Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho công chức hiện nay

Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng hệ thống quản lý đạo đức công vụ, trong đó chú trọng khung pháp lý và khung tổ chức (hệ thống tổ chức chuyên trách hay kiêm nhiệm từ trung ương đến địa phương để quản lý về đạo đức công vụ). Việt Nam chưa có hệ thống quản lý chuyên biệt này, nhưng hệ thống chính trị đã và đang tích cực góp phần tham gia vào việc nêu cao kỷ cương đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc nêu cao kỷ cương đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức; thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quá trình thực thi công vụ của công chức. Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động giám sát, phản biện một cách thiết thực đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, công chức trong thực thi công vụ nói riêng

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ cho công chức hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH 1. Yêu cầu về đạo đức công vụ đối với công chức Công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước - quyền lực công. Về thực chất, quyền lực nhà nước thể hiện ý chí của Nhân dân, do Nhân dân ủy quyền cho các cơ quan nhà nước, mà đội ngũ công chức có trách nhiệm thực thi theo nguyên tắc “công chức chỉ được phép làm những việc do pháp luật quy định”. Đây là sự ủy quyền gián tiếp, đòi hỏi công chức cần ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình, có những chuẩn mực giá trị đạo đức, hành vi ứng xử phù hợp, phải gần dân, nghe dân, hiểu dân và thực sự “là đầy tớ của Nhân dân”. Những yêu cầu này sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước với Nhân dân, hình thành những giá trị đạo đức mới cho đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Việc nâng cao đạo đức công vụ là vấn đề rất quan trọng đối với mọi nhà nước. Khi quyền lực nhà nước được thực thi, phản ảnh qua nền công vụ và hoạt động công vụ, nếu TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC HIỆN NAY Đoàn Nam Đàn TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thông tin bài viết: Từ khóa: Đạo đức công vụ; công chức. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 24/6/2020 Biên tập : 03/7/2020 Duyệt bài : 06/7/2020 Article Infomation: Keywords: Public service ethics; public servants. Article History: Received : 24 Jun. 2020 Edited : 03 Jul. 2020 Approved : 06 Jul. 2020 Tóm tắt: Trước tình trạng suy thoái đạo đức đang diễn ra trong xã hội, đặc biệt là ở một bộ phận công chức với ý thức trách nhiệm kém, tiêu cực, tham nhũng, làm ảnh hưởng đến lòng tin, cuộc sống của người dân, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, đạo đức công vụ đang trở thành vấn đề được xã hội rất quan tâm. Tăng cường giáo dục nâng cao đạo đức công vụ cho công chức được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước, là việc làm rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Abstract: Ethics in the public service are becoming a matter of great concerns to the society once there is ongoing moral decline of public-service ethic in the society, especially in a part of public servants with a poor sense of responsibility, negative acts, corruption behaviors, which gives impacts to the people’s trust and life, hindering the socio-economic developments. Strengthening education is crucial necessary for the public servants to improve the public service ethics, which has been identified as one of the most important tasks of development of the Party, of the governmental authority in the context of Vietnam when is to promote the industrialization, modernization and international integration in all fields of social life. Số 14 (414) - T7/202026 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH không có những tiêu chí đạo đức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ bị xói mòn. Vì vậy, bất kỳ nhà nước nào đều phải định ra các chuẩn mực đạo đức cho nền công vụ của mình. Bên cạnh những nội dung đạo đức chuẩn mực chung mà phần lớn các quốc gia đều áp dụng, thì tùy theo đặc điểm văn hóa, tâm lý xã hội, dân tộc, mỗi quốc gia lại có chuẩn mực đạo đức đặc thù riêng cho nền công vụ của mình. Ở Việt Nam, đạo đức công vụ được quan niệm là một dạng cụ thể của đạo đức xã hội, bao gồm những hệ thống các chuẩn mực, quy tắc, nguyên tắc, quy định hành vi, quan hệ của công chức nhằm điều chỉnh thái độ, cách ứng xử, chức trách bổn phận, nghĩa vụ của họ trong hoạt động công vụ. Giá trị cốt lõi mà công chức đảm nhận thể hiện ở cách xử sự và đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn, bao gồm hoạt động dịch vụ công tốt, từng công chức phải rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao mọi mặt để xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trong sạch và tận tụy, công tâm trước Nhân dân. Với đặc trưng của hoạt động công vụ mang tính quyền lực nhà nước do các công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phục vụ lợi ích của Nhà nước, xã hội. Cho nên, trong nhiều trường hợp, nếu lương tâm công chức không sáng, trách nhiệm không cao sẽ dẫn đến lạm quyền, gây tổn hại cho dân, cho nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”1. Giáo dục đạo đức công vụ không chỉ là công việc thường xuyên của bản thân đội ngũ công chức, mà còn là trách nhiệm của các chủ thể quản lý công chức. Trong thời kỳ nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, công