Tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển hướng từ giai đoạn phục
hồi mạnh để bước vào một chu kỳ tăng trưởng chậm nhưng ổn định hơn. Tăng trưởng
ở hầu hết các nước đang phát triển được định hướng theo cách khắc phục những hạn
chế về công suất, trong khi các nước thu nhập cao và đang phát triển ở châu Âu và
Trung Á tốc độ tăng trưởng bị cản trở bởi bản chất tập trung của sự tái thiết uể oải và
chậm chạp. Trong môi trường đó, các chính sách công cần chuyển hướng từ chỗ kích
thích nhu cầu ngắn hạn sang các biện pháp nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm bằng cách
củng cố tiềm năng cung ứng của các nền kinh tế. Cả các nước phát triển và đang phát
triển đều cần phải thận trọng để giảm đến mức tối thiểu những tác động bất lợi từ bên
ngoài trong các hành động chính sách đối nội của mình.
Trong khi Mỹ, châu Âu và các quốc gia châu Á tất cả đều thực hiện các chương
trình kích thích kinh tế trong thời kỳ suy thoái nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế của
mình, nhưng Mỹ và các nước thuộc châu Âu vẫn phải vật lộn với nền kinh tế yếu kém
Chi cho NC&PT, tỷ USD
Thế giới Mỹ65
và nạn thất nghiệp cao cùng với những hậu quả phải trả giá cho các chương trình kích
thích kinh tế trong tương lai. Tỷ lệ lãi suất thấp, các quy định luật pháp được tăng
cường và các biện pháp khuyến khích khác gần như đã không thành công trong việc
khôi phục lại niềm tin tại các nền kinh tế thuộc các quốc gia phương Tây và trong việc
lôi kéo các doanh nghiệp thực hiện những khoản đầu tư mạnh vào NC&PT. Châu Âu
đang trải qua những khó khăn đặc biệt khi phải nỗ lực hỗ trợ cho các nền kinh tế bị
ảnh hưởng nặng nề tại Hy Lạp và Ailen.
67 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Triển vọng kinh tế và chi tiêu nghiên cứu và phát triển toàn cầu trong năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua rất nhiều chương trình liên kết, ví dụ như Chương trình
Đường biên Thứ ba của bang Ohio. Cuối cùng, các nguồn tài trợ phi lợi nhuận vẫn
được dự báo là hạn chế ở khả năng đầu tư vào các nỗ lực NC&PT trong năm 2011, với
tỷ lệ tăng trưởng của nguồn này chỉ cao hơn một chút so với dự đoán được nhất trí về
tỷ lệ lạm phát là 1,5% trong năm 2011. Ở tỷ lệ tăng trưởng này, tài trợ NC&PT phi lợi
nhuận sẽ chỉ đạt xấp xỉ mức 12,9 tỷ USD vào năm 2011.
Những chủ thể thực hiện NC&PT
+ Những chủ thể thực hiện NC&PT Liên bang: Ngân sách liên bang năm tài khóa 2010
được thông qua lần cuối cho thấy dự đoán trước đây thành tích thực hiện NC&PT liên bang
49
trong năm 2010 có giảm nhẹ. Xét theo dự đoán bi quan cho ngân sách tài trợ NC&PT năm
tài khóa 2011, xu hướng giảm này sẽ tiếp diễn cho tới năm 2011. Theo dự đoán, NC&PT
do liên bang thực hiện (nghiên cứu nội bộ) sẽ giảm khoảng 200 triệu USD, xuống còn 27,5
tỷ USD vào năm 2011. Một phần của mức giảm này là do không giống những tổ chức thực
hiện NC&PT được nhận tài trợ Đạo luật Tái Đầu tư và Phục hồi nước Mỹ, hầu hết các hoạt
động nội bộ liên bang chi tiêu nguồn kinh phí của họ trong các năm 2009 và 2010. Quan
trọng là cần lưu ý rằng mặc dù nghiên cứu nội bộ này là quan trọng, nhưng nhìn từ quan
điểm tài trợ, những nguồn lực nội bộ này chiếm chỉ có chưa tới 25% toàn bộ tổng đầu tư
NC&PT liên bang tình trên cơ sở năm.
+ Những chủ thể thực hiện NC&PT công nghiệp: NC&PT công nghiệp ở Mỹ sẽ đạt
286,9 tỷ USD vào năm 2011, một mức tăng 8,4 tỷ USD (3%) so với năm 2010. Với
mức tăng tổng thể này, thực hiện NC&PT công nghiệp của năm 2011 sẽ vượt một chút
so với đỉnh của năm 2008 (283,2 tỷ USD), ít nhất là với tỷ giá USD hiện tại. Với mức
này, các hoạt động NC&PT công nghiệp sẽ chiếm 70,8% toàn bộ NC&PT được thực
hiện ở Mỹ, tỷ lệ này một lần nữa lại tăng (tăng từ 70,4% vào năm 2010), nhưng vẫn
còn thấp dưới mức tỷ lệ đỉnh 72,3% mà ngành công nghiệp đã đạt được vào năm 2008.
Chỉ tính trong các khoản tài trợ vào năm 2011 này, dự đoán NC&PT được tài trợ và
thực hiện bởi ngành công nghiệp tăng tới 3,3% trong cả năm 2010, đạt 260,9 tỷ USD.
Dự đoán này dựa trên giả thiết cho rằng tình trạng tăng trưởng chậm như năm 2010
vẫn tiếp diễn, nhưng không có một mức giảm đáng kể như ở quý một sẽ xảy ra vào
năm 2011. Và với các hoạt động NC&PT được liên bang tài trợ, dự đoán sẽ có một
mức giảm nhẹ vào năm 2011, xuống 120 triệu USD (-0,05%) từ ước tính cuối cùng
cho năm 2010. Với gần 26 tỷ USD, tài trợ liên bang hỗ trợ khoảng 9% cho NC&PT
được thực hiện bởi ngành công nghiệp Mỹ.
- Những chủ thể thực hiện NC&PT của khu vực hàn lâm: Nghiên cứu thực hiện bởi
các trường đại học Mỹ được dự đoán đạt 57,5 tỷ USD vào năm 2011, đạt mức tăng
1,9% trong năm 2010. Mặc dù tổng mức tăng là nhỏ, nhưng mức tăng trưởng này đạt ở
trên toàn bộ cả năm nguồn tài trợ. Phù hợp với những năm trước, 36,1 tỷ USD ở tài trợ
liên bang sẽ hỗ trợ cho hơn 60% NC&PT đại học. Đây là lĩnh vực thực hiện NC&PT
duy nhất trong đó tài trợ liên bang được cho là không suy giảm trong năm 2011. Lý do
là bởi sự chi tiêu thường xuyên nguồn tài trợ Đạo luật Tái Đầu tư và Phục hồi nước
Mỹ cho các cơ quan hàn lâm, chiếm hơn 5 tỷ USD của tổng chi tiêu của khối hàn lâm.
Trong phần tài trợ còn lại cho NC&PT hàn lâm, phần đa số (21% tổng thực hiện) là
của các nguồn nội bộ và cơ quan. Các nguồn phi lợi nhuận và của chính phủ mỗi
nguồn tài trợ hơn 3 tỷ USD trong nghiên cứu hàn lâm, với các khoản tiền tài trợ của
chính phủ khác dự đoán tăng tới hơn 5% từ 2010 tới 2011, do ngân sách bang tiếp tục
được cải thiện. Cuối cùng, nghiên cứu được ngành công nghiệp tài trợ, tăng trưởng nhẹ
với hơn 5% sẽ chiếm gần 2,8 tỷ USD vào năm 2011, hay 5% tổng thực hiện.
- NC&PT của các trung tâm NC&PT được chính phủ tài trợ: 39 trung tâm NC&PT
được chính phủ tài trợ hiện tại, mặc dù trong nhiều trường hợp được quản lý bởi các
50
nhà thầu khu vực tư nhân, nhưng lại nhận tài trợ NC&PT phần lớn là từ chính phủ liên
bang. trung tâm NC&PT được chính phủ tài trợ được dự đoán nhận 15,6 tỷ USD hỗ trợ
NC&PT liên bang vào năm 2011, một mức giảm 0,2% so với ước tính đưa ra cuối năm
2010. Mức giảm này hầu như hoàn toàn do mức giảm từ hỗ trợ Đạo luật Tái Đầu tư và
Phục hồi nước Mỹ từ 2010 tới 2011.
