Thứ nhất, tăng tính chủ động trong
kiểm soát QLNN của tư pháp với hành
pháp. Để đảm bảo tính chủ động trong kiểm
soát QLNN của tư pháp đối với hành pháp
cần thừa nhận cả quyền tài phán trừu tượng
lẫn tài phán cụ thể của Tòa hành chính. Về
tài phán trừu tượng, cần thừa nhận rằng bất
cứ công dân, tổ chức nào phát hiện có một
văn bản của CQHC nhà nước có dấu hiệu
bất hợp hiến, bất hợp pháp đều có quyền
khởi kiện ra Tòa hành chính, yêu cầu Tòa
hành chính kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến
của nó. Về tài phán cụ thể, trong một vụ việc
liên quan đến CQHC, nếu nhận thấy văn bản
mà CQHC dự định áp dụng đối với trường
hợp của mình có dấu hiệu bất hợp hiến, hợp
pháp thì có quyền yêu cầu dừng việc áp
dụng văn bản đó và yêu cầu Tòa hành chính
kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của nó.
Ngoài ra, để đảm bảo cho người dân dễ dàng
tiếp cận với Tòa án hành chính thì giai đoạn
tiền tố tụng không nên bắt buộc đối với tất
cả các vụ kiện.
Thứ hai, mở rộng phạm vi kiểm soát
quyền lực của tư pháp đối với hành pháp.
Thực tế cho thấy quy định việc kiểm
soát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản
pháp luật do hệ thống hành chính nhà nước
ở trung ương và chính quyền địa phương
ban hành hiện nay chỉ do cơ quan QLNN
(nhánh lập pháp) và CQHC trong cùng hệ
thống thực hiện là chưa hiệu quả. Bởi lẽ,
việc kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của
các văn bản pháp luật của CQHC lại do
chính hệ thống CQHC cấp trên thực hiện,
mang tính nội bộ nên hiệu quả, hiệu lực
không cao. Các văn bản do các định chế
QLNN trung ương ban hành do Quốc hội
giám sát. Nhưng vì đây không phải là thiên
chức tự nhiên của ngành lập pháp, nên Quốc
hội rất hiếm khi thực hiện quyền giám sát
văn bản. Quốc hội không phải là cơ quan
giải quyết các vụ việc cụ thể, nên khó có thể
biết được văn bản nào vi hiến hay vi luật.
Cơ quan lập pháp nước ta hầu như chưa
tuyên bố hủy bỏ một văn bản nào của ngành
hành pháp bất hợp hiến hay bất hợp pháp.
Nếu có sự vi phạm Hiến pháp hoặc luật thì
thường chỉ phát hiện được trong quá trình
áp dụng pháp luật. Chỉ cơ quan áp dụng
pháp luật (Tòa án) mới có thiên chức tự
nhiên để phát hiện ra điều này. Chính vì
vậy, cần mở rộng thẩm quyền của Tòa hành
chính: không chỉ có quyền xét xử các quyết
định hành chính cá biệt và các hành vi hành
chính, mà cần có quyền xét xử các quy
phạm pháp luật của các chủ thể hành chính
khi có dấu hiệu bất hợp hiến, bất hợp pháp
(Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân cấp
tỉnh có thể đảm nhận thẩm quyền này). Tòa
hành chính thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh
cần có thêm thẩm quyền tài phán về tính
hợp pháp, hợp hiến của các văn bản do Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
ban hành
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài phán hành chính - Cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước của tư pháp đối với hành pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để thực hiện nguyên tắc tổ chức
QLNN được hiến định trong Hiến pháp năm
2013 “QLNN là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp” thì việc quan tâm
hoàn thiện cơ chế TPHC - một phương thức
kiểm soát QLNN của tư pháp đối với nhánh
hành pháp là rất cần thiết.
Trong cơ cấu QLNN, hành pháp là
nhánh quyền lực mạnh nhất, tác động trực
tiếp đến mọi hoạt động của đời sống con
người, là khâu có tính chất quyết định trong
toàn bộ quá trình tác động của pháp luật vào
đời sống xã hội. Theo Hamiton, “hành pháp
không những có quyền phân phối các vinh
dự mà lại có quyền sử dụng vũ lực”1. Chính
vì vậy, trong việc kiểm soát QLNN, kiểm
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1 Hamiton, Tay and Madison, The federalis papers/ On the constitution copyright, 1954.
