Tài liệu Mô hình phát triển nông thôn mới trong thế kỷ 21 công cụ cho các nước đang phát triển

Nông thôn ở các khu vực kém phát triển trên thế giới ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới như môi trường quốc tế phức tạp và cạnh tranh cao, dân số, tài nguyên đang cạn kiệt và của biến đổi khí hậu cũng như những thành tựu đột phá trong khoa học và công nghệ. Mô hình phát triển nông thôn mới đối với các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 đề cập đến sự toàn diện, hướng tới phát triển một cách bền vững trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của thế giới. Mô hình nhấn mạnh sự cần thiết của một chiến lược đa ngành, không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà còn cả công nghiệp nông thôn và dịch vụ, không chỉ ở khu vực nông thôn mà cả liên kết giữa nông thôn và thành thị. Mục tiêu của mô hình phát triển nông thôn mới là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một khuôn khổ cụ thể đối với việc nhận thức các yếu tố cần được xem xét trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển nông thôn hiệu quả. Những chính sách này sẽ giúp cải thiện phúc lợi của người dân vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế và xã hội toàn diện, tổng thể của một quốc gia cũng như xem xét tính bền vững môi trường. Tuy nhiên, những chính sách và chiến lược cần phải được thiết kế, xây dựng chi tiết và cụ thể theo điều kiện của mỗi quốc gia và phải được điều chỉnh theo thời gian khi điều kiện thay đổi. Điều này đòi hỏi việc phân tích chi tiết vốn tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế vốn cũng như trực tiếp giải quyết các vấn đề về dân số, chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác. Chiến lược không phải là một quá trình có thể được chỉ đạo từ bên ngoài phạm vi một nước mà đòi hỏi phải có kiến thức địa phương sâu sắc về các chi tiết cụ thể của một nước cũng như sự tham vấn và đàm phán với các đại diện địa phương có liên quan từ cộng đồng cho tới các cấp chính phủ.

pdf58 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Mô hình phát triển nông thôn mới trong thế kỷ 21 công cụ cho các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n-đô thị và tạo điều kiện cho sự hội nhập của khu vực nông thôn. Việc mở rộng sử dụng các nền tảng chính phủ điện tử cũng cung cấp cho người dân nông thôn có khả năng tương tác trực tiếp với chính quyền và nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan ở cấp địa phương, tạo những tiềm năng cho sự tăng trách nhiệm giải trình của chính phủ và năng lực quản trị. Nguồn năng lượng sạch mở ra nhiều cơ hội phát triển ở nông thôn Đảm bảo cung cấp năng lượng là chìa khóa cho sự phát triển nông thôn. Ngành năng lượng trong thế giới nông thôn đang phát triển nay có hai nhược điểm lớn: việc sử dụng quá mức các nguồn năng lượng truyền thống, chẳng hạn như gỗ và chất thải nông nghiệp, và sự phân bố không đồng đều của các nguồn năng lượng tiên tiến, chẳng hạn như các sản phẩm dầu khí, điện và nhiều nguồn khác. Điều này không hiệu quả và cũng đặt ra nhiều mối đe dọa đối với môi trường cũng như sức khỏe của người dân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần 2 triệu người chết mỗi năm vì bệnh viêm phổi, bệnh phổi mãn tính và ung thư phổi, mà nguyên nhân liên quan chặt chẽ với việc tiếp xúc không khí bị ô nhiễm trong nhà do nấu ăn bằng than và sinh khối (WHO/UNDP, 2009). Sự tiếp cận với những nguồn năng lượng tốt hơn, sạch hơn và bền vững hơn không chỉ có lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, mà còn có lợi cho con người và môi trường. Kết nối cộng đồng ở vùng sâu vùng xa với mạng lưới điện quốc gia đôi khi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế vì sự xa xôi, dân cư thưa thớt và nhu cầu năng lượng trung bình tương đối thấp (Hermann và Welsch, 2014). Phi tập trung cung cấp năng lượng, thông qua thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, là một lựa chọn khả thi để cung cấp cho vùng sâu vùng xa các nguồn năng lượng bền vững. Hơn nữa, dựa vào các nguồn năng lượng sạch có thể tạo ra sự bổ sung chính sách (ví dụ như thông qua tăng trưởng xanh) và giảm thiểu tác động tiêu cực về môi trường (Brown et al, 2011): • Năng lượng gió: Xem xét những thách thức môi trường khu vực nông thôn hiện đang phải đối mặt tại hầu hết các vùng đang phát triển, năng lượng gió có thể cung cấp một giải pháp bền vững giá trị trong sản xuất điện. Tua-bin dùng để chuyển đổi gió thành năng lượng không làm giảm chất lượng không khí và nước, 39 và cũng không thải ra CO2. Hơn nữa, sản xuất năng lượng này không yêu cầu bất kỳ khai thác, vận chuyển, lưu trữ hoặc đốt cháy trong suốt toàn bộ quá trình. Cùng với đó, năng lượng gió có thể điểu chỉnh được theo nhu cầu bằng tua bin. Bằng cách này, họ có thể cung cấp năng lượng cho một trang trại, toàn bộ một cộng đồng nông thôn hoặc thậm chí là những khu vực trung tâm còn lớn hơn, đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu năng lượng. Khu vực nông thôn đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng năng lượng gió vì chúng thường có diện tích lớn đất trống. Nhà máy điện gió cũng tạo ra các cơ hội đa dạng hóa thu nhập cho chủ đất, tăng thu nhập của họ cho mỗi mẫu đất và tạo ra doanh thu thuế bổ sung đối với các cộng đồng địa phương. Cuối cùng, ảnh hưởng sinh thái của các tua bin gió là rất thấp và không làm loại bỏ các ứng dụng khác của đất: trồng cây và chăn thả gia súc • Năng lượng mặt trời: Năng lượng mặt trời cung cấp một loạt các lợi ích cho sự phát triển nông thôn. Một số công nghệ hiện đang tận dụng năng lượng mặt trời: hệ thống quang điện (PV) và hệ thống điện năng lượng mặt trời tập trung (CPS). Tất cả các ứng dụng năng lượng mặt trời đều thân thiện với môi trường, giống như năng lượng gió, chúng không làm giảm chất lượng không khí và nước, không phát thải khí CO2 và không yêu cầu bất kỳ hoạt động khai thác, vận chuyển, tàng trữ và đốt. Chúng cung cấp một nguồn năng lượng có thể điều chỉnh được để đáp ứng nhu cầu của một cộng đồng nông thôn thông qua các ứng dụng ngoài điện lưới hoặc một khu vực lớn hơn nhiều nhờ vào cài đặt nối điện lưới. Nhược điểm chính của các nhà máy năng lượng mặt trời là chi phí. Vốn cần thiết để tạo ra một nhà máy năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho một khu vực rộng lớn có thể là một vấn đề lớn, đặc biệt là với các cộng đồng nông thôn nghèo ở các nước đang phát triển. Một hạn chế khác là năng lượng mặt trời là không có vào ban đêm và thời tiết xấu có thể gây ra biến động