Những kết quả của chính sách phát triển các KKT đóng kín với ưu đãi về giá đất, thuế và hỗ
trợ hạ tầng – các ưu đãi và hỗ trợ trực tiếp là rất hạn chế, trong khi nhiều hệ lụy tiêu cực đã và
đang tiếp tục nảy sinh. Mô hình KKT đang rất tiêu cực dưới mắt công chúng và thường bị phản
đối khi nhắc đến. Tuy nhiên, điều nghịch lý là kinh nghiệm quốc tế và những trường hợp thành
công ở Việt Nam cho thấy dường như mô hình KKT hay nói rộng hơn là những kinh nghiệm
và bài học từ việc sử dụng mô hình này vẫn là niềm hy vọng cho việc tạo ra các đột phá, nhất
là cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay. Tuy không được gọi là KKT, nhưng tỉnh Bình Dương
hay Nam Sài Gòn lại có nhiều bài học thành công trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công
nghiệp, tạo ra các đô thị hiện đại qua cách tiếp cận và quá trình phát triển thực chất là như các
KKT. Hơn thế, Trung Quốc đã rất thành công với mô hình KKT vẫn đang tìm cách phát triển
và làm mới nó. Việc thành lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải (Shanghai Free Trade Zone
- SHFTZ), còn gọi là Khu Thương mại Tự do Thí điểm Trung quốc với những chính sách chưa
từng có trong lịch sử Trung Quốc như thông báo hoạt động thay vì đăng ký kinh doanh vào
năm 2013 là một ví dụ điển hình. Do vậy, việc tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về mô hình
KKT cả về những điểm tích cực cũng như thất bại nhằm tạo ra các đột phá ở Việt Nam cũng
như khắc phục những trục trặc hiện nay là hết sức cần thiết như đã được phân tích rất cụ thể
trong bài viết.
Dựa vào bối cảnh thực tế ở Việt Nam với cái nhìn biện chứng và uyển chuyển mang tính thực
chất, nhóm nghiên cứu đề xuất Việt Nam nên chuyển từ cách tiếp cận KKT sang phát triển và
liên kết vùng tạo đột phá thể chế. Đối với trường hợp khu vực phía nam TPHCM, nhóm nghiên
cứu mạnh dạn đề xuất Chính quyền Thành phố có thể xem xét chọn tên gọi: “Phát triển khu
nam TPHCM gắn với cải cách thể chế và liên kết vùng” thay vì KKT đặc biệt theo kiểu
truyền thống. Xa hơn nữa, để có thể tạo ra sự hợp tác và liên kết vùng trong khuôn khổ luật
pháp hiện tại, tỉnh Long An cũng có thể lập đề án: “Phát triển khu Cần Giuộc gắn với cải
cách thể chế và liên kết vùng”. Cách tiếp cận gắn với ba mũi đột phá này không chỉ tận dụng
được những lợi thế của mô hình KKT mà còn có thể tận dụng cách tiếp cận cụm ngành, và
quan trọng hơn là có thể phá vỡ được bế tắc trong liên kết vùng hiện nay do tất cả đều được
quyết định dựa trên địa g
69 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Từ khu kinh tế đến phát triển và liên kết vùng: Tạo đột phá thể chế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng
thu hút nhà đầu tư.
4.3.1.3 Cơ sở hạ tầng
Hầu hết các khu kinh tế đều không đảm bảo CSHT thiết yếu, gây ảnh hưởng đến khả năng thu
hút đầu tư của KKT. Các KKT được đặt tại các địa phương có điều kiện CSHT chưa phát triển
(bao gồm cả hạ tầng liên kết vùng, hạ tầng thiết yếu cho KKT và hạ tầng cho từng phân khu
chức năng). Do vậy, nhu cầu đầu tư CSHT là rất lớn trong khi nguồn lực tài chính lại hạn chế
(ngân sách, chủ yếu là ngân sách Trung ương khó khăn; khả năng thu hút nguồn lực khác, đặc
biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân không có,). Bên cạnh đó, việc hình thành KKT một
cách ồ ạt trong cùng một thời điểm càng làm cho gánh nặng ngân sách thêm khó khăn.
4.3.1.4 Ngành nghề và phạm vi cạnh tranh
Hầu hết các KKT có hoạt động sôi động hiện nay đều gắn với một doanh nghiệp rất lớn ở đó
còn lại các doanh nghiệp hay ngành nghề khác gần như không có gì. Chính sách của hầu hết
các KKT hiện nay là nhận hay thu hút tất cả mà không có chọn lọc gì cả. Vấn đề là các KKT
rất giống nhau về mô hình hoạt động cũng như mục tiêu dẫn đến sự cạnh tranh lẫn nhau, không
tạo ra được sự liên kết trong khi đó nét đặc trưng riêng cũng không có.
4.3.1.5 Gắn kết với nền kinh tế trong nước
Đối với các KKT ở hai trung tâm lớn thì có sự gắn kết với nền kinh tế địa phương mà thực chất
chúng là một phần hay một bộ phận của nền kinh tế vùng. Đối với các KKT ở những địa
phương khác hay ở những nơi mà vị trí không thuận lợi, không có sự gắn kết vì chúng đang ở
41
nơi "đồng không mông quạnh" nên gần như không có liên kết gì với nền kinh tế trong nước.
Một trở lực khác là tư duy “tường rào” bao quanh các KKT đang là trở lực rất lớn trong việc
kết nối. Một số doanh nghiệp lớn ở các KKT này có thị trường là cả nước, tuy nhiên, hoạt động
của các doanh nghiệp này theo dạng cụm ngành hay chuỗi liên kết với những nơi khác với đặc
trưng của từng doanh nghiệp, từng sản phẩm hơn là sự gắn kết đầu ra và đầu vào với các KKT.
4.3.1.6 Thách thức từ môi trường quốc tế
Có lẽ Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ mở cửa nhanh nhất thế giới trong hơn
một thập niên qua. Trên thực tế, chính sách mở cửa áp dụng đồng bộ cho phạm vi cả nước và
Việt Nam gần như đã mở tất cả các cửa có thể. Do vậy, những đặc thù hay ưu đãi giữa bên
trong và bên ngoài các KKT là như nhau. Đây là yếu tố làm sức hấp dẫn của các KKT bị giảm
đi rất nhiều. Do Việt Nam đã có độ mở cửa rất lớn nên cách tiếp cận cụm ngành sẽ hợp lý hơn.
4.3.2 Vai trò của liên minh tăng trưởng
4.3.2.1 Cam kết chính trị và liên minh ủng hộ
Trong các KKT đã được quyết định đầu tư, một số đã được chọn ưu tiên để tập trung nguồn lực
phát triển. Tuy nhiên, ngoại trừ Dung Quất với nhà máy lọc dầu, còn lại tất cả các KKT ven
biển khác, dường như vẫn thiếu vắng sự quyết liệt và quyết tâm chính trị để làm cho bằng được
như điều đã xảy ra với một số KCX hay KCN ở Việt Nam vào đầu thập niên 1990 và như
Trung Quốc khi mới mở cửa. Mục tiêu cải cách dường như không đạt được do cách thức quản
lý cũng như cơ chế ở các KKT đã bị hệ thống hiện tại “đồng hóa”, những nhân tố mới đã
không còn mà thay vào đó là những bất cập. Đó là chưa kể tình trạng ở rất nhiều địa phương,
tiếng nói trong hệ thống chính trị của những người đứng đầu các ban quản lý khu kinh tế, khu
công nghiệp là rất khiêm tốn. Việc thiếu quyết tâm dẫn đến những bất cập trong việc phát triển
KKT ở Việt Nam hiện nay, điều đã và đang xảy ra ở Ấn Độ cũng như một số nơi khác.
4.3.2.2 Chính sách và sự can thiệp của nhà nước
Trên thực tế, chính sách mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam rất thông thoáng
và thuận lợi cho các nhà đầu tư, được thể hiện bởi con số cụ thể: theo Báo cáo về đầu tư nước
ngoài của UNTAC (2014), Việt Nam đã thu hút được 81,7 tỷ đô-la vốn FDI (số thực tế giải
ngân). Việt Nam thuộc các nước thu hút đầu tư tốt nhất thế giới so với quy mô của nền kinh tế.