TAÂI PHAÁN HAÂNH CHÑNH - CÚ CHÏË KIÏÍM SOAÁT QUYÏÌN LÛÅC
NHAÂ NÛÚÁC CUÃA TÛ PHAÁP ÀÖËI VÚÁI HAÂNH PHAÁP
Trịnh Xuân Thắng*
* ThS. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị khu vực IV, TP. Cần Thơ.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: tài phán hành chính,
kiểm soát quyền lực nhà nước
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 04/01/2016
Biên tập: 28/01/2016
Duyệt bài: 13/04/2016
Article Infomation:
Keywords:
Administrative Tribunals,
Supervision of State
Administration Power.
Article History:
Received: 04 Jan. 2016
Edited: 28 Jan. 2016
Approved: 13 Apr. 2016
Tóm tắt:
Kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) giữa các nhánh quyền lực là một
nội dung quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền. Bài viết phân
tích những cơ sở để khẳng định tài phán hành chính (TPHC) là một cơ
chế kiểm soát QLNN của tư pháp đối với hành pháp; đồng thời nêu
những bất cập trong cơ chế kiểm soát này và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền lực của tư pháp đối
với hành pháp thông qua TPHC.
Abstract:
Supervision of state administration power (SSP) among the powerful
state branches is an important role for development of the rule of law.
This article provides analysis of the asserted basis for administrative
tribunals (AT) - a supervisory mechanism for state administration power
of judicial enforcement; it also gives out the shortcomings in this
supervisory mechanism and proposes solutions to improve the
effectiveness and efficiency supervision of the judicial power to the
executive through the administrative tribunals.
soát quyền lực hành pháp luôn có vai trò
trọng tâm. Những trục trặc, sự cố trong việc
thực hiện QLNN đa phần là ở việc thực hiện
quyền hành pháp. Nếu mỗi bước đi của hành
chính nhà nước theo một chỉ dẫn cụ thể có
sẵn thì hành chính sẽ mất tính sáng tạo, xơ
cứng và máy móc, không thích ứng kịp với
những diễn biến đa dạng và sinh động của
đời sống. Vì vậy, pháp luật luôn dành cho hệ
thống hành chính quyền tự do (tùy nghi) xác
định trong khuôn khổ của pháp luật. Tự do
xác định là cần thiết, nhưng cũng xuất hiện
khả năng có những quyết định, hành vi pháp
luật không hợp lý. Hơn nữa, hệ thống hành
chính từ trung ương đến cơ sở là một hệ
thống đồ sộ so với cơ quan nhà nước có
chức năng, nhiệm vụ đa dạng và đối tượng
tác động hết sức đa dạng, phong phú, vận
động không ngừng. Với phạm vi hoạt động
rộng lớn và đa dạng như vậy, khó tránh khỏi
thiếu sót, sai phạm liên quan đến tính hợp
pháp, hiệu quả hoạt động của hệ thống hành
chính. Chính vì vậy, cần kiểm soát QLNN
của nhánh hành pháp “Cơ chế kiểm soát
quyền hành pháp là hệ thống các phương
thức, khả năng, quy tắc được ghi nhận để
thông qua đó biết được quyền lực hành pháp
đang làm gì, làm như thế nào và khống chế,
điều chỉnh được nó. Và không chỉ xem xét
việc thực hiện quyền hành pháp có phù hợp
pháp luật hay không mà còn là xem hiệu quả
của việc thực hiện luật đến mức độ nào”2. Ở
nước ta, cả nhánh lập pháp và tư pháp đều
tham gia vào việc kiểm soát quyền hành
pháp. TPHC chính là cơ chế kiểm soát
QLNN của nhánh tư pháp đối với hành
pháp. Nếu như nhánh lập pháp kiểm soát cả
tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động của
các cơ quan hành chính (hành pháp) thì tư
pháp chỉ kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp
trong các quyết định, hành vi hành chính của
nhánh hành pháp.