trong việc cung cấp năng lượng mặt trời. Để giải quyết vấn đề này, pin hoặc các hình thức lưu trữ năng lượng khác là cần thiết, và lại tăng thêm chi phí. • Thủy điện: thủy điện chuyển đổi năng lượng động học được lưu trữ trong dòng nước chảy thành điện, cải thiện việc tiếp cận điện năng ở các khu vực nông thôn xa xôi không thể kết nối với lưới điện quốc gia. công nghệ thủy điện là một kỹ thuật đã được thiết lập từ lâu và hoạt động hiệu quả, nhưng đôi khi đi kèm với chi phí môi trường, đặc biệt là khi phải xây dựng các đập lớn. Nhiên liệu sinh học có thể là một động cơ phát triển nông thôn Việc khai thác các công nghệ nhiên liệu sinh học bền vững mở ra nhiều cơ hội, bao gồm tạo việc làm ở nông thôn (từ trồng nguyên liệu chế biến), tạo thêm nhiều lựa chọn sinh kế cho các hộ gia đình nông thôn, cải thiện hiệu quả năng lượng và sức khỏe thông qua bảo vệ môi trường và tăng năng suất. Một lợi ích gián tiếp khác bao gồm cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phổ biến các kiến thức và kỹ năng, và sự gia tăng năng suất nông thôn và chất lượng cuộc sống. 40 Mở rộng các ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học cho phép nông dân đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, cho phép họ hướng tới các hoạt động thị trường thay vì tự cung tự cấp. Một số sản phẩm này cũng có thể được hướng tới các thị trường xuất khẩu hoặc tới các cộng đồng hoặc các khu vực khác. Đồng thời việc sản xuất nhiên liệu sinh học tạo ra các sản phẩm phụ và dư lượng đó là rất quý giá đối với các loại hoạt động. Ví dụ, glycerine không chỉ là một sản phẩm phụ của sản xuất dầu diesel sinh học, mà còn sử dụng rộng rãi trong dược phẩm và mỹ phẩm (IEA, 2010). Việc tiếp cận nhiều hơn với năng lượng cũng trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của ngành y tế, đem lại điện và khả năng bảo quản thuốc và sử dụng các công nghệ y tế, dụng cụ, do đó tăng khả năng điều trị và xét nghiệm. Nó cũng có tác động tích cực gián tiếp tới giáo dục, xóa đói giảm nghèo và môi trường tại địa phương. Hơn nữa, nhiên liệu sinh học có thể tiết kiệm thời gian cho phụ nữ và trẻ em nông thôn cho việc đi lấy củi và các hoạt động hộ gia đình thời gian khác. Điều này có thể cải thiện bình đẳng giới, tạo cho phụ nữ cơ hội tìm kiếm việc làm và giáo dục ngoài gia đình. Định vị ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học ở các khu vực nông thôn là cơ bản để đảm bảo các tài sản có được cải thiện sinh kế địa phương thông qua đầu tư vào giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ở Đông Nam Á, giá dầu tăng, nguồn nhiên liệu hóa thạch hạn chế và thách thức môi trường bền vững có nghĩa là có một nhu cầu rất lớn cho nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu sinh học có thể là câu trả lời, với những cải tiến lớn trong tương lai gần. Công nghệ nông nghiệp hiện đại có thể thúc đẩy nông nghiệp quy mô nhỏ Có nhiều cơ hội để tăng cường vai trò của nền nông nghiệp ở cả nền kinh tế nông thôn và nền kinh tế quốc gia của các nước đang phát triển. Những cơ hội này chủ yếu tập trung vào công nghệ- nhưng không nhất thiết là công nghệ cao. Trong khi ở các nước phát triển, hiện đại hóa nông nghiệp theo hình thức cơ khí hóa, lựa chọn sinh học, sử dụng hóa chất và chuyên môn hóa; thì ở những quốc gia nghèo hơn, những phương pháp này lại được thực hiện rất không đồng đều do chi phí cao. Do vậy, hiện đại hóa ở những nước đang phát triển chủ yếu đạt được thông qua các phương pháp ít tốn kém, như tăng cường tiếp cận của nông dân với việc kết hợp các loại cây trồng năng suất cao hơn, đầu vào (như phân bón) và hệ thống tưới tiêu, cùng với những nỗ lực chống dịch hại cây trồng, tăng độ phì nhiêu màu mỡ của đất đai và cải thiện quản lý nước. Tuy nhiên, những cải tiến này, trụ cột chính của Cuộc Cách mạng xanh, được thực hiện không đồng đều ở các nước đang phát triển. Trong khi Mexico, Ấn Độ, Braxin và một số nước Đông Nam Á đã đạt được những thành công đáng chú ý, mặc dù đây là những khu vực ngèo đói 41 dai dẳng cũng cực và thiếu ăn, thì ở Châu Phi, chúng được thông qua một cách chắp vá và ở mức hạn chế do các vấn đề về quản trị, thiếu hạ tầng, những giới hạn vật lý, như nước hay hạn chế địa lý cụ thể. Xét đến những mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra, tư duy mới là rất cần thiết để giải quyết vấn đề sử dụng nước không bền vững, bao gồm việc quản lý thủy lợi kênh mương, áp dụng công nghệ vi-thủy lợi, sử dụng phương phép tiên tiến để nâng nước, và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Việc sử dụng công nghệ một cách sáng tạo cần thích ứng với các bối cảnh khác nhau và các thực tế cụ thể. Ví dụ, ở Tanzania, cải thiện áp dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại và hệ thống thủy lợi sẽ là chìa khóa để tăng thu nhập cho người dân nông thôn đang ngày càng gia tăng đông hơn cũng như hạn chế ảnh hưởng của tỷ lệ sinh cao. Công nghệ bao gồm phương án tiết kiệm nước, nhằm tăng lợi ích tạo ra bởi mỗi lít nước và kỹ thuật dự trữ, nhằm tạo ra nhiều nước hơn và để giải quyết vấn đề mùa vụ, lượng mưa không ổn định, lũ lụt và hạn hán. Các phương án quy mô nhỏ, chi phí thấp là các giải pháp hợp lý nhất ở đa số vùng nông thôn ở các nước đang phát triển, những khu vực thường thiếu năng lực đầu tư và hạ tầng. Vòi phun chi phí thấp và công nghệ vi thủy lợi chẳng hạn như xô, thùng và hệ thống nhỏ giọt vi ống cũng giúp các tiểu chủ và các xí nghiệp nông nghiệp bằng cách tăng sản lượng nông nghiệp và an ninh lương thực. Việc lắp đặt, bảo trì và sử dụng cũng giúp tạo ra các cơ hội việc làm ở khu vực nông thôn, cả trong và ngoài ngành nông nghiệp. Tận dụng những nỗ lực này sẽ là điểm khởi đầu tốt để xây dựng và phát triển chiến lược quản lý nước bền vững. Các chính sách hiện đại hóa nông nghiệp thất bại khi không có đủ nguồn lực, chẳng hạn như cán bộ khuyến nông không được đào tạo tốt và không được trang bị tốt, không có phương tiện tiếp cận tới những cộng đồng nông thôn rải rác; khi công nghệ không phù hợp với nhu cầu và năng lực địa phương; và khi không có đủ ưu đãi. Khi những chính sách này thành công, yếu tố chủ chốt bao gồm cam kết chính trị mạnh mẽ; sự tham gia của người dân vào việc phát triển kỹ thuật mới – được hỗ trợ bởi chuyển giao tri thức dựa trên CNTT – và trong đối thoại chính sách thông qua tổ chức nông dân; hiện đại hóa quản lý nông nghiệp; và cung cấp một vài hình thức bảo đảm tài chính cho nông dân; ví dụ như tiếp cận tín dụng hợp lý, liên kết bền vững với công nghiệp chế biến hay trợ cấp. Ví dụ, năng