Nói chung, các chính sách quốc gia của Việt Nam theo các chính sách quản lý khu kinh tế
thành công được liệt kê ở bảng 2.2 nêu trên. Nhìn chung, xét về một khía cạnh nào đó, các
chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong hai thập kỷ qua giống như chính sách đối với KKT
ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, thực ra chính sách đối với các KKT của Việt Nam không
khác nhiều so với các chính sách ở những nơi khác.
Như đã phân tích ở trên, các KKT thực chất là nơi tập trung các doanh nghiệp hay nhà máy sản
xuất công nghiệp của các địa phương và các chính sách đều do chính quyền địa phương và
nhiều khi là Trung ương quyết định. Do vậy, các chính sách đối với các KKT dường như
không có nhiều khác biệt với những nơi khác. Thực ra, việc hình thành KKT ở các địa phương,
42
nhất là các KKT có quy mô lớn thực chất là để xin nguồn lực hay tự chủ về mặt chính sách cho
địa phương như phân tích về vai trò của các kế hoạch hay quy hoạch với những mức vốn
không thực tế của Huỳnh Thế Du (2012).
Các chính sách ưu đãi đầu tư là cá làm phổ biến để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho
thấy chính sách ưu đãi mà không đi kèm với các điều kiện cơ bản về thu hút đầu tư thì sẽ
không có hiệu quả mà còn làm tăng gánh nặng ngân sách (Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái và
Võ Tất Thắng 2007). Để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI, đòi hỏi một số điều kiện nhất
định như: vị trí, cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, số lượng và chất lượng lực lượng lao động
và quan trọng là sự quyết tâm chính trị.
Về khía cạnh can thiệp của nhà nước, ở hầu hết các KKT, đặc biệt là các KKT ven biển, nhà
nước đang là chủ sở hữu hay cơ quan quản lý các KKT. Trên thực tế, nhà nước đang quản lý
toàn diện các KKT và chúng được vận hành như một tổ chức của nhà nước với hai trở ngại là
ban quản lý không có thực quyền và nguồn lực hạn chế.
4.3.2.3 Sự tham gia của khu vực tư nhân
Việc tham gia của khu vực tư nhân có thể ở hai cấp độ khác nhau. Thứ nhất, tham gia trực tiếp
vào việc hình thành các chính sách và xây dựng, vận hành các KKT. Điều này đang xảy ra với
mô hình KCX và KCN. Một số đã rất thành công với điển hình nhất là KCX Tân Thuận hay
KCN Việt Nam - Singapore. Tuy nhiên, một số không gặt hái được thành công do năng lực của
các doanh nghiệp có hạn và việc đầu tư của họ thiên về dành đất để chờ thời cơ hơn là triển
khai thực tế. Thứ hai, đóng vai trò tích cực và quan trọng trong liên minh tăng trưởng để thảo
luận và đưa ra các chính sách. Ở những trường hợp thành công hoặc có những chuyển biến tích
cực thì vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình này là rất năng động và tích cực với điển
hình là trường hợp của Bình Dương ở thời hoàng kim. Trên thực tế, việc hình thành các KKT
hay việc quy hoạch lại các KKT là theo yêu cầu hay gợi ý của các các doanh nghiệp cụ thể.
4.3.3 Cải cách thể chế gắn với mô hình khu kinh tế ở Việt Nam
4.3.3.1 Cải cách thể chế tại Việt Nam
Hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các kết cấu hạ tầng đồng bộ là ba
khâu đột phát quan trọng được xác định tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng được xem là chìa khóa quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đưa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững. Trong ba vấn đề trên, thể chế được xem là nút
thắt quan trọng nhất cần khơi thông như đã chỉ ra bởi Acemoglu và Robinson (2012) trong tác
phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại”. Tầm quan trọng của việc tháo nút thắt cổ chai này đối
với Việt Nam đã được phân tích rất kỹ trong bài viết: “Khơi thông những nút thắt thể chế để
phục hồi tăng trưởng” vào năm 2013 của nhóm tác giả thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright. Bài viết đã chỉ ra rằng:
Xét về khía cạnh thể chế kinh tế, một chế độ sở hữu rõ ràng là thể chế nền tảng cho
bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, Xét về khía cạnh thể chế chính trị và quản trị
43
nhà nước, mức độ tham gia của nhân dân trong quá trình ủy trị quyền lực cho chính
quyền tạo nên nền tảng cho tính chính danh (hay còn gọi là tính chính đáng) để cầm
quyền của bất kỳ chế độ dân chủ nào,Về thể chế kinh tế, xác lập quyền sở hữu rõ
ràng vẫn là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam, Về thể chế chính trị và quản
trị nhà nước, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong cải cách nền hành chính và cải
thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, song nhìn sâu hơn những tiến
bộ ít nhiều mang tính bề nổi (FETP 2013).
Trong Thông điệp đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2014) đã chỉ rõ:
Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn
đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây
tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm
động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó
phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Tuy nhiên, cải cách thế chế như thế nào là vấn đề không hề đơn giản trong bối cảnh sự kháng
cự của cái cũ hay của tình trạng hiện hữu (status quo) là rất dai dẳng và khó lường. Tại Việt
Nam, quá trình cải cách thể chế đã diễn ra mạnh mẽ trong vòng ba thập kỷ qua như: chuyển từ
nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế mở cửa và hội nhập; chuyển từ hình
thức sản xuất nông nghiệp HTX tập trung sang hình thức giao đất cho nông dân tự quản giúp
cải thiện năng suất nông nghiệp; tinh giảm bộ máy quản lý nhà nước thông qua việc thí điểm
mô hình không HĐND các cấp từ cấp huyện trở xuống; áp dụng mô hình thủ tục hành chính
một cửa liên thông hay công khai minh bạch các thủ tục hành chính liên quan; và gần đây nhất
là việc sửa đổi hiến pháp năm 1992 và hàng loạt các luật sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước. Tuy vậy, nhiều vấn đề liên quan hay bị tác động bởi thể chế
đang được bộc lộ như: bất ổn của nền kinh tế, nợ công và nợ xấu ngân hàng tăng cao, sự thiếu
đồng bộ, chồng chéo, văn bản quy phạm pháp luật còn rườm rà, khó thực hiện và triển khai
trong thực tế, hoạt động không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, hay những bất cập trong
đời sống hằng ngày như: quá tải trong bệnh viện, kẹt xe. Mới đây nhất là Nghị quyết số
19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của
Chính phủ cho thấy quyết tâm cụ thể. Tuy nhiên, cho thấy việc cải cách thế chế vẫn còn đó
những vấn đề tồn tại. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cũng như thực tiễn ở Việt Nam
cho thấy cải cách thể chế là một vấn đề hết sức phức tạp nên cần có cách tiếp cận phù hợp.
4.3.3.2 Thử nghiệm chính sách mới và các cải cách qua mô hình KKT
Điều kiện tiên quyết cho sự thành công và khả năng thu hút đầu tư vào các KKT là mức độ tự
do cao nhất có thể, nhất là tự do về mặt thể chế, thử nghiệm chính sách để có thể tạo ra sự đột
phá, khác biệt. Điều này sẽ tạo ra tính cạnh tranh đặc thù cho các KKT. Tuy vậy, tính đột phá
này chưa thực sự rõ ràng tại các KKT tại Việt Nam, không có sự khác biệt nhiều giữa các KKT
và các KCX, KCN lân cận. Các chính sách có xu hướng cào bằng trong khi khoảng cách giữa
các KKT ngắn, điều này đã làm mất đi tính đặc thù và cạnh tranh ngay giữa các KKT với nhau,
44
chưa nói đến khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Chính sách đối với các KKT
như ông Trần Đình Thiên đã chỉ ra:
Khi làm các khu kinh tế ven biển, chúng ta muốn tạo ra vùng thể chế đặc biệt, để tạo
ra động lực hay đột phá tại một điểm bằng thể chế mới và dành sự ưu tiên cho nó
nhưng rất tiếc những ưu tiên không đủ mạnh. Cái mạnh nhất của chúng ta chỉ là
dành cho nó những ưu tiên cao nhất trong điều kiện của Việt Nam mà ưu tiên thể chế
của việt nam rất thấp so với thế giới (Bạch Dương 2014).
