Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh long:
Vĩnh long có lịch sử gần 300 năm kể từ năm 1732 chúa Nguyễn Phúc Chú đặt vùng đất mới này làm châu
Định viễn, lập dinh Long hồ. Năm 1817 tại bến đó Đình khao Nguyễn Huệ đã đánh tan quân cứu viện của
Xiêm la giúp Nguyễn Anh. Thành Vĩnh long được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX với cửa Hữu nơi thực dân
Pháp xác lập vị trí cai trị của họ ở miền Tây Nam bộ vào năm 1867, Văn thánh miếu – Văn xương được xây
dựng năm 1864.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN:
VĂN THÁNH MIẾU VĨNH LONG : xây dựng năm 1866, trong sân có đặt tượng bán thân Phan Thanh
Giản, kế đó là 3 tấm văn bia. Văn thánh miếu được chia ra làm 2 khu vực:
- Văn miếu : thờ Khổng Tử và các vị đệ tử
- Văn xương các: trước đây nơi cất giữ sách, ngâm vịnh của Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông
• Tầng trệt: thờ Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản
• Tầng lầu: lầu thơ, thờ Văn xương đế quân, một vị thần văn học
CÙ LAO BÌNH HÒA PHƯỚC: xã Bình hòa phước – thị xã Vĩnh long. Người có công khai phá là ông
Nguyễn Thành Giáo (Sáu Giáo). Sau khi đi đò máy khoảng 20 phút đến điểm tham quan vườn trái cây của
ông Nguyễn Minh Tư (Tư Hổ)
64 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu thuyết minh liên tuyến đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu...
Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều
2, Golf, Quốc Tế, Victoria...
2. HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN
BẾN NINH KIỀU: kéo dài từ chợ Cần thơ đến khách sạn Ninh kiều thành lập năm 1876 có tên gọi là Hàng
dương. Năm 1954 đổi tên là bến Lê lợi, bến Ninh kiều.
ĐÌNH BÌNH THỦY: được vua Tự Đức phong “Thành hoàng bổn cảnh” vào ngày 29.11.1852. Đình được
xây dựng năm 1909. Huỳnh Mẫn Đạt một vị quan triều Nguyễn khi từ Cần thơ lên Châu đốc thì gặp sóng thần
trôi dạt vào đây. Khi qua hoạn nạn ông đã cho xây dựng đình Long truyền, sau đổi tên là đình Bình thủy
(1910). Trong đình thờ Thành hoàng Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Trung Trực,
Bùi Hữu Nghĩa, Võ Huy Tập. Hàng năm đình Bình thủy có 2 ngày lễ lớn: 12, 13/4 âm lịch tổ chức Lễ thượng
điền (nước về ruộng), 14,15/4 âm lịch Lễ hạ điền (thu hoạch lúa)
MỘ NHÀ THƠ YÊU NƯỚC PHAN VĂN TRỊ: ấp Nhơn lộc 1 – xã Nhơn ái – huyện Châu thành – tỉnh Cần
thơ. Nơi đây Phan Văn trị đã sống từ năm 1868 đến lúc qua đời ngày 22.6.1910. Khu mộ cách trung tâm thành
phố 16 km được xây dựng bằng những vật liệu bền vững diện tích 600 m2 gồm các hạng mục: nấm mộ, văn
bia, nhà tưởng niệm, vườn cây cảnh.
CHỢ NỔI PHONG ĐIỀN: là khu chợ buôn bán trên vùng sông nước ven bờ một ngả 3 sông. Từ chợ nổi
Phong điền chúng ta có thể đến thăm nhà bác Sáu Dương ở Rạch Chuối với những vườn cây ăn trái kể cả
những lúc nghịch mùa.
HỆ THỐNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN:
Nhà hàng 54
54 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.Cần Thơ
46
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Tel: (84-710) 382 0061
Nhà hàng Bông Sen
151 CMT8, TP.Cần Thơ
Tel: (84-710) 382 5829
Nhà hàng Dạ Lý
89 đường 3/2, TP.Cần Thơ
Tel: (84-710) 383 8764
Nhà hàng Đại Dương
Đường Trần Phú, TP.Cần Thơ
Tel:(84-710) 382 2599
Nhà hàng Gia Tân Tửu Lầu
Khu hội chợ, TP.Cần Thơ
Tel:(84-710) 376 1252
Nhà hàng KS Hòa Bình
5 Hòa Bình, TP.Cần Thơ
Tel:(84-710) 382 5417
Nhà hàng Hoàng Cung
55 Phan Đình Phùng, TP.Cần Thơ
Tel:(84-710) 381 4691
Nhà hàng Song Quê
Đường Trần Phú, TP.Cần Thơ
Tel:(84-710) 381 1136
Khách sạn Kim Thơ
1A Ngô Gia Tự - Tân An -Ninh Kiều - Cần Thơ - Việt Nam. Kim Thơ là khách với kiến trúc hiện đại
tọa lạc ngay trung tâm thành phố Cần Thơ cạnh bến Ninh Kều thơ mộng. Không gian thoáng mát
và sạch sẽ, các dịch vụ thư giản massage, sauna, jacuzzi.
Khách sạn Cửu Long
Địa chỉ: 52 Quang trung TP-Cần Thơ, Việt Nam
Khách sạn có khuôn viên thoáng mát, bãi đậu xe rộng, an toàn. Nhà hàng sân vườn chứa 2000
khách, 2 nhà hàng lớn 800 khách và 500 khách
Khách sạn Quốc Tế Cần Thơ ***
Địa chỉ: số 12 Hai Bà Trưng, Tp Cần Thơ
Khách sạn Tây Đô Cần Thơ
47
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Địa chỉ: số 61 đường Châu Văn Liêm, Cần Thơ.
Khách sạn Gold Cần Thơ
Địa chỉ: 02 Hai Bà Trưng – Phường Tân An – Q. Ninh Kiều – Cần Thơ
Khu nghỉ Victoria Cần Thơ
Địa chỉ: Phường Cai Khê , Cần Thơ
Được xây dựng giữa khu vườn cây tráng lệ, khu nghỉ Victoria là một khách sạn mang phong cách
kiến trúc tráng lệ của thời thuộc địa.
ĐẶC SẢN:
Đến Cần Thơ, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều những đặc sản
như: bánh cống, cháo cá lóc, bánh xèo... Tất cà đều mang hương vị
đặc trưng của xứ Tây Đô này.
48
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Bánh cống Cần Thơ
Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có
hình ống.
Bánh cống được làm bằng bột gạo. Gạo lúa mùa được ngâm qua hai đêm
rồi mới đem xay, sau đó bồng trong túi vải cho bớt nước, rồi tùy gạo mà
người ta sẽ pha nước muối loãng ngâm thêm bột qua một hai đêm nữa
cho bột thật đậm đà rồi mới sử dụng. Đây là chi tiết "đắt" nhất để cho ra
thành phẩm nổi bật. Sau đó, bột gạo đem trộn với đậu xanh hột, tôm thịt
băm...
Bánh có hình ống thấp hoặc hình tròn hơi phồng, chiên dòn ngoài, trong
mềm xốp, khi ăn cắt nhỏ kèm với rau sống các loại, nước mắm pha chua
ngọt, đồ chua.
