Hàn Quốc - một trong những nước châu Á đã tiến hành công cuộc công nghiệp hoá
thành công trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Sự thành công này cũng xuất phát từ
động lực và vai trò quan trọng phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo. Như
vậy có thể nói, một nước muốn thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
không thể không coi trọng phát triển các công nghệ mới và đổi mới công nghệ liên tục trong
ngành công nghiệp chế tạo, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các ngành như công
nghệ công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo xe hơi, công nghiệp chế tạo thiết bị hàng
không, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo thiết bị thăm dò, khai thác và
chế biến tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển Chính phủ Hàn Quốc cũng như cộng
đồng doanh nghiệp đều nhận thấy mình đang ngày càng gặp khó khăn khi dựa vào công
nghệ nhập khẩu để đổi mới sản phẩm, vì muốn vươn lên vị trí xứng đáng trong nền kinh tế
thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập, cạnh tranh đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, khốc
liệt, nhất thiết phải tự vận động nội lực phát triển mạnh mẽ KH&CN, trong đó chú trọng
phát triển công nghệ mới, công nghệ hiện đại cho ngành công nghiệp chế tạo. Điều này đối
với Hàn Quốc đã được thể hiện rõ ý chí, quan điểm nhất quán trong các Chương trình, Dự
án, Kế hoạch, mục tiêu, kinh phí đầu tư cho hoạt động R&D để tạo ra các công nghệ mới rất
cụ thể với vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc huy động mọi nguồn nhân lực có
trình độ, nguồn vốn.
Có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao Hàn Quốc lại huy động được vốn lớn của khu vực tư
nhân đầu tư cho hoạt động R&D? Có thể trả lời, vì các Chương trình/ Dự án R&D có mục
tiêu, nội dung phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước và phát triển doanh nghiệp,
thành phần tư nhân được tham gia giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu
bắt đầu lựa chọn nội dung nghiên cứu, mục tiêu đặt ra cụ thể đối với mỗi Dự án/Chương
trình, về thời gian đầu tư? về kinh phí đầu tư? Công nghệ sáng tạo ra phải phù hợp với đơn
đặt hàng của doanh ? Mức đóng góp của Nhà nước, của tư nhân được công khai minh bạch.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu tạo ra các công nghệ mới của các Chương trình/Dự án
phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu, hỗ trợ họ nâng cao năng lực
cạnh tranh, không ngừng tạo ra sản phẩm mới và phát triển thị trường. Đó là lý do chính mà
khu vực tư nhân đầu tư ngày càng cao trong hoạt động R&D. Đây là kinh nghiệm để chúng
ta có thể tham khảo khi xây dựng các Chính sách, Chiến lược, Chương trình, Dự án phát
triển công nghệ quốc gia, ngành hoặc liên ngành.
50 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020 và tầm nhìm năm 2025 của Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
won). Tỷ lệ chi cho R&D tính theo GDP là 2,99%, tăng
0,14% so với năm 2004.
Chi cho R&D theo khu vực thực hiện
Về đóng góp vào tổng chi cho R&D, khu vực doanh nghiệp chiếm 76,9 % (18.564,2
tỷ won), các viện nghiên cứu công 13.2% (3.192,9 tỷ won), các trường đại học 9,9%
(2.398,3 tỷ won). Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng chi cho R&D nội bộ của khu vực doanh
nghiệp tăng 9,1% so với năm 2004, tỷ lệ tăng này ở khu vực viện nghiên cứu công là
7,7% và khu vực đại học là 9,0%.
31
Bảng 1: Chi cho R&D theo khu vực thực hiện
(Đơn vị: Trăm triệu won, %)
Năm Tổng Các viện nghiên cứu
công
Các trường đại học Các công ty
Chi Tỷ lệ Tăng
trưởng
Chi Tỷ lệ Tăng
trưởng
Chi
tiêu
Tỷ lệ Tăng
trưởng
Chi Tỷ lệ Tăng
trưởng
1996 108.781 100.0 15,2 18.956 17,4 7,3 10.188 9,4 32,2 79.636 73,2 15,4
1997 121.858 100.0 12,0 20.689 17,0 9,1 12.716 10,4 24,8 88.453 72,6 11,1
1998 113.366 100.0 7,0 20.994 18,5 1,5 12.651 11,2 0,5 79.721 70,3 9,9
1999 119.218 100.0 5,2 19.792 16,6 5,7 14.314 12,0 13,1 85.112 71,4 6,8
2000 138.485 100.0 16,2 20.320 14,7 2,7 15.619 11,3 9,1 102.547 74,0 20,5
2001 161.105 100.0 16,3 21.602 13,4 6,3 16.768 10,4 7,4 122.736 76,2 19,7
2002 173.251 100.0 7,5 25.526 14,7 18,2 17.971 10,4 7,2 129.754 74,9 5,7
2003 190.687 100.0 10,1 26.264 13,8 2,9 19.327 10,1 7,5 145.097 76,1 11,8
2004 221.853 100.0 16,3 29.646 13,4 12,9 22.009 9,9 13,9 170.198 76,7 17,3
2005 241.554 100.0 8,9 31.929 13,2 7,7 23.983 9,9 9,0 185.642 76,9 9,1
Bảng 2 thể hiện sự so sánh giữa Hàn Quốc với các nước phát triển, Hàn Quốc có
ngân quỹ Chính phủ tuy nhỏ nhưng chi cho R&D của khu vực doanh nghiệp trong
tổng chi cho R&D lại cao hơn so với các nền kinh tế lớn khác.
Bảng 2: Chi tiêu cho R&D theo khu vực thực hiện của một số nước
(Đơn vị: %)
Hàn
Quốc
(2005)
Mỹ
(2004)
Nhật
Bản
(2004)
Đức
(2004)
Pháp
(2004)
Anh
(2004)
Trung
Quốc
(2004)
Các viện nghiên cứu
công
13,2 16,3 11,4 13,3 18,0 13,0 23,0
Các trường đại học 9,9 13,6 13,4 16,3 19,1 21,4 10,2
Các công ty 76,9 70,1 75,2 70,4 62,9 65,7 66,8
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra hàng loạt các
chương trình R&D quốc gia đi kèm với sự đầu tư tài chính lớn cho R&D. Nếu như
năm 1980 tỷ lệ đầu tư cho R&D trên GDP của nước này mới chỉ đạt 0,56% thì đến
năm 2000 tỷ lệ này đã là 2,39%, năm 2007 đạt 3,5% và dự kiến từ nay đến năm 2012
sẽ là 5%, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới.
32
2.2. Thúc đẩy tự lực cánh sinh, tập trung phát triển công nghệ trong tương lai
Sự cạnh tranh xuyên quốc gia không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh quốc tế, nó đòi
hỏi Hàn Quốc phải đáp ứng lại một cách chủ động với những mô hình kinh tế tri thức
mới và các hoạt động công nghiệp, từ đó nâng cao ưu thế cạnh tranh trong ngành công
nghiệp chế tạo cao hơn so với một số quốc gia khác. Trong thế kỷ 21, tri thức và thông
tin sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, những ngành công nghiệp thông tin, môi
trường, năng lượng, cơ -điện-điện tử và công nghệ xử lý vật liệu sẽ có tầm ảnh hưởng
lớn nhất trong sự phát triển công nghệ cũng như trên thị trường. Ở Hàn Quốc, xu thế
phát triển này cũng có tầm quan trọng như ở các nước tiên tiến khác.
Công nghệ thông tin trong thế kỷ 21 không chỉ thiết yếu trong một xã hội thông tin,
mà còn có vai trò cốt yếu trong việc bổ sung giá trị cho KH&CN. Hiệu ứng lan toả
công nghệ thông tin trong nền kinh tế và toàn bộ xã hội có tầm quan trọng liên quan
đến ngành công nghiệp chế tạo. Theo một cuộc điều tra do báo kinh tế Nhật Bản có tên
“Nihon Keizai Shimbun” thực hiện năm 2000, kết quả cho thấy những công nghệ
thông tin mới sẽ có vai trò nổi trội trên thị trường thế giới trong suốt mười năm đầu thế
kỷ 21.
