Giải pháp tăng cường phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
Một là, nâng cao nhận th c, trách nhiệm của
cán bộ, công ch c thuộc lực lượng phòng, chống
BL&GLTM tỉnh Bắc Kạn trong tình hình mới.
Hai là, sắp xếp lại tổ ch c bộ máy, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo
đ c cho cán bộ, công ch c thuộc lực lượng
phòng, chống BL&GLTM tỉnh Bắc Kạn
Ba là, tăng cường nghiên c u, triển khai áp
dụng pháp luật quản lý thị trường và các chủ
trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng tham gia phòng, chống
BL&GLTM.
Năm là, coi trọng và triển khai các biện
pháp phòng ng a, thường xuyên tổng kết thực
tiễn đấu tranh phòng chống.
Sáu là, tăng cường công tác phối hợp, kết
hợp với chính quyền và các ngành ch c năng
khác về phòng, chống BL&GLTM.
Bẩy là, làm tốt công tác thường trực Ban chỉ
đạo; tham mưu UBND tỉnh Bắc Kạn về phòng,
chống BL&GLTM.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07(2018)
MỤC LỤC
Chỉ số ISSN: 2525 – 2569 Số 07, tháng 09 năm 2018
Chuyên mục: THÔNG TIN & TRAO ĐỔI
Trần Chí Thiện - Kinh nghiệm và giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng cho miền núi Việt
Nam ............................................................................................................................................................. 2
Trần Thị Kim Anh, Trần Thị Bình An - Chế độ hưu trí - Kinh nghiệm của một số quốc gia và kiến
nghị ............................................................................................................................................................. 7
Lê Ngọc Nƣơng, Đỗ Hoàng Yến - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp tại
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 12
Chuyên mục: KINH TẾ & QUẢN LÝ
Tống Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thị Thúy Linh, Nguyễn Hải Nam - Cải cách thủ tục hành chính lĩnh
vực tài nguyên và môi trường tại Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh .......................................... 16
Dƣơng Hoài An, Đào Quang Dũng, Đỗ Xuân Luận, Trần Quốc Tuấn - Xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập và chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Bắc: Trường hợp tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái .............................................................................................................................................. 22
Đỗ Anh Tài, Phạm Thị Thanh Mai - Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh những năm gần
đây ............................................................................................................................................................. 28
Nguyễn Thành Luân, Trần Nhật Tân, Hà Văn Thắng, Đỗ Trƣờng Sơn - Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế hộ gia đình b ng ch ng t điều tra hộ gia đình tại tỉnh Lào Cai................................... 36
Trần Văn Dũng, Ngô Tất Thắng - Tăng cường quản lý vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp tại tỉnh Sơn La ............................................................................................................................... 42
Nguyễn Tiến Long, Lục Mạnh Thiếp - Tăng cường phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
tỉnh Bắc Kạn ............................................................................................................................................. 49
Dƣơng Hoài An, Cù A Gia, Đỗ Xuân Luận, Nông Ngọc Hƣng - Đánh giá hiệu quả của các hộ trồng
mận tam hoa tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai: B ng ch ng t chỉ số Malmquist ...................................... 58
Chuyên mục: QUẢN TRỊ KINH DOANH & MARKETING
Nguyễn Văn Công, Nguyễn Thị Thu Huyền - Phát triển doanh nghiệp nông, lâm nghiệp ở tỉnh Bắc
Kạn ............................................................................................................................................................ 66
Đàm Văn Khanh - Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xe đạp điện của học sinh phổ thông
và sinh viên ............................................................................................................................................... 72
Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh hưởng của hành vi khách hàng đến việc kiểm soát cảm
xúc của nhân viên – Ảnh hưởng tương tác của chuẩn mực xã hội ........................................................... 78
Chuyên mục: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thanh Trực, Lê Thị Ngọc Anh - Hoạt động giám sát giao dịch trên
thị trường ch ng khoán phái sinh tại Việt Nam ........................................................................................ 82
Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Văn Thông, Lƣơng Ngọc Sơn - Giải pháp và cơ chế chính sách nh m
thu hút vốn đầu tư tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ....................................................................................... 88
Đinh Thị Vững, Nguyễn Thị Ngân - Ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................................ 95
Tạp chí
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Journal of Economics and Business Administration
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
49
TĂNG CƢỜNG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI Ở TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Tiến Long1, Lục Mạnh Thiếp2
Tóm tắt
Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vùng Đông bắc Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động buôn bán,
vận chuyển và lưu thông hàng hóa với các cửa khẩu của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Hải Phòng và Hà Nội. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức quản lý, triển khai thực hiện quyết liệt các hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương
mại (BL&GLTM) trên địa bàn tỉnh. Do vậy, tình hình BL&GLTM ở Bắc Kạn hiện nay đã giảm rất
nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn vẫn đang diễn biến rất phức tạp với
nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, khó kiểm soát, gây tác động xấu đến phát triển kinh tế - xã hội, bức xúc
trong nhân dân. Từ thực tế trên cho thấy, tăng cường phòng, chống BL & GLTM ở tỉnh Bắc Kạn là rất
cần thiết hiện nay.
