Kết quả phẫu thuật.
Với kỹ thuật 4 lối vào khớp, không sử
dụng C.arm chúng tôi đã tạo được đường
hầm chày ở sườn sau dưới đỉnh gai chày
sau trung bình 9 mm (8 - 12 mm).
Nghiên cứu của Arturo M và CS (2006)
[5] cũng sử dụng kỹ thuật 4 lối vào tạo
được đường hầm chày dưới đỉnh gai
chày sau 10 mm.
Về độ vững của gối và chức năng
khớp sau phẫu thuật: nhiều nghiên cứu
cho thấy chức năng khớp gối đạt kết
quả tốt, nhưng tình trạng lỏng ra sau của
khớp gối không loại bỏ được hoàn toàn.
Đánh giá về độ vững gối sau phẫu
thuật, Jacques P.L (1995) [6] đánh giá
126 BN, 96 BN (76%) có test ngăn kéo
sau độ 0 hoặc độ I, 27 BN (21,4%) độ II
và 3 BN (2,6%) độ III ở thời điểm sau mổ
từ 6 tháng - 8 năm (trung bình 3,9 năm).
Ching J.W và CS (2003) [7] báo cáo
28/31 BN có test ngăn kéo sau độ 0 hoặc
độ I, 3 BN độ II, đáng lưu ý, có 1 BN bị
tổn thương động mạch khoe và 1 BN tổn
thương thần kinh mác.
Kết quả về chức năng khớp gối sau
phẫu thuật theo thang điểm Lysholm:
James P.S và CS (2009) [8] báo cáo 48
BN với 50 khớp gối: điểm Lysholm trung
bình đạt 91 điểm (61 - 100 điểm), 72%
đạt kết quả rất tốt, 15% tốt, 2% kém.
Yoon K.H và CS (2011) [9] gặp 93% BN
tốt và rất tốt. Eguchi A và CS (2014) [10]
báo cáo kết quả 19 BN được phẫu thuật
> 2 năm, 12 /BN đạt kết quả rất tốt, 7 BN
đạt kết quả tốt.
Trong nghiên cứu này, 27/30 BN được
phẫu thuật > 3 tháng, thời gian theo dõi
trung bình 8 tháng, xa nhất 41 tháng. 22
BN có test ngăn kéo sau độ 0 hoặc độ I
(kết quả tốt), 2 BN có test ngăn kéo sau
độ II (kết quả trung bình), không nằm
trong 4 BN có test ngăn kéo sau trước
phẫu thuật độ II, 3 BN có test ngăn kéo
sau độ III (kết quả kém). Điểm Lysholm
trung bình đạt 92 điểm (75 - 100 điểm),
rất tốt 17 BN, tốt 5 BN, trung bình 5 BN,
không có trường hợp nào có kết quả xấu.
Đây mới chỉ là kết quả bước đầu, số
lượng BN chưa nhiều, thời gian theo dõi
chưa đủ xa (thông thường > 2 năm sau
mổ), để đưa ra kết quả cuối cùng, cần
theo dõi tiếp, nhưng chúng tôi khẳng định
với kỹ thuật 4 lối vào, đường hầm chày
đã được kiểm soát tốt hơn.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái tạo dây chằng chéo sau với 4 lối vào khớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
184
TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU VỚI 4 LỐI VÀO KHỚP
Vũ Nhất Định*
TÓM TẮT
Mục đích: đánh giá vị trí đường hầm chày, kết quả lâm sàng sau phẫu thuật nội soi tái tạo
dây chằng chéo sau (DCCS) với 4 lối vào. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân (BN)
bị đứt DCCS đơn thuần được phẫu thuật tái tạo với 4 lối vào khớp. Nghiên cứu xác định vị trí
đường hầm chày, kết quả lâm sàng được đánh giá dựa vào test ngăn kéo sau, điểm Lysholm.
Kết quả: vị trí đường hầm chày ở dưới đỉnh gai chày sau 8 - 12 mm. 27 BN được theo dõi đánh
giá phẫu thuật > 3 tháng, thời gian theo dõi trung bình 8 (3 - 41) tháng. Dấu hiệu ngăn kéo sau
độ 3: 3 BN; độ 2: 2 BN; độ 0 và độ 1: 22 BN. Điểm Lysholm trung bình 92 (75 - 100). 17 BN đạt
kết quả rất tốt, 5 BN đạt kết quả tốt, 5 BN trung bình. Kết luận: kỹ thuật này cho phép quan sát
rõ điểm bám chày, đặt định vị và tạo đường hầm chày chính xác, xóa góc chết khi kéo mảnh
ghép dây chằng.
* Từ khóa: Dây chằng chéo sau; Tái tạo; 4 lối vào khớp.
