Tài liệu Tổng quan chính sách đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2012

Nhân tài đã trở thành loại hàng hóa được săn lùng nhất trên thế giới. Việc có được nguồn nhân lực kỹ năng cao là điều kiện quan trọng đối với thể chất của các nước. Nhập cư nhân lực kỹ năng cao đóng một vai trò độc đáo trong việc mang đến các kỹ68 năng, tài năng, và tri thức cho các xã hội, góp phần phát triển các công ty mới, và qua đó là tăng trưởng việc làm và kinh tế. Như vậy các chính sách nhập cư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần vào kho tri thức của đất nước và tạo năng lực sáng tạo bằng cách mang đến các triển vọng mới và các kỹ năng và tri thức cần thiết từ các nơi khác. Chỉ có Canađa, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Ixrael, và Singapo là những nước và lãnh thổ có thứ hạng cao về chính sách nhập cư thành công nhất thu hút tỷ lệ người nước ngoài nhập cư có kỹ năng cao. Tiếp theo là các nước thuộc thứ hạng bậc trung bình cao gồm Ôxtrâylia, Nhật Bản, Latvia, Malaixia, Niu Zilân, Philipin, Nam Phi, và Mỹ. Chiếm các vị trí trong hai thứ hạng thấp hơn về lĩnh vực này có cả các quốc gia phát triển lẫn quốc gia đang phát triển. Bẩy lĩnh vực chính sách nêu trên tạo nên một cơ sở nền tảng xác định các chính sách đổi mới sáng tạo hiệu quả có thể chi phối tăng trưởng kinh tế trong nước trong khi đảm bảo một hệ sinh thái đổi mới bền vững mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Các nước dẫn đầu về các lĩnh vực này là những nước có được vị thế vững chắc về thể trạng kinh tế lành mạnh và nâng cao mức sống cho các công dân về lâu dài. Các nước tụt hậu đằng sau, do các chính sách chưa phát triển hoặc do các chính sách gây ảnh hưởng đến hệ thống đổi mới toàn cầu cần tư duy lại về cách tiếp cận của mình, nên dành thêm các nguồn lực và chú trọng đến các chính sách đổi mới để nhằm đạt được tối đa tiềm năng đổi mới của quốc gia và thúc đẩy chia sẻ sự thịnh vượng trên toàn cầu.

pdf72 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tổng quan chính sách đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản quyền phần mềm; Danh sách theo dõi USTR 301 Watch List. Điểm số của các quốc gia về chính sách quyền SHTT chiếm 15% trong tổng điểm. Bảng 11 cho thấy xếp hạng các nước về lĩnh vực chính sách quyền SHTT. Bảng 11: Xếp hạng các nước về bảo hộ quyền SHTT (theo trình tự chữ cái) Bậc cao Trung bình cao Trung bình thấp Bậc thấp Ôxtrâylia Chilê Bungari Argentina Austria Đài Loan Trung Quốc Braxin Bỉ Ship Hy Lạp Inđônêxia Canađa CH Czech India Peru 47 Đan Mạch Estonia Lithuania Philipin Pháp Hong Kong Malaixia Nga Phần Lan Hungari Mexico Thái Lan Đức Iceland Rumani Việt Nam Nhật Bản Ixrael Thổ Nhĩ Kỳ Ireland Italia Luxembourg Latvia Hà Lan Malta New Zealand Ba Lan Nauy Bồ Đào Nha Singapo CH Slovak Thụy Điển Slovenia Thụy Sĩ Tây Ban Nha Vương quốc Anh Nam Phi Mỹ Hàn Quốc Như bảng 11 cho thấy, ở đây có một mối quan hệ giữa trình độ phát triển của các nước với thứ hạng của họ về chính sách quyền SHTT. Các quốc gia được xếp hạng dẫn đầu thường là các nước phát triển, như Ôxtrâylia, Hà Lan, Vương quốc Anh. Một số các nước vùng Baltic và Đông Âu, cũng như các quốc gia khác đang phấn đấu để trở thành người dẫn đầu về đổi mới, như Đài Loan, Ixrael, Hàn Quốc, đều được xếp vào bậc cao trong bảng xếp hạng. Trung Quốc được xếp vào hạng trung bình thấp một phần bởi vì họ đã thực hiện được một số tiến bộ gần đây trong quy chế thực hiện quyền SHTT của mình. Các quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh như Achentine, Braxin và Pêru cùng với một số quốc gia mới nổi châu Á được xếp vào hạng thấp. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Phép đo tốt nhất về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của một nước đó là "Park Index" (Chỉ số Park), biểu thị về chỉ số bản quyền sáng chế đối với 110 quốc gia. Chỉ số này là tổng của 5 điểm số riêng biệt, bao gồm: phạm vi bao phủ (các sáng chế được cấp bằng); thành viên trong các hiệp ước quốc tế; thời hạn bảo hộ; các cơ chế thực thi; và các giới hạn (ví dụ, chế độ giấy phép bắt buộc trong trường hợp một sáng chế đã được cấp bằng không được khai thác một cách đầy đủ). Chỉ số Park được thiết kế để cung cấp chỉ dẫn về hiệu lực bảo hộ bản quyền sáng chế tại các nước (không phải là chất lượng tổng thể của các hệ thống sáng chế của các nước). Theo số liệu gần đây nhất về Chỉ số Park (sử dụng dữ liệu của năm 2005), Mỹ là nước có chế định bảo hộ sáng chế mạnh nhất thế giới. Xếp hạng sau Mỹ là các nước Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ailen, Italia, Nhật Bản, và Hà Lan. Thái Lan, Inđônêxia, 48 Việt Nam, và Pêru là những nước có chế độ bảo hộ sáng chế yếu kém nhất. Ấn Độ, CH Slovak, CH Séc, Trung Quốc, và Lithuania cho thấy có những cải thiện đáng kể về Chỉ số Park trong giai đoạn 2000 đến 2005. Một đánh giá khác có độ tin cậy cao, đó các khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia, trong đó có cả các phép đo về chống làm giả tại các nước. Bảng 12 cho thấy các nước như Phần Lan, Thụy Điển, Singapo, Luxembourg, và Thụy Sĩ được xếp hạng cao nhất. Bungari, Pêru, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Achentina có thứ hạng thấp nhất. Philipin và Việt Nam có điểm số chưa bằng một nửa của các nước dẫn đầu. Bảng 12: Đánh giá về Bảo hộ sở hữu trí tuệ của Diễn đàn kinh tế thế giới Tên nước Đánh giá bảo hộ sở hữu trí tuệ của WEF (7=tốt nhất; 1=kém nhất) Tên nước Đánh giá bảo hộ sở hữu trí tuệ của WEF (7=tốt nhất; 1=kém nhất) Phần Lan 6.2 Ixrael 4.2 Sweden 6.2 Hàn Quốc 4.1 Singapo 6.1 Trung Quốc 4.0 Luxembourg 6.0 Hy Lạp 4.0 Thụy Sĩ 6.0 Hungari 4.0 Pháp 5.9 CH Czech 3.9 New Zealand 5.8 Inđônêxia 3.8 Austria 5.7 CH Slovak 3.8 Đan Mạch 5.7 Chilê 3.7 Đức 5.7 Italia 3.7 Hà Lan 5.7 Ba Lan 3.7 Ôxtrâylia 5.6 India 3.6 Canađa 5.6 Latvia 3.6 Ireland 5.6 Lithuania 3.5 Nauy 5.6 Rumani 3.2 Vương quốc Anh 5.5 Braxin 3.1 Hồng Kông 5.4 Mexico 3.1 Nhật Bản 5.2 Thái Lan 3.1 Bỉ 5.1 Philipin 2.8 Iceland 5.1 Việt Nam 2.7 Mỹ 5.1 Bungari 2.6 Đài Loan 4.9 Peru 2.6 Nam Phi 4.9 Nga 2.6 Ship 4.7 Thổ Nhĩ Kỳ 2.6 Malaixia 4.7 Argentina 2.5 Estonia 4.6 Tất cả các nước 4.5 49 Malta 4.6 19 nước APEC 4.3 Bồ Đào Nha 4.4 Các nước EU 4.7 Slovenia 4.4 Các nước OECD 4.9 Tây Ban Nha 4.3 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ Trong khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng, nhưng chúng sẽ không mang lại lợi ích nếu như chúng không được thi hành. Sự cưỡng chế thi hành còn tùy thuộc vào một