Từ khóa: Giải pháp; phòng, chống BL&GLTM; tỉnh Bắc Kạn.
STRENGTHENING PREVENTION AND FIGHT AGAINST SMUGGLING AND TRADE
FRAUD IN BAC KAN PROVINCE
Abstract
Bac Kan is a mountainous province in the northeastern Vietnam with a favorable geographical position
for trading, transporting and circulating goods with the provinces like Cao Bang, Lang Son, Quang
Ninh, Hai Phong and Ha Noi. In recent years, Bac Kan province has always been interested in leading,
directing and organizing the management of preventing and fighting against smuggling and trade fraud
in the province. Therefore, the situation of smuggling and trade fraud in Bac Kan is now greatly
reduced. However, the smuggling and trade fraud in Bac Kan province is still very complicated with
many more sophisticated tricks, which are difficult to control, causing adverse impacts on socio-
economic development and pressing the people. This fact requires to strengthen the prevention and
control smuggling and trade fraud in Bac Kan province.
Keywords: Solution, prevention, smuggling and trade fraud, Bac Kan province.
1. Giới thiệu
“Phòng, chống BL&GLTM là các cơ quan
chức năng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và
xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ
chức, cá nhân buôn lậu và gian lận thương mại
trái phép, các cơ quan chức năng có trách nhiệm
phối hợp hoặc chủ động phối hợp với các cơ
quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện
pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa qua biên giới, hoạt động buôn
lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới ngày
càng được các đối tượng thực hiện bằng nhiều
biện pháp, thủ đoạn tinh vi, phức tạp” [3].
Hoạt động BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn trong
thời gian quan diễn biến rất ph c tạp, đối tượng
BL&GLTM rất đa dạng, t cá nhân và các hộ
kinh doanh nhỏ lẻ đến các doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài, t những đối tượng ít am hiểu về
pháp luật đến các đối tượng am hiểu phápluật,
chuyên môn, t khu vực kinh tế tư nhân đến khu
vực nhà nước, t những cá nhân ở khu vực kinh tế
tự do đến cả công ch c, viên ch c nhà nước...
Hơn nữa, ngành nghề và mặt hàng BL&GLTM
ngày càng đa dạng, được mở rộng ra nhiều loại
ngành nghề, mặt hàng, t hàng có giá trị thấp đến
hàng có giá trị cao, công nghệ hiện đại. Phương
th c thủ đoạn ngày càng tinh vi; áp dụng nhiều
công nghệ hiện đại, hình thành những đường dây
liên tỉnh, xuyên quốc gia, móc nối giữa trong
nước với nước ngoài; có sự mở rộng về địa bàn
BL&GLTM, trước đây chủ yếu ở vùng sâu, vùng
xa, nơi người dân ít thông tin, kém hiểu biết; nay
đã mở rộng ra cả các địa bàn nội thành, nơi tập
trung đông dân cư. Về quy mô BL&GLTM rất đa
dạng, t quy mô nhỏ đến quy mô lớn, tính chất
ngày càng ph c tạp, liên quan đến nhiều đối
tượng, nhiều địa bàn, một vụ việc BL&GLTM bị
phát hiện có nhiều hành vi vi phạm.
Có thể thấy, hoạt động BL&GLTM ở tỉnh
Bắc Kạn diễn ra hết s c ph c tạp, tác động rất
xấu đến nền kinh tế của Tỉnh nói riêng và cả
nước nói chung, cần phải ngăn chặn và t ng
bước đẩy lùi để bảo đảm phát triển bền vững khi
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới và là thành viên chính th c của nhiều tổ
ch c thương mại quốc tế như WTO, CPTPP...
