Liên quan đến thiết kế và thực hiện quan hệ hợp tác, ở đây có sự đa dạng lớn
giữa các nước. Quan hệ trường đại học - ngành công nghiệp được cho là loại hình
hợp tác phổ biến nhất và được xúc tiến dưới nhiều hình thức, từ hợp tác không
chính thức đến nghiên cứu hợp đồng, trung tâm xuất sắc, chuyển giao tri thức và
các kế hoạch đào tạo. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau chỉ ra rằng,
tài trợ công cho các xúc tiến hợp tác cần thiết kế để sao cho có thể tối đa hóa sự
đóng góp của ngành công nghiệp thông qua chia sẻ chi phí, điều đó làm tăng sự
thích ứng với thị trường của dự án, và nên tạo ra các biện pháp khuyến khích đối
với tất cả các đối tác trong khi hạn chế rủi ro của sự thua thiệt và khả năng mất
khống. Bên cạnh đó, hợp tác công-tư cần được thiết kế để sao cho không gây loại
trừ các hình thức hợp tác khác giữa nghiên cứu công và ngành công nghiệp, điều
này có vai trò quan trọng đối với việc phổ biến nghiên cứu công.
Bằng chứng về các kết quả của hợp tác công-tư về NC&PT và công nghệ còn
hạn chế, nhưng nghiên cứu tình huống và bằng chứng trực quan cho thấy, loại
hình hợp tác như vậy, nếu được thiết kế một cách phù hợp có thể tạo lực đòn bẩy
đối với NC&PT cũng như có thể mang lại nhiều lợi ích gián tiếp và thường là vô
hình (như cải thiện kết nối mạng và các luồng tri thức ngầm ẩn). Trong bối cảnh
đó, các mối liên kết không chính thức, tác động như một chất keo gắn với các
thỏa thuận chính thức và giúp mở rộng các nguồn tri thức bên ngoài, có những tác
động đối với các chính sách hợp tác vốn thường chú trọng nhiều hơn vào các dự
án hợp tác mạo hiểm lớn hơn. Những cải tiến trong thu thập dữ liệu về hợp tác
công-tư là cần thiết, không chỉ về số lượng, lĩnh vực hay xuất xứ địa lý, mà còn
đặc biệt liên quan đến cách thức tổ chức và quản lý hợp tác, các cơ chế tài chính
và kết quả đầu ra. Về tổng thể, hợp tác công-tư có thể giúp củng cố sự phối hợp
hành động giữa các nhiệm vụ chính phủ (như về y tế, quốc phòng, môi trường)
với các mục tiêu thị trường.
Hợp tác công-tư còn là một công cụ hữu hiệu đối với việc nâng cao hiệu quả
của sự hỗ trợ chính phủ cho NC&PT, nhưng không thể giả định rằng tài trợ của
ngành công nghiệp có thể thay thế nguồn cung tài chính của chính phủ cho nghiên
cứu, đặc biệt là NC&PT dài hạn, đây là điều ngày càng có tính quan trọng quyết
định đối với sự phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế
trong tương lai.
52 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ thông qua các mô hình hợp tác công tư: Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy vai trò
của một côngxoocxium trong việc đưa công nghệ mới ra thị trường, khi hướng tới
các mục tiêu quốc gia. Công nghệ chiếu sáng bán dẫn có tiềm năng cách mạng
hóa ngành công nghiệp thắp sáng và nếu được sử dụng rộng rãi, sẽ giảm sự phụ
thuộc năng lượng vào dầu mỏ nước ngoài, nâng cao chất lượng môi trường và cải
thiện năng suất.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong báo cáo về hợp tác trong lĩnh vực chiếu
sáng bán dẫn, do công nghệ LED (Đi-ôt phát quang) và OLED (Đi-ôt phát quang
hữu cơ) chuyển hóa điện năng thành ánh sáng hiệu quả hơn đèn sợi đốt hiện nay,
nên việc sử dụng phổ biến công nghệ này làm giảm một nửa sản lượng tiêu thụ
điện của quốc gia. 20% điện năng ở Hoa Kỳ được sử dụng để thắp sáng, do đó sử
dụng rộng rãi đèn bán dẫn có thể giảm khoảng 10% tổng sản lượng điện sử dụng.
Các đánh giá về tổng mức tiết kiệm hàng năm nhờ giảm tiêu thụ điện bằng đèn
bán dẫn dao động từ 10 tỷ USD trong tương lai gần lên đến 70 tỷ USD năm 2020.
Nhu cầu điện năng giảm này còn dẫn đến tổng phát thải từ các chất ô nhiễm trong
sản xuất điện cũng thấp hơn. Giảm phụ thuộc vào tài nguyên năng lượng khan
hiếm cũng góp phần đảm bảo an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ.
Những lợi ích bổ sung của đèn bán dẫn bắt nguồn từ tính linh họat của chúng
và kích thước miếng bán dẫn mỏng và thực tế, đèn không tỏa nhiệt. Các công
35
nghệ đèn huỳnh quang hiện nay đang được sử dụng phổ biến tại các văn phòng,
cần có không gian rộng, đến mức mà một tòa nhà trung bình có 8 tầng dùng công
nghệ chiếu sáng hiện nay, nhưng nếu dùng công nghệ chiếu sáng bán dẫn thì tòa
nhà có thể bố trí thêm được một tầng nữa.
Phân tích mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đèn bán dẫn cho thấy, nghiên cứu
hợp tác, tiền cạnh tranh là cần thiết giữa các công ty trong ngành công nghiệp
thắp sáng vượt, để vượt qua những thách thức công nghệ còn tồn tại và để thiết
lập các tiêu chuẩn và giao diện chung cho các thiết bị chiếu sáng bán dẫn. Những
cải tiến này là cần thiết để làm tăng khả năng chấp nhận của thị trường rộng rãi và
đẩy mạnh sử dụng phổ biến công nghệ này. Ngược lại, việc sử dụng rộng rãi công
nghệ này có thể giúp tiết kiệm năng lượng và mang lại những lợi ích môi trường.
Phổ biến tri thức thông qua quan hệ hợp tác công-tư dưới hình thức
Côngxoocxium, có thể tăng tốc tiến trình này bằng cách làm cho đèn bán dẫn đa
năng hơn, tiết kiệm hơn và từ đó được người tiêu dùng chấp nhận. Một
côngxoocxium nắm giữ tiềm năng to lớn đóng góp vào nhiều mục tiêu quan trọng
quốc gia.
c) Giải thưởng chính phủ thúc đẩy NC&PT và đổi mới sáng tạo doanh
nghiệp: chương trình SBIR và ATP
Độ lớn doanh nghiệp và nguồn lực đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp nhỏ được cho là một nguồn đổi mới sáng tạo và tăng trưởng việc
làm quan trọng, quan niệm này trên thực tế tại Hoa Kỳ là hoàn toàn có cơ sở.
Trong thế kỷ thứ 19, các nhà phát minh riêng lẻ đã đóng một vai trò trung tâm
trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước Hoa Kỳ. Gần đây hơn, vai trò của các
doanh nghiệp khởi sự nhỏ tại các khu vực như Thung lũng Silicon càng củng cố
quan điểm cho rằng doanh nghiệp nhỏ là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Câu hỏi về độ lớn doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế đã là chủ đề tranh cãi
trong thế kỷ 20. Nửa đầu thế kỷ 20 đã được đánh dấu bằng sự nổi lên của các
doanh nghiệp quy mô lớn tại Hoa Kỳ, và lý lẽ thông thường cho rằng các công ty
lớn có các lợi thế thuyết phục về hầu hết các phép đo hiệu quả, từ khả năng sinh
lợi đến năng suất lao động. Điều được chấp nhận rộng rãi đó là các doanh nghiệp
lớn có thể vận hành ở quy mô đầy đủ để sản xuất một cách có hiệu quả và tạo ra
các nguồn lực để triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và sẽ duy trì mãi mãi
vị trí nổi trội trên thị trường. Sự tập trung và tập trung hóa vào NC&PT, điểm đặc
trưng của những năm đầu thế kỷ 20, dường như phù hợp với các quan niệm về độ
lớn doanh nghiệp đi đôi với đổi mới sáng tạo. Các phòng thí nghiệm nghiên cứu
của các tập đoàn lớn đã được thành lập tại các công ty như DuPont, General
Electric, và AT&T. Trong những năm sau chiến tranh, Phòng thí nghiệm Sarnoff
của RCA đã được thành lập, Lab Yorktown của IBM và Bell Laboratories tất cả
36
đều đã được hưởng thời kỳ hưng thịnh của mình, tạo ra các kết quả đổi mới sáng
tạo trong các lĩnh vực tính toán và thông tin liên lạc, dẫn đến những tác động sâu
sắc đến nền kinh tế và phong cách sống của nước Hoa Kỳ.
Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ trong đổi mới sáng tạo
Vào những năm 1970, hầu hết các dữ liệu đều cho thấy sự thay đổi đã bắt đầu,
với sự tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ đã bắt đầu tăng tốc. Từ năm 1975 đến 1984,
việc làm trong doanh nghiệp có số nhân công từ 20 đến 99 người đã tăng trưởng
với tỷ lệ 3,64% một năm, trong khi việc làm tại các doanh nghiệp có số nhân lực
hơn 1000 người lại tăng trưởng chưa bằng một phần ba tỷ lệ trên, tức là chỉ đạt
1,25%. Từ năm 1980 đến 1987, GNP ròng bình quân đầu doanh nghiệp đã giảm
14%, từ 245.000 USD xuống 200.000 USD. Như tạp chí The Economist năm 1989
đã phản ánh rằng, các công ty lớn đang suy giảm về độ lớn và số các doanh
nghiệp nhỏ lại gia tăng; tính về nguồn tăng trưởng việc làm thì xu thế của cả một
thế kỷ đang đảo ngược. Liên quan đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu lớn, các
nhà phân tích ghi nhận rằng có một sự suy giảm tương tự về độ lớn, trong đó có
cả đầu tư dài hạn cho NC&PT, một số phòng thí nghiệm thậm chí còn bị tan vỡ.
Ngay trước khi có sự tan vỡ các phòng thí nghiệm NC&PT lớn, đã có một sự
nhận thức ngày càng tăng về vai trò của doanh nghiệp nhỏ trong việc thúc đẩy
hơn nữa đổi mới sáng tạo công nghệ. Thập niên 1980 đã được chứng kiến sự nổi
lên của các công ty nhỏ tăng trưởng nhanh như Microsoft và Apple Computing.
Thập niên 1990 được đặc trưng bằng sự tăng trưởng nhanh của ngành kinh doanh
vốn mạo hiểm, điều đó đã giúp các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh khai thác
tiềm năng thương mại của các công nghệ mới nhiều triển vọng. Trong một chừng
mực nào đó, chính sách khoa học và công nghệ của Hoa Kỳ trong những năm
1980 và 1990 cũng phản ánh sự chú trọng này đến vai trò đổi mới sáng tạo của
các doanh nghiệp nhỏ và tăng trưởng nhanh.
Hợp tác được coi như mục tiêu chính sách
Trong các thập niên 1970 và 1980, nước Hoa Kỳ trải qua thời kỳ tăng trưởng
kinh tế chậm so với chuẩn mực sau chiến tranh, thành tích năng suất chậm chạp
và bị mất thị phần toàn cầu cũng như vị trí lãnh đạo công nghệ trong các lĩnh vực
công nghiệp then chốt, từ luyện thép, chế tạo ô tô đến vô tuyến và bán dẫn. Ngoài
ra còn có một mối lo đáng kể về thâm hụt thương mại gia tăng nhanh chóng.
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh thương mại của Hoa Kỳ như Nhật Bản dường
như đã phát triển một mô hình kinh tế hiệu quả, có nhiều khía cạnh quan trọng
khác với cách tiếp cận Tự do kinh tế (Laissez-faire) truyền thống của Hoa Kỳ.
Đặc điểm then chốt của mô hình đó là sự chú trọng nhằm vào sự hợp tác giữa
chính phủ và ngành công nghiệp, chứ không phải là cạnh tranh. Khả năng các thế
lực khác nhau trong ngành công nghiệp Nhật Bản cùng hợp tác với nhau, và mối
quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và ngành công nghiệp trong việc hỗ trợ các
37
ngành kinh tế chủ chốt dường như đã tạo ra được những lợi ích đáng kể cho nền
kinh tế Nhật Bản.
Sự thành công được nhận thức rõ trong hợp tác giữa ngành công nghiệp và
chính phủ Nhật Bản đã dẫn đến một sự chuyển hướng trong chính sách của Hoa
Kỳ vào những năm 1980. Một trong những chiến lược được Hoa Kỳ thông qua
phản ứng trước việc bị tổn thất ở năng lực cạnh tranh đã khuyến khích một sự hợp
tác lớn hơn bên trong ngành công nghiệp và giữa ngành công nghiệp với chính
phủ. Hầu hết các hỗ trợ liên bang cho ngành công nghiệp trong nửa đầu thập kỷ
1980 được tiến hành dưới hình thức trợ cấp hay hợp đồng nghiên cứu đối với phát
triển hay mua sắm sản phẩm, trong đó thường bao gồm cả sự hỗ trợ đáng kể cho
nghiên cứu. Vào nửa sau của thập kỷ này, số các chương trình ngày càng gia tăng
đã được thiết lập dựa trên mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, ngành công
nghiệp, và các trường đại học. Thực sự là những năm 1980 và đầu những năm
1990 đã chứng kiến một nỗ lực có chủ ý nhằm mở rộng hợp tác, một phần bằng
cách sử dụng kinh phí NC&PT liên bang một cách có hiệu quả hơn nhằm đương
đầu với những thách thức cạnh tranh được cho là lớn chưa từng thấy.
Ngoài SEMATECH kết hợp nguồn tài trợ liên bang và của ngành công nghiệp
trong một côngxoocxium gồm các nhà chế tạo bán dẫn, còn có các hợp tác khác
bao gồm Tập đoàn nghiên cứu bán dẫn (Semiconductor Research Corporation) tập
hợp nguồn kinh phí hạn hẹp của liên bang và của ngành công nghiệp để hỗ trợ
nghiên cứu trong các trường đại học về lĩnh vực bán dẫn, các trung tâm nghiên
cứu kỹ thuật của NSF thu hút sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và các trường
đại học về các vấn đề kỹ thuật, CRADA mở rộng, và các chương trình hợp tác bên
ngoài của NIST.
Các xúc tiến công và tư được tiến hành trong những năm 1980 cho thấy một sự
chú trọng đến hợp tác trong chính sách công của Hoa Kỳ. Vào nửa cuối của thập
niên này có một sự chú trọng gia tăng nhằm vào các hình thức hợp tác công-tư.
Một trong số các xúc tiến đó là Chương trình công nghệ tiên tiến (Advanced
Technology Program - ATP) được đặc trưng bằng tài trợ cạnh tranh trong thời hạn
cố định. Tạo điều kiện thúc đẩy các thử nghiệm chính sách này là một số các xúc
tiến lập pháp đã được Quốc hội thông qua dưới đây.
Các quy định chủ yếu của Liên bang liên quan đến các chương trình hợp tác
công nghệ
Luật đổi mới sáng tạo công nghệ Stevenson-Wydler (1980). Luật này yêu
cầu các phòng thí nghiệm liên bang tạo điều kiện thúc đẩy chuyển giao các
công nghệ có xuất xứ và thuộc sở hữu liên bang cho các chính quyền bang
và địa phương và cả khu vực tư nhân. Luật này bao gồm cả quy định rằng,
mỗi một phòng thí nghiệm liên bang dành một tỷ lệ phần trăm nhất định
trong ngân sách NC&PT của mình cho các hoạt động chuyển giao, và Văn
38
phòng Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ được thành lập để tạo điều kiện
cho chuyển giao.
Luật sáng chế trong trường đại học và doanh nghiệp nhỏ Bayh-Dole (1980).
Luật này cho phép những người được hưởng trợ cấp và người ký kết hợp
đồng chính phủ được nắm giữ bản quyền đối với các phát minh do liên
bang tài trợ và khuyến khích các trường đại học cấp giấy phép đối với phát
minh cho ngành công nghiệp.