suất cao hơn sẽ chỉ cho thu nhập cao hơn nếu chi phí tiếp cận đầu vào (ví dụ như lãi thanh toán nợ) được giữ ở mức đủ thấp cho phép thu nhập thuần tăng và mở ra khả năng đầu tư vào những phương tiện sản xuất hiện đại này. Cuối cùng, tạo giống cây trồng và kỹ thuật thực phẩm tạo ra cơ hội để tăng khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu, tăng cường sản xuất lương thực bền 42 vững, và giải quyết vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng áp lực dân số ở hầu hết các khu vực vùng cận Sahara Châu Phi. Biến đổi gen cho phép tạo ta các loại hạt mới có thể chịu đựng tốt hơn với các thảm họa biến đổi khí hậu được dự báo, đặc biệt là hạn hán và lũ lụt. Một số loại hạt mới đòi hỏi ít nước, thuốc trừ sâu, phân bón hơn, giúp giải quyết các vấn đề môi trường. biến đổi gen cũng giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của một số loại cây trồng nhất định, chẳng hạn như “Gạo vàng”, chứa lượng vitamin A cao. Những loại cây trồng này có thể giúp giảm bớt vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe của người dân vùng nông thôn nghèo ở các nước đang phát triển. Trong đa số các trường hợp, những đổi mới công nghệ, được thực hiện bởi khối tư nhân, cho phép chính phủ nắm bắt. Do đó, một phần thách thức đối với những nhà hoạch định chính sách là phải xác định và huy động các cơ hội phát triển nhanh và lớn mà công nghệ mang đến cho quá trình nông thôn để đưa chúng vào chính sách. Chính phủ cũng đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp hạ tầng nền tảng, hỗ trợ việc truyền bá và sử dụng những công nghệ này. Nó bao gồm việc đầu tư vào hạ tầng vật lý như điện, hệ thống thông tin, đầu tư vào hạ tầng mềm như sức khỏe, giáo dục, nghiên cứu và phát triển, cũng như hệ thống quản lý như quyền sở hữu trí tuệ và hành pháp. Phát triển và phổ biến vắc xin và các công nghệ y tế dự phòng khác Tiêm chủng được coi là một trong các nhu cầu cấp thiết nhất ở các nước đang phát triển. Mặc dù có một số chương trình phổ biến vắc xin tiêm chủng – ví dụ như chương trình mở rộng của WHO về vắc xin tiêm chủng (EPI) – thì vẫn tồn tại chênh lệch xét về việc tiếp cận các loại vắc xin mới giữa khu vực thành thị và nông thôn ở các nước phát triển và đang phát triển. Chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc trong nước là những cách hiệu quả để giải quyết những chênh lệch này cùng với xây dựng năng lực địa phương. Trong nhiều năm, việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển đa làm tăng đáng kể nguồn cung vắc xin, thậm chí còn làm giảm giá thành vắc xin (WHO, 2011). Sản xuất vắc xin trong nước không phải lúc nào cũng hiệu quả về chi phí, nhưng thiết lập một chính sách vắc xin có thể giúp các quốc gia xác định làm thế nào và thời gian nào để sản xuất trong nước. Việc tạo ra các liên danh, mua lại và thành lập các công ty đa quốc gia ở các nước đang phát triển đang ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những cách chuyển giao công nghệ, cũng giúp tăng cường nghiên cứu và phát triển trong nước. Thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển ở các nước đang phát triển thực sự là trở ngại lớn nhất đối với chuyển giao công nghệ vắc xin, theo cảm nhận của cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao (WHO, 2011). Việc tạo ra một môi trường trong nước tạo điều 43 kiện cho việc phổ viến công nghệ y tế và hạ tầng nghiên cứu để vận hành là chìa khóa để giải quyết vấn đề này. Ngoài vắc xin, một số biện pháp y tế dự phòng khác cũng rất quan trọng. Các công nghệ chuyển hóa nước sạch, quản lý nước và nhà vệ sinh thân thiện với môi trường, hiệu quả về chi phí, phù hợp về văn hóa và bền vững cần đáp ứng các yêu cầu cơ vản và cải thiện sinh kế. Cùng với những đổi mới công nghệ này, việc giáo dục trẻ em và người lớn về vấn đề vệ sinh thông qua các hoạt động tham gia, đào tạo chuyên sâu của các nhân viên cộng đồng, sử dụng các phương tiện truyền thông, đến tận nhà thăm và kiểm tra, quan hệ đối tác công –tư với các ngành công nghiệp về vệ sinh có thể thúc đẩy việc phổ biến công nghệ và thúc đẩy thực hành vệ sinh tốt hơn (WaterAid, 2013). 44 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI 3.1. Kinh nghiệm phát triển nông thôn mới ở một số nước Một số vùng đang phát triển đã thành công hơn trong việc giải quyết vấn đề phát triển nông thôn so với các vùng khác. Nghiên cứu này phân tích những kiểu mẫu qua các nghiên cứu tình huống ở 6 quốc gia – Hàn Quốc, Bờ Biển Ngà, Tanzania, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Việc nắm rõ những động lực và quỹ đạo phát triển nông thôn ở những khu vực và quốc gia này có thể làm sáng tỏ những thách thức trong việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn và cuối cùng là đóng góp vào sự phát triển quốc gia. Hàn Quốc: Trở thành quốc gia phát triển chỉ trong 1 thế hệ Sự tăng trưởng nhanh chóng của Hàn Quốc từ một nước chủ yếu là nông nghiệp và nhận viện trợ lương thực thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất OECD thực sự hứng khởi. Nghiên cứu tình huống này khám phá các yếu tố đằng sau quá trình chuyển đổi, tập trung vào vai trò của chính sách phát triển nông thôn từ những năm 1950 trở đi. Mối quan tâm đặc biệt là chương trình quốc gia về phát triển nông thôn có tên là Saemaul Undong, hay phong trào xây dựng nông thôn mới. Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và thành công của Hàn Quốc liên quan đến quá trình di cư quy mô lớn từ nông thôn ra thành thị, cũng như làm tăng chênh lệch thu nhập giữa nông thôn - thành thị. Phong trào Saemaul Undong đóng vai trò như bước đệm trong quá trình chuyển đổi này, giúp phân phối lại của cải thông qua trợ cấp cho nông nghiệp, tăng năng suất nông nghiệp và cung cấp cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn. Tuy cơ cấu cách thức thực hiện của nước Hàn Quốc rất độc đáo, nhưng phương thức thực hiện cũng giúp cung cấp những bài học quý giá cho các nước đang phát triển. Saemaul Undong là chiến lược đa cấp đa ngành nâng cao mức sống khu vực nông thôn, đồng thời hạn chế chênh lệch tiền công giữa khu vực thành thị và nông thôn tiếp theo quá trình công nghiệp hóa thành công của Hàn Quốc. Hàn Quốc thành công trong quá trình phát triển nông thôn là nhờ sự kết hợp các yếu tố sau: - Tầm nhìn mạnh mẽ của chính phủ và khả năng lập kế hoạch, điều phối và thực hiện chiến lược đa ngành, bao gồm kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, giám sát, đánh giá, và cơ chế khuyến khích mạnh mẽ các hành động tập thể. - Củng cố tổ chức để đưa ra