Xây dựng một hệ thống thể chế và các biện pháp kích thích kinh tế thích hợp, bao
gồm:
- Đẩy mạnh khuôn khổ luật pháp và quy định về cạnh tranh, tinh thần kinh doanh, tái
cơ cấu doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, sự nổi lên của các thị trường sản phẩm và dịch vụ
mới, và mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, cho phép các cá nhân và tổ chức
có thể đáp ứng được với những thay đổi ở các cơ hội và nhu cầu theo một cách thức linh
hoạt và đổi mới;
- Đẩy mạnh các hệ thống tài chính, bao gồm các thị trường vốn, để luồng vốn có thể
chảy vào các lĩnh vực và doanh nghiệp cạnh tranh và đổi mới nhất;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tính linh hoạt trên thị trường lao động, để sao cho các
công ty đổi mới có thể thu hút được nhân công mà họ cần, và cho phép tái cơ cấu các
doanh nghiệp và các ngành kém cạnh tranh;
- Hình thành mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả và bền vững về mặt tài chính nhằm
giúp đỡ nhân lực thực hiện chuyển đổi;
- Tạo điều kiện và khuyến khích tăng trưởng các SME, đây là nguồn gốc của phần lớn
các hoạt động đổi mới và tạo việc làm;
- Xây dựng năng lực điều hành hiệu quả và chịu trách nhiệm để thực hiện các chính
sách theo cách hiệu quả và công bằng, xóa bỏ tham nhũng ở tất cả các cấp chính quyền.
76 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức: Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở thu thập thông tin và
thiết lập các trung tâm ươm tạo công nghệ và kinh doanh ở nước ngoài.
- Cải thiện năng lực NC&PT thông qua sự hợp tác chung với các chương trình
nghiên cứu của nước ngoài; các chương trình nâng cao hiệu quả của lực lượng lao
động kỹ thuật hiện tại, bao gồm việc sử dụng đổi mới; và cơ chế gắn kết các nhà công
nghệ tiềm năng vào các cơ sở phát triển kinh doanh của các công ty đa quốc gia (công
ty đa quốc gia) ở nước ngoài.
- Tạo lập môi trường hấp dẫn cho việc kinh doanh và chấp nhận rủi ro, bao gồm
việc chấp nhận thất bại như là một quá trình học hỏi, để nuôi dưỡng sức sáng tạo và
khả năng đổi mới.
Sáng kiến Doanh nghiệp công nghệ 21 (T21) được đưa ra tháng 4 năm 1999 đặc
biệt nhằm mục đích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ tại Singapo. Sáng
kiến này khuyến nghị các chiến lược thúc đẩy các doang nghiệp mới khởi nghiệp và
khai thác các sản phẩm, dịch vụ và thị trường mới thông qua tinh thần kinh doanh và
nghiên cứu ứng dụng. Ủy ban Doanh nghiệp công nghệ liên bộ 21 được hỗ trợ bởi một
nhóm làm việc từ các khu vực công và tư được thành lập để giám sát các nỗ lực. 4 mục
tiêu của Kế hoạch T21 là phát triển: một môi trường doang nghiệp chuyên nghiệp, cơ
sở hạ tầng thuận lợi, cơ sở hạ tầng đầu tư mạo hiểm, và giáo dục:
- Có các biện pháp đặc biệt để tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp bao
gồm kế hoạch lựa chọn nguồn nhân lực có kỹ năng để khuyến khích sở hữu vốn bằng
cổ phiếu; xem xét lại các luật về phá sản để khuyến khích chấp nhận rủi ro; cho phép
các doanh nghiệp công nghệ cao mới khởi sự đấu thầu các dự án của chính phủ; nới
lỏng các quy định về visa làm việc và thẻ cư trú dài hạn để tạo thuận lợi cho người
nước ngoài khởi sự các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ ở Singapo; và cho phép
các nhà kinh doanh công nghệ sử dụng cơ sở cư trú làm văn phòng.
- Cung cấp cơ sở hạ tầng hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp kỹ thuật cao. Một trung
tâm khoa học sẽ được phát triển ở khu vực Bouna Vista. Phát triển tích hợp sẽ bao
gồm việc sử dụng ngành công nghiệp, NC&PT, thương mại, xã hội, giải trí và cư trú.
- Để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đầu tư mạo hiểm của Singapo, Quỹ Đầu tư cho
doanh nghiệp công nghệ (TIF) trị giá 1 tỷ USD đã được thiếp lập. TIF sẽ cùng đầu tư
với khu vực tư nhân để cung cấp quỹ đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp công nghệ
mới khởi nghiệp, để thu hút đầu tư mạo hiểm vào Singapo, và để phát triển các mối
liên kết và các mạng lưới chiến lược với các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm hàng đầu
khác trên toàn thế giới. Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NTSB) và Quỹ đầu
tư của chính phủ Singapo đồng quản lý TIF. NTSB cũng khởi xướng 2 chương trình
hợp tác đầu tư mạo hiểm khác (Quỹ Thiên sứ kinh doanh và Quỹ hỗ trợ đầu tư mạo
hiểm cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp) để kích thích đầu tư giai đoạn đầu các
60
doanh nghiệp mới khởi nghiệp có triển vọng. Trong khuôn khổ Chương trình khuyến
khích đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp, cá nhân được phép khấu
trừ thuế trên các khoản lỗ từ việc bán cổ phiếu đủ điều kiện hoặc thanh lý các khoản
đầu tư của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đã được phê duyệt.
- Từ năm 2003, Trường đại học quốc gia Singapo và trường đại học Công nghệ
Nanyang bổ sung thêm k thi trình độ có chứng chỉ đào tạo loại A (GCE A) với việc
kiểm tra luận chứng, công việc trong dự án và các hoạt động ngoại khóa trong các tổ
chức cụ thể. Động thái này sẽ củng cố và bổ sung cho sự tái định hướng liên tục của hệ
thống giáo dục để đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo của các sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ
có thể đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của kinh tế tri thức.
Singapo đang đẩy mạnh phát triển hơn nữa CNTT để có thể kinh doanh và nâng vị
thế của mình lên thành một trung tâm CNTT trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Năm 1992, Ủy ban máy tính quốc gia (NCB) đã công bố Báo cáo IT 2000 đưa
ra viễn cảnh Singapo như một hòn đảo thông minh, với một cơ sở hạ tầng thông tin
quốc gia tiên tiến (NII) kết nối các máy tính hầu như ở mọi gia đình, văn phòng,
trường học, thư viện công cộng, câu lạc bộ cộng đồng, nhà máy, và nơi làm việc, và
liên kết chính phủ, doanh nghiệp, và những người trong không gian mạng. Các động
lực chính của IT2000 được tăng cường phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin,
cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện thông tin liên lạc của cá nhân và cộng đồng,
và lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng NII.
Báo cáo năng lực cạnh tranh coi CNTT là một công nghệ quan trọng và trở thành
một trung tâm CNTT, Singapo ban đầu tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Truyền thông đa phương tiện: nền tảng giáo dục đào tạo, đa ngữ, đa văn hóa của
Singapo tạo ra năng lực cạnh tranh như là một cửa ngõ hấp dẫn cho cả phương đông
và phương tây. Nhằm mục tiêu này, Singapo cần thu hút các tài năng sáng tạo từ khắp
thế giới và tăng cường tính hiệu lực của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Singapo ONE có
thể được sử dụng để tạo bước nhảy vọt cho các ngành công nghiệp đa phương tiện và
băng thông rộng trong nước.
- Đổi mới IT: Singapo cần tạo vị thế như là nền thử nghiệm cho các sản phẩm và
dịch vụ mới được tạo ra, được chế tạo theo yêu cầu của khách hàng và được thử
nghiệm trước khi xuất khẩu.
- Thương mại điện tử: thương mại điện tử được hy vọng là tạo ra các cơ hội kinh
doanh vô cùng to lớn và ảnh hưởng mạnh đến các lĩnh vực như các dịch vụ hậu cần,
vận tải và tài chính. Chính phủ đã thiết lập cơ sở vật chất hạ tầng để xây dựng Singapo
thành trung tâm thương mại điện tử.