Luật phát triển đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhỏ (1982). Luật này thành
lập Chương trình đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhỏ (SBIR) trong các cơ
quan NC&PT chủ yếu của liên bang nhằm gia tăng nguồn tài trợ chính phủ
cho các nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trong khối doanh nghiệp
công nghệ cao nhỏ. Các cơ quan liên bang với ngân sách 100 triệu USD trở
lên được yêu cầu dành một tỷ lệ nhất định trong ngân sách để hỗ trợ tài
chính cho nỗ lực SBIR.
Luật nghiên cứu hợp tác quốc gia (1984). Luật này nới lỏng các điều khoản
phạt vi phạm pháp quy chống độc quyền đối với nghiên cứu hợp tác , với
quy định rằng chỉ phạt một lần, thay vì ba lần, đối với thiệt hại do vi phạm
pháp quy chống độc quyền trong các nghiên cứu chung.
Luật chuyển giao công nghệ liên bang (1986). Luật này sửa đổi Luật đổi
mới sáng tạo công nghệ Stevenson-Wydler cho phép tiến hành CRADA
giữa các phòng thí nghiệm liên bang và các thực thể khác, bao gồm cả các
cơ quan của bang.
Luật thương mại và cạnh tranh Omnibus (1988). Luật này thành lập Hội
đồng chính sách cạnh tranh và hình thành một số chương trình mới. Trong
số đó có ATP và các trung tâm công nghệ chế tạo.
Luật chuyển giao công nghệ cạnh tranh quốc gia (1989). Là một phần của
đạo luật ủy quyền quốc phòng, luật này sửa đổi Luật Stevenson-Wydler cho
phép các phòng thí nghiệm thuốc sở hữu công, vận hành theo hợp đồng
được tham gia các hợp đồng NC&PT hợp tác.
Luật trợ giúp chuyển đổi quốc phòng, tái đầu tư và chuyển tiếp (1992).
Luật này đã xúc tiến Dự án tái đầu tư công nghệ (TRP) thiết lập các nỗ lực
hợp tác liên cơ quan nhằm giải quyết các yêu cầu phát triển và khai thác
công nghệ, giáo dục và đào tạo trong các cộng đồng thương mại và quốc
phòng.
Luật chuyển giao công nghệ doanh nghiệp nhỏ (1992). Luật này thành lập
chương trình Chuyển giao công nghệ doanh nghiệp nhỏ (SBTT), nhằm mục
đích gia tăng thương mại hóa trong khu vực tư nhân đối với công nghệ là
kết quả của NC&PT liên bang. Chương trình này khuyến khích hợp tác
39
nghiên cứu trong các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu phi lợi
nhuận khác để tham gia vào các quan hệ hợp tác chính thức, chú trọng các
mối quan tâm của doanh nghiệp nhỏ.
Các vấn đề của doanh nghiệp nhỏ trong cung cấp tài chính cho tăng trưởng
Ngoài sự nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ
đối với đổi mới và việc làm, hiện nay còn có sự hiểu biết tốt hơn về các vấn đề mà
các doanh nghiệp nhỏ hay gặp phải trong việc tìm nguồn vốn cho tăng trưởng.
Một trong số các vấn đề đó là thông tin không cân xứng trên thị trường về tài trợ
khởi nghiệp. Tính không đối xứng về thông tin giữa các nhà khởi nghiệp và các
nhà tài chính có khả năng dẫn đến sự bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù
nhà cung cấp tài trợ có động cơ khuyến khích mạnh mẽ để thu thập thông tin về
doanh nghiệp nhỏ mà họ muốn đầu tư vào, nhà doanh nhân, đặc biệt là trong khởi
sự doanh nghiệp công nghệ có vẻ như là người duy nhất hiểu biết sâu về công
nghệ và cơ hội thị trường. Hơn nữa, kiến thức hiểu biết đó dường như không đủ
để có thể dự đoán một cách hoàn hảo về những hoàn trả tiềm năng. Kết quả đó
được gọi là sự "Phân biệt thống kê", trong đó các nhà cung cấp tài chính bị thôi
thúc từ chối tài trợ, ngay cả khi có các cơ hội được cho là có triển vọng, bởi làm
điều đó là quá tốn kém và thường là không thể thu thập được các thông tin cần
thiết để đánh giá những hoàn trả tiềm năng từ đầu tư.
Vấn đề thứ hai liên quan đến khả năng tương xứng của các kết quả NC&PT. Lý
thuyết kinh tế từ lâu đã thừa nhận rằng tri thức mang tính "rò rỉ", có nghĩa là tri
thức mới thường vượt quá ranh giới các công ty và cả sự bảo hộ quyền SHTT, vì
vậy mà người sáng tạo ra tri thức đó không thể nắm bắt được trọn vẹn giá trị kinh
tế của tri thức thông qua hệ thống giá cả. Nói theo cách khác, đổi mới sáng tạo
sản sinh ra từ NC&PT có thể luồn ra khỏi các bức tường tổ chức của các doanh
nghiệp nhỏ với một sự dễ dàng tương đối lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Trong khi đó, những ý tưởng không được coi trọng và theo đuổi trong một doanh
nghiệp lại thường là nguyên nhân khiến cho một doanh nhân khởi sự một công ty
mới.
Vấn đề thứ ba bắt nguồn từ những bất tương xứng ở sự sẵn có của nguồn vốn.
Thị trường cổ phiếu tư nhân được đặc trưng bằng hai kẽ hở đáng kể về kinh phí.
Khe hở thứ nhất nảy sinh chủ yếu ở giai đoạn cung cấp tài chính gieo giống và
khởi sự. Khoảng trống này có phạm vi từ đầu cuối 100.000 USD, là khởi điểm
tiền vốn có thể huy động từ bạn bè, gia đình và được dùng hết cho khởi động, đến
đầu trên vào khoảng 2 triệu USD là khoảng thời gian khi mà công việc kinh
doanh sẽ trở nên đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư quỹ mạo hiểm. Khe hở thị
trường thứ hai nảy sinh ở giai đoạn đầu của tài trợ bằng vốn cổ phần. Trong khi
ngành vốn mạo hiểm tiến đến việc tài trợ lớn hơn và ở giai đoạn muộn hơn, thì
một thị trường không chính thức vẫn duy trì hoạt động dưới ngưỡng 2 triệu USD.
40
Kết quả là một khoảng cách về vốn trong phạm vi từ 2 triệu đến 5 triệu USD đã
phát triển.
Các yêu cầu về vốn lớn hơn này vẫn được coi là các giao dịch giai đoạn đầu
làm phát sinh một sự lai ghép tài trợ thiên sứ, còn gọi là liên minh thiên sứ (angel
alliance). Các liên minh này là những nhóm tương đối lớn gồm các thiên sứ doanh
nghiệp sẵn sàng tài trợ vòng thứ hai, các giao dịch giai đoạn đầu. Ngoài ra, một số
các yêu cầu về vốn trong khoảng trống thứ hai này có thể đáp ứng thông qua đồng
đầu tư giữa các nhà đầu tư tư nhân và các thực thể tài trợ giai đoạn đầu. Các
chương trình SBIR và ATP đã được thiết kế để giải quyết các vấn đề cụ thể liên
quan đến hiệu quả của hợp tác công-tư, trong đó chính phủ liên bang cung cấp tài
trợ đổi mới sáng tạo để giúp các doanh nghiệp nhỏ vượt qua được những trở ngại
về tài chính trong giai đoạn đầu.
Chương trình nghiên cứu đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhỏ - SBIR
SBIR được thành lập năm 1982 như một cách để chuyển kinh phí tài trợ
NC&PT liên bang cho các doanh nghiệp nhỏ, nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ
của các cơ quan chính phủ khác nhau bằng cách sử dụng tri thức NC&PT chuyên
môn riêng của các doanh nghiệp nhỏ. Quy trình trợ cấp của SBIR có cơ cấu qua
ba giai đoạn. Giai đoạn I bao gồm nghiên cứu khả thi, trong đó người được nhận
tài trợ thực hiện một khối lượng nghiên cứu hạn chế nhằm làm rõ triển vọng khoa
học và thương mại của ý tưởng. Hiện nay, các khoản trợ cấp giai đoạn I cao nhất
là 100.000 USD. Trợ cấp giai đoạn II lớn hơn, thông thường vào khoảng 750.000
USD tài trợ cho NC&PT mở rộng hơn. Giai đoạn này nhằm mục đích phát triển
giá trị khoa học và kỹ thuật, và tính khả thi của các ý tưởng nghiên cứu. Trong
giai đoạn III, thường không liên quan đến tài trợ của SBIR, người nhận tài trợ sẽ
có được nguồn tài trợ bổ sung hoặc là từ một tổ chức quan tâm, các nhà đầu tư tư
nhân, hoặc là từ các thị trường vốn nhằm mục đích đưa công nghệ từ giai đoạn
nguyên mẫu đến thị trường.