các chiến lược phát triển quốc gia và nông thôn giúp xây dựng nền tảng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện các chính sách một cách hiệu quả. - Trước đây đã từng thực hiện các chính sách hỗ trợ, trong đó có chính sách cải cách ruộng đất năm 1949, đầu tư sớm vào giáo dục, và có một mức vốn 45 xã hội nhất định trong khu vực nông thôn để hợp tác, xây dựng đồng thuận và hành động tập thể. - Các chính sách giúp nâng cao năng suất nông nghiệp, bao gồm cải tiến công nghệ và đầu tư bền vững vào hạ tầng nông thôn. - Quá trình công nghiệp hóa nhanh và khả năng tiếp nhận dân di cư từ khu vực nông thôn của khu vực thành thị - Khả năng khai thác quá trình chuyển đổi nhân khẩu học, chú trọng giáo dục và các chương trình kế hoạch hóa gia đình của chính phủ. - Hỗ trợ mạnh mẽ cho các nông hộ thông qua chính sách giá và trợ cấp cho nguyên liệu đầu vào nông nghiệp trọng yếu. - Thúc đẩy công nghiệp nông thôn và các hoạt động phi nông nghiệp Việt Nam: Nền kinh tế thị trường đa dạng đến quá trình phát triển nông thôn toàn diện hơn Sau chiến tranh, Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua quá trình Đổi mới. Hiện nay, Việt Nam tập trung vào việc đẩy mạnh phúc lợi xã hội để giải quyết sự bất bình đẳng đang gia tăng tại các khu vực khác nhau trong xã hội. Việt Nam không có bất kỳ chính sách phát triển nông thôn cụ thể nào trước năm 2007, nhưng thay vào đó tập trung chủ yếu vào nền nông nghiệp. Năm 2008, Việt Nam thông báo Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển nông thôn mới. Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy cần phải có chính sách phát triển nông thôn bao quát, toàn diện, phù hợp, thống nhất và năng lực của chính quyền cấp tỉnh, đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ công, đầu tư liên tục và quá trình nâng cao nông nghiệp hỗ trợ lẫn nhau và quá trình công nghiệp hóa. Thái Lan: Hướng đến thu hẹp khoảng cách nông thôn – thành thị Thái Lan sớm đầu tư vào hạ tầng nông thôn và tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa nhiên liệu. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu trong thập niên 80 đã dẫn đến chênh lệch lớn giữa nông thôn – thành thị, và chính phủ đã và đang phấn đấu nâng cao phúc lợi và tiếp cận các dịch vụ cơ bản và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. giống như các quốc gia khác, kinh nghiệm của Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọn của chiến lược phát triển nông thôn toàn diện. Đầu tư vào vốn con người và các chiến lược linh hoạt, tận dụng môi trường quốc tế không ngừng phát triển cũng là yếu tố quan trọng của quá trình phát triển nông thôn thành công. Trung Quốc: Từ nền kinh tế khép kín đến cỗ máy công nghiệp Trong hơn 30 năm qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nước nghèo, xã hội nông thôn trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sự phát triển thành công 46 này chủ yếu dựa vào quá trình công nghiệp hóa tập trung nhiều vào sức lao động và tập trung ở khu vực đô thị, và chiến lược hiện đại đòi hỏi kết hợp phát triển khu vực và đa dạng hóa kinh tế với đầu tư lớn vào mạng lưới giao thông khu vực, các dịch vụ công cơ bản và vốn con người. Tuy đã đạt được những tiến bộ lớn, nhưng người dân nông thôn vẫn lạc hậu so với người dân thành thị về hầu hết các chỉ số phúc lợi; khoảng cách này là trọng tâm chú ý của chính phủ. Bài học của Trung Quốc bao gồm tầm quan trọng của việc quản trị đa cấp, năng lực mạnh mẽ của chính phủ trong việc điều phối, giám sát, và tính linh hoạt cùng các chính sách đa ngành hỗ trợ đầu tư. Bờ Biển Ngà: Xây dựng lại nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu Bờ Biển Ngà đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển năng động, từ ngành công nghiệp bùng nổ “diệu kỳ” đến phá sản hàng hóa, bất ổn chính trị làm cản trở việc thiết kế và thực hiện chiến lược phát triển nông thôn toàn diện. Nước này ưu tiên phát triển và đa dạng hóa nền nông nghiệp là động cơ của nền kinh tế, chứ không thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn rõ ràng. Quá trình thực hiện phát triển nông thôn chắp vá của Bờ Biển Ngà cho thấy cần phải có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và linh hoạt, sự ổn định chính trị và xã hội, phương pháp tiếp cận đa ngành vượt ra ngoài phạm vi nông nghiệp, và quá trình tích lũy vốn bền vững. Tanzania: từ Ujamaa đến tự do hóa nền kinh tế Chiến lược phát triển nông thôn của Tanzania phát triển từ phong trào Ujamaa thất bại trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa đến quá trình sản xuất nông nghiệp trong quá trình tự do hóa nền kinh tế, và gần đây hơn là đến các hành động nhằm xóa đói giảm nghèo. Kinh nghiệm phát triển nông thôn nghèo của Tanzania cho thất tầm quan trọng của việc đưa ra các ưu đãi đầy đủ cũng như tầm quan trọng của khả năng thực hiện mạnh mẽ để đạt được kế quả phát triển tích cực. Nó cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược phát triển nông thôn vượt ra ngoài lĩnh vực nông nghiệp và giải quyết các vấn đề nông thôn một cách toàn diện. Bài học khác bao gồm sự cần thiết của cơ chế quản trị tốt và quá trình điều phối tốt hơn giữa các nhà đầu tư nước ngoài. 3.2. Mô hình phát triển nông thôn mới cho các nước phát triển Mô hình phát triển nông thôn mới (NRDP) cần phải kết hợp tập hợp các thách thức và cơ hội mới mà các nước đang phát triển ngày nay đang phải đối mặt, cũng như những bài học kinh nghiệm từ cả các nước phát triển và đang phát triển. Bảng 1 tóm tắt các yếu tố chính của mô hình cũ, những thách thức và cơ hội mới cho các vùng nông thôn ở các nước đang phát triển, và ý nghĩa của chúng đối với NRDP 47 Bảng 1. Phát triển hướng tới mô hình phát triển nông thôn mới Mô hinh cũ Những thách thức và cơ hội mới Mô hình phát triển nông thôn mới Kinh tế  Quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp với vai trò là động lực chính của sự phát triển (1950-1960)  Hiện đại hóa nông nghiệp (1960-1980)  Phát triển nông thôn tổng hợp (từ năm 1970 trở đi)  Điều chỉnh cơ cấu (1980- 1990)  Các chương trình đầu tư ngành(1990 trở đi)  phát triển kinh tế địa phương (những năm 1980), đã phát triển thành các chương trình phát triển lãnh thổ nông thôn trong những năm 2000  Đa dạng hóa nông thôn (Từ những năm 2000 trở đi)  Khuôn khổ phát triển nông thôn toàn diện (Từ năm 2000 trở đi)  Công nghiệp hóa và sản xuất hướng đến xuất khẩu có thể không phải là yếu tố chủ đạo ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trong 1 thế giới toàn cầu hóa mở và trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc.  