1. Tài phán hành chính - một cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước của tư pháp đối
với hành pháp
Nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy
pháp luật là tối thượng, không chỉ đối với
công dân mà đối với các cơ quan nhà nước
đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật. Chính vì vậy, kiểm soát QLNN là cần
thiết để xây dựng nhà nước pháp quyền vì
nó đảm bảo cho tất cả các cơ quan nhà nước
đều phải hoạt động theo pháp luật.
Sự ra đời của Tòa án hành chính thuộc
Tòa án nhân dân (từ khi Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính được ban
hành và có hiệu lực ngày 01/7/1996) đánh
dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn
thiện cơ chế kiểm soát QLNN ở nước ta.
Việc thành lập Tòa án hành chính là một
bước tiến quan trọng góp phần kiểm soát
hoạt động của các cơ quan hành chính
(CQHC). Nó làm thay đổi một thực tế từ
trước đến nay, chỉ có nhà nước phán xử hành
vi của công dân, còn hành vi sai trái của cơ
quan nhà nước chưa bị phán xử. TPHC là cơ
chế kiểm soát quyền lực của nhánh tư pháp
đối với hành pháp vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, TPHC là một cơ chế khách
quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức và công dân trước sự xâm hại
của Nhà nước.
Để điều hành mọi mặt hoạt động của
đời sống xã hội, các chủ thể quản lý nhà
nước được giao những quyền hạn nhất định.
Trên cơ sở những quyền hạn được giao, các
chủ thể quản lý có quyền đơn phương ban
hành các quyết định hoặc thực hiện các hành
vi liên quan đến các đối tượng quản lý và
các đối tượng này phải phục tùng các mệnh
lệnh, yêu cầu của chủ thể quản lý hành chính
đưa ra. Chính sự độc quyền cưỡng chế này
dẫn tới trên thực tế có không ít quyết định,
hành vi lộng quyền, lạm quyền, vượt quyền
hoặc từ chối thẩm quyền ảnh hưởng đến
9
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
2 Vũ Thư, Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống QLNN ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, số 12/2006, tr. 3.
quyền lợi của cá nhân và tổ chức. Để đấu
tranh chống hành vi vi phạm của cơ quan
nhà nước, của cán bộ, công chức hành chính
nhà nước, trong luật pháp hành chính của
nước ta đã có những chế định quy định rằng
cấp trên phải luôn kiểm tra, giám sát công
việc của cấp dưới. Tuy nhiên, sự kiểm soát
đó chỉ có ý nghĩa khi thủ trưởng cấp trên là
những người thực sự công tâm, không nể
nang e dè. Ngược lại, khi trong các hành vi
vi phạm có mối liên quan nhân quả giữa cấp
trên với cấp dưới thì các hiện tượng ô dù, bao
che lập tức xảy ra. Việc đấu tranh phát hiện
và khắc phục các vi phạm của cơ quan và cán
bộ, nhân viên nhà nước trong các trường hợp
này thật sự khó khăn, phức tạp. Nhà nước
quy định khi các quyết định, hành vi hành
chính xâm phạm đến lợi ích của công dân thì
công dân có quyền khiếu nại hành chính lên
các cơ quan thanh tra nhà nước. Việc giải
quyết khiếu nại hành chính bằng con đường
hành chính có ưu điểm là xử lý nhanh và chi
phí thấp. Tuy nhiên, thanh tra và các cơ quan
bị kiểm soát có cùng thủ trưởng nên thực
chất vẫn là hoạt động kiểm soát có tính nội
bộ của nhánh hành pháp, đó là cơ chế “Bộ
trưởng - quan tòa”, trong đó CQHC vừa là
người bị kiện vừa là người xử kiện, có quyền
phán xét hành vi của chính mình hoặc của
cấp dưới, khó đảm bảo tính khách quan và
công bằng. Trong khi đó, Tòa hành chính là
một loại Toà án nằm trong hệ thống Toà án
nhân dân. Tòa hành chính hoạt động theo
nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật nên nó là
sự kiểm soát từ bên ngoài đối với các quyết
định, hành vi hành chính, đảm bảo sự công
bằng, khách quan giữa các bên là tổ chức,
công dân với các CQHC nhà nước, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
công dân. Có thể nói, Tòa hành chính là một
cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan
hành pháp một cách hiệu quả.