Four Portals for Posterior Cruciate Ligament Reconstruction
Summary
Purpose: To evaluate the tibial tunnel position and the clinical outcome obtained from
arthroscopic posterior cruciate ligament (PCL) reconstruction with four portals. Patients and
methods: The study included 30 patients with isolated posterior cruciate ligament (PCL) lesions,
who underwent PCL reconstruction with four portals and were evaluated after surgery using
Lysholm scores, the graduation of the posterior drawer test. The tibial tunnel was measured
along the retrospinal surface. Results: The tibial tunnel placement is 8 - 12 mm below the
retrospinal area. 27 cases were evaluated after operation over 3 months. The average follow up
time was 8 (range 3 - 41) months. The posterior drawer was 3+ in 3 cases, 2+ in 2 cases, 0 and
1+ in 22 cases. Mean Lysholm score were 92 points (range 75 - 100). The distributions of
Lysholm score were excellent in 17 cases, good in 5 cases, fair in 5 cases. Conclusions:
This technique allows concurrent placement of instruments through a posterolateral and
posteromedial portal to facilitate PCL insertional debridement, placement of the tibial aimer,
and creation of the tunnel, avoids the so - called killer turn of the tendon transplant
* Key words: Posterior cruciate ligament; Four portals.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương dây chằng chéo sau chiếm
khoảng 3,4 - 20% tổng số tổn thương
dây chằng khớp gối. Cơ chế tổn thương
là do duỗi gối quá mức hoặc lực chấn
thương đẩy trực tiếp đầu trên xương chày
ra sau ở tư thế gối gấp, có thể kết hợp
với tư thế gối xoay, dạng hoặc khép và
trong trường hợp sai khớp gối. DCCS có
thể bị tổn thương đơn thuần hoặc kết
hợp với tổn thương dây chằng, phần mềm
quanh khớp gối.
* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Nhất Định (vunhatdinhbv103@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 15/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 07/03/2015
Ngày bài báo được đăng: 05/03/2015
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
185
Kỹ thuật nội soi tái tạo DCCS được
thực hiện phổ biến hiện nay là kỹ thuật sử
dụng 2 lối vào khớp phía trước. Qua 2 lối
vào này, phẫu thuật viên vừa đánh giá
tổn thương vừa thực hiện kỹ thuật tái tạo
dây chằng. Tuy nhiên, vì đi vào khớp từ
phía trước, nên phẫu thuật viên khó quan
sát và khó tạo được đường hầm chày cho
mảnh ghép dây chằng xuống thấp phía
sau mâm chày như giải phẫu vốn có của
DCCS. Bởi vậy, DCCS được tái tạo sẽ có
điểm bám nằm cao hơn vị trí bám giải
phẫu và hiệu quả giữ mâm chày không
trượt ra sau bị ảnh hưởng.
Để tái tạo DCCS có điểm bám xuống
thấp ở mặt sau mâm chày như giải phẫu,
kỹ thuật 3 lối vào kết hợp với chụp X
quang trong mổ và mới đây là kỹ thuật 4
lối vào đã được nghiên cứu và ứng dụng
trên thế giới.
Ở Việt Nam, phẫu thuật nội soi tái tạo
DCCS vẫn chưa được phổ biến rộng rãi,
số lượng BN được phẫu thuật chưa
nhiều. Phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS
với 4 lối vào mới bắt đầu được thực hiện
với thái độ thăm dò.
Nghiên cứu này báo cáo kết quả bước
đầu phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS với 4
lối vào.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
30 BN được phẫu thuật tái tạo DCCS
với 4 lối vào trong giai đoạn từ 5 - 2011
đến 10 - 2014 tại Khoa Chấn thương
Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 103. Tất cả
BN này được mét kíp phẫu thuật thực hiện.
Đây là những trường hợp bị đứt hoàn
toàn DCCS, có dấu hiệu ngăn kéo sau độ
2 hoặc độ 3 theo Lee B.K và CS, điều trị
bảo tồn và phục hồi chức năng > 3 tháng
không kết quả, đau tại khớp gối, tuổi
< 55, lỏng gối gây ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày và hoạt động thể thao.
Nghiên cứu không lựa chọn những
trường hợp bị đứt không hoàn toàn
DCCS, nhổ giật điểm bám DCCS kèm
theo mảnh xương, còn khả năng cố định
điểm bám; tổn thương dây chằng chéo
trước (DCCT), dây chằng bên cùng 1 gối
với tổn thương DCCS; có tổn thương gãy
xương, sai khớp cùng chân kèm theo;
hạn chế vận động các khớp (háng, gối, cổ
chân) cùng chân; tổn thương DCCS cả 2
chân; thoái hóa khớp gối nặng nề.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Thống kê đặc điểm nhóm nghiên cứu:
tuổi, giới, chân bị đứt DCCS, nguyên
nhân gây tổn thương, thời gian từ khi bị
đứt DCCS đến khi được phẫu thuật tái
tạo dây chằng, tình trạng đau khớp gối,
tình trạng kẹp khớp, tràn dịch khớp gối,
mức độ teo cơ vùng đùi, tình trạng vận
động gấp, duỗi gối.
Đánh giá tình trạng lỏng gối: khả năng
trụ trên chân bị tổn thương, khả năng đi
lên, xuống dốc hoặc lên, xuống bậc thang,
khả năng chạy, nhảy, chơi thể thao, mức
độ tái chấn thương gối.