Tháng 12 năm 1999, phản ánh sự hội tụ toàn cầu CNTT-TT, NCB và Cơ quan Viễn
thông của Singapo (TAS) đã được sáp nhập để hình thành Cơ quan phát triển thông tin
và truyền thông Singapo (IDA). Để Singapo trở thành một trung tâm thông tin và
truyền thông với một nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên tri thức phát triển mạnh mẽ, IDA
xây dựng Kế hoạch Tổng thể CNTT-TT 21 (CNTT-TT 21). Ba đột phá chiến lược của
61
CNTT-TT21 là: phát triển CNTT-TT như một ngành tăng trưởng chính, lấy công nghệ
thông tin làm đòn bẩy để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các khu vực kinh tế trọng
điểm; và để chuẩn bị cho Singapo trở thành một xã hội thông tin trong tương lai.
Tháng 1 năm 2000, chính phủ đã công bố một chương trình mở rộng tự do các khu vực
viễn thông để đảm bảo cho Singapo duy trì được năng lực cạnh tranh. Chương trình này
đã đẩy nhanh tiến độ bằng hai năm thời gian biểu cho cuộc cạnh tranh hoàn toàn trong
lĩnh vực này, đến tháng tư năm 2000, và ngay lập tức dỡ bỏ 49% các giới hạn vốn cổ phần
của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp hiện có cho các giấy phép dịch vụ viễn thông công
cộng. IDA áp dụng chính sách tự do khi đánh giá các doanh nghiệp mới tham gia và nói
chung sẽ không hạn chế số lượng giấy phép mới ban hành, trừ trường hợp ở những nơi có
những hạn chế về phổ. Chính phủ sau đó mở rộng tự do bằng các biện pháp hỗ trợ công
nghệ thông tin phát triển, bao gồm cả những thay đổi trong môi trường pháp lý và chính
sách, hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều
triển vọng, phát triển các mạng lưới băng thông rộng mạnh và thực hiện một chương trình
phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
VI. ẤN ĐỘ
1. Bối cảnh kinh tế, lợi thế trong phát triển kinh tế tri thức ở Ấn Độ
Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của loài người có trên 5000 năm lịch
sử. ể từ năm 1991, Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa hơn và dựa nhiều
hơn vào dịch vụ và tri thức, sử dụng thế mạnh về nhân lực để phát triển công nghệ
thông tin (IT), coi đây là đầu tàu- cho nền kinh tế. Nhờ vậy, hai thập kỷ qua, tăng
trưởng kinh tế của Ấn Độ luôn ở mức cao, trung bình trên 6%/năm. Đặc biệt trong
những năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới.
Chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh hợp tác khoa học và công nghệ như là công cụ giúp
đem lại công bằng xã hội và phát triển kinh tế hiện thực hóa ước mơ trở thành nước
phát triển vào năm 2020. Điều này thể hiện qua chính sách liên quan đến khoa học và
công nghệ ngay từ năm 1958 với định hướng chính là: Nuôi dưỡng, thúc đẩy và duy trì
những hạt giống khoa học trong nước và bảo đảm đem lại cho người dân tất cả lợi ích
thu được từ việc tiếp nhận và ứng dụng tri thức khoa học.
Là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới, Ấn Độ có những bước tiến to lớn
trong phát triển kinh tế và xã hội trong hai thập kỷ qua và sẽ còn tăng trưởng nhanh
hơn trong những năm tới. Sau khi chỉ tăng trưởng kinh tế khoảng 3,5% từ những năm
1950 đến những năm 1970, nền kinh tế Ấn Độ có mức tăng trưởng cao hơn vào những
năm 1980, khoảng 5.5 phần trăm, những năm 1990 khoảng hơn 6%. Trong thập kỷ gần
đây, mức tăng trưởng này ở mức cao: 9,0% (2005/2006), 6,9% (2011), 5,1% (2012).
Lực lượng lao động của nước này năm 2011 là hơn 487,6 triệu người, lớn thứ hai
trên thế giới. Khu vực dịch vụ chiếm 55,6% GDP, công nghiệp 26,3% và khu vực
nông nghiệp 18,1%. Trong năm 2006, tỷ lệ ngoại thương trong GDP của Ấn Độ là ở
62
24%, so với chỉ 6% năm 1985. Trong năm 2008, ngoại thương nước này chiếm 1,68%
thế giới. Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 thế giới, và đứng thứ 19 thế
giới về xuất khẩu.
Ngành công nghiệp viễn thông của Ấn Độ phát triển nhanh nhất thế giới, thêm 227
triệu thuê bao trong giai đoạn từ 2010-11, và trong quý đầu tiên của năm 2013, Ấn Độ
Vượt qua Nhật Bản để trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 3 thế giới,
sau Trung Quốc và Mỹ.
Ngành công nghiệp ô tô của nước này phát triển nhanh thứ hai thế giới, gia tăng doanh
số bán hàng trong nước 26% trong các năm 2009-10, và xuất khẩu tăng 36% năm 2008-
09. Công suất điện là 250 GW, trong đó 8% là tái tạo. Ngành công nghiệp dược phẩm ở
Ấn Độ là một trong các thị trường mới nổi quan trọng cho ngành công nghiệp dược phẩm
toàn cầu. Thị trường dược phẩm Ấn Độ dự kiến sẽ đạt 48,5 tỷ USD vào năm 2020. Chi
cho NC&PT của ngành công nghiệp dược phẩm sinh học chiếm 60% tổng chi cho
NC&PT của nước này. Ấn Độ là một trong số 12 điểm đến hàng đầu thế giới của ngành
nghiệp công nghệ sinh học. Vào cuối năm 2011, công nghiệp CNTT của nước này sử
dụng 2,8 triệu người chuyên nghiệp, tạo ra doanh thu gần 100 tỷ USD, bằng 7,5% GDP
của Ấn Độ và đóng góp 26% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong thập kỷ gần đây, Ấn Độ vẫn tiếp tục phải
đối mặt với những thách thức kinh tế-xã hội. Ấn Độ có sự tập trung lớn nhất người dân
sống dưới chuẩn nghèo quốc tế của Ngân hàng Thế giới là 1,25 USD mỗi ngày, tỷ lệ giảm
từ 60% năm 1981 xuống 42% trong năm 2005. Tỷ lệ trẻ em Ấn Độ bị thiếu cân và suy
dinh dưỡng ở mức cao. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, thu nhập và các dịch vụ xã
hội ở mức cao giữa các bang. Tham nhũng ở Ấn Độ đã tăng lên đáng kể, với một báo cáo
ước tính dòng vốn bất hợp pháp kể từ khi độc lập là 462 tỷ USD. Mặc dù tăng trưởng kinh
tế và thu nhập bình quân đầu người ỏ Ấn Độ có tăng nhanh, 1.265 USD/đầu người vào
năm 2010, và được dự kiến sẽ tăng lên 2.110 USD vào năm 2016 tuy nhiên, nó vẫn còn
thấp hơn so với những nước châu Á khác đang phát triển như Inđônêxia, Iran, Malaixia,
Philipin, Sri Lanka và Thái Lan, và dự kiến sẽ vẫn như vậy trong tương lai gần.
