Tái thẩm trong pháp luật tố tụng Cộng hòa Pháp

Chủ thể có quyền yêu cầu tái thẩm và thủ tục yêu cầu tái thẩm Những người có quyền yêu cầu tái thẩm được quy định tại Điều 623 BLTTHS Pháp gồm những cá nhân sau: - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; - Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo trong trường hợp bị cáo không đủ năng lực chủ thể; - Sau khi bị cáo chết hoặc bị tuyên bố vắng mặt, vợ (hoặc chồng), con cái, bố mẹ, người được hưởng toàn bộ di sản của bị cáo hay những người được bị cáo ủy quyền. Thủ tục tái thẩm được tiến hành trên cơ sở có đơn yêu cầu tái thẩm; đơn này sẽ được Ủy ban tái thẩm kiểm tra trước khi chuyển sang Tòa tái thẩm. Dù được Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bị cáo hay những người có quyền yêu cầu, yêu cầu tái thẩm cũng sẽ được chuyển đến một Ủy ban gồm năm thẩm phán, ủy viên thẩm phán hoặc ủy viên thẩm phán ad hoc, được chỉ định bởi Đại hội đồng của Tòa tối cao; một trong số những thành viên của Ủy ban được lựa chọn trong số các thành viên của phòng xét xử hình sự và giữ chức Chủ tịch Ủy ban. Năm thẩm phán dự khuyết cũng được chỉ định theo thủ tục trên. Thời gian thi hành công vụ của các thành viên Ủy ban không được quy định cụ thể. Những thành viên này thôi nhiệm vụ trong trường hợp chuyển công tác, không còn làm việc tại Tòa tối cao hoặc bản thân họ có đơn xin thôi. Chức năng công tố được thực hiện bởi cơ quan công tố của Tòa tối cao. Một yêu cầu gửi trực tiếp cho Tòa tái thẩm sẽ bị tuyên bố không hợp lệ. Yêu cầu tái thẩm không bị hạn chế bởi bất kỳ hình thức cụ thể nào. Tuy nhiên, đơn yêu cầu tái thẩm phải có đầy đủ thông tin cần thiết về ngày, tháng, bản chất của bản án hình sự được yêu cầu tái thẩm và trong một số trường hợp, việc chấp hành hình phạt do tòa án quyết định. Yêu cầu tái thẩm phải nêu rõ cơ sở pháp lý, có nghĩa là nêu trường hợp mà luật cho phép yêu cầu tái thẩm và trình bày một cách chính xác, cụ thể các dữ kiện là cơ sở cho yêu cầu đó. Trước thời điểm có hiệu lực của luật ngày 23/6/1989, không chấp nhận yêu cầu tái thẩm của Bộ Tư pháp, thực hiện trên cơ sở quy định tại Điều 622- 4, theo đó đơn yêu cầu không trình bày bất kỳ tình tiết nào có bản chất cho phép chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc, tối thiểu, làm xuất hiện những nghi ngờ về hành vi phạm tội của bị cáo (Tòa tối cao, hình sự, 11/5/1976, Tập san hình sự, số 152; Tòa tối cao, hình sự, 12/7/1988, Tập san hình sự, số 301; 7/6/1989, Tập san hình sự, số 246). Tuy nhiên, trong trường hợp bị cáo hoặc bị can được giả định là vô tội thì bị cáo bị kết án vẫn có thể bị xác định là tội phạm. Sau khi tòa ra bản án, nghĩa vụ chứng minh đã thay đổi; lúc này, bị cáo là người phải chứng minh sự tồn tại sai lầm trong quá trình áp dụng pháp luật. Cuối cùng, đơn yêu cầu tái thẩm cần có phụ lục để minh chứng cho nội dung yêu cầu

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái thẩm trong pháp luật tố tụng Cộng hòa Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 1. Sự phát triển của luật pháp về thủ tục tái thẩm Tại Pháp, mặc dù nguyên tắc hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án được công nhận, nhưng bản án, quyết định kết án bị cáo về trọng tội hoặc khinh tội đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thể bị huỷ bỏ do sai lầm về sự việc theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị, đặc biệt là tái thẩm mà thẩm quyền xem xét kháng cáo, kháng nghị đó thuộc Toà hình sự Tòa án tối cao. Cơ sở của quan niệm và thực tiễn nói trên là: một mặt, phải bồi thường vật chất và tinh thần cho nạn nhân của sự sai lầm tư pháp và mặt khác, phải tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực sự phạm tội. Tuy nhiên, để bảo đảm sự tôn trọng