KẾT LUẬN
Phân tích ảnh hưởng của chính sách
khuyến khích giáo dục đối với tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam những năm qua, tác
giả cho rằng việc kiên trì theo đuổi các biện
pháp nhằm thu hút mọi người, ở mọi lứa
tuổi đến trường nhằm làm tăng số năm đi
học là một biện pháp phù hợp và đúng đắn.
Tác động lớn của số năm đi học đối với tăng
trưởng kinh tế cho thấy, thông qua các kiến
thức trường học, người lao động có thêm
các tư duy và kỹ năng cần thiết để gia tăng
năng suất từ các vị trí công việc khác nhau.
Bên cạnh thành công của chính sách khuyến
khích giáo dục thông qua việc phổ cập giáo
dục phổ thông và lồng ghép dạy nghề trong
trường học, bài toán đặt ra đối với giáo dục
Việt Nam chủ yếu vẫn là chất lượng giáo
dục ở bậc cao đẳng và đại học. Nhìn từ góc
độ thị trường, ngành giáo dục phải coi hoạt
động giáo dục và đào tạo là một loại hình
dịch vụ, tuân theo các mối quan hệ cung
cầu. Mối liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, vì mục
tiêu chất lượng nguồn nhân lực. Giải quyết
được vấn đề này, chúng ta mới có một hệ
thống giáo dục chất lượng, góp phần nâng
cao năng suất và tác động tích cực hơn nữa
đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của
Việt Nam.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Vai trò của chính sách khuyến khích giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 34, tháng 05 năm 2019
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM:
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH GIÁO DỤC
Nguyễn Thị Thuý Hồng
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Email: ntthong74@yahoo.com
Ngày nhận bài: 12/3/2019
Ngày PB đánh giá: 11/4/2019
Ngày duyệt đăng: 15/4/2019
TÓM TẮT
Giáo dục và chính sách khuyến khích giáo dục có tác động không nhỏ tới qui mô kinh tế
quốc gia. Thông qua quá trình đào tạo, người lao động có các kiến thức và kỹ năng cần
thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất, có thể làm tăng năng suất và góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Nhiều năm qua, Việt Nam đã kiên trì theo đuổi chính sách khuyến
khích giáo dục và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Đánh giá về vai trò của giáo dục
đối với tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Các
kết quả thu được vẫn có những khác biệt nhất định, phụ thuộc chủ yếu vào quan điểm và
cơ sở dữ liệu được sử dụng. Bài báo này sử dụng công cụ định lượng để đánh giá mức
độ đóng góp của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam kể từ khi Luật Giáo
dục 2005 chính thức có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng nhất định của
giáo dục và chính sách khuyến khích giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời gợi
mở nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này.
Từ khoá: Chính sách khuyến khích giáo dục, tăng trưởng kinh tế, phương pháp bình
phương nhỏ nhất.
ECONOMIC GROWTH IN VIETNAM:
THE ROLE OF POLICY OF EDUCATION ENCOURAGEMENT
ABSTRACT
Education and policy of education encouragement exert their significant impact on the scale
of national economy. By education, labors gather essential knowledge and skills, meeting the
demand of manufacturing to increase productivity and contribute to the economic growth rate.
In many years, Vietnam has perseveringly pursued the policy of education encouragement
and achieved substantial successes. Assessment on the role of education to economic
growth has been many researchers’ objectives. The research results are varied, depending
on the point of view and the database. This paper uses the quantitative tool to evaluate the
contribution of education to development of Vietnam economy since the formal enactment of
the Education Law in 2005. The findings prove the certain effects of education and education
encouragement policy on the economic growth and recommends futher research of the field.
Keywords: policy of education encouragement, economic growth, ordinary least squares
4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
1. MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn
là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện
mục tiêu này, chính phủ các nước phải thực
hiện đồng bộ nhiều chính sách, trong đó có
chính sách khuyến khích giáo dục. Có thể
nói đây là chính sách quan trọng hàng đầu,
đem lại lợi ích lâu dài và ảnh hưởng đến các
chính sách kinh tế xã hội khác [1]. Trong kỷ
nguyên của khoa học và công nghệ, yếu tố
con người vẫn giữ vai trò chính yếu trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, tăng năng suất và mở rộng qui mô
kinh tế. Bài báo này tập trung nghiên cứu
ảnh hưởng của chính sách khuyến khích
giáo dục đối với tăng trưởng sản lượng tại
Việt Nam bằng công cụ định lượng.
2. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU
Về tác động của giáo dục và chính sách
khuyến khích giáo dục đối với tăng trưởng kinh
tế, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước đã được công bố. Trong đó, phải
kể đến “Impact of education policy to country
economic development” – tác động của chính
sách giáo dục đối với sự phát triển kinh tế đất
nước của Daiva Duciumviene. Bài báo khẳng
định tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội phụ
thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực.
Như vậy, chính sách giáo dục có thể được coi
là có tác động không nhỏ tới phát triển kinh tế.
Bằng phương pháp phân tích thống kê, tác giả
đưa ra các chỉ số về chất lượng nguồn nhân
lực của Litva để khẳng định kết luận về tác
động tích cực của chính sách giáo dục mở cửa
đối với kinh tế quốc gia [6]. Cùng quan điểm
với Daiva Duciumviene, nhóm tác giả Eric A.