Nông nghiệp không thể mang lại sinh kế bền vững khi dân số ngày càng tăng cao ở nhiều quốc gia có tỉ lệ người dân gắn với đất đang tăng mạnh.  Được thiết kế với điều kiện cụ thể (tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế) của mỗi quốc gia.  Xem xét vai trò của khu vực nông thôn trong mối quan hệ với thành thị và khu vực, lồng ghép sự phát triển của khu vực nông thôn với chiến lược quốc gia rộng hơn.  Đa-ngành. Các biện pháp cần hướng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế mà có thể đóng góp vào tăng trưởng sản xuất, nâng cao tính khả thi của khu vực nông thôn, và giúp con người đáp ứng các nhu cầu cơ bản, bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp ICT nông thôn. Quản trị và thể chế  Tiếp cận từ trên xuống (những năm 1950 đến 1970)  Nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ (Những năm 1970)  Phát triển dựa vào cộng đồng (từ những năm 1980 trở về sau)  Giới tính và phát triển giới tính (từ những năm 1980 trở về sau)  Nâng cao nhận thức về sự mong manh của nhiều quốc gia đang phát triển: năng lực hạn chế để có thể thực hiện các chiến lược và quản lý các vùng nông thôn xa xôi  Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết bất bình đẳng giới tính ở tất cả các giai đoạn của chính sách phát triển và các chương trìnhvà trao quyền sở hữu tài sản cho phụ nữ cũng như tăng cường kiểm soát các nguồn lực để phát triển.  Đa cấp: phối hợp lập kế hoạch và thực hiện ở cấp chính quyền địa phương, khu vực, bộ và trung ương; tiếp cận từ trên xuống dưới kết hợp với các sáng kiến từ dưới lên  Đa tác nhân: tham gia và phối hợp của các nhóm nhân tố lớn, các bên liên quan, các cá nhân, tập thể, quốc gia, quốc tế cũng như địa phương và người dân địa phương  Toàn bộ các quyền và vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế và xã hội Nghèo đói,, bất bình đẳng và phúc lợi xã hội  Nhu cầu cơ bản (từ những năm 1970 trở đi): cải thiện các cơ hội kinh tế và an sinh xã hội cho người nghèo và những người không được bảo vệ.  Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (2000-2015) tập trung vào xóa đói giảm nghèo và hướng đến cải thiện các điều kiện xã  Gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và sự chênh lệch về không gian trong phân bổ nguồn lực tại hầu hết các nước tạo ra tình trạng bất ổn xã hội, phá hoại niềm tin trong chính phủ  Nhận thức rằng các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ không chú trọng đến nền tảng kinh tế của quá trình phát triển, cũng như bền vững môi trường  Tập trung vào nhu cầu cơ bản và tăng trưởng bao quát. Các biện pháp rõ ràng nên đảm bảo nhu cầu cơ bản cho những người nghèo nhất và những người dễ bị tổn thương, chỉ các biện pháp dựa trên sản xuất không thể đảm bảo tăng trưởng bao quát.  Xây dựng nhân lực (sức khỏe, giáo dục) và vốn xã hội, đồng thời kết hợp các yếu tố kinh tế 48 hội cơ bản ở các nước đang phát triển trong xây dựng chính sách xã hội (Các mục tiêu phát triển bền vững) Môi trường:  Sinh kế bền vững tập trung vào yếu tố môi trường (những năm 1980-1990): cần có sự can thiệp chiến lược để nâng cao sinh kế và vai trò quan tròng của vốn xã hội.  Phát triển bền vững (Những năm 1990 đến nay)  Nhận thức về vấn đề ấm lên toàn cầu  Nâng cao nhận thức về áp lực dân số đối với vấn đề môi trường  Gia tăng dân số tại các nước đang phát triển(đặc biệt nhanh chóng tại SSA và Trung Đông) sẽ tạo áp lực lên vấn đề giải quyết việc làm và các nguồn lực  Tập trung vào vai trò của môi trường trong việc duy trì sinh kế và tăng trưởng kinh tế..  Dẫn dắt bởi Mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ: tập trung vào bền vững môi trường và cơ sở kinh tế cho sinh kế ngoài các mục tiêu xã hội  ưu tiên áp lực về dân số trong chiến lược phát triển Công nghệ  Những tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp, cơ giới và công nghệ hạt giống (cuộc cách mạng xanh trong những năm 1960 và 1970)  Cơ hội công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT, phát triển kết nối, tiếp cận thị trường, tiếp cận các dịch vụ với chi phí thấp hơn, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác,  Cơ hội mới trong phát triển công nghệ nano và sinh học công nghệ  Vận dụng sáng tạo những tiến bộ trong công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm giảm bớt một số hạn chế và cải thiện những kết quả. Nên phát triển các ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, chính phủ và các tổ chức xã NRDP dựa trên 8 thành phần sau (xem hình 1): Quản trị. Một chiến lược nhất quán và mạnh mẽ là không đủ nếu năng lực thực hiện còn yếu. Vì thế, cần cho một chiến lược hiệu quả để xây dựng năng lực quản trị toàn vẹn ở tất cả các cấp. Đa ngành. Mặc dù nông nghiệp vẫn là ngành cơ bản ở các nước đang phát triển và cần là mục tiêu hướng đến của chính sách nông thôn, nhưng chiến lược phát triển nông thôn cũng cần thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp và tạo việc làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ sở hạ tầng. Cải thiện cơ sở hạ tầng cả cứng và mềm để giảm chi phí giao dịch và tăng cường mối liên kết nông thôn-thành thị là một phần quan trọng của mọi chiến lược ở các nước đang phát triển. Điều này bao gồm những cải thiện trong kết nối xuyên suốt khu vực nông thôn và thành phố thứ cấp, cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế. Liên kết đô thị-nông thôn. Sinh kế nông thôn phụ thuộc vào hoạt động của các trung tâm đô thị tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ và công nghệ mới; tiếp xúc với những ý tưởng mới; và việc làm tạm thời hoặc thậm chí công việc lâu dài. Các chiến lược phát triển nông thôn thành công không đối xử với khu vực nông thôn như là các thực thể cô lập, mà là một phần của một hệ thống gồm cả các khu vực nông thôn và thành thị. 49 Hình 1. Mô hình phát triển nông thôn mới cho các nước phát triển Công cụ chính sách Xây dựng năng lực của chính phủ. - Nâng cao năng suất và khâ năng phục hồi NN tự cấp. - Hiện đại hóa NN - Lồng ghép vùng nông thôn vào GVC - Chính sách đất đai. - Thúc đẩy CN nông thôn. - Thúc đẩy nghề thủ công và công nghiệp gia đình. - Thúc đẩy dịch vụ công nghiệp nông thôn khu vực tư nhân - Thúc đẩy tiếp cận tín dụng, tài chính và thị trường - Thúc đẩy du lịch bền vững. - Thúc đẩy đầu tư hạ tầng vật chất cơ bản - Thúc đẩy tiếp cận và sử dụng CNTT - Thúc đẩy liên kết thành thị-nông thôn - Phát triển thành phố trung gian - Khai thác tốt vấn đề di cư trong nước và quốc tế. - Cung cấp giáo dục và đào