chức đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng hay phụ cấp, môi trường làm việc đều được đem ra so sánh với khu vực tư nhân và sự chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực này đã làm cho tư duy về giá trị công vụ, công chức thay đổi. Để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến đạo đức công chức, chúng ta cần xây dựng nền tảng đạo đức công vụ vững chắc. Nền tảng này phải được xây dựng dựa trên một hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm cho các chuẩn mực đạo đức được thi hành trong công vụ. Yêu cầu về đạo đức công vụ đối với công chức hiện nay là: - Sự trung thành và ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật của người thực thi công vụ. Một trong những yêu cầu đối với phẩm chất đạo đức không thể thiếu của người công chức ở bất kỳ thời đại nào là phải trung thành với Nhà nước và tổ chức nơi mình làm việc, phấn đấu vì mục tiêu của tổ chức. Sự phát triển của tổ chức là cơ sở, tiền đề mang lại những lợi ích, nguồn lực cho người phục vụ trong tổ chức. Đây không chỉ là cơ sở để đánh giá công chức, mà còn là yêu cầu của Nhà nước, cơ quan, tổ chức đối với những người thực thi công vụ. Do vậy, người thực thi công vụ không thể phản bội lại cơ quan, tổ chức mà mình đang phục vụ. Việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật của công chức trong hoạt động công vụ là yêu cầu quan trọng để đánh giá đạo đức công vụ của công chức, vì chính họ là người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản lý khác nhau. Công chức cũng như mọi đối tượng khác trong xã hội không chấp hành Hiến pháp, pháp luật, hay chấp hành không nghiêm minh thì không thể nói rằng người đó có đạo đức. Mặt khác, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị cũng có vai trò rất lớn về củng cố kỷ cương, kỷ luật trong 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, T5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.104. 27Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH thực thi công vụ. Bởi lẽ, nó trực tiếp điều chỉnh quan hệ công vụ như: quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý cấp trên với cấp dưới; quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý cùng cấp; giữa người lãnh đạo, quản lý với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau,... - Tính hiệu quả của hoạt động công vụ, sự trung thực không vụ lợi trong thực thi công vụ của công chức và việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Người công chức thực thi công vụ được trả lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ tiền thuế của Nhân dân, do đó hoạt động công vụ của họ phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm góp phần tạo ra những giá trị xã hội, đáp ứng các yêu cầu chính đáng của người dân, cơ quan, tổ chức. Hiệu quả hoạt động công vụ, việc hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ công vụ của công chức là thước đo đánh giá sự phục vụ, cống hiến của họ đối với nhà nước, xã hội và phải được coi là một trong những yêu cầu cơ bản để đánh giá đạo đức công vụ của công chức. Sự trung thực không vụ lợi của công chức quyết định tính đúng đắn, khách quan trong mọi quan hệ ứng xử của quá trình thực thi công vụ. Sự thiếu trung thực, vụ lợi trong hoạt động công vụ sẽ dẫn đến những quyết định sai trái gây tổn hại cho nhà nước, tổ chức và cá nhân. Chính sự thiếu trung thực, vụ lợi của công chức như khai gian lý lịch, thành tích để được khen thưởng, phong hàm, cấp, dẫn tới thiên vị, bè phái sẽ dẫn họ tới những vi phạm pháp luật trong công vụ. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không đơn thuần chỉ là tiền bạc, vật chất, thời gian. Đối với công chức, vấn đề quan trọng là sắp xếp, bố trí, phân phối công việc phù hợp, kể cả bố trí cán bộ. Nói đến tiết kiệm là nói đến năng suất, hiệu quả, là gắn liền với chống lãng phí. Trong công tác cán bộ mà không bố trí đúng người, đúng việc theo kiểu “thợ mộc làm thợ rèn, thợ rèn làm thợ mộc” khiến cho cả hai người đều lúng túng, không hoàn thành nhiệm vụ, thì đó là một biểu hiện lãng phí. Người tài không được sử dụng đúng chỗ là lãng phí chất xám, đây là lãng phí lớn nhất xét dưới góc độ phát triển bền vững. - Xây dựng mối quan hệ gắn bó, hợp tác giữa công chức với đồng nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Trong hoạt động công vụ sẽ hình thành nhiều mối quan hệ giữa người thực thi công vụ với nhau, với người dân, cơ quan, tổ chức mà hoạt động công vụ hướng tới phục vụ. Mục tiêu của hoạt động công vụ là phục vụ Nhà nước, xã hội và người dân. Người công chức có đạo đức công vụ tốt là người phải biết xây dựng mối quan hệ gắn bó với đồng nghiệp trong công vụ, phải biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, không chỉ hoàn thành nghĩa vụ công vụ của mình mà phải biết giúp đỡ, tạo điều kiện để đồng nghiệp cùng phát triển, cùng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Quá trình thực thi công vụ, người công chức thường xuyên tiếp xúc và giải quyết những công việc của người dân, vì thế phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân, phải xác định cái gì lợi cho dân phải tận tâm, tận lực làm tròn phần việc được giao. Cần có sự ràng buộc giữa lời nói và hành vi của người công chức, bảo đảm nói đi đôi với làm, nói thì phải làm và làm cho tốt. Nếu nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo thì người công chức phải chịu sự phán xét của người dân và cần phải bị xử lý kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không xử phạt là không đúng”2. 