Đánh giá test ngăn kéo sau theo Lee
B.K và CS [1]: độ 0 (mâm chày không bị
tụt ra sau), độ I (mâm chày bị tụt ra sau,
nhưng bờ trước mâm chày ngoài vẫn ở
phía trước lồi cầu ngoài xương đùi), độ II
(mâm chày bị tụt ra sau, bờ trước mâm
chày ngoài ngang với lồi cầu ngoài xương
đùi), độ III (mâm chày bị tụt ra sau, bờ
trước mâm chày ngoài tụt ra sau hơn so
với lồi cầu ngoài xương đùi).
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
186
Đánh giá tổn thương trên X quang quy
ước khớp gối thẳng, nghiêng và MRI
khớp gối.
Thống kê đặc điểm mảnh ghép dây
chằng.
Đánh giá kết quả phẫu thuật ở thời
điểm trong 3 tuần đầu sau phẫu thuật:
đánh giá tình trạng vết mổ lấy gân, vết mổ
nội soi và tình trạng khớp gối (nhiễm
khuẩn, tràn dịch, tụ máu), vị trí đường
hầm chày trên X quang quy ước (đo vị trí
tâm của đường hầm chày tới đỉnh của gai
chày sau).
Đánh giá kết quả ở thời điểm > 3
tháng sau phẫu thuật: biên độ vận động
khớp gối, mức độ teo cơ đùi, độ vững gối
dựa vào test ngăn kéo sau theo Lee B.K
[1], test posterior sag, test Godfrey và
điểm Lysholm.
* Kỹ thuật nội soi tái tạo DCCS với 4 lối
vào khớp:
- Tư thế BN: nằm ngửa, gối gấp 90º, ga
rô hơi ở 1/3 trên đùi với áp lực 300 mmHg.
- Chuẩn bị mảnh ghép dây chằng: rạch
da dài 3 cm ở mặt trước trong cẳng chân,
bộc lộ gân cơ bán gân và gân cơ thon.
Lấy gân cơ bán gân và gân cơ thon gập
đôi sau khi đã nạo bỏ hết phần cơ làm
mảnh ghép dây chằng. Trường hợp tái
tạo DCCS dạng 1 bó, chỉ lấy gân 1 chân,
trường hợp tái tạo DCCS dạng 2 bó, lấy
gân ở cả 2 chân. Khâu bện 2 đầu gân
bằng chỉ safil 1/0, chừa lại đoạn giữa
khoảng 4 cm. Đo đường kính của gân để
xác định đường kính của đường hầm đùi
và đường hầm chày (tái tạo DCCS dạng
1 bó), đo đường kính từng mảnh ghép để
xác định đường kính của 2 đường hầm
đùi và đo đồng thời đường kính của
2 mảnh ghép để xác định đường kính
của đường hầm chày (tái tạo DCCS
dạng 2 bó).
- Nội soi khớp đánh giá tổn thương:
vào khớp với 2 lối vào phía trước (sát
trong và sát ngoài gân bánh chè), đánh
giá tổn thương DCCS, DCCT, sụn chêm
trong, sụn chêm ngoài, sụn khớp, màng
hoạt dịch. Xử trí các tổn thương kết hợp:
bóc màng hoạt dịch viêm, cắt sửa sụn
chêm rách, lấy bỏ chuột khớp
- Tạo đường hầm đùi và đường hầm
chày: qua 2 lối vào phía trước tạo 1 đường
hầm đùi sâu 30 mm, có đường kính
tương ứng đường kính mảnh ghép dây
chằng ở vị trí 1 đối với gối phải và 11 đối
với gối trái, sau sụn khớp 10 mm (tái tạo
DCCS dạng 1 bó). Tạo 2 đường hầm đùi
sâu 30 mm, mỗi đường hầm có đường
kính tương ứng với đường kính của mỗi
mảnh ghép dây chằng ở vị trí 13 mm
dưới mái hố liên lồi cầu, sau sụn khớp và
dưới mái hố liên lồi cầu 20 mm sau sụn
khớp 8 mm (tái tạo DCCS dạng 2 bó).
Đưa camera qua lối vào trước trong sâu
ra khu sau, dùng kim xác định lối vào sau
trong, mở lối vào sau trong theo kim đã
định sẵn. Đưa camera qua lối vào sau
trong tiến sát góc sau ngoài khớp gối, dùi
trocar từ trong ra tạo lối vào sau ngoài.
Sử dụng lối vào sau ngoài cho camera, lối
vào sau trong dành cho các dụng cụ can
thiệp. Dùng shaver, arthrocare dọn sườn
sau gai chày sau, xác định vị trí điểm bám
chày của DCCS. Đưa định vị qua lối vào
trước trong, định vị vào điểm bám chày
của DCCS ở sườn sau gai chày sau,
khoan đinh dẫn đường từ trước ra sau
với góc 55º so với mặt khớp mâm chày.
Qua lối vào sau trong, đưa curet chặn
đầu đinh, khoan đường hầm chày theo
đinh dẫn đường với đường kính bằng
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
187
đường kính mảnh ghép (tái tạo DCCS
dạng 1 bó) hoặc bằng đường kính của cả
2 mảnh ghép (tái tạo DCCS dạng 2 bó).