Công nghệ sinh học có thể thoả mãn những mong muốn cơ bản của con người về
một cuộc sống khoẻ mạnh lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống. Công nghệ sinh
học cũng sẽ là một lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn trong thế kỷ 21 này. Do vậy, sẽ
không hề cường điệu khi nói rằng đây là một công nghệ thiết yếu trong việc tăng
cường ưu thế cạnh tranh của ngành công nghiệp chế tạo. Mặc dù công nghệ sinh học
vẫn còn non trẻ nhưng người ta mong đợi nó sẽ phát triển nhanh chóng cho đến năm
2010 và chỉ đến giữa thế kỷ 21, công nghệ sinh học sẽ đóng vai trò chính trong việc
tạo ra những ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin đã có trong thế kỷ trước.
Công nghệ môi trường khiến cho “sự phát triển bền vững” trở nên khả thi, qua đó
có thể đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường mà không cần bất kỳ một yếu tố nào khác. Nó cũng giúp Hàn Quốc có một bầu
không khí thân thiện với môi trường song song với những quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế
giúp nâng cao hiệu quả.
Công nghệ năng lượng đòi hỏi cách tiếp cận lâu dài các hệ thống có quan hệ trực
tiếp với sự sống còn của đất nước và nó như động cơ cho sự tiến bộ cho ngành công
nghiệp chế tạo. Trong lĩnh vực này, cải thiện hiệu quả và đa dạng hoá nguồn năng
lượng được coi là yếu tố quan trọng, có quan hệ với nguồn tài nguyên toàn cầu hạn chế
và các vấn đề môi trường.
Cơ-điện tử và công nghệ hệ thống là những công nghệ tiên tiến tạo ra giá trị gia
tăng cao. Chúng đem lại nhiều đơn vị sản xuất cho toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo
33
và mang đến cuộc sống thuận lợi cho những con người hiện đại. Cụ thể, công nghệ hệ
thống đóng góp một phần lớn vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế tạo và
công nghệ liên quan khác.
Các loại vật liệu, vật liệu mới, vật liệu thông minh và công nghệ xử lý là nền tảng
cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo thêm đa dạng, gồm điện tử, năng
lượng, môi trường và y-sinh học, v.v Đó là những công nghệ chủ đạo giúp phát triển
các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao hơn.
2.3. Hoạt động các Chương trình/Dự án R&D liên quan đến ngành công
nghiệp chế tạo
Nhằm đẩy mạnh hoạt động R&D, năm 2001, MOST đã khởi động một dự án khoa
học và nghiên cứu đầy tham vọng. Khối lượng kinh phí này phản ánh sự gia tăng mạnh
ở chi phí đầu tư so với những năm trước đó. Chương trình bao gồm các dự án có tên
dưới đây:
Dự án Tiên tiến cấp cao Quốc gia (The Highly Advanced National Project-
HAN), Dự án HAN.
Chương trình R&D Mũi nhọn Thế kỷ 21 (The 21st Century Frontier R&D
Program), đây là một Chương trình đầy tham vọng sau dự án HAN.
Sáng kiến Nghiên cứu Sáng tạo (The Creative Research Initiative - CRI).
Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Quốc gia (The National Research Laboratory -
NRL).
Chương trình Phát triển Công nghệ Sinh học (Biotechnology Development
Program).
Chương trình Hàng không và Vũ trụ (Space and Aeronautics Program).
Chương trình Phát triển Công nghệ Nano (Nano Technology Development
Program).
Chương trình R&D Năng lượng (Energy R&D Program).
Dự án HAN
Trước sự nổi lên của các công nghệ tiên tiến, Chính phủ Hàn Quốc đã khởi xướng
vào năm 1992 Dự án HAN. Dự án này là một dự án R&D dài hạn và có quy mô lớn,
được thiết kế như một chương trình liên bộ tuân theo một khuôn khổ cơ cấu Chương
trình R&D Quốc gia. Dự án nhằm mục đích tổ chức hoạt động nghiên cứu giữa Chính
phủ và ngành công nghiệp để có thể đuổi kịp các quốc gia G-7 trong các lĩnh vực công
nghệ nhất định. Dự án HAN nhằm vào phát triển các công nghệ công nghiệp chiến
lược để đưa Hàn Quốc trở thành một đất nước tự lực về KH&CN. Một lượng kinh phí
34
là 3,2 tỷ USD đã được đầu tư trong một giai đoạn 10 năm và kết thúc vào năm 2001,
tức là năm Dự án hoàn thành. Hàn Quốc không đặt mục tiêu phát triển mọi lĩnh vực
công nghiệp và công nghệ có thể sánh vai với các nước đang phát triển. Họ thực hiện
việc duy trì khả năng cạnh tranh và sức mạnh trên những lĩnh vực mục tiêu bằng cách
tập trung và quản lý các nguồn lực R&D có giới hạn của họ. Dự án HAN bao gồm hai
hạng mục:
Phát triển công nghệ sản phẩm chú trọng vào các công nghệ phát triển các sản
phẩm cụ thể, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao mà Hàn Quốc có tiềm năng cạnh
tranh với các nước tiên tiến vào đầu thế kỷ 21. Đó là các sản phẩm mới như hoá học
nông nghiệp, ISDN (Integrated Services Digital Network, mạng đa dịch vụ số, là một
mạng điện thoại chuyển mạch kênh được thiết lập để cho phép truyền tải âm thanh, dữ
liệu, video... bằng kỹ thuật số qua đường cáp đồng điện thoại truyền thống với mục
đích nâng cao chất lượng và tốc độ dữ liệu so với điện thoại tương tự), HDTV (High
Definition Television - Truyền hình có độ phân giải cao), ASIC (Application Specific
Integrated Circuit - Vi mạch tích hợp chuyên dụng, ASIC ngày nay được ứng dụng
hầu như khắp mọi nơi, ví dụ như vi xử lý của điện thoại di động, hay chip xử lý trong
các máy móc tự động, các phương tiện truyền thông, xe cộ, tàu vũ trụ, các hệ thống xử
lý, các dây chuyền công nghiệp...), màn hình panel phẳng, y sinh, máy vi mô (micro-
machine), xe ô tô thế hệ tiếp theo và tàu hoả cao tốc.
Phát triển công nghệ nền tảng chú trọng đến các công nghệ cốt lõi cần thiết cho
sự tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế và chất lượng sống cao, như chất bán dẫn thế hệ
tiếp theo, vật liệu tiên tiến, các hệ thống chế tạo tiên tiến, vật liệu sinh học chức năng
mới, công nghệ môi trường, năng lượng mới, các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp
theo, TOKAMAK siêu dẫn tiên tiến và nghiên cứu về tính nhạy cảm của con người
(human sensibility ergonomics). Một lượng kinh phí là 2,3 tỷ USD đã được đầu tư
trong giai đoạn từ 1992 đến 2001. Dự án này hoàn thành vào năm 2001.
Dự án HAN là một dự án R&D có phạm vi rộng dựa trên đầu tư của Chính phủ và
các doanh nghiệp theo một kế hoạch dài hạn. Các tổ chức R&D khác nhau như trường
đại học, doanh nghiệp và các viện nghiên cứu có sự hỗ trợ của Chính phủ đã rất tích
cực theo đuổi và tham gia vào dự án hợp tác quốc tế này.
Chính phủ Hàn Quốc đã đánh giá một cách toàn diện các kết quả của Dự án HAN
đã đạt được trong giai đoạn 1 (1992-1994), trước khi quyết định tiếp tục thực hiện giai
đoạn tiếp theo của Dự án này. Trong một thời gian ngắn, Dự án HAN giai đoạn 1, có
tới 2.500 sáng chế, phát minh đã được áp dụng. Ngoài ra, có 2.100 tài liệu khoa học đã
được giới thiệu tại các hội thảo và 1.900 bài báo được đăng trên các tạp chí.
Các tiểu dự án mới trong giai đoạn 2 của Dự án HAN đã được lựa chọn để bổ sung
nhằm mục đích hỗ trợ các công nghệ được đánh giá là rất quan trọng nhưng chưa được
35
đẩy mạnh phát triển. Bởi vậy, bốn dự án phát triển sản phẩm công nghệ đã được lựa
chọn, bao gồm cả việc phát triển công nghệ ASIC. Ba dự án phát triển công nghệ cơ
bản đã được lựa chọn, trong đó có việc phát triển Tokamak siêu dẫn tiên tiến.