Lợi thế/điểm mạnh của Ấn Độ trong phát triển KTTT
Ấn Độ có thể dựa vào một số điểm mạnh khi nỗ lực biến mình thành nền TTT
như: có một cơ sở tốt về nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt là trong các ngành khoa
học; một hệ thống dân chủ; sử dụng rộng rãi của tiếng Anh; ổn định kinh tế vĩ mô;
năng động trong khu vực tư nhân; thể chế của một nền kinh tế thị trường tự do; thị
trường địa phương là một trong những thị trường lớn nhất lớn trên thế giới; khu vực tài
chính phát triển tốt, và một cơ sở hạ tầng H&CN rộng lớn và đa dạng. Ngoài ra, sự
phát triển của ngành CNTT&TT trong những năm gần đây là đáng chú ý. Ấn Độ đã
tạo ra nguồn lợi nhuận trong lĩnh vực CNTT&TT và trở thành một nhà cung cấp dịch
vụ phần mềm toàn cầu. Đó là lĩnh vực mà nước này đã và sẽ có chỗ trong chuỗi các
dịch vụ phân phối toàn cầu. Trong các lĩnh vực khác, Ấn Độ cũng có nhiều hứa hẹn
như kế toán tài chính, sản xuất cơ sở dữ liệu cho các công ty quốc tế trong ngành ngân
63
hàng, bảo hiểm, công nghệ và viễn thông, kỹ thuật và kinh doanh. Xuất khẩu phần
mềm và dịch vụ của Ấn Độ là rất ấn tượng, đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2003-04 và
ngành công nghiệp CNTT đã đóng góp khoảng 3,82% GDP của Ấn Độ trong năm
2003-04. Bang Andhra Pradesh Hyderabad đang nỗ lực biến Hyderabad thành một
"cybercity" và thiết lập một cơ sở hạ tầng "chính phủ điện tử".
Ấn Độ cũng đang trở thành một điểm thu hút NC&PT, các công ty đa quốc gia đang
ngày càng đầu tư vào khoa học Ấn Độ. Gần 100 tập đoàn đa quốc gia (MNCs) có cơ
sở NC&PT ở Ấn Độ. General Electric, chẳng hạn, có 1.800 người trong trung tâm
NC&PT của họ ở Bangalore, một phần tư trong số đó có tiến sĩ. Mặc dù Trung Quốc
vẫn là điểm đến hàng đầu cho FDI trên thế giới, nhưng năm 2004, Ấn Độ là điểm đến
thứ 3 của FDI. Một chính sách mới về H&CN đã đưa ra để thúc đẩy sự đổi mới và
NC&PT nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia trong kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa. Ấn
Độ có những điểm mạnh lớn trong công nghệ sinh học và dược phẩm, các công ty:
như Biocon, Ranbaxy và các phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Reddy đi đầu trong nghiên
cứu và phát triển các loại thuốc. Ngoài ra, một nguồn lực khổng lồ của sự sáng tạo tồn
tại trong tri thức truyền thống và doanh nghiệp địa phương, tất cả được thúc đẩy bởi
các biện pháp khác nhau (trong đó có Quỹ Đổi mới sáng tạo Quốc gia). Một loạt các
quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được thông qua năm 2005, Ấn
Độ đã đưa ra một chế độ patent phù hợp với WTO. Ấn Độ đang nắm lấy những lợi thế
để chuyển mình thành nền TTT và nâng cao vị thế trong giai đoạn toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, sự chênh lệch tri thức trong các bang của Ấn Độ là rất lớn. Ấn Độ là một
quốc gia mà mức độ phát triển giữa các bang chênh lệch rất lớn, một số bang có thể
hướng tới TTT nhanh hơn, trong khi các bang khác tụt hậu.
2. Các trụ cột KTTT ở Ấn Độ
Trong bản đồ TTT toàn cầu, Ấn Độ vẫn còn ở nhóm thấp, cho dù dẫn đầu Nam Á
và hơn châu Phi về các chỉ số EI từ năm 1995 đến giai đoạn gàn đây nhất có dữ liệu.
Ấn Độ cũng cải thiện được vị trí của mình trong giai đoạn này.
Bảng 13: So sánh chỉ số KTTT 2012 của Ấn Độ và một số nước
Xếp
hạng
Thay
đổi so
với
năm
trước
Nước KEI KI Kích thích
kinh tế và
định chế
tổ chức
Đổi
mới
sáng
tạo
Giáo
dục
CNTT
-TT
12 -8 Hoa K 8,77 8,89 8,41 9,46 8,70 8,51
22 -5 Nhật Bản 8,28 8,53 7,55 9,08 8,43 8,07
29 -5 Hàn Quốc 7,97 8,65 5,93 8,80 9,09 8,05
64
4 nước BRIC
55 +9 Nga 5,78 6,96 2,23 6,93 6,79 7,16
60 -1 Braxin 5,58 6,05 4,17 6,31 5,61 6,24
84 +7 Trung Quốc 4,37 4,57 3,79 5,99 3,93 3,79
110 -6 Ấn Độ 3,06 2,89 3,57 4,50 2,26 1,90
Chú thích: KEI: Chỉ số kinh tế tri thức; KI: Chỉ số tri thức
Nguồn: The World Bank Group, 2012
Bảng 14: Các chỉ số KTTT của Ấn Độ qua các năm
Chỉ số 1995 2000 Năm gần
đây nhất
Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) (mức trung bình: 3,4,5,6) 3,57 3,14 3,06
Chỉ số tri thức (KI) (mức trung bình: 4,5,6) 3,57 3,00 2,89
Thể chế tổ chức và khuyến khích kinh tế 3,57 3,56 3,57
Giáo dục 2,51 2,30 2,26
Đổi mới sáng tạo 3,70 3,83 4,50
Hạ tầng CNTT&TT 4,50 2,85 1,90
Xếp hạng (trong số 145 nước được điều tra) 106 104 110
Nhìn chung chỉ số TTT ( EI) của Ấn Độ không có tiến bộ nhiều, chậm hơn mức tiến
bộ trung bình của thế giới, dẫn đến điểm số cũng như vị trí xếp hạng của nước này tụt giảm.
Bảng 14 cho thấy, năm 1995 đạt 3,57 (xếp hạng 106 trên tổng số 145 nước), năm 2000
giảm còn 3,14 (xếp hạng 104) và đến năm gần đây nhất chỉ đạt 3,06 (hạng 110). Điều này
thể hiện ở điểm số trong 3/4 trụ cột của nước này không có tiến bộ đáng kể là: Thể chế và
khuyến khích kinh tế, Giáo dục và CNTT&TT. Duy chỉ có trụ cột “Đổi mới sáng tạo” là có
điểm số tăng (từ 3,7 năm 1995 lên 3,83 năm 2000 và 4,5 năm 2012).
2.1. Trụ cột môi trường thể chế và khuyến khích kinh tế
Trong trụ cột thể chế và khuyến khích kinh tế, Ấn Độ đã không có tiến bộ đáng kể, điểm
số vẫn ở mức 3,57 (riêng năm 2000 giảm còn 3,56 trước khi đạt mốc cũ 3,57 năm 2012).
Mặc dù một vài tham số ở trụ cột này có tiến bộ nếu so sánh từ năm 1995 đến những năm
gần đây, như các tham số: Hàng rào thuế quan và phi thuế quan; Tăng trưởng GDP (%);
GDP bình quân đầu người; Chỉ số phát triển con người (HDI); Tín dung trong nước cho
khu vực tư nhân theo GDP. Tuy nhiên mức độ tiến bộ chậm hơn so với mức trung bình của
thế giới, khiến cho trụ cột này của Ấn Độ bị giảm điểm.
ích thích kinh tế và thể chế của Ấn Độ có một số điểm mạnh: kinh doanh thịnh vượng
và tự do kinh doanh, cơ sở hạ tầng vững chắc cho hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, thị trường
vốn hoạt động có hiệu quả lớn hơn và minh bạch hơn các nước khác như Trung Quốc, một
hệ thống pháp lý tiên tiến, và tư pháp độc lập. Quyền sở hữu là khá an toàn, và việc bảo vệ
quyền sở hữu tư nhân là mạnh mẽ. Nói chung các quy định của pháp luật chiếm ưu thế.
65
Quản trị doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể.
Ấn Độ cũng cần đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), yếu tố này rất quan trọng
trong việc chuyển giao và hấp thu tri thức, công nghệ mới nước ngoài. Dòng FDI vào Ấn
Độ tăng 24% từ năm 2002 đến 2003, do tăng trưởng mạnh mẽ và cải thiện hiệu suất kinh tế,
do tiếp tục tự do hóa, tiềm năng thị trường của nước này và tính cạnh tranh ngày càng tăng
của ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ.