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
50
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Bài viết sử dụng 2 nguồn dữ liệu là dữ liệu
th cấp và dữ liêu sơ cấp. Trong đó:
Dữ liệu th cấp được thu thập trong giai
đoạn 2015 - 2018, t các công bố chính th c
như: Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê;
Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Bắc
Kạn; các Báo cáo tổng kết t ng năm của Ban chỉ
đạo 389 tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra, bài viết còn
tham khảo số liệu th cấp t các nguồn khác như
các báo cáo, tài liệu, số liệu các cuộc điều tra,
các sách báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các
Website có liên quan,...
Dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho bài viết
được thu thập trong năm 2018, t điều tra hai
nhóm đối tượng (với tổng số 220 phiếu điều tra)
sử dụng thang đo Likert 5 m c.
Bảng 01: Thang đo Likert
Mức đánh giá Khoảng điểm Ý nghĩa
5 4,21 - 5,0 Hoàn toàn đồng ý
4 3,41 - 4,2 Đồng ý
3 2,61 - 3,4 Bình thường
2 1,81 - 2,6 Không đồng ý
1 1,0 - 1,8 Hoàn toàn không đồng ý
Nguồn: Tính toán của tác giả
- Đối tượng 1: Tác giả tiến hành điều tra
tổng thể 100 phiếu/100 cán bộ, công ch c tại các
cơ quan phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn, chiếm tỷ lệ 100%.
- Đối tượng 2: Các tổ ch c, cá nhân tham
gia hoạt động buôn bán, kinh doanh hàng hóa
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; vận dụng công th c
xác định cỡ mẫu Slovin, t đó xác định được cỡ
mẫu điều tra là 120 phiếu/175 tổ ch c, cá nhân.
Cụ thể:
Công th c tính kích thước mẫu dựa trên
công th c Slovin:
Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là
sai số tiêu chuẩn.
n =
N
1+ N (e)
2
Tính cỡ mẫu điều tra với tổng thể là N= 175
tổ ch c, cá nhân buôn bán, kinh doanh trên địa
bàn, độ tin cậy là 95%, tương ng sai số tiêu
chuẩn e là 0,05. Cỡ mẫu sẽ được tính là:
n =
175 = 120
phiếu 1+ 175 * (0,05)
2
Phương pháp tiến hành điều tra hai đối tượng
trên là b ng bảng câu hỏi
2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp theo
các chỉ tiêu nghiên c u về phòng, chống
BL&GLTM. Để phân tích số liệu, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích thống kê mô tả, đồ thị và
phương pháp so sánh. Ngoài ra, tác giả còn ng
dụng phần mềm tin học Microsoft Excel 2010,
SPSS 20.0; dựa trên các số tuyệt đối, số tương đối
và số bình quân để phân tích, mô tả số liệu.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Thực trạng về phòng, chống BL&GLTM ở
tỉnh Bắc Kạn
Kết quả phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh
Bắc Kạn những năm trở lại đây đạt được những
kết quả đáng ghi nhận:
- Số vụ vi phạm: Có sự tăng dần cả về số
lượng vụ vi phạm và số vụ vi phạm đã được xử
lý; về chất lượng trong xử lý những vi phạm về
BL&GLTM cũng được nâng lên rõ rệt. Cụ thể;
về số vụ BL&GLTM được phát hiện tăng lên;
kết quả kiểm tra BL&GLTM cả về số vụ kiểm
tra, số vụ xử lý.
- Các mặt hàng BL&GLTM cũng đa dạng
hơn cả về chủng loại, số lượng tăng lên qua các
năm. Mặt hàng được phát hiện trong thời gian
qua tập trung vào các nhóm hàng có lợi nhuận
cao như: Ma túy (Heroin, cây thuốc phiện, ma
túy tổng hợp, ma túy đá); thuốc lá điếu ngoại; vật
liệu nổ (pháo nổ, kíp nổ, thuốc nổ); tiền VNĐ
giả; tr ng gia cầm nhập lậu; hoa quả tươi; lâm
sản; khoáng sản; hàng điện tử; đồ gia dụng; đồ
chơi trẻ em và một số mặt hàng tiêu dùng khác.