Thứ hai, TPHC là cơ chế kiểm soát
nhằm kịp thời sửa chữa những quyết định,
hành vi hành chính trái pháp luật của cơ
quan hành pháp và kịp thời khắc phục hậu
quả do các hành vi này gây ra.
Đối tượng xét xử của các Toà án hành
chính chỉ là cán bộ, công chức nhà nước làm
việc trong các CQHC. Khách thể cần bảo vệ
của các Toà án hành chính là các quan hệ xã
hội nảy sinh trong quá trình cán bộ, công
chức hành chính thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền, trách nhiệm hành chính của
ngành mình, cấp mình và cá nhân mình.
Việc đấu tranh và ngăn ngừa các vi phạm
trong lúc “thi hành công vụ” là nhiệm vụ cơ
bản của TPHC. Nói một cách khác, những
vi phạm của cán bộ, công chức nhà nước
xảy ra không phải trong lúc thi hành công
vụ hoặc không vì mục đích thi hành công vụ
thì không thuộc phạm vi xét xử của các Toà
án hành chính. Hoạt động của các ngành,
các cấp, các cán bộ, công chức trong bộ máy
hành chính một mặt đòi hỏi phải có sự sáng
tạo, linh hoạt, mặt khác đòi hỏi phải có sự
tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền, quyền hạn và trách nhiệm đã được
pháp luật hành chính xác định. Nội dung
phán quyết của các Toà án hành chính là các
hành vi, quyết định hành chính do những
cán bộ, công chức hành chính đã thực hiện
là đúng hay trái với chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm được
giao, có hay không có dấu hiệu, bằng chứng
của sự vượt quyền, lạm quyền, lộng quyền,
lợi dụng quyền lực hay hành động hay
không hành động trái pháp luật của họ.
Nhiệm vụ của Toà án hành chính khi xét xử
là phải tìm và đối chiếu những quy định về
thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm của
những đối tượng được đưa ra xét xử ở trong
các đạo luật tương ứng. Tòa hành chính thực
hiện phán quyết về tính hợp pháp của các
quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính bị khiếu kiện. Nếu quyết định hành
chính là bất hợp pháp thì CQHC sẽ phải tiến
hành sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ
và nếu các cơ quan, công chức nhà nước gây
thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. TPHC
là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt
động đối với cơ quan quản lý nhà nước và
cán bộ, công chức nhà nước, tránh hiện tượng
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
lạm quyền và lộng quyền, trốn tránh trách
nhiệm, loại trừ các hiện tượng tiêu cực, quan
liêu, cửa quyền trong bộ máy hành chính, góp
phần xây dựng nền hành chính quốc gia trong
sạch, năng động, hiệu quả, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Toà án hành chính không những có
vai trò to lớn trong việc tạo lập và duy trì
một chế độ kỷ cương, pháp chế nghiêm
minh trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước mà còn góp phần to lớn vào việc đổi
mới và hoàn thiện không ngừng nền hành
chính quốc gia. Với các phán quyết của Toà
án hành chính, việc đánh giá năng lực, trình
độ chuyên môn của các cơ quan quản lý
nhân sự đối với cán bộ, công chức nhà nước
sẽ có căn cứ rõ ràng hơn. Việc thay thế
những cán bộ, nhân viên nhà nước kém năng
lực, kém trình độ sẽ có tính thuyết phục cao.
Đồng thời, đó cũng là biện pháp nâng cao
tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ,
năng lực quản lý của các cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước trước nhân dân.
2. Một số bất cập trong kiểm soát quyền
lực nhà nước của tư pháp đối với hành
pháp ở Việt Nam và phương hướng hoàn
thiện
Tòa án hành chính được thành lập từ
năm 1996 xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn
hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính.
