Tài liệu: Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại

Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Những nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại theo đường lối vô thần bảo vệ những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến, đè ra hàng loạt những ý niệm khoa học, trong đó có thuyết cấu tạo nguyên tử của vật chất, phê phán mê tín và thần học. Nhiều quan niệm duy vật mặc dù còn chất phác, thơ ngây nhưng căn bản là đúng đã định hướng cho triết học duy vật thời kỳ sau này và đó còn là cơ sở để các nhà triết học duy vật thời kỳ này đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm. Phép biện chứng cũng ra đời ở thời kỳ này, mặc dù mới ở dạng sơ khai, nhưng nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng ở thời kỳ này và sau này đựoc các nhà cổ điển Đức ngiên cứu và phát triển hoàn thiện. Nhìn chung, triết học thời kỳ này mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai.

doc22 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu: Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mở đầu trang 2 I, Đặt vấn đề .trang 3 II, Giải quyết vấn đề . trang 3 1. Đạc điểm ra đời của triết học thời kỳ này . trang 3 2. Nội dung ..trang 4 2.1 Hêraclít ..trang 4 2.2 Đêmôcrít .trang 6 2.3 Arixtốt .trang 8 2.4 Trường phái Milê ...trang 10 2.5 Empedôcơlơ ...........................................................trang 13 2.6 Anaxago .....................................................................trang 14 III, Kết thúc vấn đề trang 15 Danh mục sách tham khảo.....trang 16 Mở đầu Đời sống chính trị của Hy Lạp lúc bấy giờ sôi động, những quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau triên Địa Trung Hải, sự tiếp xúc với những điều kiện sinh hoạt và tri thức muôn vẻ của nhân dân các nước ấy, sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách trực tiếp như một khối duy nhất và lòng mong muốn giải thích chúng một cách khoa học đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vật tự phát và biện chứng sơ khai của Hy Lạp cổ đại. Mặc dù xuất hiện trong điều kiện các tri thức khoa học sơ khai, triết học Hy Lạp cổ đại đã đề cập tới những vấn đề cơ bản của thế giới quan theo nghĩa hiện đại tuy còn ở trạng thái mầm mống. Mác và Ăngghen đánh giá cao triết học Hy Lạp cổ đại và đã nhận định rằng, trong những hình thái muôn vẻ của tư tưởng triết học Hy Lạp đã có mầm móng của tất cả các kiểu thế giới quan sau này. Triết học duy vật giai đoạn nay mặc dầu mộc mạc thô sơ, mang tính phỏng đoán nhưng đã có giá trị nền tảng định hướng cho triết học sau này. Quan trọng nhất của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại chính là thuyết nguyên tử đã đạt cơ sở cho sự phát triển của khoa học tự nhiên; phép biện chứng chất phác và logíc học hình thức của Arixtốt. Đặt vấn đề: Hạn chế và thành tựu của triết học Hy Lạp cổ đại Thành tựu: là nền móng cho triết học duy vật sau này + Đặt ra hầu hết vấn đề triết học cần phải giải quyết như : Tồn tại là gì? Nguồn gốc và bản chất của thế giới ra sao? Cuộc đời và số phận của con người như thế nào?...Việc lý giải các vấn đề đó do cuộc sống và nhu cầu hiểu biết của con người đặt ra và được coi là nhiện vụ cơ bản của triết học. + Có nhiều quan niệm đúng đắn có tính định hướng như thuyết nguyên tử của Đêmôcrit hay phép biện chứng sơ khai chất phác và logíc học hình thức của Arixtốt. - Hạn chế: + Triết học duy vật mang tính trực quan phỏng đoán thiếu những chứng cớ khoa học cụ thể, biểu hiện dưới hình thức ngây thơ, phù hợp với nhận thức của người thời cổ. + Các nhà triết học đều là các nhà khoa học tự nhiên; đều thuộc tầng lớp giai cấp chủ nô nên có nhiều quan niệm sai lầm. Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận của chủ nô nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chiếm hữu nô lệ, bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ nô. Giải quyết vấn đề: 1. Đặc điểm ra đời của triết học thời kỳ này - Xã hội chiếm hữu nô lệ với những mâu thuẫn gay gắt với tầng lớp chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc. Triết học Hy Lạp cổ đại phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nôvà nô lệ. Chế độ nô lệ là hình thức áp bức bóc lột tàn nhẫn, vô nhân đạo nhất so với tất cả mọi hình thức áp bức bóc lột. Người nô lệ là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô; họ là những “công cụ” biết nói, bị đối xử như súc vật , không có một thứ quyền hạn nào, không được tham gia các hoạt đông chính trị, xã hội, văn hoá. - Sự xâm lăng bên ngoài làm suy