Một trong những thử nghiệm mới có thể xem xét là vấn đề phân quyền. Các Ban quản lý KKT
đóng vai trò then chốt đối với sự thành công của các KKT. Trong khi nhiều loại tổ chức khác
nhau đã được sử dụng, kinh nghiệm cho thấy sự thành công phụ thuộc vào quyền tự chủ của
Ban quản lý. Tại Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX, KKT cho thấy vai
trò của Ban quản lý chỉ nhằm dễ dàng phân cấp từ Trung ương xuống địa phương với mục tiêu
gia tăng hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, quá trình phân cấp không rõ ràng, thiếu tính dự báo và
hoạch định rõ ràng, gây khó khăn và không đạt mục tiêu đề ra (tại KKT Dung Quất, quá trình
trao quyền cho Ban quản lý thiếu cơ quan làm đầu mối, không có sự hướng dẫn rõ ràng và
đồng bộ làm cho chức năng và quyền tự chủ xuyên suốt của Ban quản lý bị phân tán và việc ra
quyết định phải phối hợp với nhiều cơ quan các cấp khác nhau (Trà Thanh Danh 2012), điều
này sẽ gây ra sự chậm trễ trong giải quyết và quản lý KKT, ảnh hưởng khả năng thu hút đầu
tư).
Trên thực tế, những thành công từ mô hình tỉnh Bình Dương và phát triển khu nam Sài Gòn là
rất có giá trị tham khảo về khía cạnh tạo ra cả ba mũi đột phá. Cách làm là then chốt chứ không
phải chính sách trên giấy hay KKT được thành lập chính thức. Cả Bình Dương và nam Sài
Gòn, ngân sách gần như không phải bỏ ra đồng nào nhưng đang là những con gà đẻ trứng vàng
cho ngân sách nhà nước cùng với rất nhiều lợi ích kinh tế khác được tạo ra.
45
Phần 5: TỔNG KẾT VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1 TỔNG KẾT MÔ HÌNH KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Căn cứ vào kinh nghiệm và những gì đã xảy ra trên thế giới đối chiếu với thực tế phát triển
KKT ở Việt Nam cho thấy, mô hình này đang đem đến các kết quả trái chiều.
Thứ nhất, mô hình KCX và KCN được triển khai từ đầu thập niên 1990 đã gặt hái được những
thành công ở cả hai góc độ lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp tuy nhiên sự phát triển đại trà
mang tính phong trào của các KCN sau đó đang gây ra nhiều hệ lụy. Các KCX, KCN là điểm
đến chủ yếu của các doanh nghiệp FDI, nhất là những doanh nghiệp sản xuất tạo ra công ăn
việc làm và nguồn hàng xuất khẩu. Quan trọng hơn là những KCX và KCN đầu tiên đã là nơi
thử nghiệm các chính sách, những cải cách thể chế mới mà nó có thể áp dụng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự phát triển đại trà của mô hình này khi chưa rút ra được những nhân tố then
chốt tạo ra sự thành công đã dẫn đến trục trặc. Thay vì thể chế hóa những điểm mới, điểm tích
cực từ các KCX và KCN thì những nơi này lại trở thành “nạn nhân” và bị hệ thống hiện tại
đồng hóa với hành chính quan liêu và nhiều vấn đề nan giải khác. Nhìn ở góc độ nào đó, mô
hình KCX và KCN đã là “phòng thí nghiệm” cho một số chính sách mới.
Thứ hai, mô hình KKT ven biển kể từ đầu thập niên 2000 chưa đạt được kết quả như kỳ vọng
nhìn trên bình diện quốc gia. Dường như không có sự khác biệt nhiều về mặt chính sách bên
trong và bên ngoài hàng rào KKT, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa cao độ nên sức hấp dẫn
của các KKT ở Việt Nam là không nhiều. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ hầu hết các KKT ở Việt
Nam rất giống nhau nên đây là những nơi tạo ra cuộc đua xuống đáy khốc liệt nhất. Với mô
hình tổ chức hiện tại, gần như mô hình quản lý và hành chính của tất cả các KKT ở Việt Nam
đều đã bị hệ thống hiện tại “đồng hóa” với các vấn đề có khi còn phức tạp hơn đối với các
doanh nghiệp đầu tư bên ngoài khu kinh tế. Tình trạng này đang rất phổ biến và khả năng các
KKT trở thành những khu quy hoạch treo khổng lồ là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Quyết tâm
nửa vời và sự chèo kéo của các địa phương dẫn đến tình trạng đầu tư theo “mô hình quả mít”
(tất cả đều là gai nhưng không có mũi nhọn nào cả) có lẽ là vấn đề nan giải nhất hiện nay ở
Việt Nam.
Ở góc độ địa phương, những gì Quảng Ngãi hay Hà Tĩnh đang có được là rất cám dỗ. Mỗi tỉnh
hay mỗi KKT chỉ cần có một dự án hay doanh nghiệp rất lớn là mọi chuyện có thể thay đổi,
nhất là về khía cạnh ngân sách. Do vậy, nhiều địa phương sẽ tìm nhiều cách khác nhau để có
được những công trình như vậy. Thanh Hóa sẽ dành mọi nỗ lực cho dự án nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn, Bình Định sẽ cố gắng theo đuổi đến cùng dự án nhà máy lọc dầu Nhơn Hội và Phú
Yên là nhà máy lọc dầu Vũng Rô, hay Khánh Hòa đang rất muốn các nhà đầu tư đến từ Ả-Rập
thực hiện dự án xây dựng một thành phố hiện đại. Các địa phương ven biển có một số lợi thế
thì tự thân vận động và các địa phương đã có dự án được chọn thì sẽ cố gắng triển khai. Đối
với những địa phương ở những nơi bất lợi khác cũng muốn được Trung ương ưu ái để có được
những trường hợp giống như Dung Quất.
46
Thứ ba, các KKT hiện nay, thực chất chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất
công nghiệp của các địa phương. Tuy các KKT có những quyền tự chủ nhất định, nhưng trên
thực tế việc thu hút đầu tư, nhất là việc đàm phán và đưa ra các quyết sách với các dự án lớn
đều được quyết định hay thông qua các cấp lãnh đạo cao nhất của địa phương, thậm chí là lãnh
đạo Trung ương. Trong nhiều trường hợp nếu dự án ở ngoài KKT nếu cần thiết thu hút thì địa
phương hoàn toàn có thể có các cơ chế để thu hút mà nhiều khi còn ưu đãi hơn cả trong các
KKT hoặc địa phương có thể tìm cách bao gồm dự án thuộc KKT. Do vậy, nhìn từ góc độ ra
quyết định và thực thi chính sách, các KKT thực chất chỉ là nơi tập trung các doanh nghiệp hay
cơ sở sản xuất của địa phương.
Thứ tư, tuy không được xem là các KKT, nhưng trường hợp của Bình Dương và khu nam Sài
Gòn là rất đáng tham khảo ở hai khía cạnh những yếu tố dẫn đến thành công và những trục
trặc nảy sinh. Bình Dương đã tận dụng được các yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa, được
thể hiện được ở chỗ: (i) biết chớp lấy thời cơ ở thời điểm tách tỉnh và đón làn sóng đầu tiên của
đầu tư nước ngoài; (ii) tận dụng vị trí gần sát TPHCM, nhưng chi phí đất đai thấp và dễ giải tỏa
để phát triển công nghiệp; và (iii) có sự đồng thuận và quyết tâm cao của lãnh đạo địa phương.