- NC&PT ở các tổ chức phi lợi nhuận: Các hoạt động nghiên cứu thực hiện bởi các
cơ quan phi lợi nhuận (bên ngoài khu vực hàn lâm) được dự đoán tăng 1,3% vào năm
2011, đạt 17,8 tỷ USD. Những nguồn hỗ trợ lớn nhất cho NC&PT phi lợi nhuận là
những nguồn tài trợ nội bộ. Những nguồn tài trợ này chiếm 9,8 tỷ USD, hoặc xấp xỉ
55% tổng hoạt động nghiên cứu phi lợi nhuận. Mức tăng lớn nhất ở hỗ trợ, 2,6%, sẽ là
của nghiên cứu được ngành công nghiệp tài trợ, dẫn tới tổng mức đầu tư công nghiệp
đạt gần 1,8 tỷ USD vào năm 2011.
3. Động cơ tăng trƣởng NC&PT của Trung Quốc
Huawei Technologies, tập đoàn viễn thông Trung Quốc được thành lập vào năm
1988, đã phát triển trở thành nhà sản xuất trang thiết bị hạ tầng di động lớn thứ ba thế
giới và trở thành tập đoàn chế tạo viễn thông lớn thứ 5 thế giới nói chung, chỉ sau
Cisco, Ericsson, Nokia Siemens và LucentAlcatel. Khởi đầu chủ yếu là một công ty
nội địa, tập đoàn này đã phát triển trên quy mô toàn cầu trong vòng một thập niên qua.
Huawei phát triển phần nào là nhờ chế tạo chi phí thấp và hỗ trợ của chính phủ, nhưng
giờ đây tập đoàn này đã thành lập các trung tâm NC&PT tại Dallas, Bangalore,
Moscow và Stockholm, và đã thành lập nhiều liên doanh với các tập đoàn khác. Một bí
quyết nữa đối với thành công của tập đoàn này là hơn một nửa trong số 60.000 công
nhân của tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực NC&PT, trong đó tập đoàn chi tiêu
khoảng 10% doanh thu hàng năm. Huawei chỉ là một trong nhiều công ty Trung Quốc
đang tạo nên sự chuyển đổi từ chiến lược kinh doanh nội địa sang đa quốc gia.
Năng lực thiết kế và chế tạo công nghệ cao của Trung Quốc đang phát triển mạnh
trong các lĩnh vực năng lượng hạt nhân, chế tạo máy bay thương mại, vệ tinh và tàu vũ
trụ, ô tô, năng lượng tái tạo, siêu máy tính và di truyền. Các nhà lãnh đạo của Trung
Quốc hiểu và chú trọng tới NC&PT. Tám trong số 9 thành viên của Ủy ban thường
trực Bộ Chính trị Trung Quốc, gồm cả Thủ tướng Hồ Cẩm Đào, có bằng kỹ sư.
Trong suốt thập niên qua, nhiều sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Trung Quốc là
do các tập đoàn đa quốc gia chế tạo với các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, Chính phủ
Trung Quốc đã thành lập một chính sách đổi mới nội địa để khuyến khích các công ty
Trung Quốc sáng tạo và sở hữu công nghệ. Thành công của sự phát triển hệ thống giáo
dục (và độ lớn của lực lượng lao động nước này) được biểu hiện bởi công ty thuê
ngoài có trụ sở tại Thượng Hải, Bleum Inc. Công ty này sử dụng hình thức thi sàng lọc
IQ cho các nhân viên Trung Quốc với ngưỡng là 140. Bài thi như vậy sử dụng để thuê
nhân công ở Mỹ có ngưỡng thấp hơn là 125 bởi lực lượng lao động nhỏ hơn.
Chính sách được thực thi tại Trung Quốc trong thập niên qua được hoạch định để
khuyến khích việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và buộc các công ty nước
51
ngoài chuyển giao các hoạt động NC&PT của họ cho Trung Quốc để đổi lấy việc tiếp
cận tới các thị trường dung lượng lớn của Trung Quốc.
Năng lực NC&PT ngày càng phát triển của Trung Quốc và thị trường nội địa lớn
của nước này là những lực hấp dẫn lớn đối với nhiều công ty, hoặc độc lập hoặc hợp
tác với các công ty hoặc các viện nghiên cứu của Trung Quốc. Nhiều công ty đa quốc
gia đã thực hiện chiến lược này, gồm IBM, Intel, Samsung, và nhiều công ty dược
phẩm, gồm Novartis là công ty đã chuyển về từ Ấn Độ, và công ty Eli Lilly là công ty
gần đây thành lập phòng thí nghiệm NC&PT ở Singapo và sau đó tuyên bố việc xây
dựng một phòng thí nghiệm mới ở Thượng Hải sẽ tập trung vào thuốc chữa tiểu đường
ở Trung Quốc. Một phần của đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Trung Quốc là dành
để xây dựng các cơ sở NC&PT và chế tạo. Khoản đầu tư này là 90 tỷ USD vào năm
2009 và tăng thêm 10% trong nửa đầu 2010.
- Cam kết dài hạn về mức tăng trưởng:
11,6 triệu sinh viên Trung Quốc tham gia kỳ thi vào đại học năm học 1977-1978,
đạt kỷ lục lịch sử. Tới năm 2006, sinh viên thi đỗ đại học đã lên tới 5,5 triệu, gấp 5 lần
mức của năm 1998, mức theo học này còn tiếp tục tăng. Các trường đại học trở nên dễ
tiếp cận hơn đối với nhiều người Trung Quốc. Năm 2007, ước tính có hơn 55% thí
sinh thi đỗ vào trường đại học. Ở Bắc Kinh và Thượng Hải, tỷ lệ này là hơn 80%. Vào
những năm thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu cử sinh viên ra nước
ngoài để nghiên cứu các công nghệ tiên tiến và truyền thông. Tiến trình này bắt đầu
với chỉ 860 sinh viên Trung Quốc vào năm 1978 và tới năm 2006, con số này đã lên
tới 130.000 người, gấp 6 lần con số của năm 1999, năm cột mốc được coi là bình minh
của sự phát triển lần thứ hai của Trung Quốc. Ngoài những sinh viên được nhà nước
hoặc các công ty tài trợ, ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc tự xoay sở để du học ở
nước ngoài thông qua học bổng từ các trường đại học của nước ngoài.
Trong phần lớn 30 năm qua, Trung Quốc đã tập trung vào xây dựng hạ tầng vật chất
của mình. Các nhà máy cần được hiện đại, đường xá đạt tiêu chuẩn thế giới, các bến
cảng trở nên rộng lớn và sân bay hiệu quả hơn. Tất cả những cơ sở vật chất đó được
xây dựng với quy mô và tốc độ chưa từng thấy được trước đó. Giờ đây, Trung Quốc
đang hướng tới các dịch vụ và hàng hóa chất lượng cao hơn và chính phủ nước này
nhận thức được nhu cầu đầu tư vào vốn nhân lực. Kể từ năm 1998, Bắc Kinh đã tăng
gấp ba lần lượng GDP dành cho việc phát triển giáo dục. Trong giai đoạn này, số
lượng các trường đại học đã tăng gấp đôi còn số sinh viên đã tăng gấp 5, từ 1 triệu vào
năm 1997 lên 5,5 triệu vào năm 2007. Trung Quốc đã xác định được 9 trường đại học
hàng đầu của nước này và coi các trường này như nhóm Ivy League của Mỹ (top các
trường đại học hàng đầu của Mỹ). Tại thời điểm khi các trường đại học ở châu Âu và
các trường đại học bang ở Mỹ phải chịu những tác động của cắt giảm ngân sách, thì
Trung Quốc lại ở hướng ngược lại.
Khoản đầu tư không có tiền lệ này vào giáo dục có ý nghĩa như thế nào đối với Trung
Quốc? Nhà kinh tế đoạt giải Noben, Robert Fogel của trường Đại học Chicago ước tính
52
rằng ở Mỹ, một công nhân được đào tạo bài bản tại trường lớp đạt năng suất gấp 1,8 lần và
một sinh viên tốt nghiệp đại học đạt hiệu suất gấp 3 lần so với một người chỉ học hết lớp 9.
Trung Quốc rõ ràng đang phát triển mạnh nguồn cung học sinh trung học và sinh viên đại
học của nước này. Mặc dù Trung Quốc tụt hậu sau Ấn Độ ở khu vực dịch vụ do sinh viên
nước này học tiếng Anh và được đào tạo công nghệ, nhưng các công ty Trung Quốc cũng sẽ
thâm nhập thị trường rộng lớn này. Fogel cho rằng mức tăng nhân lực có kỹ năng cao sẽ
đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc trong vòng một thế hệ, đưa GDP
nước này lên hơn 120 nghìn tỷ USD vào năm 2040.