số các yếu tố liên quan đến chất lượng của môi trường luật pháp và chính trị của một nước, bao gồm cả sự tuân thủ theo các quy định luật pháp, mức độ độc lập trong phán xét của tòa án, các nguồn lực sẵn có để thực thi quyền SHTT, và sự chấp hành các quyền hạn này. Đánh cắp bản quyền Việc cho điểm các nước về thực thi quyền SHTT không thay thế được cho việc đánh giá tính hiệu lực của thi hành. Để xem xét vấn đề này, tài liệu này đánh giá mức độ sử dụng phần mềm phi bản quyền và rà soát xem những nước nào được đưa vào Danh sách theo dõi đặc biệt của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (Special 301 Watch List) để đánh giá về việc bảo hộ không đầy đủ đối với người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài. Bảng 13 cho thấy Danh sách theo dõi đặc biệt của Văn phòng thương mại Mỹ, trong đó xác định các nước không cung cấp một sự bảo hộ "tương xứng và có hiệu lực" đối với những người nắm giữ quyền SHTT của Mỹ. Các nước không áp dụng chế độ bảo hộ đầy đủ và có hiệu lực được đưa vào các danh sách theo dõi (Watch list) và danh sách theo dõi hàng đầu (Priority Watch List). Bảng 13: Danh sách theo dõi USTR 301 Watch List Danh sách theo dõi hàng đầu Danh sách theo dõi Argentina Braxin Canađa Greece Chilê Italia China Malaixia India Mexico Inđônêxia Nauy Ixrael Peru Nga Philipin 50 Thái Lan Rumani Tây Ban Nha Thổ Nhĩ Kỳ Việt Nam 5. Công nghệ số và thông tin truyền thông Vai trò của CNTT-TT trong hệ sinh thái đổi mới Là một loại công nghệ đa dụng (General purpose technology - GPT) chi phối đổi mới và năng suất của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, CNTT-TT đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đổi mới toàn cầu. Ví dụ, việc sử dụng CNTT-TT, không phải là sản xuất, đã đóng góp đến hai phần ba tăng trưởng năng suất yếu tố tổng (TFP) của Mỹ trong giai đoạn từ 1995 đến 2002 và là nguyên nhân giải thích cho gần như tất cả sự gia tăng năng suất lao động. Phân tích về một số các quốc gia thuộc OECD của Colecchia và Schreyer9 đã phát hiện thấy rằng, trong suốt giai đoạn của những năm 1980 và 1990, CNTT-TT đã đóng góp trong khoảng từ 0,2 đến 0,5% tăng trưởng kinh tế mỗi năm. Trong nửa sau của thập niên 1990, đóng góp của CNTT-TT đã tăng từ 0,3% lên 0,9% mỗi năm. Ngoài ra, một nghiên cứu về 27 nước phát triển và 66 nước đang phát triển của Clarke và Wallsten phát hiện thấy rằng cứ 1% gia tăng ở số người sử dụng Internet tương quan với một sự gia tăng ở xuất khẩu lên 4,3%. Theo một phân tích gần đây của Ngân hàng Thế giới về 120 quốc gia cho thấy, độ bao phủ của dịch vụ băng thông rộng cứ tăng thêm 10% dẫn đến một sự gia tăng ở tăng trưởng kinh tế lên 1,3%. Và tác động tăng trưởng từ băng thông rộng là đáng kể và mạnh hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Thực sự CNTT-TT được coi là "siêu tư bản", có tác động mạnh đến năng suất của công nhân cao hơn từ 3 đến 5 lần so với nguồn vốn phi CNTT-TT, và nó chi phối đổi mới và tăng trưởng trong cả thế giới phát triển lẫn thế giới đang phát triển. Vì vậy, chính sách công nghệ số và CNTT-TT dựa trên cơ sở thị trường ít quan tâm đến sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT-TT và chú trọng nhiều hơn đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng rộng rãi CNTT-TT trong tất cả các lĩnh vực của một nền kinh tế. Nói theo cách khác, chính sách này chú trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái đổi mới được tạo khả năng bằng CNTT-TT. Ở đây có hai triển vọng về sự đóng góp của CNTT-TT cho tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, đó là triển vọng kết quả đầu ra (output perspective), là nơi mà CNTT-TT đóng vai trò như một đầu ra cung cấp cho người sử dụng các cơ hội đạt được thành tích phát triển 9 Alessandra Colecchia and Paul Schreyer, “CNTT-TT Investment and Economic Growth in the 1990s: Is the United States a Unique Case?: A Comparative Study of Nine OECD Countries”, Review of Economic Dynamics 5, no. 2 (2002): 408–442. 51 cá nhân và chất lượng cuộc sống cao hơn. Ở phạm vi một nền kinh tế, CNTT-TT cũng giúp xây dựng một cơ sở vốn tri thức phát triển và các mạng lưới tri thức mở rộng. Thứ hai, cách nhìn quan trọng hơn đó là triển vọng đầu vào, trong đó CNTT-TT được coi như "siêu tư bản" mang lại công cụ đầu vào mạnh mẽ cho quy trình sản xuất, qua đó làm tăng năng suất của công ty cũng như của quốc gia. Nhiều quy trình phức tạp có liên quan, ví dụ về một trong những quy trình như vậy là chu trình phản hồi động, ở đó đổi mới CNTT-TT dẫn đến những ứng dụng mới, điều này đến lượt mình lại dẫn đến những đổi mới CNTT- TT mới và cứ thế tiếp diễn. Một quy trình khác liên quan đến các ảnh hưởng ngoại lai động và các hiệu ứng mạng, như khi biện pháp khuyến khích áp dụng CNTT-TT hoặc một ứng dựng CNTT-TT làm tăng tổng số những người áp dụng CNTT-TT. Ví dụ điển hình đó là băng thông rộng: mỗi một người sử dụng băng thông rộng mới làm tăng giá trị của băng thông rộng đối với tất cả mọi người sử dụng nó. Một quy trình tiếp theo đó là sự phổ biến CNTT-TT trong số các mô hình kinh doanh, cùng với chuỗi giá trị dọc, như quản lý mối quan hệ khách hàng, quản lý dây chuyền cung ứng, và các hệ thống mua sắm, và cắt ngang qua nhiều lĩnh vực ứng dụng chung như mobile banking, e-commerce, mạng thông minh, và văn phòng thông minh. Đánh giá các nước theo tiêu chí chính sách số và CNTT-TT Để đánh giá chính sách số của các nước, có nhiều chỉ tiêu phụ được lựa chọn và chia thành nhóm phù hợp với cơ cấu của hệ sinh thái đổi mới được tạo năng lực bằng CNTT-TT. Các chỉ tiêu được chia thành bốn hạng mục chính: Năng lực cạnh tranh của cơ sở hạ tầng và chính sách CNTT-TT, mở cửa quốc tế đối với CNTT-TT và cạnh tranh thị trường, môi trường luật pháp, và sử dụng CNTT-TT. Chỉ tiêu năng lực cạnh tranh cơ sở hạ tầng và chính sách CNTT-TT chiếm 25% điểm số về chính sách số của một nước, bao gồm các chỉ số phụ liên quan sự tiếp cận cơ sở hạ tầng, tính hợp lý về cơ sở hạ tầng, và điều hành chính sách CNTT-TT. Chỉ tiêu mở cửa quốc tế đối với CNTT-TT và cạnh tranh thị trường chiếm 40% điểm số của một nước và bao gồm các chỉ số phụ liên quan đến mở cửa quốc tế đối với CNTT-TT và mức độ cạnh tranh thị trường. Chất lượng môi trường luật pháp của một nước liên quan đến chính sách CNTT-TT chiếm 10% trong tổng điểm xếp hạng, và bao gồm các chỉ số phụ như các quy định luật pháp liên quan đến CNTT-TT, ban hành các quy định về thư rác, và các chính sách liên quan đến sự minh bạch, bảo mật và tội phạm mạng. Chỉ tiêu sử dụng CNTT-TT trong khu vực nhà nước, bởi các doanh nghiệp và cá nhân chiếm 25% số điểm đánh giá một nước về chính sách số. Có hơn 30 chỉ số phụ đã được đánh giá trong việc tính điểm của các nước về chính sách số, phần này chiếm 17,5% trong tổng điểm xếp hạng của một quốc gia về chính sách đổi mới. 52 Bảng 14 thể hiện đánh giá xếp hạng các nước về chính sách số, các quốc gia chiếm các vị trí dẫn đầu thuộc châu Âu gồm có Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Aixơlen, Luxembourg, Hà Lan,... cùng với Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc thuộc châu Á; Canađa và Mỹ thuộc Bắc Mỹ; Niu Zilân thuộc châu Đại dương. Trong số các nước BRIC, có Braxin, Trung Quốc, và Ấn Độ được xếp vào hạng trung bình thấp, trong khi Nga được xếp vào thứ hạng thấp. Bảng 14: Xếp hạng các nước về chính sách số (theo trình tự chữ cái) Bậc cao Trung bình cao Trung bình thấp Bậc thấp Canađa Ôxtrâylia Braxin Argentina Đài Loan Austria Bungari Inđônêxia Đan Mạch Bỉ Chilê Mexico Phần Lan Ship Trung Quốc Peru Đức CH Czech Greece Philipin Hong Kong Estonia India Nga Iceland Pháp Italia Nam Phi Luxembourg Hungari Latvia Việt Nam Hà Lan Ireland Ba Lan New Zealand Ixrael Rumani Nauy Nhật Bản CH Slovak Singapo Lithuania Slovenia Hàn Quốc Malaixia Thái Lan Sweden Malta Thổ Nhĩ Kỳ Switzerland Bồ Đào Nha Vương quốc Anh Tây Ban Nha Mỹ 6. Mua sắm công Mua sắm công là một động lực đổi mới Các chính phủ có thể định hướng các chính sách mua sắm của mình để trở thành những động lực đổi mới mạnh mẽ hơn, và chính sách mua sắm công cần là một thành phần quan trọng trong chiến lược đổi mới của các nước. Các chính sách mua sắm công sáng suốt có thể kích thích đổi mới tư nhân và các giải pháp đổi mới. Chúng đặt chính phủ vào vị trí có thể thúc đẩy cầu về các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ đổi mới, một phần với tư cách như người sử dụng ban đầu, hay "người áp dụng sớm" (early adopter), điều đó giúp chứng thực công nghệ hay thúc đẩy sự phát triển các thị trường mới. Các tài liệu nghiên cứu về vai trò của cầu trong thúc đẩy đổi mới với kết quả điều tra ở hơn 1000 công ty phát hiện rằng, tại hơn một nửa số công ty, đổi mới xuất phát từ các nhu 53 cầu và yêu cầu mới. Các chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng và hợp pháp hóa trong việc đẩy mạnh nhu cầu đó. Ví dụ, một công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giai đoạn từ 1984 đến 1998, 48% các dự án dẫn đến đổi mới thành công tại Phần Lan đã được khởi động bằng sự mua sắm hay quy định công. Công trình nghiên cứu của Rothwell tìm ra rằng, trong thời hạn dài hơn, chính sách mua sắm công của các nước đã khơi mào những xung lực đổi mới mạnh hơn ở nhiều lĩnh vực so với các tài trợ NC&PT, và chúng làm được điều đó mà không cần đến bất cứ một khẩu hiệu nào như "dùng hàng nội". Trên phạm vi toàn cầu, nổi lên một mối quan tâm mới về giá trị của các cách tiếp cận chú trọng cầu (demand-side) đối với đổi mới, và đặc biệt hơn, đó là việc sử dụng nhu cầu công như một động cơ của đổi mới. Chính phủ thuộc nhiều nước đã bắt đầu sử dụng thế mạnh của ngân quỹ để thúc đẩy đổi mới, một phần bằng cách làm cho đổi mới thành một số đo để trao các hợp đồng ký kết với khu vực công. Bước đi ban đầu mà các nước áp dụng đó là thừa nhận rằng, để thực hiện điều đó sẽ đòi hỏi các chính sách và chiến lược rõ ràng nhằm khuyến khích đổi mới. Ví dụ như Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản đã triển khai một quy trình mua sắm tích hợp nhằm mục đích mở rộng mua sắm công nghệ trong chính phủ để thúc đẩy sự áp dụng nhanh chóng các mạng lưới 3G rộng khắp (ubiquitous 3G network). Vào năm 2006, chính phủ Thụy Điển đã mua lại VINNOVA, cơ quan chịu trách nhiệm về NC&PT và đổi mới, và cả NOU (Ủy ban quốc gia Thụy Điển về mua sắm công) để xem xét mua sắm công có thể đóng góp cho phát triển đổi mới và khôi phục sáng tạo như thế nào. Chính phủ Ôxtrâylia đã từng tuyên bố rằng họ sẽ chi phối các hoạt động đổi mới trong khu vực tư nhân bằng cách trở thành một khách hàng khắt khe và sáng suốt. Các cơ quan của Úc được khuyến khích tìm kiếm các ý tưởng đổi mới bằng cách coi nét độc đáo của các kiến nghị như một tiêu chuẩn riêng biệt. Một số quốc gia đã thiết kế các chính sách mua sắm để thúc đẩy phát triển các nền tảng công nghệ mà khu vực tư nhân có thể gặp khó khăn nếu muốn tự phát triển riêng. Ví dụ, để kích thích sự phát triển liên lạc trường gần (Near-field communication - NFC), và thanh toán di động nhờ công nghệ NFC, và sử dụng điện thoại di động như ví tiền điện tử, IDA (Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông) của Singapo đã tổ chức một đối thoại bàn tròn gồm các ngân hàng, các nhà vận hành mạng di động, và các công ty chuyển tiếp (transit) với mục đích để phát triển một kế hoạch quốc gia về áp dụng thương mại điện tử di động bằng công nghệ NFC (NFC-enabled commerce). Nhận thức được rằng, việc phát triển một môi trường NFC hoàn toàn tương thích sẽ tạo nên một độ lớn thị trường lớn hơn gấp tám lần so với một môi trường không tương 54 thích, vì vậy IDA đã hình thành một bên tín thác quốc gia thứ ba để đảm bảo cho sự tương thích trọn vẹn về các dịch vụ NFC của tất cả các nhà vận hành di động và nhà cung cấp dịch vụ. Chính phủ Anh cũng đã nhận thức rằng, chính phủ cần tham gia một cách dứt khoát vào việc ủng hộ và giúp đỡ để thúc đẩy nhanh năng lực thanh toán di động. Chiến lược Bán vé thông minh và tích hợp năm 2009 của Bộ giao thông vận tải Anh đã nhận ra viễn cảnh độ bao phủ phổ quát của một cơ sở hạ tầng bán vé thông minh đối với tất cả các phương tiện giao thông công cộng của Anh, khi phát hiện ra rằng việc sử dụng các công nghệ bán vé không tiếp xúc (contactless) như NFC có thể tiết kiệm cho đất nước đến 2 tỷ bảng Anh mỗi năm. Điều quan trọng là cần phải nhận thức được rằng các chính sách mua sắm công chiến lược không cần phải có giá trị tương đương như một chính sách công nghiệp lựa chọn người chiến thắng hay các công ty quán quân quốc gia về các lĩnh vực công nghệ và công nghiệp then chốt. Trong khi mua sắm công chiến lược cần xác định các lĩnh vực công nghệ mới nổi, phổ quát rộng, then chốt và có vẻ đã chín muồi về đổi mới, thì việc tạo ra những đặc điểm như những công ty nào hay những giải pháp nào được ưu tiên hoặc lựa chọn có thể sẽ là điều phản tác dụng. Ngoài ra, trong khi các chính phủ nên coi đổi mới như một mục tiêu rõ ràng dứt khoát của quy trình mua sắm công, ở đây có những con đường hợp pháp để thực hiện điều