Trải qua 20 năm, số đơn thư khởi kiện trước
Tòa rất ít và số vụ được Tòa thụ lý cũng
không nhiều. Trong số các vụ được thụ lý,
có rất nhiều vụ được xử theo hướng đình
chỉ, hoặc bác đơn khởi kiện. Trong khi tình
hình khiếu nại hành chính vẫn tiếp tục tăng,
nhất là khiếu nại vượt cấp và các cơ quan
chức năng khác không thể giải quyết hết gây
tình trạng tồn đọng thì hoạt động của Tòa án
hành chính vẫn chưa có sự hấp dẫn đối với
người dân. Theo báo cáo của 28 tỉnh, thành,
trong số 56.788 vụ việc đã giải quyết thì chỉ
có 310 vụ việc công dân khởi kiện ra Toà
án3. Số lượng các vụ kiện hành chính được
giải quyết tại Tòa hành chính, dù có tăng,
song vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các
khiếu nại hành chính tại CQHC nhà nước.
Điều này cho thấy TPHC vẫn chưa phải là
một cơ chế, phương thức kiểm soát quyền
lực của nhánh hành pháp có hiệu quả.
Những bất cập trong kiểm soát QLNN của
tư pháp đối với hành pháp có thể kể đến ở
đây là:
Thứ nhất, cơ chế kiểm soát quyền lực
của tư pháp đối với hành pháp còn mang
tính thụ động.
Ở Việt Nam, kiểm tra của Tòa hành
chính đối với quyền lực hành pháp chỉ là
kiểm tra khi có tranh chấp hành chính, trong
lĩnh vực quản lý hành chính giữa cá nhân,
tổ chức với cơ quan, công chức nhà nước
khi có khiếu kiện của người dân. Vì vậy, sự
kiểm soát QLNN này còn mang tính thụ
động, nếu không có khiếu kiện của công
dân, tổ chức thì không thể hình thành hoạt
động kiểm soát QLNN của hành pháp.
Trong khi đó, hiểu biết, nhận thức và thói
quen của người dân về thực hiện quyền dân
chủ và về Tòa án hành chính, đặc biệt thủ
tục khởi kiện, giải quyết còn hạn chế, từ đó
hạn chế hoạt động kiểm soát quyền lực của
tư pháp đối với hành pháp. Khiếu nại đến
các CQHC nhà nước thực hiện đơn giản,
thuận tiện hơn, không phải nộp khoản phí
nào, thời gian không dài. Trong khi khởi
kiện ra Tòa hành chính, thủ tục phức tạp
hơn, phải nộp tiền tạm ứng án phí, tham gia
quá trình tố tụng tại mỗi Tòa án các cấp
phức tạp và mất nhiều thời gian. Hơn nữa,
cách nghĩ và thực hiện “dân kiện quan” còn
khá xa lạ với người dân vốn có thói quen của
tư tưởng phong kiến, tư duy bao cấp. Ngoài
việc dân chưa có thói quen hoặc ngại khiếu
kiện CQHC nhà nước tại Tòa án, vẫn còn
tâm lý chưa tin tưởng khả năng, hiệu quả
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3
giải quyết vụ án hành chính của thẩm phán
hành chính. Cùng với đó, quy định của pháp
luật về thời gian khởi kiện cũng chưa hợp
lý; việc quy định thủ tục tiền tố tụng hành
chính, giai đoạn khiếu nại ở CQHC là bắt
buộc đã hạn chế khả năng tiếp cận với Tòa
án hành chính của công dân. Nếu cơ quan
hành chính do vô tình hay cố ý kéo dài
khoảng thời gian này, thì công dân sẽ mất
quyền khởi kiện ra Tòa án hành chính.
Thứ hai, phạm vi kiểm soát quyền lực
của tư pháp đối với hành pháp còn hẹp.
Hiện nay, pháp luật hiện hành không
quy định ngành tư pháp có quyền giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy
phạm pháp luật của CQHC nhà nước ở trung
ương và địa phương. Việc kiểm soát tính hợp
hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật do
hệ thống hành chính nhà nước ở trung ương
và chính quyền địa phương ban hành hiện
nay chỉ do cơ quan QLNN (nhánh lập pháp)
và CQHC trong cùng hệ thống thực hiện.
Tòa án hành chính chỉ có quyền phán quyết
tính hợp pháp và không hợp pháp của các
quyết định hành chính, hành vi hành chính
cá biệt mà không có quyền gì khác đối với
CQHC, nếu có chỉ là những kiến nghị. Thẩm
quyền của Tòa án hành chính chỉ giới hạn
trong phạm vi các tranh chấp dưới bộ. Các
CQHC trung ương không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Tòa hành chính.