Ban đầu chương trình SBIR yêu cầu các tổ chức được phân bổ ngân sách
NC&PT cao hơn 100 triệu USD phải dành ra 0,2% kinh phí của mình để đóng góp
cho SBIR. Vào năm 1983, năm đầu tiên chương trình vận hành, tổng kinh phí của
SBIR đạt 45 triệu USD. Trong vòng 6 năm tiếp theo, tỷ lệ đóng góp đã tăng lên
1,25%. Năm 1992, Quốc hội Hoa Kỳ đã đổi mới lại chương trình và tăng gấp đôi
tỷ lệ đóng góp của các tổ chức lên 2,5%. Trong năm tài khóa 2000, ngân sách của
chương trình đã đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD, thu hút hầu như tất cả các cơ quan liên
bang, trong đó có DOD đóng góp lớn nhất 554 triệu USD, tiếp theo là NIH với
362 triệu USD. Kể từ năm 1982, SBIR đã trao trên 10 tỷ USD cho các doanh
nghiệp nhỏ khác nhau.
Việc Quốc hội Hoa Kỳ khôi phục lại chương trình SBIR vào năm 1992 đã dẫn
đến tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ ngân sách từ 1,25% lên 2,5%. Sự gia tăng này phù
41
hợp với khuyến cáo của Viện hàn lâm khoa học quốc gia nên tăng nguồn tài trợ
của SBIR lên như một công cụ để nâng cao năng lực tiếp thu và thương mại hóa
các công nghệ mới của nền kinh tế Hoa Kỳ. Vào năm 1992, chương trình SBIR đã
trở nên phổ biến giành được nhiều sự ủng hộ từ giới doanh nghiệp nhỏ. Cùng với
sự nổi lên của các doanh nghiệp khởi sự nhỏ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tính
toán, công nghệ sinh học và vật liệu mới, ở đây còn có sự hỗ trợ đầy đủ cho việc
mở rộng chương trình. Luật tái ủy quyền doanh nghiệp nhỏ năm 2000 đã mở rộng
chương trình trong 8 năm tiếp theo, bên cạnh đó cũng sửa đổi lại điều 108 của luật
quy định rằng Hội đồng nghiên cứu quốc gia thực hiện một xét duyệt toàn diện về
việc chương trình này đã khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo như thế
nào và sử dụng các doanh nghiệp nhỏ để đáp ứng các nhu cầu NC&PT liên bang
ra sao.
Chương trình công nghệ tiên tiến - ATP
Chương trình ATP có sứ mệnh "kết nối khoảng cách giữa phòng thí nghiệm
nghiên cứu với thị trường". ATP cung cấp tài trợ chia sẻ phí (cost-shared) cho
ngành công nghiệp nhằm mục đích thúc đẩy nhanh sự phát triển và phổ biến các
công nghệ rủi ro cao nhưng có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế rộng lớn cho nền
kinh tế. Tài trợ của ATP được cung cấp trực tiếp cho nghiên cứu công nghệ (mà
không phải là phát triển sản phẩm). Các công ty, dù đơn lẻ hay liên kết, đều có thể
bày tỏ, đề xuất, và thực hiện tất cả các dự án, thường là với sự hợp tác với các
trường đại học và các phòng thí nghiệm liên bang. ATP chia sẻ các chi phí dự án
theo một thời hạn có giới hạn. Các công ty đơn lẻ có thể được nhận tài trợ đến 2
triệu USD cho các hoạt động NC&PT trong thời hạn tối đa là ba năm. Các công ty
lớn hơn cần đóng góp ít nhất là 60% tổng chi phí dự án. Các liên doanh có thể
nhận tài trợ cho các hoạt động NC&PT trong thời hạn đến 5 năm.
ATP được xúc tiến như một công cụ tài trợ cho NC&PT có rủi ro cao nhưng
với lợi ích thương mại và xã hội rộng lớn, mà không được các công ty đơn lẻ sẵn
sàng thực hiện do rủi ro quá cao hoặc do phần lớn lợi ích thu được nếu thành công
sẽ không đổ về cho công ty đầu tư thực hiện nó. ATP còn thiếu lý do an ninh quốc
gia vốn đã làm trụ đỡ cho nhiều chương trình công nghệ của Hoa Kỳ giai đoạn sau
chiến tranh. Tuy nhiên, điều đó phản ánh một xu hướng chung chuyển hướng ra
khỏi NC&PT thuần túy định hướng nhiệm vụ và hướng đến các tiến bộ công nghệ
dựa trên cơ sở rộng lớn hơn.
Trong số 41 cạnh tranh được tổ chức trong giai đoạn 1990-2000, ATP đã thực
hiện 522 quyết định tài trợ với trị giá xấp xỉ 1,64 tỷ USD. Các khoản tài trợ này
được cấp cho 1.162 tổ chức tham gia và một con số tương đương các nhà thầu
phụ. Các trường đại học và tổ chức nghiên cứu độc lập phi lợi nhuận đóng một vai
trò quan trọng khi tham gia các dự án ATP. Các trường đại học tham gia trong
hơn một nửa số các dự án, thu hút hơn 176 trường đại học đơn lẻ. Các đề xuất gần
đây về nâng cấp chương trình kêu gọi vai trò lớn hơn của các trường đại học.
42
Với sự cạnh tranh dựa trên cơ sở bình duyệt chuyên gia, ATP hỗ trợ cho sự
phát triển một phạm vi rộng các công nghệ mới. Trong đó bao gồm các hệ thống
học hỏi thích nghi, phần mềm hướng thành phần, lưu trữ dữ liệu số hóa, cơ sở hạ
tầng thông tin cho y tế, cơ sở hạ tầng chế tạo vi điện tử, công nghệ chế tạo quang
tử, ô tô và tấm mạch in, các công nghệ kỹ thuật mô mới, phục hồi polime sinh
học, và các công cụ chẩn đoán ADN. Các công nghệ này đều mang nhiều triển
vọng về mặt kỹ thuật nhưng lại có rủi ro thương mại cao. Điều này có nghĩa là
một tỷ lệ đáng kể các dự án do ATP tài trợ có thể là thất bại. Đây là điều đã được
dự đoán. Cùng lúc, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tỷ lệ thành công lớn. Kết quả của
một số dự án, như sự hỗ trợ ban đầu của ATP cho nghiên cứu in lito bằng tia tử
ngoại cực ngắn (EUV) đã đạt được những đóng góp quan trọng cho sự phát triển
kỹ thuật in lito thế hệ tiếp theo.
Các đặc điểm quan trọng của chương trình ATP
Các nhà nghiên cứu độc lập đã tập hợp các đặc trưng quan trọng của ATP khác
biệt với các chương trình NC&PT khác của chính phủ như sau:
Chú trọng vào phát triển lợi ích kinh tế của các công nghệ dân sự tạo năng
lực đổi mới, giai đoạn đầu và có rủi ro cao.
Chú trọng đến sự hình thành mối quan hệ hợp tác và thành lập các
côngxoocxium tạo điều kiện thúc đẩy phổ biến đổi mới sáng tạo.
Quy trình lựa chọn cạnh tranh, nghiêm ngặt với đánh giá độc lập về các mặt
giá trị kỹ thuật, giá trị thương mại, và tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế
rộng lớn của dự án.
Tham vấn các công ty đã đệ đơn nhưng không được lựa chọn.