đó, và cũng có những cách bất hợp pháp gây bóp méo thương mại toàn cầu thông qua việc trao quyền ưu tiên một cách thiên vị cho các công ty trong nước. Trước tiên, khi chú ý đến đổi mới để cân nhắc mua sắm công, các tiêu chuẩn cần xem xét, cũng như tất cả các tiêu chuẩn sử dụng trong quyết định trao hợp đồng chính phủ đều cần minh bạch và công bố công khai, và cần áp dụng một cách công bằng và nhất quán đối với các công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài. Ngoài ra, nguồn gốc tài sản trí tuệ hay công nghệ của một doanh nghiệp được sử dụng trong đấu thầu không nên coi là một điều kiện cân nhắc trong đánh giá của chính phủ, bởi vì điều đó có thể dẫn đến các nguy cơ khóa chốt ở công nghệ tồi. Tuy nhiên, cũng có nhiều chính sách mua sắm của nhiều nước ưu tiên các công ty trong nước và ngăn chặn một cách có hiệu quả các hãng cạnh tranh nước ngoài trong đấu thầu các hợp đồng mua sắm công. Những thực tiễn như vậy có thể gây tổn hại về mặt kinh tế vì nhiều lý do. Thứ nhất, các doanh nghiệp và công dân bị ảnh hưởng do nhận được công nghệ, sản phẩm, hay các dịch vụ chất lượng thấp, trong khi phải trả cao hơn cho đặc quyền đó. Hơn nữa, do không lựa chọn những chào thầu chất lượng cao, các nước có thể bỏ lỡ các cơ hội học hỏi và cải tiến công nghệ, là những yếu tố thường lan tỏa trong thị trường diễn ra mua sắm công. Thứ hai, những thực hành như 55 vậy gây ảnh hưởng đến các nguyên tắc thương mại tự do toàn cầu. Chúng cũng có thể mâu thuẫn với các giao ước pháp lý tuân theo Hiệp định mua sắm công (GPA) của Tổ chức thương mại thế giới, các nguyên tắc ngăn cấm các giới hạn đối với mua sắm công giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, cho dù các nước có là thành viên của GPA hay không, thì chế độ đối xử quốc gia là một cam kết cơ bản mà hệ thống thương mại thế giới dựa vào đó, và các nước nào không làm phù hợp sự đãi ngộ quốc gia đối với các hãng cạnh tranh nước ngoài trong mua sắm công có thể gây tổn hại đến cả mục tiêu và sự hiện thực hóa tụ do hóa thương mại. Vì thế trong khi các chính sách mua sắm công đóng một vai trò hợp pháp trong thúc đẩy đổi mới, điều bắt buộc là chúng không nên được sử dụng để bóp méo thương mại tự do thông qua những đối xử thiên vị đối với các công ty cạnh tranh trong nước. Đánh giá các nước theo tiêu chí: Chính sách mua sắm công Phần này xếp hạng các nước theo tiêu chí áp dụng các nguyên tắc mua sắm của chính phủ dựa trên sự tham gia của các nước vào Hiệp định mua sắm công của Tổ chức thương mại thế giới. Mức độ mua sắm được tính đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, điểm số của các nước về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế, và đánh giá tính hiệu quả của họ trong mua sắm các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Số lượng và quy mô của những thực hành gây bóp méo thương mại của các chính sách hàm lượng nội địa và các chính sách mua sắm công khác cũng được đánh giá. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá gồm: Sự tham gia vào Hiệp định Mua sắm công của WTO; Chỉ số doanh nghiệp và đầu tư công; Chỉ số nhận thức tham nhũng; Mua sắm công các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Điểm số của các quốc gia về các chỉ tiêu mua sắm công được tính 10% trong tổng số điểm của các nước. (Xem bảng 15) Bảng 15: Xếp hạng các nước về mua sắm công (Theo trình tự chữ cái) Bậc cao Trung bình cao Trung bình thấp Bậc thấp Austria Ôxtrâylia Latvia Argentina Bỉ Bungari Rumani Braxin Canađa Chilê Thổ Nhĩ Kỳ Trung Quốc Đài Loan CH Czech Ấn Độ CH Síp Greece Inđônêxia Đan Mạch Hungari Malaixia Estonia Ireland Mexico Phần Lan Ixrael Peru France Italia Philipin 56 Đức Lithuania Nga Hong Kong Malta Nam Phi Iceland New Zealand Thái Lan Nhật Bản Ba Lan Việt Nam Luxembourg CH Slovak Hà Lan Tây Ban Nha Nauy South Korea Bồ Đào Nha Slovenia Singapo Sweden Switzerland Vương quốc Anh Mỹ Theo đánh giá này, đa số những nước nào chiếm hai thứ hạng bậc cao đều áp dụng các chính sách mua sắm công minh bạch, không phân biệt đối xử, cạnh tranh mở, và dựa trên hiệu quả. Trong số các nước thuộc EU, chỉ có Rumani không được xếp vào hai thứ hạng bậc cao. Hầu hết các nước đang phát triển được xếp vào thứ hạng thấp, trong đó có các nước BRIC, gồm Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. 7. Nhập cư nhân lực có kỹ năng cao Trong nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa, việc đảm bảo một lực lượng nhân tài có kỹ năng cao đang trở thành một điều kiện quan trọng đối với hệ thống đổi mới quốc gia và tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, một số người lập luận rằng, nhân tài đã trở thành "loại hàng hóa được săn lùng nhiều nhất của thế giới". Sự nhập cư có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào kho kiến thức và tiềm năng sáng tạo của một nước bằng cách mang đến những triển vọng mới và các kỹ năng cần thiết từ bên ngoài. Sự "luân chuyển chất xám" (Brain circulation) này cho phép các nước có thể khai thác sâu kho kiến thức và kỹ năng đang phát triển hơn bao giờ hết nằm ngoài ranh giới nước mình, điều này dẫn đến sự đổi mới và thịnh vượng hơn trong phạm vi của một nước và cả trên phạm vi thế giới. Các quốc gia như Mỹ đã đạt được những lợi ích rất lớn từ việc thu hút nhân tài nước ngoài có kỹ năng cao, đặc biệt là thông qua các công ty và việc làm mà nhiều người nhập cư có kỹ năng cao tạo nên. Ví dụ, có nhiều công trình nghiên cứu đã xem xét vai trò của người nhập cư trong khởi sự các doanh nghiệp mới tại Mỹ, và đã đi đến kết luận rằng người nhập cư là những thanh phần then chốt trong quá trình này, họ đã góp phần tạo nên từ 15% đến 57 26% các công ty mới thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại Mỹ trong vòng hai thập kỷ qua. Một số bang của Mỹ thậm chí còn được hưởng lợi lớn hơn: có đến gần 40% các công ty công nghệ và kỹ thuật được thành lập trong giai đoạn 1995 đến 2005 tại các bang California và New Jersey của Mỹ là do người nhập cư sáng lập. Và trong khi một số nhà phân tích cho rằng, nhân công kỹ năng cao nước ngoài đã làm hạ thấp mức lương của công nhân trong nước theo một công trình nghiên cứu vào năm 2010 tại Mỹ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy sự nhập cư không có tác động rõ ràng đến tỷ lệ thất nghiệp hay đến sự phân bố thu nhập trong nền kinh tế Mỹ. Trước vai trò quan trọng của người nhập cư kỹ năng cao trong việc mang đến kỹ năng, tài năng, và tri thức cho xã hội và sự đóng góp của họ vào việc phát triển các công ty mới và qua đó là tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế, một số nước đóng cửa đối với nhập cư nhân lực kỹ năng cao đã phải chịu tổn thất. Arora, Branstetter và Dev 10 đã phát hiện ra rằng, sự gia tăng đổi mới dựa trên phần mềm đã có những tác động khác biệt đến thành tích thực hiện của các công ty CNTT-TT của Mỹ và Nhật Bản, dẫn đến sự suy giảm trong ngành CNTT-TT của Nhật Bản trong khi lại góp phần làm Thung lũng Silicon trỗi dậy. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty CNTT- TT của Mỹ đã đạt được vị trí tốt hơn so với các công ty của Nhật Bản khi mà đổi mới trong lĩnh vực CNTT-TT đã trở nên có cường độ mạnh hơn về phần mềm, trong khi các công ty Nhật Bản không thể vượt qua những hạn chế về nguồn nhân lực quốc gia để có được những kỹ năng cần thiết về phần mềm. Theo các nhà phân tích, một trong những nguyên nhân của điều đó là do "các quy định nghiêm ngặt về nhập cư của Nhật Bản và lịch sử lâu dài của đất nước này như một xã hội đạo lý thuần nhất gây cản trở sự nhập cư quy mô lớn nguồn lao động có kỹ năng nước ngoài, tạo nên các trở ngại trong việc truyền bá kinh nghiệm nước ngoài vào Nhật Bản". Nếu những cải cách thể chế tại Nhật Bản không thể mở cửa thị trường lao động của nước này cho nhân lực nhập cư có kỹ năng cao, điều đó có thể khiến cho các công ty của Nhật Bản bị mất lợi thế so với các công ty của Mỹ trong dài hạn. Như tạp chí The Economist đã nhận xét trong một bài báo mang tên "People Protectionism" (Chủ nghĩa bảo hộ con người), rằng các chính sách nhằm vào việc bảo vệ việc làm cho nhân công trong nước có thể trở nên thiển cận trong cuộc chơi tìm kiếm nhân tài và tăng khả năng cạnh tranh. Các chính sách nhập cư mở cửa đối với nhân công có trình độ cao sẽ đáp ứng nhu cầu về nhân tài, mở rộng nhu cầu nhân tài và tạo ra các luồng tri thức theo cả hai hướng. Hơn nữa, các chính sách nhập cư mở của nước ngoài có thể tạo nên nhu cầu về 10 Hashish Arora, Lee Branstetter, and Mate Drev, “Going Soft: How the Rise of Software Based Innovation Led to the Decline of Japan‟s IT Industry and the Rise of Silicon Valley” (working paper, National Bureau of Economic Research, Cambridge, MA, July 2010), 1, 58 việc làm kỹ năng cao đối với nền kinh tế trong nước, do các cá nhân sẽ nhận thức được rằng họ có thể đảm đương được các việc làm có chất lượng bằng các kỹ năng của mình. Vì vậy, các chính phủ cần hoan nghênh sự cạnh tranh hợp pháp giữa các nước để tận dụng sự luân chuyển quốc tế nguồn nhân lực kỹ năng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã thực hiện các chiến lược rõ ràng để thu hút nhân lực có kỹ năng, như Papadermetriou đã nhận xét: "Một lý do then chốt đằng sau chính sách nhập cư của các nước đó là sử dụng sự nhập cư như một công cụ then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh". Kho nhân tài toàn cầu đang phát triển nhanh chóng và luân chuyển rộng rãi sẽ đưa đến sự phồn vinh trong bối cảnh về sự mở cửa và phụ thuộc lẫn nhau lớn hơn. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các nước về chính sách nhập cư nhân lực kỹ năng cao bao gồm: Mức độ nhập cư kỹ năng cao; Tỷ trọng giữa nhập cư nhân lực kỹ năng cao so với nhập cư nhân lực kỹ năng thấp; Tỷ trọng người nhập cư kỹ năng cao trong tổng dân số. Bảng 16 cho thấy xếp hạng các quốc gia theo tiêu chí này. Điểm số về chính sách nhập cư nhân lực kỹ năng cao chiếm 7,5% trong tổng số điểm xếp hạng của các quốc gia về chính sách đổi mới sáng tạo. Bảng 16: Xếp hạng các nước về nhập cư nhân lực kỹ năng cao Bậc cao Trung bình cao Trung bình thấp Bậc thấp Canađa Ôxtrâylia Argentina Bungari Đài Loan Nhật Bản Austria Czech Republic Hong Kong Latvia Bỉ Phần Lan Ixrael Malaixia Braxin Greece Singapo New Zealand Chilê Italia Philipin Trung Quốc Lithuania Nam Phi CH Síp Malta Mỹ Đan Mạch Mexico Estonia Bồ Đào Nha Pháp Rumani Đức Slovak Republic Hungari Slovenia Iceland Tây Ban Nha Ireland Thổ Nhĩ Kỳ India Inđônêxia Luxembourg Netherlands Nauy 59 Peru Ba Lan Nga Hàn Quốc Sweden Switzerland Thái Lan Vương quốc Anh Việt Nam III. XẾP HẠNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TOÀN CẦU 1. Xếp hạng tổng thể các quốc gia theo năng lực chính sách đổi mới Các nước được xếp vào các thứ bậc cao, trung bình cao, trung bình thấp và thấp dựa trên điểm số tổng hợp của các quốc gia về bẩy lĩnh vực chính sách đổi mới sáng tạo then chốt. Bảng 17: Xếp hạng tổng thể các quốc gia theo năng lực chính sách đổi mới Bậc cao Trung bình cao Trung bình thấp Bậc thấp Ôxtrâylia Bỉ Braxin Argentina Austria CH Síp Bungari Ấn Độ Canađa CH Czech Chilê Inđônêxia Đài Loan Estonia Trung Quốc Mexico Đan Mạch Hungari Hy Lạp Peru Phần Lan Iceland Italia Philipin Pháp Ireland Latvia Nga Đức Ixrael Malaixia Thái Lan Hong Kong Lithuania Ba Lan Việt Nam Nhật Bản Luxembourg Rumani Hà Lan Malta CH Slovak New Zealand Bồ Đào Nha Nam Phi Nauy Slovenia Thổ Nhĩ Kỳ Singapo Hàn Quốc Thụy Điển Tây Ban Nha Thụy Sĩ Vương quốc Anh Mỹ 60 2. Xếp hạng các quốc gia theo các lĩnh vực chính sách đổi mới cốt yếu Bảng 18: Xếp hạng các nước theo bẩy lĩnh vực chính sách đổi mới then chốt Tên nước Thứ hạng chung Thương mại Khoa học/NC&PT Cạnh tranh trong nước Sở hữu trí tuệ CNTT- TT Mua sắm công Nhập cư kỹ năng cao Argentina Lower Lower Lower-Mid Lower Lower Lower Lower Lower- Mid Ôxtrâylia Upper Upper Upper Upper Upper Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Austria Upper Upper Upper Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower- Mid Bỉ Upper- Mid Upper Lower-Mid Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower- Mid Braxin Lower- Mid Lower Upper-Mid Lower Lower Lower- Mid Lower Lower- Mid Bungari Lower- Mid Upper- Mid Lower Lower- Mid Lower- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower Canađa Upper Upper Upper Upper Upper Upper Upper Upper Chilê Lower- Mid Upper Lower-Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Trung Quốc Lower- Mid Lower Upper-Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower Lower- Mid 61 Đài Loan Upper Lower- Mid Upper Upper- Mid Upper- Mid Upper Upper Upper CH Síp Upper- Mid Upper- Mid Lower-Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper Lower- Mid CH Czech Upper- Mid Upper Upper-Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Lower Đan Mạch Upper Upper Upper Upper Upper Upper Upper Lower- Mid Estonia Upper- Mid Upper Upper-Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper Lower- Mid Phần Lan Upper Upper Upper Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower Pháp Upper Upper Upper Lower- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower- Mid Đức Upper Upper Upper-Mid Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower- Mid Hy Lạp Lower- Mid Upper Lower-Mid Lower Lower- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower Hong Kong Upper Upper- Mid Upper-Mid Upper Upper- Mid Upper Upper Upper Hungari Upper- Mid Upper Lower-Mid Lower- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Lower- Mid 62 Iceland Upper- Mid Upper- Mid Upper-Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper Upper Lower- Mid Ấn Độ Lower Lower Upper-Mid Lower Lower- Mid Lower- Mid Lower Lower- Mid Inđônêxia Lower Lower Lower Lower Lower Lower Lower Lower- Mid Ireland Upper- Mid Upper Lower-Mid Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper- Mid Lower- Mid Ixrael Upper- Mid Lower- Mid Upper-Mid Lower- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper Italia Lower- Mid Upper Upper-Mid Lower Upper- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower Nhật Bản Upper Lower- Mid Upper-Mid Upper- Mid Upper Upper- Mid Upper Upper- Mid Latvia Lower- Mid Upper Lower-Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lithuania Upper- Mid Upper Upper-Mid Lower- Mid Lower- Mid Upper- Mid Upper- Mid Lower Luxembourg Upper- Mid Upper Lower Lower- Mid Upper Upper- Mid Upper Lower- Mid Malaixia Lower- Mid Lower- Mid Lower Upper- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower Upper- Mid 63 Malta Upper- Mid Upper- Mid Lower Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Lower Mexico Lower Upper- Mid Lower Lower Lower- Mid Lower Lower Lower Hà Lan Upper Upper Upper Upper- Mid Upper Upper Upper Lower- Mid New Zealand Upper Upper Lower-Mid Upper Upper Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Nauy Upper Upper Upper Upper- Mid Upper Upper Upper Lower- Mid Peru Lower Upper- Mid Lower Lower Lower Lower- Mid Lower Lower- Mid Philipin Lower Lower Lower Lower Lower Lower Lower Upper- Mid Ba Lan Lower- Mid Upper- Mid Lower-Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Bồ Đào Nha Upper- Mid Upper Upper-Mid Lower- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper Lower Rumani Lower- Mid Upper Lower-Mid Lower Lower- Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower Nga Lower Lower Upper-Mid Lower Lower Lower Lower Lower- Mid Singapo Upper Upper Upper Upper Upper Upper Upper Upper CH Slovak Lower- Mid Upper Lower Upper- Mid Upper- Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower 64 Slovenia Upper- Mid Upper Upper-Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower- Mid Upper Lower Nam Phi Lower- Mid Lower- Mid Lower-Mid Lower- Mid Upper- Mid Lower Lower Upper- Mid Hàn Quốc Upper- Mid Lower- Mid Upper Lower- Mid Upper- Mid Upper Upper- Mid Lower- Mid Tây Ban Nha Upper- Mid Upper Upper Lower- Mid Upper- Mid Upper- Mid Upper- Mid Lower Thụy Điển Upper Upper Upper Upper- Mid Upper Upper Upper Lower- Mid Thụy Sĩ Upper Upper- Mid Upper-Mid Upper Upper Upper Upper Lower- Mid Thái Lan Lower Lower Lower Lower- Mid Lower Lower- Mid Lower Lower- Mid Thổ Nhĩ Kỳ Lower- Mid Lower- Mid Lower-Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower- Mid Lower Vương quốc Anh Upper Upper Upper-Mid Upper Upper Upper Upper Lower- Mid Mỹ Upper Upper Upper-Mid Upper Upper Upper Upper Upper- Mid Việt Nam Lower Lower- Mid Lower Lower- Mid Lower Lower Lower Lower- Mid 65 KẾT LUẬN Để tối đa hóa đổi mới sáng tạo toàn cầu, các quốc gia cần thực hiện các chính sách liên quan đến thương mại, khoa học và NC&PT, CNTT-TT, quyền SHTT, cạnh tranh thị trường trong nước, mua sắm công, và nhập cư nhân lực kỹ năng cao theo các cách thức có thể tối đa hóa năng lực đổi mới sáng tạo của mình trong khi không gây bóp méo thương mại toàn cầu. Để thực hiện được điều đó, chính sách của các nước cần phải có các thuộc tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và dựa vào các nguyên tắc thị trường, tuân thủ theo các tiêu chuẩn toàn cầu và đảm bảo luồng chảy tự do của nhân tài, vốn, thông tin, sản phẩm, dịch vụ, và công nghệ. Do chính sách đổi mới và thương mại ngày càng trở nên liên kết với nhau, sự mở cửa thương mại được đặc trưng bằng khả năng tiếp cận thị trường mở và khả năng tiếp thu FDI đã trở thành trụ cột nền tảng của năng lực đổi mới của một quốc gia. Tự do thương mại mang lại lợi ích cho tất cả các nước bằng cách cho phép các nước có thể chuyên môn hóa vào việc sản xuất các sản phẩm hay dịch vụ mà họ có lợi thế tương đối hay cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là các nước không nên tập trung vào tất cả các loại hình công nghệ; thay vào đó, thương mại cho phép họ có thể chuyên môn hóa vào những gì họ có thể làm tốt và sau đó có thể trao đổi với phần thế giới còn lại. Một thành phần quan trọng của thương mại tự do đó là sự mở cửa của các nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng FDI đóng góp quan trọng cho năng lực đổi mới sáng tạo khu vực và tăng trưởng kinh tế, một phần thông qua chuyển giao công nghệ và bí quyết quản lý. Một thành phần quan trọng khác trong chính sách thương mại của các nước đó là việc sử dụng các tiêu chuẩn tự nguyện toàn cầu, chi phối bởi thị trường, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh trong khi tạo nên các thị trường sản phẩm và dịch vụ. Thứ hạng bậc cao về chính sách thương mại chủ yếu thuộc về các quốc gia thuộc EU và OECD, các nước này đều tham gia sâu vào quá trình tự do hóa thương mại kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Các nước được xếp hạng bậc cao về chính sách thương mại là những nước tiến bộ nhất trong việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và thực hiện mở cửa đối với FDI. Các nước có vị trí xếp hạng bậc thấp như Achentina, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nga có tham gia vào một số hoạt động gây bóp méo thương mại, đặc biệt là thao túng tiền tệ; áp đặt NTB như các điều kiện về cơ hội tiếp cận thị trường; giới hạn FDI; và duy trì mức thuế cao. Các chính sách khoa học và NC&PT, bao gồm các biện pháp khuyến khích NC&PT bằng thuế, chi tiêu NC&PT của chính phủ, và sở hữu tài sản trí tuệ của trường đại học, 66 nhằm đẩy mạnh tiềm năng đổi mới của các nước bằng cách tăng cường năng lực trong việc hấp thu lợi ích từ đổi mới công nghệ. Các nước cần nhận thức được về một danh mục đầu tư đa dạng các công cụ khoa học và NC&PT, nhằm mục tiêu vào các công nghệ chiến lược và đa năng và các lĩnh vực công