yếu nền kinh tế thủ công Hy Lạp. Do sự tranh giành quyền làm chủ toàn Hy Lạp nên hai thành bang lớn nhất của liên minh Hy Lạp là thành bang Aten va thành bang Spác tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc Pôlôpône kéo dài hàng chục năm, và cuối cùng dẫn tới sự thất bại nặng nề của Aten. Cuộc chiến tranh này đã làm đất nước Hy Lạp suy yếu về kinh tế, chính trị và quân sự. Đến thế kỷ thứ II trước công nguyên, Hy Lạp bị La Mã chinh phục. - Từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và hàng hải ở Hy Lạp cổ đại quyết định sự phát sinh và phát triển của những tri thức về khoa thiên văn, khí tượng, toán học và vật lý học. Những tri thức này tuy ở hình thái sơ khai nhưng được trình bày trong hệ thống triết học- tự nhiên của các nhà triết học cổ đại. Khoa học lúc đó chưa phân chia nghành; các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học... Như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại, ngay từ khi ra đời, đã gắn với nhu cầu thực tiễn và gắn liền với khoa học. 2. Nội dung: 2.1 Hêraclit: - Quan niệm về thế giới: Hearaclit cho rằng không phải nước aperon, không khí mà chính là lửa là nguồn gốc sinh ra mọi sự vật. “ Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa trở thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hoá và hàng hoá thành vàng”.Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật màcòn là khởi nguyên sinh ra chúng. “Cái chết của lửa- là sự ra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái chết của nước sinh ra không khí (từ cái chết của không khí- lửa và ngược lại)”theo Heraclit, sự phát sinh ra vũ trụ từ lửa là “con đường đi xuống”, đồng thời cũng là sự “thiếu hụt lửa”. Nhưng “con đường đi xuống” đó phải được bù đắp tất yếu bởi “con đường đi lên”, bởi quá trình “dư thùa lửa”, tức là quá trình tất thảy vũ trụ biến thành lửa bởi một đám cháy trên quy mô toàn vũ trụ. Ông cho rằng bản thân vũ trụ không phải là do chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào đó tạo ra. Nó “mãi mãi đã đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn không ngừng cháy và tàn lụi”. Rõ ràng, Heraclit đã đứng trên lập trường duy vật cổ đại để giải quyết vấn đề “ cơ sở đầu tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Đó là một hạn chề, một quan điểm duy vật sơ khai mang tính phỏng đoán song ví toàn bộ vũ trụ như một ngọn lửa bất diệt ; Heraclit đã tiếp cận được với quan niệm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới. Heraclit cho rằng: linh hồn là vật chất, là một trạng thái quá độ của lửa. Quan niệm này dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, rõ ràng là sai lầm, nhưng giá trị triết học của luận điểm này là ở chổ: ông đã tìm bản chất tinh thần không phải ở ngoài vật chất mà chính là ở chính thể giới vật chất. Giá trị đó có tính định hướng cho sự tìm tòi bản chất đích thực của đời sống tinh thần. - Triết học + ở thời cổ đại Hy Lạp, người ta quan niệm “triết học” nghĩa là yêu mến sự thông thái và nhà triết học là nhà thông thái hiểu biết nhiều, Heraclit coi phương châm nghiên cứu của mình không dùng lại ở sự thông thái , hiểu biết nhiều, mà quan trọng là phzỉ biết được cái lôgos (tức bản chất, quy luật của sự vật).Theo Heraclit, lôgos cũng chính là lửa, nhưng dưới góc độ xem xét của trí tuệ. Vì vậy giữa lôgos và lửa không thể tách rời nhau, bởi thế giới chính là ngọn lửa cháy vĩnh viễn, mà lôgos là trật tự thống trị thế giới, là quy luật của tồn tại, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà của thế giới. + Phép biện chứng: Heralit la người sáng lập ra phép biện chứng hơn nữa là người xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật. Phép biện chứng của ông chưa được trình bày dưới dạng 1 hệ thốngluận điểm khoa học như sau này mà chỉ được đề cập dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Nhưng chính những tư tưởng biện chứng sơ khai của ông sau này đã được các nhà biện chứng cổ điển Đức kế thừa và các nhà triết học Macxit đánh giá cao. Những luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được Heralit đề cập tới. Một là: quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Heralit không có sự vật hiện tượng nào của thế giới đứng yên tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi; vận động phát triển không ngừng. Ăngghen nhận xét: “khi nói rằng mọi cái đang trôi đi, Heralit coi sinh thành là phạm trừ cơ bản của mọi tồn tại”. Luận điểm bất hủ của ông “ chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Hai là: Heralit thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của mặt đối lập nhưng trong mối quan hệ khác nhau. Chẳng hạn, “đối với loài cá- ông nói- thì nước là rất cần thiết cho sự sống, nhưng đối với con người thì đó là độc tố có hại” , cũng như “một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu nếu đem so nó với con người”. Bản thân lôgos là sự thống nhất của các mặt đối lập. Vũ trụ là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau. Nhờ các cuộc đấu tranh đó mới có hiện tượng sự vật chết đi, sự vật khác ra đời. Điều đó làm cho vũ trụ thường xuyên phát triển và trẻ mãi không ngừng. Vì thế đấu tranh là vương quốc của mọi cái, là quy luật phát triển của vũ trụ. Bản thân cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập luôn diễn ra trong sự hài hoà nhất định, dựa trên quy định của lôgos. Ba là: Theo Heralit, sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (lôgos). Lôgos khách quan là trật tự khách quan mà mọi cái đang diễn trong vũ trụ. Lôgos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người. lôgos chủ quan phải phù hợp với lôgos khách quan, nhưng nó biểu hiện của từng người có khác nhau. Người nào càng tiếp cận được lôgos khách quan bao nhiêu càng thông thái bấy nhiêu. Một hạn chế khác của Heralit đó chính là hạn chế sai lầm về mặt chính trị. Triết học của ông có tính chất phản dân chủ, thù địch với thường dân đem một thiểu số người mà ông gọi là “ưu tú” đối lập với quần chúng nhân dân. Và ông chủ trương phải dùng chính quyền để dập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ. Tóm lại: Mặc dù có những sai lầm nhất định nhưng triết học của Heralit đã đưa triết học duy vật cổ đại lên một bươc mớivới những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông sau này được nhiều nhà triết học cận đại và hiện đại kế thừa. Mỗi nhà triết học, từ lập trường triết học của mình dã tiếp cận và đánh giá khác nhau về triết học của Heralit. Mác và Ăngghen đã đánh giá một cách đúng đắn giá trị triết học của Heralit, coi ông là đại biệu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Ăngghen viết: “ Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, và người đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Heralit: mọi vật đều tồn tại lại không đồng thời tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. 2.2 Đêmôcrit -Thuyết nguyên tử: Đêmôcrit là đại biểu xuất sắc của chủ nghiĩa duy vật cổ đại. Nổi bật trong triết học duy vật của Đêmôcrit là thuyết nguyên tử. Nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa. Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Theo quan niệm của Đêmôcrit, các sự vật là do các nguyên tử liên kết với nhau tạo nên. Tính da dạng của nguyên tử làm nên tính đa đạng của thế giới có sự vật. Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng. Linh hồn, theo Đêmôcrit, cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động. thuyết nguyên tử của Đêmôcrit vẫn mang tính thô sơ, chất phác, mang nặng tính phỏng đoán chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh. Song quan điểm của Đêmôcrit về vận động gắn liền với vật chất là một phỏng đoán có giá trị đặc biệt. Theo ông, vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, và ông cố gắng giải thích nguyên nhân vận động của nguyên tử ở chính bản thân nguyên tử, ở động lực tự thân tự nó còn khoảng trống hay “chân không” là điều kiện vận động của nó. Tuy nhiên Đêmôcrit đã không lý giải được nguồn gốc vận động. Điểm hạn chế khác nữa của các nhà nguyên tử luận trong đó có Đêmôcrit là họ coi cái chính thể là tổng các bộ phận một cách đơn thuần và chính quan niệm nay đã đặt nền móng cho sự phát triển của các quan niệm duy vật máy móc sau này. Dựa trên học thuyết nguyên tử học thuyết nguyên tử, Đêmôcrit đã đi tới quan điểm quyết định luận. Đó là sự thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả, tính tất nhiên và tính khách quan của các hiện tượng tự nhiên. Đây là một quan niệm có giá trị của Đêmôcrit đóng góp cho nền triết học Hy Lạp cổ đại. Song, ôngt lại phủ nhân tính ngẫu nhiên, cho rằng, ngẫu nhiên là vô lý do sự không biết của con người sinh ra. Một hạn chế nữa của Đêmôcrit là ông coi linh hồn không phải là hiện tượng tinh thần, ý thức mà là một hiện tượng vật chất. - Lý luận nhận thức Đêmôcrit đã có công đưa lý luận nhận thức duy vật lên một bước mới. Khác với nhiều nhà triết học trước đó phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò nhận thức lý tính. Đêmôcrit đã chia nhận thức thành hai dạng: dạng mờ tối là dạng nhận thức cảm tính và dạng nhận thức chân lý