Bánh xèo
Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm,
thịt
Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà
lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát
mỏng dài) Tùy khẩu vị, thực khách có thể chấm bánh xèo với nước mắm
hay tương bắc.
Nếu như ở tại Thành phố Hồ Chí Minh có
chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” thì tại thành phố Cần Thơ “trù phú”
này, người yêu cải lương có thể được thưởng thức hàng ngày vào các
buổi tối qua các nhà “vườn” được kết hợp cùng món ăn đặc sản “Bánh
xèo” của vùng quê Nam Bộ. Còn gì thú vị hơn khi ta được thưởng thức
hương vị thơm ngon của miếng “bánh xèo” còn đang nóng hổi, bên ly
rượu nồng
Cá lóc nướng trui
"Không có gì ngon bằng cơm với cá,
Không có tình nào bằng má với con."
Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày
khai phá đất Phương Nam - với hương vị đậm đà mà biết bao du khách
khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức nó.
Cá lóc nướng phải đợi đến sau mùa nước nổi, khi những cơn mưa dầm
chỉ còn là những cơn gió bấc lao xao về thì cá mới ngon và bắt đầu mập
ra. Người sành ăn lựa cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều khi
nướng ( Lấy một thanh tre, đâm xuyên thanh tre từ đầu cá đến tận đuôi cá
- Cắm thanh tre xuống đất để đầu cá hướng xuống, chất rơm rạ xung
quanh, đốt lủa nướng cá đến khi tàn rơm thì cá chín).
Trước đó chuẩn bị sẵn lá sen, lá chuối... làm mâm đặt cá chín lên. Dùng
cá với các loại rau sống chấm muối hột đâm nhỏ với ớt hiểm, ớt sừng trâu
hoặc pha nước mắm tỏi ớt, công phu hơn thì làm chén mắm nêm... Ăn
món này người ta thường thích dùng tay để bốc mới cảm nhận hết vị
hương đồng dân dã...
Cháo cá lóc rau đắng
Ðể nồi cháo riu riu rồi gắp nguyên liệu bỏ vào nồi. Chờ cho vừa chín tới
gắp ra chén, gắp rau, cá, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi
thưởng thức, nhấm nháp cùng với ly rượu đế trắng ngà thơm mùi gạo
49
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
mới... Thuận tay bạn lấy hột gà đập bỏ vào nồi...
Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng đất, rau tai tượng, vừa chín tới nhai
giòn ràu rạu cùng với cháo. Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích
thú, lạ lẫm bởi vừa ngọt, vừa bùi, vừa béo, nóng hôi hổi... hòa quyện vào
vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm bạn sẽ xua tan ngay nỗi mệt nhọc
đường xa.
Chè bưởi Cần Thơ
Chè bưởi có mặt đã lâu, là món tráng miệng vị ngọt nổi tiếng khắp đồng
bằng Nam Bộ cùng thời với món nem chay cũng làm bằng vỏ bưởi.
Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the
sau đó thái nhỏ thành hình sợi, vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai,
đưa vào nấu với nước đường tinh, chốc sau đã thành nguyên liệu cho
món chè mà chỉ Cần Thơ mới có.
Trên cùng, chè được phủ bằng một lớp nước cốt dừa sệt thơm mùi vani.
Gạt lớp đó sang bên, lẫn trong nước đường pha bột
mì tinh đặc và trong suốt là đậu xanh đãi vỏ thật
khéo, khéo đến mức đậu nhừ mà vẫn nguyên vẹn hình hài, vàng sáng.
Ăn chè bưởi, thực khách sẽ thầm biết ơn bàn tay vén khéo và mẫn cảm
của những người phụ nữ miệt vườn Nam Bộ, những người tạo nên giây
phút thăng hoa khi hương vị một vùng đất thấm qua lưỡi đến tận hồn
người.
CHUYÊN ĐỀ:
"Cần Thơ ai dệt nên thơ", câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng
tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba,
Đàn sáo Hậu Giang, Chiều Tây Đô...
Đàn Sáo Hậu Giang
Tu tren nhung rang dong, con chim sao no bay ra dong, theo con nuoc dang xuoi dong ra dong ruong
xa, con chim sao nghe trong long bay bong loi ca, hohoh...hoh..ho..oi.ho, oi
Doi vui sao bay goi bay, ve Mien Tay tham dat Hau Giang, thuong cau hat de ru bao doi thuong cay lua
lon nhanh theo theo nguoi, dam mua dai nang, tuoi xanh ruong dong.
Doi vui nuoc troi nguoc dong, tinh phu sa tuy duc ma trong. Trong con nuoc no troi lanh lung, thuong
oi chin nhanh song que minh, Can Tho gao trang, nuoc trong la day
Nguoi con gai Hau Giang xua nhu canh sao bay xa lang, nay nhu nhung doa sen hong bên dòng phu sa,
em yeu quy nhung nhung con duong mang nang nhung loi ca, mua xuan sang sao bay theo dan chao
mua xuan, em hat vui mung vui.
Vi nhau can doi hat gao, nhuong cho nhau, chiec ao mac ngay xuan, thuong cau hat de ru bao doi,
thuong cay lua lon nhanh theo nguoi, dam mua dai nang, tuoi xanh ruong dong
Doi vui, nuoc troi nguoc dong tinh phu sa, tuy duc ma trong, trong con nuoc no troi lanh lung, thuong
oi chin nhanh song que minh, Can Tho gao trang nuoc la day.
Chao Hau Giang hom nay nhung con nguoi phoi phoi dang bay xa.
50
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Chiếc Áo Bà Ba
Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh
Nón lá đổ nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi, em vẫn đẹp ngàn đời
Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò, réo gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ
ĐK:
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng hôm nay khai điệu lâm thôn
Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến bắc Cần Thơ
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần, nói sao cho vừa lòng, nói sao cho vừa thương.........
Qua Bến Ninh Kiều
Đêm nay qua bến Ninh Kiều Nhớ về bóng dáng em yêu .
Lòng nghe xao xuyến bồi hồi Như dòng sông lấp lánh trăng sao
Dòng sông có bao nhiêu đất phù sa
Trên trời có bao nhiêu vầng mây trắng
Bầu trời khuya lấp lánh sao đêm
Như tình anh gửi về em
Ơ... Cần Thơ, Cần Thơ gạo trắng nước trong Đi đâu cũng nhớ cũng mong quay về Dòng Hậu Giang sóng nước
mênh mang
Con nước ròng con nước lớn Vẫn đong đầy tình yêu Bên sông ô cửa xanh xanh
Con nước ròng con nước lớn Ai đành quên nhau.
SÓC TRĂNG
Diện tích: 3.312,3 km2.
Dân số (2006): 1.276.200 người.
Tỉnh lỵ: thành phố Sóc Trăng.
Dân tộc: Trên địa bàn tỉnh có 26 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, người Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có
350.000 người Khmer, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số
toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Thành phố Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách thành phố Cần Thơ 60 km, Sóc Trăng nằm
ở cuối lưu vực sông Mê Kông , giáp với các tỉnh: tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc
Liêu và biển Đông.
51
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
LỊCH SỬ:
+ Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang là "kho",
"vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-
Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ
Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt
Giang).