tạo - Đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản - Chuyển giao nguồn lực để thúc đẩy phát triển - Cải thiện an ninh lương thực - Xây dựng vốn xã hội - Thúc đẩy phát triển dựa vào cộng đồng. Đưa vấn đề giới vào phát triển. Giải quyết vấn đề gia tăng dân số. - Đảm bảo bền vững môi trường - Xây dựng khả năng phục hồi. Bối cảnh toàn cầu mới Bối cảnh địa phương Bối cảnh cụ thể Các chính quyền trung ương và địa phương Đa ngành Liên kết thành thị-nông thôn NGO Tư nhân Quản trị Cơ sở hạ tầng Tính bao quát Giới tính Nhân khẩu học Tính bền vững Đa cấp và đa tác nhân Thành phần Tài trợ quốc tế Cộng đồng 50 Tính toàn diện. Chính sách của Chính phủ nhắm mục tiêu một cách rõ ràng vào giảm nghèo và bất bình đẳng ở nhiều phương diện (y tế và dinh dưỡng, giáo dục, cơ sở hạ tầng cứng và mềm, tạo việc làm) và tránh việc loại trừ các nhóm nhất định. Giới tính. Cải thiện sinh kế nông thôn cần tính đến vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển nông thôn, bao gồm cả quyền sở hữu của họ và khả năng kiểm soát và triển khai các nguồn lực. Nhân khẩu học. Mức sinh cao và dân số già đi nhanh chóng là hai trong số những thách thức liên quan nhất mà nông thôn ở các nước đang phát triển hiện nay đang phải đối mặt. Mặc dù chúng có các tác động chính sách khác nhau, nhưng giải quyết những thách thức này sẽ bao hàm sự điều phối tốt giữa các chính sách giáo dục, y tế và bảo trợ xã hội, cũng như kế hoạch hóa gia đình. Tính bền vững. Việc đưa tính bền vững môi trường vào các chiến lược phát triển nông thôn không nên hạn chế ở sự phụ thuộc cao của người dân nông thôn vào tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế và tăng trưởng, mà còn tính dễ bị tổn thương của họ đối với biến đổi khí hậu và các mối đe dọa từ khan hiếm năng lượng, lương thực và nước ngọt. 3.3. Bảy bước xây dựng chiến lược phát triển nông thôn quốc gia 1. Đánh giá tình hình nông thôn, đất nước Bước đầu tiên là tiến hành đánh giá toàn diện tình hình hiện nay của khu vực nông thôn và nền kinh tế quốc gia. Việc đánh giá không chỉ dựa trên các phương pháp tính thu nhập truyền thống. Phát triển là một quá trình đa chiều liên quan và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống con người, chứ không phải chỉ thu nhập của họ. Sự tương tác giữa một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình này tại tất cả các nước đang phát triển dựa theo các đặc điểm về thể chế và cấu trúc của họ, chẳng hạn như khả năng của chính phủ, biến động dân số và phát triển môi trường bền vững: • Tỷ lệ người dân sống ở khu vực nông thôn • Thuế tài nguyên thiên nhiên đóng góp vào GDP • Tổng tỷ suất sinh • Độ mong manh, từ "cảnh báo cao độ" đến "rất ổn định" • Các nước không có biển • Khả năng tổn thương do biến đổi khí hậu Hiểu rõ bối cảnh của mỗi quốc gia là điều cần thiết để triển khai một biện pháp phát triển nông thôn cụ thể. Ví dụ, các nước có sự gia tăng dân số nhanh, như nhiều nước châu Phi hạ Sahara, sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc tạo việc làm và cung cấp các dịch vụ cơ bản bền vững và an ninh lương thực. Ngược lại, nhiều nước châu Á đang phải đối mặt với lão hóa dân số nhanh chóng và sẽ 51 cần những chính sách gắn kết xã hội cũng như chiến lược thích nghi với lực lượng lao động đang bị thu hẹp lại. Trong trạng thái mong manh, triển khai và thực hiện chiến lược phát triển nông thôn bền vững là rất khó bởi năng lực thực hiện yếu kém, và ưu tiên của chiến lược là các nhu cầu cơ bản và khả năng quản trị. Các nước không có biển còn phải đối mặt với một số vấn đề như chi phí vận chuyển xuất khẩu cao hơn. Do đó, chiến lược phát triển nông thôn của những nước này cần phải khắc phục triệt để hạn chế này bằng cách phát triển các hành lang giao thông hiệu quả cũng như tập trung xuất khẩu các sản phẩm có giá trị tính theo trọng lượng cao. Đối với những nước sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, chiến lược này có thể bao gồm một số công cụ quan trọng như quy hoạch không gian và bản đồ nguy cơ (để phòng ngừa) và các quỹ thiên tai, bảo hiểm hạn hán/lũ lụt, kế hoạch thích ứng, phát triển cây trồng chịu hạn hán và thỏa thuận chia sẻ nguồn nước (để thích ứng). 2. Xác định thành phần và xây dựng nguồn vốn Bước thứ hai là xác định các thành phần phù hợp liên quan tới việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông thôn, cũng như các ưu đãi cho những thành phần này để đóng góp vào chiến lược và tổng thể phát triển nông thôn. Các thành phần bao gồm dân số mục tiêu, các cấp chính phủ, khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài, người dân, và những thành phần khác như các quỹ và các tổ chức phát triển xã hội quốc tế. Sự phối hợp hiệu quả với những thành phần là rất quan trọng vì nhiều lý do. Điều này rất cần thiết cho việc xây dựng quyền sở hữu và tính thống nhất trong thiết kế chiến lược tổng thể và đạt được các mục tiêu. Tìm hiểu về dân số mục tiêu cũng là điều quan trọng để biết được nhu cầu, mối quan tâm và sở thích của họ. 3. Những ưu đãi và trình tự chiến lược Bước thứ ba của quá trình này là phát triển một chiến lược. Cần phải thực tế trong việc phát triển các chiến lược, cân nhắc đến những gì có thể được thực hiện trong bối cảnh kinh tế chính trị thường rất hạn chế của mỗi nước. Điều này liên quan đến việc xem xét cẩn thận những đánh đổi và bổ sung các chính sách về các vấn đề khác nhau và các bên liên quan. Các chính sách được liệt kê trong bộ công cụ chỉ là minh họa. Trong thực tế, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét công cụ nào là phù hợp nhất với đặc trưng của đất nước. Đặt ra các ưu tiên và chính sách tuần tự là những yếu tố quan trọng. Khó khăn trong nguồn lực vật chất, tài chính và chính trị có thể giới hạn số lượng các hành động và cải cách mà chính phủ theo đuổi bất cứ lúc nào. 4. Tìm kiếm tài chính Tài chính là một vấn đề quan trọng cần xem xét khi xây dựng một chương trình phát triển toàn diện, trong bối cảnh chính phủ ở các nước đang phát triển có 52 năng lực yếu kém trong huy động nguồn vốn. Trong hầu hết các trường hợp, tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài từ các tổ chức tài chính đa phương, các nhà tài trợ, các hiệp hội, thậm chí cả các tổ chức tài chính nước ngoài và khu vực tư nhân cho các thành phần có thể tạo ra doanh thu để trả nợ là điều rất cần thiết. Các quốc gia có thuế tài nguyên thiên nhiên cao (ví dụ gần một phần ba các nước trong tiểu vùng châu Phi hạ Sahara), có thể sử dụng những nguồn này để tài trợ cho chiến lược phát triển nông thôn. Kiều