- Số tiền nộp NSNN t hoạt động xử lý vi
phạm về BL & GLTM cững tăng lên qua các
năm. Cả giai đoạn 2015 - 2018, số tiền nộp vào
NSNN ở tỉnh Bắc Kạn trên 117 tỷ đồng (xem
bảng 02).
- Hoạt động phối hợp giữa các ban, ngành về
phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn được
tăng cường, gắn kết tốt hơn. Điều này cho thấy,
với nỗ lực đấu tranh phòng, chống BL&GLTM,
các vụ BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn đã được phát
hiện và xử lý kiên quyết, nghiêm khắc.
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
51
Hình 01. Kết quả phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (2015 - 2018)
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Kạn
Giai đoạn 2015 - 2018, số vụ BL&GLTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được xử lý biến động
tăng giảm qua các năm, giai đoạn trước năm
2016, tình hình BL&GLTM trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn tuy không tạo “điểm nóng” nhưng có
nhiều diễn biến ph c tạp, số vụ vi phạm của các
lực lượng ch c năng bắt giữ, xử lý.
Năm 2016, số vụ BL&GLTM tăng lên đột
biến so với giai đoạn trước (1.186 vụ); xử lý vi
phạm và thu NSNN trên 60 tỷ đồng (xem bảng
02). Năm 2017, số vụ BL & GLTM cao nhất
(1.278 vụ), là do hoạt động phối hợp giữa các
ban, ngành trong phòng, chống BL&GLTM ở
Bắc Kạn chặt chẽ và quyết liệt hơn, t Trung
ương đến Tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 đã chỉ đạo
hiệu quả hoạt động phòng, chống BL&GLTM,
ngoài ra lợi dụng chính sách nới lỏng hoạt động
thương mại biên mậu với Trung Quốc, nên các
đối tượng đã thực hiện nhiều hoạt động
BL&GLTM. Riêng năm 2018, do nhận th c của
nhân dân và các tổ ch c sản xuất kinh doanh ở
tỉnh Bắc Kạn được nâng lên, hoạt động tuyên
truyền t các lực lượng chấp pháp về phòng,
chống BL&GLTM tới các đối tượng đã được
thực hiện hiệu quả, nên số vụ BL&GLTM ở tỉnh
Bắc Kạn giảm mạnh.
Bảng 02: Số vụ BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn đã được xử lý (2015-2018)
Năm
Số vụ vi phạm
Trị giá
(triệu VNĐ)
Số đối
tƣợng vi
phạm
Buôn bán, vận
chuyển trái phép
hàng hóa qua biên
giới
Gian lận
thƣơng
mại, gian
lận thuế
Hàng giả,
hàng nhái,
vi phạm sở
hữu trí tuệ
Tổng
2015 167 490 0 657 34.451 702
2016 641 541 4 1.186 60.570,372 1.328
2017 221 1.047 10 1.278 18.523,206 1.255
2018 156 691 2 849 3.501,899 813
Tổng
cộng
1.185 2.787 16 3.970 117.046,477 4.098
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Kạn
Giai đoạn 2015 - 2018, mặc dù hoạt động,
vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu,
kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên
thị trường tiếp tục diễn ra, nhưng các lực lượng
ch c năng đã có nhiều nỗ lực điều tra, phát hiện,
xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, góp
phần lành mạnh hóa thị trường, thực hiện các mục
tiêu ổn định, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sự phối hợp giữa các sở, ngành đơn vị ch c
năng và các địa phương đã được quan tâm triển
khai có hiệu quả. Các Sở, ngành đã thành lập
nhiều đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia
của nhiều đơn vị, qua đó đã phát huy được s c
mạnh tổng hợp, trí tuệ tập thể, đặc biệt là các đợt
1.142
1.378
1472
1.916
226
426 391
340
1.163,513
1.310,12
1.484
1.739,115
0
500
1000
1500
2000
2500
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số vụ kiểm tra
Tổng số vụ xử lý
Tổng số tiền thu nộp NSNN (tr. đ)
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
52
kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán và kiểm tra
chuyên đề như: Xăng, dầu, vật tư nông nghiệp,
bán hàng đa cấp, mỹ phẩm, thuốc lá điếu nhập
lậu,... đã thu được những kết quả đáng khích lệ,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vận chuyển,
buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng giả,
hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận
thương mại trên thị trường.