Đây là những yếu tố rất đáng để tham khảo. Tuy nhiên, những trục trặc hay dấu hiệu trục trặc
đang xảy ra cho thấy nguy cơ sự cấp tiến hay những nhân tố tích cực tạo ra sự thần kỳ Bình
Dương đang bị lấn áp hay "đồng hóa" bởi những trục trặc hay tính xơ cứng của thể chế hiện tại.
Đối với quá trình phát triển khu nam Sài Gòn, nơi mà hiện tại TPHCM đang hướng đến xây
dựng một khu kinh tế đặc biệt có nhiều giá trị tham khảo. Hiện tại, đa phần đang nhìn vào
những kết quả tài chính tạo ra từ mô hình khu nam Sài Gòn. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất từ quá
trình phát triển khu vực này là việc tìm tòi và nuôi dưỡng những nhân tố mới. Từ Cholimex
đến IPC, đây là nơi tìm hiểu và thử nghiệm các mô hình mới để tháo gỡ các nút thắt thể chế ở
mỗi thời điểm hơn là mô hình doanh nghiệp thuần túy. Về khía cạnh kinh tế hay tài chính, điều
đáng tham khảo nhất là việc hình thành một doanh nghiệp tầm cỡ có sức ảnh hưởng lớn đối với
sự phát triển của TPHCM mà nhà nước không phải bỏ ra nguồn lực nào cả.
5.2 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5.2.1 Các điều kiện cần có để các KKT thành công
Muốn xây dựng KKT thành công, nhìn theo ngôn ngữ tiếp cận hiện đại thì nó nằm ở 3 yếu tố P
gồm: Vị trí (Position) - Chính sách (Policy) - Con người (People), trong đó con người là yếu tố
then chốt vì con người làm chính sách và chọn vị trí. Nếu nhìn theo triết học phương Đông, thì
điều kiện thành công cần có ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Để có thể xây dựng thành
công các KKT cần phải hội đủ bốn điều kiện dưới đây:
Thứ nhất, vị trí, vị trí và vị trí. Vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng nó cần phải gắn kết trong và
ngoài nước, đặc biệt phải kết nối với thị trường bên ngoài, có ưu thế về cơ sở hạ tầng. Thực
tiễn ở Việt Nam cũng cho thấy tầm quan trọng của vị trí. Một trong những yếu tố làm nên hiện
tượng Bình Dương chính là nhờ có vị trị ở ngay cạnh TPHCM.
47
Thành công của một số nước như Singapore hay Trung Quốc quả là cám dỗ đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải nhìn vào một thực tế rằng cả Singapore và Trung Quốc đã thành công vì
họ có các yếu tố rất cơ bản. Vị trí đắc địa và hơn cả là họ đã có sẵn một nguồn nhân lực chất
lượng cao ở ngay đó với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ của cộng đồng người Hoa ở cả Hồng
Kông hay Singapore. Đối với các KKT của Việt Nam, đặc biệt là các KKT ven biển và có gắn
với biển, điều nhiều người hay nhắc đến là nguồn nhân lực không có kỹ năng có sẵn. Tuy
nhiên, như phân tích ở trên ngay cả lực lượng lao động này cũng rất khó tuyển dụng. Trên thực
tế, quan trọng hơn cả là lực lượng lao động có kỹ năng. Thẳng thắn mà nói, ai sẽ là người trụ
lại Chu Lai khi mà một bộ phận cán bộ của chính quyền Quảng Nam vẫn ở Đà Nẵng mà không
vào Tam Kỳ chứ chưa nói gì đến Chu Lai. Điều này cũng tương tự đối với hầu hết các KKT
khác ở Việt Nam. Các địa phương luôn nhắc đến chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao, nhưng trên thực tế chỉ có những người thuộc địa phương mới có động cơ trở về địa
phương làm việc. Nếu chỉ dựa vào lực lượng này thì quá mỏng để có thể có đủ hàng chục
nghìn lao động có kỹ năng cho các KKT trong tương lai. Điều này cho thấy tầm quan trọng của
vị trí đối với sự thành công của các KKT.
Thứ hai, quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao cấp và một liên minh ủng hộ mạnh. Cần phải có
quyết tâm chính trị và vai trò của người lãnh đạo mạnh mẽ từ cấp trung ương đến địa phương
trong một thời gian dài. Phần lớn các KKT chỉ phát huy tác dụng sau 5-10 năm thành lập
(Farole 2011b). Do vậy, nếu bị tác động bởi yếu tố nhiệm kỳ sẽ rất khó đảm bảo cho sự thành
công của các KKT nói riêng, những vấn đề mang tính dài hạn nói chung.
Thứ ba, có những đối tác hay nhóm có lợi ích dài hạn từ thành công của dự án. Trong hầu hết
các trường hợp đối tượng này chính là khu vực kinh tế tư nhân. Do vậy, nên khuyến khích tư
nhân tham gia xây dựng phát triển KKT hơn là do nhà nước xây dựng. Cần có khuôn khổ pháp
lý quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân khi đầu tư xây dựng KKT (World
Bank 2008). Thêm vào đó, cần nhìn nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân
trong liên minh tăng trưởng.
Thứ tư, cần có môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và tìm tòi cái mới để tạo ra các doanh nhân
công. Chỉ môi trường này mới có thể tạo ra các doanh nhân công, những người chấp nhận rủi
ro và sẵn sàng đi đến cùng cùng với dự án/ý tưởng. Nếu không có các doanh nhân công thì khả
năng thực hiện những công việc khó khăn đòi hỏi nhiều thử thách thường là nhiệm vụ bất khả
thi. Trên thực tế, điều này đang xảy ra ở Việt Nam.
5.2.2 Cách làm đóng vai trò quyết định
Nhân tố mới và cách làm sáng tạo là yếu tố then chốt tạo ra sự thành công của một số KKT
hoặc thử nghiệm mới ở Việt Nam trong thời gian qua mà điển hình là sự phát triển của Bình
Dương trong hơn một thập kỷ qua và sự hình thành của khu Nam Sài Gòn sau hơn hai thập kỷ.
Sự chú trọng đến lợi ích tĩnh và tính cứng nhắc trong việc hình thành và phát triển các KKT là
yếu tố gây ra sự trục trặc ở nhiều nơi. Trong các trường hợp thành công đối với việc triển khai
các thử nghiệm mới, sự ủng hộ và quyết tâm của liên minh thực hiện dự án với sự tham gia của
những lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp và các bên có lợi ích dài hạn tham gia vào cùng với những
doanh nhân công, những người sẵn sàng theo đuổi các mục tiêu, tạo ra những thứ có giá trị cho
48
xã hội là vô cùng quan trọng. Cả tỉnh Bình Dương và mô hình phát triển khu Nam Sài Gòn đều
có chung một đặc điểm là môi trường nuôi dưỡng và khuyến khích sự sáng tạo đã được tạo ra
trong thời hoàng kim của chúng. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là những nhân tố tích cực đang bị
cái cũ, những yếu tố kém tích cực, sự trì trệ của thể chế và cách nhìn đang kéo lại.
Nhìn từ khía cạnh kinh tế chính trị học như Altshuler và Luberoff (2003) đã phân tích, việc các
dự án hay mô hình được triển khai thành công là nhờ có các doanh nhân công (những người
làm nhạc trưởng và quyết tâm thực hiện dự án) cộng với một liên minh ủng hộ và triển khai dự
án rất mạnh. Đối với các dự án mang lại hiệu quả thì luôn có áp lực hay các nhóm có lợi ích từ
thành công của dự án đóng vai trò quan trọng trong các liên minh. Nhìn từ góc độ thể chế như
Acemoglu và Robinson (2012), các dự án thành công là do thể chế thực hiện các dự án này
mang tính dung nạp với nhiều bên có lợi ích liên quan tham gia để vận hành dự án hiệu quả;
đối với các dự án phi lý thì thể chế liên quan đến việc thực hiện các dự án thường mang tính
loại trừ, chỉ một nhóm nhỏ được lợi trong khi chi phí lại phân tán cho đông đảo dân chúng.