Tại Trung Quốc, toàn bộ các viện hàn lâm hàng đầu, gồm cả các trường đại học, thuộc
quyền sở hữu của nhà nước. Các trường đại học đào tạo 5 triệu sinh viên, trong số họ có
khoảng một triệu sinh viên làm nghiên cứu. Các trường đại học là động lực quan trọng đối
với đổi mới công nghệ ở Trung Quốc do chúng đóng một vai trò lớn trong nghiên cứu cơ
bản bằng cách tham gia tích cực vào nghiên cứu ứng dụng do mối quan hệ chặt chẽ giữa
trường đại học và ngành công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Trong 5 năm qua, một
nửa giải thưởng quốc gia cho nghiên cứu khoa học là dành cho các trường đại học; 70%
các bài báo được đánh chỉ số bởi SCI/EI/ISTP là của các trường đại học. Một nghiên cứu
gần đây của Thomson Reuters cho thấy khu vực hàn lâm của Trung Quốc đóng góp một
tỷ lệ rất cao của các ứng dụng pa-tăng cho tổng quốc gia so với các nước khác, đó là 16%;
so với 1% ở Nhật Bản, 4% ở Mỹ và 2% ở Hàn Quốc. Cũng nghiên cứu này nhận ra rằng
chỉ có một nước khác có mức đóng góp cao là Nga. Cả Trung Quốc và Nga đều được lãnh
đạo bởi chính quyền tập trung, trong đó việc lựa chọn và tài trợ dự án NC&PT được phần
lớn xác định và kiểm soát bởi chính phủ. Ngoài ra, chính phủ cũng giữ một vai trò lớn và
trực tiếp ở các doanh nghiệp Trung Quốc. Năm 2007, đầu tư của chính phủ ở 150 doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và được quản lý trung ương của Trung Quốc là hơn 14 tỷ
USD, chiếm 27% của tổng quốc gia. Các trường đại học nghiên cứu của Trung Quốc
không chỉ là trung tâm giáo dục, mà còn là trung tâm NC&PT khoa học và công nghệ.
Một đặc tính quan trọng của các trường đại học nghiên cứu của Trung Quốc là sự hợp tác
công nghiệp. Khoảng một nửa các khoản tài trợ nghiên cứu cấp cho các trường đại học là
của ngành công nghiệp. Nhiều trong số các kết quả NC&PT này đã được chuyển giao trực
tiếp cho các ngành công nghiệp. Nhiều công ty công nghiệp có các phòng thí nghiệm
chung với trường đại học. Trường Đại học Thanh Hoa có 63 phòng thí nghiệm công
nghiệp chung, gồm 20 phòng thí nghiệm chung với các công ty nước ngoài. Một khối
lượng lớn tài trợ nghiên cứu cho trường đại học được ngành công nghiệp cấp là dành cho
chuyển giao công nghệ. Các công ty phái sinh của trường đại học cũng trở thành các bộ
phận tích cực của ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc, và các công viên
khoa học trường đại học là các vườn ươm công nghiệp công nghệ cao quan trọng.
Hợp tác quốc tế của các trường đại học nghiên cứu với các công ty đa quốc gia cũng
là một lĩnh vực phát triển mạnh. Hầu hết nghiên cứu cơ bản được thực hiện trong khu
vực trường đại học, ở cả Mỹ và Trung Quốc. Năm 2009, nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng, theo Cục Thống Kê Quốc gia của Trung Quốc, chiếm 4,7% và 12,6% tổng chi
53
tiêu NC&PT ở Trung Quốc, giảm từ mức tương ứng của năm 2000 là 5,2% và 17%.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ tăng các tỷ số này, đặt tỷ lệ chi tiêu cho nghiên
cứu cơ bản là 15% tổng chi tiêu cho NC&PT tới năm 2020. Theo báo cáo này nghiên
cứu cơ bản sẽ được đầu tư khoảng 10% GDP vào năm 2010.
Bảng 12: Phân bổ NC&PT ở Trung Quốc theo tổ chức thực hiện
Các công ty
công nghiệp
Các viện
nghiên cứu
Trƣờng đại
học
Chi tiêu NC&PT 63% 26% 11%
Nghiên cứu cơ bản 9% 53% 38%
Nghiên cứu ứng dụng 26% 45% 29%
Phát triển công nghệ 77% 19% 4%
Các đơn xin cấp pa-tăng 64% 14% 22%
Tài trợ chính phủ 62% 20% 18%
Nguồn: OECD
4. Toàn cầu hóa NC&PT
Hiện tại, toàn cầu hóa NC&PT đang dần dần làm thay đổi vị trí đứng đầu mà Mỹ
vẫn giữ trong 40 năm qua. Nền kinh tế của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga và
Braxin, và đầu tư của những nước này vào NC&PT, đang tăng với những tỷ lệ cao hơn
đáng kể so với của Mỹ, Nhật Bản và Đức vốn là những nước đi đầu về đầu tư vào
NC&PT. Kết quả là, các nền kinh tế mới nổi đang bắt đầu thách thức năng lực công
nghệ và phát minh của các nước có truyền thống đi đầu về NC&PT. Đầu tư NC&PT
của Trung Quốc đang phát triển ở tỷ lệ phù hợp chặt chẽ với mức tăng trưởng kinh tế
hàng năm từ 9% tới 10% của nước này (và gấp 4 lần mức hiện tại của Mỹ ở cả hai
loại). Nhưng tính theo đồng USD, thì mức tăng trưởng này cũng ngang bằng của Mỹ,
vào khoảng 10 tỷ USD/năm. Vì vậy, Mỹ vẫn đang duy trì được mức tăng trưởng
ngang bằng cho tới nay. Nếu Mỹ và Trung Quốc đầu tư vào NC&PT với cùng tỷ lệ, thì
Trung Quốc sẽ phải mất 20 năm mới đạt được mức độ như của Mỹ. Nhưng điều này
khó xảy ra. Trung Quốc có rất nhiều nhu cầu khác về vốn của nước này, còn tăng
trưởng NC&PT của Mỹ hiện tại ở các mức thấp khác thường. Ngoài ra, mức lương ở
Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng lên, làm giảm lợi thế chi phí của nước này trong hiệu
suất NC&PT với các vùng khác của cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, đầu tư NC&PT ở
Nhật Bản và Đức không bắt kịp nhịp với châu Á, do các nước này đang phải vật lộn để
hồi phục từ cuộc suy thoái kinh tế vào năm ngoái. Cuộc suy thoái năm 2008-2009
cũng góp phần san bằng sự phân bố NC&PT toàn cầu. Một số quốc gia mới nổi ít chịu
tác động bởi cuộc khủng hoảng và có thể tiếp tục đầu tư vào hạ tầng NC&PT của họ ở
những tỷ lệ tương đối cao. Trong khi đó, cuộc suy thoái ảnh hưởng nghiêm trọng nhất
tới các nền kinh tế tiên tiến đến nỗi mà hầu hết đều cắt giảm chi tiêu NC&PT của mình
vào năm 2009 so với mức của năm 2008. Những nước này cũng đang đầu tư ở các
54
mức thận trọng hơn nhiều vào năm 2010 và 2011. Hầu hết các nền kinh tế tiên tiến vẫn
không đạt được mức đầu tư vào NC&PT tương đương với mức trước khi xảy ra khủng
hoảng. Toàn cầu hóa NC&PT có thể được minh họa bởi các tập đoàn đa quốc gia, vốn
phân tán các tổ chức NC&PT của họ ở khắp các nền kinh tế mới nổi và tiên tiến.
Chiến lược này tối ưu hóa cán cân chi phí và tiếp cận năng lực (và cũng thường tiếp
cận được tới nguồn tài nguyên thiên nhiên), và cũng mang lại một sự hiệp lực với sự
phát triển thương mại một phạm vi rộng các thị trường địa phương. Sức mạnh ngày
càng gia tăng của các quốc gia mới nổi và các cơ quan công nghệ cao của những nước
này cũng đã tạo ra một luồng đầu tư NC&PT nghịch đảo từ các quốc gia mới nổi
ngược lại các quốc gia tiên tiến. Ví dụ, tập đoàn Huawei Technologies của Trung
Quốc đã đầu tư mạnh vào bên ngoài Trung Quốc để trở thành tập đoàn viễn thông
hàng đầu thế giới. Các công ty dược phẩm của Ấn Độ cũng đã thu mua các công ty
thuốc chung (generic drug - thuốc không có bằng sáng chế) của châu Âu để đạt được
thị phần của ngành công nghiệp đang phát triển này.