cần thiết đối với bản án, quyết định của Toà án, thủ tục tái thẩm được thực hiện theo những điều kiện chặt chẽ về nội dung và hình thức. Thủ tục tái thẩm - trong một thời gian dài trước đây - được qui định từ Điều 443 đến Điều 447 Bộ luật Thẩm cứu hình sự và hiện nay được quy định từ Điều 622 đến Điều 626 BLTTHS Pháp. Sự sửa đổi quan trọng gần đây nhất về tái thẩm được qui định bởi Luật số 89-431 ngày 23/6/1989 “Về tái thẩm đối với bản án quyết định kết tội“, có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/10/1989. Đạo luật này đã giảm nhẹ các điều kiện thực hiện thủ tục tái thẩm và sửa đổi việc bồi thường cho nạn nhân của sự sai lầm tư pháp. Quy định nói trên cũng đã được sửa đổi hai lần bởi Điều 25 Luật số 99-515 ngày 23/6/1999 60 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014 TAÁI THÊÍM TRONG PHAÁP LUÊÅT TÖË TUÅNG CÖÅNG HOÂA PHAÁP NGUYỄN HẢI NINH* Các nghiên cứu về thủ tục tái thẩm của Pháp trước đây chủ yếu giới thiệu quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Pháp mà không có giải thích1. Bài viết này phân tích cụ thể một số nội dung về đối tượng, trường hợp và thẩm quyền và thủ tục yêu cầu tái thẩm trong tố tụng hình sự Pháp trên cơ sở nghiên cứu về thủ tục này của tác giả Étienne Daures in trong Tuyển tập luật hình sự và luật tố tụng hình sự, nhà xuất bản Dalloz 20122. Nghiên cứu này có thể giúp tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện BLTTHS năm 2003 của Việt Nam, nhất là các quy định về thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự. * ThS, GVC. Khoa Pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội 1 Xem Nguyễn Đức Mai (2010), “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự của một số nước”, Tạp chí Tòa án nhân dân (10), trang 40; Phạm Hoàng Diệu Linh (2008), “Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Thông tin Khoa học kiểm sát, Viện khoa học kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trang 132. 2 Étienne DAURES (2012), ‘Révision’, Répertoire de droit pénal et de procédure pénale, Editions Dalloz. KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË (Công báo ngày 24/6/1999) và Điều 6 Luật số 2000-1354 ngày 30/12/2000 (Công báo ngày 31/12/2000) về phương thức bồi thường bằng vật chất cho người bị kết án được xác định là vô tội. 2. Đối tượng có thể bị áp dụng thủ tục tái thẩm Theo quy định tại khoản 1 Điều 622 BLTTHS Pháp, “bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể bị yêu cầu xem xét lại theo thủ tục tái thẩm vì lợi ích của người bị kết án về trọng tội hoặc khinh tội”. Có nghĩa là thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với tất cả các bản án, quyết định kết án trong lĩnh vực trọng tội hoặc khinh tội đã có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định kết tội vi cảnh không bị tái thẩm3. Tuy nhiên, tái thẩm cũng được chấp nhận trong trường hợp bản án, quyết định kết tội bị cáo về tội vi cảnh và khinh tội mà hai tội này không thể tách được. Việc không thể tách tội vi cảnh và khinh tội phải được nhận thấy một cách rõ ràng. Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với tất cả các bản án, quyết định của Toà án xét xử về nội dung vụ án, dù đó là Toà án theo luật chung hay theo luật chuyên biệt. Các bản án, quyết định của Toà án về người chưa thành niên, Tòa quân sự đều có thể bị tái thẩm. Tương tự, trong trường hợp không có các văn bản chuyên biệt quy định khác, thủ tục tái thẩm cũng được áp dụng đối với các bản án, quyết định của Tối cao pháp viện hoặc Toà án tư pháp cộng hoà. Ngược lại, kháng cáo, kháng nghị tái thẩm đối với quyết định của Toà hình sự Tòa án tối cao không được chấp nhận vì cơ quan này không xét xử về nội dung vụ án và không ra quyết định kết tội. Về nguyên tắc, các quyết