là dạng nhân thức thông qua những phán đoán lôgic, đó là dạng nhận thức được bản chất sự vật. Hai dạng nhận thức trên có liên hệ chặt chẽ với nhau và đều có vai trò quan trọng, nhưng dạng nhận thức chân lý đáng tin cậy hơn. Đêmôcrit gọi dạng nhận thức mờ tối là dạng nhận thức theo “dư luận chung”; vì theo ông, những cảm giác như mùi vị, màu sắc, âm thanh là những cảm giác phổ biến mà con người đều có thể cảm nhận được một cách dễ dàng khi nhận thức. Đó là nhận thức chân thực nhưng còn mờ tối vì chưa nhận thức cái bên trong, cái sâu kín của sự vật. Chỉ có dạng nhận thức chân lý mới có khả năng nhận thức bản chất của sự vật. Vì thế, con người không thể dừng lại ở dạng nhận thức mờ tối; mà phải đi sâu hơn để nhận thứcđược bản chất sự vật, đó là chức năng của dạng nhận thức chân lý. Triết học của Đêmôcrit đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng, sở dĩ người ta có quan niện sai lầm cho là có thần vì con người bị ám ảnh bởi những hiện tượng khủng khiếp trong tự nhiên. Theo ông, khi quan sát những hiện tượng tự nhiên như sấm, chớp, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, con người không lý giải được nên sợ hãi, coi đó là những tai hoạ do thần thánh gây ra. Những thần của tôn giáo Hy Lạp chỉ là sự nhân cách hoá hiện tượng của tự nhiên hay là những thuộc tính của con người; mặt trời mà tôn giáo Hy Lạp đã thần thánh hoá, chỉ là khối lửa; thần Dớt (Zeus) là sự nhân cách hoá của mặt trời; thần Atêna là sự nhân cách hoá lý tính của con người. Ông kiên qyết chống lại mọi điều bịa đặt về sự sáng thế của thần thánh. - Logíc học Đêmôcrit còn có công lao lớn trong việc đặt nền móng cho logíc học. Tác phẩm “Bàn về logíc học” của ông đã bị mất từ lâu. Qua sử liệu gián tiếp, người ta đã biết ông nêu ra nhiều vấn đề về logíc học như định nghĩa khái niệm, các phương pháp quy nạp, so sánh, giả thiết, trong đó phương pháp quy nạp chiếm vị trí nổi bật. Chính Arixtốt đã nói Đêmôcrit là tiền bối của mình về logíc học, là người đầu tiến nghiên cứu logíc của khái niệm, logíc quy nạp. Có thể coi, tác phẩm “Bàn về logíc học” hay còn gọi là “những nguyên tắc lý luận” của Đêmôcrit là tác phẩm đầu tiên trong lịch sử logíc học. - Đạo đức học Đêmôcrit cũng đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Theo ông, phẩm chất con người không phải ở lời nói mà ở việc làm. Con người cần hành động có đạo đức. Còn hạnh phúc của con người là khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung, đỉnh cao của hanh phúc là trở thành nhà thông thái, trở thành công dân thế giới. Song, cũng giống như nhiều nhà triết học khác Đêmôcrit xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến nền dân chủ chủ nô còn bản thân nô lệ thì ông cũng như nhiều nhà tư tưởng khác cho rằng cần phải biết tuân theo người chủ. Tóm lại: Không chỉ riêng Đêmôcrit, nhiều nhà tư tương cổ đại khác cũng giữ lập trường nguyên tử luận trong quan niệm về thế giới như Lépkíp, Lucrexi, Êpiquya,v.v...Nhìn chung thế giới quan của các nhà nguyên tử luận là duy vật. Điểm chung của họ ở chỗ coi cái chỉnh thể là tổng thể các bộ phận một cách đơn thuần. Quan niệm này đặt nền móng cho sự phát triển các quan niệm duy vật máy móc sau này. Tuy vậy, các nhà nguyên tử luận có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tiếp theo của triết học và khoa học. 2.3 Arixtốt - Sự phê phán của Arixtốt đối với học thuyết của Platon về ý niệm: Arixốt cho rằng Platon coi ý niệm như một dạng tồn tại độc lập tối cao; tách rời thế giới hiện thực không phản ánh thế giới hiện thực, tức là đã biến các khái niệm, phạm trù trở thành cái vô dụng đối với nhận thức sự vật; trái lại; ý niệm phản ánh các thực thể cảm biết, thế giới ý niệm phải thuộc về thế giới các sự vật. Arixtốt còn vạch ra mâu thuẫn lôgic trong học thuyết ý niệm của Platon: Một mặt Platon cho rằng ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự vật cảm biết; đồng thời, lại vừa khẳng định các sự vật là cái bóng của ý niệm; bản sao của ý niệm tức là thừa nhận sự vật và khái niệm có điểm tương đồng nhất định. Thành tựu: Sự phê phán của Arixtốt đối với Platon là sự đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Đặc biệt là sự phê phán đối với học thuyết ý niệm của Platon. Lênin cho rằng:”khi một nhà duy tâm phê phán cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khác thì điều đó bao giờ cũng có lợi cho chủ nghĩa duy vật”. (V.I LENIN : toàn tập NXB tiến bộ Mátxcơva 1981 trang 29-trang302). Hạn chế: Từ sự phê phán ấy Arixtốt đã xây dựng triết học cho riêng mình. Nhưng thật đáng