Kéo mảnh ghép dây chằng qua đường
hầm chày lên đường hầm đùi với sự hỗ
trợ của palpateur, đưa qua lối vào sau
trong. Cố định mảnh ghép dây chằng ở
đường hầm đùi cho bó trước ngoài ở tư
thế gối gấp 80º, cố định các mảnh ghép
dây chằng ở đường hầm chày ở tư thế
gối gấp 30º, cố định mảnh ghép dây
chằng cho bó sau trong ở tư thế gối gấp
80º bằng vít chèn sinh học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu.
- BN trong nghiên cứu có độ tuổi 18 -
54, tuổi trung bình 32,23. Trong đó, 4 BN
ở độ tuổi 45 - 54. 14 BN bị đứt DCCS ở
chân phải, 16 BN ở chân trái.
- Nguyên nhân gây đứt DCCS chủ yếu
do tai nạn thể thao không chuyên nghiệp
(12 BN). Ngoài ra, đứt DCCS còn gặp do
các nguyên nhân như tai nạn giao thông,
tai nạn sinh hoạt hoặc tai nạn lao động.
- Về cơ chế chấn thương, do thời gian
xảy ra chấn thương đã lâu, hầu như BN
đều không nhớ chính xác tư thế khi bị
chấn thương và hướng lực tác động.
- 22/30 BN được phẫu thuật sau chấn
thương 3 - 6 tháng, 3 BN sau 6 - 12 tháng,
5 BN sau chấn thương > 12 tháng (có
trường hợp sau 10 năm bị chấn thương).
2. Các dấu hiệu khớp không vững.
Cảm giác trụ không vững: 5 BN; đi lên,
xuống dốc hoặc lên, xuống bậc thang khó
khăn: 20 BN; không chạy, nhảy, chơi thể
thao được: 30 BN; chấn thương gối tái lại
nhiều lần: 13 BN; test ngăn kéo sau độ III:
26 BN; test ngăn kéo sau độ II: 4 BN.
* Các dấu hiệu khác:
Đau khớp gối: 20 BN; kẹt khớp gối:
2 BN; tràn dịch khớp gối: 22 BN; teo cơ
vùng đùi: 28 BN; không có trường hợp
nào bị hạn chế vận động khớp gối trước
phẫu thuật được lựa chọn trong nghiên
cứu này.
* Hình ảnh X quang:
- X quang quy ước: không có gì đặc
biệt: 25 BN; mâm chày bị tụt ra sau: 5 BN;
không có trường hợp nào có hình ảnh
thoái hóa khớp trên X quang quy ước
được lựa chọn trong nghiên cứu này.
- MRI: 22 BN có hình ảnh MRI trước
phẫu thuật, đều mất tín hiệu DCCS.
3. Đặc điểm tổn thƣơng khớp gối
đƣợc xác định khi nội soi.
- Tất cả BN đều bị chùng lại DCCT do
mâm chày bị tụt ra sau.
- Viêm tăng sinh màng hoạt dịch khớp
gối: 5 BN; rách sụn chêm trong: 6 BN; tổn
thương sụn khớp lồi cầu và rách sụn
chêm: 1 BN; hẹp hố liên lồi cầu đùi: 4 BN;
hẹp hố liên lồi cầu, tổn thương sụn khớp
lồi cầu đùi: 2 BN.
4. Đặc điểm mảnh ghép dây chằng
và tai biến trong phẫu thuật.
Tất cả BN đều được lựa chọn gân cơ
bán gân và gân cơ thon tự thân làm mảnh
ghép dây chằng.
- 5 BN được lấy mảnh ghép ở 1 chân
bên tổn thương (tái tạo dạng 1 bó); 25 BN
lấy mảnh ghép ở 2 chân (tái tạo dạng 2 bó).
- Đường kính mảnh ghép dây chằng:
+ Dạng 1 bó có đường kính tối đa
7,5 mm; nhỏ nhất 6 mm.
+ Dạng 2 bó: bó trước ngoài (7 - 8 mm),
bó sau trong (6 - 7,5 mm), cả 2 bó (8 -
10 mm).
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
188
Tất cả BN đều được cố định bằng vít
chèn sinh học. Cố định mảnh ghép ë
đường hầm đùi bằng vít dài 30 mm, cố
định mảnh ghép đường hầm chày bằng
vít dài 35 mm. Kh«ng cã BN nào bị vỡ
đường hầm, hoặc vỡ vít hay mảnh ghép
dây chằng bị vít nghiến đứt.
5. Kết quả sớm (3 tuần đầu sau
phẫu thuật).
- Tại các lối vào nội soi: 30 BN liền sẹo
kỳ đầu. Tại vết mổ lấy gân ghép: 28 /BN
liền sẹo kỳ đầu, 2 BN bị nhiễm khuẩn
nông (sau khi cắt chỉ, nạo tổ chức viêm
thì tự liền sẹo).
- Máu tụ trong khớp: 4/30 trường hợp.
- 1 BN bị nhiễm khuẩn khớp phải nội
soi rửa khớp sau phẫu thuật 5 ngày.