Chương trình R&D Mũi nhọn Thế kỷ 21
Đặc điểm chung
Chương trình này được xúc tiến từ năm 1999 với mục đích là để phát triển các công
nghệ cốt lõi và công nghệ mũi nhọn trong một số lĩnh vực có triển vọng. Các kế hoạch
của Chính phủ đã được xây dựng để hỗ trợ cho 20 dự án với tổng chi phí là 3,5 tỷ USD
tuân theo chương trình này. Có 10 dự án đã được khởi xướng và 10 dự án bổ sung
được xúc tiến vào năm 2002. Các dự án này được lựa chọn trong số các dự án có triển
vọng được tiến cử. Cũng giống như Dự án HAN, các dự án sẽ là sự kết hợp giữa
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, nhưng với sự chú trọng lớn hơn nhằm vào
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới.
Các đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật nhất của Chương trình Mũi nhọn đó là nhà quản lý dự án sẽ là
người kiểm soát từng dự án và được trao quyền hành tương đối tự do trong việc phân
bổ các nguồn lực. MOST sẽ đánh giá dự án cứ sau ba năm dựa trên cơ sở những kết
quả thực tiễn, rõ ràng và có định lượng mà mục tiêu các dự án đã đặt ra.
Các nhà nghiên cứu chính được bổ nhiệm làm Giám đốc của mỗi dự án, họ là
những người chịu trách nhiệm về từng dự án được Chính phủ tài trợ 8 triệu USD trong
vòng 10 năm. Có 19 dự án đã được khởi xướng vào tháng 11 năm 2002 và ba dự án
được xúc tiến trong năm 2003. Đặc điểm nổi bật nhất của Chương trình đó là Giám
đốc dự án được trao toàn bộ trách nhiệm về quản lý và điều hành tổng thể, trong đó
bao gồm việc lựa chọn chi tiết các đề tài nghiên cứu, giám sát các tiểu dự án và phân
bổ kinh phí R&D để thực hiện các mục tiêu của dự án.
Việc xây dựng một môi trường R&D sáng tạo và các hệ thống quản lý R&D minh
bạch đang là những vấn đề trước mắt. Về khía cạnh này, các hệ thống quản lý mới cần
được điều chỉnh cho phù hợp với Chương trình R&D Mũi nhọn Thế kỷ 21, là Chương
trình kế tiếp Dự án HAN.
Xúc tiến Nghiên cứu Sáng tạo (CRI)
Được khởi xướng năm 1997, CRI biểu trưng cho sự chuyển hướng chính sách trong phát
triển KH&CN ở Hàn Quốc “từ mô phỏng đến đổi mới”, hướng đến nền kinh tế tri thức.
Các mục tiêu
Nhằm mục đích tăng cường tiềm lực quốc gia về khả năng cạnh tranh công nghệ
thông qua nghiên cứu cơ bản sáng tạo. Dự án chú trọng vào việc khai thác các hiện
tượng diễn ra trong tự nhiên, phát triển các lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới và tạo
36
nên các đột phá công nghệ. Nguồn tài trợ cho các lĩnh vực nghiên cứu này được dựa
trên cơ sở tính sáng tạo và tính độc đáo.
CRI nhấn mạnh đến mức độ linh hoạt cao trong nghiên cứu nhằm nâng cao tính
sáng tạo. Người quản lý dự án được tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
về khả năng sáng tạo, khả năng quản lý, kinh nghiệm nghiên cứu, được trao quyền
tự chủ và chịu trách nhiệm trong quản lý một dự án. Các kế hoạch của Chính phủ thực
hiện việc đánh giá chung về CRI trong năm 2003, sáu năm sau khi thực hiện.
Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Quốc gia (NRL)
NRL được khởi xướng năm 1999, nhằm mục đích khai thác và thúc đẩy nhanh các
trung tâm nghiên cứu xuất sắc, đóng vai trò nòng cốt trong việc nâng cao khả năng
cạnh tranh công nghệ. Mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 250.000 USD cho mỗi
phòng thí nghiệm trong vòng 5 năm thông qua một quy trình đánh giá liên tục với sự
chú trọng đặc biệt vào việc đẩy mạnh công nghệ cốt lõi trong các lĩnh vực liên quan.
Chính phủ đã tài trợ cho hơn 300 NRL trên toàn đất nước, trong đó có 150 thuộc các
viện trường, 90 thuộc các tổ chức nghiên cứu và 60 thuộc ngành công nghiệp.
Chương trình Hàng không và Vũ trụ
Chương trình được khởi xướng năm 1990, nhằm mục đích đạt được các công nghệ
nền tảng và cốt lõi trong các lĩnh vực quốc phòng và hàng không then chốt.
Tháng 12/2006, Hội nghị lần thứ nhất của Ủy ban Hàng không vũ trụ Quốc gia Hàn
Quốc đã thông qua kế hoạch phóng vệ tinh KOMPSAT-3A trước năm 2012, mang
theo thiết bị dao cảm hồng ngoại, với tổng đầu tư 228,2 triệu USD. Chương trình đưa
người vào trũ trụ cũng đang được tiến hành khẩn trương. Hàn Quốc có kế hoạch đưa ra
một chương trình 10 năm phát triển ngành công nghiệp vũ trụ, theo đó, Chính phủ sẽ
đầu tư 4,1 tỷ USD đẩy mạnh việc tự nghiên cứu, chế tạo vệ tinh và tên lửa đẩy bằng
công nghệ trong nước, đào tạo và tuyển dụng khoảng 3.600 cán bộ, chuyên gia trong
lĩnh vực hàng không vũ trụ. Theo kế hoạch, nước này sẽ tiến hành nghiên cứu, quan
trắc đối với các hành tinh khác ngoài Trái đất trước năm 2017. Chính phủ Hàn Quốc
có kế hoạch đầu tư thêm 3,6 tỷ USD trong vòng mười năm tới để đẩy mạnh sự phát
triển ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Tuân theo Kế hoạch Phát triển Vũ trụ dài hạn Quốc gia đã được xét duyệt lại vào năm
2000, 17 vệ tinh sẽ được phóng thêm, trong đó có 4 vệ tinh thông tin liên lạc, 7 vệ tinh đa
mục đích và 6 vệ tinh khoa học vào năm 2015. Hàn Quốc đã có kế hoạch xây dựng Trung
tâm vũ trụ trong năm 2005. Mục tiêu then chốt của kế hoạch này là để thiết lập năng lực
công nghệ vệ tinh nội sinh, bao gồm cả khả năng tự lực phóng vào năm 2015.
Chương trình phát triển công nghệ nano
Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư mạnh cho công nghệ nano từ năm 2001 và đã xây
dựng Chương trình đến năm 2020, tập trung vào nghiên cứu vật liệu nano, thiết bị điện
37
tử dựa trên công nghệ mini hoá, bộ nhớ máy tính và các thiết bị logic phân tử. Hàn
Quốc coi công nghệ nano và công nghệ sinh học là những công nghệ thế hệ kế tiếp
đem lại tăng trưởng. Năm 2002 được coi là “Năm của công nghệ nano”,đã có 84 triệu
USD được đầu tư cho R&D trong lĩnh vực này. Chính phủ cũng đã thiết lập Trung tâm
Công nghệ Nano hoạt động từ năm 2002 và Trung tâm Chế tạo Nano Tổng hợp năm
2003. Hàn Quốc hiện có 3 cơ quan nghiên cứu về công nghệ nano: Cơ quan Nghiên
cứu Nano theo cấp đơn vị tera, Viện Phát triển Công nghệ Nano và Quỹ nghiên cứu
Nano cơ điện tử.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đã có những thành tựu cơ bản trong việc
ứng dụng công nghệ nano trong các lĩnh vực của đời sống. Một trong những thành
công đó là ứng dụng công nghệ nano vào sản phẩm tiêu dùng. Các tập đoàn công nghệ
của Hàn Quốc cũng là một trong những tập đoàn công nghệ nước ngoài đi tiên phong
truyền bá tư tưởng về công nghệ nano. Với các sản phẩm như điều hòa, tủ lạnh, sản
phẩm cho trẻ em... ứng dụng công nghệ nano.
Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) cho biết, trong vòng 5 năm qua, hơn 46%
số bằng đăng ký sáng chế tại Hàn Quốc có liên quan đến công nghệ nano. Tính riêng
trong từng lĩnh vực, các sản phẩm y tế và mỹ phẩm dựa trên công nghệ siêu nhỏ đứng
đầu danh sách với 653 sản phẩm, chiếm 25,6% tổng số. Cấu trúc siêu nhỏ và vật liệu
siêu nhỏ đứng ở vị trí thứ hai với 521 sản phẩm, chiếm 20,5%, ngoài ra còn có 480 sản
phẩm bán dẫn, chiếm 18,85%.
Xét trên khía cạnh các công trình nghiên cứu, bằng phát minh sáng chế, hoặc các dữ
liệu khách quan thì Hàn Quốc đang đứng thứ 5 trên thế giới về công nghệ nano. Ngoài
ra, các doanh nghiệp trong nước như công ty điện tử Samsung, công ty Hynix... cũng
đã thương mại hóa thành công công nghệ nano. Nếu xét thêm khía cạnh này thì Hàn
Quốc được xếp ở vị trí thứ 4 trên thế giới. Hiện tại đứng đầu là Mỹ, sau đó là Nhật
Bản, Đức và Hàn Quốc.
Gần đây, Hàn Quốc đã vận dụng công nghệ nano vào việc chế tạo mẫu kích thước
của tia laser phục vụ cho kỹ thuật phát triển và chế tạo chất liệu nano mới. Nhờ vậy,
Hàn Quốc cũng đã tận dụng lợi thế này phát triển đèn tia điện tử sớm nhất trên thế
giới. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng phát triển chất liệu nano mới với nội dung tích hợp
có tính dẫn cao gấp 1 nghìn lần và độ cứng gấp 1 trăm lần so với đồng. Hàn Quốc đã
đi tiên phong trong việc phát triển loại nhôm cứng như thép và điều này đã chứng
minh năng lực vượt trội của Hàn Quốc về công nghệ nano. Công ty điện tử Samsung
đã tận dụng chất liệu nano với kích thước 32nm (1nm bằng 1 phần tỷ m) cho việc phát
triển bộ nhớ nano flash với dung lượng hơn 62G.
Công nghệ nano sẽ là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc. Tuy
hiện tại, sản phẩm công nghệ nano chưa thể được thương mại hóa nhưng khi đưa vào
38
ứng dụng trong tương lai, chúng sẽ rất có ích cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực, cụ
thể là trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Chúng ta có thể tận dụng các phân tử nano
trong R&D các liệu pháp điều trị bệnh ung thư, nghiên cứu vật liệu sinh học cũng như
thiết bị cấy ghép mới, chế tác mô dùng cho khuôn xương nano nhân tạo, nội tạng nhân
tạo cũng như vật liệu nano dùng cho khớp, sụn và các liệu pháp điều trị về xương
khớp. Dự kiến khi công nghệ nano được ứng dụng trong y học sẽ góp phần kéo dài
tuổi thọ và giúp cuộc sống con người thoải mái hơn. Vấn đề quan trọng nữa là công
nghệ nano sẽ giúp chúng ta có thể sản xuất ra nguồn năng lượng giá rẻ thay thế cho
nguồn năng lượng hóa thạch đang dần bị cạn kiệt.
Để có thể vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về công nghệ nano, Hàn Quốc đang tập trung
hướng đến vật liệu nano, công nghệ năng lượng và môi trường. Trước hết, Hàn quốc sẽ tận
dụng tối đa lợi thế là cường quốc đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn, kết hợp với công nghệ nano
vào công nghệ chế tạo robot, xe hơi, mạng internet băng thông rộng phục vụ mọi lúc mọi
nơi, y học...để có thể chiếm 20% thị trường điện tử toàn cầu vào năm 2015. Nếu có sự kết
hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nano trong tương lai, chú trọng đến
vấn đề thân thiện với môi trường và tạo ra nguồn năng lượng tái sinh, Hàn Quốc sẽ có thể
tìm ra lời giải cho bài toán kinh tế. Với mục tiêu đó, Hàn Quốc đã bắt đầu xây dựng chiến
lược phát triển công nghệ nano cấp quốc gia.
III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
2025 CỦA HÀN QUỐC
3.1. Những xu thế lớn:
A/ Giai đoạn: 2011 đến 2020:
Lao động, học tập và các hình thức thương mại điện tử qua máy tính sẽ trở nên
phổ biến hơn lúc nào hết. Quy trình suy luận tương đương với não người đang
dần được khám phá ra bằng cách thiết kế nhiều siêu máy tính với khả năng
nhận thức cảm biến.
Tất cả những chất đã biết sẽ luôn có sẵn khi cần thông qua việc sử dụng các hợp
chất và công nghệ nano, trong khi đó năng suất của các xe điện, hệ thống vận
chuyển thông minh (ITS), v.v sẽ tăng dần.
Tỷ lệ sống của các bệnh nhân ung thư từ 5 năm sẽ tăng trên 70% (tỷ lệ này hiện
nay đạt 40% đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày). Giới y học sẽ phát triển
một phương pháp hiệu quả để ngăn chặn sự truyền bệnh ung thư và điều trị
chứng đần độn Alzheimer.
Các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ phòng với vật liệu siêu dẫn sẽ được áp dụng
trong công nghiệp chế tạo và các nguồn năng lượng khác (ví dụ như năng lượng
gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng mặt trời và năng lượng rác thải) sẽ được
phân phối rộng rãi đến mọi nơi, các ngành công nghiệp và dịch vụ giao thông.
39
Các bộ cảm biến độ nhạy cao cùng các công nghệ máy tính (thính giác, vị giác,
xúc giác) tương đương với khả năng của não người sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.
Một bộ truyền động từ trường siêu dẫn với tốc độ đạt tới 500km/giờ sẽ được sử
dụng trong ngành viễn thông và cảm biến từ xa. Các tàu bay trên quỹ đạo với
độ cao thấp phục vụ trong các dịch vụ truyền thông và hệ thống tăng điện áp để
kiểm soát vị trí các vệ tinh nhân tạo cũng sẽ được phát minh.
Con người có thể sản xuất các giàn ngưng tích trữ năng lượng công suất cao
bằng cách sử dụng chất siêu dẫn. Song song với việc đó có thể phát triển và đưa
vào sử dụng nhiều máy biến thế đường truyền dẫn năng lượng, công nghệ dẫn
điện không dây, cùng các nam châm siêu dẫn, công nghệ gia nhiệt plasma.
Công nghệ xây dựng các toà nhà chọc trời lên tới 200 đến 500 tầng và công
nghệ xoay toà nhà một góc 360o hiện đang trong giai đoạn kế hoạch.
Các bác sỹ sẽ phát huy phương pháp điều trị các bệnh như ung thư, AIDS, bệnh
Alzheimer, các bệnh do vi khuẩn hay virut, các phương pháp khắc phục khả
năng nhận thuốc của các khối u ác tính và ngăn chặn chúng lớn thêm.
Cơ chế lão hoá, cơ chế phần tử trí nhớ và cơ chế phân tử giải thích cách thức
phân chia của động vật bậc cao (ví dụ như người và chuột) cùng quy trình tăng
trưởng phát sinh sẽ được phân chia rõ ràng và các phương pháp sinh học chữa
bệnh thuộc hệ thần kinh cũng trở nên khả thi nhờ hiểu được các gen phân đoạn
tăng trưởng.
Tất cả dãy gốc ADN của một số loại cây trồng chính như lúa gạo sẽ được làm
sáng tỏ hơn, năng suất canh tác chính và bản đồ gen chăn nuôi được phát triển
và công nghiệp hoá, các loại cây giống mới với hiệu suất quang hợp điểm mốc
sẽ được phát triển thêm phục vụ cho hoạt động sản xuất lương thực.
30% chức năng của não người sẽ có thể hiểu được. Cuộc sống sẽ kéo dài hơn
một khi chúng ta tìm ra loại gen ức chế sự lão hoá. Chúng ta cũng sẽ tìm ra
những máy tính thần kinh với khả năng suy luận logic mô phỏng chức năng não
ba chiều cao.
B/ Gia đoạn: 2021-2030:
Trong suốt thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, nhiều thành tựu mới trong công nghệ
như các loại hàng hoá tiện lợi, du lịch ra không gian, các hệ thống vận tải sẽ
hiện hữu trong xã hội chúng ta.
Xã hội sẽ tồn tại nhiều con chip trí tuệ nhân tạo có khả năng khiến cho máy
tính hiểu được cảm giác của con người, cũng thời gian này sẽ xuất hiện các loại
máy tính có thể đọc được thông tin trong não người bằng cách sử dụng các
thông tin điện từ.