Để tăng cường ích thích kinh tế và thể chế, Ấn Độ đặt ra mục tiêu tiếp tục giải quyết
các vấn đề liên quan đến sản phẩm và các yếu tố thị trường và cải thiện cơ sở hạ tầng tổng
thể:
• Đẩy mạnh cải cách thương mại bằng cách giảm bảo hộ thuế quan và dần miễn thuế.
Điều này sẽ giúp các công ty Ấn Độ tiếp cận với hàng nhập khẩu với giá thế giới và
cũng sẽ giúp khuyến khích xuất khẩu hơn nữa.
• huyến khích FDI và tăng mức đóng góp của nó vào tăng trưởng kinh tế.
• ích thích tăng trưởng của xuất khẩu hàng chế tạo và dịch vụ. hi làm như vậy, Ấn
Độ có thể giảm chi phí dịch vụ toàn cầu, cũng giống như Trung Quốc hạ thấp chi phí
toàn cầu trong sản xuất.
• Tăng cường quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và tính thực thi. Ấn Độ đã thông qua một
loạt các luật liên quan đến SHTT trong vài năm qua, và việc thực thi sẽ là chìa khóa
cho sự thành công trong nền TTT.
• Đơn giản hóa và xúc tiến các thủ tục xuất nhập cảnh của công ty, ví dụ, thông qua
"cửa sổ duy nhất" thông quan.
• Giảm sự thiếu hiệu quả trong thị trường yếu tố bằng cách giảm bớt những hạn chế về
thuê và sa thải công nhân.
• Cải thiện tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2. Trụ cột giáo dục
Trong trụ cột giáo dục, Ấn Độ đã cải thiện tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 61,01% năm 2000
lên 62,75% năm 2007), số năm trung bình đến trường (từ 4,20 năm 2000 lên 5,12 năm
2010), mức độ nhập học trung học cơ sở (từ 46,16% năm 2000 lên 60,02% năm 2009), tỷ lệ
nhập học đại học tăng về con số tuyệt đối (từ 9,56% năm 2000 lên 13,48% năm 2009)
nhưng về điểm số vẫn còn thấp; truy cập Internet ở trường học, và mức độ sẵn có các dịch
vụ đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành tại địa phương cũng là những tham số được cải
thiện đáng kể. Tuy nhiên, các tham số tỷ lệ thất nghiệp và chảy máu chất xám tỏ ra nghiêm
trọng hơn.
Việc đạt tỷ lệ đăng ký đến trường 100% đối với tất cả trẻ em từ 6-14 tuổi là một tham
vọng lớn trong mục tiêu cần đạt được của “Tầm nhìn Ấn Độ 2020”.
“Tầm nhìn Ấn Độ 2020” khẳng định rằng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất cho
toàn bộ sự phát triển. Để phát triển nguồn nhân lực khổng lồ đầy tiềm năng thì đòi hỏi phải
có những ưu tiên quốc gia, những cam kết về tăng nguồn tài chính cho giáo dục. Chi tiêu
công cho giáo dục hiện nay vào khoảng 4,4% GDP, trong đó chi tiêu cho giáo dục đại học
chiếm khoảng 0,66% GDP. Chính phủ Ấn Độ phấn đấu nâng tổng chi tiêu cho giáo dục lên
mức 6% GDP. Trên 300 trường đại học và và các viện đào tạo của Ấn Độ hàng năm cung
66
cấp trên 450.000 nhân lực trình độ đại học. Tuy nhiên, hiện nay các trường dành rất ít
nguồn lực cho nghiên cứu mà chủ yếu tập trung vào triển khai. Nhận thấy sự gia tăng nền
tảng kỹ năng của Ấn Độ, trên 300 công ty đa quốc gia đã lập các trung tâm NC&PT và
phòng thí nghiệm trong các ngành khác nhau ở Ấn Độ.
Tầm nhìn cũng hướng tới việc đạt được mô hình hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ. Hệ
thống giáo dục đại học của Ấn Độ thể hiện rõ 2 nhóm, một bên là những trường đại học
đẳng cấp thế giới còn một bên là những trường không đủ nguồn lực và chỉ có thể đào tạo ở
mức trung bình. Trong năm 2005-2006, Ấn Độ có 358 trường đại học tổng hợp, 13 trường
trọng điểm quốc gia, và 20.677 trường cao đẳng. Trong số 11,6 triệu sinh viên đại học có
31,6% theo học các ngành khoa học và kỹ thuật. Cũng trong năm 2005-2006, 18.730 tiến sỹ
được cấp bằng, trong đó 45% thuộc lĩnh vực khoa học. Trong lĩnh vực khoa học, 66,8% tiến
sỹ được cấp bằng trong khoa học cơ bản, 13,3% trong khoa học nông nghiệp và 12,6%
trong kỹ thuật/công nghệ.
2.3. Trụ cột hệ thống đổi mới
Đây là trụ cột có tiến bộ nhất và nổi bật nhất của Ấn Độ. Điểm số ở trụ cột này tăng từ
3,7 năm 1995 lên 3,83 năm 2000 và 4,5 năm 2012. Điều này được thể hiện rõ nhất thông
qua kết quả đầu ra của nghiên cứu H&CN của Ấn Độ, số bài báo H&CN/triệu dân đã
tăng từ 10,5 bài/triệu dân năm 1995 lên 10,12 năm 2000 và 16,8 năm 2007.
Trong thời gian 1997-2007, các tác giả Ấn Độ công bố khoảng 323.000 bài báo nghiên
cứu (khoảng 30.000 bài mỗi năm). Với tốc độ tăng trưởng 85% từ 65.600 bài trong 1997-
1999 tăng lên 121.500 bài trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ lệ các bài báo khoa học của Ấn
Độ trong xuất bản toàn cầu tăng từ 1,86% năm 1997 lên 1,97% năm 2002 và 2,55% năm
2007. Tương ứng, xếp hạng của Ấn Độ theo đó cũng tăng từ thứ 13 năm 1997 lên 12 năm
2002 và đứng thứ 10 năm 2007. Trong tổng số bài báo do các nhà khoa học Ấn Độ đã công
bố từ năm 1997 đến 2007, có 15% là kết quả từ những cộng tác quốc tế.
Tương tự, số bằng sáng chế được cấp bởi USPTO/triệu dân, tăng từ 0,04 năm 1995 lên
0,15 năm 2000 và 0,51 trung bình từ 2005-2009. Sau một chiến dịch quốc gia năm 1995
cảnh báo về SHTT, kết quả số đăng ký sáng chế của Ấn Độ đã tăng từ khoảng 1000 năm
2001 lên gần 5500 năm 2007. Tỷ lệ sáng chế của khu vực công nghiệp đã tăng từ khoảng
40% tổng số sáng chế trong giai đoạn 1990-1999 lên khoảng 60% tổng số sáng chế trong
giai đoạn 2000-2007. Một số lượng lớn sáng chế của Ấn Độ thuộc các lĩnh vực hóa học, các
công nghệ hóa học, thuốc và dược phẩm. Các lĩnh vực khác gồm có các sản phẩm và công
nghệ thực phẩm, kỹ thuật gen và vi sinh, thiết bị tính toán quang học, xử lý dữ liệu số và
viễn thông.
Ấn Độ đứng thứ 9 trên toàn cầu về số lượng công bố khoa học và thứ 12 về số lượng đơn
xin cấp bằng sáng chế. Để phù hợp với mức độ tăng cường đầu tư khu vực tư nhân trong
NC&PT và để duy trì tiến độ đầu tư của khu vực công, bắt buộc rằng trong vòng 5 năm tới,
tổng số nhân lực NC&PT làm việc toàn thời (FTE) phải tăng ít nhất 66% so với hiện tại.