- Vị trí đường hầm chày ở sườn sau
dưới đỉnh gai chày sau trung bình 9 mm
(8 - 12 mm).
* Kết quả kiểm tra ở thời điểm sau
phẫu thuật > 3 tháng:
- 27 BN được phẫu thuật > 3 tháng,
thời gian theo dõi trung bình 8 tháng, xa
nhất 41 tháng.
- Vận động khớp gối: phục hồi tốt (25 BN),
hạn chế gấp (2 BN), không có hạn chế
duỗi và vừa hạn chế gấp vừa hạn chế duỗi.
- Mức độ teo cơ đùi: 13 BN được phẫu
thuật trong vòng 12 tháng vẫn còn teo cơ
đùi với mức độ khác nhau. Các trường
hợp sau phẫu thuật 3 - 6 tháng có mức
độ teo cơ nhiều nhất, thậm chí còn teo
cơ hơn cả trước khi phẫu thuật. Những
trường hợp còn lại cơ đùi không còn bị
teo hoặc teo không đánh kể.
- Test ngăn kéo sau: 22 BN có test
ngăn kéo sau độ 0 hoặc độ I, 2 BN có test
ngăn kéo sau độ II, đều không nằm trong
4 BN có test ngăn kéo sau trước phẫu
thuật độ II. 3 BN có test ngăn kéo sau
độ III.
- Test posterior sag: 1 BN dương tính,
26 BN âm tính.
- Test Godfrey: 1 BN dương tính.
- Điểm Lysholm trung bình đạt 92 điểm
(75 - 100 điểm), trong đó rất tốt 17 BN,
tốt: 5 BN, trung bình: 5 BN, không có
trường hợp nào có kết quả xấu.
* Các dấu hiệu khác:
- Không có BN nào bị viêm rò vết mổ
lấy gân hoặc vết mổ nội soi. 2 BN bị
nhiễm khuẩn vết mổ lấy gân ở thời điểm
kiểm tra gần không thấy bị viêm rò trở lại.
1 BN bị nhiễm khuẩn khớp ở thời điểm
kiểm tra gần (đã được rửa khớp vào ngày
thứ 5 sau phẫu thuật) không thấy bị nhiễm
khuẩn khớp trở lại.
- Vết mổ lấy gân và 4 lối vào khớp
không bị sẹo phì đại hoặc co kéo.
- Đau tại khớp gối: 6 BN còn đau tại
khớp gối khi vận động, trong đó 4 BN sau
mổ 3 - 6 tháng.
- Tràn dịch khớp: 2 BN tràn dịch khớp
gối mức độ ít (phát hiện bằng siêu âm
khớp gối).
- Tất cả 27 BN đều đứng trụ được trên
chân được phẫu thuật.
- 2 BN có tiếng kêu trong khớp khi vận
động.
- 1 BN bị tê bì ở mặt trong cẳng chân.
BÀN LUẬN
1. Chỉ định phẫu thuật.
Trong y văn, điều trị bảo tồn được lựa
chọn cho những trường hợp bị tổn
thương DCCS đơn thuần, ngoại trừ
trường hợp bị nhổ điểm bám dây chằng.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp được
điều trị bảo tồn thấy xuất hiện các triệu
chứng đau khe khớp bên trong, sưng nề,
đau khớp bánh chè lồi cầu đùi sau thời
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
189
gian ngắn bị tổn thương DCCS, mặc dù
sự mất vững chỉ là thứ yếu.
Clancy W.G và CS (1983) trong nghiên
cứu của mình đã khẳng định khoảng 20%
BN tổn thương sụn khớp bánh chè lồi cầu
đùi và 70% BN tổn thương sụn khớp đùi
chày sau khi bị đứt DCCS 2 năm. Nghiên
cứu này cũng đã tham khảo một số nghiên
cứu khác cho thấy 34 - 87% bị đau, 5 - 67%
sưng nề và 20 - 55% mất vững khớp gối
trường diễn ở thời điểm xa sau khi bị đứt
DCCS.
Trong những năm gần đây, giải phẫu
của DCCS được nghiên cứu và hiểu rõ
hơn, phương tiện cố định dây chằng tốt
hơn nên kết quả phẫu thuật tái tạo lại
DCCS cải thiện đáng kể làm cho chỉ định
phẫu thuật tái tạo DCCS dần được chấp
nhận. Nhìn chung, phẫu thuật tái tạo
DCCS chỉ định cho trường hợp có dấu
hiệu ngăn kéo sau độ II và độ III hoặc đứt
đồng thời nhiều dây chằng.
Ching J.W và CS (2004) [3] chỉ định
phẫu thuật tái tạo DCCS cho trường hợp
đã điều trị bảo tồn > 3 tháng, nhưng gối
vẫn đau và mất vững, tuổi trung bình 30 ±
10 (1 - 64 tuổi).