hối cũng là một nguồn tài chính tiềm năng quan trọng khác, đôi khi còn lớn hơn các dòng viện trợ và đầu tư nước ngoài. Lượng tiền do các di dân ở thành thị gửi về cho gia đình của họ ở nông thôn cũng rất đáng kể. Chính phủ và các đối tác phát triển khác có thể triển khai nhiều cách để khai thác các nguồn lực cho sự phát triển địa phương mạnh mẽ hơn. 5. Thực hiện chiến lược Khi kế hoạch đã hoàn tất và các nguồn lực đã sẵn sàng, bước tiếp theo là thực hiện. Đây là phần quan trọng nhất của toàn bộ chiến lược, sử dụng các công cụ chính sách có liên quan tới các thành phần chính sách được nêu trong Hình 1. Việc này đòi hỏi sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành khác nhau với phương thức thông tin liên lạc và trách nhiệm giải trình rõ ràng cũng như năng lực cần thiết để thực hiện. 6. Theo dõi và đánh giá Cơ chế giám sát và đánh giá cần được đưa vào trong chiến lược và xem xét ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược. Giám sát, giải trình và điều chỉnh là cốt lõi của một chiến lược hiệu quả với việc theo dõi tiến độ và xử lý kịp thời nếu có phát sinh. Ngoài ra, chiến lược có thể có những điều chỉnh sau cho phù hợp với những thay đổi bên trong như hạn hán, lũ lụt, thay đổi chính trị và xung đột dân sự, cũng như các tác động bên ngoài như sự sụt giảm giá cả hàng hóa. 7. Thích ứng với hoàn cảnh thay đổi và bài học kinh nghiệm Bước cuối cùng là điều chỉnh chiến lược phát triển nông thôn đáp ứng thay đổi của hoàn cảnh và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Nông thôn không đứng yên mà liên tục phát triển theo sự thay đổi của đất nước và thế giới. Chiến lược phát triển nông thôn cần được thiết kế chu đáo để thích ứng với những thay đổi với chi phí thích ứng tối thiểu. 53 KẾT LUẬN Nông thôn ở các khu vực kém phát triển trên thế giới ngày nay phải đối mặt với những thách thức và cơ hội mới như môi trường quốc tế phức tạp và cạnh tranh cao, dân số, tài nguyên đang cạn kiệt và của biến đổi khí hậu cũng như những thành tựu đột phá trong khoa học và công nghệ. Mô hình phát triển nông thôn mới đối với các nước đang phát triển trong thế kỷ 21 đề cập đến sự toàn diện, hướng tới phát triển một cách bền vững trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của thế giới. Mô hình nhấn mạnh sự cần thiết của một chiến lược đa ngành, không chỉ tập trung vào nông nghiệp mà còn cả công nghiệp nông thôn và dịch vụ, không chỉ ở khu vực nông thôn mà cả liên kết giữa nông thôn và thành thị. Mục tiêu của mô hình phát triển nông thôn mới là cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một khuôn khổ cụ thể đối với việc nhận thức các yếu tố cần được xem xét trong quá trình xây dựng các chính sách phát triển nông thôn hiệu quả. Những chính sách này sẽ giúp cải thiện phúc lợi của người dân vùng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế và xã hội toàn diện, tổng thể của một quốc gia cũng như xem xét tính bền vững môi trường. Tuy nhiên, những chính sách và chiến lược cần phải được thiết kế, xây dựng chi tiết và cụ thể theo điều kiện của mỗi quốc gia và phải được điều chỉnh theo thời gian khi điều kiện thay đổi. Điều này đòi hỏi việc phân tích chi tiết vốn tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế vốn cũng như trực tiếp giải quyết các vấn đề về dân số, chính phủ, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác. Chiến lược không phải là một quá trình có thể được chỉ đạo từ bên ngoài phạm vi một nước mà đòi hỏi phải có kiến thức địa phương sâu sắc về các chi tiết cụ thể của một nước cũng như sự tham vấn và đàm phán với các đại diện địa phương có liên quan từ cộng đồng cho tới các cấp chính phủ. Trung tâm Phân tích thông tin 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akkoyunlu, S. (2015), “The potential of rural-urban linkages for sustainable development and trade”, International Journal of Sustainable Development & World Policy, 4(2), 20–40, www.pakinsight.com/pdf-files/IJSDWP-2015-4(2)-20-40.pdf. 2. Berdegué, J. A. and F.J. Proctor (2014), “Inclusive rural–urban linkages”, RIMISP Working Paper series, No. 123, RIMISP, Santiago, 1431869344123InclusiveRural_UrbanLinkages_edited.pdf. 3. Berdegué, J. A. and F.J. Proctor (2014), “Inclusive rural–urban linkages”, RIMISP Working Paper series, No. 123, RIMISP, Santiago, 1431869344123InclusiveRural_UrbanLinkages_edited.pdf. 4. Bradshaw, Y. W. (1987), “Urbanization and underdevelopment: a global study of modernization, urban bias and economic dependency”, American Sociological Review, 52(2), 224–239. 5. Brandt,H. and U. Otzen (2004), Poverty Oriented Agricultural and Rural Development, Routledge, London and New York. 6. Brown, S. V. et al. (2011), Renewable Power Opportunities for Rural Communities, US Department of Agriculture, Washington DC, www.usda.gov/oce/reports/energy/ RenewablePowerOpportunities-Final.pdf. 7. Buvinic, M., T. Lunde and N. Sinha (2010), “Investing in gender equality: looking ahead”, Economic Premise, 22, 1-10, World Bank, Washington DC. 8. Clemens, M. A., C. J. Kenny and T.J. Moss (2007), “The trouble with the MDGs: confronting expectations of aid and development success”, World Development, 35(5), 735–751. 9. Dang, G. and L.S. Pheng (2015), “Theories of economic development”, in: G. Dang and L. S. Pheng (eds), Infrastructure Investments in Developing Economies, The Case of Vietnam, Springer, New York. 10. FAO (2011), The State of Food and Agriculture. Women in Agriculture: Closing the Gap for Development, Food and Agriculture Organisation of the United Nations, Rome, www.fao.org/docrep/013/i2050e/i2050e.pdf. 11. FAO (2015a), FAOSTAT (database), Food and Agriculture Organisation of the United Nations, Rome, accessed 10 November 2015. 12. FAO, IFAD and ILO (2010), Gender Dimensions of Agricultural and Rural Employment: Differentiated pathways out of poverty, Food and Agriculture Organisation of the United Nations, Rome. 13. Ferraro, V. (2008), “Dependency theory: An introduction”, in G. Secondi (ed.), The Development Economics Reader, Routledge, London. 14. Goulet, D. (2003), “Classic theories of development: a comparative analysis”, in M. Todaro and S. Smith (eds), Economic Development, eighth edition, Addison Wesley, Boston. 15. Goulet, D. (2003), “Classic theories of development: a comparative analysis”, in M. Todaro and S. Smith (eds), Economic Development, eighth edition, Addison Wesley, Boston. 16. Green, G. P. and J.A. Zinda (2013), “Rural development theory”, in G. P. Green (ed.), Handbook of Rural Development, Edward Elgar Publishing, Cheltenham. 