Tâm lý học cá thể afred adler

Tâm bệnh do thiếu can đảm, phóng đại cảm giác thua kém, thiếu cảm thức cộng đồng (mối quan tâm XH) • Trị liệu = nâng cao lòng can đảm, giảm thiểu cảm giác thua kém, khuyến khích mối quan tâm XH • “Bạn sẽ làm gì nếu tôi trị liệu bạn hết hẳn ngay bây giờ?” (tìm được mục tiêu)

pdf62 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học cá thể afred adler, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂM LÝ HỌC CÁ THỂ AFRED ADLER Biên soạn : Hoàng Minh Tố Nga HỌC GIẢ • 1870-1937 • Do Thái – Hungary- Áo • Tuổi thơ đau yếu • Những sự kiện trong gia đình: (1) anh cả hơn về sức khoẻ và tài chính, (2) em trai chết vì bệnh, (3) bản thân suýt chết cóng, viêm phổi • Mặc cảm thua kém; mục đích sống tối hậu (chống lại cái chết) từ nhỏ (5 tuổi) HỌC GIẢ • Nghề nghiệp: Bác sĩ mắt, đa khoa, tâm thần • Từ Phân Tâm học đến Phân Tâm học mở, tự do, và tâm lý cá nhân NHỮNG CHỦ ĐỀ CHÍNH 1. Nhân cách là một tổng hợp thống nhất (không xung đột nhu Freud nghĩ) 2. Động lực chính của nhân cách: phấn đấu để thành công hoặc vượt trội (không phải dục năng như Freud nghĩ) 3. Những cảm nhận chủ quan định hình hành vi và nhân cách 4. (không phải vô thức như Freud nghĩ) 5. Cấu trúc nhân cách thống nhất phát triển thành lối sống 6. Khả năng sáng tạo của con người hun đúc nên lối sống 7. Giá trị của mọi hành vi phải được nhìn theo quan điểm lợi ích xã hội (chứ không vị kỷ và tìm khoái lạc như Freud nghĩ) NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CĂN BẢN A. PHẤN ĐẤU ĐỂ THÀNH CÔNG HAY VƯỢT TRỘI 1. Sự yếu kém của một bộ phận cơ thể • Cảm nhận chủ quan quyết định ý thức về sự yếu kém nơi mỗi cá nhân • Trẻ so sánh mình với các trẻ khác và sự đòi hỏi của xã hội • Cảm giác yếu kém có thể tránh trong môi trường lành mạnh và yêu thương • Khi nhận thấy mình có một bộ phận yếu trong cơ thể, con người có thể có hai phản ứng • Phản ứng lành mạnh: Bù trừ bằng cách vươn lên, vượt thắng giới hạn bản thân • Phản ứng không lành mạnh: Dùng sự yếu kém như cái cớ để từ chối không làm những nhiệm vụ trong cuộc sống → mặc cảm tự ti và rối loạn phát triển 2. Động cơ gây hấn Nỗ lực phấn đấu để mạnh mẽ hơn có thể bộc lộ: • Cách tàn ác, hung dữ • Cách ôn hoà (qua thể thao, chính trị) 3. Mục tiêu tối hậu • Hoặc nhắm đến sự vượt trội, hoặc nhắm đến thành công • Giả tưởng chứ không khách quan • Thống nhất nhân cách và lý giải hành vi (mục tiêu tối hậu chi phối tất cả, quyết định trực tiếp hay gián tiêp mọi hành vi) • Là sản phẩm của năng lực sáng tạo (mỗi người sáng tạo nên ý nghĩa/hướng nhắm đến của cuộc đời mình) • Có thể định hình vào khỏang 4-5 tuổi 3. Mục tiêu tối hậu • Động cơ bẩm sinh hướng tới phát triển, hòan thành và thành công • Mục tiêu giả tưởng hướng tới sự to lớn, hòan thành và mạnh mẽ • Tình thương và cảm giác an tòan tạo nên mục tiêu rõ ràng trong ý thức, hướng đến thành công và quan tâm xã hội • Các mục tiêu nhỏ phải được hiểu theo hướng mục tiêu lớn 4. Sức mạnh phấn đấu - Sự bù trừ • Ước muốn bù trừ cảm giác thua kém và yếu đuối → sức mạnh để phấn đấu • Sự phấn đấu = tiềm năng bẩm sinh, chưa phải khả năng thực tế • Phải hiện thực hóa tiềm năng để biến nó thành khả năng