Ricardo de Paula L.C và CS (2014) [4]
tiến hành phẫu thuật tái tạo DCCS cho
trường hợp có dấu hiệu ngăn kéo sau độ
III và độ II, nhưng sau 6 tháng vẫn thấy
đau và lỏng gối, có tổn thương nhiều dây
chằng. Nghiên cứu đã thực hiện tái tạo
DCCS dạng 2 bó cho 34 BN trong giai
đoạn từ tháng 9 - 2002 đến 3 - 2008, độ
tuổi trung bình 31,45 (21 - 44 tuổi).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
định phẫu thuật tái tạo DCCS cho 26 BN
có dấu hiệu ngăn kéo độ III và IV BN này
có dấu hiệu ngăn kéo độ II. Những BN
này đều có tràn dịch khớp gối, chấn
thương tái lại nhiều lần, không chạy nhảy
và chơi thể thao được. Tất cả đều được
phẫu thuật sau 3 tháng bị chấn thương,
BN cao tuổi nhất 54. Như vậy, chỉ định
phẫu thuật tái tạo DCCS của nghiên cứu
này cũng tương tự như các tác giả trên.
Quan điểm của chúng tôi là cần thận
trọng khi chỉ định phẫu thuật cho BN > 50
tuổi, nhất là đối với nữ. Trong nghiên cứu
này, 2 BN ở độ tuổi 50 - 54, gối lỏng
nhiều, thường xuyên có cảm giác như bị
trật khớp gối. Chúng tôi đã hướng dẫn
tập luyện và tái khám nhiều lần, nhưng
BN vẫn thiết tha được phẫu thuật.
2. Lựa chọn chất liệu mảnh ghép.
Khác với DCCT, DCCS có kích thước
lớn hơn và đòi hỏi mảnh ghép dây chằng
dài hơn (vì đường hầm chứa mảnh ghép
dài hơn và đoạn dây chằng trong khớp
dài hơn). Vì vậy, chất liệu mảnh ghép
DCCS đòi hỏi phải lớn hơn và dài hơn
chất liệu mảnh ghép DCCT.
Vấn đề lựa chọn gân đồng loại hay
gân tự thân trong phẫu thuật tái tạo dây
chằng khớp gối vẫn còn tranh cãi. Ưu
điểm của mảnh ghép tự thân là không có
nguy cơ lây nhiễm bệnh, nguồn cho an
toàn và đáng tin cậy. Tuy nhiên khi lấy
gân đồng loại, thời gian phẫu thuật kéo
dài hơn, thêm đường mổ, nguy cơ nhiễm
khuẩn, đau tại nơi lấy gân và đặc biệt hạn
chế về kích thước của mảnh ghép gân.
Ưu điểm của gân ghép đồng loại là không
phải thêm đường mổ, chủ động kích
thước mảnh ghép mong muốn, nhược
điểm là phải thêm chi phí, có nguy cơ lây
truyền bệnh, mảnh ghép gân có nguy cơ
hoại tử hoặc nhiễm khuẩn.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
190
Nhìn chung, mảnh ghép đồng loại
thường được ưa thích hơn mảnh ghép tự
thân trong phẫu thuật tái tạo DCCS do
phải hy sinh lượng gân đủ lớn và đủ dài
(hơn DCCT), rút ngắn thời gian phẫu
thuật và đặc biệt là trong các trường hợp
tổn thương nhiều dây chằng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
lựa chọn các trường hợp được phẫu
thuật tái tạo DCCS bằng gân cơ bán gân
và gân cơ thon tự thân. BN sử dụng gân
đồng loại không được chọn vào nghiên
cứu. Khi lấy gân cơ bán gân và gân cơ
thon ở 1 chân sẽ không đủ kích thước để
chia làm 2 bó (trong khi đó đối với DCCT,
cũng với kích thước gân tương tự có thể
chia làm 2 bó).
Do đòi hỏi của mảnh gân ghép nên
các trường hợp tái tạo DCCS dạng 2 bó
phải lấy gân cơ bán gân và gân cơ thon ở
cả 2 chân (25 BN).
Chúng tôi cũng nhất trí với quan điểm
nên sử dụng gân đồng loại để chủ động
về kích thước mảnh ghép. Tuy nhiên, việc
sử dụng mảnh ghép đồng loại hiện nay ở
Việt Nam vẫn còn khó khăn về cơ chế và
kinh phí.
3. Ƣu điểm của kỹ thuật sử dụng 4
lối vào.
Có thể nói để tạo đường hầm chày,
kỹ thuật sử dụng thêm lối vào bổ sung
phía sau trong khớp gối và C.arm được
sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên đòi hỏi
về trang bị, lo lắng ảnh hưởng sức khoẻ
của phẫu thuật viên và tính phức tạp của
kỹ thuật đã gợi ý tìm giải pháp khác ưu
việt hơn.
Trong trường hợp DCCT còn nguyên
vẹn, việc quan sát vị trí đường hầm chày
ở sườn sau gai chày sau rất khó khăn,
ống kính nội soi có mặt vát 70º được
khuyên dùng thay vì mặt vát 30º để cải
thiện tầm quan sát phẫu thuật. Tuy nhiên,
vẫn còn rất nhiều khó khăn ở thì can thiệp
này. Khó tạo được đường hầm chày
xuống thấp đúng vị trị (thường là trên
cao), khó kéo mảnh ghép dây chằng qua
đường hầm chày lên đường hầm đùi do
góc “chết” cản trở (góc giữa đường hầm
chày và mặt khớp). Đây là thời điểm tốn
nhiều thời gian nhất trong phẫu thuật tái
tạo DCCS.