Các nghiên cứu về sự đóng góp của ATP đối với hoạt động đổi mới sáng tạo
của khu vực tư nhân cho thấy chương trình này đã được những người sử dụng
đánh giá cao, quy trình xét duyệt của chương trình công bằng và hợp lý. Qua khảo
sát cho thấy các dự án và các công ty được ATP lựa chọn thường sẵn sàng hơn, so
với các công ty không được lựa chọn, trong việc chia sẻ các khám phá nghiên cứu
của mình với các công ty khác và có khuynh hướng hợp tác trong các lĩnh vực kỹ
thuật mới và hình thành các mối quan hệ hợp tác NC&PT mới, điều này phù hợp
với mục tiêu của ATP là lựa chọn các dự án có tiềm năng lan tỏa cao. Ngoài ra,
ATP còn mang lại hiệu ứng halo cho các đơn vị được nhận tài trợ, làm tăng sự
thành công của người nhận tài trợ trong việc thu hút nguồn kinh phí bổ sung từ
các nguồn bên ngoài. Các hoạt động tạo lực đòn bẩy của ATP có tiềm năng đóng
góp cho tăng trưởng kinh tế rộng lớn.
43
III. TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG XÚC TIẾN
HỢP TÁC CÔNG-TƯ
1. Sự cần thiết của việc đề ra các mục tiêu, các số liệu và sự đánh giá
Trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, các chi phí cho phát triển công
nghệ mới ngày càng gia tăng, sự phân tán các chuyên gia công nghệ và tầm quan
trọng ngày càng tăng của các vấn đề pháp luật và môi trường đưa đến những
khuyến khích mạnh mẽ hình thành những quan hệ hợp tác giữa nhà nước-ngành
công nghiệp-trường đại học. Mặc dù các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa đi
đến một sự đồng thuận về vấn đề này, các chương trình hợp tác cho thấy quan hệ
hợp tác công-tư đã phát triển đáng kể. Trung tâm xuất sắc SEMATECH được
thành lập dưới chính quyền Reagan sau nhiều tranh luận. Chương trình công nghệ
tiên tiến (ATP) của Viện Tiêu chuẩn và công nghệ Quốc gia được thành lập dưới
thời chính quyền Tổng thống Bush. Trọng tâm của chính quyền Clinton là chương
trình công nghệ dân sự, mở rộng đáng kể ATP và thành lập các dự án tái đầu tư
Công nghệ (TRP). Việc mở rộng nhanh chóng các chương trình này đã dẫn đến sự
phản đối quyết liệt, kích thích các cuộc tranh luận quốc gia về vai trò thích hợp
của chính phủ trong việc thúc đẩy các công nghệ mới.
Các câu hỏi triết học rộng hơn về vai trò thích hợp của chính phủ trong quan hệ
hợp tác với ngành công nghiệp có xu hướng làm lu mờ sự cần thiết cho các nhà
hoạch định chính sách rút ra những bài học từ những nỗ lực hợp tác hiện nay và
trước đây. Tác dụng của nghiên cứu về sự hợp tác là nó không giải quyết các cuộc
tranh luận về ý thức hệ mà thường làm lu mờ sự cần thiết phải phân tích kỹ lưỡng
cấu trúc, các mục tiêu, các cơ chế và các số liệu để đánh giá sự thành công của
một hợp tác công-tư. Đánh giá thành công như vậy thường khó phân tích, đặc biệt
là trong trường hợp không có sự khớp nối rõ ràng các mục tiêu và số liệu của
chương trình. Như trường hợp của các công viên KH&CN, các mục tiêu của quan
hệ hợp tác công-tư thường thay đổi. Do đó, các tiêu chuẩn mà dựa vào đó chúng
ta đánh giá sự thành công của chúng cũng khác nhau. Đây là lý do tại sao việc áp
dụng một chương trình đánh giá như một phần không thể thiếu trong tổ chức mối
quan hệ hợp tác là rất quan trọng.
Các chương trình như ATP, trong đó kết hợp một quy trình nghiêm ngặt, tuyển
lựa mang tính cạnh tranh với một đánh giá độc lập xuất sắc về mặt kỹ thuật của
dự án, sự xứng đáng để thương mại hóa, và có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế
rộng lớn, là một hình mẫu trong khía cạnh này. Trong khi kết quả của hoạt động
đánh giá được tích hợp ngày càng nhiều vào các hoạt động của chương trình, các
kiến thức được tạo ra giúp sự hợp tác thích ứng theo những cách thúc đẩy các kết
quả tốt hơn. Tương tự như vậy, một đóng góp quan trọng của phân tích của Hội
đồng nghiên cứu Quốc gia là để thông báo phản hồi về chính sách của Hoa Kỳ
44
bằng cách cung cấp một quan điểm thực tế, định hướng vào kết quả. Cuối cùng,
nghiên cứu này đã áp dụng nhiều phương pháp đánh giá kinh tế khác nhau đối với
hoạt động hợp tác, từ các công viên KH&CN đến những thành quả của chương
trình SBIR.
2. Vai trò của phân tích
Phân tích các hợp tác công-tư có tầm quan trọng ngày càng tăng, do sự thay đổi
đáng kể về ngân sách liên bang dành cho NC&PT kể từ khi kết thúc Chiến tranh
Lạnh và vai trò suy giảm của nhiều phòng thí nghiệm tập trung trong khu vực tư
nhân. Phân tích như vậy có một loạt các chức năng.
• Phân tích - chứ không phải là những khiếu nại giáo lý - góp phần vào việc
đánh giá tốt hơn vai trò của sự hợp tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp trong
phát triển kinh tế Hoa Kỳ. Cách đây 20 năm, Richard Nelson, đến từ trường Đại
học Columbia, quan sát thấy rằng người Hoa Kỳ vẫn còn chưa hiểu rõ đáng kể về
lịch sử lâu dài của các chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới. Thập kỷ qua đã chứng
kiến sự ra đời của vệ tinh định vị địa lý, Internet, và cuộc cách mạng hệ gen –
những đổi mới đang làm thay đổi cách chúng ta sống và đang ảnh hưởng đến
những triển vọng tiến bộ kinh tế. Mặc dù vậy, một báo cáo toàn diện gần đây về
hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu điện toán mở đầu bằng cách nhận định rằng
"khó để hủy bỏ và thừa nhận" vai trò quan trọng của chính phủ liên bang trong
việc phát động và duy trì cuộc cách mạng máy điện toán, cả về đổi mới và cơ sở
hạ tầng. Trong khi nhiều người Hoa Kỳ đánh giá cao sự đóng góp của công nghệ
cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, có rất ít bằng chứng cho thấy họ nhận thức
được những đóng góp quan trọng - từ rađiô cho đến Internet- của hỗ trợ của liên
bang cho đổi mới công nghệ.
• Phân tích có thể giúp thông báo cho các nhà hoạch định chính sách và công
chúng về những rủi ro và các cơ hội liên quan đến sự hỗ trợ của chính phủ. Có lẽ
một luận cứ thuyết phục hơn cho việc đánh giá là sự tham gia của chính phủ vào
các quá trình thị trường là đầy rủi ro. Có những trường hợp thành công đáng kể là
kết quả của sự tài trợ của liên bang cho ngành công nghiệp điện toán hay chất bán
dẫn, trong đó Bộ Quốc phòng thực hiện NC&PT và là một người mua sản phẩm
đầu tiên, đáng tin cậy. Nhưng cũng có các trường hợp thất bại nặng nề, các ví dụ
minh họa bao gồm các dự án như vận tải siêu âm, Tổng doanh nghiệp Synfuels, và
lò phản ứng tái sinh Clinch River. Đây là những dự án bỏ ngỏ, quy mô lớn hoàn
toàn khác với thời gian và kinh phí phân bổ hạn chế cho các quan hệ đối tác hiện
nay. Phân tích các yếu tố của những thất bại này đã góp phần tạo ra những thay
đổi về chính sách.
Sự phát triển các cơ chế hợp tác về NC&PT tiên tiến thực sự là điều rất cần
thiết. Điều này là bởi vì, nhìn một cách toàn thể, các cơ hội từ những hợp tác hiệu
45
quả lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ rủi ro. Những thất bại sẽ (và tất yếu) xảy ra.