thực tế 5. Phấn đấu để vượt trội • Bất chấp người khác • Vì ích lợi cá nhân • Thúc đẩy chủ yếu bởi cảm giác thua kém được phóng đại 6. Phấn đấu để thành công • Thúc đẩy bởi mối quan tâm xã hội và sự thành công của cả nhân lọai • Quan tâm đến mục tiêu vượt quá bản thân mình • Có thể giúp người mà không đòi hỏi đền đáp • Không nhìn người khác như đối thủ mà như người cộng tác • Nỗ lực thực tế (# nỗ lực tâm bệnh) nhằm cải thiện bản thân để triển nở tối đa (tương đương với mức cuối cùng trong thang nhu cầu của Maslow) 6. Phấn đấu để thành công • Thành công = khuynh hướng tự nhiên tiến lên hòan thiện, # hạ thấp, # làm tổn hại đến người khác • Cảm thức rõ nét về bản thân, nhưng nhìn mọi vấn đề theo hướng phát triển xã hội • Sự phát triển xã hội >uy tín cá nhân B. NHỮNG CẢM NHẬN CHỦ QUAN 1. Sự giả tưởng • Mục tiêu vượt trội hay thành công = sự giả tưởng quan trọng nhất của chúng ta • MT này được hình thành rất sớm trong đời, và chúng ta không ý thức • MT này hướng dẫn phong cách sống, thống nhất nhân cách • VD ý nghĩ giả tưởng: Đàn ông vượt trội hơn đàn bà, con người hoàn toàn tự do chọn lựa để đạt cái mình muốn 2. Động cơ của hành vi: Nguyên nhân quá khứ hay mục tiêu tương lai • Freud: Hành vi do những ảnh hưởng của quá khứ hình thành (quá khứ) • Adler: Mục tiêu tối hậu tạo động lực cho hành vi (tương lai) 2. Động cơ của hành vi Sự thành toàn giả tưởng • Con người sáng tạo số phận của mình (chứ không thụ động như Freud nghĩ) • Các yếu tố bên ngoài chỉ ảnh hưởng chứ không quyết định • Trong mỗi hoàn cảnh sống, mỗi người tưởng tượng ra một hình ảnh lý tưởng phác hoạ một cuộc đời không bị cản trở bởi những giới hạn hiện tại (VD: không bị trầm cảm, không lo lắng, không bị tật chân) • Mục tiêu tưởng tượng về tương lai tuyệt đối này được gọi là sự thành toàn giả tưởng hay hình ảnh mục tiêu cá nhân 2. Động cơ của hành vi Sự thành toàn giả tưởng • Con người thường không biết rõ hình ảnh thành toàn giả tưởng của mình • Hướng phấn đấu không thay đổi, nhưng hiểu biết cụ thể về mục tiêu có thể thay đổi • Người lành mạnh có thể thay đổi mục tiêu, người tâm bệnh không thể • Con người được thúc đẩy tiến về phía mục tiêu thành toàn lý tưởng • Vì động cơ căn bản của con người là vươn tới mục tiêu thành toàn giả tưởng, và vì mục tiêu này thống nhất toàn bộ nhân cách của họ, không thể hiểu một con người nếu không hiểu mục tiêu độc đáo của họ 3. Sự thua kém thể lý • Vào đời nhỏ bé, yếu đuối, thua kém → những ý nghĩ giả tưởng/niềm tin (làm sao khắc phục những thiếu thốn thể chất để trở nên lớn, mạnh, vượt trội: ơn phúc của mọi người → động lực vươn lên/khuất phục/rút lui). VD: Beethoven • Khi đã to lớn, mạnh mẽ, vượt trội, con người vẫn cư xử như thể mình vẫn còn nhỏ bé, yếu ớt, thua kém 3. Sự thua kém thể lý • Cảm nhận chủ quan quyết định ý thức về sự yếu kém nơi mỗi cá nhân • Trẻ so sánh mình với các trẻ khác và sự đòi hỏi của xã hội • Cảm giác yếu kém có thể tránh trong môi trường lành mạnh và yêu thương • Khi nhận thấy mình có một bộ phận yếu trong cơ thể, con người có thể có hai phản ứng: Phản ứng lành mạnh: Bù trừ bằng cách vươn lên, vượt thắng giới hạn bản thân Phản ứng không lành mạnh: Dùng sự yếu