5.2.3 Nguy cơ cái mới bị cô lập, đồng hóa thậm chí là bóp chết
Nhìn mô hình KKT hay các nhân tố đột phá từ đổi mới đến nay bao gồm cả Bình Dương và
nam Sài Gòn sẽ thấy có nhiều nhân tố tích cực đã tạo ra những kết quả bất ngờ. Cả Bình
Dương và nam Sài Gòn, nhà nước gần như không phải bỏ nguồn lực tài chính, ngân sách
nhưng kết quả đã tạo ra một nguồn ngân sách khổng lồ trên nền tảng của những hoạt động kinh
tế hết sức năng động và thực chất. Giá trị hay tài sản hay giá trị lớn nhất đối với Việt Nam từ
sự phát triển khu nam Sài Gòn hay Bình Dương là nhân tố tiên phong trong cải cách và tạo mũi
đột phá chứ không phải là nguồn thu ngân sách hay một số kết quả kinh tế hay tài chính có thể
mà chúng chỉ là kết quả tất yếu của cách làm mới. Tuy nhiên, những kết quả, những nhân tố
đem lại thành công dường như chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Những trục trặc đang xảy
ra ở Bình Dương cho thấy những nhân tố mới dường như đang bị thui chột và hệ thống hiện tại
đang dần chiếm lĩnh và đồng hóa những nhân tố mới. Đối với việc phát triển khu nam Sài Gòn,
giá trị lớn nhất của IPC là sự tiên phong. IPC đã trở thành doanh nghiệp/tổ chức tạo ra sự thay
đổi kỳ diệu của vùng đất phía nam TPHCM. Tuy nhiên, doanh nghiệp này dường như đang
được đối sử như con gà đẻ trứng vàng, một nơi tạo ra nguồn thu ngân sách thuần túy và hiện
đang chịu những gánh nặng do quá thành công.
5.3 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.3.1 Trọng tâm chỉ nên là một hoặc hai
Về góc độ kinh tế thuần túy thì Việt Nam nên rà soát lại tất cả các KKT bao gồm cả các KCN,
nếu khu nào hay phần nào không hợp lý hoặc chưa khả thi trong ít nhất là một vài thập kỷ tới
thì hủy bỏ quy hoạch và chỉ nên tập trung vào những nơi khả thi. Tuy nhiên, xét về khía cạnh
kinh tế chính trị học thì đây là điều rất khó. Trên thực tế các KKT chỉ là nơi tập trung các
doanh nghiệp các nhà máy sản xuất công nghiệp của địa phương hay là nơi đặt nhà máy sản
xuất của một doanh nghiệp rất lớn. Do vậy, trong trường hợp này Việt Nam chỉ nên tập trung
vào một hoặc hai KKT hoặc một dạng KKT mà nó có tiềm năng thực sự để triển khai thay vì
49
dàn trải như hiện nay. Đối với các KKT khác, nên để cho các địa phương tự quyết, Trung ương
chỉ cần khuyến nghị các địa phương xem xét lại quy mô cũng như cách thức triển khai. Lúc
này, chính sách của Trung ương sẽ là không dành nguồn lực cho những KKT không ưu tiên.
5.3.2 Nên chọn cách tiếp cận cụm ngành cùng với phát triển KKT
Hiện nay, cách nhìn nhận KKT như một khu biệt lập là khá phổ biến ở Việt Nam. Điều này đã
giới hạn vai trò cũng như khả năng liên kết của các KKT với một phạm vi hay địa giới các hoạt
động kinh tế rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thành công ở nhiều nơi trên thế giới là sự kết hợp giữa
cụm ngành và KKT. Hàn Quốc và Đài Loan là những trường hợp điển hình nhất. Hai nền kinh
tế này đã gặt hái được thành công thông qua cụm ngành nhiều hơn là KKT. Ngay cả Trung
Quốc - nơi thành công nhất với các ĐKKT và chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc
tạo ra một nước Trung Quốc mới thì vai trò của cụm ngành cũng hết sức quan trọng. KKT và
cụm ngành như một cặp bài trùng tạo nên những thành công cho Trung Quốc (Zeng 2011). Đối
với Việt Nam, việc kết hợp giữa KKT và cụm ngành nên được đặt ra và xem xét một cách thấu
đáo. Cách tiếp cận theo mô hình cụm ngành nhiều khi có thể phù hợp hơn cách tiếp cận KKT.
Hạn chế lớn nhất của KKT là chỉ có thể áp dụng các chính sách ưu đãi hay đặc biệt trong biên
giới của KKT, trong khi nhiều hoạt động hay nhiều ngành cần một phạm vi rộng lớn hơn. Ví
dụ, các cơ sở đào tạo hay trung tâm nghiên cứu thường nằm ở các đô thị, thành phố hay thủ
phủ của các địa phương hơn là nằm ở các KKT. Nếu tiếp cận theo cụm ngành thì chỉ cần ngành
nào có tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế thì có thể được ưu tiên hay ưu đãi
trong tất cả các khâu liên quan.
5.3.3 Chia sẻ và sử dụng nguồn lực theo nguyên tắc người làm tốt được thưởng
Cách thức phân bổ nguồn lực phổ biến ở Việt Nam hiện nay là người/nơi làm tốt đang “bị
phạt” trong khi người làm không tốt hay nơi sử dụng nguồn lực không hiệu quả lại được ưu ái.
Bằng chứng rõ ràng nhất là các địa phương đang tạo ra nhiều nguồn thu, sử dụng nguồn lực
hiệu quả hơn lại phải chia sẻ hay bị lấy đi rất nhiều, trong khi những địa phương thực sự không
có lợi thế kinh tế vẽ vời đủ thứ để tranh giành nguồn lực cho những dự án mà tính khả thi về
mặt kinh tế gần như bằng không. Ở khía cạnh doanh nghiệp, những doanh nghiệp làm ăn có lãi
thì phải đóng thuế rất nhiều, trong khi những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả gây ra tổn thất
lại được ưu ái hay cứu. Ví dụ cụ thể là một số doanh nghiệp nhà nước cũng như các ngân hàng
hay tổ chức tài chính yếu kém. Vấn đề nghiêm trọng nhất là cách xử lý đối với các ngân hàng
hay các tổ chức tài chính hiện nay là đang khuyến khích việc trục lợi cá nhân mà gây tổn hại
cho cái chung do quá trình tái cơ cấu và sắp xếp lại nhưng những người sở hữu ngân hàng gây
thiệt hại cho nền kinh tế vẫn tại vị mà không bị mất doanh nghiệp của mình.
Nhu cầu nguồn lực cho phát triển là rất lớn, nhưng khả năng là giới hạn do vậy, việc sử dụng
nguồn lực cần có chọn lọc. Đối với các địa phương hay những nơi ở đồng không mông quạnh
không có lợi thế thu hút đầu tư hay các hoạt động kinh tế, các nguồn lực chỉ nên tập trung cho
an sinh xã hội. Phần còn lại nên tập trung vào những nơi có khả năng tạo ra nhiều của cải hay
giá trị cho xã hội hơn. Việc làm cho cái bánh lớn hơn và chia đều cái bánh thường mâu thuẫn
và xung đột nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cần có những ưu tiên nhất định. Đối với bối cảnh
50
Việt Nam hiện nay nên chọn ưu tiên làm cho cái bánh lớn lên thay vì quá quan tâm đến việc
chia cái bánh.
Đối với góc độ doanh nghiệp, các chính sách nên đảm bảo chữ tín và tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tổ chức các hoạt động kinh doanh. Tư tưởng hay cách nhìn phải lấy bớt khi ai đó thành
công nên cố thu được ngân sách càng nhiều càng tốt thay vì nuôi dưỡng cũng như khuyến
khích những người thành công đang rất nặng nề. Ví dụ như trường hợp Phú Mỹ Hưng ở nam
Sài Gòn, họ có được kết quả đến ngày nay là nhờ rất nhiều nỗ lực và không chỉ Phú Mỹ Hưng
mà còn rất nhiều người khác được hưởng lợi. Tuy nhiên, cái nhìn không thiện cảm với “người
giàu” để lấy nhiều hơn từ họ sẽ gây ra những tác động tiêu cực rất lớn về chữ tín, đảm bảo lòng
tin cho doanh nghiệp, tác động đến môi trường đầu tư. Điều tương tự cũng đang xảy ra ở Bình
Dương đối với Đại Nam. Nói chung, trong những trường hợp này giống như nhiều trường hợp
khác, những người làm tốt đang bị phạt bị hắt hủi hay bị kéo chân trong khi những người/nơi
kém năng lực làm không ra sao lại đang nhận được rất nhiều các nguồn lực.