Tuy nhiên, ngân sách liên bang dành cho NC&PT đã đưa đến những tiến bộ như
năng lượng nguyên tử, Internet, hệ thống định vị toàn cầu, laser, pin điện mặt trời,
vệ tinh truyền thông, máy bay phản lực, y học di truyền, và một loạt các vật liệu
tiên tiến và vật liệu tổng hợp. Ngay cả những người chỉ trích một số chương trình
công nghệ cũng cho rằng kết quả tổng thể của việc hỗ trợ công cho các công nghệ
mới là rất tích cực. Họ nhận ra rằng hỗ trợ của chính phủ cho một loạt các công
nghệ đã giúp xây dựng những nền tảng cho nền kinh tế hiện đại.
3. Sự cần thiết đánh giá thường xuyên
Những thành công này chứng minh triển vọng của các công nghệ làm "thay đổi
trò chơi", như máy bay phản lực thân rộng, vệ tinh, và cả Internet. Tuy nhiên,
những thành công này tuyệt nhiên không phủ nhận sự cần thiết của những đánh
giá thường xuyên. Phát triển công nghệ vốn đã mạo hiểm và những dự án hứa hẹn
cũng có thể thất bại. Trách nhiệm của các quỹ tài trợ công đòi hỏi những đánh giá
thực tế nhưng hiệu quả được thực hiện thường xuyên.
• Đánh giá thường xuyên thông qua các yêu cầu chia sẻ chi phí với các quỹ tư
nhân có thể là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo tính khả thi liên tục về kỹ
thuật.
• Đánh giá cũng có thể giúp bảo vệ chống lại sự "chụp mũ chính trị" của các dự
án, như đã xảy ra với một số nỗ lực trình diễn thương mại lớn của những năm
1970.
• Ngay cả những hợp tác thành công cũng phải đối mặt với thách thức của việc
thích ứng các chương trình với các công nghệ thay đổi nhanh chóng. Đánh giá vì
thế trở thành một phương tiện làm cho các chương trình tương quan về công nghệ
và thương mại.
• Đánh giá cũng nhắc nhở các nhà hoạch định chính sách cần phải khiêm
nhường trước "hộp đen" đổi mới.
4. Lựa chọn người thắng, kẻ thua
Tại Hoa Kỳ, các cuộc thảo luận về các thông lệ tốt nhất liên quan đến quan hệ
hợp tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp và các trường đại học thường bao gồm
các báo cáo về tác động mà chính phủ không thể - hay không nên - "chọn người
chiến thắng hay người thua cuộc." Nhiều trong số những lập luận này đã được
khớp nối với Chương trình Công nghệ tiên tiến của Bộ Thương mại tương đối
khiêm tốn nhưng cách tiếp cận lại thu hút sự chú ý của công chúng. Ví dụ, một
nghiên cứu của Văn phòng Kế toán tổng hợp gần đây mô tả hai quan điểm về ATP
như sau: "ATP được một số người xem như một phương tiện để giải quyết các
46
thất bại thị trường trong các lĩnh vực nghiên cứu mà nếu không sẽ không được tài
trợ, do đó tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế đóng góp từ thương mại hóa và sử
dụng các công nghệ mới trong khu vực tư nhân. Những người ủng hộ các chương
trình như ATP tin rằng chính phủ nên đóng vai trò như một chất xúc tác cho các
liên doanh hợp tác và đảm nhận nghiên cứu mới quan trọng mà theo cách khác sẽ
không thể thực hiện được trong cùng một thời gian nếu thiếu sự tham gia của liên
bang. Những người chỉ trích chương trình này xem sự sắp xếp tương tự như chính
sách công nghiệp, hoặc biện pháp mà chính phủ chứ không phải thị trường chọn
người chiến thắng và người thua.
Việc sử dụng khái niệm "chọn người thắng, kẻ thua" không nâng cao nhiều sự
hiểu biết về chính sách của Hoa Kỳ, thường làm lu mờ hơn là làm rõ các vấn đề
liên quan đến hợp tác công-tư. Nói chung, khái niệm này có nghĩa là:
• Chính phủ không có khả năng để thực hiện các phán quyết liên quan đến các
công nghệ mới hay các doanh nghiệp;
• Chính phủ không nên dùng phán quyết của mình thay cho phán quyết của thị
trường bằng cách lựa chọn giữa các công nghệ hoặc các doanh nghiệp;
• Sự can thiệp của chính phủ trong thị trường là không có cơ sở và tạo thành
một dạng phúc lợi doanh nghiệp.
Những lập luận này rõ ràng tương quan với nhau, và sự hấp dẫn của chúng là
có cơ sở vững chắc trong nhận thức phổ biến về nền kinh tế Hoa Kỳ thường xuyên
biến đổi bởi các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tư nhân. Quan điểm này về vai
trò của doanh nghiệp cũng được đặt nền móng vững chắc, tất nhiên, cả về khía
cạnh lịch sử kinh tế Hoa Kỳ lẫn điều kiện kinh tế hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không sai khi nói rằng chính phủ liên bang từ lâu đã đóng một
vai trò nuôi dưỡng thực sự, hệ thống đổi mới của Hoa Kỳ là kết quả của một sự
hợp tác phức tạp của sáng kiến công-tư. Những lập luận không xem xét sự tương
tác này bỏ qua các khía cạnh quan trọng của lịch sử phát triển công nghệ tại Hoa
Kỳ. Chúng cũng không phản ánh các yếu tố quan trọng của thông lệ gần đây và
hiện nay đóng những vai trò quan trọng trong phát triển những công nghệ nền
tảng như Internet, góp phần vào những công nghệ tạo năng lực (enabling
technologies) như vậy như chất bán dẫn, hoặc tài trợ cho NC&PT trong ngành
dược phẩm, thiết bị y tế, và các lĩnh vực công nghiệp y sinh.
Hơn nữa, chính phủ đã chứng tỏ khả năng thực hiện các phán quyết đối với các
công nghệ mới. Nó là phương tiện phát triển các ngành công nghiệp mới quan
trọng thông qua một loạt các biện pháp, bao gồm cả giải thưởng cho các dự án
trình diễn, tài trợ cho NC&PT dài hạn (ví dụ, Ủy ban Cố vấn Quốc gia về Hàng
không), tài trợ một khung pháp lý và cung cấp các thị trường được đảm bảo ngay
từ đầu thông qua mua sắm công.
47
Một trong những điểm mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ là chính phủ xem vai trò
trung tâm của mình như một trọng tài cạnh tranh kinh tế giữa các chủ thể tư nhân.
Đến một mức độ đặc biệt, điều này là chính xác, nhưng sự thật vẫn là chính phủ
can thiệp vào thị trường bằng nhiều cách, có thể là thông qua việc tài trợ cho
NC&PT, xây dựng một khung pháp lý thuận lợi, hoặc các quyết định mua sắm các
công nghệ cho các cơ quan chính phủ về quốc phòng, khám phá không gian, và y
tế.
Vai trò của chính phủ, tất nhiên, không chỉ giới hạn trong các ưu đãi đầu tư.
Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu - cả
giai đoạn đầu và ứng dụng - và đào tạo là tất cả các phần không thể thiếu của sự
hỗ trợ của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù không phải không có
tranh cãi, việc thực hiện các trách nhiệm điều tiết của chính phủ đóng một vai trò
quan trọng trong các ngành công nghiệp điện toán và viễn thông. Ví dụ, các hoạt
động chống độc quyền trong những năm 1950 để tạo thuận lợi cho sự thâm nhập
của các doanh nghiệp khác và đổi mới nhanh hơn trong ngành công nghiệp máy
tính. Kể từ khi Luật Viễn thông được ban hành năm 1996, chính phủ và ngành
công nghiệp đã tham gia chặt chẽ vào một cuộc tranh luận đang diễn ra liên quan
đến chế độ điều tiết tối ưu. Tóm lại, chính phủ đã chứng minh khả năng thực hiện
các phán quyết liên quan đến các công nghệ mới, chính phủ cũng phải đưa ra các
quyết định như vậy để thực hiện những trách nhiệm khác nhau của mình.
Những bài học kinh nghiệm then chốt
Phân tích quan hệ hợp tác chính phủ-ngành công nghiệp trong dự án phát triển
công nghệ mới tập trung vào đóng góp của các quan hệ hợp tác trong việc đẩy
nhanh sự phát triển các công nghệ mới đã xác định một số bài học kinh nghiệm
quan trọng từ việc xúc tiến hợp tác công-tư nhằm phát triển các công nghệ mới tại
Hoa Kỳ.