+ LỊCH SỬ:
Cho mãi đến trước 1757, vùng đất Sóc Trăng vẫn còn thuộc về sự cai quản lỏng lẻo của quốc vương Chân
Lạp. Người Khmer khi ấy gọi miền đất này bằng tên gọi Srok Khleang (có nghĩa là xứ lẫm, xứ kho). Srok
Khléang là một phần quan trọng của đất Bassac (hay còn gọi là Bathắc). Đất Bassac khi ấy về cơ bản tương
ứng với địa phận hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu hiện nay. Tuy có tên gọi và địa phận rõ ràng như vậy, song
trên thực tế, vùng Bassac vẫn cònt rong tình trạng hoang vu, là nơin gự trị của đầm lầy và thú dữ. Rải rác đây
đó vài cụm dân cư thưa thớt.
Năm 1757, do nhu cầu củng cố quyền lực, vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Préah Outey II quyết định cắt đất
Bassac dâng tặng chúa Nguyễn. Đất Sóc Trăng tứ đó chính thức trở thành một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
và được chúa Nguyễn phiên vào châu Đình Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định.
Tỉnh Sóc Trăng trong thời Pháp thuộc là một phần của tỉnh Bạc Liêu. Năm 1956, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa
Việt Nam, Sóc Trăng được lập thành tỉnh riêng lấy tên là tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng.
Tháng 2/1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ (có tên gọi là Ba
Xuyên và Phong Dinh theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa).
Từ 26/12/1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.
Lễ hội của người Khmer ở Sóc trăng:
a. LỄ HỘI OK- OM- BOK : (lễ hội ăn cốm dẹp hay mừng lúa mới) tạ ơn Trời Phật, con sông Cửu long giúp
cây lúa phát triển. Trong ngày lễ trẻ con được người lớn đút cho ăn cốm dẹp thật no
b. LỄ ĐUA GHE NGO: là kiểu thuyền độc mộc khá dài, dùng 2 cây sao loại tốt nối lại, ghe lớn thì chứa 20
cặp tức 40 tay bơi. Đua ghe Ngo thường tổ chức trên sông Hậu. Khi đua chiếc ghe Ngo như bay trên mặt nước
và người xem hò hét, cổ vũ
c. LỄ HỘI CHOI- CHƠ-NAM-TH’ MÂY: được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm
- Ngày thứ 1: mang nhang đèn, lễ vật lên chùa lễ Phật, nghe thuyết pháp và xem văn nghệ trong chùa
- Ngày thứ 2 : làm cơm dâng sư sãi. Các sư tụng kinh ban phước lành, làm lễ cầu siêu cho các vong hồn. Buổi
chiều làm lễ đắp núi gạo, núi cát
- Ngày thứ 3: làm lễ cầu siêu tại những ngôi bảo tháp, lễ tắm tượng Phật, chúc mừng sức khỏe ông bà, cha mẹ
ĐẶC SẢN:
BÁNH PÍA SÓC TRĂNG
52
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Không những có các công trình kiến trúc Khmer nổi tiếng, Sóc Trăng còn được biết đến bởi những món ăn
ngon như cốm dẹp, xá bấu, bún nước lèo, bánh bía trong đó, bánh bía là đặc sản không thể thiếu trong
chuyến đi về Sóc Trăng.
Chiếc bánh bía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán
nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc
bánh bía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Bánh bía Sóc Trăng không khô cứng như bánh lột da mà mềm, ngọt đậm. Để bánh pía có được mùi vị, mầu
sắc hấp dẫn phải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên, bột mì được đưa vào máy, trộn nhuyễn với đường cát
trắng trên bếp lửa. Sau đó thêm vào các phụ gia, rồi chia làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh
tráng, cuốn tròn lại, kéo dài ra làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, có kích cỡ
vừa lòng bàn tay, được dùng làm vỏ bánh bên trong.
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn
sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp
dẫn. Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người
ta chỉ chọn lấy lòng đỏ.
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam theo chân các Hoa kiều nên bánh pía cũng có ít
nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Ví như Người dân Nam Bộ có đặc tính thích mùi
thơm nặng của sầu riêng do vậy bánh được bổ sung thêm mùi vị của loại trái cây này và từ đó đã trở thành đặc
sản nổi tiếng. Nhắc đến bánh bía Sóc Trăng ai cũng thích nhất bánh bía đậu xanh sầu riêng. Sầu riêng khi tách
hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh pía Sóc Trăng.
Sau các bước chuẩn bị đầy công phu, bánh được đưa vào lò và nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C.
Sau từ 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào
lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm, quyện mùi sầu riêng thơm hấp dẫn cũng là
lúc chiếc bánh đã được hoàn thành và chuẩn bị đến tay thực khách.
Bánh bía có hai loại chay và mặn. Ăn bánh không thể thiếu tách trà thơm. Vị đăng đắng, thanh thanh trong trà
giúp bánh đỡ ngấy. Điều lạ của bánh là ở chỗ không thể ăn một lúc được nhiều nhưng có thể nếm lai rai
không biết ngán. Người Sóc Trăng có thói quen biếu tặng bánh bía nhân dịp cúng trăng (rằm tháng 8 hoặc lễ
Tết như cách bày tỏ tình thân ái. Người phương xa đến thăm Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh bía
(mỗi phong bốn cái) làm quà cho người ở nhà, như mang theo hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một
vùng quê Nam Bộ. Để rồi cứ mỗi độ lễ hội Oc om boc đến, trên dòng sông Đinh rộn vang tiếng hò, khắp nơi
vang lên điệu lâm thôn thì cũng là lúc chiếc bánh bía lại quay về với câu chuyện lễ nghĩa, của tình chòm xóm
như câu hát mượt mà, da diết không thể nào quên.
Chạch lấu nướng mộc (Sóc Trăng)
Chạch lấu phải là cá tươi, bơi khỏe sau khi nướng cơ thịt mới dai, chắc. Có nhiều công thức chế biến món
chạch lấu nướng khác nhau, nhưng hơn nhau ở chỗ “bài phụ gia” ướp trước khi nướng. Gọi là phụ gia nhưng
vai trò của nó có tính quyết định.
Ướp sao cho miếng cá không có mùi tanh, kể cả khi để nguội. Muốn vậy thời gian ướp ít nhất phải 5 phút gia
vị mới thấm vào trong những đường khứa cắt ngang trên thân cá, Tuy thế, món nướng sẽ không thành công
nếu thao tác nướng thiếu một chút “nghệ thuật”. Nướng mà cá không bị vết khét, cháy. Nhìn cá nướng mà
thực khách cứ nghĩ là cá chiên thì đầu bếp mới thành công.
Thấy con cá nướng muối ớt vàng ươm, tươm mỡ, lấm tấn màu đỏ ớtđến trẻ con cũng ăn một cách ngon
lành. Sở dĩ mòn này được đặt tên là chạch lấu nướng muối ớt là vì những đĩa muối ớt đỏ tươi làm món chấm,
chứ cá hoàn toàn không có vị cay, rau răm có vị hơi cay khi cặp với miếng cá vàng da trắng thịt, chấm một tí
muối ớt, dù nhấm tí rượu đế hay một hớp bia thì cũng phải gật đầu.
Nhưng thực khách phải chịu khó “kiên nhẫn” nhé vì món nướng này hơi bị lâu đấy.