Những kết quả đầu ra của H&CN có được trong khi mà đầu tư cho NC&PT của nước
này theo % GDP lại giảm: năm 2000 là 0,77% GDP, năm 2008 giảm còn 0,76% GDP (dưới
2,5% tổng đầu tư cho NC&PT toàn cầu), tuy nhiên nếu xét về con số tuyệt đối thì vẫn tăng
do GDP của nước này có mức tăng trưởng cao. Chính phủ Ấn Độ mong muốn tăng chi tiêu
67
cho NC&PT lên mức 2% GDP. Đạt được mức này trong vòng 5 năm tới là điều có thể nếu
khu vực tư nhân bắt kịp mức đầu tư của khu vực công của Ấn Độ, tỷ lệ giữa đầu tư cho
NC&PT của khu vực công ở Ấn Độ và khu vực tư nhân hiện là 3:1, và được hy vọng là sẽ
đạt 1:1 trong vòng 5 năm tới.
Về nhân lực NC&PT, năm 2005, Ấn Độ có gần 390.000 người làm việc trong các cơ sở
NC&PT, kể cả khu vực công nghiệp. Trong đó, khoảng 40% thực hiện các hoạt động
NC&PT, 20% tham gia hoạt động phụ trợ và 33% làm các công việc hỗ trợ và quản lý hành
chính. Một phần lớn (49%) nhân viên NC&PT làm việc trong khu vực nhà nước (các cơ
quan khoa học chính chiếm: 31%, các bộ/ban ngành của chính phủ chiếm: 6%; chính quyền
ở các bang: 12%). hu vực đại học chiếm 14%. hu vực công nghiệp, gồm cả nhà nước
lẫn tư nhân, chiếm 37% còn lại theo tỷ lệ lần lượt là 6% và 31%. Trong số nhân viên
NC&PT có 17,5% là tiến sỹ và 38,2% có trình độ trên đại học. Về tổng thể, số người làm
NC&PT hiện nay ở Ấn Độ vẫn còn khiêm tốn với tỷ lệ chỉ 137 cán bộ NC&PT trên 1 triệu
dân, tăng so với năm 2000 (110,81).
Ấn Độ từ lâu đã lấy H&CN làm phương tiện để cải thiện kinh tế và đời sống của người
dân. Cam kết chính trị liên tục được ghi nhận ở cấp cao trong Nghị quyết Chính sách Khoa
học 1958; Tuyên bố Chính sách Công nghệ 1983; và Chính sách Khoa học và Công
nghệ của Chính phủ Ấn Độ năm 2003. Ba sáng kiến này đã dẫn đến sự hình thành các hạ
tầng H&CN trong các viện NC&PT của chính phủ, trường đại học, các tổ chức phi chính
phủ và khu vực công nghiệp.
Hệ thống đổi mới KH&CN của Ấn Độ gồm các cơ quan chính phủ trung ương và các
bang cũng như các tổ chức nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, chính phủ đóng vai trò lớn
nhất, với số lượng lớn tổ chức chức năng thuộc các cơ quan H&CN chính phủ
Chính phủ Ấn Độ đảm nhiệm khoảng 74% tổng chi tiêu NC&PT quốc gia, trong đó
chính phủ trung ương nắm phần lớn nhất. Khu vực công nghiệp (nhà nước và tư nhân)
chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu này.
Hiện Ấn Độ có khoảng 400 phòng thí nghiệm quốc gia, 400 viện NC&PT thuộc chính
phủ, và khoảng 1300 tổ chức NC&PT trong khu vực công nghiệp. hoảng 400.000 người
đang làm việc trong các cơ sở NC&PT.
Kế hoạch phát triển KH&CN 2007-2012 đề ra chiến lược nâng cao môi trường
H&CN quốc gia bằng cách phát triển lực lượng lao động khoa học, khuyến khích các nhà
khoa học chấp nhận mạo hiểm, hỗ trợ sáng tạo trong hệ thống giáo dục, coi trọng cả nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích công nghiệp hợp
tác với các trường đại học và đề ra những khuyến khích để cho thanh niên theo đuổi sự
nghiệp khoa học.
ế hoạch này xác định chi tiết các hướng nghiên cứu và các kết quả dự kiến trong 16
ngành thuộc các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư theo thứ tự lần lượt là: hàng không, dược
phẩm, vật liệu, CNTT, CNSH, thăm dò và các hệ thống trái đất (gồm cả nghiên cứu địa vật
lý bờ biển và ngoài khơi) và năng lượng. Chính phủ trung ương đảm nhận gần 60% chi tiêu
KH&CN cho hệ thống đổi mới quốc gia Ấn Độ. Ba lĩnh vực được Chính phủ trung ương
tập trung đầu tư là năng lượng hạt nhân, vũ trụ và thăm dò đại dương. Ngoài việc thúc đẩy
tiến bộ H&CN, 3 lĩnh vực này còn có những khả năng lưỡng dụng. Ví dụ năng lượng
68
nguyên tử tạo khả năng độc lập năng lượng cho Ấn Độ đồng thời công nghệ này cũng được
sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Một mục tiêu quốc gia khác là phát triển công nghệ
nội sinh để khỏi lệ thuộc vào các công nghệ nước ngoài.
Những chương trình chủ chốt trong Kế hoạch phát triển KH&CN 2007-2012
Vũ trụ: ế hoạch kêu gọi hoàn thành việc phát triển Tàu phóng Vệ tinh Địa tĩnh Mark III
(GSLV-III), có thể đưa lên quỹ đạo vệ tinh INSAT loại 4T. Các mục tiêu khác gồm thực
hiện các chuyến bay trình diễn Tàu phóng Tái sử dụng và phát triển các công nghệ quan
trọng cho nhiệm vụ phóng tàu có người điều khiển.
CNSH: Các mục tiêu CNSH của Ấn Độ tập trung vào nghiên cứu chuyên sâu trong các
lĩnh vực như tế bào mầm, CNSH động vật, y học thực vật. Tuy nhiên, những nỗ lực lớn
nhất được hướng vào việc thực hiện chẩn đoán nhanh.
Công nghệ đại dương: Những ưu tiên trong chương trình này gồm trình diễn các biện
pháp bảo vệ bờ biển lý tưởng, cũng như những tiến bộ trong lập mô hình hệ sinh thái, độc
hại sinh thái biển, chu trình cácbon trong nước ven biển. ế hoạch kêu gọi xây dựng bản đồ
Atlas Rủi ro Bờ biển có thể là một phần của Hệ thống cảnh báo sớm sóng thần quốc gia và
thành lập Trung tâm nghiên cứu thuốc tiên tiến từ biển.
Năng lượng hạt nhân: Các mục tiêu tổng thể của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng hạt
nhân là nâng cao sử dụng khả năng hạt nhân để tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế của
năng lượng hạt nhân một cách an toàn và bảo vệ môi trường. Cụ thể, các mục tiêu được đặt
ra nâng cấp công nghệ hiện tại dựa trên các phát triển mới nhất trong chu trình nhiên liệu lò
phản ứng nước nặng áp lực suất và xây dựng các lò phản ứng tái sinh nhanh, được hỗ trợ
bởi các nhà máy tái chế và các nhà máy chế tạo nhiên liệu dựa trên plutonium. ế hoạch
cũng kêu gọi xây dựng lò phản ứng thori quy mô lớn cho giai đoạn tiếp theo của chương
trình năng lượng hạt nhân.
Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2013 của Ấn Độ được công bố và
giới thiệu tại Hội nghị hoa học Ấn Độ lần thứ 100, một hội nghị quốc gia lớn, được tổ
chức từ ngày 3-7/1/2013. Đây là văn bản chính sách mới nhất của Ấn Độ trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ và đổi mới.
Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2013 là một nỗ lực góp phần đưa
Ấn Độ trở thành một trong 5 cường quốc khoa học hàng đầu thế giới vào năm 2020. Đó là
một mục tiêu đầy tham vọng. Nó nhằm mục đích đào tạo và nuôi dưỡng tài năng trong khoa
học, khuyến khích nghiên cứu trong các trường đại học, gia tăng các nhà lãnh đạo trẻ trong
lĩnh vực khoa học, tạo ra một môi trường chính sách cho sự tham gia nhiều hơn của khu vực
tư nhân trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo và để lôi kéo các liên minh quốc tế và hợp tác
nhằm đáp ứng Chương trình nghị sự quốc gia; đẩy mạnh hơn nữa việc phát hiện và cung
cấp các giải pháp khoa học để phục vụ các mục tiêu đầy tham vọng của Ấn Độ vì tăng
trưởng nhanh hơn, bền vững và toàn diện.