Năm 2006, Arturo M và CS [5] báo cáo
các trường hợp tái tạo DCCS có sử dụng
thêm 2 lối vào sau trong và sau ngoài để
kiểm soát khi khoan tạo đường hầm chày.
Vị trí của đường hầm chày dưới mặt
khớp 10 mm.
Qua thực tiễn chúng tôi thấy để can
thiệp nội soi vào khu sau khớp gối rất khó
khăn do sự chật hẹp ở khu sau và nguy
cơ tổn thương bó mạch thần kinh khoeo.
Lối vào sau trong được lựa chọn đầu tiên,
vì ở vị trí này, bao khớp phía sau bám
thấp và rời xa mâm chày trong. Đây cũng
là vị trí được lựa chọn trong kỹ thuật 3 lối
vào. Mặc dù vào lối này không dễ dàng,
nên kim thăm dò thường được sử dụng
trước tiên, sau đó mới đưa trocar theo
hướng của kim thăm dò.
Xác định lối vào sau ngoài rất khó,
nhất là sử dụng kỹ thuật từ ngoài vào.
Chúng tôi xác định lối vào sau ngoài từ
trong ra, dùi nòng trocar từ trong ra ngoài
để xác định lối vào sau ngoài. Lối vào này
có nguy cơ khó xác định lại, nên chúng tôi
sử dụng lối vào này cho camera (không
thay đổi trong suốt thời gian tạo đường
hầm chày và kéo mảnh ghép dây chằng).
Lối vào sau trong dễ dàng hơn trong việc
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
191
xác định lối vào lại, chúng tôi sử dụng để
đưa các dụng cụ can thiệp qua lối này
(lưỡi bào khớp Shaver, lưỡi cắt đốt
Arthrocare, curet chặn mũi đinh, mũi
khoan, palpateur hỗ trợ kéo chỉ chờ và
mảnh ghép dây chằng).
Chúng tôi sử dụng lối vào sau ngoài
cho camera, lối vào sau trong cho dụng
cụ can thiệp, nên việc xác định điểm bám
chày, dọn khoang sau khớp gối che chắn
mũi guide và mũi khoan một cách dễ
dàng. Thêm nữa, với 2 lối vào bổ sung
phía sau, có thể đưa dụng cụ hỗ trợ kéo
chỉ chờ, mảnh ghép dây chằng để xóa
“góc chết”, tạo điều kiện thuận lợi kéo
mảnh ghép dây chằng ra trước vào
đường hầm đùi, hạn chế nguy cơ vỡ
đường hầm chày.
4. Kết quả phẫu thuật.
Với kỹ thuật 4 lối vào khớp, không sử
dụng C.arm chúng tôi đã tạo được đường
hầm chày ở sườn sau dưới đỉnh gai chày
sau trung bình 9 mm (8 - 12 mm).
Nghiên cứu của Arturo M và CS (2006)
[5] cũng sử dụng kỹ thuật 4 lối vào tạo
được đường hầm chày dưới đỉnh gai
chày sau 10 mm.
Về độ vững của gối và chức năng
khớp sau phẫu thuật: nhiều nghiên cứu
cho thấy chức năng khớp gối đạt kết
quả tốt, nhưng tình trạng lỏng ra sau của
khớp gối không loại bỏ được hoàn toàn.
Đánh giá về độ vững gối sau phẫu
thuật, Jacques P.L (1995) [6] đánh giá
126 BN, 96 BN (76%) có test ngăn kéo
sau độ 0 hoặc độ I, 27 BN (21,4%) độ II
và 3 BN (2,6%) độ III ở thời điểm sau mổ
từ 6 tháng - 8 năm (trung bình 3,9 năm).
Ching J.W và CS (2003) [7] báo cáo
28/31 BN có test ngăn kéo sau độ 0 hoặc
độ I, 3 BN độ II, đáng lưu ý, có 1 BN bị
tổn thương động mạch khoe và 1 BN tổn
thương thần kinh mác.
Kết quả về chức năng khớp gối sau
phẫu thuật theo thang điểm Lysholm:
James P.S và CS (2009) [8] báo cáo 48
BN với 50 khớp gối: điểm Lysholm trung
bình đạt 91 điểm (61 - 100 điểm), 72%
đạt kết quả rất tốt, 15% tốt, 2% kém.
Yoon K.H và CS (2011) [9] gặp 93% BN
tốt và rất tốt. Eguchi A và CS (2014) [10]
báo cáo kết quả 19 BN được phẫu thuật
> 2 năm, 12 /BN đạt kết quả rất tốt, 7 BN
đạt kết quả tốt.
Trong nghiên cứu này, 27/30 BN được
phẫu thuật > 3 tháng, thời gian theo dõi
trung bình 8 tháng, xa nhất 41 tháng. 22
BN có test ngăn kéo sau độ 0 hoặc độ I
(kết quả tốt), 2 BN có test ngăn kéo sau
độ II (kết quả trung bình), không nằm
trong 4 BN có test ngăn kéo sau trước
phẫu thuật độ II, 3 BN có test ngăn kéo
sau độ III (kết quả kém). Điểm Lysholm
trung bình đạt 92 điểm (75 - 100 điểm),
rất tốt 17 BN, tốt 5 BN, trung bình 5 BN,
không có trường hợp nào có kết quả xấu.