Cơ chế suy luận logic của não sẽ rõ ràng hơn và cơ chế nhận thức của người sẽ
được công bố chính thức và thích nghi với khoa học máy tính.
40
Một nhà máy không gian sản xuất thương mại các chất bán dẫn và dược phẩm
có thể được xây dựng trong nay mai. Ngoài ra, một máy bay 200 ghế với tốc độ
cao, có thể đi xuyên Thái Bình Dương chỉ trong 3 giờ sẽ không còn là điều
không thể, các nhà khoa học cũng đang nỗ lực nghiên cứu địa chất ngầm dưới
lòng đất.
Độ nhạy cảm ở não trong điều chỉnh gen của con người sẽ trở nên sáng tỏ hơn
và được chuyển tiếp tới máy tính.
3.2. Ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020
Có 3 xu hướng hàng đầu được nhận ra có tác động tích cực nhất đối với tiềm năng
tăng trưởng công nghiệp chế tạo Hàn Quốc gồm:
(1) Phát triển công nghệ mạng và số.
(2) Sự hợp nhất công nghệ thông tin, viễn thông cơ bản, công nghệ mới cùng các
công nghệ vật liệu mới (tích hợp công nghệ đa ngành),
(3) Liên kết kinh tế giữa Nam và Bắc Triều Tiên.
Mặt khác, cũng có tới 3 xu hướng lớn sẽ tác động tiêu cực tới tiềm năng tăng trưởng
công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc là:
(1) Sự hoá già dân số.
(2) Mức độ trầm trọng của các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
(3) Quyền sở hữu công nghệ: các tiêu chuẩn và quyền sở hữu trí tuệ.
Top 15 xu hướng hàng đầu trong ngành công nghiệp chế tạo đến năm 2020
Lĩnh vực nổi bật Top 15 xu hướng nổi bật
Sự thay đổi kinh
tế thế giới
(1) Liên kết kinh tế toàn cầu.
(2) Thay đổi trong động lực phát triển và cơ cấu lợi thế so sánh của kinh
tế toàn cầu.
Lao động, nguồn
lực và quản lý
(3) Dân số già hoá.
(4) Mức độ trầm trọng trong các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
(5) Chuyển biến trong mô hình công nghiệp tài chính.
(6) Xu hướng quản lý mới: mở rộng quản lý tri thức và quản lý đạo đức.
Đẩy nhanh tiến
bộ công nghệ
(7) Phát triển kỹ thuật mạng và số.
(8) Đạt tới công nghệ sinh học.
(9) Hợp nhất công nghệ thông tin, viễn thông cơ bản, công nghệ mới và
các công nghệ vật liệu mới: liên kết công nghệ đa ngành.
(10) Thách thức mới: xuất hiện công nghệ có tính chiến lược quốc gia.
(11) Sở hữu công nghệ: tiêu chuẩn và quyền sở hữu trí tuệ.
Tạo ra văn hoá
và mô hình tiêu
thụ mới
(12) Thay đổi trong mô hình tiêu thụ: thay đổi trạng thái cầu và mô hình
tiêu thụ mới.
(13) Tạo nên xu hướng văn hoá mới.
41
Tình trạng độc
nhất của Hàn
Quốc
(14) Liên kết kinh tế giữa Bắc và Nam Triều Tiên.
(15) Tiến bộ khu vực và tăng trưởng cân bằng.
Phân tích tác động của các xu hướng lớn
Sự liên kết kinh tế toàn cầu và biến chuyển trong cơ cấu lợi thế so sánh sẽ mở rộng thị
trường thế giới và chuyên môn hoá xuất khẩu, điều này được dự báo có ảnh hưởng tích cực
tới nhiều ngành công nghiệp chế tạo mà Hàn Quốc chiếm ưu thế lớn, ví dụ như công nghiệp
chế tạo xe hơi, công nghiệp đóng tàu, cơ khí thông thường hay luyện thép.
Sự hoá già dân số đự đoán sẽ có tác động tiêu cực, nó làm giảm toàn bộ nhu cầu xe hơi,
hàng dệt may, máy tính hay thiết bị văn phòng, nhưng lại có tác động tích cực trong việc
thúc đẩy nhu cầu các ngành công nghiệp khác như thiết bị và dịch vụ y tế, cũng như lương
thực và đồ uống, tài chính và bảo hiểm, nhà ở và công nghiệp bất động sản.
Dự báo có thể có những tác động tiêu cực tồn tại ở những ngành công nghiệp như dệt
may, thiết bị điện tử và linh kiện điện tử, trong những ngành này sự phân chia lao động giữa
hai miền Nam-Bắc Triều Tiên sẽ rất khả thi, cũng như trong ngành xây dựng nhu cầu
ngày càng tăng lên. Hoạt động đẩy nhanh tiến bộ công nghệ, trong đó có cả sự hợp nhất
công nghệ được kỳ vọng giữa hai miền có nhiều ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ ngành
công nghiệp chế tạo.
Những ngành công nghiệp nhiều triển vọng vào năm 2020 (14 tiêu chí)
Tiêu chí
Tiềm năng
phát triển
Đóng góp
kinh tế
Dịch vụ
công cộng
Chất bán dẫn thế hệ mới 1 1 1
Dược phẩm và cơ quan sinh học mới 2 4 2
Dịch vụ y tế 3 7 3
Có ở mọi nơi 5 2 8
Xe hơi thế hệ mới 4 6 5
Robot 6 8 7
Công nghiệp nội dung 8 3 12
Năng lượng thế hệ mới 7 9 6
Công nghệ hiển thị thế hệ mới 11 5 14
Chi tiết cơ khí siêu chính xác 9 12 10
Nguyên liệu hoá học công nghệ cao 10 11 11
Thiết bị và hệ thống cơ khí công nghệ cao 12 14 9
Máy tính quan niệm mới 13 13 14
Thiết bị vận tải thuỷ/không gian công nghệ cao 14 10 4
14 tiêu chí phân nhóm ngành công nghiệp triển vọng như sau:
(1) Chất bán dẫn thế hệ mới.
(2) Dược phẩm và cơ quan sinh học mới.
(3) Công nghệ Mạng phát triển đến mọi nơi.
42
(4) Công nghệ hiển thị thế hệ mới.
(5) Máy tính quan niệm mới.
(6) Xe hơi thế hệ mới.
(7) Công nghiệp nội dung số.
(8) Dịch vụ y tế.
(9) Năng lượng thế hệ mới.
(10) Robot thế hệ hiện đại.
(11) Nguyên liệu hoá học công nghệ cao.
(12) Thiết bị vận tải thuỷ/không gian công nghệ cao.
(13) Các loại chi tiết cơ khí siêu chính xác.
(14) Thiết bị và hệ thống cơ khí công nghệ cao.
3.3. Hình ảnh kinh tế của Hàn Quốc vào năm 2020
“GDP đầu người sẽ đạt gần mức 50.000USD vào năm 2020”
(1) Kinh tế Hàn Quốc được dự báo sẽ giữ tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức
4,6% cho đến năm 2020, nâng tỷ trọng GDP lên khoảng 1.400 tỷ tỷ won (dựa
trên giá trị đồng won thực tế năm 2000).
(2) Với viễn cảnh tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng sẽ đạt tới 5,1%, sẽ đưa Hàn
Quốc nằm trong top 10 quốc gia đứng đầu về GDP.