53
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Quán Ngọc Tùng
Địa chỉ: Quán Cường,150 Mạc Đĩnh Chi, Phường 9, Thị xã Sóc Trăng
• Lạp xưởng
• Bún nước lèo là đặc sản của Sóc Trăng
• Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và
hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.
• Bò nướng ngói dặc sản [cần dẫn nguồn] của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún
chấm vói nước mắm nêm pha với ít khóm.
• TÀI NGUYÊN DU LỊCH:
Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét)
Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn tự nằm ở khóm 1, phường 5, thị xã Sóc Trăng. Chùa nổi tiếng bởi những
vật được tạo hình từ đất sét. Từ tháp Đa Bảo 13 tầng, tháp Bảo Tòa cao hai mét, đến Lục Long Đăng và nhiều
thứ khác đều làm bằng đất sét, sau đó được phủ ngoài bằng nước sơn, kim nhũ. Chùa Đất Sét là một công
trình kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.
Chùa Đất Sét được xây dựng từ rất lâu để thờ Phật tại gia của dòng họ Ngô. Thuở ban đầu, Chùa được cất
bằng các loại cây bình thường ở địa phương. Trải qua bao năm tháng nên đã bị hư mục khá nhiều và cũng đã
được con cháu trong dòng họ tu sửa nhiều lần theo cấu trúc ban đầu. Mãi đến năm 1928, ông Ngô Kim Tông
đã thực hiện một ý tưởng của mình là dùng chất liệu đất sét tại chỗ để dựng nên một ngôi chùa và tạc các
tượng thờ Phật.
Bằng trí tưởng tượng phong phú, bằng bàn tay tài hoa khéo léo của mình, ông đã tạo nên tháp Đa Bảo cao 13
tầng, mỗi tầng có 16 cửa, mỗi cửa có một tượng Phật. Tổng cộng tháp Đa Bảo có 208 cửa, 208 vị Phật và 156
con rồng đỡ cho 13 tầng tháp. Toàn bộ tháp này cao chừng 4,5 mét. Kế đó ông tạo Tháp Bỏa Tòa để thờ Phật
cao chừng 2 mét, phía trên theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái: Càn – khảm – cấn – chấn – tốn – ly –
khôn – đoài. Trên cùng của tháp là một tòa sen với 1000 cánh, trên mỗi cánh sen có một tượng phật ngự.
Trong chùa có một chùm đèn gọi là Lục Long Đăng với sáu con rồng quay đầu ra chung quanh, đuôi chụm
vào với nhau, phía dưới là một bông sen để các bóng đèn. Ngoài ra, ông Tông còn tạo hình các danh thú như
Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Hổ, Long Mã, Bạch Tượng có ba cái đỉnh, mỗi cái cao 1,5 mét, bảy cái lư hương
nhỏ. Tìm hiểu kỹ thì được biết toàn chùa có đến 1991 tượng Phật và tất cả đều hoàn toàn làm bằng đất sét.
Sau khi làm xong, tất cả các sản phẩm bằng đất sét đều được phủ lên bên ngoài bằng nước sơn, kim nhũ và
dầu bóng nên trông giống như làm bằng chất liệu đồng vậy.
Bên cạnh những sản phẩm bằng đất sét, ở trong chùa còn có những cây đèn cầy (nến) khổng lồ. Sáp để đúc
đèn được mua từ năm 1940, vẫn còn nguyên khối. Sau một tháng, đèn thiệt khô mới dỡ bỏ khuôn và đem
những con rồng bằng đất trang trí xung quanh. Được biết, mỗi cặp đèn lớn đốt liên tục 70 năm mới hết.
Suốt gần 30 năm, không một giọt sáp nào chảy ra bên ngoài cả. Cần phải nói thêm là trong chùa hiện nay vẫn
còn ba cây nhang (hương) lớn, mỗi cây nặng 50 kg chưa sử dụng đến. Tất nhiên đều là hương thật. Có lẽ chùa
Đất Sét là một công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam
Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200kg hai cây nến nhỏ nặng 100kg và 3 cái đỉnh bằng
đất mõi cái cao 2m.hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua
đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.
54
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi)
Nếu có dịp ghé Sóc Trăng, các bạn nên đến với Chùa Dơi – một địa chỉ du lịch độc đáo nổi tiếng của vùng
này. Nằm cách thị xã Sóc Trăng 3km về phía Nam, Chùa Dơi mà tiếng Khơ Me gọi là Serâytécbômabatúp, có
nghĩa là do phúc đức tạo nên. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng
1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình
trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở
những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa.
Chùa Dơi ra đời cách đây gần 400 năm (chùa có tên là chùa Mã Tộc hay chùa Ma Ha Túc). – Chùa nằm cách
thị xã Sóc Trăng 2km là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Chùa Dơi
độc đáo bởi hàng ngàn tượng phật, tượng tứ linh (Long, ly, quy, phượng) đều nặn từ đất sét cùng với vẻ đẹp
kỳ thú do dơi và quạ tạo nên.
Không ai nhớ nổi Chùa này ra đời khi nào và do ai trụ trì đầu tiên. Song điều đó cũng không phải là sự đặc
biệt gì. Nét độc đáo của Chùa này chính là nơi hội tụ của hằng hà sa số Dơi. Bao bọc quanh chùa là cả một
cánh rừng với đủ lại cây, song nhiều nhất vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con Dơi tá túc ở cánh rừng này. Có
những con lớn đến mức sải cánh dài cả mét treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả ngày chúng tớn tác kiếm ăn
đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng vạn con Dơi lại trở về sân chùa.
Khách du lịch đến thăm Chùa thú nhất là được ngắm nhìn đàn dơi bay kín cả bầu trời mỗi khi hoàng hôn.
Trong cái tĩnh mịch của ngôi chùa cổ giữa rừng, tiếng vỗ cánh của đàn Dơi có thể làm những ai yếu bóng vía
phải hãi hùng.
Cứ đến mùa mưa (tháng 5, tháng 6) là mùa sinh sản của Dơi. Hầu hết Dơi ở chùa đều đẻ mỗi lứa mỗi con,
song số lượng Dơi thì không hề tăng thêm mà đang có nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi
bằng cách chăng lưới hoặc dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con. Thịt
dơi cũng là món khoái khẩu của mấy bợm nhậu. Nghe bảo nó thơm và ngon như thịt gà.
Các vị sư ở đây rất tích cực bảo vệ đám dơi bởi họ cho rằng cái sự dơi đổ về chùa chính là phúc lành nhà phật
cho ngôi chùa này. Bên sự độc đáo kỳ lạ kia, du khách cũng có thể thoả mãn với nét kiến trúc của ngôi chùa
cổ này trong sự hoà đồng của nền văn hoá Việt – Miên thể hiện ở điêu khắc Ăng-co với nhiều phù điêu và hoa
văn trên làng loạt cột đài nơi chính điện. Nếu có biện pháp tốt để trùng tu ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá
nhiều) và bảo vệ được đàn dơi – ngôi chùa này chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sông nước
Sóc Trăng.