Thứ ba, sự “độc lập” của Tòa hành
chính với nhánh hành pháp chưa cao.
Hiện nay, tổ chức Tòa án theo đơn vị
hành chính lãnh thổ nên chưa đảm bảo tính
độc lập cao trong hoạt động xét xử, phán
quyết của Tòa án hành chính đối với các
CQHC. Điều đó sẽ ảnh hướng đến sự công
tâm, công bằng, khách quan trong phán
quyết của Tòa đối với các quyết định, hành
vi hành chính của các cán bộ, công chức
cùng cấp. Người bị kiện thường là người có
chức vụ quyền hạn ở địa phương nơi thẩm
phán công tác và là những người có thể có ý
kiến đối với việc bổ nhiệm thẩm phán, nên
còn xuất hiện tư tưởng ngại va chạm trong
đội ngũ thẩm phán hành chính, dẫn tới đánh
giá chứng cứ còn phiến diện, áp dụng pháp
luật chưa chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta thấy thực
tế Tòa án nhân dân tối cao hoặc các thẩm
phán có xu hướng giải thích thu hẹp quyền
hạn của mình khi xử hành chính. Điều này
cũng làm hạn chế khả năng kiểm soát quyền
lực của tư pháp đối với hành pháp.
Thứ tư, các chế tài kiểm soát QLNN
của tư pháp với hành pháp chưa đủ mạnh.
Do nguyên tắc tổ chức QLNN là
quyền tư pháp không thể lấn sân sang quyền
hành pháp, các quan tòa không thể can thiệp
sâu vào hoạt động của CQHC. Vì vậy, trong
vụ khiếu kiện hành chính, quyền của Tòa án
chỉ dừng lại ở mức độ phán xét tính hợp
pháp của một quyết định hành chính, hành
vi hành chính mà không thể chỉ định một
phương thức xử sự cụ thể cho CQHC. Khi
các quyết định hành chính sai trái bị hủy bỏ,
quyền hay lợi ích của người khởi kiện có
được khôi phục hay không lại hoàn toàn phụ
thuộc vào CQHC. Hơn nữa, cơ quan thi
hành án lại khó có thể độc lập với CQHC -
đối tượng thi hành án. Vì vậy, các phán
quyết của Tòa án chưa được thực thi nghiêm
túc. Đây là lý do khiến người dân không
mặn mà với kiện tụng theo con đường tư
pháp, vì dù có thắng kiện nhưng để khôi
phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình, họ
vẫn phải trông chờ vào CQHC.
Thứ năm, năng lực kiểm soát quyền
lực của tư pháp đối với hành pháp còn nhiều
hạn chế.
Chất lượng xét xử còn thấp do trình độ
hạn chế của thẩm phán. Nhiều thẩm phán
không nắm vững các quy định của pháp luật
cũng như hướng dẫn của Tòa án nhân dân
tối cao. Một số phiên tòa, chủ tọa đánh giá
chứng cứ phiến diện, chủ quan nên dẫn tới
ra quyết định giải quyết vụ án không chính
xác. Theo Báo cáo số 210/TANDTC ngày
18/11/2009 của Tòa án nhân dân tối cao về
“Tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt động giải
quyết các vụ án hành chính của ngành Tòa
án nhân dân”, sau 12 năm thành lập và hoạt
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
động, kết quả giải quyết các vụ án hành
chính, dù khối lượng công việc của Tòa
hành chính không nhiều, nhưng chất lượng
còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ án bị sửa trung bình
là 5,7%, bị hủy là 6,7%.