Công tác tuyên truyền đã tạo chuyển biến
tích cực về ý th c chấp hành các quy định của
pháp luật về hoạt động thương mại của các tổ
ch c, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng,
góp phần hạn chế các hành vi buôn bán, vận
chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất
lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bảng 03: Số tiền thu nộp NSNN từ phòng, chống BL&GLTM (2015-2018)
Đơn vị tính: 1.000 VNĐ
Số tiền thu nộp NSNN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Hàng cấm, hàng nhập lậu 302.432 628.043 251.383 291.550
Hàng giả, hàng kém chất lượng 293.029 10.000 36.750 6.915
Gian lận thương mại 568.052 672.083 1.196.327 1.476.800
Tổng 1.163.513 1.310.126 1.484.460 1.775.265
Nguồn: Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn
Như vậy, cùng với số vụ kiểm tra, số vụ xử
lý tăng lên thì số tiền thu nộp NSNN cũng tăng
lên qua các năm. Số tiền nộp NSNN t xử phạt
các hành vi vi phạm trong GLTM chiếm cơ cấu
lớn nhất so với lĩnh vực hàng nhập lậu và hàng
giả. Bởi lĩnh vực hàng lậu và hàng giả đều có khái
niệm và các dấu hiệu nhận biết cụ thể, trong khi
đó GLTM không được quy định rõ ràng. Do đó,
trên thực tế, sau khi kiểm tra, số tiền thu phạt sẽ
vào lĩnh vực GLTM là nhiều hơn (xem bảng 03).
Hình 02. Kết quả kiểm tra, kiểm soát đối với hàng cấm và hàng nhập lậu (2015 - 2018)
Nguồn: Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn
Mặc dù thủ đoạn, cách th c của các đối
tượng ngày một tinh vi, hiện đại song hoạt động
kiểm tra kiểm soát, xử lý tốt trước diễn biến ph c
tạp của thị trường, phát hiện và tập trung xử lý
kiên quyết các vấn đề nổi cộm, phát sinh của các
đối tượng BL&GLTM đã và đang đem lại nguồn
thu đáng kể cho NSNN tại địa phương. Do tác
động của tình hình thị trường thế giới và chính
sách kinh tế của các nước trong khu vực trong
việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa giá rẻ đã tác
động tiêu cực đến tình hình sản xuất, thị trường
hàng hóa, giá cả và tiêu dùng ở cả nước chung và
tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Kết quả phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn (xem hình 02).
Kết quả đạt được trong phòng, chống sản
xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,
vi phạm sở hữu trí tuệ cũng tăng giảm lên qua
các năm t 2015 - 2018. Tình trạng sản xuất và
buôn bán hàng giả trên địa tỉnh đã được kiểm
soát tốt hơn; đã có tác động giáo dục, răn đe,
tr ng trị thích đáng với các đối tượng vi phạm và
đã góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
bảo vệ sản xuất trong nước, nâng tầm thương
hiệu Việt, góp phần thiết thực trong cuộc vận
động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam. Mặc dù vậy, do thị trường hàng hóa nội địa
43 59 55 28 43
59 55
28
302,43
628,04
251,38
291,55
0
100
200
300
400
500
600
700
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số vụ kiểm tra (vụ)
Số vụ xử lý (vụ)
Tiền nộp NSNN (tr. đ)
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
53
ngày càng phát triển, nhu cầu hàng hóa cho tiêu
dùng ngày càng tăng cao, tình trạng sản xuất
kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn
diễn biến ph c tạp cả về quy mô cách th c sản
xuất, tổ ch c tiêu thụ. Hàng hóa có thương hiệu,
uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng thì lập
t c có hàng giả. Số tiền nộp NSNN do xử lý các
vụ vi phạm theo các loại hình hàng hóa ở trên t
năm 2015 - 2018 đã giảm; điều này cũng phản
ánh hoạt động tuyên truyền, phòng, chống
BL&GLTM có hiệu quả, nhưng cũng có thể do
hoạt động tinh vi của các đối tượng, lợi dụng
những sơ hở trong các quy định của Nhà nước để
sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất
lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ mà các lực lượng
ch c năng khó phát hiện (xem hình 03).