HÒA AN HỘI QUÁN (CHÙA ÔNG BỔN)
chùa được xây dựng vào năm 1875.chùa thờ ông bổn(Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc
đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt
trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên
tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng
Chùa Sà Lôn
Đến Sóc Trăng theo các tour du lịch tâm linh, ngoài viếng các chùa: Dơi, Đất Sét, Klêlang bạn không thể
không viếng chùa Sà Lôn (còn gọi chùa Chén Kiểu) nằm trên Quốc lộ 1A, cách thị xã Sóc Trăng 12km về
hướng Tây, hướng từ thị xã Sóc Trăng đi Bạc Liêu.
Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi
vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.
Thuở ban đầu chùa được dựng bằng cây và lá rừng. Trong thời kỳ chiến tranh, ngôi chánh điện bị sập do bom
đạn tàn phá. Chùa được dựng lại năm 1969, đến năm 1980 hoàn thành.
55
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Kỹ thuật ốp sứ độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp riêng rất ấn tượng của ngôi chùa. Tại chùa Sà Lôn còn lưu giữ một
bộ sưu tập đồ gỗ quý hiếm được chạm, khảm rất tinh tế, nhà chùa mua lại trong phần gia sản của công tử Bạc
Liệu năm 1947.
Cột chùa chạm nhiều hoa văn, đường viền độc đáo. Hai bên cổng ngự, hai con sư tử bằng đá trên bệ cao,
hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được chạm khắc, đắp nổi biểu trưng cho văn hóa truyền thống
Khmer. Đặc biệt, trong lòng tháp chính giữa lồng một tấm kính, nổi bật tượng phật ngồi uy nghi, như hiện
hữu an lành ở chốn cảnh chùa. Cũng như các ngôi chùa khác của người Khmer, mái nóc chùa Chén Kiểu có
ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Nếp phía trên có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên
cong nguy nga. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt
sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo. Bước vào gian
thờ chính điện, sẽ thấy quần thể gồm 20 tượng phật lớn, nhỏ đứng ngồi nhiều tư thế khác nhau. Tất cả được
bố trí hợp lý, không gian tôn nghiêm luôn thơm mùi nhang khói. Theo một vị sư trụ lâu năm tại đây thì chùa
Chén Kiểu trước kia được cất bằng lá, có tên Khmer là “Sà Lôn”. Chùa được xây cất vào năm 1815 trên nền
đất rộng. Thập niên 60, chùa bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính
điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ
đó. Hiện nay ngoài tín đồ phật tử là đồng bào Kh’mer, chùa Chén Kiểu còn thu hút đông đảo khách du lịch
tâm linh từ khắp mọi miền đổ về hành hương trong những dịp lễ vía Phật. Ngoài thắp hương cho lòng thanh
thản còn được viếng cảnh chùa, xem nghệ thuật điêu khắc của nghệ nhân Kh’mer Nam bộ.
CHÙA KH’ LEANG : (Xa- ma-kum, Đoàn kết)
Xây dựng năm 1533. Đây là ngôi chùa lớn, nổi tiếng và là trung tâm của 90 ngôi chùa Khmer ở Sóc trăng.
Hiện ở chùa có 185 vị sư là học viên từ các tỉnh miền Tây đến học chữ Pa-li. Phía trước chùa có một cổng
nhỏ, phải qua một khoảng sân rộng và bước lên nhiều bậc cấp. Cửa không mở ở giữa mà mở ở 2 bên, các tiên
nữ Kennar đang uốn mình, 2 tay nâng đỡ chung quanh vòm mái chùa. Chính điện có tượng Phật khi còn là vị
Hoàng tử đội mũ, có tháp nhọn và mang nhiều đồ trang sức.
=> Khám phá Chùa Khleang – Ngôi cổ tự miền đất Sóc Trăng
Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa
có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di
tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền
với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng. Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất
bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng,
không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc
cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ
sau khi tham quan mệt nhọc. Chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng
rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa
các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai
bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì. Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được
thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều
được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội
họa. Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được
đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát
và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng
của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân
tộc mình. Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn
nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng
như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại
thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.
56
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Chùa đã
được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
=> Nét đẹp ở chùa Khleang
Du khách đến Sóc Trăng, ngoài việc nghỉ ngơi, thư giãn ở Hồ nước ngọt, chiêm ngưỡng chùa Dơi, ghé thăm
chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu không thể nào không đến chùa Khleang, bởi đến đây du khách sẽ đuợc
chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy, kiến trúc độc đáo của ngôi chùa ở đây. Chính vì nét đẹp của lối kiến
trúc mà ngôi chùa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa tọa lạc tại số 71, đường
Mậu Thân, phường 6, thị xã Sóc Trăng. Vẻ đẹp chính của ngôi chùa là những đường nét, kiến trúc thể hiện
phong cách đặc trưng của người Khơ-me ở Nam Bộ.
Kiến trúc chính của ngôi chùa là tòa chính điện với lối kiến trúc phức tạp, sâu sắc thể hiện triết lý phương
Đông về nhân sinh thế sự. Chùa được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả
đều bằng xi-măng và rực rỡ màu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng
rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng
để đựng xương cốt của các vị trụ trì.
Bên trong chính điện có khoảng 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về
cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về
hình ảnh của Đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật rất
to, ngồi trên tòa sen lộng lẫy, xung quanh là những bày trí của các vị sư như hoa lá, cây trái và một vài tượng
Phật nhỏ, vầng hào quang bằng điện lúc ẩn lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo.. Ngoài ra,
trong chùa còn có một “Sa la” rất lớn, đó là nhà hội của phật tử và sư sãi. “Sa la” là một nhà sàn bằng gỗ, mặt
sàn cách mặt đất khoảng 01 mét, có một gian rộng rãi để cử hành dâng cơm và tổ chức những sinh hoạt theo
nghi thức cổ truyền.
Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở
hai bên và không có tháp nóc chùa. Xung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những
hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật.
BẢO TÀNG VĂN HÓA KHMER: xây dựng năm 1936 và khánh thành năm 1941 do những nhà hảo tâm
của 3 dân tộc: Khmer, Hoa, Việt trong đó đặc biệt có sự đóng góp của Quốc vương Shihanouk. Dưới thời
Pháp ngôi nhà này là Trung tâm mật vụ tình báo. Đến thời Mỹ chúng xây dựng thành Khmer vụ chuyên chống
phá cách mạng. Năm 1978 xây dựng bảo tàng văn hóa Khmer nhưng đến năm 1986 mới chính thức mở cửa
đón khách tham quan. Bảo tàng trưng bày các hiện vật về lịch sử hình thành, phát triển văn hóa dân tộc và
những di vật về quá trình đấu tranh cách mạng của người Khmer
Cồn mỹ phước
Nếu nói về “Du lịch xanh” ở Sóc Trăng thì cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, là một điểm thu hút
khá đông du khách trong và ngoài tỉnh. Nơi đây mang đặc thù của những vùng cây trái chuyên canh ở các cù
lao trên sông Hậu thuộc Sóc Trăng cũng như ĐBSCL.
Đông vui nhất là vào dịp tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm hoặc mùa hè – mùa trái cây chín rộ, mỗi ngày
vẫn có hàng nghìn lượt du khách đổ về các vườn cây trái sum suê trĩu quả.