Các bài học chính
Để có hiệu quả, các quan hệ hợp tác cần phải được xây dựng một cách thích
hợp và được dẫn dắt khéo léo. Các quan hệ hợp tác tiến triển tốt nhất có các mục
tiêu rõ ràng, có sự đóng góp chia sẻ, và sự đánh giá thường xuyên. Quan hệ hợp
tác được tổ chức và vận hành tốt có chức năng như các tổ chức trung gian có giá
trị có thể đưa các đối tác cần phát triển sản phẩm và các quy trình mới có giá trị
cho cả xã hội đến với nhau. Đổi mới ở Hoa Kỳ thường được thúc đẩy thông qua
tài trợ công cho hợp tác NC&PT. Sự tham gia của liên bang trong quá trình đổi
mới, kể từ khi bắt đầu nền cộng hòa, được đặc trưng bởi sự thử nghiệm và sự linh
hoạt. Những thuộc tính này góp phần vào sự linh hoạt và sức mạnh của hệ thống
đổi mới của Hoa Kỳ.
48
• Hợp tác bao gồm cả thành công và thất bại
Hợp tác về cơ bản là những thử nghiệm; mỗi nỗ lực mới đều đưa đến những rủi
ro thực cũng như tiềm năng mang lại những lợi ích xã hội. Thử nghiệm có thể
thành công cũng như bị thất bại. Trong đánh giá kết quả của những thử nghiệm
hợp tác, điều quan trọng là nhận ra rằng sự thất bại của một dự án cụ thể không
nhất thiết là một dấu hiệu thất bại của toàn bộ chương trình; thất bại được cho là
sẽ xảy ra nếu sự đầu tư thật sự mạo hiểm. Tuy nhiên, sự sẵn sàng khuyến khích
các thử nghiệm hợp tác công-tư cũng phải phù hợp với sự sẵn sàng xác định và
hủy bỏ các dự án thất bại, hoặc chỉ đơn giản là kém hiệu quả.
• Sức mạnh thông qua sự đa dạng
Hệ thống đổi mới của Hoa Kỳ thu hút sức mạnh từ sự đa dạng của những ưu
tiên nhiệm vụ và thể chế của mình. Mạng lưới các mục tiêu, các tổ chức và các cơ
chế hợp tác phản ánh nhiều thách thức đối với các cơ quan chính phủ chịu trách
nhiệm những nhiệm vụ phức tạp, các ngành công nghiệp phải đối mặt với những
thách thức công nghệ mới, và các trường đại học ngày càng tìm cách để chuyển
các ý tưởng hứa hẹn từ phòng thí nghiệm ra thị trường.
• Hỗ trợ bền vững
Duy trì sức mạnh của hệ thống đổi mới đòi hỏi sự hỗ trợ đáng kể và bền vững
của liên bang cho NC&PT. Hơn nữa, đầu tư cho NC&PT của liên bang là cần thiết
cho một danh mục vốn đầu tư rộng rãi cho các hoạt động NC&PT, bởi vì công
nghệ mới xuất hiện theo thời gian và vì những tiến bộ trong một khu vực có thể
có một tác động sâu rộng đến sự tiến bộ trong các khu vực khác.
• Phương pháp tiếp cận đa ngành
Những cơ hội nghiên cứu mới, chẳng hạn như những nghiên cứu nổi lên từ dự
án bộ gen người, ngày càng đòi hỏi những phương pháp tiếp cận đa ngành. Do đó
sự hỗ trợ nhiều hơn và tạo thuận lợi cho đào tạo đa ngành và nghiên cứu đa ngành
là cần thiết để thúc đẩy các lĩnh vực công nghệ mới. Hợp tác là một cơ chế quan
trọng để tạo điều kiện cho hợp tác liên ngành.
• Liên kết
Nói rộng hơn, hợp tác cũng có chức năng liên kết các thành phần khác nhau của
hệ thống đổi mới của Hoa Kỳ. Những thành phần này bao gồm các doanh nghiệp
với các quy mô và chuyên ngành khác nhau, các trường đại học ở các khu vực
khác nhau, và các cơ sở đặc biệt của các phòng thí nghiệm quốc gia. Khi liên kết
như vậy, hợp tác công-tư giúp đạt được một sự cân bằng sáng tạo giữa sự đa dạng
và sự phối hợp, đồng thời giúp đưa nghiên cứu từ phát triển đến ứng dụng.
Hợp tác và tài trợ giai đoạn đầu
Tài trợ giai đoạn đầu cho đổi mới đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
phát triển các công nghệ mới và do đó là một trọng tâm của chính sách đổi mới.
49
Hợp tác dựa trên giải thưởng (Award partnerships), chẳng hạn như hợp tác trong
các chương trình ATP và SBIR, có thể đưa đến một biện pháp hiệu quả để khuyến
khích các doanh nghiêp nhỏ có những ý tưởng và công nghệ đầy hứa hẹn nhận
được tài trợ giai đoạn đầu. Như vậy, sự hợp tác góp phần vào việc hoàn thành các
nhiệm vụ của chính phủ theo những cách thức quan trọng.
Các chương trình như SBIR có thể thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hiện đại hóa
các cơ sở quốc phòng của Hoa Kỳ bằng cách áp dụng các hệ thống thông tin mới
và tốt hơn. Các chương trình như ATP giúp đưa các công nghệ tiết kiệm năng
lượng mới ra thị trường cũng như đưa các thiết bị và dịch vụ y tế mới đến với hệ
thống chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới, hợp tác dựa trên giải thưởng, chẳng hạn
như ATP và SBIR, đang ngày càng được xem như là một biện pháp hiệu quả để
vượt qua những trở ngại để phát triển công nghệ mới.
Sự tiếp cận không đầy đủ nguồn tài chính trong giai đoạn đầu có thể gây ra
nhiều rào cản đối với những người ủng hộ ý tưởng mới trong các doanh nghiệp
lớn cũng không kém hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Trao quyết định hợp tác và
sự tham gia vào côngxoocxiom với các trường đại học và các doanh nghiệp nhỏ
có thể giúp khuyến khích các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong các doanh
nghiệp lớn thúc đẩy các công nghệ làm "thay đổi trò chơi" mới. Các doanh nghiệp
lớn hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ có thể làm cho quan hệ hợp tác hiệu quả
hơn bằng cách đưa đến sự thành thạo kỹ thuật; các nguồn lực tài chính, kỹ thuật
và quản lý; và các kỹ năng tiếp thị được điều phối bởi các doanh nghiệp lớn. Cả
các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có thể được hưởng lợi từ các quan hệ hợp tác, và
toàn thể xã hội có thể được hưởng lợi từ những thành tựu chung của họ.
Hợp tác trong bối cảnh toàn cầu
Trong nền kinh tế toàn cầu, phát triển công nghệ có các khía cạnh quốc tế quan
trọng. Do đó, các xúc tiến chuẩn hóa quốc tế các chương trình công nghệ quốc gia
và khu vực là rất quan trọng. Việc so sánh hợp tác cho phép trao đổi kinh nghiệm,
nghiên cứu, và đôi khi là các giải pháp cho các vấn đề và câu hỏi phổ biến đối với
nhiều chương trình công nghệ. Hợp tác giữa các doanh nghiệp và các hiệp định
tạo điều kiện thuận lợi giữa các chính phủ có thể giúp xúc tiến đổi mới. Sự nhấn
mạnh vào khía cạnh quốc tế này phản ánh thực tế kép của cạnh tranh và hợp tác
toàn cầu .
Quan hệ hợp tác công-tư hiệu quả có thể giúp ngành công nghiệp mang lại
những lợi ích về KH&CN cho xã hội. Ví dụ, các công nghệ liên quan đến chẩn
đoán y tế cung cấp các phương tiện để nâng cao chất lượng và thời gian sống của
chúng ta. Nói chung, những công nghệ này mang lại lợi ích cá nhân và xã hội
rộng lớn - thông qua các công cụ chẩn đoán và phương pháp điều trị y tế hiệu quả
hơn hoặc những đóng góp của công nghệ thông tin mới đối với việc tăng năng
suất lao động.