5.3.4 Một số gợi ý cụ thể
Ở khía cạnh triển khai cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý được nhận diện như: (i) vai trò của phát
triển CSHT và vấn đề nguồn lực tài chính; (ii) vấn đề quy hoạch và phát triển KKT; (iii) vai trò
của Ban quản lý và cải cách hành chính; (iv) vấn đề nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư; và (v)
sự đột phá trong vấn đề thử nghiệm các chính sách mới. Với những vấn đề nêu trên, một số
khuyến nghị chính sách từ thực tiễn phát triển KKT tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, việc hình thành một KKT không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật mà phải đánh giá tính khả thi trong việc huy động nguồn lực tài chính. Việc
huy động nguồn lực phát triển và xây dựng KKT phải xem xét vai trò huy động nguồn lực của
khu vực tư nhân và các nhà đầu tư chiến lược trong sự hình thành và phát triển KKT (theo kinh
nghiệm quốc tế cũng như kinh nghiệm phát triển các KCN thành công tại Việt Nam như KCX
Tân Thuận (TP.HCM) hay KCN Nomura (Hải Phòng)). Việc quy hoạch phát triển các KKT
phải tính đến các điều kiện về khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn là khả năng
liên kết vùng để có thể tạo ra sự cạnh tranh với khu vực và quốc tế.
Thứ hai, cần mạnh dạn trong việc phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm giải trình cho địa
phương mà cụ thể hơn là ban quản lý KKT để họ có thể thực hiện nhiệm vụ một cách đơn giản;
đồng thời phát huy khả năng sáng tạo trong việc cải cách hành chính để tinh gọn thủ tục xúc
tiến và quản lý đầu tư vào KKT.
Thứ ba, cần chuẩn bị nguồn nhân lực kết hợp với việc tận dụng lao động địa phương, gắn kết
với các chương trình đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Có các chính
sách thu hút lao động không di cư về các thành phố lớn như nhu cầu nhà ở, nhu cầu đời sống
vật chất và tinh thần của công nhân làm việc trong KKT.
Thứ tư, cần mạnh dạn thử nghiệm các chính sách mới để tạo ra sự khác biệt cho các KKT so
với KCN và KCX.
51
5.4 ĐỀ XUẤT MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI
5.4.1 Thời cơ và thách thức
Cải cách thể chế để tạo ra những làn sóng tăng trưởng mới đưa Việt Nam đi đến thịnh vượng
đang là nhiệm vụ hết sức thúc bách. Tuy nhiên, hệ thống hiện tại đang rất cồng kềnh với sự
kháng cự rất cao. Tính khả thi của những cải cách toàn diện tác động đến hầu hết các ngóc
ngách của cuộc sống ở Việt Nam hiện nay rất thấp. Do vậy, khả thi hơn cả vẫn là những thử
nghiệm ở phạm vi nhỏ trước khi áp dụng rộng rãi. Mô hình KKT vẫn có sức quyến rũ và giá trị
tham khảo mà có lẽ nó là lựa chọn khả dĩ cho Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, hiện có hai cản
trở rất lớn trong cách tiếp cận này. Thứ nhất, mô hình KKT đang rất phản cảm trong mắt công
chúng do những thành công thường không được nhìn nhận một cách thấu đáo, trong khi những
trục trặc của chúng tràn lan. Nếu nêu ra vấn đề KKT thì phản ứng đầu tiên và rộng khắp của
hầu hết mọi người là phản đối. Thứ hai, tính cục bộ địa phương hoặc theo ngành hiện nay rất
lớn. Nếu đóng kín hoặc giới hạn KKT trong một phạm vi nào đó thì khả năng mô hình này sẽ
bị cô lập hay trở thành một cơ quan nhà nước vừa không có quyền lực thực tế, vừa không có
nguồn lực như các KKT khác là rất cao. Muốn thử nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi ban đầu
cũng như tiền đề cho mục tiêu dài hạn thì cần phải vượt qua hai rào cản nêu trên.
5.4.2 Tình huống Nam Sài Gòn
Dựa vào những giới hạn của thể chế hiện tại, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận mới là phát triển
vùng gắn với cải cách thể chế và liên kết các địa phương với một địa danh cụ thể nào đó thay
vì dùng khái niệm KKT giới hạn trong một phạm vi hành chính hay vùng đất nào đó. Cách tiếp
cận này là sự kết hợp giữa mô hình KKT và cụm ngành. Để tránh rơi vào vết xe đổ hiện nay,
những địa phương đang xem xét mô hình KKT này nên thay đổi cách tiếp cận một cách uyển
chuyển gắn với ba mũi đột phá chiến lược, nhất là cải cách thể chế. Với ý nghĩa này, đối với
trường hợp khu nam Sài Gòn, nhóm nghiên cứu đề xuất TPHCM có thể xem xét chọn tên gọi:
“Phát triển khu nam TPHCM gắn với cải cách thể chế và liên kết vùng” thay vì KKT đặc
biệt theo kiểu truyền thống. Xa hơn nữa, để có thể tạo ra sự hợp tác và liên kết vùng trong
khuôn khổ luật pháp hiện tại, tỉnh Long An cũng có thể lập đề án: “Phát triển khu Cần Giuộc
gắn với cải cách thể chế và liên kết vùng”. Cách tiếp cận gắn với ba mũi đột phá này không
chỉ tận dụng được những lợi thế của mô hình KKT mà còn có thể tận dụng cách tiếp cận cụm
ngành, và quan trọng hơn là có thể phá vỡ được bế tắc trong liên kết vùng hiện nay do tất cả
đều được quyết định dựa trên địa giới hành chính.
Mô hình ĐKKT mà Việt Nam đang nhắm tới thực chất là việc xây dựng một thành phố mới
với sức cạnh tranh mang tính quốc tế. Ba nhân tố nòng cốt hay quan trọng nhất của một thành
phố hay một địa phương chính là người giỏi, người giàu và các doanh nghiệp. Nếu có hay thu
hút được ba điều này thì địa phương trở nên phát triển. Đây cũng chính là mục tiêu của tất cả
các địa phương (Peterson 1981). Nam Sài Gòn trên thực tế là đang có và có khả năng thu hút
thêm ba yếu tố này nhờ nền tảng hiện hữu cộng với vị trí đắc địa của nó đặc biệt là với đô thị
Phú Mỹ Hưng, một đô thị kiểu mẫu và đáng sống nhất Việt Nam. Cần có những khảo sát và
52
nghiên cứu cụ thể hơn, nhưng dân cư ở đô thị Phú Mỹ Hưng hầu hết đều là lao động có kỹ
năng và có trình độ cao. Phú Mỹ Hưng là nơi đã có người giỏi và người giàu.