định tuyên bố bị cáo vô tội hay được thả tự do không thể là đối tượng của thủ tục tái thẩm; bản án, quyết định là đối tượng của thủ tục tái thẩm phải tuyên án hình phạt về trọng tội hoặc khinh tội đối với bị cáo. Tuy nhiên, thủ tục tái thẩm có thể được áp dụng đối với tất cả các quyết định tuyên bố một cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do cá nhân đó thực hiện, không quan trọng là cá nhân đó có bị áp dụng hình phạt tù hay không. Kể cả trong trường hợp bản án tuyên người bị kết án về khinh tội nhưng được miễn hình phạt theo điều 469-1 BLT- THS cũng là đối tượng của tái thẩm. Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án, quyết định tuyên người chưa thành niên không phạm tội vì thiếu khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; bản án, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục đối với người chưa thành niên. Đặc xá chỉ có hiệu lực đối với việc thi hành hình phạt, không làm thay đổi quyết định xét xử nên đặc xá không cản trở việc thực hiện tái thẩm. Ngược lại, ân xá xoá bỏ tính chất tội phạm của hành vi đã thực hiện nên bản án, quyết định kết tội được huỷ bỏ do ân xá về nguyên tắc không phải là đối tượng của tái thẩm vốn cũng có mục đích huỷ bỏ sự kết tội. Tuy nhiên, vì lợi ích tinh thần của người được ân xá và vì hiệu lực hồi tố của việc hủy bản án, quyết định kết tội trong trường hợp tái thẩm rộng hơn trường hợp ân xá nên luật ân xá thừa nhận quyền kháng cáo tái thẩm cho người được ân xá. Các bản án, quyết định không phải là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị tái thẩm gồm: bản án, quyết định sơ thẩm vẫn còn có thể kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời chung thẩm và bản án, quyết định phúc thẩm mà thời hạn kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm vì lợi ích của người bị kết án đối với bản án, quyết định đó chưa hết hoặc bản án, quyết định đã bị kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm nhưng chưa có quyết định không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị. Thủ tục tái thẩm cũng không được áp dụng nếu còn biện pháp khác cho phép sửa chữa sai lầm trong quá trình xét xử. Vì vậy, trong trường hợp bị cáo sử dụng trái phép các thông tin về nhân thân khiến người khác bị ghi vào lý lịch tư pháp là đã bị kết án thì người bị hại này không có quyền kháng cáo tái thẩm bởi vì họ có quyền yêu cầu cải 61NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014 3 Tội phạm theo luật hình sự Pháp chia thành ba loại là: trọng tội, khinh tội và tội vi cảnh (crime, délit, contravention) KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË chính thông tin trong lý lịch tư pháp theo quy định tại điều 778 BLTTHS Pháp. Yêu cầu tái thẩm không được chấp nhận trong trường hợp người bị kết án chết trước khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật. Các quyết định về dân sự (bồi thường thiệt hại, chi phí tư pháp, hoàn lại hoặc khôi phục nguyên trạng) của Toà án hình sự không phải là đối tượng của tái thẩm. 3. Các trường hợp tái thẩm Kháng cáo, kháng nghị tái thẩm đối với bản án, quyết định chỉ được thực hiện trong bốn trường hợp quy định tại Điều 622 BLT- THS Pháp; những trường hợp này cũng từng được quy định tại Điều 443 Bộ luật Thẩm cứu hình sự. Theo quy định tại Điều 622 BLTTHS Pháp, thủ tục tái thẩm có thể được thực hiện trong các trường hợp sau: - Sau khi ra bản án kết tội giết người thì có chứng cứ cho phép kết luận người được xác định là nạn nhân của vụ giết người vẫn còn sống (Điều 622-1 BLTTHS Pháp) Điều luật này đòi hỏi trước hết phải có bản án kết tội giết người như các tội ám sát, giết người, đầu độc, giết người thân thích, giết trẻ em, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, vô ý làm chết