kém như cái cớ để từ chối không làm những nhiệm vụ trong cuộc sống → mặc cảm tự ti và rối loạn phát triển 3. Sự thua kém thể lý Mặc cảm tự ti Cảm giác thua kém bị thổi phồng • Mặc cảm tự ti không tâm bệnh: không làm tắc nghẽn sự phát triển • Mặc cảm tự ti tâm bệnh: làm tắc nghẽn sự phát triển Mặc cảm tự tôn • Che dấu mặc cảm tự ti dồn nén • Thường ngạo mạn, thổi phồng những thành tựu của mình, hành xử kỳ dị để chứng tỏ mình khác và cao hơn người khác C. SỰ THỐNG NHẤT VÀ NHẤT QUÁN CỦA NHÂN CÁCH 1. Ngôn ngữ riêng của các bộ phận thân thể Mỗi bộ phận thân thể có ngôn ngữ riêng Tính diễn tả cao hơn từ ngữ (Một cái nhìn khác về bệnh tật – tâm thể lý) 2. Ý thức và vô thức Sự hài hòa giữa ý thức và vô thức – lọai trừ cái nhìn nhị nguyên (YT → VT, và ngược lại) Vô thức: Một phần mục tiêu không được định hình và hiểu rõ → không giúp ích trong quá trình phấn đấu thành công • Vô thức: vô thưởng vô phạt D. MỐI QUAN TÂM XÃ HỘI (Cảm thức cộng đồng) 1. Mối quan tâm xã hội là gì? • Cảm thức xã hội và cảm thức cộng đồng • Thái độ tương quan và thấu cảm với từng thành viên của cộng đồng • Là điều kiện tự nhiên kết liên xã hội • Biểu hiện: Hợp tác với người khác vì tiến bộ xã hội hơn là vì lợi ích cá nhân • Tìm sự hòan thiện cho tất cả mọi người trong một cộng đồng lý tưởng 2. Nguồn gốc của mối quan tâm xã hội • Tiềm năng trong mỗi người (ai cũng có) • Phân biệt với lòng bác ái (hành động bác ái, vị tha không hẳn xuất phát từ cảm thức cộng đồng) • Phải được phát triển để tạo nên phong cách sống lành mạnh • Sự vô vị lợi và đúng mực của người mẹ • Sự quan tâm đúng mức của người cha (không xa lánh, không độc tài) • Mối liên hệ với cha mẹ và sự phát triển những nét di truyền trong 5 năm đầu 3. Tầm quan trọng của mối quan tâm xã hội • Thước đo sức khỏe tâm lý và giá trị con người • Quan tâm xã hội ≠ bác ái • Tiêu chuẩn đo: Ứơc muốn đến gần, nên một với người khác Sức mạnh phấn đấu bẩm sinh Khiếm khuyết thể lý Cảm giác thua kém Những cảm giác phóng đại Tư lợi Sự vượt trội cá nhân Mục tiêu tối hậu cảm nhận mờ nhạt Cảm giác chưa hoàn thành Mối quan tâm xã hội Thành công Mục tiêu tối hậu cảm nhận rõ bình thường E. PHONG CÁCH/LỐI SỐNG 1. Lối sống là gì? • Mục tiêu cá nhân • Hình ảnh bản thân • Cảm xúc về người khác • Thái độ đối với thế giới 2. Nguồn gốc Do tương tác giữa: – Di truyền – Môi trường – Sức sáng tạo của mỗi cá nhân 3. Đặc điểm • Thành hình ở tuổi 4-5 • Thống nhất đời sống • Có nhiều dạng – phong phú, thay đổi phức tạp, linh hoạt theo môi trường nơi người lành mạnh, cứng nhắc nơi người không lành mạnh 4. Bốn lối sống Lối sống lành mạnh, hữu dụng • Hành động với cảm thức cộng đồng, chủ động phấn đấu giải quyết ba vấn đề căn bản của cuộc sống: quan tâm đến người thân cận, tình yêu lành mạnh, triển nở trong nghề nghiệp • Sống ba chức năng chính với sự cộng tác, lòng can đảm, ước muốn đóng góp vào phúc lợi của người khác • Lối sống lành mạnh = hình thái cao nhất của con người 4. Bốn lối sống Lối sống thống trị • Tìm cách thống trị người khác, đối phó với vấn đề cách ích kỷ (chỉ nghĩ đến mình), trở thành thiếu niên phạm pháp, bạo chúa, thống dâm • Thống trị chủ động: (học trò) chế nhạo, ngạo mạn