Để tránh cát cứ, thu vén cho ngân sách địa phương, nhằm thúc đẩy liên kết vùng giữa các tỉnh,
cần phải vượt qua các động cơ không hợp tác để giữ nguồn thu. Cả TPHCM và Long An đều
thành lập ra các ban điều hành hay chỉ đạo dự án hay khu vực có thẩm quyền cao trong phạm
vi phân quyền của mình (có thể đề xuất Trung ương cho thêm một số cơ chế hay chính sách
nhất định). Hai bên có thể phối hợp cùng nhau để triển khai với trung gian kết nối là IPC. Để
tránh tình trạng tranh giành các dự án, nên áp dụng cơ chế chia sẻ nguồn thu theo nguyên tắc,
những gì hiện có ở bên nào thì thuộc về bên đó, đối với những nguồn thu mới thì hai bên sẽ
cùng chia theo công thức có thể là theo dân số, mức thu nhập hoặc theo những tiêu chí mà hai
bên đều cảm thấy phù hợp. Đối với các trường hợp cần phải di dời hay thay đổi địa điểm sang
địa phương khác thì hai bên có thể thỏa thuận rằng địa phương nơi đặt cơ sở hiện tại sẽ nhận
được nguồn thu bằng với mức đang có và hai bên sẽ phân chia phần tăng thêm cũng như chia
sẻ các chi phí cần thiết theo một công thức được thống nhất. Đây là cách thức khả dĩ để có thể
phá vỡ bế tắc bất hợp tác trong liên kết vùng hiện nay. Quan trọng hơn là việc chia sẻ nguồn
thu và trách nhiệm giữa hai địa phương sẽ tạo ra các cơ sở trong việc liên kết cũng như chia sẻ
trách nhiệm sâu rộng hơn trong tương lai, có thể hướng đến mô hình đô thị kết nối thực chất
chứ không phải chỉ là các kết nối về mặt giao thông. Cơ sở của việc kết nối này chính là IPC
với các hoạt động đang bao phủ cả hai địa phương. Đây có thể là chất kết dính tốt làm nền tảng
cho thành công.
Phát triển vùng kinh tế nam Sài Gòn thông qua các chính sách thí điểm phân cấp quản lý nhà
nước, xây dựng chính quyền đô thị một cấp, thúc đẩy cải cách hành chính, tăng trách nhiệm
giải trình cho chính quyền địa phương. Các chính sách này ưu tiên: i) trao quyền mạnh mẽ cho
chính quyền TPHCM trong quản lý đất đai và quản lý doanh nghiệp, ii) thí điểm phân cấp quản
lý nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị một cấp trong tổ chức chính quyền thúc đẩy phát
triển vùng Nam Sài Gòn, iii) tạo liên minh ổn định và lâu dài giữa các nhà đầu tư chiến lược và
doanh nhân công, iv) thí điểm tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy cải cách hành
chính thông qua mô hình Ban quản lý Nam Sài Gòn.
Đối với TPHCM cần xem xét vấn đề sau đây:
1. Tạo nhận thức chung rằng TPHCM đã và đang là một trung tâm kinh tế quan trọng bậc
nhất của cả nước, song cần khơi thông các động lực phát triển mới, tránh nguy cơ tụt
hậu. Động lực mới phải bắt nguồn từ các thí điểm cải cách thể chế.
2. Đề xuất với Bộ Chính trị và Chính phủ ban hành các chủ trương cho phép thí điểm các
cải cách thể chế ở Nam Sài Gòn.
3. Dựa vào chủ trương của Trung ương, TPHCM xây dựng một đề án, cam kết phát triển
Nam Sài Gòn thành một vùng kinh tế năng động, có những đô thị hiện đại, dịch vụ và
công nghiệp tiên tiến. Cam kết này tạo niềm tin lâu dài cho các nhà đầu tư.
53
4. Cùng làm việc với Long An để xem xét các khả năng hợp tác hay cùng phối hợp.
5. Lấy IPC làm nòng cốt, xây dựng những doanh nhân công có sứ mạng kiến tạo vùng
kinh tế Nam Sài Gòn.
6. Từng bước tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, cam kết đầu tư lâu dài vào sự phát triển của
vùng kinh tế Nam Sài Gòn.
7. Xây dựng một đề án thí điểm phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho Ban quản lý vùng
kinh tế nam Sài gòn, với trọng tâm cải cách quản lý hành chính theo mô hình chính
quyền đô thị một cấp, phục vụ doanh nghiệp trong 10 lĩnh vực gồm: quyền sử dụng đất,
quy hoạch, xây dựng, điện, nước, lao động, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giải
quyết tranh chấp, thuế và hỗ trợ xuất khẩu.
Tóm lại, để triển khai mô hình này, trước hết cần những nghiên cứu thấu đáo, nhất là việc vận
dụng những chính sách, những quy định hiện có càng nhiều càng tốt, giảm thiểu việc đề xuất
các chính sách mới một cách vội vã cũng như những thay đổi quá mức vì điều này rất dễ vấp
phải sự chống đối. Trong trường hợp triển khai, những việc cần làm trong giai đoạn trước mắt
là hình dung cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để hình thành một liên minh
ủng hộ và triển khai dự án một cách cố kết có tiếng nói và quyết tâm cao. Tạo cơ chế và các
khuyến khích cần thiết để có thể thu hút được những người có khả năng tham gia và phát huy
được tinh thần khởi nghiệp, tinh thần sáng tạo của họ. Cuối cùng là cần phải có sự tham gia của
các đối tác có lợi ích dài hạn từ sự thành công của dự án.
54
Phần 6: KẾT LUẬN
Những kết quả của chính sách phát triển các KKT đóng kín với ưu đãi về giá đất, thuế và hỗ
trợ hạ tầng – các ưu đãi và hỗ trợ trực tiếp là rất hạn chế, trong khi nhiều hệ lụy tiêu cực đã và
đang tiếp tục nảy sinh. Mô hình KKT đang rất tiêu cực dưới mắt công chúng và thường bị phản
đối khi nhắc đến. Tuy nhiên, điều nghịch lý là kinh nghiệm quốc tế và những trường hợp thành
công ở Việt Nam cho thấy dường như mô hình KKT hay nói rộng hơn là những kinh nghiệm
và bài học từ việc sử dụng mô hình này vẫn là niềm hy vọng cho việc tạo ra các đột phá, nhất
là cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay. Tuy không được gọi là KKT, nhưng tỉnh Bình Dương
hay Nam Sài Gòn lại có nhiều bài học thành công trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công
nghiệp, tạo ra các đô thị hiện đại qua cách tiếp cận và quá trình phát triển thực chất là như các
KKT. Hơn thế, Trung Quốc đã rất thành công với mô hình KKT vẫn đang tìm cách phát triển
và làm mới nó. Việc thành lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải (Shanghai Free Trade Zone
- SHFTZ), còn gọi là Khu Thương mại Tự do Thí điểm Trung quốc với những chính sách chưa
từng có trong lịch sử Trung Quốc như thông báo hoạt động thay vì đăng ký kinh doanh vào
năm 2013 là một ví dụ điển hình. Do vậy, việc tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về mô hình
KKT cả về những điểm tích cực cũng như thất bại nhằm tạo ra các đột phá ở Việt Nam cũng
như khắc phục những trục trặc hiện nay là hết sức cần thiết như đã được phân tích rất cụ thể
trong bài viết.
Dựa vào bối cảnh thực tế ở Việt Nam với cái nhìn biện chứng và uyển chuyển mang tính thực
chất, nhóm nghiên cứu đề xuất Việt Nam nên chuyển từ cách tiếp cận KKT sang phát triển và
liên kết vùng tạo đột phá thể chế. Đối với trường hợp khu vực phía nam TPHCM, nhóm nghiên
cứu mạnh dạn đề xuất Chính quyền Thành phố có thể xem xét chọn tên gọi: “Phát triển khu
nam TPHCM gắn với cải cách thể chế và liên kết vùng” thay vì KKT đặc biệt theo kiểu
truyền thống. Xa hơn nữa, để có thể tạo ra sự hợp tác và liên kết vùng trong khuôn khổ luật
pháp hiện tại, tỉnh Long An cũng có thể lập đề án: “Phát triển khu Cần Giuộc gắn với cải
cách thể chế và liên kết vùng”. Cách tiếp cận gắn với ba mũi đột phá này không chỉ tận dụng
được những lợi thế của mô hình KKT mà còn có thể tận dụng cách tiếp cận cụm ngành, và
quan trọng hơn là có thể phá vỡ được bế tắc trong liên kết vùng hiện nay do tất cả đều được
quyết định dựa trên địa giới hành chính.
