ áp dụng các biện pháp trừng phạt phù hợp với khuyến nghị của một cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế (ám chỉ cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO).
* Thủ tục thứ hai, khác với thủ tục thứ nhất ở chỗ chỉ các quốc gia thành viên EU mới có quyền yêu cầu Uỷ ban châu Âu điều tra những bằng chứng về các “rào cản thương mại” của nước ngoài đối với thương mại của EU.
* Thủ tục thứ ba, là thủ tục mới được đưa vào TBR nhằm mục đích trừng phạt các nước không “mở cửa” thị trường của mình cho hàng hoá và dịch vụ của châu Âu. Vì vậy, nó còn gọi là thủ tục “thâm nhập thị trường” (Market access track). Theo thủ tục mới này, một “doanh nghiệp thuộc cộng đồng” có quyền đề nghị Uỷ ban châu Âu điều tra về những “trở ngại đối với thương mại” đã gây ra những tác động bất lợi về thương mại của EU tại thị trường thứ ba. Điều 4 của “Quy định về trở ngại đối với thương mại-TBR” cũng quy định thêm rằng một đơn kiện như vậy chỉ được chấp nhận nếu EU có quyền “khởi kiện” đối với những “trở ngại thương mại” phù hợp với các hiệp định thương mại đa phương (không áp dụng đối với các hiệp định thương mại song phương).
Cũng như thủ tục thứ nhất, các biện pháp trừng phạt theo thủ tục hai và ba chỉ được áp dụng phù hợp với khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
Việc thông qua thủ tục thứ ba đã làm thay đổi quy định của EU về giải quyết tranh chấp và chuyển từ tính chất “phòng thủ” sang “tấn công” mặc dù về hình thức trước khi trừng phạt, EU bao giờ cũng tìm kiếm sự “cho phép” của WTO nhưng với thủ tục “đồng thuận tiêu cực” (negative consensus) của DSB thì việc xin phép này chỉ còn là một thủ tục hình thức trừ khi tất cả các nước đồng thuận chống lại việc thông qua. Như vậy là nếu EU đề nghị DSB thông qua quyết định trừng phạt thì đề nghị này chắc chắn là được thông qua, bởi vì sẽ không thể có việc tất cả các thành viên WTO đồng thuận chống lại việc cho phép trừng phạt (vì ít nhất là EU sẽ không đồng ý).
Với việc ban hành TBR, châu Âu đã trở nên ngày càng cứng rắn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế với các bạn hàng lớn của họ, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Achentina,... và EU đã chọn Mỹ chứ không phải ai khác để “thử nghiệm hiệu quả” của TBR.
4. Luật của Nhật Bản
Khác với Mỹ và EU, Nhật Bản không có các quy định riêng về giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế. Điều 6 - Luật về thuế quan của Nhật Bản quy định chính phủ có thể áp dụng “thuế quan trả đũa” (Retaliatory dutes) đối với các nước là thành viên WTO và không phải là thành viên WTO. Khác với Mỹ và EU, các biện pháp trả đũa của Nhật chỉ dừng lại ở mức độ tăng thêm thuế nhưng không được vượt quá trị giá của sản phẩm bị tăng thuế. Nhật chỉ trừng phạt nếu việc đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích thương mại cơ bản của mình. Nhìn chung, vì là một nước phụ thuộc vào xuất khẩu và thị trường nước ngoài (khác với Mỹ và EU có một thị trường nội đia đủ lớn) nên chính sách truyền thống của Nhật là giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và nhân nhượng; tránh dẫn đến xung đột công khai với các bạn hàng quan trọng như Mỹ và EU. Thái độ “nhường nhịn” này cũng được thể hiện ngay cả khi Nhật thắng kiện ở GATT trước kia và WTO hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34632.doc