Vì vậy, để kiểm soát tốt quyền lực của
nhánh hành pháp cần phải có các giải pháp
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả kiểm soát quyền
lực của tư pháp đối với hành pháp. Có thể
tập trung vào một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tăng tính chủ động trong
kiểm soát QLNN của tư pháp với hành
pháp. Để đảm bảo tính chủ động trong kiểm
soát QLNN của tư pháp đối với hành pháp
cần thừa nhận cả quyền tài phán trừu tượng
lẫn tài phán cụ thể của Tòa hành chính. Về
tài phán trừu tượng, cần thừa nhận rằng bất
cứ công dân, tổ chức nào phát hiện có một
văn bản của CQHC nhà nước có dấu hiệu
bất hợp hiến, bất hợp pháp đều có quyền
khởi kiện ra Tòa hành chính, yêu cầu Tòa
hành chính kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến
của nó. Về tài phán cụ thể, trong một vụ việc
liên quan đến CQHC, nếu nhận thấy văn bản
mà CQHC dự định áp dụng đối với trường
hợp của mình có dấu hiệu bất hợp hiến, hợp
pháp thì có quyền yêu cầu dừng việc áp
dụng văn bản đó và yêu cầu Tòa hành chính
kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của nó.
Ngoài ra, để đảm bảo cho người dân dễ dàng
tiếp cận với Tòa án hành chính thì giai đoạn
tiền tố tụng không nên bắt buộc đối với tất
cả các vụ kiện.
Thứ hai, mở rộng phạm vi kiểm soát
quyền lực của tư pháp đối với hành pháp.
Thực tế cho thấy quy định việc kiểm
soát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản
pháp luật do hệ thống hành chính nhà nước
ở trung ương và chính quyền địa phương
ban hành hiện nay chỉ do cơ quan QLNN
(nhánh lập pháp) và CQHC trong cùng hệ
thống thực hiện là chưa hiệu quả. Bởi lẽ,
việc kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của
các văn bản pháp luật của CQHC lại do
chính hệ thống CQHC cấp trên thực hiện,
mang tính nội bộ nên hiệu quả, hiệu lực
không cao. Các văn bản do các định chế
QLNN trung ương ban hành do Quốc hội
giám sát. Nhưng vì đây không phải là thiên
chức tự nhiên của ngành lập pháp, nên Quốc
hội rất hiếm khi thực hiện quyền giám sát
văn bản. Quốc hội không phải là cơ quan
giải quyết các vụ việc cụ thể, nên khó có thể
biết được văn bản nào vi hiến hay vi luật.
Cơ quan lập pháp nước ta hầu như chưa
tuyên bố hủy bỏ một văn bản nào của ngành
hành pháp bất hợp hiến hay bất hợp pháp.
Nếu có sự vi phạm Hiến pháp hoặc luật thì
thường chỉ phát hiện được trong quá trình
áp dụng pháp luật. Chỉ cơ quan áp dụng
pháp luật (Tòa án) mới có thiên chức tự
nhiên để phát hiện ra điều này. Chính vì
vậy, cần mở rộng thẩm quyền của Tòa hành
chính: không chỉ có quyền xét xử các quyết
định hành chính cá biệt và các hành vi hành
chính, mà cần có quyền xét xử các quy
phạm pháp luật của các chủ thể hành chính
khi có dấu hiệu bất hợp hiến, bất hợp pháp
(Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân cấp
tỉnh có thể đảm nhận thẩm quyền này). Tòa
hành chính thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh
cần có thêm thẩm quyền tài phán về tính
hợp pháp, hợp hiến của các văn bản do Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
ban hành4.
Thứ ba, đảm bảo tính độc lập của Tòa
án hành chính với các cơ quan hành pháp.
Chúng ta đang chủ trương cải cách hệ
thống Tòa án theo cấp xét xử, không tổ chức
Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ như
hiện nay. Điều này là một yếu tố cần thiết
cho sự tồn tại chế độ giám sát tư pháp của
Tòa hành chính. Nếu Tòa hành chính cấp
tỉnh còn được tổ chức theo đơn vị hành
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Ở Nhật Bản, Tòa án tối cao có quyền xem xét tính hợp hiến của bất cứ đạo luật, sắc lệnh nào. Những vụ án liên quan
đến việc xem xét tính vi hiến hoặc vi luật của các đạo luật cũng thường được đưa ra xét xử ở Tòa án cấp cao ngay từ
lần xử đầu tiên.
chính cấp tỉnh thì khó có thể thực hiện được
việc Tòa hành chính kiểm soát quyền lực
của nhánh hành pháp, CQHC cùng cấp. Tòa
hành chính chỉ có thể thực hiện một cách
thực tế quyền giám sát tư pháp của mình nếu
Tòa hành chính được tổ chức độc lập với cơ
quan chính quyền địa phương. Ngoài ra, cần
phải tạo ra những thiết chế khác nhau để
đảm bảo tính độc lập của thẩm phán hành
chính như bổ nhiệm thẩm phán suốt đời,
lương, phụ cấp cho thẩm phán hành chính.