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aggarwal, A 2012, ’SEZ-led Growth in Taiwan, Korea, and India: Implementing a
Successful Strategy’, Asian Survey, Vol. 52, no. 5, pp. 872–899.
2. Alan Altshuler và David Luberoff (2003), Mega-projects: The Changing of Urban
Politics of Public Investment (Các siêu dự án: Sự thay đổi của chính trị đô thị trong đầu
tư công), Brookings Institution Press
3. Nam Anh, 2011, Thành lập bổ sung KKT ven biển Thái Bình vào Quy hoạch,
<
vao-Quy-hoach/20112/63415.vgp>
4. Tuấn Anh (2010), Giải mã “hiện tượng” Bình Dương,
5. Vũ Thành Tự Anh, Lê Viết Thái và Võ Tất Thắng, 2007, Xé rào ưu đãi đầu tư của các
tỉnh trong mở rộng phân cấp ở Việt Nam: “sáng kiến” hay “lợi bất cập hại.
6. Centre for Development and Enterprise (CDE), 2012, ‘Special Economic Zones –
Lessons for South Africa from international evidence and local experience’, Centre for
Development and Enterprise, no. 19, South Africa.
7. Chen, X & de’Medici, T 2009, ‘Instant City” coming of Age: China’s Shenzhen Special
Economic Zone in thirty years’, Center for Urban and Global Studies, Trinity College,
Hartford, Connecticut.
8. Đức Chính, 2014, Nhìn lại 20 năm phát triển KCN, KCX và KKT ở VN,
<
kcx-va-khu-kinh-te-o-viet-nam.html>
9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2013), Khơi thông những nút thắt thể chế
để phục hồi tăng trưởng, Bài viết chính sách
10. Công văn số 1251/VPCP-KTTH ngày 27/02/2010.
11. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 2013, Tọa đàm trực tuyến về KKT mở Chu Lai,
<
Chu-Lai/178608.vgp>
12. DBS 2013, ‘Iskandar Malaysia - A Tale of Two Cities’, DBS Asian Insight, Sector
Briefing, no. 2, DBS Group Research, April 2013.
13. Trà Thanh Danh (2012), Luận văn MPP, FETP
14. Huỳnh Thế Du và Alex Ngô (2010), Phát triển Hạ tầng đô thị thông qua tài trợ từ đất:
Các trường hợp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bài nghiên cứu tại FETP
56
15. Huỳnh Thế Du (2012), Chuyển đổi ở Thành phố Hồ Chí Minh: Những vấn đề trong
quản lý tăng trưởng, Luận văn tiến sỹ tại Đại học Harvard
16. Huỳnh Thế Du (2013), Luận giải Kinh tế Thị trường Định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở
Việt Nam, tạp chí Thời Đại Mới số 29-2013
17. Bạch Dương (2014), Cải cách thể chế là gì và thực hiện như thế nào?
18. Trần Duy Đông, 2011, Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam.
19. Economist 2013, ‘Shanghai Free Trade Zone: The next Shenzhen?’, Economist, 5
October, viewed 23 October 2014,
<
wider-market-reformsbut-only-if-bureaucrats-ease-their-grip>
20. Ernst & Young (EY) 2014, ‘Insights of China(Shanghai)Pilot Free Trade Zone’,
Ernst & Young, China, Series Inaugural Issue, China.
21. Farole, T 2011a, ‘Special Economic Zone: What have we learned?’, World Bank
Economic Premise, No. 64.
22. Farole, T 2011b, ‘Special Economic Zone in Africa: Comparing Performance and
Learning from Global Experiences’, World Bank, Washington D.C.
23. Farole, T & Akinci, G (eds) 2011, ‘Special Economic Zones: Progress, Emerging
Challenges and Future Directions’, World Bank, Washington D.C.
24. Ge, W 1999, ‘Special Economic Zones and the Opening of the Chinese Economy:
Some Lessons for Economic Liberalization’, World Development, vol. 27, no. 7, pp.
1267-1285
25. Goswami, B 2007, ‘SEZs: Lessons from China’, India together, viewed 25 September
2014,
.
26. Quốc Hà, 2011, Đồng ý chủ trương thành lập KKT Ninh Cơ ở Nam Định,
<
Nam-Dinh/20112/66526.vgp>
27. Huifeng, H 2014, ‘Shenzhen is losing its fight against pollution in main rivers’, South
China Morning Post, 20 September, viewed 30 September,
<
pollution-main-rivers>.
28. Võ Thanh Hùng, 2014, Vì sao các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ những năm
gần đây thu hút đầu tư giảm,
57
29. Quốc Huy (2012), Cần xác định ngay các khu kinh tế trọng điểm,
<
vn/152530.vnp>
30. Khazanah Nasional (KNB) 2006, ‘Comprehensive Development Plan for South Joho
Economic Region 2006-2025’, Kualar Lumpur.
31. Vũ Minh Khương, 2014, ‘Công thức thịnh vượng cho Việt Nam’ (Prosperity Formula
for Vietnam), Vietnamnet, viewed 11 September 2014,
<
kinh-te-.html>
32. Mc Nulty, L 2012, ‘Myanmar to redraft Special Economic Zone Law’, International
Financial Law Review, vol. 31, issue 4, p.4.
33. Nguyễn Văn Kích, Phan Chánh Dưỡng và Tôn Sỹ Kinh, 2006, Nhà Bè hồi sinh từ công
nghiệp, NXB Tổng hợp TPHCM
34. Paul E. Peterson (1981), City Limits, Nhà Xuất bản Đại học Chicago
35. Michael E. Porter (2008), On Competition
36. Open Development Cambodia 2011, ‘Special Economic Zones’, Open Development
Cambodia, viewed 29 September 2014,
37. Võ Hồng Quỳnh 2004, Ông Lawrence S.Ting đã chịu áp lực gì?
<
và >
38. Rabinovitch, S 2013, ‘Global banks cautious on Shanghai free-trade zone’, Financial
Times, 29 September, viewed 22 October 2014,
<
00144feab7de.html#axzz3GwpQVQSX >
39. Rizzo, A & Glasson, J 2012, ‘Iskandar Malaysia’, Cities, vol. 29, pp. 417-427.
40. Rochan, M 2013, ‘Analysts Sharply Divided Over Benefits of Proposed Shanghai Free-
Trade Zone’, International Business Times, 26 September, viewed 23 October 2014,
41. Shanghai Free Trade Zone (SHFTZ) 2014, ‘About SHFTZ’, SHFTZ , viewed 23
October 2014,
58
42. Minh Tấn & Hùng Xướng (2011), Phố Hiến tỉnh Hương Yên trong lịch sử,
<
trong-lich-su.htm>
43. Trần Đình Thiên, 2014, ‘Muốn có đặc khu phải có luật’ (It requires law to set up SEZ),
Bizlive, viewed 20 September 2014,
44. Phạm Thuyên, 2012, Khởi sắc trong thu hút đầu tư vào KKT, KCN Hải Phòng,
<
624/Khi-sc-trong-thu-ht-u-t-vo-KKT-KCN-Hi-Phng.aspx>
45. Trương Tâm Thư (2013), 10 năm thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam:
Thành công nhờ nội lực,
<
nam-thanh-cong-nho-noi-luc-133340.bld>
46. Wan, Z., Zhang, Y., Wang, X., Chen, J. 2014, ‘Policy and politics behind Shanghai’s
Free Trade Zone Program’, Journal of Transport Geography, vol. 34, pp. 1-6
47. Wang, J 2010, ‘The Economic Impact of Special Economic Zones: Evidence from
Chinese Municipalities’, Hong Kong University of Science and Technology
48. Wei, X 2000, ‘Acquisition of technology capability through special economic zones
(SEZs): The case of Shenzhen SEZ’, Industry and Innovation, Sydney, Dec 2000, vol.
7, iss. 2; pg. 199, 24, viewed 29 September 2014,
49. World Bank 2008, ‘Special Economic Zones: Performance, lessons learned, and
implications for zone development’, World Bank, Washington D.C.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_tu_khu_kinh_te_den_phat_trien_va_lien_ket_vung_tao.pdf