tiếc triết học của ông mặc dầu có những điêm duy vật nhưng cuối cùng lại vẫn rơi vào lập trường duy tâm. Những ý tưởng thần học và mục đích luận của Arixtốt đã được các nhà kinh viện trung cổ sử dụng để chống lại các nhà duy vật. - Lý luận nhận thức của Arixtốt: Trong lý luận nhận thức của mình, Arixtốt thừa nhận thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc là kinh nghiệm và cảm giác. Tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai. Cảm giác có vai trò quan trọng trong nhận thức, nhờ cảm giác về đối tượng mà có tri thức đúng, có kinh nghiệm và lí trí hiểu biết được về đối tượng. ở đây, Arixtốt đã thừa nhận tính khách quan của thế giới. Về các giai đoạn của nhận thức, Arixtốt thừa nhận giai đoạn cảm tính là giai đoạn thứ nhất; giai đoạn nhận thức trực quan (ví dụ như quan sát nhật thực, nguyệt thực bằng mắt thường ); còn nhận thức lí tính là giai đoạn thứ hai, giai đoạn này đòi hỏi sự khái quát hoá, trừu tượng hoá để rút ra tính tất yếu của hiện tượng. Thành tựu nổi bật của Arixtốt trong lý luận nhận thức ở chỗ, ông đã coi nhận thức là một quá trình: từ cảm tính đến lý tính, cũng là quá trình đi từ cảm giác đơn lẻ, ngẫu nhiên đến tư duy trừu tượng, từ khái niệm đến phạm trù, quy luật. Ông cũng nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ông cho rằng, đối tượng của nhận thức là hiện tại khách quan, cơ sở của nhận thức là cảm giác. Cảm giác là sản phẩm của sự tác động của sự vật khách quan vào các giác quan con người. Arixtốt là người đầu tiên khởi xướng vấn đề phân loại các khoa học, điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển nhận thức của con người. Ông chia khoa học làm ba dạng: Thứ nhất, đó là các ngành khoa học mang tính thực tiễn như đạo đức, chính trị...ở đây, thức tiễn bị hiểu theo nghĩa hẹp, đó chỉ là các hoạt động luân lý, chính trị của con người. Thứ hai, đó là các khoa học sáng tạo. ở đây danh từ “sáng tạo” cũng bị hiểu theo nghĩa hẹp, đó chỉ là các hoạt động nghệ thuật, kỹ thuật. Tuy nhiên, không nên đồng nhất các khoa học này với nghệ thuật. Thứ ba, đó là các khoa học tự biện, bao gồm triết học thứ nhất, toán học, vật lý...trong đó triết học thứ nhất là tối cao, là chuẩn mực cơ bản để đánh giá trình độ thông thái của con người. Còn giữa toán học và vật lý học thì Arixtốt do dự trong việc phân bậc chúng. Xét về mức độ tự biện và trừu tượng thì toán học cao hơn vật lý. Nhưng mặt khác, đối tượng nghiên cứu của vật lý- tức “triết học thứ hai” lại sinh động hơn, xác thức và phức tạp hơn so với toán học. Do hạn chế lịch sử việc phân loại khoa học của Arixtốt mang nặng tính ngây thơ và cảm tính. Các phạm trù “thực tiễn”, “sáng tạo”, “lý luận” đều chỉ được ông hiểu theo nghĩa hẹp và tách rời nhau. Vì thế Arixtốt không nhìn thấy mối liên hệ giữa các dang khoa học hơn nữa ông còn quá đề cao các nhà khoa học tư biện( bao gồm triết học, toán, vật lý) và coi thường các khoa học thức tiễn. Một sai lầm có tính duy tâm của Arixtốt là thần thánh hoá nhận thức lý tính coi nó như chức năng của linh hồn thượng đế. Logic học: Phương pháp luận khoa học đó là lôgic. Arixtốt được coi là cha tổ của logíc hình thức cổ điển với việc khám phá ra các quy luật cơ bản của tư duy locgíc, như quy luật đồng nhất(A=A), quy luật cấm mâu thuẫn(A= >A) và quy luật loại trừ cái thứ ba (hoặc A, hoặc >A). Từ đây, Arixtốt xây dựng tam đoạn luận nổi tiếng của mình ( nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C). Chẳng hạn, từ các tiên đề: tất cả mọi người đều chết, Xôrcát là người, vậy suy ra kết luận Xôrcát cũng chết. Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích các lôgíc mà mọi người vô tình hay hữu ý mắc phải. Ông khẳng định rằng mọi logíc chẳng qua chỉ là do mọi người vận dụng sai tam đoạn luận và các quy luật logíc mà thôi. *Arixtốt là người đầu tiên đặt nền móng và hình thành về cơ bản khoa học logic. Ông hiểu logic học là khoa học chứng minh, trong đó phân biệt hai loại luận đoán từ cái riêng đến cái chung (quy nạp) và từ cái chung đến cái riêng (diễn địch). Ông cũng trình bày các quy luật của logic: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy, quy luât bài trừ cái thư ba. Arixtot còn đưa ra phương pháp chứng minh ba đoạn (tam đoạn luân),v.v... *Arixtốt chưa giải quyết được một số vấn đề như: vấn đề di chuyển hóa cái riêng thành cái chung... -Đạo đức học: Arixtốt có nhiều quan điểm tiến bộ: Theo Arixtốt sứ mệnh của nhà nước là phải đảm bảo cho mọi người (trừ nô lệ) sống hạnh phúc khộng chỉ về mặt của cải vật chất, mà về mặt đảm bảo công lý. Theo ông phẩm hạnh là cái tốt đẹp nhất, là lợi ích tối cao mà mọi công dân đều phải có. Phẩm hạnh của con người thể hiện ở quan niệm hạnh phúc. Xã hội có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức, song, theo Arixtốt, hạnh phúc phải gắn liền với hoạt động nhận thức, với ước vọng làm điều thiện. Arixtốt là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô Hy Lạp nên ông chỉ bảo vệ lợi ích của tầng lớp trung lưu trong giai cấp chủ nô, khinh miệt nô lệ. Tóm lại: Arixtốt thành công trên rất nhiều lĩnh vực. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là ông trù trừ giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. 2.4 Trường phái Milê. Trường phái triết học Milê , là trường phái triết học ở Milê, một địa danh thuốc vùng Iônia, gồm một số nhà triết học tiêu biểu như Talét, Anaximan, Anaximen.Là những người thể hiện quan điểm của các tầng lớp tiến bộ trong giai cấp chủ nô, họ có nhiều tư tưởng khác nhau với các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ thống trị hồi đó. Họ tìm cách lý giải các vấn đề bản chất và khởi nguyên của thế giới dựa trên một số các khoa học sơ khai có được thời đó, coi toàn bộ thế giới chúng ta như một chỉnh thể thống nhất, sinh ra từ một khởi nguyên duy nhất. Talét. - Khoa học tự nhiên: Từ một số phương pháp đo đạc ruộng đất sau mỗi trận lụt lội do sông Nin gây ra ở Aicập, Talét đã làm cho hình học trở thành môn khoa học, trong đó, định lý Talét trong toán học đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Từ những kinh nghiệm, chiêm nghiệm, phỏng đoán thiên văn học ở Babilon, ông đã giải thích đúng hiện tượng nhật thực, khám phá ra lịch một năm gồm 12 tháng, 365 ngày. Ông cho rằng, trái đất như một cái đĩa khổng lồ trôi trên mặt nước và có 5 vùng. Hiện tượng đông đất được ông giải thích là sự va chạm mạnh giữa trái đất và sóng biển trong bão tố. Đó là cách giải thích ngây thơ chưa có cơ sơ khoa học, nhưng ở thời bấy giờ, nó có ý nghĩa về thế giới quan duy vật. - Triết học: Talét cho rằng, nguồn gốc của thế giới chúng ta là nước. Nước là bản chất chung của tất thảy mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới.mọi cái trên thế gian đều sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại biến thành nước. Nước tồn tại vĩnh viễn còn mọi vật nó tạo nên thì không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thề thống nhất, tồn tại tưạ như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó. Những quan niệm triết học duy vật của ông giải thích giới tự nhiên tuy còn mộc mạc thô sơ nhưng nó có ý nghĩa vô thần, chống lại thế giới quan tôn giáo đương thời và chứa đựng những yếu tố biện chứng tự phát. Song nhà khoa học đầu tiên này cũng chưa thể thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ khi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần. Không lý giải được hiện tượng từ tính của nam châm và hổ phách, ông khẳng định chúng có linh hồn. Các vị thần linh, trong ý tưởng của ông, là nhưng lực lượng hoạt động trong thế giới làm cho mọi vật có thể vận động được và biến đổi được. Anaximan. - Khoa học tự nhiên: Anaximan sáng tạo ra đồng hồ mặt trời, vẽ bản đồ địa lý về bề mặt trái đất và biển Hy Lạp, làm ra quả địa cầu giúp cho việc xác định phương hướng trong các cuộc hành trình. Ông là người theo thuyết địa tâm, coi quả đất là trung tâm của vũ trụ. Sự vận động xoay tròn của quả đất là nguyên nhân sinh ra nóng lạnh. Anaximan là người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm tức vấn đề phát sinh và phát triển của các loài động vật. Theo ông, động vật phát sinh ở dưới nước. Sau nhiều năm biến hoá và sau nhiều biến động của thiên nhiên, một số giống loài dần dần thích nghi với đời sống trên cạn, phát triển trở nên phong phú và hoàn thiện dần; con người hình thành từ sự biến hoá của cá. Phỏng đoán này còn chưa có căn cứ khoa học, còn ngây thơ vì trình độ phát triển khoa học thời đó còn thấp. Song, tính chất biện chứng về sự phát triển của các loài động vật được ông đề cập đến, đã bác bỏ quan niệm mục đích luận. - Triết học: Khác với Talét, Anaximan cho rằng, nguồn gốc và cơ sở của mọi sự vận động là apeirôn. Ông không nói rõ apeiôn là cái gì cụ thể mà chỉ khẳng định đó là một cái vô định hình, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt. Tất cả các tác giả thời cổ khi nói về Anaximan đều cho rằng apeiôn của ông là cái mang tính vật chất. Một số người cho rằng đó là hỗn hợp các yếu tố như đất, nước, lửa, không khí. Có người cho rằng, đó là một cái trung gian giữa lửa và không khí. Arixtốt