(3) GDP đầu người vào năm 2020 dự đoán sẽ đạt khoảng 45.000USD (dựa trên
giá trị đồng USD bình thường) trong điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn và
49.000 USD trong điều kiện tăng trưởng cao.
Triển vọng xếp hạng GDP toàn cầu (USD)
2004 2020
(tỷ giá hối đoái cố định)
2020
(tái định giá đồng won)
Đất
nước
GDP Xếp
hạng
(XH)
Đất
nước
GDP XH Đất
nước
GDP XH
Mỹ 11.667,5 1 Mỹ 27.685,8 1 Mỹ 27.685,8 1
Nhật 4.623,4 2 Trung
Quốc
10.285,8 2 Trung
Quốc
10.285,8 2
Đức 2.714,4 3 Nhật 9.549,4 3 Nhật 9.549,4 3
Anh 2.140,9 4 Anh 5.163,2 4 Anh 5.163,2 4
Pháp 2.002,6 5 Đức 5.159,1 5 Đức 5.159,1 5
Ý 1.672,3 6 Pháp 4.506,0 6 Pháp 4.506,0 6
Trung
Quốc
1.649,3 7 Ý 3.525,8 7 Ý 3.525,8 7
Tây Ban
Nha
991,4 8 Ấn Độ 2.933,1 8 Hàn
Quốc
3.2.37,5 8
Canađa 978,8 9 Tây Ban
Nha
2.608,2 9 Ấn Độ 2.933,1 9
43
Ấn Độ 691,9 10 Hàn
Quốc
2.437,7 10 Tây Ban
Nha
2.608,2 10
Hàn
Quốc
679,7 11 Canađa 2.277,5 11 Canađa 2.277,5 11
“Tiến vào top 7 quốc gia thương mại hàng đầu”
(1) Tổng doanh số thương mại (dựa trên đồng USD hiện nay) cho đến năm 2020 dự
báo sẽ đạt trên 1,7 tỷ tỷ won trong điều kiện tăng trưởng bình thường và trên 1,9 tỷ
tỷ trong điều kiện tăng trưởng cao, đưa Hàn Quốc nằm trong top 7 quốc gia
thương mại hàng đầu thế giới.
(2) Cùng với phát triển ngành công nghiệp chế tạo, sẽ tạo ra hơn 3,6 triệu việc làm đến
năm 2020 (có thể sẽ tạo ra được 3,8 triệu việc làm trong điều kiện tăng trưởng
cao), tăng tỷ lệ người có việc làm (có việc làm/số dân trong độ tuổi lao động) từ
60% hiện nay sẽ lên 67%, điều này sẽ đưa Hàn Quốc đứng ngang hàng với một số
quốc gia tiên tiến như Nhật Bản.
“Khả năng ngành công nghiệp chế tạo Hàn Quốc đứng thứ 5 thế giới”
1. Ngành công nghiệp chế tạo sẽ có mức tăng trưởng hàng năm đạt 4,9% cho đến
năm 2020, tạo nên giá trị gia tăng khoảng trên 420 tỷ tỷ won (dựa trên giá trị thực
năm 2000).
2. Trong điều kiện tăng trưởng cao, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chế tạo
sẽ tăng lên 5,6%, có thể Hàn Quốc sẽ vươn lên trở thành quốc gia có nền công
nghiệp chế tạo lớn thứ 5 thế giới.
3. Sản xuất và dịch vụ sẽ phát triển với tốc độ tương đương nhau, cho thấy một mô
hình tăng trưởng cân bằng.
4. Do hiệu quả ngành công nghiệp chế tạo sẽ vượt quá mức trung bình của toàn bộ
ngành công nghiệp nên nó sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao khả năng
chế tạo của toàn bộ nền kinh tế.
5. Hiệu suất lao động trong ngành công nghiệp chế tạo ở mức khoảng 40% so với
Mỹ trong năm 2004 và dự báo nó sẽ tăng lên 64% trong điều kiện tăng trưởng tiêu
chuẩn và lên tới 91% so với Mỹ trong điều kiện tăng trưởng cao, trong đó có tính
đến cả sự tái định giá đồng won.
6. Đối với cơ cấu ngành công nghiệp chế tạo:Nếu kết hợp công nghệ thông tin-viễn
thông (ICT) với ngành công nghiệp chế tạo sẽ cho mức tăng trưởng tương đối cao,
xấp xỉ 60% sản lượng toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo.
7. Trong phạm vi ngành công nghiệp chế tạo, những ngành công nghiệp chủ chốt sẽ
có bước cải tiến liên tục thông qua sự đổi mới công nghệ và khám phá nhiều vấn
đề hứa hẹn mới, đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế.
44
8. Trong ngành dịch vụ, ngành công nghiệp dịch vụ tri thức sẽ đạt tốc độ phát
triển hàng năm khá cao khoảng 7%, đóng vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng
kinh tế.
9. Trong các ngành đối ngoại, tỷ lệ phụ thuộc xuất khẩu sẽ giữ vững ở mức cao
68% dưới điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn, chỉ đứng sau Trung Quốc
(85,5%).
10. Cơ cấu thương mại sẽ phản ánh thực trạng khả năng cạnh tranh của Hàn
Quốc, với triển vọng lớn duy trì được cán cân thương mại nhưng lại thâm hụt
trong ngành thương mại dịch vụ.
11. Cơ cấu chuyên môn hoá, được dự báo là sẽ dẫn đến xu hướng cán cân thanh
toán hiện nay, sẽ tiếp tục duy trì cơ cấu chuyên môn hoá xuất khẩu trong các
ngành công nghệ cao như ICT hay các ngành công nghệ vừa và cao, nhưng
cũng duy trì toàn bộ cơ cấu chuyên môn hoá nhập khẩu trong ngành công
nghệ cao và thấp.
12. Thành phần xuất khẩu được mong đợi sẽ cho thấy sự gia tăng tỷ lệ xuất khẩu
trong một số ngành công nghiệp chủ chốt và ngành công nghiệp chế tạo tri
thức.
13. Tỷ lệ toàn bộ hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trong ngành công nghiệp chế tạo
tri thức được dự tính tăng từ 43% trong năm 2004, lên 53% năm 2020.
14. Trong phạm vi một số ngành công nghiệp chính, các thiết bị liên lạc, xe hơi
và cơ khí nói chung sẽ tăng lượng xuất khẩu, trong khi đóng tàu, dệt may,
luyện thép và hoá dầu lại giảm.
15. Trong khi đó, nếu như người ta luôn theo đuổi sự phát triển những ngành
công nghiệp chế tạo có triển vọng với các chiến lược chuyên môn hoá hiệu
quả thì ngành chế tạo của Hàn Quốc lại dự báo sẽ mở rộng thị phần trong thị
trường thế giới.
16. Nếu những xu hướng nổi bật trong tương lai mở ra một hướng đi tương đối
khả quan và sự phát triển các ngành công nghiệp chế tạo hứa hẹn sẽ thành
công thì tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ tăng lên 4,6%, nhanh hơn so với
Anh, Ý và sẽ vươn lên đứng vị trí thứ 6.
17. Thị phần thế giới trong những ngành công nghiệp chính sẽ tăng từ 5% năm
2004 (đứng thứ 5) lên 6,7% năm 2020, thay thế Nhật Bản ở vị trí thứ 4.
18. Trung Quốc sẽ cho thấy một cơ cấu kép, trong đó sẽ cho thấy tốc độ tăng
trưởng nhanh trên thị trường xuất khẩu trong cùng thời điểm lại mở rộng nhập
khẩu. Điều này sẽ đặt ra thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội
cho Hàn Quốc.
19. Đối với ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là xe hơi có khả năng tăng nhanh
thị phần quốc tế từ 2,8% năm 2004, sẽ lên 4,0% năm 2020 với điều kiện tăng
trưởng cao.
45
20. Thị phần thế giới trong ngành đóng tàu có thể sẽ giảm nhẹ trong điều kiện tăng
trưởng bình thường hoặc thấp, tuy nhiên vẫn sẽ duy trì vị trí hàng đầu.
21. Thị phần xuất khẩu quốc tế trong ngành công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc có thể
tăng gấp đôi, trong khi ngành luỵên thép và hoá dầu cũng tăng thị phần của mình
(trong điều kiện tăng trưởng cao).
22. Điện tử và bán dẫn sẽ tăng thị phần từ vị trí thứ 4 hiện nay sẽ đạt được vị trí thứ 3
trong năm 2020.
3.4. Tầm nhìn 2025
Tầm nhìn 2025 của Hàn Quốc là một kế hoạch sâu rộng được thiết kế để vạch ra viễn
cảnh cấp quốc gia và những phương hướng phát triển KH&CN, nhằm đảm bảo mang lại
những thay đổi đáng kể cho tương lai của đất nước. Đây là tầm nhìn dài hạn, theo đó các
đường hướng chỉ đạo trong hoạch định chính sách của Chính phủ sẽ được thiết lập. Để thực
hiện được một cách chắc chắn hơn, tầm nhìn 2025 được rà soát lại 3-5 năm một lần nhằm
theo dõi sự thay đổi của môi trường và sự tiến triển trong các hoạt động KH&CN.