Cách thị trấn Kế Sách chừng 10 km, muốn tới cồn Mỹ Phước khách có thể đi bằng cả đường thuỷ và đường
bộ thuận tiện. Đất xứ cồn này từ xưa đã nổi tiếng với cây hồng xiêm, xoài, sầu riêng, có vườn trồng tỉa
thêm cam quýt. Thu nhập chính của người xứ cồn chủ yếu dựa vào canh tác vườn cây đặc sản với diện tích
trên 300 ha. Bên cạnh đó, các nhà vườn ở Mỹ Phước đã xây dựng mô hình vườn sinh thái để thu hút du khách;
trong đó, nổi bật là điểm vườn của gia đình ông Tư Việt. Chỉ với 4,5 ha vườn nhãn, nhưng gia đình ông đã cải
tạo, dành chỗ nghỉ ngơi cho khách. Một gian hàng kinh doanh thức ăn đặc sản miệt vườn cũng được thiết lập
với bến đò, nhà vệ sinh khá khang trang, thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan.
57
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Không riêng gì điểm du lịch của ông Tư Việt, nhiều nhà vườn khác cũng đã thực hiện mô hình vườn sinh thái.
Qua đó, nhà vườn có thể bán được trái cây và có thêm thu nhập thêm từ các dịch vụ “ăn theo”. Nhằm phát huy
lợi thế này, Công ty du lịch Sóc Trăng cũng đã liên kết đầu tư vào một số điểm du lịch tại cồn Mỹ Phước để
sửa sang lại bến bãi, mở rộng khu sinh hoạt vườn. Sắp tới, công ty sẽ tổ chức các tuyến du lịch sinh thái cuối
tuần phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.
HỆ THỐNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN:
Nhà hàng Khánh Hùng
15 Trần Hưng Đạo, Tx. Sóc Trăng
Tel: (84-79) 382 1027
Nhà hàng Phi Yến
2A Kinh Xáng, Tx. Sóc Trăng
Tel: (84-79) 382 3623
Nhà hàng Vườn Thanh Thảo
2/7 Hùng Vương, Tx. Sóc Trăng
Tel: 84-79) 382 9454
Quán Thuận
37 Phạm Ngũ Lão, Tx. Sóc Trăng
Tel: (84-79) 382 1298
Khách sạn Phong Lan 2
Địa chỉ: 133 đường Nguyễn Chí Thanh - Sóc Trăng
Với giá cả bình dân cho việc nghỉ qua đêm .
Với không gian khá thoải mái và lịch sự
Khách sạn Khánh Hưng
Địa chỉ : 15 Tran Hung Dao, Thị xã Soc Trang
Từ khách sạn đến Trung Tâm Chợ qúy khách chỉ mất 10 phút đi bộ Từ khách sạn đến các điểm
du lịch :Chùa Dơi ,chùa Đất sét ,Bảo tàng Khơmer Nam bộ qúy khách mất 5 phút đi xe ô tô Từ
khách sạn đến vườn chim Tân Long (du lịch sinh thái ) qúy khách mất 1 giờ đi ô tô.
Khách sạn Ngọc Sương
Khách sạn Ngọc Sương tại TX Sóc Trăng. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao (do Tổng Cục Du Lịch
cấp) có diện tích lớn (trên 30 ha). Có phong cảnh đẹp, thơ mộng.
Với diện tích tổng thể trên 3 hecta, toạ lạc ngay trên đường Quốc Lộ 1A, đối diện khu công nghiệp
An Nghiệp.
CHUYÊN ĐỀ: Nghệ Thuật Kiến Trúc Trang Trí Chùa KH’MER Nam Bộ
Ngôi chùa Kh’mer Nam bộ là một công trình kiến trúc – trang trí có nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, là không
gian thiêng liêng nhất tập hợp khả năng kinh tế, chính trị, văn hoá – nghệ thuật. Ngoài chức năng thỏa mãn
những nhu cầu sinh hoạt của đời sống, còn có khả năng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho nhân dân. Ngôi chùa là
58
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
một tập hợp toàn vẹn nhất của các yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong
một thể thống nhất.
Nghệ thuật kiến trúc – trang trí Kh’mer Nam bộ còn lưu lại cho đến ngày nay tập trung vào hơn 500 ngôi chùa
nằm rải rác khắp các địa phương có người Kh’mer cư trú. Những ngôi chùa cổ kính ẩn hiện dưới những hàng
cây dầu, cây sao xanh tốt. Trong những ngôi chùa kể trên, nhiều ngôi chùa có niên đại rất sớm như: chùa Âng,
chùa Ông Mẹt, chùa Phướng ở Trà Vinh, chùa Kl’eang ở Sóc Trăng có niên đại khoảng 4 đến 6 trăm năm trở
lại đây (theo lời các sãi cả ở các chùa) và nhiều chùa có niên đại muộn hơn được xây dựng theo một nguyên
tắc nhất định, nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng Phum mà có sự lớn, nhỏ khác nhau. Ngày nay,
hầu hết các ngôi chùa nói trên đều đã được xây dựng hoặc trùng tu lại. Thật khó mà xác định được một cách
chính xác niên đại xây dựng của từng ngôi chùa. Thông thường mỗi ngôi chùa được sửa chữa
hoặc xây dựng lại toàn bộ hay từng phần, trong mỗi thời kỳ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của lịch sử
xã hội. Từ đó mà hình dáng, kiểu thức của các ngôi chùa cũng biến đổi. Những vật liệu hiện đại cũng đã góp
phần làm ảnh hưởng nặng nề đến ngôi chùa. Nhưng nói chung, những nguyên tắc cơ bản vẫn được duy trì và
giữ vững tính đặc thù và đặc trưng của truyền thống dân tộc.
Ỏ mỗi ngôi chùa, chính điện được trải dọc theo hướng Đông – Tây nằm ở trung tâm của tổng thể chùa. Ở
những ngôi chùa này, việc xây dựng bao giờ cũng phải đúng quy cách, kích thước nhất định như: Chiều dài
bằng hai lần chiều rộng, chiều cao bằng chiều dài, mái và thân là hai phần bằng nhau. Các diện tích khung
cửa, nhà ở và điện thờ cũng phải tuân theo quy định đó, chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn,
chiều đứng dài hơn 1/4. Chùa nào cũng có hành lang (chơn tiên) bao quanh điện. Chính điện có 4 cửa chính ở
hai hướng Đông – Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở hướng Nam và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản nhất của
kiến trúc chùa Kh’mer. Ở đây, kiến trúc quay về hướng Đông với quan niệm Phật ngự ở phía Tây nhìn về
hướng Đông ban phúc. Các ngôi chính điện không những mở nhiều cửa sổ mà quanh bốn hướng bao giờ cũng
có những dãy hành lang cao, rộng và thoáng mát.
Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn hợp gỗ, gạch ngói hai hàng cột cái bằng gỗ quý cao vượt lên ở giữa tạo
nên những bộ vì, gồm hai kẻ hai bên, tất cả các lực đều được dồn lên nó và áp vào các đầu cột chốn đặt trên
xà ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo thành bộ mái ở giữa chính điện cao vút. Từ đầu các cột cái, các kề và xà
vách nối ra tường xây xung quanh tạo lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra đầu cột hiên, che kín hành lang.