Tại Hội nghị hoa học Ấn Độ năm 2010 (Hội nghị hoa học lần thứ 99) Thủ tướng Ấn
Độ đã tuyên bố thập kỷ 2010-2020 là "Thập kỷ đổi mới sáng tạo" và thành lập Hội đồng
Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ
H&CN Ấn Độ đã công bố một chính sách phát triển đồng bộ giữa H&CN và đổi mới
sáng tạo. Chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 2013 mới được ban hành là
69
trong nỗ lực đẩy mạnh triển khai tuyên bố trên, nhằm mục đích mang lại triển vọng tươi
mới cho đổi mới sáng tạo trong bối cảnh đang thay đổi. Chính sách này tập trung vào cả
“con người vì khoa học” và “khoa học vì con người” và kết hợp những lợi ích một cách phù
hợp.
2.4. Trụ cột hạ tầng CNTT&TT
Về cơ sở hạ tầng CNTT&TT, Ấn Độ đã có những tiến bộ ấn tượng trong một số tham số
chính như: Số lượng điện thoại/1000 dân (tăng từ 10 năm 1995 lên 30 năm 2000 và 480
năm 2009, tăng gấp 48 lầ từ 1995 đến năm 2009); Số lượng điện thoại di động/1000 cũng
tăng ấn tượng; Số người dùng Internet/1000 dân cũng tăng 5 lần từ năm 2000 đến 2009.
Tuy nhiên, bảng điểm cho thấy suy thoái hiệu suất cho trụ cột này. Mặc dù Ấn Độ đã có
những cải thiện nhiều trong tiếp cận CNTT, con số tuyệt đối luôn tăng, nhưng xét về con số
tương đối thì đã tụt lại phía sau, vì mức trung bình của thế giới đã có tiến bộ nhanh hơn và
cải thiện đáng kể nhiều hơn nữa. Điều này cũng thấy trong hai nước BRIC khác là Braxin
và Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ đang khuyến khích ứng dụng CNTT&TT để cải thiện quản trị và hiệu
quả của chính phủ, và tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Sử dụng
CNTT&TT để biết thêm hiệu quả các dịch vụ xã hội, đặc biệt là trong y tế và giáo dục,
nâng cao vị thế công dân của Ấn Độ để đóng góp và hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhanh
hơn.
Ấn Độ đang xây dựng một hạ tầng thông tin năng động.
Tiến bộ nhanh chóng trong CNTT&TT đang ảnh hưởng đáng kể các hoạt động kinh tế
và xã hội, cũng như việc thu thập, sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức. Việc sử dụng
CNTT&TT là giảm chi phí giao dịch và làm giảm những rào cản của thời gian và không
gian, cho phép sản xuất hàng loạt hàng hóa và dịch vụ tùy biến. Với việc sử dụng
CNTT&TT phổ biến và tác động của nó đã trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế
tri thức. Cơ sở hạ tầng thông tin trong nước bao gồm mạng viễn thông, các hệ thống thông
tin chiến lược, chính sách và khuôn khổ pháp lý ảnh hưởng đến việc triển khai chúng, và
các nguồn nhân lực có kỹ năng cần thiết để phát triển và sử dụng hạ tầng đó.
Lĩnh vực viễn thông của Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây,
thúc đẩy các cuộc cải cách mở cửa thị trường, và cạnh tranh hơn. Nhiều công ty tư nhân
trong nước và quốc tế hiện nay đang cung cấp người tiêu dùng với các dịch vụ chất lượng
cao với giá thấp. ết quả là một số thành công ngoạn mục: hơn 47 triệu người có điện thoại
di động vào cuối năm 2004. Giá cả cạnh tranh khốc liệt đã dẫn đến điện thoại di động Ấn
Độ trở thành một trong những nơi giá rẻ nhất trên thế giới. Điều này đã được một lợi ích,
đặc biệt là cho những người trong 600.000 ngôi làng nông thôn của Ấn Độ, đã không có
quyền truy cập vào thông tin liên lạc thông qua các phương tiện truyền thống, chẳng hạn
như điện thoại cố định. Chính phủ Ấn Độ đã công bố chính sách băng thông rộng vào năm
2004 để cung cấp một động lực thúc đẩy băng thông rộng và lệ sử dụng Internet. Ấn Độ
cũng có thể tự hào về những thành tựu đáng chú ý và ấn tượng toàn cầu trong lĩnh vực
CNTT&TT.
Một số bước trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin của Ấn Độ bao gồm: Tăng
cường sự ổn định pháp lý và hiệu quả để tạo điều kiện cho các dịch vụ mới sẽ cho phép Ấn
70
Độ gặt hái những lợi ích của sự hội tụ của công nghệ mới và hiện có, và cho phép khu vực
này đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế; Tăng cường tiếp cận CNTT bằng cách
giải quyết vấn đề pháp lý trong thông tin liên lạc và giảm, hợp lý hoá cơ cấu thuế quan trên
phần cứng và phần mềm; Tăng cường việc sử dụng các công nghệ thông tin như một công
cụ cạnh tranh để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiếp thị trong các lĩnh vực như quản lý chuỗi
cung ứng, hậu cần, chia sẻ thông tin về những hàng hóa được bán trên thị trường, đáp ứng
nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng.
CNTT&TT là một trong những đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của Ấn Độ. Cục công
nghệ thông tin là xương sống của Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Ấn Độ. im
ngạch xuất khẩu CNTT của Ấn Độ đã đạt 80 tỉ USD; đang phấn đấu đạt 300 tỉ USD vào
năm 2020. Hiện Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về cung cấp dịch vụ điện thoại di động, với
850 triệu người sử dụng; thứ ba thế giới về sử dụng Internet, với 150 triệu người sử dụng
Ấn Độ đang cố gắng tạo một cuộc cách mạng trong CNTT để cung cấp các dịch vụ tiện lợi
cho người dân. CNTT, với vai trò là ngành công nghệ mũi nhọn ở Ấn Độ, cũng đang trở
thành vũ khí ưu việt trong giáo dục đại học ở nước này.
Chính phủ Ấn Độ chú trọng ưu tiên phát triển và gia tăng tiềm lực tập trung vào những
mũi nhọn chiến lược như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nghiên cứu không gian,
năng lượng hạt nhân để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, hiện thực hóa ước mơ trở
thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thức rất rõ những thách thức và cơ
hội mà Ấn Độ đang phải đối mặt trong lĩnh vực khác nhau và đã bắt đầu thực hiện một số
hành động chính cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi hiệu quả sang nền TTT. Nhiều văn kiện
quan trọng khác nhau, bao gồm các báo cáo của Ủy ban ế hoạch Ấn Độ về Ấn Độ như là
siêu cường tri thức: Chiến lược chuyển đổi tập trung vào CNTT&TT và công nghệ sinh học
(năm 2001) và Tầm nhìn Ấn Độ đến năm 2020, nhấn mạnh cách thức giải quyết quá trình
chuyển đổi của Ấn Độ sang nền TTT.
Thủ tướng Chính phủ gần đây đã đề xuất việc thành lập một Ủy ban Tri thức để tận dụng
mạng lưới tri thức khác nhau để làm cho Ấn Độ một công cụ tri thức của thế giới; lập nhóm
công tác đặc biệt về TTT đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ và các bên liên quan bao gồm
Chính phủ, khu vực tư nhân, giới học thuật, cố vấn, các tổ chức nghiên cứu, và các tổ chức
phi chính phủ. Mục tiêu chính của lực lượng đặc nhiệm là xác định cách phối hợp hành
động liên quan đến các bên liên quan khác nhau để tiến hành những cải cách quan trọng
trong bốn trụ cột của nền TTT, và trình tự các khoản đầu tư cần thiết để chuyển đổi thành
công Ấn Độ sang nền TTT trong thế kỷ XXI.