Tầm nhìn 2025 được phát triển dựa trên một số mục tiêu lớn sau:
Thứ nhất, Tầm nhìn 2025 chuẩn bị cho tương lai đang thay đổi và chuẩn bị cho sự phát
triển của xã hội trong kỷ nguyên mới.
Thứ hai, Tầm nhìn 2025 đề ra chính sách tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn
năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn của quốc gia.
Thứ ba, Tầm nhìn này làm rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của các cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực KH&CN và thúc đẩy sự phát triển mà chính sách KH&CN đang tiến hành trong
chính sách chung của quốc gia.
Thứ tư, Tầm nhìn 2025 mang lại cơ hội và hy vọng phát triển mới thông qua các đột phá
KH&CN. Qua đó, Tầm nhìn sẽ xây dựng một nền tảng hỗ trợ cho KH&CN và khuyến
khích mọi người tham gia vào thách thức mới nhằm cải thiện tương lai.
Tầm nhìn 2025 được thiết lập nhằm phản ánh một cách đầy đủ Tầm nhìn và các quan
điểm của khu vực tư nhân, người sử dụng cuối cùng trong phát triển KH&CN. Ngay từ đầu,
Ủy ban Kế hoạch của Hàn Quốc đã tạo ra nền tảng cho kế hoạch này. Những học giả nổi
tiếng của Viện Hàn lâm KH&CN Hàn Quốc (KAST) và Viện Công nghệ Hàn Quốc (KAE)
đã tham gia xây dựng bản thảo của Tầm nhìn 2025.
Kế hoạch phát triển hướng tới năm 2025
Tầm nhìn 2025 đặt ra mục tiêu cải thiện sức sáng tạo của Hàn Quốc nhằm đạt được vị trí
là một trong những nước đứng đầu thế giới. Thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các tài
năng trong sản xuất các sản phẩm có chất lượng và sáng chế ra các công nghệ đặc biệt, Hàn
Quốc sẽ xếp hạng ở vị trí của các nước phát triển thịnh vượng trong các lĩnh vực công nghệ
cơ bản, kinh tế, hệ thống phúc lợi công cộng và an ninh quốc gia. Hai mươi năm đầu của
thế kỷ 21 sẽ xác định vị thế và tiềm năng của Hàn Quốc trong việc gia nhập vào danh sách
những quốc gia phát triển. Giai đoạn này là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với Hàn Quốc.
Đây là giai đoạn mà quốc gia này sẽ phải tạo dựng tương lai cho mình - tương lai với một
nền kinh tế công nghiệp hóa và hợp nhất.
Với mục tiêu đó, Chính phủ Hàn Quốc tập trung nỗ lực của mình vào phát triển KH&CN
trong kỷ nguyên mới. Trong ngắn hạn, Chính phủ cần chuẩn bị cho tương lai của một xã
46
hội tri thức. Trong dài hạn, Hàn Quốc phải đóng một vai trò quan trọng hơn đối với cộng
đồng toàn cầu. Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) dự báo Hàn Quốc sẽ có tỉ lệ tăng trưởng
GDP tương đối ổn định. Nếu công cuộc đổi mới công nghệ và cải cách thành công, tỉ lệ
tăng trưởng GDP sẽ ổn định ở mức 5,1% trong năm 2010 và 4,1% đến năm 2020. KDI
cũng dự báo rằng Hàn Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ 7 trên thế giới vào năm 2025, với tổng
GDP đạt trên 2 nghìn tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển vào năm 2025,
Hàn Quốc cần phải đầu tư vào từng lĩnh vực cụ thể của xã hội, tập trung đặc biệt vào giáo
dục và KH&CN. Quốc gia này cần phải đảm bảo thực hiện chính sách dài hạn ở tất cả mọi
lĩnh vực trong xã hội. Một chiến lược về đầu tư nguồn lực KH&CN tập trung cần phải được
lựa chọn và thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu phát triển
KH&CN và Tầm nhìn 2025.
Đến năm 2015, Hàn Quốc phấn đấu sẽ trở thành Trung tâm nghiên cứu khoa học của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Hàn Quốc trước hết
cần thiết lập một mạng lưới toàn cầu cho phép chuyển giao công nghệ và các chương trình
R&D toàn diện hoạt động một cách thuận lợi. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng cần tạo lập một
môi trường xã hội tốt để những người có óc sáng tạo được tự do theo đuổi ước mơ và hoài
bão của mình, qua đó thúc đẩy nền công nghiệp tri thức mới. Thông qua đẩy mạnh sáng tạo,
các công nghệ của Hàn Quốc có thể sẽ được phát triển để khuyến khích các hoạt động
nghiên cứu cơ bản nhằm theo đuổi mục tiêu đạt các giải Nobel. Để thúc đẩy sự phát triển
của một xã hội thông tin, quốc gia này cần tích cực tạo ra và cải thiện các công nghệ ngoài
công nghệ thông tin, chẳng hạn như thế hệ tiếp sau của công nghệ bán dẫn, máy tính và
internet. Chính phủ Hàn Quốc cũng cần tập trung nỗ lực vào công nghệ tiên tiến, công nghệ
mang tính đột phá nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu cơ bản và tạo ra những
ngành mới. Với việc tập trung vào ngành năng lượng, mục tiêu trở thành trung tâm công
nghệ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể được hiện thực hóa.
Năm 2025, Hàn Quốc sẽ được xếp vào 7 nước đứng đầu về khả năng cạnh tranh công
nghệ. Quốc gia này sẽ vượt trên các nước khác trong một số lĩnh vực. Hàn Quốc sẽ thiết kế
ra những mô hình mới đồng thời phát triển, sử dụng và phổ biến thông tin tiên tiến. Để đạt
được mục tiêu này, Chính phủ cần phải nhanh chóng nâng cấp trình độ nhận thức của cộng
đồng về KH&CN.
Để phát triển hơn nữa trình độ công nghệ trong khu vực và trên toàn cầu để có được chất
lượng cuộc sống và đạt được sự công bằng trong các vấn đề con người, Hàn Quốc cần phải
có một hệ thống quản lý quốc gia, trong đó KH&CN được coi là một phần tích hợp của tất
cả mọi mặt xã hội. Ngoài ra, các công nghệ về khoa học sự sống, y tế, sức khỏe và môi
trường rất cần thiết trong việc đảm bảo cho mọi người có một cuộc sống thoải mái, thuận
lợi và an toàn. Công nghệ có mối liên quan chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Việc thúc đẩy các
dự án như dự án nước, lương thực, năng lượng và các dự án ngoài vũ trụ sẽ giúp phát triển
tầm cỡ của Hàn Quốc trong cộng đồng quốc tế. Các công nghệ liên quan này cũng sẽ đứng
đầu trong danh sách chính sách khoa học đồng hành với các dự án nghiên cứu toàn cầu do
Hàn Quốc phụ trách.
47
Cơ cấu phát triển KH&CN Tầm nhìn 2025:
GĐ I (~2005)
Nằm trong top 12 nước có
khả năng cạnh tranh
KHCN và vượt xa các
quốc gia châu Á khác
GĐ II (~2015)
Nổi bật thành trung tâm
nghiên cứu ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương
GĐ III (~2025)
Nằm trong top 7 quốc
gia đứng đầu về
KH&CN bằng cách dẫn
đầu một số ngành cụ thể
Thông tin hoá tạo nên tri thức
và tiến bộ
An ninh và uy
tín quốc gia
khả năng
cạnh tranh
công nghiệp
và tài sản
quốc gia
chất lượng cuộc sống
• Chuyển từ hệ thống tập trung vào phát triển và khởi đầu từ quyền lực sang hệ thống
định hướng phân phối và lãnh đạo tư nhân.
• Chuyển từ hệ R&D xác định nội địa sang hệ thống mạng lưới toàn cầu.
• Thay đổi mang tính chiến lược trong việc đẩy mạnh đầu tư từ việc mở rộng nguồn cung
đến sử dụng có hiệu quả.
• Thay đổi mang tính chiến lược trong phát triển công nghệ từ việc đáp ứng nhu cầu ngắn
hạn đến tạo ra các thị trường mới từ những triển vọng lâu dài.
• Thiết lập hệ thống quản lý quốc gia khởi đầu từ R&D.
• Nguồn tài nguyên R&D phong phú.
• Tỷ lệ mù chữ thấp nhất thế giới.