Nhìn những chính điện chùa Kh’mer với bộ mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng cao vút uốn lượn cho ta
cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng nhiều ánh sáng bên trong chùa.
Nhìn chung, toàn thể các ngôi chùa là những công trình kiến trúc – trang trí độc đáo, cho đến nay tuy có nhiều
thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng mang nặng dấu ấn dân tộc. Những ngôi chùa trên
Mặt bằng chùa
là nhân chứng chứng minh cho sự biến chuyển đó, nhưng phong cách truyền thống vẫn là cốt yếu mang tinh
thần Kh’mer và triết lý Phật giáo đậm nét. Chính điều này đã can thiệp vào tất cả các lĩnh vực liên quan đến
nghệ thuật tạo hình khiến cho ngôi chùa với một kiểu thức cơ bản được duy trì không thể mất đi.
Cửa sổ chùa Kleang. Thị xã Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng
Nhìn tổng thể ngôi chính điện của chùa, ta thấy toàn bộ được quy vào một tam giác cân. Điều này không chỉ
áp dụng cho kiến trúc mà ngay cả điêu khắc – trang trí cũng hầu như tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Người
Kh’mer quan niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Nghĩa biểu
trưng của tam giác tương ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3. Trong đạo Hinđu, thần linh tối thượng cũng
hiện hình thành 3: (Brahma – Vishnu – Siva). Đạo Phật có câu: “Hoàn kết trong tam bảo Treraphona: (Phật –
pháp – tăng) thế giới có ba thành phần: (Bhu – Bhuvas -Swar) thời gian phân ba Trikala: (Quá khứ – hiện tại –
tương lai)”.
59
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiêng của đạo Hinđu, mà đức Phật thay bằng ngọn lửa bên trong, nó
đồng thời là tri thức xuyên suốt, là sự giác ngộ và sự huỷ bỏ cái vỏ bọc bên ngoài Bởi vậy con số 3 nói
riêng và số lẻ nói chung là số được trân trọng gắn liền với nhà Phật.
Các cửa sổ và cột chùa là những con số 3 – 5 – 7 – 9. Trên bàn thờ Phật có lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5
tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng là phải qua 7 kíp người mới chết(?), số 9 là số không gian nhà chùa.
Như vậy tổng thể ngôi chùa được quy vào một tam giác cân như một quy ước có tính tượng trưng triết học.
Lối xử lý kiến trúc mái chùa bằng sự thay đổi của cấp mái từ trên xuống với những góc 60 độ, 120 độ kết hợp
với hàng cột hiên thanh thoát vuông góc với mặt nền chùa, lại có sự góp mặt của các môtíp trang trí: (Kẽnnâr,
Krũd) ở mỗi góc chùa và trên đầu cột, trong tư thế một đường cong với hai tay đỡ mái chùa tạo nên một
chuyển động phong phú, thật khoẻ khoắn, phóng khoáng lại vừa tinh tế và bay bổng vươn lên cao hoà vào trời
xanh.
Sức nặng của mái chùa được giảm nhẹ bằng lối sử lý hai cấp mái, kết hợp với hàng cột hiên thanh mảnh, tam
cấp nền chắc chắn và tĩnh liên hoàn với nhau: Thực – hư – thực. Có thể nói tổng thể kiến trúc ngôi chùa như
một tác phẩm điêu khắc. Với ba phần cơ bản là: mái, cột – thân chùa – nền, tam cấp là ba phần khối: thực- hư
– thực hoặc: đặc – loãng – đặc, khối: dương – âm và dương.
Những kết cấu đơn giản, bó khuôn trong hình tam giác làm cho ngôi chùa thêm phần cứng cáp và khoẻ mạnh
được kết hợp với những môtíp trang trí đa dạng và phong phú, tỉ mỉ và tinh tế đã tạo nên một tổ hợp lớn
không tách rời nhau giữa trang trí và kiến trúc. Ở ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ, điêu khắc – trang trí có mặt ở
khắp mọi chỗ như xà nhà, trần nhà, góc mái, cột, diềm mái hầu như người nghệ nhân Kh’mer không để một
chỗ nào trống trong kiến trúc.Từ đây, giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí có một sự ăn nhập và được thể
hiện ra dưới một quy tắc chung nhất nên tất cả đều ăn nhập với nhau nhưng không lặp lại, không gây nhàm
chán mà mang lại cho người xem một cảm giác thích thú, mang lại sự thăng hoa của tinh thần bởi màu sắc
chói lọi được tô trên những hình chạm khắc. Ở kiến trúc, người ta tạo nên bộ mái là những đường thẳng tắp,
các đường thẳng này chồng lên nhau thành nhiều đường thẳng song song cứng nhắc. Song để khắc phục được
điều này, người thợ Kh’mer đã khéo léo làm nên sự mềm mại, duyên dáng cho bộ mái bằng cách đắp hoặc
chạm những đầu rồng mềm mại, những hoa lá cách điệu, các vây rồng đang giương lên chạy dọc diềm bờ mái,
những chiếc đuôi rắn cong vút, thon dần cao gần 2m uốn ngược lên trên. Cuối chót chiếc đuôi nào cũng phải
lượn thành một khúc nhỏ như cố tạo nên sự mềm mại, biểu hiện tính chất động của rồng lửng lơ như chiếc
mái chèo. Đó cũng là chiếc chân không móng duy nhất thường thấy và chứng tỏ một điều là người Kh’mer
luôn gắn với nước ở giữa một đồng bằng bát ngát xanh này. Bờ giải của mái là thân rồng, các vây lưng được
cách điệu cao khắc tỉa từng cái tinh tế cắm sâu đều trên bờ giải phá đi cái thẳng tắp của cả dải, kết hợp với đầu
rồng, đuôi rồng đã tạo nên hình ảnh những chiếc ghe ngo cong vút như đang bơi giữa vùng sông nước. Chính
môtíp này đã làm nên một nét đẹp tạo hình, giúp cho giải mái của chùa được nhịp nhàng uyển chuyển.
Ngoài ra, có sự cộng hưởng của nhiều chi tiết trang trí cũng góp phần làm giảm nhẹ sức nặng chung của ngôi
chùa. Tất cả ngôi chùa là một tam giác biến thể vừa tượng trưng triết học lại tinh tế và bay bổng, sâu lắng
trong một suy tư đầy ý vị.
Nguyên tắc này phần nào đã ăn sâu vào tiềm thức của người Kh’mer và nghệ nhân Kh’mer. Bởi vậy, ngôi
chùa qua thời gian lịch sử với nhiều lần làm mới hoặc sửa chữa vẫn không làm khác biệt với chuẩn mực cũ.
Các diềm mái, góc giữa hai mái, đầu cột, chân cột, cánh cứa, mí cửa, xà ngang, dọc và trần nhà v.v đều
được khai thác năng động bằng những hình ảnh điêu khắc nhưng đều lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời đức
Phật và hoa lá mây nước trong đời sống cộng đồng người Kh’mer, tình cảm chân chất, tay nghề điêu luyện
Bởi vậy tất cả đều hài hoà và không làm mất đi công năng của chùa.