Đây mới chỉ là kết quả bước đầu, số
lượng BN chưa nhiều, thời gian theo dõi
chưa đủ xa (thông thường > 2 năm sau
mổ), để đưa ra kết quả cuối cùng, cần
theo dõi tiếp, nhưng chúng tôi khẳng định
với kỹ thuật 4 lối vào, đường hầm chày
đã được kiểm soát tốt hơn.
KẾT LUẬN
* Kết quả tạo đường hầm chày với 2 lối
vào bổ sung phía sau trong và sau ngoài:
- Vị trí đường hầm chày ở sườn sau
dưới đỉnh gai chày sau trung bình 9 mm
(8 - 12 mm). Không có trường hợp nào bị
vỡ đường hầm.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
192
- Qua 2 lối vào bổ sung phía sau trong
và sau ngoài, điểm bám chày của dây
chằng chéo sau được quan sát rõ ràng,
guide và mũi khoan che chắn khi khoan
tạo đường hầm chày, có thể sử dụng
dụng cụ hỗ trợ xóa góc chết tạo thuận lợi
kéo chỉ chờ và mảnh ghép dây chằng qua
đường hầm chày lên đường hầm đùi.
* Kết quả nội soi tái tạo dây chằng
chéo sau với 4 lối vào:
- 27/30 BN được phẫu thuật > 3 tháng,
thời gian theo dõi trung bình 8 tháng, xa
nhất 41 tháng.
- 25 BN vận động khớp gối được phục
hồi, hạn chế gấp 2 BN, không có trường
hợp nào hạn chế duỗi hay vừa hạn chế
gấp vừa hạn chế duỗi.
- Test ngăn kéo sau: 22 BN có test
ngăn kéo sau độ 0 hoặc độ I, 2 BN độ II,
3 BN độ III.
- Điểm Lysholm trung bình đạt 92 điểm
(75 - 100 điểm): rất tốt 17 BN, tốt 5 BN,
trung bình 5 BN, không có trường hợp
nào kết quả xấu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lee B.K, Nam S.W. Rupture of posterior
cruciate ligament: diagnosis and treatment
principles. Knee Surg Relat Res. 2011, 23 (3),
pp.135-141.
2. Clancy W.G, Shelbourne K.D, Zoellner
G.B. Treatment of knee joint instability
secondary to rupture of the posterior cruciate
ligament. Report of a new procedure. J Bone
Joint Surg [Am]. 1983, 65, pp.310-322.
3. Ching J.W, Yi S.C, Lin H.W, Li J.Y,
Han S.C. Comparison of autogenous and
allogenous posterior cruciate ligament
reconstructions of the knee. Injury Int J Care
Injured. 2004, 35, pp.1279-1285.
4. Ricardo de Paula L.C, Marcos B.M,
Camila C.K, Nilson R.S, Victor Marques de
Oliveira, Osmar P.A.C. Double - bundle PCL
reconstruction using autogenous quadriceps
tendon and semitendinous graft: Surgical
technique with 2 year follow-up clinical results.
The Knee. 2014, 21, pp.763-768.
5. Arturo M, Luis A.T, Miguel A.A, Cecilia
P.G, Matias C.P, Domingo L.M. Anatomic
double bundle posterior cruciate ligament
reconstruction using double double tunnel
with tibial anterior and posterior fresh frozen
allograft. The Journal of Arthroscopic and
Related Surgery. 2006, Vol 22, No 6 (June),
684.e1-684.e5.
6. Jacques P.L. Two bundles posterior
cruciate ligament reconstruction: technique and
results. Operative Techniques in Sports Medicine.
1995, Vol 3, No 3 (July), pp.206-221.
7. Ching J.W, Han S.C, Ting W.H.
Outcome of arthroscopic single bundle
reconstruction for complete posterior cruciate
ligament tear. Injury, Int J Care Injured. 2003,
34, pp.747-751.
8. James P.S, Richard M.Mc. Anatomic
PCL reconstruction: The double bundle inlay
technique. Oper Tech Sports Med. 2009, 17,
pp.148-155.
9. Yoon K.H, Bae D.K, Song S.J, Cho H.J,
Lee J.H. A prospective randomized study
comparing arthroscopic single-bundle and
double-bundle posterior cruciate ligament
reconstructions preserving remnant fibers. Am
J Sports Med. 2011, 39, pp.474-480.
10. Eguchi A, Adachi N, Nakamae A,
Usman M.A, Deie M, Ochi M. Proprioceptive
function after isolated single bundle posterior
cruciate ligament reconstruction with remnant
preservation for chronic posterior cruciate
ligament injuries. Orthopaedics & Traumatology:
Surgery & Research. 2014, 100, pp.303-308.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015
193
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tai_tao_day_chang_cheo_sau_voi_4_loi_vao_khop.pdf