• Khát vọng học tập cao và nguồn nhân
lực có chất lượng.
• Lực lượng lao động phục vụ cho hoạt
động R&D cấp cao nhiều tiềm năng.
• Hệ thống quản lý KH&CN kém.
• Nhận thức chung về KH&CN như
nhân tố chính của sự phát triển quốc
gia còn kém.
• Còn gánh nặng lớn về an ninh quốc
gia do sự phân chia giữa hai miền
Nam, Bắc.
• Môi trường xã hội, kinh tế, chính trị
còn non.
Nằm trong nhóm các nước có công nghệ tiến bộ bằng cách nâng cao
khả năng cạnh tranh KH&CN trong một phần tư thời kỳ đầu thế kỷ 21.
Mục tiêu
cho từng
giai đoạn
Phản
ứng với
chính
sách và
công
nghệ
Chỉ đạo
chính
sách
Tình
trạng
hiện nay
Thành công Yếu kém
Công nghệ
cơ bản
Thông tin
Khoa học
về sự sống
sống Các vật liệu
mới
Năng lượng
hệ thống cơ
điện tử
Môi trường
48
Các công nghệ hứa hẹn trong tương lai
(1) Công nghệ thông tin:
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu trong cách
lĩnh vực chủ chốt bằng cách sử dụng các công nghệ bậc cao hàng đầu thế giới và khó
phát triển để sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng hơn.
- Giai đoạn đến năm 2025: Đứng đầu thị trường thế giới bằng cách kết hợp các
công nghệ hàng đầu và các công nghệ đa phương tiện để tạo ra những sản phẩm chiếm
lĩnh thị trường.
(2) Công nghệ sinh học
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tạo ra nhiều lĩnh vực chuyên môn hóa bằng
cách kết hợp các công nghệ trao đổi thông tin di truyền cho động vật và thực vật với
các công nghệ sử dụng chức năng gen.
- Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra các công nghệ sinh học có thể sánh với các quốc
gia có nền công nghiệp phát triển bằng cách mở rộng công nghệ duy nhất ở Hàn Quốc
để sử dụng các chức năng gen.
(3) Công nghệ môi trường
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Đưa ra các công nghệ môi trường cho tương lai
như một cách ngăn chặn ô nhiễm môi trường và khôi phục môi trường, v.v
- Giai đoạn đến năm 2025: Góp phần bảo vệ môi trường toàn cầu bằng cách mở
rộng các công nghệ cốt lõi để kiểm soát tầng ozôn và điều chỉnh sự chuyển dời của các
chất gây ô nhiễm từ nước này sang nước khác, v.v
(4) Công nghệ năng lượng
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Phát triển các nguồn năng lượng thay thế và
khả năng phân phối chúng.
- Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra khả năng cung cấp năng lượng một cách độc lập
bằng cách đưa ra nhiều khái niệm mới về các nguồn năng lượng thay thế.
(5) Công nghệ cơ - điện tử và hệ thống
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách
nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ kết hợp hệ thống điện tử.
- Giai đoạn đến năm 2025: Mở rộng nhiều sản phẩm đứng đầu thị trường thế giới,
ví dụ như người máy điều khiển từ xa.
(6) Vật liệu và công nghệ xử lý
- Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015: Xây dựng cơ sở hạ tầng vật liệu cho nhu cầu
công nghệ mới bằng cách thiết lập các công nghệ nội địa độc lập đối với các vật liệu
điện tử, thông tin và nâng cao hiệu quả của vật liệu liên quan tới năng lượng, môi
trường và công nghệ sinh học.
49
- Giai đoạn đến năm 2025: Tạo ra các loại vật liệu mới giá trị gia tăng cao có thể đem
lại các công nghệ liên quan, ví dụ như công nghệ thông qua trí tuệ được cải thiện trong một
số lĩnh vực vật liệu cốt lõi.
KẾT LUẬN:
Hàn Quốc - một trong những nước châu Á đã tiến hành công cuộc công nghiệp hoá
thành công trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Sự thành công này cũng xuất phát từ
động lực và vai trò quan trọng phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo. Như
vậy có thể nói, một nước muốn thành công trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
không thể không coi trọng phát triển các công nghệ mới và đổi mới công nghệ liên tục trong
ngành công nghiệp chế tạo, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các ngành như công
nghệ công nghiệp đóng tàu, công nghiệp chế tạo xe hơi, công nghiệp chế tạo thiết bị hàng
không, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo thiết bị thăm dò, khai thác và
chế biến tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển Chính phủ Hàn Quốc cũng như cộng
đồng doanh nghiệp đều nhận thấy mình đang ngày càng gặp khó khăn khi dựa vào công
nghệ nhập khẩu để đổi mới sản phẩm, vì muốn vươn lên vị trí xứng đáng trong nền kinh tế
thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập, cạnh tranh đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, khốc
liệt, nhất thiết phải tự vận động nội lực phát triển mạnh mẽ KH&CN, trong đó chú trọng
phát triển công nghệ mới, công nghệ hiện đại cho ngành công nghiệp chế tạo. Điều này đối
với Hàn Quốc đã được thể hiện rõ ý chí, quan điểm nhất quán trong các Chương trình, Dự
án, Kế hoạch, mục tiêu, kinh phí đầu tư cho hoạt động R&D để tạo ra các công nghệ mới rất
cụ thể với vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc huy động mọi nguồn nhân lực có
trình độ, nguồn vốn.
Có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao Hàn Quốc lại huy động được vốn lớn của khu vực tư
nhân đầu tư cho hoạt động R&D? Có thể trả lời, vì các Chương trình/ Dự án R&D có mục
tiêu, nội dung phù hợp với nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước và phát triển doanh nghiệp,
thành phần tư nhân được tham gia giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu
bắt đầu lựa chọn nội dung nghiên cứu, mục tiêu đặt ra cụ thể đối với mỗi Dự án/Chương
trình, về thời gian đầu tư? về kinh phí đầu tư? Công nghệ sáng tạo ra phải phù hợp với đơn
đặt hàng của doanh ? Mức đóng góp của Nhà nước, của tư nhân được công khai minh bạch.
Mặt khác, các kết quả nghiên cứu tạo ra các công nghệ mới của các Chương trình/Dự án
phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu, hỗ trợ họ nâng cao năng lực
cạnh tranh, không ngừng tạo ra sản phẩm mới và phát triển thị trường. Đó là lý do chính mà
khu vực tư nhân đầu tư ngày càng cao trong hoạt động R&D. Đây là kinh nghiệm để chúng
ta có thể tham khảo khi xây dựng các Chính sách, Chiến lược, Chương trình, Dự án phát
triển công nghệ quốc gia, ngành hoặc liên ngành.
Ts. Phùng Minh Lai
50
Tài liệu tham khảo:
(1) Asia's Next Giant: South Korea and Late Industrialization, New York: Oxford
University Press.
(2) Lall, S. (1992). "Technological capabilities and industrialization", World
Development, 20(2), pp. 165-186.
(3) UNCTAD (2003). Investment and technology policies for competitiveness.
(4) Technology Transfer in Korea (Korea Technology Transfer Center 14Fl,
SEOUL, KOREA).
(5) Technology and Long-run Economic Growth in Korea, September 8th, 2005
Sano-Shoin, Hitotsubashi University, Kunitachi, Tokyo.
(6) Technology Commercialization: Recent Activities in Korea (
(7) J.Gausemeier, Perspectives of Innovative Technologies in Manufacturing,
2007.
(8) Fundamentals of manufacturing processes/G K Lal; S K Choudhury. –
Harrow: Alpha Science, 2005. – 19 – 27.)
(9) National R&D Program in Republic of Korea.
(10) The 21st Century Frontier R&D Program.
(11) National Research Laboratory(NRL).
(12) The Highly Advanced National Project.
(13) The Creative Research Initiative – CRI.
(14) The National Research Laboratory – NRL.
(15) Biotechnology Development Program.
(16) Space and Aeronautics Program.
(17) Nano Technology Development Program.
(18) VISION 2025-Korea’s Long term Plan for S&T, 2007.
(19) R.D.Schraft, Robot Technology in Manufacturing Technologies for Machines
of the Future, Springer, 2007.
(20) H.Inaba, Prospects of Technology Development, 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_phat_trien_cong_nghe_trong_nganh_cong_nghiep_che_ta.pdf