nghiệp ở tất cả các giai đoạn phát triển, và phối hợp chúng với một Quỹ đổi mới quốc gia để tận dụng được lợi thế của sự hợp lực cố hữu giữa các chính sách. Nhưng các chính sách khoa học và NC&PT như khả năng cùng được hưởng các khuyến khích NC&PT bằng thuế hay các khoản tài trợ NC&PT cần không được phân biệt đối xử đối với các công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước, nếu làm như vậy các nước có thể hạn chế khả năng của mình trong việc nắm bắt các lợi ích từ việc chia sẻ ý tưởng, kiến thức và kỹ năng đang củng cố toàn bộ hệ thống đổi mới toàn cầu. Phần lớn các quốc gia thuộc Tây Âu và Bắc Mỹ, bốn quốc gia Con hổ châu Á, và các nước BRIC được xếp vào hai thứ bậc cao trong bảng xếp hạng về chính sách khoa học và NC&PT. Mặt khác, nhiều nước thuộc khu vực Đông Á như Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Thái Lan và Việt Nam thực hiện các chính sách khoa học và NC&PT vẫn còn yếu kém. Các thị trường cạnh tranh sôi động trong nước được hỗ trợ bằng một môi trường luật pháp lành mạnh và công bằng cho phép các công ty, cả mới lẫn đã hiện diện, có thể cùng cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng vẫn là điều mấu chốt của phát triển. Thực sự là một trong những động lực chi phối mạnh mẽ nhất đổi mới và tăng năng suất lao động đó là sự tồn tại của các thị trường cạnh tranh. Điều đó bao gồm việc gỡ bỏ các giới hạn về luật pháp, các bảo hộ ưu tiên, những giới hạn thương mại xuyên biên giới, và những giới hạn thị trường lao động gây ngăn cản cạnh tranh. Các quốc gia dẫn đầu có các hệ thống luật pháp minh bạch và không phân biệt đối xử, cung cấp thủ tục hợp pháp, và bao gồm các cơ hội cho sự tham gia trọn vẹn của tất cả các thành phần tham gia. Chiếm thứ hạng bậc cao có tám quốc gia gồm Ôxtrâylia, Canađa, Đan Mạch, Hồng Kông, Singapo, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, và Mỹ dẫn đầu các nước về cạnh tranh thị trường trong nước và tinh thần khởi nghiệp. Sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là một nhân tố quan trọng để phát triển thương mại toàn cầu và FDI. Sự bảo hộ có hiệu quả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích các nhà đổi mới đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, và thương mại hóa công nghệ trong khi thúc đẩy phổ biến công nghệ. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ yếu sẽ làm giảm lưu lượng FDI và chuyển giao công nghệ. Sự bảo hộ sở hữu trí tuệ không thích hợp sẽ gây ảnh hưởng đến đổi mới về tổng thể và điều đó có thể gây tổn hại tất cả các nước. 67 Hơn nữa, cải cách quyền SHTT có xu hướng dẫn đến việc mang lại các kết quả kinh tế tích cực, bất kể trình độ phát triển của một nước như thế nào. Các quốc gia dẫn đầu về chính sách quyền SHTT thường là các nước phát triển, như Ôxtrâylia, Hà Lan, và Vương quốc Anh. Các quốc gia thuộc châu Mỹ Latinh gồm Achentina, Braxin, và Pêru cùng với các nước châu Á như Inđônêxia, Philipin, Thái Lan, và Việt Nam xếp thứ hạng thấp về lĩnh vực này. Công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những yếu tố tạo khả năng mạnh nhất đối với năng suất và đổi mới trong nền kinh tế toàn cầu. Các chính sách số hữu hiệu chú trọng trước tiên và trên hết vào việc đẩy mạnh sử dụng CNTT-TT trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Các nước dẫn đầu trong lĩnh vực này nhận thức được rằng, cơ hội lớn nhất để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nằm ở sự gia tăng năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực trong nước mình, đặc biệt là thông qua việc ứng dụng CNTT-TT. Về lĩnh vực chính sách số, Đan Mạch, Aixơlen, Hà Lan, Nauy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh là những nước chiếm các vị trí dẫn đầu, cùng với Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc ở châu Á, Canađa và Mỹ thuộc khu vực Bắc Mỹ. Achentina, Inđônêxia, Mêhico, Peru, Philipin, Nga, Nam Phi, và Việt Nam được xếp thứ hạng thấp. Mua sắm công chiếm một tỷ trọng lớn trong hầu hết các nền kinh tế, vì vậy việc đảm bảo các thực tiễn mua sắm công công bằng và mở đã trở thành một khía cạnh quan trọng đối với hiện thực tự do hóa thương mại toàn cầu. Một nguyên tắc cơ bản của thương mại dựa trên thị trường đó là mua sắm của chính phủ cần thực hiện dựa trên cơ sở giá trị tốt nhất đối với chính phủ, không nên dựa trên cơ sở thiên vị quốc gia. Điều đó không có nghĩa là các chính phủ không nên định hướng các chính sách mua sắm công của mình để trở thành những động lực mạnh mẽ của đổi mới. Nhưng các chính sách mua sắm công cần minh bạch, không phân biệt đối xử, cạnh tranh mở, và dựa vào hiệu quả. Đặc biệt, các nước cần hạn chế việc áp dụng hoặc duy trì các biện pháp làm cho địa điểm phát triển hay quyền sở hữu trí tuệ, hay bất cứ yêu cầu nào đối với sở hữu trí tuệ trở thành điều kiện để có đủ tư cách được hưởng sự ưu đãi của chính phủ. Đa số các nước được xếp vào hai thứ hạng cao về chính sách mua sắm công đều thông qua các chính sách minh bạch, không phân biệt đối xử, cạnh tranh mở, và dựa trên hiệu quả. Nhiều nước thuộc châu Mỹ Latinh và châu Á như Philipin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Việt Nam được xếp thứ hạng thấp. Nhân tài đã trở thành loại hàng hóa được săn lùng nhất trên thế giới. Việc có được nguồn nhân lực kỹ năng cao là điều kiện quan trọng đối với thể chất của các nước. Nhập cư nhân lực kỹ năng cao đóng một vai trò độc đáo trong việc mang đến các kỹ 68 năng, tài năng, và tri thức cho các xã hội, góp phần phát triển các công ty mới, và qua đó là tăng trưởng việc làm và kinh tế. Như vậy các chính sách nhập cư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần vào kho tri thức của đất nước và tạo năng lực sáng tạo bằng cách mang đến các triển vọng mới và các kỹ năng và tri thức cần thiết từ các nơi khác. Chỉ có Canađa, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông, Ixrael, và Singapo là những nước và lãnh thổ có thứ hạng cao về chính sách nhập cư thành công nhất thu hút tỷ lệ người nước ngoài nhập cư có kỹ năng cao. Tiếp theo là các nước thuộc thứ hạng bậc trung bình cao gồm Ôxtrâylia, Nhật Bản, Latvia, Malaixia, Niu Zilân, Philipin, Nam Phi, và Mỹ. Chiếm các vị trí trong hai thứ hạng thấp hơn về lĩnh vực này có cả các quốc gia phát triển lẫn quốc gia đang phát triển. Bẩy lĩnh vực chính sách nêu trên tạo nên một cơ sở nền tảng xác định các chính sách đổi mới sáng tạo hiệu quả có thể chi phối tăng trưởng kinh tế trong nước trong khi đảm bảo một hệ sinh thái đổi mới bền vững mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Các nước dẫn đầu về các lĩnh vực này là những nước có được vị thế vững chắc về thể trạng kinh tế lành mạnh và nâng cao mức sống cho các công dân về lâu dài. Các nước tụt hậu đằng sau, do các chính sách chưa phát triển hoặc do các chính sách gây ảnh hưởng đến hệ thống đổi mới toàn cầu cần tư duy lại về cách tiếp cận của mình, nên dành thêm các nguồn lực và chú trọng đến các chính sách đổi mới để nhằm đạt được tối đa tiềm năng đổi mới của quốc gia và thúc đẩy chia sẻ sự thịnh vượng trên toàn cầu. Biên soạn: Trung tâm Xử lý và Phân tích thông tin 69 PHỤ LỤC Bảng xếp hạng 141 quốc gia về Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII) 2012 Nguồn: The Global Innovation Index 2012, INSEAD (The Business School for the World) and WIPO (World Intellectual Property Organization) Tên nước/nền kinh tế Điểm số Xếp hạng Thu nhập Xếp hạng Khu vực Xếp hạng Thụy Sĩ 68.2 1 HI 1 EUR 1 Thụy Điển 64.8 2 HI 2 EUR 2 Singapo 63.5 3 HI 3 SEAO 1 Phần Lan 61.8 4 HI 4 EUR 3 Vương Quốc Anh 61.2 5 HI 5 EUR 4 Hà Lan 60.5 6 HI 6 EUR 5 Đan Mạch 59.9 7 HI 7 EUR 6 Hồng Kông 58.7 8 HI 8 SEAO 2 Ailen 58.7 9 HI 9 EUR 7 Mỹ 57.7 10 HI 10 NAC 1 Luxembourg 57.7 11 HI 11 EUR 8 Canađa 56.9 12 HI 12 NAC 2 New Zealand 56.6 13 HI 13 SEAO 3 Nauy 56.4 14 HI 14 EUR 9 Đức 56.2 15 HI 15 EUR 10 Malta 56.1 16 HI 16 EUR 11 Ixrael 56.0 17 HI 17 NAWA 1 Aixơlen 55.7 18 HI 18 EUR 12 Estonia 55.3 19 HI 19 EUR 13 Bỉ 54.3 20 HI 20 EUR 14 Hàn Quốc 53.9 21 HI 21 SEAO 4 Áo 53.1 22 HI 22 EUR 15 Ôxtrâylia 51.9 23 HI 23 SEAO 5 Pháp 51.8 24 HI 24 EUR 16 Nhật Bản 51.7 25 HI 25 SEAO 6 Slovenia 49.9 26 HI 26 EUR 17 CH Sec 49.7 27 HI 27 EUR 18 CH Síp 47.9 28 HI 28 NAWA 2 Tây Ban Nha 47.2 29 HI 29 EUR 19 Latvia 47.0 30 UM 1 EUR 20 Hungari 46.5 31 HI 30 EUR 21 Malaixia 45.9 32 UM 2 SEAO 7 Qatar 45.5 33 HI 31 NAWA 3 Trung Quốc 45.4 34 UM 3 SEAO 8 Bồ Đào Nha 45.3 35 HI 32 EUR 22 Italia 44.5 36 HI 33 EUR 23 Các tiểu VQ Ảrập 44.4 37 HI 34 NAWA 4 70 Lithuania 44.0 38 UM 4 EUR 24 Chilê 42.7 39 UM 5 LCN 1 Slovakia 41.4 40 HI 35 EUR 25 Bahrain 41.1 41 HI 36 NAWA 5 Croatia 40.7 42 HI 37 EUR 26 Bungari 40.7 43 UM 6 EUR 27 Ba Lan 40.4 44 HI 38 EUR 28 Montenegro 40.1 45 UM 7 EUR 29 Serbia 40.0 46 UM 8 EUR 30 Oman 39.5 47 HI 39 NAWA 6 Saudi Arabia 39.3 48 HI 40 NAWA 7 Mauritius 39.2 49 UM 9 SSF 1 Moldova 39.2 50 LM 1 EUR 31 Nga 37.9 51 UM 10 EUR 32 Rumani 37.8 52 UM 11 EUR 33 Brunei 37.7 53 HI 41 SEAO 9 Nam Phi 37.4 54 UM 12 SSF 2 Kuwait 37.2 55 HI 42 NAWA 8 Jordan 37.1 56 UM 13 NAWA 9 Thái Lan 36.9 57 UM 14 SEAO 10 Braxin 36.6 58 UM 15 LCN 2 Tunisia 36.5 59 UM 16 NAWA 10 Costa Rica 36.3 60 UM 17 LCN 3 Lebanon 36.2 61 UM 18 NAWA 11 Macedonia 36.2 62 UM 19 EUR 34 Ukraine 36.1 63 LM 2 EUR 35 Ấn Độ 35.7 64 LM 3 CSA 1 Colombia 35.5 65 UM 20 LCN 4 Hy Lạp 35.3 66 HI 43 EUR 36 Uruguay 35.1 67 UM 21 LCN 5 Mongolia 35.0 68 LM 4 SEAO 11 Armenia 34.5 69 LM 5 NAWA 12 Argentina 34.4 70 UM 22 LCN 6 Georgia 34.3 71 LM 6 NAWA 13 Bosnia and Herzegovina 34.2 72 UM 23 EUR 37 Namibia 34.1 73 UM 24 SSF 3 Thổ Nhĩ Kỳ 34.1 74 UM 25 NAWA 14 Peru 34.1 75 UM 26 LCN 7 Việt Nam 33.9 76 LM 7 SEAO 12 Guyana 33.7 77 LM 8 LCN 8 Belarus 32.9 78 UM 27 EUR 38 Mexico 32.9 79 UM 28 LCN 9 Bénin 32.5 80 LM 9 LCN 10 71 Trinidad and Tobago 32.5 81 HI 44 LCN 11 Swaziland 32.0 82 LM 10 SSF 4 Kazakhstan 31.9 83 UM 29 CSA 2 Paraguay 31.6 84 LM 11 LCN 12 Botswana 31.4 85 UM 30 SSF 5 Dominican 30.9 86 UM 31 LCN 13 Panama 30.9 87 UM 32 LCN 14 Morocco 30.7 88 LM 12 NAWA 15 Azerbaijan 30.4 89 UM 33 NAWA 16 Albania 30.4 90 UM 34 EUR 39 Jamaica 30.2 91 UM 35 LCN 15 Ghana 29.6 92 LM 13 SSF 6 El Salvador 29.5 93 LM 14 LCN 16 Sri Lanka 29.1 94 LM 15 CSA 3 Philipin 29.0 95 LM 16 SEAO 13 Kenya 28.9 96 LI 1 SSF 7 Senegal 28.8 97 LM 17 SSF 8 Ecuador 28.5 98 UM 36 LCN 17 Guatemala 28.4 99 LM 18 LCN 18 Inđônêxia 28.1 100 LM 19 SEAO 14 Fiji 27.9 101 LM 20 SEAO 15 Rwanda 27.9 102 LI 2 SSF 9 Egypt 27.9 103 LM 21 NAWA 17 Iran 27.3 104 UM 37 CSA 4 Nicaragua 26.7 105 LM 22 LCN 19 Gabon 26.5 106 UM 38 SSF 10 Zambia 26.4 107 LM 23 SSF 11 Tajikistan 26.4 108 LI 3 CSA 5 Kyrgyzstan 26.4 109 LI 4 CSA 6 Mozambique 26.3 110 LI 5 SSF 12 Honduras 26.3 111 LM 24 LCN 20 Bangladesh 26.1 112 LI 6 CSA 7 Nepal 26.0 113 LI 7 CSA 8 Bolivia 25.8 114 LM 25 LCN 21 Zimbabwe 25.7 115 LI 8 SSF 13 Lesotho 25.7 116 LM 26 SSF 14 Uganda 25.6 117 LI 9 SSF 15 Venezuela 25.4 118 UM 39 LCN 22 Mali 25.4 119 LI 10 SSF 16 Malawi 25.4 120 LI 11 SSF 17 Cameroon 25.0 121 LM 27 SSF 18 Burkina Faso 24.6 122 LI 12 SSF 19 Nigeria 24.6 123 LM 28 SSF 20 Algeria 24.4 124 UM 40 NAWA 18 72 Benin 24.4 125 LI 13 SSF 21 Madagascar 24.2 126 LI 14 SSF 22 Uzbekistan 23.9 127 LM 29 CSA 9 Tanzania 23.9 128 LI 15 SSF 23 Camphuchia 23.4 129 LI 16 SEAO 16 Gambia 23.3 130 LI 17 SSF 24 Ethiopia 23.3 131 LI 18 SSF 25 Syria 23.1 132 LM 30 NAWA 19 Pakistan 23.1 133 LM 31 CSA 10 Côted'Ivoire 22.6 134 LM 32 SSF 26 Angola 22.2 135 LM 33 SSF 27 Togo 20.5 136 LI 19 SSF 28 Burundi 20.5 137 LI 20 SSF 29 Lao 20.2 138 LM 34 SEAO 17 Yemen 19.2 139 LM 35 NAWA 20 Niger 18.6 140 LI 21 SSF 30 Sudan 16.8 141 LM 36 SSF 31 Ghi chú: - Xếp nhóm thu nhập của các nước được dựa trên Phân loại của Ngân hàng Thế giới (4-2012). LI: Thu nhập thấp; LM: Thu nhập trung bình thấp; UM: Thu nhập trung bình cao; HI: Thu nhập cao. - Chia khu vực được dựa trên Phân loại của Liên Hiệp Quốc (20/09/2011). EUR: châu Âu; NAC: Bắc Mỹ; LCN: Mỹ Latinh và vùng Caribe; CSA: Trung và Nam Á; SEAO: Đông Nam Á và Châu Đại dương; NAWA: Bắc Phi và Tây Á; SSF: châu Phi cận Sahara TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Robert D. Atkinson, Stephen J. Ezell, Luke A. Stewart: The Global Innovation Policy Index. Information Technology and Innovation Foundation and the Kauffman Foundation, 3/2012. 2. OECD, The OECD Innovation Strategy: Getting a Head Start on Tomorrow (Paris: OECD, 2010), 20, 3. Daniela Benavente, Soumitra Dutta, Sacha Wunsch-Vincent: The Global Innovation Index 2012: Stronger Innovation Linkages for Global Growth. INSEAD, WIPO. 4. OECD, Measuring Innovation: A New Perspective (Paris: OECD, 2010), 84-85, 5. OECD, OECD Science, Technology and Industry Scoreboard 2011: Innovation and Growth in Knowledge Economies (Paris: OECD, 2011), Product market regulations indicators are quantitative indicators derived from qualitative information on laws and regulations that may affect competition.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tong_quan_chinh_sach_doi_moi_sang_tao_toan_cau_nam.pdf