Tóm lại, Ấn Độ đang ở vị trí tốt để tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng tri thức nhằm
thúc đẩy tăng trưởng và năng lực cạnh tranh và cải thiện phúc lợi của người dân, đồng thời
sẽ tiếp tục tận dụng thế mạnh của mình để trở thành một nhà lãnh đạo trong sáng tạo và sử
dụng tri thức. Ấn Độ đang dần dần xây dựng một nền TTT, có những bước tiến lớn trong
dược phẩm, khoa học y tế, và CNTT&TT, và đặc biệt là trong nâng cao nhận thức về xây
dựng nền TTT trong chính phủ, các cấp lãnh đạo, cũng như khu vực tư nhân.
71
B. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG KINH TẾ TRI
THỨC
Sự phát triển nền kinh tế tri thức trên toàn cầu đang tạo ra những cơ hội cũng như
những thách thức to lớn đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước vẫn còn đang gặp
khó khăn trong việc khắc phục đói nghèo, hướng tới phát triển bền vững, các nước đang
trong quá trình chuyển tiếp từ những hình thức kinh tế tập trung. Để tận dụng tốt các cơ
hội và vượt qua những thách thức, các quốc gia trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri
thức cần phát triển một chiến lược quốc gia nhất quán, phù hợp, bao quát nhiều phương
diện để xây dựng và duy trì nền kinh tế tri thức. Chiến lược đó cần được xây dựng theo
phương thức tham gia trên diện rộng, thu hút tất cả các thành phần tham gia chính trong
xã hội, bao gồm khu vực tư nhân, các nhà giáo dục, nhà khoa học, đổi mới, xã hội dân sự,
truyền thông và các thành phần khác, để vạch ra những mục tiêu hiện thực được hậu thuẫn
bằng một khuôn khổ chính sách rõ ràng. Cần thực hiện những mục tiêu chính sách theo
cách thức bền vững và kiên trì, cân nhắc lựa chọn, cân bằng các lĩnh vực ưu tiên cạnh
tranh, và những thay đổi liên quan lẫn nhau theo đúng lịch trình thời gian đề ra, tất cả
những điều đó nên được thực hiện trong một bối cảnh mở cửa ra các thị trường khu vực
và toàn cầu đang cạnh tranh cao, đang thay đổi nhanh chóng và không thể dự đoán trước.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức cho thấy,
thách thức khó khăn nhất là tạo dựng và duy trì được một sự đồng thuận quốc gia về tiến
hành cải cách, trong hoàn cảnh khi mà thiệt hại thường đến trước khi có được lợi ích từ cải
cách. Mở cửa ra các thị trường khu vực và toàn cầu, và tiếp cận đến kho tri thức và những
kinh nghiệm tốt nhất toàn cầu được ví như một con dao hai lưỡi. Nó tạo ra năng lực nhưng
cũng yêu cầu tái cơ cấu các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp kém cạnh tranh, làm cho
các ngành này hồi sinh và để dành các nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh và thị trường
mới. Điều không tránh khỏi đó là cải cách có thể dẫn đến những căng thẳng về mặt xã hội
và kinh tế, bao gồm cả việc phải sa thải nhân công trong các lĩnh vực kém cạnh tranh của
nền kinh tế. Nếu một nền kinh tế có đủ các điều kiện mạnh, thuận lợi cho đổi mới và sáng
lập các doanh nghiệp mới và nơi có các mạng lưới an sinh xã hội và các kế hoạch tái đào
tạo có thể tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình chuyển đổi của những bộ phận bị ảnh hưởng
nhiều nhất, khi đó việc tái cơ cấu có thể là động cơ của tăng trưởng mới. Nếu thiếu những
cơ chế tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình chuyển đổi, và nếu thiếu các thể chế kinh tế
nhằm đẩy mạnh đổi mới, thì cải cách có thể bị "mắc kẹt" do sự mất mát gia tăng trong khi
còn có ít dấu hiệu của lợi ích. Một nỗ lực rộng lớn và kiên định trong các đối thoại quốc gia
có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực của chính phủ trong việc tiến hành cải cách và qua đó
tạo nên được các điều kiện để nền kinh tế mới có thể phát triển.
Trong khuôn khổ của một chiến lược quốc gia hiện thực và nhất quán để xây dựng nền
kinh tế tri thức, có một số lĩnh vực ưu tiên quan trọng mà các quốc gia đang phát triển có
thể cân nhắc trong các chiến lược phát triển kinh tế tri thức của mình như sau:
1. Thành lập một hệ thống đổi mới quốc gia mạnh và hiệu quả và thúc đẩy nghiên
cứu và phát triển nhằm đưa đổi mới đến thị trường
- Tạo môi trường pháp lý, thể chế hữu hiệu cho việc lưu thông tri thức và công nghệ;
kích thích, thúc đẩy đổi mới thông qua các chính sách vĩ mô; khắc phục những khiếm
khuyết thị trường thông qua việc cung cấp những dịch vụ và hàng hóa công.
72
- Tạo động lực kích thích đổi mới thông qua cạnh tranh. Xây dựng môi trường cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau, hạn chế độc quyền, thực hiện các
biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho NC&PT, đổi mới công nghệ, đổi
mới sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Hợp lý hóa nguồn tài trợ chính phủ cho nghiên cứu và phát triển và làm cho nó minh
bạch hơn và định hướng vào kết quả; huyến khích hoạt động NC&PT trong khu vực
doanh nghiệp, thông các biện pháp tài trợ công, các khuyến khích về thuế đối với
NC&PT.
- Nâng cao sự hỗ trợ cho đổi mới và kết nối mạng lưới trong số các SME thông qua
việc phát triển các cụm công nghiệp và các vườn ươm nhằm tạo hiệu quả kinh tế nhờ quy
mô, phát triển thị trường, huy động nhân tài, công nghệ và thông tin cho doanh nghiệp.
Thực hiện chiến lược công nghiệp theo hướng phát triển cụm dựa trên mạng lưới là một
quá trình chuyển đổi phù hợp với sự phát triển đổi mới của các SME;
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp để
khuyến khích đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, và khuyến khích chuyển giao
công nghệ từ các kết quả NC&PT cho doanh nghiệp. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đăng
ký sáng chế và cấp phép li-xăng trong của các tổ chức nghiên cứu công và các trường đại
học, cải thiện các điều kiện chung đối với đổi mới và làm cho hệ thống nghiên cứu trở nên
có tính cạnh tranh hơn và có giá trị hơn đối với xã hội;
- Phát triển thị trường cho các hoạt động H&CN. Thể chế hóa quyền tự do di chuyển
nhân lực, nhất là nhân lực H&CN giữa các khu vực, các loại hình tổ chức, kể cả trong
và ngoài nước, giữa các tổ chức nhà nước và tư nhân;
- huyến khích sự tương tác và hợp tác lớn hơn giữa các doanh nghiệp, trường đại
học, các tổ chức nghiên cứu công và tư nhân, và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về H&CN.
2. Xây dựng nguồn vốn con người của nền kinh tế tri thức
Cần nhìn nhận nhu cầu cấp bách về cải cách hệ thống giáo dục và tạo điều kiện học tập
suốt đời, với những ưu tiên đặt ra như sau:
- Phân cấp các xúc tiến, nghĩa vụ và trách nhiệm giải trình đối với giáo dục ở tất cả các
cấp, và tạo ra các cơ hội và các biện pháp khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư và đổi mới
trong giáo dục;
- Định hướng tập trung sự can thiệp của chính phủ vào các vấn đề then chốt về chất
lượng, tính thích hợp, tác động và tạo cơ hội tiếp cận cho tất cả mọi người, hơn là chú trọng
vào quản lý vi mô các chương trình giảng dạy, thiết kế tổ chức, và quản lý hành chính các
tổ chức giáo dục;
- ết hợp linh hoạt giữa giáo dục chính thức, dạy nghề, giáo dục và đào tạo người lớn
và từ xa để mang lại một phạm vi rộng lớn hơn các cơ hội cho học tập suốt đời, và thành
lập các khuôn khổ chính sách và luật pháp, bao gồm các quy chế cấp giấy chứng nhận làm
cho các cơ hội học tập suốt đời trở nên hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận đối với các cá nhân.