với bạn bè để tìm thoả mãn vì bản thân học dở • Thống trị thụ động: Tấn công người khác bằng cách tự sát, sử dụng ma tuý • Có những người thuộc nhóm thống trị có tài và làm việc chăm chỉ, nhưng cạnh tranh quá độ và luôn khẳng định mình trổi vượt bằng cách làm “đạp người khác xuống” 4. Bốn lối sống Lối sống “hưởng thụ” • Sống dựa vào người khác • Thụ động • Có thể trầm cảm • Trẻ con được nuông chiều đễ bị áp lực môi trường dẫn đến lối sống bệnh hoạn này • Tuy nhiên, tác nhân chính vẫn là chọn lựa tự do của con người chứ không phải môi trường 4. Bốn lối sống Lối sống tránh né • Tránh đương đầu với các vấn đề để khỏi đối phó với thất bại • Dễ trở nên trầm cảm • Thường cô lập, có vẻ lạnh lùng để che dấu mặc cảm yếu kém và sự mong manh bên trong • Kiểu sống này có thể thấy nơi cả một dân tộc, một tôn giáo, một giai tầng xã hội F. NĂNG LỰC SÁNG TẠO 1. Năng lực sáng tạo • Tự do sáng tạo (hoàn toàn tự do lựa chọn ý nghĩa và đường đời của mình) • Làm chủ cuộc đời • Trách nhiệm về mục tiêu tối hậu • Quyết định phương thức phấn đấu đạt mục tiêu, là năng động của sự di chuyển về hướng mục tiêu • Đóng góp vào sự phát triển mối quan tâm xã hội 2. Kiến trúc sư cuộc đời Trong xây dựng nhân cách • Di truyền+môi trường = gạch+hồ • Phong cách sống = Thiết kế kiến trúc • Quan trọng nhất: Cách sử dụng các vật liệu xây dựng → hữu dụng hay vô dụng • Chúng ta không tốt bẩm sinh, cũng không xấu bẩm sinh • Quy luật “ô cửa thấp” (low doorway) G. SỰ PHÁT TRIỂN BẤT THƯỜNG 1. Mô tả tổng quát • Thiếu mối quan tâm xã hội • Đặt mục tiêu quá đáng – không thực tế, bù trừ cho cảm giác thua kém phóng đại + bất an • Phong cách sống cứng nhắc, khư khư • Sống trong thế giới riêng không liên kết với người khác 1. Mô tả tổng quát • Cuộc sống hàng ngày = làm việc tối mặt, nỗ lực kinh khủng / Cưỡng bức bản thân phấn đấu để đạt mục tiêu phi thực tế • Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản dẫn đến thất bại 2. Những yếu tố bên ngòai dẫn đến sự phát triển bất thường • Những yếu kém thể lý được phóng đại • Kiểu sống được nuông chiều • Kiểu sống bị bỏ mặc 3. Những khuynh hướng bảo vệ • Viện cớ: lúc nào cũng tự tạo ra lý do.. • Hung hăng Hạ thấp giá trị người khác Kết án người khác Kết án bản thân • Rút lui Thụt lùi Đứng yên (không trả lời câu hỏi, không có ý kiến) Do dự Xây rào cản 4. So sánh với các cơ chế tư vệ của Freud Giống: • Đều là những cơ chế bảo vệ con người khỏi lo lắng nói chung 5. So sánh với các cơ chế tư vệ của Freud Khác Freud Adler • Vô thức - Ý thức phần lớn • Bảo vệ bản ngã khỏi - BV lòng tự tin lo lắng monh manh khỏi bị XH ruồng rẫy • Có nơi mọi người - Có nơi người tâm bệnh 6. Sự đề cao nam giới • Nguồn gốc văn hóa và xã hội – sản phẩm nhân tạo của phát triển lịch sử • Không xuất phát từ tự nhiên • Nam và nữ có nhu cầu thể lý và đời sống tinh thần giống nhau về cơ bản • Con trai được dạy can đảm, mạnh mẽ, thống trị, chiến thắng, hùng mạnh, có vị trí trên trước 6. Sự đề cao nam tính • Con gái được dạy thụ động, chấp nhận vị trí XH thua kém • Một số phụ nữ phản kháng sự đề cao nam giới bằng cách Phát triển phong cách nam: khẳng định, cạnh tranh, theo đuổi nghề nghiệp, không lập gia đình, phát triển khuynh hướng đồng tính Thụ động, bất lực, khuất phục Rút lui, tin mình là người thấp kém, nhìn nhận vị thế ưu việt của nam, chuyển hết trách nhiệm cho nam H. ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC CÁ THỂ • Lứa con trong gia đình • Nhớ lại thời ấu thơ • Các giấc mơ: Những manh mối để giải quyết các vấn đề trong tương lai 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình a/ Con cả • Khuynh hướng quan tâm, chăm chút, bảo vệ người khác • Là người tổ chức tốt • Lo lắng nhiều • Cảm thức quyền lực, vượt trội quá đáng • Đấu tranh để được chấp nhận 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình • Phải luôn “đúng”, trong khi người khác luôn “sai” • Dễ phê phán người khác • Không hợp tác • Là con một trong thời gian đầu • Thay đổi quan điểm về thế giới khi bị chiếm ngôi 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình • Em kế ra đời khi con cả >= 3 tuổi → đưa kinh nghiệm lật ngôi vào phong cách sống đã hình thành (căm ghét em nếu phong cách sống vị kỷ, cộng tác với em nếu phong cách sống lành mạnh) • Em kế ra đời khi con cả < 3 tuổi: Sự ghét bỏ + bất bình chủ yếu bị đẩy vào vô thức 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình b/ Con thứ 2 • Động lực mạnh • Cộng tác • Ước muốn bắt kịp con cả cách lành mạnh • Thường cạnh tranh vừa phải 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình • Nếu bắt kịp con cả → thái độ của người làm cách mạng, tin rằng mọi quyền bính đều có thể bị thách đố • Nhân cách phần nào định hình bởi cảm nhận về thái độ của anh/chị cả đối với mình (cạnh tranh cao và thất vọng nhiều nếu anh/chị cả có thái độ cực kỳ thù nghịch và trả thù: hiếm khi) 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình c/ Con út • Động cơ vượt các anh chị để giỏi nhất nhà • Sống kiểu được nuông chiều – có nguy cơ hư cao hơn • Cảm thấy mình thua kém • Thiếu tự lập • Muốn xuất sắc trong mọi chuyện 1. Lứa con và thứ tự sinh trong gia đình d/ Con một • Chỉ có bố mẹ để cạnh tranh • Sống trong thế giới người lớn: cảm thức phóng đại về sự vượt trội và hình ảnh bản thân được thổi phồng • Có thể thiếu cộng tác và cảm thức cộng đồng • Có thể sống bám, mong chờ người khác nuông chiều và bảo vệ 2. Những ký ức trẻ thơ • Những ký ức trẻ thơ và cách lý giải những kinh nghiệm quá khứ là manh mối giúp hiểu phong cách sống hiện tại và mục tiêu tối hậu • Nội dung ký ức phù hợp với chủ đề và cái nhìn xuyên suốt cuộc đời, với phong cách sống hiện tại 3. Các giấc mơ • Tuy không báo trước tương lai, các giấc mơ cho những manh mối giúp tìm các giải pháp cho những vấn đề tương lai. Vd giấc mơ của Adler về việc đắm tàu và tự mỗ lực để thoát nạn. • Đa số các giấc mơ đều khó hiểu và người nằm mơ không dễ tự giải thích giấc mơ của mình • Mục tiêu tối hậu càng xa thực tế, giấc mơ càng khó giải thích 4. Trị liệu • Tâm bệnh do thiếu can đảm, phóng đại cảm giác thua kém, thiếu cảm thức cộng đồng (mối quan tâm XH) • Trị liệu = nâng cao lòng can đảm, giảm thiểu cảm giác thua kém, khuyến khích mối quan tâm XH • “Bạn sẽ làm gì nếu tôi trị liệu bạn hết hẳn ngay bây giờ?” (tìm được mục tiêu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfadler_2058.pdf