người. Ngược lại, không được tái thẩm đối với bản án kết tội đe dọa giết người, bởi vì trong trường hợp này người bị hại không bị chết do sự đe dọa. Ngoài ra, điều luật nói trên còn đòi hỏi chứng cứ mới cho phép kết luận người bị hại còn sống phải xuất hiện sau khi bản án kết tội giết người, và chứng cứ đó phải đủ cơ sở để kết luận nạn nhân của vụ giết người vẫn còn sống vào thời điểm ra bản án. Tuy nhiên, không quan trọng là người đó còn sống hay không kể trong khoảng thời gian từ khi ra bản án kết tội đến khi có yêu cầu tái thẩm. Trên thực tế, chưa từng có án lệ nào về việc áp dụng thủ tục tái thẩm trong trường hợp nói trên. - Trong trường hợp sau khi có bản án kết án bị cáo về trọng tội hoặc khinh tội thì có bản án mới kết tội bị cáo khác về cùng hành vi phạm tội nhưng sự kết tội của hai bản án mâu thuẫn nhau; sự mâu thuẫn này là cơ sở khẳng định sự vô tội của một trong hai bị cáo (Điều 622-2 BLTTHS Pháp). Trường hợp này đòi hỏi thực tế là có hai lần kết tội đối với cùng một hành vi bằng hai bản án riêng biệt và mâu thuẫn nhau. Nếu hai hay nhiều người bị kết án trong cùng một bản án thì dù tồn tại mâu thuẫn, thủ tục tái thẩm không được áp dụng; mà trong trường hợp này có thể thực hiện thủ tục giám đốc thẩm. Tương tự, thủ tục tái thẩm không được áp dụng trong trường hợp lời khai của người làm chứng hay các chứng cứ khác tại phiên tòa mới mâu thuẫn với bản án kết tội đã tuyên trước đó, bởi vì trong trường hợp này không có mâu thuẫn giữa hai bản án. Hai bản án mâu thuẫn phải được tuyên bởi tòa án hình sự và là hai bản án kết tội. Nếu một trong hai bản án đó được tuyên bởi tòa án dân sự, thương mại hay hành chính thì thủ tục tái thẩm cũng không được áp dụng, mặc dù bản án này mâu thuẫn với bản án hình sự. Ví dụ: không được tái thẩm đối với bản án hình sự kết án bị cáo về tội lừa đảo do hành vi lập công ty trái phép và chiếm đoạt vốn, mặc dù sau đó có bản án của toà thương mại có hiệu lực pháp luật khẳng định việc lập công ty là hợp pháp. Thủ tục tái thẩm được áp dụng không phụ thuộc vào việc một hoặc cả hai bản án kết tội đang được thi hành hoặc đã thi hành xong. Như vậy, để áp dụng thủ tục tái thẩm, hai bản án kết tội về cùng một trọng tội hoặc khinh tội phải có nội dung mâu thuẫn nhau, bởi vì “sự mâu thuẫn này là bằng chứng vô tội của một trong các bị cáo” (Điều 622- 2, đoạn cuối). Ví dụ, thủ tục tái thẩm được áp dụng trong trường hợp hai bản án có hiệu lực pháp luật mâu thuẫn nhau, kết tội hai bị cáo khác nhau về cùng một hành vi trộm cắp mà hành vi đó chỉ do một cá nhân thực hiện Tóm lại, để chấp nhận tái thẩm trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các bản án, cần phải có sự đối lập giữa hai bản án kết tội, và sự đối lập này là đối lập về pháp lý chứ không phải về sự kiện; có nghĩa rằng, việc kết tội đối với từng bị cáo phải mang tính chất độc lập, riêng biệt, đến mức sai lầm tư pháp được nhận thấy rõ ràng. - Người làm chứng sau khi xét xử thì bị truy tố và kết án về hành vi làm chứng không đúng sự thật chống lại bị cáo (Điều 622-3 BLTTHS Pháp). 62 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË Trước hết, cần xác định người làm chứng đã có hành vi làm chứng không đúng sự thật, có nghĩa đã làm chứng sai tại phiên tòa, sau khi tuyên thệ. Hành vi làm chứng không đúng sự thật bị phát hiện sau khi Tòa đã tuyên án. Nếu người làm chứng không đúng sự thật bị truy tố trước khi tuyên án, hoặc đã chết trước khi bị truy tố, hoặc không thể bị truy tố do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thủ tục tái thẩm không được áp dụng. Thủ tục tái thẩm có thể được yêu cầu trong trường hợp, sau khi tòa đã tuyên án, một trong những người làm chứng bị truy tố và kết án về hành vi làm chứng không đúng sự thật chống lại bị