2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T5, Nxb. CTQG, Hà Nội 1995, tr.284. Số 14 (414) - T7/202028 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII. 2. Thực trạng về đạo đức công vụ đối với công chức hiện nay Với bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, yêu cầu về chuẩn mực đạo đức công vụ được xem như là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ công chức. Chính vì vậy, để hoạt động công vụ của công chức thực thi nghiêm minh, đúng pháp luật và hiệu quả, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách, pháp luật, các quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, thể hiện rõ nhất là các quy định về quyền, nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp, những việc không được làm của cán bộ, công chức tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Doanh nghiệp, Từng bước thực hiện tinh giản, sắp xếp lại bộ máy hành chính, đi kèm với giữ nghiêm kỷ luật hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 14-4-2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã được tiến hành thực chất, hiệu quả. Khung năng lực vị trí việc làm từng bước được xác định rõ, góp phần lựa chọn, bố trí đúng người, đúng việc, giúp đánh giá chất lượng thực thi nhiệm vụ sâu sát hơn, chính xác hơn. Việc tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính được tiến hành đồng bộ, rộng khắp, hiệu quả ở tất cả các bộ, ngành, địa phương. Các cơ quan ở Trung ương đã ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ở địa phương. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đã xây dựng và phát động thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Công tác giáo dục đạo đức công vụ được coi trọng, đã tạo nên đội ngũ công chức có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, có ý thức rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng và tận tâm phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và chịu sự giám sát của nhân dân, được Nhân dân tin tưởng; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể; có lòng yêu nghề, tận tụy với công việc; tôn trọng đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều công chức năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế... Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thực tiễn hiện nay cho thấy, tình trạng vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn diễn ra khá phổ biến; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm; tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn diễn ra. Quy định và việc thực hiện quy định nộp lại quà tặng còn hình thức, thiếu khả thi, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của công chức. Một bộ phận công chức chưa đặt lợi ích của Nhân dân, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết, “cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; sử dụng quyền lực được giao 29Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi3 .Trong đó, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”4. Một bộ phận công chức quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của Nhân dân; vẫn còn hiện tượng cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong thực thi công vụ; bảo thủ, trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo; ngại tìm tòi, đổi mới; chất lượng và hiệu quả làm việc còn thấp; một số công chức chưa gương mẫu về đạo đức và lối sống sinh hoạt, tiêu dùng, giải trí xa hoa, lãng phí; “đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp; sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội”5. Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra những yêu cầu mới về xây dựng đội ngũ công chức một cách toàn diện, cả số lượng, chất lượng và cơ cấu, cả phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong công tác. Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định một trong bốn nội dung lớn để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới...; khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm. 3. Giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với công chức Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng đội ngũ công chức vừa “hồng”, vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới, cần thực hiện một số giải pháp sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động, nêu cao tinh thần tự giác, gương mẫu của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Vận động là một quá trình tự thân, những nhân tố tác động từ bên ngoài để nâng cao đạo đức công vụ cho công chức là hết sức quan trọng. Song nhân tố quyết định quá trình ấy phải ở bên trong, từ chủ thể đạo đức (đối tượng được nâng cao) chứ không phải là chủ thể nâng cao. Bởi lẽ, đạo đức cách mạng của đội ngũ công chức “không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố”6. Tư cách của người công chức phải được thể hiện ở tinh thần tự giác, tính tiên phong, gương mẫu trong mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Hà Nội 2016. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII. 6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T11, Nxb. CTQG, Hà Nội 2011, tr.612. Số 14 (414) - T7/202030 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH đó không thể tự nhiên mà có, phải do chính người công chức tự tu dưỡng rèn luyện thông qua quá trình phấn đấu không ngừng trong thức tiễn. Người công chức phải thực sự tự giác, gương mẫu và sự tự giác, gương mẫu đó phải được thể hiện cụ thể ở việc giải quyết các mối quan hệ xã hội, trong quá trình thực thi công vụ. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đạo đức công vụ, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Đối với công chức, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở để hoàn thiện thể chế về đánh giá, giám sát hoạt động của công chức, đặc biệt là giám sát trực tiếp từ người dân. Kết quả đánh giá công chức khách quan, trung thực vừa là cơ sở để tiến hành đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, vừa thúc đẩy vai trò tích cực của công chức trong hoạt động quản lý. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao đạo đức công vụ, cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Đạo đức công vụ hay Luật Đạo đức của công chức. Việc ban hành luật này nhằm luật hóa nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức công vụ, xác định cụ thể mục đích, hành vi và công cụ đạo đức của công chức trong quá trình tiếp xúc, làm việc với cơ quan, doanh nghiệp và người dân. Việc ban hành luật còn tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát việc thực thi đạo đức công vụ. Thực hiện công khai hóa các quy định về hành vi công chức được làm và không được làm, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của công dân. Đối với các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời và công bằng nhằm góp phần giáo dục, răn đe cán bộ, công chức, từ đó củng cố niềm tin của Nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng; phát huy dân chủ cơ sở để người dân thực hiện vai trò giám sát hoạt động công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý công chức ở từng cấp, từng ngành, cơ quan, đơn vị; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cấp dưới thuộc quyền; xây dựng và hoàn thiện cơ chế khen thưởng xứng đáng cho những ai chấp hành nghiêm túc chuẩn mực đạo đức công vụ. - Tăng cường giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức công vụ. Giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức giúp họ hiểu được giá trị của đạo đức công vụ và tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ, qua đó khơi dậy động cơ và thúc đẩy hành vi đạo đức của công chức. Mục đích của giáo dục đạo đức công vụ là làm cho công chức hiểu được vai trò và nghĩa vụ của mình, hiểu được giá trị, ý nghĩa của công việc mà bản thân mình đang thực hiện; nắm được các tiêu chuẩn hành vi trong thực thi công vụ. Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng về đạo đức công vụ; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng định kỳ cho các đối tượng khác nhau. Việc đào tạo, bồi dưỡng không nặng về lý thuyết, coi trọng hơn thực hành đạo đức công vụ, giúp cho người học có khả năng đưa ra lựa chọn hợp lý trong bối cảnh có sự xung đột giữa lợi ích tư và lợi ích công. Chúng ta có thể nghiên cứu học hỏi từ mô hình này để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạo đức cho đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay. - Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng hệ thống quản lý đạo đức công vụ, trong đó chú trọng khung pháp lý và khung tổ chức (hệ thống tổ chức chuyên trách hay kiêm nhiệm từ trung ương đến địa phương để quản lý về đạo đức công vụ). Việt Nam chưa có hệ thống quản lý chuyên biệt này, nhưng hệ thống chính trị đã và đang tích cực góp phần tham gia vào việc nêu cao kỷ cương đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc nêu cao kỷ cương đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức; thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quá trình thực thi công vụ của công chức. Bên cạnh đó, cần huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động giám sát, phản biện một cách thiết thực đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, công chức trong thực thi công vụ nói riêng n 31Số 14 (414) - T7/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2016. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ, Hà Nội 2016. 3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. 4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011. thuật ngữ pháp lý mang tính chất quy chuẩn quốc gia quy định thống nhất về các thuật ngữ pháp lý được sử dụng ở Việt Nam. Yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân khi xây dựng VBQPPL cũng như văn bản cá biệt đều phải thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng các thuật ngữ pháp lý với cách hiểu và nội hàm khác so với Luật hoặc Bộ từ điển về các thuật ngữ pháp lý thì phải giải thích rõ ngay trong văn bản đó. Đối với Hiến pháp, luật - những văn bản có giá trị pháp lý cao và vì vậy, chúng cần phải là những văn bản điển hình của việc sử dụng chính xác, thống nhất các thuật ngữ pháp lý để “làm mẫu” cho việc ban hành các văn bản dưới luật. Việc thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý sẽ tạo cơ sở cho sự thống nhất về ngôn ngữ, kỹ thuật thể hiện văn bản pháp luật, giảm bớt hoạt động giải thích, những tranh luận không cần thiết về các thuật ngữ pháp lý. Ngoài ra, đối với các văn bản luật quan trọng, sau khi hoàn thành dự thảo, cần có sự tham gia của các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu, giảng dạy luật học để kiểm tra, rà soát tránh những sai sót về mặt kỹ thuật n MỘT SỐ ĐIỂM CHƯA THỐNG NHẤT... (Tiếp theo trang 6)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftang_cuong_giao_duc_dao_duc_cong_vu_cho_cong_chuc_hien_nay.pdf