và một số người khác coi apeiôn là một cái không xác định. Theo Anaximan, mọi sự vật không chỉ có bản chất chúng là apeiôn, mà còn xuất hiện từ nó.Tự bản thân apeiôn sinh ra mọi cái, đồng thời là cơ sở vận động của chúng. Apeiôn là nguồn gốc của sự thống nhất của các sự vật đối lập nhau như nóng-lạnh, sinh ra-chết đi Toàn bộ vũ trụ được cấu thành từ apeiôn tồn tại như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng. Anaximan cũng là người đầu tiên nêu ra và giải quyết mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Theo ông, cái bộ phận luôn luôn biến đổi , còn cái toàn thể thì bất biến. ở đây, ông muốn nêu lên tư tưởng cho rằng, tổng thể vật chất thì không thể chuyển thành một tổng thể vật chất nào khác nó, còn các dạng vật chất cụ thể thì thường xuyên biến đổi, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Như vậy nếu so với Talét, Anaximan có một bước tiến xa hơn trong sự khái quát hoá trừu tượng về phạm trù vật chất. ở Talét, vật chất đầu tiên là nước mang tính ít trừu tượng hơn so với ở Anaximan là apeiôn- một chất vô định hình mà người ta không thể trực quan thấy được. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, vật chất không thể đồng nhất với một vật thể cụ thể. đó là một bước tiến mới về trình độ tư duy trừu tượng của người Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên cũng như Talét ( và điều này khó tránh khỏi đối với các nhà triết học cổ đại sơ khai), Anaximan còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo, khẳng định sự tồn tại của điểm tận cùng giới hạn của thế giới. Mọi sự vật theo ông đều sinh ra từ apeiôn và có lỗi lầm với nhau, nhưng lỗi lầm của chúng phá vỡ các chuẩn mực và các giới hạn của chúng. Mọi cái cuối cùng đều trở thành apeiôn. theo nghĩa này, apeiôn trở thành một cái ít nhiều mang tính thần bí. c) Anaximen. - Khoa học tự nhiên: Đồng quan điểm với người thầy của mình là Anaximan về thuyết địa tâm, Anaximen cho rằng, mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú đều từ do trái đất mà ra, do trái đất quay nhanh mà bắn ra xa. Điều này cho đến nay đã bị bác bỏ, nhưng ở thời bấy giờ có giá trị lớn trong việc đấu tranh chống những quan niệm duy tâm, tôn giáo về vũ trụ, về cuộc sống xã hội. Ông cũng có những quan niệm tiên đoán: trái đất có hình thù như cái trống, tự xoay quanh mình nó; mưa đá là kết quả đóng thành băng của những tia nước trên cao, và khi băng đó bị không khí làm tan ra thì tạo thành tuyết. - Triết học: Anaximen lại coi không khí là bản chất chung của mọi sự vật, Anaximen cho rằng thậm chí linh hồn của con người cũng chỉ là không khí, vì thế người ta không thể sống nếu như không thở, ngay cả các vị thần linh cũng sinh ra từ không khí. Tóm lại: Nhìn chung các nhà triết học phái Milê, và nói chung các nhà triết học cổ Hy Lạp thời kỳ đầu- như Ăngghen nhận xét- có nhiều quan niệm duy vật nhưng sơ khai và tư phát. Họ coi thế giới như một chỉnh thể thống nhất và tìm cách giải thích bản chất và nguồn gốc của chỉnh thể đó trong một dạng vật chất cụ thể, coi thế giới như sự thống nhất của các sự vật muôn màu muôn vẻ. Mặc dằu còn ngây thơ, nhưng những quan niệm của họ đặt nền móng cho sự phát triển các tư tưởng duy vật trong triết học sau này. 2.5 Empedôcơlơ Empêdôcơlơ vừa là một thiên tài về nhiều mặt, đồng thời là một nhà chính khách hoạt động tích cực ủng hộ phái chủ nô dân chủ, vừa là một nhà thơ, nhà triết học nhà hùng biện và là một danh y đã sáng lập ra trường y ở Xixin. -Triết học: Empêdôcơlơ cho rằng, khởi nguyên của thế giới vật chất không phải là một yếu tố như trường phái Milê quan niệm mà là bốn yếu tố vật chất: đất, nước, không khí và lửa. Ông gọi đây là bốn căn nguyên của mọi sự vật hiện tượng. Các căn nguyên này tồn tại vĩnh viễn và bất biến. Còn các sự vật hiện tượng muôn vể của thế giới được hình thành bằng con đường hỗn hợp của bốn căn nguyên và bí mật đi bằng con đường tách biệt của những căn nguyên ấy. Do đó, cái gọi là sự được sinh ra và mất đi (sinh và tử) của mọi sự vật chỉ là sự hợp và phân của bốn căn nguyên: đất, nước, không khí và lửa. Theo Empêdôcơlơ nguồn gốc vận động của mọi sự vật là do tác động của hai lực đối lập là Tình yêu và Căm thù. Tình yêu làm cho các căn nguyên kết hợp lại với nhau và căm thù làm chúng tách xa nhau. Sự giải thích của Empêdôcơlơ về sư hình thành vũ trụ là quan niệm duy vật, ngây thơ, có ý nghĩa vô thần, chống lại quan niệm hoang đường tôn giáo về vũ trụ. Quan điểm nguồn gốc vận động của ông là một bước đi thụt lùi so với Heraclít (triết học heraclít giải thích nguồn gốc vận động của sự vật là do sự xung đột của những mặt đối lập nội tại của sự vật ). -Lý luận nhận thức Empêdôcơlơ đã thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhưng ông không phân biệt được sự khác nhau về nguyên tắc giữa hai loại nhận thức đó và cho rằng tư duy và cảm giác là một. Ông đã sai lầm, cho rằng máu là một giác quan, vì theo ông, máu là sự hỗn hợp của bốn yếu tố đạt tới mức hoàn hảo nhất, nó lại gần tim cho nên nó có khả năng đặc biệt về tri giác. 2. 