Bảng 13: Số liệu về các nhà nghiên cứu thế giới
Các nhà nghiên cứu
(nghìn ngƣời)
Phân bố nhà nghiên
cứu thế giới (%)
2002 2007 2002 2007
Thế giới 5.811 7.209 100% 100%
Các nước phát triển 4.048 4.478 69,7% 62,1%
Các nước đang phát triển 1.734 2.697 29,8% 25,4%
Châu Mỹ 1.628 1.832 28,0% 25,4%
Châu Á 2.065 2.951 35,5% 40,9%
Châu Âu 1.871 2.124 32,2% 29,5%
Mỹ 1.342 1.426 23,1% 20,0%
Trung Quốc 810 1.423 13,9% 19,7%
Nguồn: UNESCO Science Report 2010
- NC&PT châu Âu không đáp ứng được các mục tiêu
Năm năm trước đây, một số nước và các tổ chức ở châu Âu đã đặt mục tiêu tăng chi
tiêu NC&PT với vai trò là tỷ trọng GDP để bằng hoặc vượt mức của Mỹ và Nhật Bản
(2,7% tới 3%) vào năm 2010. Đó là trước khi cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009,
những thất bại của ngân hàng, và nguy cơ cần hỗ trợ to lớn cho Hy lạp, Tây Ban Nha
và Ailen. Và thậm chí trước các vấn đề kinh tế, mức tăng trưởng tài trợ NC&PT vẫn
ảm đạm trong thời kỳ 2006 và 2007. Mức trung bình của chi tiêu NC&PT với vai trò
là tỷ lệ phần trăm GDP của EU vẫn ở mức 1,9% trong năm năm. Đáng ngạc nhiên,
thậm chí trước khi cuộc suy thoái toàn cầu diễn ra, vẫn thiếu hành động của chính phủ
để cố đạt được mục tiêu “3% tới năm 2010”. Bước vào năm 2011, không có một mối
quan tâm rõ ràng nào trong việc nâng cấp hoặc khôi phục lại mục tiêu này.
55
Theo một số phân tích, mức tăng trưởng GDP thực của EU thấp hơn ở Mỹ và
khoảng cách này có thể dãn rộng hơn trong thập kỷ tới. Trên thực tiễn, mức tăng
trưởng này được dự đoán trong 5 năm tới ít hơn so với mức của 5 năm trước, ngay cả
khi không tính đến giai đoạn suy thoái toàn cầu. EU được dự đoán sẽ phân kỳ trong
thập niên tới, với 4 quốc gia ở Nam Âu có mức tăng trưởng thấp nhất trong khu vực
EU, trong khi thậm chí các quốc gia ở phía Bắc được dự đoán có mức tăng trưởng thấp
hơn nhiều so với Mỹ trong thập niên tới. Một phần của tình trạng này ở EU là chi phí
lao động tương đối cao, mà theo một nghiên cứu gần đây chiếm tới hơn 70% chi phí
NC&PT thuần túy ở châu Âu. Tại Mỹ, chi phí lao động chiếm 45% ngân sách NC&PT.
Ở châu Á, chi phí lao động chưa tới 30% chi phí NC&PT (ngoại trừ Nhật Bản có mức
tương tự như của Mỹ). Các nước miền nam và đông Âu, ban đầu rất thu hút bởi vì chi
phí nhân công thấp và các ưu đãi kinh tế, đã đạt các kết quả hỗn hợp trong vài năm qua.
Một số nước, như Ba lan, đã đạt mức tăng trưởng đáng kể ở hạ tầng NC&PT của mình,
còn các nước khác, như Hy lạp và Rumani lại thể hiện nhu cầu cho NC&PT của địa
phương thấp và khó có thể tăng trưởng. Các nước Xla-vơ nhỏ hơn của Đông Nam Âu
có đầu ra bao gồm pa-tăng, hợp tác nghiên cứu và các ấn phẩm khoa học tương đối
thấp hơn so với những nước Tây và Bắc Âu phát triển hơn. Tăng trưởng kinh tế và
NC&PT ở các nước đông nam Âu vẫn ở mức 1,5% tới 2,5%, với chi tiêu NC&PT tính
theo tỷ trọng GDP không vượt quá 1%. Một thống kê khác cho biết khoảng cách về
năng suất giữa Mỹ và EU dường như đang rộng ra. Ví dụ, năng suất lao động của Mỹ
đã tăng 2,5% vào năm 2009, trong khi của châu Âu lại giảm 1%. Theo các phân tích,
sự khác biệt này được cho là vẫn duy trì thậm chí trong thời kỳ phục hồi kinh tế. Mặt
khác, một lĩnh vực hứa hẹn đối với NC&PT châu Âu là môi trường năng động để hợp
tác với các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ.
- Nước dẫn đầu châu Âu: Đức là nhà đầu tư NC&PT lớn thứ tư trên thế giới, chỉ sau
Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, và chi tiêu cho NC&PT hàng năm cao hơn 55% so với
Hàn Quốc. Đức chiếm khoảng ¼ tổng chi tiêu quốc gia cho NC&PT của EU27 và gần
20% GDP nhóm này. Nước này dự kiến mức tăng trưởng GDP đạt 2% vào năm 2011
chỉ khá hơn một chút so với mức trung bình trung của EU. Đức và Anh cạnh tranh vị
trí đứng đầu về số lượng các bài báo kỹ thuật được công bố, với Đức có 7% lợi thế.
Đức có một hạ tầng nghiên cứu mạnh, với các vị trí lãnh đạo công nghiệp ngày càng
ổn định và phát triển trong các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, hàng không, hóa học,
dược phẩm và năng lượng. Theo Bảng niêm yết Đầu tư NC&PT công nghiệp của EC
2010, công ty chi tiêu cho NC&PT hàng đầu ở EU là Volkswagen, với gần 8 tỷ USD
được đầu tư vào năm 2009. Năm trong số 10 công ty NC&PT hàng đầu ở EU là của
Đức, mỗi công ty đều đạt các tỉ suất NC&PT /doanh thu lớn. Đức cũng chú trọng vào
phát triển các công nghệ sạch và sản xuất 16% nguồn cung ứng điện của mình từ các
nguồn tái tạo. Với sản lượng 14,6 GWp, Đức đạt công suất năng lượng quang điện lớn
nhất thế giới. Nước này cũng chiếm tỷ phần lớn nhất châu Âu về công suất phong điện,
đạt hơn 25GW. Chính phủ Đức hi vọng các dạng năng lượng tái tạo chiếm tới 35% sản
lượng điện của Đức vào năm 2010 và 80% vào năm 2050.
56
- Lộ trình cạnh tranh của Ấn Độ: Nền kinh tế của Ấn Độ được dự kiến tăng trưởng
từ 7 tới 9% hàng năm trong vòng 5 năm tới, khá hơn dự đoán cho hầu hết các nước
khác, nhưng vẫn thua Trung Quốc, nước tiếp tục tăng trưởng 10% hoặc hơn. Như
Trung Quốc, Ấn Độ trở nên rất tích cực trong việc hợp tác và kinh doanh với các nước
dẫn đầu NC&PT danh tiếng. Nga và Ấn Độ có những hợp tác chặt chẽ trong quá khứ
về vũ khí quân sự, trong khi đó lại không hề có hợp đồng nào giữa Nga-Trung trong
hơn năm năm qua. Nga cũng đang xây dựng 12 nhà máy năng lượng lò phản ứng hạt
nhân cho Ấn Độ trong 10 năm tới (Trung Quốc đang tự xây dựng hơn 15 nhà máy với
sự hỗ trợ của Mỹ và Pháp trong cùng thời gian này). Nga cũng cung cấp hỗ trợ công
nghệ vũ trụ cho Ấn Độ trong vài năm qua. Cuộc viếng thăm tới Ấn Độ vào tháng
11/2010 của Tổng thống Obama là nhằm nâng cao hợp tác công nghệ Mỹ-Ấn trong
các lĩnh vực chống khủng bố, biến đổi khí hậu, năng lượng sạch, quốc phòng và vũ trụ
dân sự. Con số về đầu tư NC&PT của Ấn Độ không phải lúc nào cũng vững mạnh.