Hình 03. Kết quả chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,
vi phạm sở hữu trí tuệ (2015-2018)
Nguồn: Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn
Đặc biệt, hoạt động phòng, chống GLTM
thông qua kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động
GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2015
- 2018 đã đạt được những kết quả quan trọng, kết
quả đạt được trong phòng, chống các hành vi
GLTM hầu như đã tăng qua các năm. Trong lĩnh
vực này, tỉ lệ số vụ kiểm tra, xử lý và số tiền nộp
ngân sách là lớn nhất trong kết quả chung của toàn
Chi cục. Điểm nổi bật trong hoạt động này có thể
thấy, số vụ xử lý so với số vụ kiểm tra chiếm tỉ lệ
ngày càng tăng lên qua các năm. Có thể nói, nhiều
vụ kiểm tra đã được xử lý kiên quyết khi có sai
phạm xảy ra (xem hình 04). Nhờ đó cũng, góp
phần không nhỏ làm tăng số tiền thu nộp vào
NSNN. Việc chấp hành quy định của pháp luật
trong hoạt động thương mại của các cá nhân, tổ
ch c sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chưa
cao, lại luôn tìm mọi cách để lách các quy định của
pháp luật.
Hình 04. Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động gian lận thương mại (2015 - 2018)
Nguồn: Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phòng,
chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của hai đối
tượng để đánh giá m c độ tác động của một số yếu
tố thuộc về nhận th c của nhân dân và các doanh
nghiệp thực hiện hoạt động thương mại đối với
phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn tỉnh; sự
phối hợp của các cơ quan và chất lượng đội ngũ
cán bộ công ch c thuộc lực lượng quản lý thị
trường liên quan đến phòng, chống BL&GLTM ở
293,029
10
36,75
6,915
0
50
100
150
200
250
300
350
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số vụ kiểm tra (vụ)
Số vụ xử lý (vụ)
Tiền nộp NSNN (tr. đ)
1.090
1.316
1.408
1.612
174
364 327 318
568,052
672,083
1.196,33
1.476,8
0
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số vụ kiểm tra (vụ)
Số vụ xử lý (vụ)
Tiền nộp NSNN (tr. đ)
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
54
tỉnh Bắc Kạn b ng cách sử dụng phiếu điều tra và
cách th c chọn mẫu điều tra như đã đề cập. Thu
thập số liệu điều tra và xử lý kết quả điều tra, cho
thấy như sau:
Một là, phân tích kết quả điều tra t 120
người dân tham gia hoạt động buôn bán, thương
mại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn để thấy kết quả phòng,
chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn thông qua
m c đánh giá và cho điểm ở 5 cấp. Kết quả cho
thấy giá trị trung bình của các nhân tố (xem bảng
04) cụ thể:
Bảng 04: Phân tích việc đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với lực lượng
phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
Thuc_hien_NV Tuyen_truyen Phoi_hop
Số lượng 120 120 120
Bình quân 3,0476 2,9611 3,1200
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
Bảng 04 cho thấy, điểm trung bình đánh giá
của người dân và doanh nghiệp đạt 3,05 điểm với
tiêu chí thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng
phòng, chống BL & GLTM; 2,96 điểm với tiêu
chí về việc thực hiện tuyên truyền của lực lượng
phòng, chống BL & GLTM; và 3,12 điềm với
tiêu chí về sự phối hợp giữa người dân với lực
lượng phòng, chống BL & GLTM. Trong đó,
mỗi tiêu chí lại được đánh giá cụ thể như sau:
- Về thực hiện nhiệm vụ của lực lượng
phòng, chống BL&GLTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn: Người dân và các doanh nghiệp được khảo
sát không đánh giá cao các tiêu chí 1, 3, 4
(không để xảy ra sai sót, giải quyết công việc
khách quan, quyết liệt). Các tiêu chí còn lại
được đánh giá m c trên 3,0 t c là không có ý
kiến khẳng định các tiêu chí này là đồng ý hay
không đồng ý (xem hình 05). Do vậy, lực lượng
phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn đã
thực hiện nhiệm vụ không xảy ra nhiều sai sót,
giải quyết công việc khá khách quan và tương
đối quyết liệt.