Thứ tư, nâng cao năng lực kiểm soát
quyền lực của tư pháp đối với hành pháp.
Để đảm bảo quyền kiểm soát quyền
lực của tư pháp đối với hành pháp trên thực
tế thì ngoài việc hoàn thiện pháp luật, đảm
bảo tính độc lập của thẩm phán trong xét xử
cần nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm
phán. Đội ngũ này phải nắm rõ luật hành
chính, hoạt động của các CQHC. Muốn vậy,
phải đẩy mạnh các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ này.
Ngoài ra, cần kiên quyết xóa bỏ tình trạng
đưa những thẩm phán kém năng lực sang
làm việc ở Tòa hành chính. Cần phải thấy
tầm quan trọng của kiểm soát quyền hành
pháp và vì vậy những thẩm phán có kinh
nghiệm, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt
nhất mới được làm việc ở Tòa án hành
chính và phải có các chế độ chính sách
riêng cho đội ngũ này n
14
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện tập
trung vào: i) Củng cố bộ máy tham mưu,
giúp việc đủ năng lực hỗ trợ ĐBQH thực
hiện SQLP; ii) Thiết lập chế độ chuyên viên
giúp việc hoặc thư ký chuyên môn hỗ trợ
ĐBQH; iii) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan trong bộ máy giúp việc Quốc
hội và với các cơ quan khác trong hệ thống
chính trị; iv) Xây dựng cơ chế thu hút
chuyên gia tham gia vào việc hỗ trợ ĐBQH
thực hiện SQLP; v) Thiết lập cơ chế thông
tin, tư liệu đầy đủ, chính xác, khách quan và
kịp thời; vi) Tăng cường chế độ, chính sách
và điều kiện phục vụ ĐBQH.
Đặc biệt, cần nghiên cứu đổi mới,
hoàn thiện cơ chế tài chính bảo đảm hỗ trợ
ĐBQH thực hiện SQLP. Các quy định hiện
hành về tài chính cho hoạt động lập pháp
của Quốc hội và ĐBQH chưa bao quát hết
được các công việc trong việc thực hiện
SQLP của ĐBQH, mà đó chỉ là những
công việc thực hiện sau khi chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội
thông qua.
Kinh phí cần thiết cho ĐBQH trình
dự án luật phải là những chi phí cần thiết để
dùng vào các công đoạn của quy trình lập
pháp (bao gồm cả các công việc trước khi
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được
Quốc hội thông qua) như: việc thu thập
thông tin, tham vấn chính sách, lấy ý kiến
chuyên gia, lấy ý kiến nhân dân, ứng dụng
công nghệ và các hoạt động hỗ trợ khác.
Ngoài ra, cũng cần xem xét các định mức
chi để bảo đảm tương xứng với việc đầu tư
trí tuệ trong công tác xây dựng pháp luật
của ĐBQH.
Một vấn đề nữa là trong điều kiện
ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, pháp luật
cần có quy định về cơ chế huy động nguồn
lực tài chính từ bên ngoài để hỗ trợ ĐBQH
thực hiện SQLP. Cơ chế này có thể được
thực hiện bởi cá nhân ĐBQH thực hiện
SQLP hoặc có thể giao cho các cơ quan
tham mưu, hỗ trợ ĐBQH thực hiện. Trong
điều kiện đẩy mạnh đổi mới về tổ chức và
hoạt động của Quốc hội, việc cởi mở hơn
trong huy động nguồn lực xã hội tham gia
hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động của
ĐBQH là việc cần được cân nhắc n
NÊNG CAO HIÏåU QUAÃ ...
(TiÕp theo trang 7)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_phan_hanh_chinh_co_che_kiem_soat_quyen_luc_nha_nuoc_cua.pdf