Mặc dù đặt ra các mục tiêu cho vài năm qua nhằm tăng tỷ suất chi tiêu NC&PT/GDP
lên hơn 1%, nhưng hiệu suất thực sự của nó lại là một tỷ suất ổn định trong vòng vài
năm qua ở mức 0,9%. Trong mức chi tiêu này, 0,61% là của đầu tư NC&PT chính phủ,
khoản này đã tăng trong vòng vài năm qua. Đầu tư công nghiệp vào NC&PT của Ấn
Độ đã tăng 10% trong cùng kỳ. Mục tiêu tổng thể hiện tại đối với NC&PT tính theo tỷ
trọng GDP là 1,2% tới năm 2012. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng của Ấn Độ
cũng tăng gấp đôi như của Trung Quốc. Nhưng theo các báo cáo của chính phủ Ấn Độ,
chỉ 2% tới 5% số sinh viên tốt nghiệp này có kỹ năng hướng nghiệp cơ bản so với 96%
của Hàn Quốc, 75% của Đức và 68% của Mỹ. Tương tự, chỉ 25% kỹ sư tốt nghiệp ở
Ấn Độ là có các kỹ năng ngôn ngữ, kiến thức thực hành và các tác phong văn hóa để
làm việc cho các công ty đa quốc gia. Ấn Độ cũng tiếp thu được một lượng tri thức
công nghệ lớn thông qua mậu dịch công nghiệp của mình. Trước việc thu mua Corus
của tập đoàn thép Tata Steel, nhà sản xuất thép lớn thứ nhì châu Âu, thì nhà sản xuất
thép Ấn Độ này chưa có bất kỳ một pa-tăng của Mỹ nào. Vụ mua Corus đã đem về cho
tập đoàn này hơn 80 pa-tăng và 1.000 nhà nghiên cứu, vì vậy đã đem lại cho Tata việc
tiếp cận ngay lập tức tới năng lực công nghệ của các công ty được mua về. Kế hoạch 5
năm lần thứ 11 cho giai đoạn 2007-2012 đã đề ra mức tăng 220% cho đầu tư KH&CN
so với kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Một phần của kế hoạch này đã dẫn tới việc hình
hành nên 30 trường đại học trung ương mới, được sở hữu và quản lý bởi chính quyền
trung ương. 16 trong số các trường đại học này sẽ được đặt tại 16 bang trước đây
không có một trường đại học trung ương nào. 14 trường còn lại sẽ trở thành các trường
đại học đẳng cấp thế giới được thành lập trên toàn quốc, bắt đầu vào năm 2010, để xây
dựng một “tiêu điểm ngành” và định hướng NC&PT
- Thách thức và tăng trưởng của Hàn Quốc: Hàn Quốc xếp vị trí thứ tư về đầu tư
NC&PT trong số các quốc gia OECD và thứ năm trên toàn thế giới. Khoảng 75% đầu
tư NC&PT của Hàn Quốc là từ ngành công nghiệp, cao hơn của Trung Quốc (72%),
Mỹ (71%), và Đức (70%). Chi tiêu NC&PT của chính phủ Hàn Quốc đã tăng 10,5%
57
hàng năm kể từ năm 2002, vượt mức tổng tỷ lệ tăng trưởng ngân sách quốc gia là
6,5%. Ở tỷ lệ 3,0%, Hàn Quốc cũng đạt mức tỷ trọng chi tiêu NC&PT/GDP cao thứ 5
trong số tất cả các nước (sau Ixraen, Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan). Số lượng các
bài báo nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đạt vị trí lớn thứ tư trên thế
giới. Theo Kế hoạch Khung KH&CN hiện tại của nước này, Chính phủ Hàn Quốc đã
đề ra các mục tiêu tăng NC&PT theo tỷ trọng của GDP từ mức hiện tại là 3,2% lên 5%
vào năm 2012. Nước này cũng kỳ vọng tăng gần gấp đôi đầu tư vào NC&PT của chính
phủ, từ 35 tỷ USD vào năm 2007 lên 66 tỷ USD vào năm 2012. Một mục tiêu nữa là
nhằm tăng số lượng các nhà nghiên cứu/10.000 người dân, từ 53 vào năm 2007 lên
100 tới năm 2012. Từ năm 2003 tới 2009, hơn 40 đạo luật liên quan tới đổi mới
KH&CN đã được chính phủ Hàn Quốc ban hành. Tuy nhiên, những luật này vẫn còn
có hạn chế. Theo Bộ Kinh tế Tri thức, số lượng các sản phẩm bán chạy nhất trên thế
giới của Hàn Quốc đã giảm mặc dù bất chấp có những khoản đầu tư thêm nhiều vào
NC&PT, hiệu suất không dẫn tới việc tạo ra các ngành công nghiệp và thị trường mới.
Số lượng của các loại sản phẩm trong đó Hàn Quốc là nước đứng đầu toàn cầu đã
giảm từ 87 vào năm 2000 xuống 53 vào năm 2008, còn Trung Quốc lại tăng từ 698 lên
1.128 sản phẩm trong cùng kỳ.
- Ưu thế nổi trội của Nhật Bản suy giảm: Cho tới năm 2010, Nhật Bản vẫn là nền kinh
tế và là nước chi tiêu cho NC&PT lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Trong cả hai xếp
hạng, nước này hiện nay đứng ở vị trí thứ ba, chịu thua uy lực liên tục phát triển của
Trung Quốc. Trong khi các nước châu Á khác thông thường được nhắc tới như những
nước mới nổi, thì Nhật Bản đã được xếp cùng nhóm với châu Âu và Mỹ với vai trò là nền
kinh tế phát triển và năng lực công nghệ danh tiếng. Tập đoàn Toyota Motor là nhà đầu tư
NC&PT công nghiệp lớn nhất thế giới với hơn 11 tỷ USD/năm và là nhà sản xuất ô tô lớn
nhất thế giới tính theo doanh thu và số lượng ô tô được sản xuất. Nhật Bản cũng đạt tỷ
trọng NC&PT/GDP lớn thứ hai trên thế giới với mức 3,4% chỉ sau Ixraen. Nền kinh tế
Nhật Bản bị đình trệ trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước và trong những năm 2000.
Mức tăng trưởng trong năm 2011 được IMF dự đoán ở mức rất khiêm tốn là 1,5%, cùng
chung mức tăng khiêm tốn là 2 tỷ USD ở chi tiêu NC&PT. Mức tăng trưởng kinh tế và
chi tiêu NC&PT tương tự như mức của Mỹ và Đức đạt được trong vòng ba năm qua và
đang trải qua thời kỳ phục hồi chậm chạp. Nhiều trường đại học Nhật Bản đang gặp
những khó khăn về tài chính do tình trạng bán tư thục hóa của mình vào năm 2004, cuộc
suy thoái gần đây và tài trợ của chính phủ giảm sút. Nhiều trường dựa vào tài trợ của
chính phủ cho hơn một nửa phí tổn vận hành của mình. Những cơ quan nhỏ hơn không
thành công trong việc thu hẹp khoảng cách bằng các khoản quyên góp và trợ cấp NC&PT,
mặc dù các cơ quan lớn lại thành công. Với lượng dân số lứa tuổi 18 suy giảm cùng với
các nguồn tài trợ cũng bị suy giảm này, có thể thấy nhiều trường đại học tư thục sẽ buộc
phải đóng cửa hoặc sáp nhập với các trường khác.
Mức tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản với vị trí là một nước quyền năng về
công nghệ cũng bị cản trở bởi dân số đang già hóa. Nước này có tỷ lệ dân số trên 65 tuổi
58
cao nhất thế giới, với tỷ lệ 25% hiện nay và 30% tới năm 2020. Nhật Bản cũng vẫn phải
gặp nhiều thách thức bởi nền kinh tế chậm chạp và mức lương tăng một cách đều đặn.
Nhiều sản phẩm hiện đang được thuê sản xuất bên ngoài tại các nước châu Á khác để duy
trì được tính cạnh tranh, vì vậy làm giảm hàm lượng chế tạo của nền kinh tế.
- Giải pháp của Nga: Tiếp theo sự chuyển giao sang nền kinh tế thị trường và sự
chuyển hóa hệ thống chính trị gần cuối thế kỷ trước, Nga trải qua một mức tăng trưởng
kinh tế mạnh. Khi cuộc suy thoái toàn cầu diễn ra, Nga đã triển khai một gói phục hồi
quốc gia để làm giảm nhẹ chi phí xã hội của cuộc suy thoái, duy trì được một hệ thống
tài chính mạnh, và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ đạo. Khoản cứu trợ trị giá 88
tỷ USD tương đương với 9% GDP năm 2009 của Nga. Cuộc suy thoái, cộng với các
vấn đề về y tế đang gây sức ép, dân số già hóa và các vấn đề về năng lượng và an ninh,
đã gây sức ép lên khả năng tiếp tục cung cấp tỷ phần 65% chi tiêu chính phủ cho
NC&PT. Tài trợ công nghiệp đã giảm từ 30% xuống 29% trong 5 năm qua và không
được cho là thay thế bất cứ khoản mất mát nào của hỗ trợ NC&PT chính phủ. Khu vực
hàn lâm vẫn được chính phủ hỗ trợ, với gần 60% trong số 1.134 trường đại học của
Nga đang được chính phủ vận hành. 7 trường đại học lớn, mới cấp liên bang hiện có
kế hoạch trở thành các trung tâm giáo dục trọng điểm cho các vùng vĩ mô trên toàn
quốc. Tuy nhiên, khu vực hàn lâm chỉ góp chưa tới 7% cho tổng chi tiêu quốc gia cho
NC&PT, bằng một nửa của Mỹ. Một vấn đề nữa tác động tới NC&PT của Nga đó là
một phần lớn các trang thiết bị đang được các nhà nghiên cứu sử dụng rất cũ kỹ; 25%
hơn 10 năm và 12% hơn 20 năm theo số liệu của Nghiên cứu HSE. Nhiều Cơ sở
nghiên cứu của Viện Khoa học Nga cũng được dự kiến nâng cấp tới năm 2008, nhưng
tới năm 2010 dự án này vẫn chưa được hoàn thành. Ngoài ra, tuổi trung bình của các
nhà nghiên cứu Nga là 49 tuổi, với 40% là trên 55 tuổi. Số lượng các nhà nghiên cứu
70 tuổi cũng tăng gấp đôi trong trong 6 năm qua, trong khi số lượng trên 30 tuổi chỉ
tăng 18%. Về khía cạnh công nghiệp, Tổng thống Dmitry Medvedev đã thành lập
Công viên khoa học Skolkovo được chính phủ tài trợ ở ngoại ô Matxcova để mô
phỏng theo mô hình Thung lũng Silicon của Mỹ và thu hút các công ty công nghệ cao
để đa dạng hóa kinh tế Nga dựa trên trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Nokia và Microsoft
gần đây đều thể hiện sự quan tâm tới việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu của
mình tại Skolkovo. Thành lập vào năm 2010, các nhà quản lý Skolkovo đang sử dụng
các biện pháp như cắt giảm thuế và các biện pháp khác để thu hút các công ty nước
ngoài, trong khi tuyên bố rằng các quy định của công viên được hoạch định để làm
giảm công việc bàn giấy, 113 luật đã được thông qua để hỗ trợ cho nền kinh tế đổi mới
và ngăn ngừa sự hình thành tệ nạn tham nhũng hành chính.