17. Harrold, P. and Associates (1995), “The broad sector approach to investment lending: sector investment program”, World Bank Discussion Papers no. WDP 302. 55 18. Heeks, R. (2014), “From the MDGs to the post-2015 agenda: analysing changing development priorities”, Development Informatics Working Paper Series, No. 56, Manchester University, Manchester. 19. Hermann, S. and M. Welsch (2014), Using Micro Hydro Power for Rural Off-grid Village Electrification,Department of Energy Technology, Sweden. 20. Holdcroft, L. E. (1978), “The rise and fall of community development in developing countries, 1950-65: a critical analysis and an annotated bibliography”, www.popline.org/node/466597#sthash.eqvadqNK.dpuf. 21. Hopwood, B., M. Mellor and G. O’Brien (2005), “Sustainable development: mapping different approaches”, Sustainable Development, 13, 38–52. 22. IEA (2010), Sustainable Production of Second-generation Biofuels,International Energy Agency, Paris. 23. ILO (2013), Sustainable Development, Decent Work and Green Jobs, Document ILC.102/V, International Labour Organization, Geneva. 24. KPMG International (2010), Education in China, KPMG International, Amstelveen, https://www.kpmg.de/docs/Education-in-China-201011.pdf. 25. Machethe, C. L. (1995), Approaches to Rural Development in the Third World: Lessons for South Africa, Michigan State University, East Lansing, Michigan. 26. Manning, R. (2010), “The impact and design of the MDGs: some reflections”, IDS Bulletin, 41(1), 1-14, Institute for Development Studies, University of Sussex, Brighton. 27. Mansuri, G. and V. Rao (2004), “Community-based and driven development: a critical review,” The World Bank Research Observer, 19(1), 1–39. 28. Mason, A. and T. Kinugasa (2008), “East Asian economic development: Two demographic dividends”, Journal of Asian Economics, 19, 389–399, j.asieco.2008.09.006. 29. Maurel, M. and Z. Kubik (2014), “Climate Variability and Migration: Evidence from Tanzania”, FERDI Development Policies Working Paper, 104, Fondation pour les Études et Recherches sur le Développement International. 30. Meier, G. M. (2000), “Introduction: ideas for development and the old generation of development economists and the new”, in Meier, G. M. and J.E. Stiglitz (eds), Frontiers of Development Economics: The Future in Perspective, World Bank, Washington DC. 31. OECD (2013a), Multi-dimensional Review of Myanmar: Volume 1. Initial Assessment, OECD Publishing, Paris, 32. OECD (2013b), Rural-Urban Partnerships: An Integrated Approach to Economic Development, OECD Publishing, Paris, 33. OECD (2013c), Putting Green Growth at the Heart of Development, OECD Publishing, Paris 34. OECD (2014), “The evolution of rural policy across OECD member countries”, Paper presented at the workshop on Rural Development Policies: Lessons from the Korea’s Saemaul Undong and Other Country Experiences, in Seoul, Korea, 24 October 2014. 35. OECD (2014), Perspectives on Global Development 2014: Boosting Productivity to Meet the Middle-Income Challenge, OECD Publishing, Paris, persp_glob_dev-2014-en. 36. OECD DAC (2013), Aid in Support of Gender Equality in Education and Health, Development Assistance Committee, OECD, Paris, 37. OECD DAC (2015), Aid in Support of Gender Equality and Women’s Empowerment, database, Development Assistance Committee, OECD, Paris. 56 38. Ondiege, P. (2013), “Fostering financial inclusion with mobile banking”, African Development Bank Group, www.afdb.org/en/news-and-events/article/fostering-financial- inclusion-with-mobile-banking-12125, accessed 16 July 2015. 39. Proctor, F. (2002), “PRSP and rural development: reflections, experiences to date and implications", www.paris21.org/sites/default/files/668.pdf. 40. Quan, J., J. Davis and F. Proctor (2006), “Rural development from a territorial perspective: lessons and potential in sub-Saharan Africa”, Munich Personal RePEc Archive Paper, 25974, 1-45, Munich. 41. Saith, A. (2006), “From universal values to Millennium Development Goals: lost in translation”, Development and Change, 37(6), 1167–1199. 42. Saraceno, E. (2014), “Rural development policies in developing countries”, paper presented at the Workshop on Rural Development Policies: Lessons from the Korea’s Saemaul Undong and Other Country Experiences, 24 October 2014, Seoul, Korea. 43. Tacoli, C. (1998), Bridging the Divide: Rural-urban interactions and livelihood strategies, International Institute for Environment and Development, London, the divide rural-urban interactions. 44. The Economist (2013), “Why does Kenya lead the world in mobile money?” The Economist,27 May, www.economist.com/blogs/economist-explains/2013/05/economist- explains-18. 45. UN (2010), The Millennium Development Goals Report 2010, United Nations, New York. 46. UN (2014), World Urbanization Prospects (database), United Nations, New York, accessed 4 November 2015. 47. UN (2015a), The Millennium Development Goals Report 2015, United Nations, New York 48. Vandemoortele, J. (2009), “The MDG conundrum: meeting the targets without missing the point”, Development Policy Review, 27(4), 355–371. 49. WaterAid (2013), “Sanitation and hygiene approaches”, Technical Brief, WaterAid, London, www.wateraid.org/technologies. 50. WHO (2011), Increasing Access to Vaccines Through Technology Transfer and Local Production, 1–44, World Health Organization 51. WHO (2015), World Health Statistics 2015 (database), World Health Organization, Geneva, www.who.int/gho/publications/world_health_statistics/2015/en. 52. WHO/UNDP (2009), The Energy Access Situation in Developing Countries, World Health Organization, Geneva and United Nations Development Programme, New York. 53. World Bank (2006), World Development Report 2006:Equity and development,World Bank, Washington DC. 54. World Bank (2007b), Cost of Pollution in China: Economic Estimates of Physical Damages, Conference Edition, World Bank, Washington DC. 55. World Bank (2012a), World Development Report 2012: Gender equality and development, World Bank, Washington DC. 56. World Bank (2013a), Global Monitoring Report 2013: Rural-Urban Dynamics and the Millennium Development Goals, World Bank, Washington DC. 57 Tổng luận số 9 - 2016 MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TRONG THẾ KỶ 21 CÔNG CỤ CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_mo_hinh_phat_trien_nong_thon_moi_trong_the_ky_21_co.pdf
Tài liệu liên quan