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và đẩy mạnh truy cập và sử dụng
CNTT-TT trong chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự
Hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình chuyển tiếp lên nền kinh tế tri thức
đều chú trọng đến các vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT như sau:
- Đẩy mạnh cạnh tranh và đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng thông tin và
dịch vụ;
73
- Phát triển các cơ chế điều hành chuyên nghiệp và độc lập để quản lý, cấp giấy phép
và phân phối phổ và bảo vệ lợi ích công cộng rộng lớn hơn trong khi cho phép tính linh
hoạt tối đa đối với đổi mới và các mô hình dịch vụ mới;
- Thành lập các quy chế và quy định linh hoạt đối với các hình thức hoạt động kinh tế
và xã hội mới và thực hiện dịch vụ công thông qua phổ biến CNTT-TT, nhất là thương
mại điện tử và chính phủ điện tử;
- Tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ CNTT-TT rộng rãi trong công chúng, đặc biệt là
đối với người nghèo và dân chúng ở nông thôn, thông qua một sự kết hợp thận trọng giữa
đầu tư công và các biện pháp khuyến khích đối với đầu tư tư nhân và đổi mới.
4. Xây dựng một hệ thống thể chế và các biện pháp kích thích kinh tế thích hợp, bao
gồm:
- Đẩy mạnh khuôn khổ luật pháp và quy định về cạnh tranh, tinh thần kinh doanh, tái
cơ cấu doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, sự nổi lên của các thị trường sản phẩm và dịch vụ
mới, và mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, cho phép các cá nhân và tổ chức
có thể đáp ứng được với những thay đổi ở các cơ hội và nhu cầu theo một cách thức linh
hoạt và đổi mới;
- Đẩy mạnh các hệ thống tài chính, bao gồm các thị trường vốn, để luồng vốn có thể
chảy vào các lĩnh vực và doanh nghiệp cạnh tranh và đổi mới nhất;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tính linh hoạt trên thị trường lao động, để sao cho các
công ty đổi mới có thể thu hút được nhân công mà họ cần, và cho phép tái cơ cấu các
doanh nghiệp và các ngành kém cạnh tranh;
- Hình thành mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả và bền vững về mặt tài chính nhằm
giúp đỡ nhân lực thực hiện chuyển đổi;
- Tạo điều kiện và khuyến khích tăng trưởng các SME, đây là nguồn gốc của phần lớn
các hoạt động đổi mới và tạo việc làm;
- Xây dựng năng lực điều hành hiệu quả và chịu trách nhiệm để thực hiện các chính
sách theo cách hiệu quả và công bằng, xóa bỏ tham nhũng ở tất cả các cấp chính quyền.
Biên soạn: Đặng Bảo Hà
Nguyễn Mạnh Quân
Phùng Anh Tiến
Nguyễn Lê Hằng
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ian Brinkley, Neil Lee: The knowledge economy in Europe - A report prepared for the 2007 EU Spring
Council. The Work Foundation, 2007.
2. Maria João Rodrigues: For the National Strategies of Transition to a Knowledge Economy in the
European Union - on the national implementation of the Lisbon Agenda. 2005
3. Giuseppe Veltri, Alexander Grablowitz, Fulvio Mulatero: Trends in R&D policies for a European
knowledge-based economy. Joint Research Centre - Institute for Prospective Technological Studies.
European Commission, 2009.
4. David Natali: The Lisbon Strategy, Europe 2020 and the crisis in between.European Social
Observatory, 2010.
5. An Emerging Knowledge- Based Economy in China? OECD Science, Technology and Industry
Working Papers 2004/04;
6. China and the Knowledge Economy: Challenges and Opportunities, Douglas Zhihua Zeng, Shuilin
Wang, World Bank Policy Research Working Paper 4223, May 2007.
7. China and the Knowledge Economy - Seizing the 21st Century, Carl J. Dahlman, Jean-Eric Aubert;
8. NC&PT level same as developed countries”, By Ling Yuhuan, Global Times
( 2012-10-16
9.
10. Knowledge Economy Index (KEI) 2012 Rankings, The World Bank.
11. National Outline for Medium- and Long-Term Talent Development (2010-2020), China, 2010.
12. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2006), Hệ thống đổi mới quốc gia ở các nền kinh tế
đang phát triển châu Á, Tổng luận 4/2006
13. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2002,,2012), hoa học và công nghệ thế giới.
14. Lưu Ngọc Trịnh: Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên thế giới hiện nay. NXB
Giáo dục, 2002.
15. OECD (1996), Knowledge Economy Index (KEI) 2012 Rankings.
16. Singapo’s knowledge economy: What can we learn
17. Caroline Wong, A Knowledge-Based Economy: The Case of Singapo. International Journal of
Knowledge, Culture and Change Management, Volume 8, Issue 6, pp.169-180
18. Chia Siow Yue. Singapo: towards a knowledge based economy.
19. Trevor Monroe, The National Innovation Systems of Singapo and Malaysia. 4/07/06.
20. Robin Ramcharan, Singapo’s Emerging nowledge Economy: Role of Intellectual Property and its
Possible Implications for Singapoan Society. The Journal of World Intellectual Property (2006) Vol. 9,
no. 3, pp. 316–343
21. India as a Knowledge Economy: Aspirations versus Reality, Dr. Prabhudev Konana, Associate
Professor of MIS, McCombs School of Business, The University of Texas at Austin; Dr. Sridhar
Balasubramanian, Assistant Professor of Marketing, Kenan-Flagler Business School, The University of
North Carolina Chapel Hill.
22. Role of the cntt-tt in exacerbating the knowledge economy of India, *dr Vikram Chadha, professor of
Economics, punjab school of economics,
23. Guru nanak dev university, amritsar (punjab) India 143 005.
24. India’s Transition to Knowledge Economy: Opportunities and Challenges The way forward towards
21
st
Century, VP Raghwan, People Institute of Management Studies, 2012.
25. India and the Knowledge Economy, Leveraging Strengths and Opportunities, Carl Dahlman Anuja
Utz, WBI DEVELOPMENT STUDIES, 2005.
26. Science, Technology and Innovation Policy, Government of India, 1/2013.
27. India Vision 2020.
28.
29. Knowledge Economy Index (KEI) 2012 Rankings, The World Bank.
30.
31.
75
Phụ lục 1: Xếp hạng chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) 2012
Nguồn: KAM 2012 (www.worldbank.org/kam).
76
Phụ lục 2: Chỉ số tri thức của 10 nền kinh tế dẫn đầu
Nguồn: KAM 2012
Phụ lục 3: So sánh các chỉ số KTTT của 4 nước BRIC năm 2000 và 2012
Nước KEI Thể chế tổ
chức và
khuyến
khích kinh tế
Đổi mới sáng
tạo
Giáo dục Hạ tầng
CNTT&TT
2012 2000 2012 2000 2012 2000 2012 2000 2012 2000
Nga 5,78 5,28 2,23 1,54 6,93 6,18 6,79 7,80 7,16 5,60
Braxin 5,58 5,48 4,17 4,39 6,31 6,23 5,61 5,45 6,24 5,83
Trung
Quốc
4,37 3,83 3,79 2,82 5,99 4,35 3,93 3,36 3,79 4,80
Ấn Độ 3,06 3,14 3,57 3,56 4,50 3,83 2,26 2,30 1,90 2,85
Nguồn: Knowledge Economy Index 2012, The World Bank Group
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_xay_dung_chien_luoc_phat_trien_kinh_te_tri_thuc_bai.pdf