- Nước đứng đầu khu vực Mỹ Latinh: Braxin là nước lớn nhất và đông dân nhất khu
vực Mỹ Latinh, với dân số là 190 triệu người. Nước này cũng là nền kinh tế lớn nhất với
tốc độ tăng trưởng là 27% từ 2002 tới 2008. Tuy nhiên, tổng chi tiêu quốc gia cho
NC&PT của nước này lại phát triển chậm hơn nhiều, chỉ ở mức 10% trong cùng thời kỳ
chỉ chiếm trên 1% tổng GDP. Những yếu tố hạn chế mức tăng trưởng NC&PT ở Braxin
59
gồm các vấn đề tiếp cận tới nguồn vốn do lãi suất cao, vận tải kém làm ngăn trở xuất khẩu
và hệ thống giáo dục không thích hợp làm triệt tiêu sự phát triển xã hội và khả năng của
các nhà nghiên cứu có kỹ năng, đặc biệt ở các ngành mới nổi. Tỷ lệ tiến sỹ/dân số là 15%
thấp hơn Đức và chỉ bằng 1/3 của Hàn Quốc. Chỉ 16% thanh niên từ 28-24 tuổi là theo
học đại học. Tuy vậy, tỷ phần của Braxin trong các bài báo khoa học của thế giới đã tăng
từ 0,8% năm 1992 lên 2,7% năm 2008 nhờ số lượng Tiến sỹ đang tăng lên. Ngân sách
liên bang cung cấp 38% tổng chi tiêu cho NC&PT của Braxin, với ngành công nghiệp
cung cấp 45% và các bang cung cấp 17%. Một số lượng các khoản đầu tư trực tiếp nước
ngoài dựa trên NC&PT nhằm mục đích hỗ trợ cho các nỗ lực marketing địa phương tiếp
tục chi phối mức tăng trưởng NC&PT ở Braxin.
5. NC&PT thuộc các ngành công nghiệp then chốt
(1) Các ngành khoa học sự sống: các ngành khoa học sự sống bao trùm toàn bộ
phạm vi các ngành công nghiệp có liên quan, từ dược phẩm cho tới các trang thiết bị y
tế tới công nghệ sinh học. Mặc dù hoạt động sáp nhập và thu mua (M&A) đã giảm bớt
phần nào, nhưng nó tiếp tục là một yếu tố xác định trong đầu tư NC&PT của lĩnh vực
này. Các công ty thu mua đơn thuần là nhanh chóng hợp lý hóa các hoạt động NC&PT,
vừa đối với các IP đã có lẫn các danh mục NC&PT của họ. Các vụ thu mua phần lớn
là các công ty dược phẩm lớn mua lại các công ty công nghệ sinh học nhỏ cho các mục
tiêu riêng của mình và/hoặc cho các năng lực NC&PT nhanh. Các hoạt động hậu sáp
nhập, gồm cắt giảm, tái cơ cấu và đồng bộ hóa toàn thể chi phí NC&PT, sẽ được bổ
sung thêm vào số lượng việc làm bị mất trong lĩnh vực dược phẩm trong vòng 5 năm
qua. Một số những cắt giảm sắp tới là từ Merck (hậu sáp nhập với Schering Plough),
sự cắt giảm này sẽ đóng cửa 8 cơ sở NC&PT toàn cầu với vai trò là một phần của nỗ
lực thống nhất hoạt động lớn. Hãng Pfizer (hậu sáp nhập với Wyeth) đang thông báo
cắt giảm lên tới 3 tỷ USD trong ngân sách NC&PT trong vòng vài năm tới.
AstraZeneca vừa tuyên bố các kế hoạch giảm ngân sách NC&PT tới 1 tỷ USD trong
vòng 4 năm tới, còn các Phòng thí nghiệm Abbott (sau khi mua Solvay) đã công bố
các kế hoạch về những khoản cắt giảm lớn của NC&PT với hơn 3500 việc làm toàn
cầu. Hãng Roche gần đây cũng tuyên bố các kế hoạch cắt giảm 4800 việc làm toàn cầu.
Xét trên khía cạnh hoạt động, một xu hướng đang nhanh chóng phát triển trong các
hãng dược phẩm đó là tái định hình lại các hoạt động NC&PT của mình. Ba hãng dược
phẩm lớn, Eli Lilly và gần đây là Merck và Sanofi-Aventis, đã khởi động các hợp
đồng phát triển có phạm vi rộng và quan trọng với Covance, một tổ chức nghiên cứu
theo hợp đồng lớn. Tất cả ba hãng đều coi trọng tính hiệu quả và linh hoạt thu được từ
những hợp đồng này (gồm chuyển giao các cơ sở NC&PT và tài sản) sẽ cải thiện mạnh
doanh thu ở phần chịu tác động của các danh mục NC&PT tương ứng của mình. Xu
hướng quan trọng nhất và tiếp diễn là sự phát triển ngày càng tăng của nỗ lực NC&PT
ở châu Á. Cả Eli Lilly và Sanofi-Aventis gần đây đều tuyên bố các trung tâm NC&PT
mới ở Trung Quốc kết hợp với Merck, Novartis, AstraZeneca và các hãng khác với các
hoạt động NC&PT quan trọng đặt tại Trung Quốc. Singapo cũng tiếp tục thu hút được
60
đầu tư NC&PT mới trong lĩnh vực dược phẩm, gồm một trung tâm nghiên cứu mới
của Roche. Ngoài những hoạt động hợp tác cá thể, Eli Lilly, Merck và Pfizer cũng
tuyên bố thiết lập Nhóm Nghiên cứu Ung thư (ACRG) châu Á. Tổ chức phi lợi nhuận
này sẽ nâng cao các nỗ lực khám phá và nghiên cứu thuốc nhằm vào các bệnh ung thư
phổ biến nhất ở châu Á. Mặc dù các nỗ lực NC&PT sinh dược phẩm ở châu Á tiếp tục
vững mạnh, nhưng khu vực này cũng không tránh được các hoạt động tái cơ cấu toàn
cầu. Vào tháng 10/2010, Eli Lilly tuyên bố đóng cửa Trung tâm Khám phá Thuốc tại
Singapo của hãng với vai trò là một phần của kế hoạch đưa các hoạt động kinh doanh
toàn cầu của hãng đi đúng tiêu cự và hiệu quả hơn.