Hình 05. Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với lực lượng phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
- Về công tác tuyên truyền cho người dân và
doanh nghiệp của lượng lượng phòng, chống
BL&GLTM: Chưa được người dân và các doanh
nghiệp đánh giá cao. Điều này, cho thấy các cơ
quan phòng, chống BL&GLTM chưa thực hiện
hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và
các quy định về phòng, chống BL&GLTM cho
người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn một
cách có hiệu quả cao và sâu rộng; việc cung cấp
thông tin được đánh giá m c trên 3,0 (xem hình
06). T đó cho thấy, chưa đạt hiệu quả trong
nâng cao nhận th c của người dân và các doanh
nghiệp trong phòng, chống BL&GLTM trên địa
bàn tỉnh.
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
3.00
3.50
Không
sẵn sàng
Tận tâm Khách
quan
Quyết
liệt
Không
nhũng
nhiễu
Đúng
pháp luật
Được
dân tin
2,68
3,16
2,83
2,93 3,13
3,23 3,38
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
55
Hình 06. Mức độ đánh giá của người dân và doanh nghiệp đối với việc thực hiện hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
- Về việc phối hợp giữa người dân, doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với lực
lượng quản lý thị trường về phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn: Chưa thật sự có hiệu
quả khi vẫn còn có tiêu chí đạt giá trị trung bình
dưới 3,0 (xem hình 07).
Hình 07. Mức độ phối hợp trong phòng, chống BL&GLTM
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
Hai là, phân tích kết quả điều tra t 100 cán
bộ, công ch c thuộc lực lượng phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn thông qua m c đánh
giá và cho điểm ở 5 cấp. Kết quả cho thấy giá trị
trung bình của các yếu tố (xem hình 08) cụ thể:
Hình 08. Đánh giá về môi trường làm việc của lực lượng phòng, chống BL&GLTM
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
Như vậy, về cơ sở vật chất và phương tiện
trang bị cho lực lượng phòng, chống BL&GLTM ở
tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở m c cao hơn các
điều kiện khác, các tiêu chí còn lại đều ở m c thấp.
- Đánh giá về đào tạo đội ngũ cán bộ
phòng, chống BL&GLTM: Đội ngũ cán bộ thuộc
lực lượng phòng, chống BL&GLTM được đánh
giá có năng lực khá tốt, nhưng về chuyên môn và
m c độ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ ở m c trung bình thấp. Do vậy,
cần phải có những quan tâm hơn nữa trong hoạt
động nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo
2.85
2.90
2.95
3.00
3.05
Tuyên truyền tốt Cung cấp văn
bản đầy đủ
Cung cấp thông
tin kịp thời
2,92
2,96
3,01
2.60
2.80
3.00
3.20
3.40
Đồng bộ Dân nhiệt
tình
Cơ quan
ủng hộ
Xử lý
thông tin
Công khai
thông tin
3,37 3,38
2.,87 2,88
3,11
3.00
3.50
Cơ sở vật
chất
Chính
sách đãi
ngộ
Phương
tiện
Hệ thống
công nghệ
thông tin
Công b ng Gắn bó
3,40 3,29
3,46
3,17 3,20
3,31
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
56
bồi dưỡng để cập nhật những kiến th c mới cho công tác (xem hình 09).
Hình 09. Đánh giá về đào tạo lực lượng phòng, chống BL&GLTM
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
- Đánh giá về năng lực lãnh đạo của lực
lượng phòng, chống BL&GLTM: Đội ngũ cán bộ
thuộc lực lượng phòng, chống BL&GLTM có
m c độ nhiệt tình khá cao trong thực thi nhiệm
vụ, nhưng tư duy quản lý và m c độ cầu thị, lắng
nghe ý kiến của nhân dân còn hạn chế. Do vậy,
lực lượng phòng, chống BL&GLTM ở Bắc Kạn
cần phải đổi mới và nâng tầm tư duy trong công
tác, tích cực lắng nghe ý kiến của cấp trên và
nhân dân để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chấp
pháp (xem hình 10).