6 Anaxago Anaxogo được coi là nhà triết học đầu tiên ở Aten, trung tâm văn hoá của Hy Lạp cổ đại. Ông là người đã giải thích đúng đắn những hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Về triết học, Anaxogo có quan điểm khác với các nhà khoa học trước đó. Ông cho rằng, các sự vật và hiện tượng của thế giới có sự khác nhau về chất lượng, do đó, chúng không thể cấu tạo từ mọt hay một số khởi nguyên đầu tiên như đất, nước, không khí và lửa. Theo ông, cơ sở đầu tiên của tất cả mọi vật, hiện tượng là “những hạt giống”; những hạt ấy phân biệt với nhau ở chất lượng muôn màu muôn vẻ. Mỗi vật chỉ có thể nảy sinh từ các hạt giống( khởi nguyên) của mình. Do dó, số lượng các hạt giống( khởi nguyên) là nhiều vô kể như số lượng các sự vật. Từ những hạt giống đó, phát sinh ra những vật thể đồng chất với chúng, tức là mọi loại hạt giống bảo tồn mọi tính chất của sự vật đồng loại. Về sau, những hạt đó được Arixtốt gọi là Hêmêômêri (phần tử đồng chất). Vật bị chia nhỏ đến vô cùng thì chất lượng của nó không thay đổi. Chẳng hạn vàng nếu được chia nhỏ mãi thì chất lượng của nó vẫn là vàng, xương chia nhỏ ra vẫn là xương v.v.. Nếu vật bị chia nhỏ thì nó chỉ nhỏ đi hay nhỏ hơn chứ không có cái nhỏ nhất hay nhỏ cuối cùng. ở đây, Anaxogo đã quan niệm đúng về tính vô cùng vô tận của vật chất. Anaxogo giải thích sự vận động của “những phần tử đồng nhất” bằng một lực ở ngoài chúng, mà ông gọi là lực Nusơ. Theo ông, Nusơ là “trí tuệ”– một chất rất tinh tế nhẹ nhàng, thuần khiết. Ông đã đứng trên lập trường duy vật để giải thích Nusơ, coi đó là một chất chư không phải là một hiện tượng tinh thần, phi vật chất. Tính hợp lý trong học thuyết của Anaxogo là ở chỗ, ông đã đi tìm bản nguyên cấu tạo của sự vật ở chính sự vật, theo một phương diện độc đáo của mình, góp phần làm phong phú chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại. Những hạn chế trong học thuyết của ông là gần gũi với quan điểm siêu hình, thể hiện ở hai điểm: 1) Không thấy được sự thay đổi về lượng đến lúc nào đó đẫn đến chuyển hoá thành sự thay đổi về chất, 2) Lực Nusơ là một lực bên ngoài các Hômêôri (khác với Hêraclít về sự chuyển hoá của mọi vật thành mặt đối lập của chúng). III, Kết thúc vấn đề Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Những nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại theo đường lối vô thần bảo vệ những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến, đè ra hàng loạt những ý niệm khoa học, trong đó có thuyết cấu tạo nguyên tử của vật chất, phê phán mê tín và thần học. Nhiều quan niệm duy vật mặc dù còn chất phác, thơ ngây nhưng căn bản là đúng đã định hướng cho triết học duy vật thời kỳ sau này và đó còn là cơ sở để các nhà triết học duy vật thời kỳ này đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm. Phép biện chứng cũng ra đời ở thời kỳ này, mặc dù mới ở dạng sơ khai, nhưng nó vẫn có ý nghĩa rất quan trọng ở thời kỳ này và sau này đựoc các nhà cổ điển Đức ngiên cứu và phát triển hoàn thiện. Nhìn chung, triết học thời kỳ này mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Bên cạnh những thành tựu ấy, triết học duy vật thời kỳ này cũng có những hạn chế mang tính lịch sử như các nhà triết học phần lớn là các nhà khoa học, đều thuộc tầng lớp chủ nô nên có những quan niệm sai lầm. Triết học của họ cũng có nhiều phần mang tính duy tâm. Nói tóm lại: Tuy triết học duy vật Hy Lạp cổ dại còn có những hạn chế mang tính khánh quan hay chủ quan nhất định nhưng chính triết học thời kỳ này đã có thành tựu đặt ra nhiều vấn đề mà sau này triết học phải nghiên cứu và giải quyết. đó là nền móng của triết học duy vật châu Âu sau này. Danh mục sách tham khảo 1, Bộ giáo dục và đào tạo ; Giáo trình triết học Mác-Lênin ; Nhà xuất bản chính trị quốc gia ; Năm 2006. 2, Bộ giáo dục và đào tạo ; Triết học ; Nhà xuất bản chính trị quốc gia ; Năm 1995. 3, GS, TS, Nguyễn Hữu Vui ; Lịch sử triết học ; Nhà xuất bản chính trị quốc gia; Năm 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8418.doc
Tài liệu liên quan