Hình 1. Chi tiêu NC&PT khoa học sự sống toàn cầu và của Mỹ
Nguồn: R&D magazine, Battelle, EU R&D scoreboard
(2) Công nghệ thông tin: Như hầu hết các ngành công nghiệp khác, chi tiêu vào NC&PT
của ngành công nghiệp phần mềm đã giảm trong cuộc suy thoái gần đây, giảm ở mức 1,5%
toàn cầu và 5% ở Mỹ trong năm 2009. Tuy nhiên NC&PT công nghiệp được dự báo sẽ
khôi phục lại mức tăng tương ứng vào năm 2010 và 2011 là 4,5% và 7,5%, bị chi phối một
phần bởi việc sử dụng ngày càng tăng phần mềm điều khiển nhúng và phần mềm giao diện
ở rất nhiều ứng dụng. Viễn thông, ô tô, năng lượng, dược phẩm, ngân hàng và tài chính,
hàng không/quốc phòng và các ngành công nghiệp khác đều ngày càng dựa vào phần mềm
để mô phỏng, thiết kế, vận hành và kiểm soát sản phẩm, hệ thống và các phương thức chế
tạo của họ. Đầu tư của Mỹ vào NC&PT phần mềm chiếm hơn 70% tổng toàn cầu. Không
có xu hướng giảm thực sự nào trong tỷ phần này diễn ra trong vòng vài năm qua. Hầu hết
các công ty lãnh đạo trong lĩnh vực phần mềm là các tập đoàn đa quốc gia, đầu tư NC&PT
toàn cầu đẩy mạnh ở cả các nước tiên tiến và mới nổi. Xét về triển vọng NC&PT, một số xu
hướng mới nổi, gồm phát triển và thực hiện điện toán đám mây, phát triển và phức tạp hóa
các ứng dụng không dây/di động, phát triển các mạng công nghệ thông tin phi đám mây và
nhúng thông minh vào các hệ phần mềm và phần cứng liên quan. Do bản chất của công
nghệ phần mềm, nhiều trong số những xu hướng này giao thoa và chồng chéo.
C
h
i ch
o
N
C
&
P
T
, tỷ
U
S
D
Thế giới Mỹ
61
Hình 2. Tổng chi tiêu NC&PT phần mềm/Internet/Dịch vụ máy tính toàn cầu và của
Mỹ
Nguồn: R&D magazine, Battelle, EU R&D scoreboard
(3)Điện tử/máy tính: Sự phức tạp của chế tạo linh kiện điện tử yêu cầu một phần lớn
NC&PT doanh nghiệp dành cho phát triển các phương thức chế tạo và thường được chi
xung quanh vùng chế tạo của địa phương. Với thị phần là 80 %, Intel đã trở thành nhà sản
xuất bộ vi xử lý lớn nhất trên thế giới. Tập đoàn này gần đây đã mở một cơ sở lắp ráp và thử
nghiệm chip trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam và chỉ trong vòng 2 tuần đã mở một nhà máy chế
tạo linh kiện bán dẫn trị giá 2,5 tỷ USD tại Đại Liên, Trung Quốc. Cơ sở tại Việt Nam là
vùng lắp ráp và thử nghiệm thứ 7 của Intel. Các năng lực chế tạo quy mô lớn và NC&PT
liên tục của Intel cho phép công ty này nâng cao hiệu suất chế tạo và giữ được khoảng cách
vượt trội với các địch thủ. Gần đây, công ty này cũng hợp tác với Đài Loan để thành lập
một phòng nghiên cứu điện toán Internet trị giá nhiều triệu USD. Intel cho biết công ty hợp
tác với Ủy ban Khoa học Quốc gia Đài Loan và một trường đại học hàng đầu của Đài Loan
để thành lập một trung tâm nghiên cứu điện toán đám mây với chi phí ước ính 24 triệu USD
trong vòng 3 tới 5 năm tới. Một công ty khác, Advanced Micro Device (AMD) cũng đang
nỗ lực trở thành đối thủ của Intel, nhưng với thị phần nhỏ (20%), công ty này gặp nhiều bất
lợi. Với đầu tư NC&PT gấp 5 lần của AMD vào năm 2010, Intel có thể sản xuất và phát
triển các thế hệ chip mới phức tạp hơn, nhỏ hơn và công suất cao hơn so với của AMD. Tuy
nhiên, AMD không nhường thị trường bộ vi xử lý cho Intel. Công ty này đã thu mua ATI
vào 4 năm trước với giá là 5,4 tỷ USD và hiện đang sử dụng NC&PT của mình để phát triển
các bộ APU kết hợp cả CPU với GPU trên một con chip “siêu silicon”. Trong khi Intel và
AMD đầu tư NC&PT của họ vào việc phát triển các thiết bị vi xử lý và các quy trình chế
tạo chúng, thì Apple đầu tư vào phát triển sản phẩm sử dụng các linh kiện hầu như có sẵn.
Các hệ thống sản phẩm mà họ phát triển trong vài năm qua như iPod, iPad và iPhone, cùng
với dòng máy tính di động Mac, đã tạo ra các dòng sản phẩm mới và tạo ra được nhu cầu
chưa từng có trước đây. Chiến lược NC&PT này có độ rủi ro hơn là chiến lược chuyên sâu
về vốn như của Intel và AMD, nhưng lại thiên về tính cạnh hơn. Phản ứng của Apple là sử
dụng tốc độ của NC&PT như là lợi thế cạnh tranh. Công ty này liên tục phát triển các bảng
nâng cấp được công bố với thời gian ngắn và giữ cho các đối thủ luôn bị tụt lại sau. Thành
công lớn của phương pháp này đã cho phép Apple thuê hàng ngàn nhân công để hỗ trợ cho
C
h
i c
h
o
N
C
&
P
T
, tỷ
U
S
D
Thế giới Mỹ
62
hoạt động của mình và tăng mức đầu tư NC&PT (lên tới 34% hay gần 500 triệu USD trong
năm qua). Qualcomm là một nhà chế tạo chip nữa tập trung đầu tư NC&PT vào các chipset
di động cho điện thoại di động. Công ty này chi tiêu mạnh vào việc giảm giá thành sản xuất
chip. Gần đây, công ty này cũng tuyên bố thành lập một trung tâm NC&PT ở Đài Loan để
tiếp cận tới thị trường điện thoại di động đang phát triển mạnh của Trung Quốc.
Hình 3. Tổng chi tiêu NC&PT điện tử/phần cứng máy tính
Nguồn: R&D magazine, Battelle, EU R&D scoreboard
(4)Hàng không vũ trụ/An ninh/Quốc phòng: Không một lĩnh vực nào có được sự kết
nối mạnh mẽ với đầu tư NC&PT công như hàng không vũ trụ, an ninh và quốc phòng.
Mỹ cũng như rất nhiều nước khác dành những khoản đầu tư khổng lồ cho NC&PT liên
quan tới an ninh quốc phòng hàng năm. Để minh họa, chính phủ Mỹ sẽ chi thêm cho
NC&PT quốc phòng vào năm 2011 (khoảng 80 tỷ USD) nhiều hơn tất cả các ước tính
về tổng NC&PT (chính phủ, công ty và giới học viện) của tất cả các nước trên thế giới
ngoại trừ tốp 3 nước hàng đầu. Tác động của khoản đầu tư này lên ngân sách và hoạt
động NC&PT nội bộ của các công ty và các định hướng đằng sau nó là rõ ràng.
Hình 4. Tổng chi tiêu NC&PT Vũ trụ/An ninh/Quốc phòng
Nguồn: R&D magazine, Battelle, EU R&D scoreboard
C
h
i c
h
o
N
C
&
P
T
, tỷ
U
S
D
Thế giới Mỹ
C
h
i ch
o
N
C
&
P
T
, tỷ
U
S
D
Thế giới Mỹ
63
(5) Năng lượng: NC&PT Năng lượng bao trùm một phạm vi rộng từ nhiên liệu hóa
thạch tới nhiên liệu tái tạo, từ sản xuất tới tích trữ, và từ sử dụng tới tiêu dùng. Những
công nghệ này và các thị trường tương đối chuyên biệt. Kết quả là, tài trợ NC&PT không
hoàn toàn có thể thay thế được trong ngành năng lượng. Đầu tư NC&PT công nghiệp của
Mỹ phản ánh một hỗn hợp nhiên liệu hóa thạch, tái tạo và hạt nhân, và được định hướng
bởi một sự kết hợp của các động lực, gồm khám phá và mức độ tiếp cận của các trữ lượng
nhiên liệu hóa thạch, chính sách và các khuyến khích tài chính cho NC&PT năng lượng
tái tạo v.v... tạo ra sự đa dạng hóa bên trong các công ty. Ví dụ, ba công ty dầu khí lớn
nhất của Mỹ đang đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo, đáng chú ý nhất là vào lĩnh vực
nhiên liệu sinh học. Mức độ chi tiêu NC&PT của ngành năng lượng Mỹ là nhỏ ở các kỳ
hạn tuyệt đối và với vai trò là tỷ lệ của doanh thu (0,3%) khi so với những ngành công
nghệ khác. Ví dụ, tổng lượng đầu tư của khu vực tư nhân ở tất cả các dạng nghiên cứu
năng lượng nhỏ bằng một nửa lượng đầu tư NC&PT của khoa học sự sống. Đồng thời,
hợp tác công-tư và thương mại hóa rất cần thiết để triển khai đổi mới năng lượng trên quy
mô, do chính phủ kiểm soát rất ít việc sản xuất năng lượng hoặc công suất phân phối (trừ
các trữ lượng nhiên liệu hóa thạch trên đất của liên bang). Khu vực tư nhân thiếu các
nguồn lực hoàn chỉnh để thực hiện nghiên cứu cần để giải quyết các nhu cầu và đòi hỏi
ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của
động lực NC&PT liên bang trong lĩnh vực này, Ủy ban Đổi mới Năng lượng của Mỹ đã
kêu gọi tăng gấp 3 lần đầu tư lên 16 tỷ USD/năm. Đây sẽ là một thách thức lớn tại thời
điểm khi ngân sách liên bang đang phải chịu áp lực đặc biệt.