Hình 10. Đánh giá về năng lực lãnh đạo của lực lượng phòng, chống BL&GLTM
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
- Đánh giá về khả năng quản trị nội bộ của
lực lượng phòng, chống BL&GLTM: Việc cập
nhật văn bản pháp luật cho thực thi nhiệm vụ
được đánh giá tốt nhất, hệ thống quản lý và kiểm
soát chấp pháp cũng được đánh giá khá tốt. Tuy
nhiên, việc thanh tra nội bộ, quản lý thị trường và
cung cấp tài liệu còn nhiều hạn chế. Do vậy, khả
năng quản trị nội bộ của lực lượng phòng, chống
BL&GLTM ở Bắc Kạn thời gian tới cần được
tăng cường hơn nữa (xem hình 11).
- Đánh giá về quản trị nội bộ của lực lượng
phòng, chống BL&GLTM
Hình 11. Đánh giá về khả năng quản trị nội bộ của lực lượng phòng, chống BL&GLTM
Nguồn: Phân tích của tác giả dựa trên số liệu điều tra sơ cấp
3.30
3.35
3.40
3.45
3.50
Tư duy quản lý tốt Lắng nghe Nhiệt tình
3,41 3,39
3,48
2.70
2.80
2.90
3.00
3.10
3.20
3.30
3.40
3.50
Hệ
thống
quản lý
tốt
Thông
tin cập
nhật
Thanh
tra nội
bộ
Quản lý
thông tin
Kiểm
soát
chấp
pháp
Văn bản
pháp
luật cập
nhật
Tài liệu
hữu ích
Hệ
thống kỷ
luật
3,44
3,23
3,12
3,07
3,37 3,50
3,00
3,20
Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018)
57
T kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới phòng, chống BL&GLTM, cùng những nhận
định về tác động của các yếu tố, xác định nguyên
nhân để làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp tăng
cường phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
trong thời gian tới.
3.3. Giải pháp tăng cường phòng, chống
BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn
Một là, nâng cao nhận th c, trách nhiệm của
cán bộ, công ch c thuộc lực lượng phòng, chống
BL&GLTM tỉnh Bắc Kạn trong tình hình mới.
Hai là, sắp xếp lại tổ ch c bộ máy, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo
đ c cho cán bộ, công ch c thuộc lực lượng
phòng, chống BL&GLTM tỉnh Bắc Kạn
Ba là, tăng cường nghiên c u, triển khai áp
dụng pháp luật quản lý thị trường và các chủ
trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh Bắc Kạn.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng tham gia phòng, chống
BL&GLTM.
Năm là, coi trọng và triển khai các biện
pháp phòng ng a, thường xuyên tổng kết thực
tiễn đấu tranh phòng chống.
Sáu là, tăng cường công tác phối hợp, kết
hợp với chính quyền và các ngành ch c năng
khác về phòng, chống BL&GLTM.
Bẩy là, làm tốt công tác thường trực Ban chỉ
đạo; tham mưu UBND tỉnh Bắc Kạn về phòng,
chống BL&GLTM.
4. Kết luận
BL&GLTM luôn diễn biến ph c tạp và
ngày càng gia tăng, đặc biệt khi mở cửa và hội
nhập sâu, rộng nền kinh tế của Việt Nam. Trong
bối cảnh mới, phòng, chống BL&GLTM ở tỉnh
Bắc Kạn đặt ra những yêu cầu mới. Do vậy,
muốn đẩy lùi hoạt động BL&GLTM trên địa bàn
Tỉnh, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ở
trên, t đó tạo môi trường sản xuất, kinh doanh,
thương mại lành mạnh; đảm bảo an ninh, an toàn
cho tiêu dùng của nhân dân và hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Chỉ đạo 127. (2013). Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 15/01/2013 về thực hiện Quyết định số
2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh
doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
[2]. Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Kạn. (2018). Báo cáo tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
[3] Lê Thanh Bình. (2008). Chống buôn lậu, gian lận thương mại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn. (2014, 2015, 2016, 2017, 2018). Báo cáo tình hình buôn lậu
và gian lận thương mại các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
[5]. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn. (2014, 2015, 2016, 2017).
Thông tin tác giả:
1. Nguyễn Tiến Long
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
- Địa chỉ email: nguyentienlong@tueba.edu.vn
2. Lục Mạnh Thiếp
- Đơn vị công tác: Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn
Ngày nhận bài: 11/09/2018
Ngày nhận bản sửa: 19/09/2018
Ngày duyệt đăng: 28/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_cuong_phong_chong_buon_lau_va_gian_lan_thuong_mai_o_tin.pdf