cáo. Thẩm phán trực tiếp xem xét hành vi làm chứng không đúng sự thật hoặc thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử lại vụ án là người có thẩm quyền xem xét liệu hành vi làm chứng không đúng sự thật có ảnh hưởng quan trọng đến bản án đã tuyên và làm sai lệch toàn bộ chứng cứ đã được thu thập trước đó hay không. Trong trường hợp xác định được việc làm chứng không đúng sự thật thì yêu cầu tái thẩm được chấp nhận. Việc xét xử người làm chứng không đúng sự thật phải dẫn đến hệ quả: sau khi xem xét hành vi làm chứng sai sự thật, bị cáo được tuyên không có tội. Trong trường hợp hành vi làm chứng sai sự thật không ảnh hưởng đến quyết định xác định bị cáo phạm tội, và bị cáo vẫn bị tuyên phạm tội trên cơ sở các bằng chứng khác, thủ tục tái thẩm không được chấp nhận với lý do có hành vi làm chứng sai sự thật. - Sau khi có bản án kết tội thì có tình tiết mới hoặc phát hiện tình tiết mới hoặc tình tiết mà tòa án không biết được khi xét xử gây nghi ngờ về tội phạm của người bị kết án (Điều 622-4 BLTTHS Pháp). Quy định này được đưa ra trong luật ngày 23/6/1989, rộng hơn quy định trước đây chỉ cho phép tái thẩm trong trường hợp “có tình tiết mới hoặc chứng cứ không được biết đến khẳng định sự vô tội của người bị kết án”. Sự mở rộng điều kiện tái thẩm thể hiện ở hai mức độ: bên cạnh tình tiết mới, quy định thêm tình tiết mà tòa án không được biết khi xét xử sơ thẩm; tình tiết mới hoặc tình tiết không được biết đến này, về bản chất, chỉ cần gây nghi ngờ về tội phạm của người bị kết án chứ không đòi hỏi phải khẳng định người đó vô tội. Một số ví dụ về tình tiết mới trong thực tế tái thẩm của Pháp: Sau khi ra bản án kết tội thì phát hiện người bị kết án bị liệt toàn thân vào thời điểm hành động phạm tội được thực hiện (Tòa tối cao, hình sự, 26/10/1911, DP 1912.1.421) hoặc bị bệnh tâm thần (Tòa tối cao, hình sự, 3/5/1994, Tập san hình sự, số 163, D. 1995, somm. 144 obs. Pradel); Vào thời điểm xảy ra tội phạm, người bị kết án đang điều trị tại bệnh viện ở nơi khác, cách xa nơi xảy ra tội phạm và thông tin về nhân thân của người này đã bị một người khác chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp (Tòa tối cao, hình sự, 28/6/1994, Tập san hình sự, số 258); Trong trường hợp kết án về hành vi đầu độc bằng chất asenic, sau đó một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng lượng chất asenic tìm thấy trong tử thi không đủ là nguyên nhân dẫn đến sự nhiễm độc và những phát hiện mới trong y học cho thấy tồn tại một loại bệnh, trong một số trường hợp, có những triệu chứng bệnh tương tự như bị trúng độc và những điều này cho phép kết luận nạn nhân chết do bị mắc căn bệnh nêu trên. 4. Chủ thể có quyền yêu cầu tái thẩm và thủ tục yêu cầu tái thẩm Những người có quyền yêu cầu tái thẩm được quy định tại Điều 623 BLTTHS Pháp gồm những cá nhân sau: - Bộ trưởng Bộ Tư pháp; - Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo trong trường hợp bị cáo không đủ năng lực chủ thể; - Sau khi bị cáo chết hoặc bị tuyên bố vắng mặt, vợ (hoặc chồng), con cái, bố mẹ, người được hưởng toàn bộ di sản của bị cáo hay những người được bị cáo ủy quyền. Thủ tục tái thẩm được tiến hành trên cơ sở có đơn yêu cầu tái thẩm; đơn này sẽ được Ủy ban tái thẩm kiểm tra trước khi chuyển sang Tòa tái thẩm. Dù được Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bị cáo hay những người có quyền yêu cầu, yêu cầu tái thẩm cũng sẽ được chuyển đến một Ủy ban gồm năm thẩm phán, ủy viên thẩm phán hoặc ủy viên thẩm phán ad hoc, được chỉ định bởi Đại hội đồng của Tòa tối cao; một trong số những thành viên của Ủy ban được lựa chọn trong số các thành viên của phòng xét xử hình sự và giữ 63NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 12 (268) T6/2014 3.5. Đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục ở các trường đại học Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục đại học; các trường đại học cũng đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở như: trung tâm thư viện, phòng thí nghiệm, ký túc xá và sân chơi thể dục thể thao... Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đại học; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư. Các trường đại học cũng đã chủ động thực hiện đa dạng hóa nguồn thu từ các hợp đồng đào tao, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hạch toán thu – chi đối với các trường đại học công lập, có quyền tự chủ cao trong thu – chi theo nguyên tắc lấy các nguồn thu bù đủ các khoản chi hợp lý, có tích lỹ cần thiết để phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Nhìn chung, cơ sở vật chất của các trường đại học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được tăng cường. Nhưng vẫn còn một số trường (nhất là các trường ở miền núi, ở Tây Nguyên) thì cơ sở vật chất còn khó khăn còn thiếu thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, phòng thư viện, phòng bộ môn, mặt bằng chật hẹp... Thực trạng đó cũng đã làm ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện pháp luật về giáo dục ở các trường đại học. Để bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục ở các trường đại học, nhằm nâng cao chất lượng, ngăn ngừa, hạn chế những vi phạm, pháp luật về giáo dục, yêu cầu đặt ra là các cấp phải quan tâm đầu tư kinh phí đúng vị trí, ngang tầm với nhiệm vụ của giáo dục, bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để hoạt động thực hiện pháp luật về giáo dục được tiến hành một cách bình thường và đạt hiệu quả n Tăng cường (TiÕp theo trang 50) KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË chức Chủ tịch Ủy ban. Năm thẩm phán dự khuyết cũng được chỉ định theo thủ tục trên. Thời gian thi hành công vụ của các thành viên Ủy ban không được quy định cụ thể. Những thành viên này thôi nhiệm vụ trong trường hợp chuyển công tác, không còn làm việc tại Tòa tối cao hoặc bản thân họ có đơn xin thôi. Chức năng công tố được thực hiện bởi cơ quan công tố của Tòa tối cao. Một yêu cầu gửi trực tiếp cho Tòa tái thẩm sẽ bị tuyên bố không hợp lệ. Yêu cầu tái thẩm không bị hạn chế bởi bất kỳ hình thức cụ thể nào. Tuy nhiên, đơn yêu cầu tái thẩm phải có đầy đủ thông tin cần thiết về ngày, tháng, bản chất của bản án hình sự được yêu cầu tái thẩm và trong một số trường hợp, việc chấp hành hình phạt do tòa án quyết định. Yêu cầu tái thẩm phải nêu rõ cơ sở pháp lý, có nghĩa là nêu trường hợp mà luật cho phép yêu cầu tái thẩm và trình bày một cách chính xác, cụ thể các dữ kiện là cơ sở cho yêu cầu đó. Trước thời điểm có hiệu lực của luật ngày 23/6/1989, không chấp nhận yêu cầu tái thẩm của Bộ Tư pháp, thực hiện trên cơ sở quy định tại Điều 622- 4, theo đó đơn yêu cầu không trình bày bất kỳ tình tiết nào có bản chất cho phép chứng minh sự vô tội của bị cáo hoặc, tối thiểu, làm xuất hiện những nghi ngờ về hành vi phạm tội của bị cáo (Tòa tối cao, hình sự, 11/5/1976, Tập san hình sự, số 152; Tòa tối cao, hình sự, 12/7/1988, Tập san hình sự, số 301; 7/6/1989, Tập san hình sự, số 246). Tuy nhiên, trong trường hợp bị cáo hoặc bị can được giả định là vô tội thì bị cáo bị kết án vẫn có thể bị xác định là tội phạm. Sau khi tòa ra bản án, nghĩa vụ chứng minh đã thay đổi; lúc này, bị cáo là người phải chứng minh sự tồn tại sai lầm trong quá trình áp dụng pháp luật. Cuối cùng, đơn yêu cầu tái thẩm cần có phụ lục để minh chứng cho nội dung yêu cầu n 64 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 12 (268) T6/2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_tham_trong_phap_luat_to_tung_cong_hoa_phap.pdf