Hình 5. Tổng chi tiêu NC&PT năng lượng
Nguồn: R&D magazine, Battelle, EU R&D scoreboard
(6) Vật liệu tiên tiến: Các công ty vật liệu và hóa chất công nghiệp tham gia vào một
phạm vi rộng các hoạt động NC&PT trong đó người sử dụng phải dựa vào một tập hợp các
công nghệ và vật liệu đã được chứng minh theo các cách thức mới và độc đáo. Các vật liệu
mới phải đáp ứng được sự cải tiến hiệu suất liên tục về mặt các tỷ số độ bền/trọng lượng,
hiệu quả về chi phí, chế tạo bền vững, phát thải khí nhà kính thấp hoặc không có.
Một bản báo cáo gần đây của OECD tập trung vào một số các lĩnh vực nghiên cứu vật
liệu, gồm các vật liệu tới hạn, gỗ, nhôm và plastic. Trong lĩnh vực vật liệu tới hạn, trọng tâm
C
h
i ch
o N
C
&
P
T
, tỷ U
S
D
Thế giới Mỹ
64
là nhằm vào antimony, beryli, paladi và platin - các vật liệu được sử dụng nhiều trong điện
thoại di động và có nguồn cung hạn chế. Vấn đề sử dụng và cung cấp các vật liệu tới hạn
này có mối liên hệ chặt chẽ tới đổi mới và vận chuyển liên biên giới các chất thải độc hại và
chính những thiếu hụt sẽ thúc đẩy đổi mới trong lĩnh vực vật liệu.
Đối với nghiên cứu vật liệu, công nghệ nano là một lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong
năm 2010 và 2011. Tại Mỹ, Sáng kiến Công nghệ Nano Quốc gia (NNI) tiếp tục đạt được
sự hậu thuẫn của cả hai đảng trong Quốc hội và Chính phủ với hơn 1,7 tỷ USD tài trợ
thường niên của chính phủ rải khắp 15 cơ quan của chính phủ, từ Bộ Năng lượng và NASA
cho tới Bộ Tư pháp. Ngoài khoản 1,7 tỷ USD trong tổng đầu tư của NNI trong năm 2009,
Đạo luật Tái đầu tư và phục hồi nước Mỹ còn cung cấp thêm 511 triệu USD cho nghiên cứu
công nghệ nano và đầu tư hạ tầng từ 2009 tới 2011.
Hình 6: Tổng chi tiêu NC&PT hóa chất và vật liệu tiên tiến
Nguồn: Tạp chí NC&PT Battelle, Niêm yết NC&PT EU
KẾT LUẬN
Tăng trưởng toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu đang chuyển hướng từ giai đoạn phục
hồi mạnh để bước vào một chu kỳ tăng trưởng chậm nhưng ổn định hơn. Tăng trưởng
ở hầu hết các nước đang phát triển được định hướng theo cách khắc phục những hạn
chế về công suất, trong khi các nước thu nhập cao và đang phát triển ở châu Âu và
Trung Á tốc độ tăng trưởng bị cản trở bởi bản chất tập trung của sự tái thiết uể oải và
chậm chạp. Trong môi trường đó, các chính sách công cần chuyển hướng từ chỗ kích
thích nhu cầu ngắn hạn sang các biện pháp nhằm tạo ra thêm nhiều việc làm bằng cách
củng cố tiềm năng cung ứng của các nền kinh tế. Cả các nước phát triển và đang phát
triển đều cần phải thận trọng để giảm đến mức tối thiểu những tác động bất lợi từ bên
ngoài trong các hành động chính sách đối nội của mình.
Trong khi Mỹ, châu Âu và các quốc gia châu Á tất cả đều thực hiện các chương
trình kích thích kinh tế trong thời kỳ suy thoái nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế của
mình, nhưng Mỹ và các nước thuộc châu Âu vẫn phải vật lộn với nền kinh tế yếu kém
C
h
i ch
o
N
C
&
P
T
, tỷ
U
S
D
Thế giới Mỹ
65
và nạn thất nghiệp cao cùng với những hậu quả phải trả giá cho các chương trình kích
thích kinh tế trong tương lai. Tỷ lệ lãi suất thấp, các quy định luật pháp được tăng
cường và các biện pháp khuyến khích khác gần như đã không thành công trong việc
khôi phục lại niềm tin tại các nền kinh tế thuộc các quốc gia phương Tây và trong việc
lôi kéo các doanh nghiệp thực hiện những khoản đầu tư mạnh vào NC&PT. Châu Âu
đang trải qua những khó khăn đặc biệt khi phải nỗ lực hỗ trợ cho các nền kinh tế bị
ảnh hưởng nặng nề tại Hy Lạp và Ailen.
Chi tiêu NC&PT toàn cầu. Tiếp theo những cắt giảm trong tổng chi tiêu NC&PT
tại hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trong thời kỳ suy thoái toàn cầu 2008 - 2009, tăng
trưởng chi tiêu NC&PT được dự báo sẽ khôi phục trở lại trong các năm 2010 và 2011
mặc dù ở mức sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu NC&PT nhanh tại các quốc gia
châu Á mới nổi chỉ chậm lại một chút trong thời kỳ suy thoái và được dự báo sẽ tiếp
tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều lần so với ở các nền kinh tế tiên tiến.
Toàn cầu hóa NC&PT vẫn tiếp diễn. Tiến trình toàn cầu hóa NC&PT vẫn tiếp diễn,
do các tổ chức công nghiệp trên toàn thế giới đang di dời các tổ chức NC&PT của
mình và xây dựng các cơ sở NC&PT mới tại các địa điểm bên ngoài. Những thay đổi
này được thực hiện sẽ gây tác động đến cơ sở hạ tầng NC&PT của các tổ chức trong
nước. Với quy mô nhỏ, một vài tổ chức mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang bắt
đầu toàn cầu hóa các hoạt động NC&PT của mình nhằm tiến hành marketing toàn cầu
và tăng doanh thu.
Khoảng cách về khoa học đang thu hẹp dần. Trong khi cấu trúc NC&PT doanh
nghiệp đang dần vươn ra phạm vi toàn cầu, thì kết quả đầu ra khoa học cũng vậy. Tỷ lệ
gia tăng số bằng sáng chế và các ấn phẩm khoa học tại các nền kinh tế mới nổi đang
trở nên nhanh gấp nhiều lần so với ở các nền kinh tế tiên tiến. Trong một số trường
hợp, kết quả đầu ra khoa học từ các quốc gia mới nổi trong một số lĩnh vực công nghệ
cụ thể còn vượt quá chỉ tiêu này từ các nền kinh tế tiên tiến.
NC&PT công nghiệp. Trong lĩnh vực NC&PT khoa học về sự sống, hầu hết các chỉ
số đều tích cực liên quan đến tăng trưởng của Mỹ và toàn cầu trong nhiều năm tới.
Đầu tư NC&PT chính phủ và của ngành công nghiệp trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục gia
tăng nhằm duy trì vị trí cạnh tranh mạnh mẽ. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin,
những tiến bộ không ngừng về công nghệ trong ngành công nghiệp này sẽ chi phối
tăng trưởng NC&PT mạnh mẽ lên hai con số, do các công ty và các nước đang nỗ lực
để theo kịp tốc độ tăng của các công nghệ này. Trong lĩnh vực điện tử, các nước đang
cố gắng để kiểm soát chi phí bằng cách di dời địa điểm chế tạo và NC&PT đến các nơi
có chi phí thấp hơn.
Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. "Economic Global Prospect: Fiscal Headwinds and Recovery". The World Bank,
Volume 1, Summer 2010.
2. "Economic Global Prospect: Navigating Strong Currents". The World Bank,
Volume 2, 1/2011.
3. International Monetary Fund: "World Economic Outlook: Recovery, Risk, and
Rebalancing". 10/2010.
4. OECD Economic Outlook. Volume 2010/2. OECD 2010.
5. 2011 Global NC&PT Funding Forecast. R&D Magazine, 12/2010.
67
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VÀ CHI TIÊU
NC&PT TOÀN CẦU TRONG NĂM 2011
Tổng luận số 1/2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_trien_vong_kinh_te_va_chi_tieu_nghien_cuu_va_phat_t.pdf