Kiểu thức này có tính nguyên tắc chặt chẽ và được coi là truyền thống. Truyền thống và nguyên tắc ấy không
phải là một khoa học cứng nhắc theo kiểu công thức; mà chỉ mang tính ước lệ. Đây chính là điều kiện để duy
trì một ngôi chùa theo nguyên tắc truyền thống đồng thời có thể phát huy khả năng sáng tạo đặc biệt trong
60
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
việc xử lý năng động các chi tiết sao cho các chi tiết này làm tôn vinh vẻ đẹp tổng thể. Ở đây, kiến trúc tạo cơ
hội cho điêu khắc – trang trí phát triển và từ những mối quan hệ mật thiết của kiến trúc – điêu khắc – trang trí
đã giúp cho ngôi chùa Kh’mer Nam Bộ có một chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, trong từng phum,
sóc. Từ đây ngôi chùa, chính nó là một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ.
Nói chung, kiến trúc chùa Kh’mer là một loại kiến trúc đơn giản nhưng vững chắc, tạo hiệu quả công năng
cao, đồng thời hầu như tất cả đều biến thành vật liệu để cho trang trí – kiến trúc nở rộ. Từ đây, tạo nên một
mối quan hệ vững chắc giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí, sự đơn giản hoá của kiến trúc được phối hợp
với sự cầu kỳ và vô số những môtíp trang trí – điêu khắc đã tôn nhau tạo một tổng thể hài hoà nhưng rực rỡ,
mềm mại mà không cứng nhắc.
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ngôi chùa là một tổng thể nghệ thuật kiến trúc đặc trưng nhất của người Kh’mer.
Nhìn từ góc độ tâm linh, ta thấy ngôi chùa là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Cái đẹp hiện ra trong cái thiêng
liêng Phật tính. Làm đẹp cho chùa, nơi thờ Phật là làm cho lòng mình sung sướng và thanh thản nhất.
Ở đây, nghệ thuật kiến trúc – trang trí của ngôi chùa phần nào nói lên được tâm tư tình cảm, óc sáng tạo và
khiếu năng thẩm mỹ đặc biệt của người Kh’mer Nam Bộ. Vì vậy có thể nói, ngôi chùa là một sự điển hình,
một sự độc đáo của vùng sông nước tạo nên nét đẹp đặc thù mà chỉ ở người Kh’mer Nam bộ mới có.
VĨNH LONG
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH:
DIỆN TÍCH: 1.487 km2.
DÂN SỐ: 1.061.000 người
Quá trình hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh long:
Vĩnh long có lịch sử gần 300 năm kể từ năm 1732 chúa Nguyễn Phúc Chú đặt vùng đất mới này làm châu
Định viễn, lập dinh Long hồ. Năm 1817 tại bến đó Đình khao Nguyễn Huệ đã đánh tan quân cứu viện của
Xiêm la giúp Nguyễn Anh. Thành Vĩnh long được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX với cửa Hữu nơi thực dân
Pháp xác lập vị trí cai trị của họ ở miền Tây Nam bộ vào năm 1867, Văn thánh miếu – Văn xương được xây
dựng năm 1864.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN:
VĂN THÁNH MIẾU VĨNH LONG : xây dựng năm 1866, trong sân có đặt tượng bán thân Phan Thanh
Giản, kế đó là 3 tấm văn bia. Văn thánh miếu được chia ra làm 2 khu vực:
- Văn miếu : thờ Khổng Tử và các vị đệ tử
- Văn xương các: trước đây nơi cất giữ sách, ngâm vịnh của Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông
• Tầng trệt: thờ Sùng đức tiên sinh Võ Trường Toản
• Tầng lầu: lầu thơ, thờ Văn xương đế quân, một vị thần văn học
CÙ LAO BÌNH HÒA PHƯỚC: xã Bình hòa phước – thị xã Vĩnh long. Người có công khai phá là ông
Nguyễn Thành Giáo (Sáu Giáo). Sau khi đi đò máy khoảng 20 phút đến điểm tham quan vườn trái cây của
ông Nguyễn Minh Tư (Tư Hổ)
Chùa Gò Xoài
Chùa Gò Xoài toạ lạc tại ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Gò Xoài được xây
dựng vào năm Phật lịch 2074 (tức năm 1530) trên phần đất ông bà của bà Thạch Thị Lạc (đến năm 1909, bà
Thạch Thị Thuông, cháu bà Lạc, hiến thêm 5.000 m2).
61
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Chùa Gò Xoài là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của đồng bào Khmer xã Tân Mỹ. Bên cạnh đó,
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chùa Gò Xoài còn là một cơ sở cách mạng của xã Tân Mỹ và
chùa là một điển hình trong cuộc đấu tranh chống địch đóng đồn trong chùa, chống bắt lính.
Chùa Gò Xoài được UBND tỉnh ra quyết định số 1554/QĐ.UBND ngày 27/7/2006 công nhận là di tích lịch sử
văn hoá.
Di chỉ khảo cổ học Thành Mới
Thành Mới trải rộng trên địa bàn ấp Ruột Ngựa, ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp và ấp Bình Thành, xã Trung
Hiếu, huyện Vũng Liêm. Di chỉ Thành Mới đã được các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện từ đầu thế kỉ
XX. Năm 1944 ông Louis Malleret, nhà khảo cổ người Pháp nổi tiếng, đã đến nghiên cứu Thành Mới và
mang về Sài Gòn nhiều hiện vật quí trong đó có pho tượng Phật và tượng Visnu bằng đá.
HỆ THỐNG NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN:
Nhà hàng An Bình 1
3 Hoàng Thái Hiếu, phường 1, TX.Vĩnh Long
Tel: (84-70) 382 0995
Nhà hàng Chiêu Ký
23 đường 30/4, phường 1, TX. Vĩnh Long
Tel: (84-70) 382 2724
Nhà hàng Cửu Long
1 đường 1/5, TX. Vĩnh Long
Tel: (84-70) 382 2488
Tên khách sạn Địa chỉ khách sạn Điện thoại
KHÁCH SẠN THÁI
BÌNH
53/9 PHẠM THÁI BƯỜNG, P.4, TX.VĨNH
LONG, VĨNH LONG
(07)833214
KHÁCH SẠN AN
BÌNH
3 HOÀNG THÁI HIẾU P.1, VĨNH LONG
70)822514
KHÁCH SẠN CỬU
LONG
1 ĐƯỜNG 1 THÁNG 5, P.1, TX.VĨNH
LONG, VĨNH LONG
(07)821416
KHÁCH SẠN HẢI
ĐĂNG
20/1 K3 THỐNG CHẾ ĐIỀU BÁT, TT.TRÀ
ÔN, H.TRÀ ÔN, VĨNH LONG
(07) 770138
KHÁCH SẠN HOÀN
HẢO
234A ẤP TÂN VĨNH THUẬN, X.TÂN NGÃI,
TX.VĨNH LONG, VĨNH LONG
(07) 816848
KHÁCH SẠN NAM
PHƯƠNG
11 LÊ LỢI, P.1, TX.VĨNH LONG, VĨNH
LONG
(07)822226
62
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
KHÁCH SẠN
NGỌC TRANG
18 HÙNG VƯƠNG, P.1, TX.VĨNH LONG,
VĨNH LONG
63
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_thuyet_minh_lien_tuyen_dong_bang_song_cuu_long.pdf