50
Kết luận
Hợp tác công-tư là một thành phần tích hợp của mô hình chính sách công nghệ
mới được đặc trưng bằng các dự án hợp tác mạo hiểm với khu vực tư nhân và do
thị trường kéo chứ không phải là các chương trình thúc đẩy công nghệ do chính
phủ lãnh đạo. Đối với chính phủ, lợi ích của hợp tác giữa ngành công nghiệp và
các trường đại học, các viện nghiên cứu và các phòng thí nghiệm gồm có khoản
lãi của xã hội từ việc khai thác và thương mại hóa NC&PT công, cũng như các
nguồn tài trợ đa dạng và đẩy mạnh đào tạo sinh viên. Ngoài việc làm giảm rủi ro
và chia sẻ chi phí, quan hệ hợp tác có thể giúp các doanh nghiệp tiếp cận đến các
kỹ năng, nắm bắt được những phát triển mới và thực hiện nghiên cứu thăm dò
trong các lĩnh vực nằm ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của họ. Tuy nhiên, việc
thiết kế các chính sách và kế hoạch hợp tác không nên chỉ dựa vào quan điểm cho
rằng hợp tác giữa ngành công nghiệp và nghiên cứu công về bản chất là "tốt".
Cũng như ngành công nghiệp khi tham gia vào quan hệ hợp tác công-tư là để đạt
được các mục tiêu cụ thể, vừa hữu hình và vô hình, chính phủ và các tổ chức
nghiên cứu công cũng cần đề ra các mục tiêu rõ ràng và phạm vi thời gian đối với
các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng, loại hình hợp tác công tư phù hợp nhất với mục tiêu
chính sách sẽ không chỉ phụ thuộc vào các thành phần tham gia và mục tiêu của
họ, mà quan trọng hơn nó còn phụ thuộc vào loại hình bất lực thị trường hay hệ
thống cần khắc phục. Các chương trình hợp tác vì thế cần nhằm mục tiêu và thích
nghi với thị trường và các môi trường thể chế trong đó các doanh nghiệp và các
đối tác nghiên cứu công hoạt động. Độ lớn doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của
họ và vị trí của họ trên nấc thanh đổi mới (có nghĩa là năng lực NC&PT nội tại)
cũng có tác động đến khả năng tham gia hợp tác của họ với các tổ chức nghiên
cứu công. Nhiều nước thành viên OECD đã tiến hành cải cách và cải tiến các điều
kiện khung đối với hợp tác tư nhân và hợp tác công-tư (như luật chống độc quyền,
quyền SHTT, các quy định đối với cán bộ nghiên cứu trong trường đại học) và
mặt khác thúc đẩy quan hệ hợp tác ở các cấp địa phương, khu vực và cấp quốc gia
thông qua những hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp (khuyến khích thuế, trợ cấp cạnh
tranh, hỗ trợ hiện vật) thùy thuộc vào loại hình bất lực thị trường cần giải quyết.
Liên quan đến thiết kế và thực hiện quan hệ hợp tác, ở đây có sự đa dạng lớn
giữa các nước. Quan hệ trường đại học - ngành công nghiệp được cho là loại hình
hợp tác phổ biến nhất và được xúc tiến dưới nhiều hình thức, từ hợp tác không
chính thức đến nghiên cứu hợp đồng, trung tâm xuất sắc, chuyển giao tri thức và
các kế hoạch đào tạo. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau chỉ ra rằng,
51
tài trợ công cho các xúc tiến hợp tác cần thiết kế để sao cho có thể tối đa hóa sự
đóng góp của ngành công nghiệp thông qua chia sẻ chi phí, điều đó làm tăng sự
thích ứng với thị trường của dự án, và nên tạo ra các biện pháp khuyến khích đối
với tất cả các đối tác trong khi hạn chế rủi ro của sự thua thiệt và khả năng mất
khống. Bên cạnh đó, hợp tác công-tư cần được thiết kế để sao cho không gây loại
trừ các hình thức hợp tác khác giữa nghiên cứu công và ngành công nghiệp, điều
này có vai trò quan trọng đối với việc phổ biến nghiên cứu công.
Bằng chứng về các kết quả của hợp tác công-tư về NC&PT và công nghệ còn
hạn chế, nhưng nghiên cứu tình huống và bằng chứng trực quan cho thấy, loại
hình hợp tác như vậy, nếu được thiết kế một cách phù hợp có thể tạo lực đòn bẩy
đối với NC&PT cũng như có thể mang lại nhiều lợi ích gián tiếp và thường là vô
hình (như cải thiện kết nối mạng và các luồng tri thức ngầm ẩn). Trong bối cảnh
đó, các mối liên kết không chính thức, tác động như một chất keo gắn với các
thỏa thuận chính thức và giúp mở rộng các nguồn tri thức bên ngoài, có những tác
động đối với các chính sách hợp tác vốn thường chú trọng nhiều hơn vào các dự
án hợp tác mạo hiểm lớn hơn. Những cải tiến trong thu thập dữ liệu về hợp tác
công-tư là cần thiết, không chỉ về số lượng, lĩnh vực hay xuất xứ địa lý, mà còn
đặc biệt liên quan đến cách thức tổ chức và quản lý hợp tác, các cơ chế tài chính
và kết quả đầu ra. Về tổng thể, hợp tác công-tư có thể giúp củng cố sự phối hợp
hành động giữa các nhiệm vụ chính phủ (như về y tế, quốc phòng, môi trường)
với các mục tiêu thị trường.
Hợp tác công-tư còn là một công cụ hữu hiệu đối với việc nâng cao hiệu quả
của sự hỗ trợ chính phủ cho NC&PT, nhưng không thể giả định rằng tài trợ của
ngành công nghiệp có thể thay thế nguồn cung tài chính của chính phủ cho nghiên
cứu, đặc biệt là NC&PT dài hạn, đây là điều ngày càng có tính quan trọng quyết
định đối với sự phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế
trong tương lai.
Biên soạn: Trung tâm xử lý phân tích thông tin
52
Tài liệu tham khảo
1. Charles W. Wessner: Government-Industry Partnerships for the Development of
New Technologies. National Academy of Sciences. 2003.
2. 21st Century Innovation Systems for Japan and the United States:Lessons from a
Decade of Change: Report of a Symposium. Committee on Comparative
Innovation Policy: Best Practice for the 21st Century. NATIONAL RESEARCH
COUNCIL. 2009.
3. Recommendation of the Council on Principles for: Public Governance of Public-
Private Partnerships. OECD, 5/2012.
4. Public/Private Partnerships in Science and Technology. STI Review No. 23.
OECD, 2012.
5. PARTNERING FOR KNOWLEDGE: A LEARNING FRAMEWORK FOR
UNIVERSITY-INDUSTRY COLLABORATION. 2004 Annual Meeting. School
of Business, Indiana State University.
6. Bronwyn H. Hall: University-Industry Research Partnerships in the United
States. Department of Economics, European University Institute. EUI Working
Paper ECO No.2004/14.
7. LOUIS WITTERS, REVITAL MAROM: The Role of Public-Private
Partnerships in Driving Innovation. The Global Innovation Index 2012.
8. Public-Private Partnerships In Pursuit of Risk Sharing and Value for Money .
OECD, 5/2008.
9. ARGENTINO PESSOA: PUBLIC-PRIVATE SECTOR PARTNERSHIPS IN
DEVELOPING COUNTRIES: PROSPECTS AND DRAWBACKS. Faculdade
de Economia do Porto. 2005.
10. David J. Spielman and Klaus von Grebmer: PUBLIC-PRIVATE
PARTNERSHIPS IN AGRICULTURAL RESEARCH: AN ANALYSIS OF
CHALLENGES FACING. EPTD Discussion Paper No. 113, International Food
Policy Research Institute. 1/2004.
11. Manufahợp tác công-tưring for Growth Strategies for Driving Growth and
Employment. Volume 2: Partnering for Competitiveness. World Economic
Forum Report, 4/2012.
12. MURAMATSU Shingo: Examining the University Industry Collaboration Policy
in Japan: Patent analysis. RIETI Discussion Paper Series 11-E-008. 2/2011.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_thuc_day_phat_trien_khoa_hoc_va_cong_nghe_thong_qua.pdf