Hanushek, Dean T. Jamison, Eliot A. Jamison
và Ludger Woessmann với bài báo “Education
and Economic growth” – Giáo dục và tăng
trưởng kinh tế, đề cập tới phương pháp đo
lường kỹ năng và kinh nghiệm của người lao
động. Bên cạnh đó, bài báo cũng sử dụng công
cụ định lượng để mô tả tác động của nguồn
nhân lực đến tăng trưởng kinh tế. Nhóm tác
giả đã chỉ ra rằng sự gia tăng các kỹ năng lao
động sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế khoảng
2/3 % điểm mỗi năm. Tuy nhiên, tác động
của giáo dục đến các quốc gia không giống
nhau và phụ thuộc nhiều vào bối cảnh kinh
tế [7]. Nghiên cứu của, E. A Hanushek và L
Wo ̈ßmann từ Đại học Stanford và đại học
Munich, “Education and Economic growth” –
Giáo dục và tăng trưởng kinh tế - cũng khẳng
định tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội phụ
thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực.
Các tác giả cũng đề cập tới phương pháp đo
lường kỹ năng và kinh nghiệm của người lao
động, sử dụng công cụ định lượng để mô tả
tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng
kinh tế [8].
Về các công trình nghiên cứu trong
nước, đáng chú ý có nghiên cứu của
PGS.TS. Trần Thọ Đạt với bài viết “Giáo dục
và tăng trưởng kinh tế ở Đông Á và Việt
Nam” (2011). Tác giả khẳng định: ngoài
giáo dục, để tạo động lực tăng trưởng còn
cần thêm các yếu tố khác. Một số mô hình
định lượng dựa trên lý thuyết tăng trưởng
Solow cho thấy mối quan hệ thống kê giữa
giáo dục và tăng trưởng còn yếu. Đồng thời,
một số nghiên cứu khác cho thấy vai trò của
giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế Đông Á
5TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 34, tháng 05 năm 2019
khá mờ nhạt so với các yếu tố khác như vốn
và công nghệ kỹ thuật. Một số bài nghiên
cứu cũng nhấn mạnh việc không nên kỳ
vọng vào tác động ngắn hạn của giáo dục.
Ảnh hưởng của giáo dục đối với tăng trưởng
kinh tế chỉ có thể quan sát được trong dài
hạn, khi mà nền kinh tế có mức tích luỹ vốn
con người đủ lớn [2].
3. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VÀ
GIÁO DỤC VIỆT NAM
So với các nước khác, số liệu thống
kê cho thấy qui mô kinh tế của Việt Nam
nhỏ, ở vị trí 33/177 thế giới, có GDP theo
sức mua tương đương khoảng 322 tỷ USD,
thứ 6/10 nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 1: Số liệu thống kê GDP của một số quốc gia năm 2016
Đơn vị: Triệu USD
STT Quốc gia
Thứ hạng theo qui
mô GDP
GDP theo sức mua
tương đương
1 Mỹ 2 17.419.000
2 Trung Quốc 1 18.031.932
3 Nhật Bản 4 4.630.941
4 Indonesia 8 2.676.109
5 Thái Lan 21 985.526
6 Việt Nam 33 510.715
7 Singapore 38 452.691
8 Campuchia 103 49.958
Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới (WB), 2017
Cơ cấu GDP của Việt Nam trong
những năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Chính
sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-
HĐH) đã làm tỷ trọng nhóm ngành công
nghiệp tăng nhanh, từ chưa đầy 20% những
năm 1980 lên mức hơn 40% như hiện nay.
Cũng theo số liệu thống kê, tỷ trọng của
nhóm ngành nông nghiệp đã giảm còn
khoảng 21% và nhóm ngành dịch vụ dao
động trong khoảng 35 - 40% GDP.
Từ năm 2007 đến nay, tăng trưởng
GDP có chiều hướng giảm so với thời kỳ
đầu mở cửa kinh tế với mức tăng trưởng
kinh tế bình quân là 6,2%. Đặc biệt, tăng
trưởng trong giai đoạn này hầu như hoàn
toàn là dựa vào tích lũy vốn thông qua tăng
trưởng tín dụng. Điều này giúp cho Việt
Nam giữ được mức tăng trưởng GDP cao
và lạm phát thấp. Tuy nhiên, sự lệ thuộc thái
quá vào vốn tạo nên hiện tượng tăng trưởng
không bền vững. Nhận thức được vấn đề
này, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính
sách tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới chất
lượng tăng trưởng. Kết quả thu được trong
khoảng 3 năm (2010 – 2014) là giảm tỷ
trọng đầu tư/GDP từ mức bình quân 39%
trong thời kỳ 2006-2010 xuống 32,8% năm
2015. Tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng về bản chất là cuộc “đổi mới” lần
hai. Theo đó, sự phân bổ lại và sử dụng
nguồn lực quốc gia sẽ có hiệu quả hơn. Đổi
mới kinh tế đồng bộ với đổi mới hệ thống
chính trị. Biện pháp được sử dụng hiện nay
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
là sử dụng chính sách “trọng cung”, hỗ trợ
doanh nghiệp đầu tư vào cải tiến công nghệ,
đầu tư vào giáo dục đại học và dạy nghề để
cải thiện năng suất lao động.
Trong bức tranh tổng thể về các thành
tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được thời gian
qua, có vai trò của yếu tố vốn con người. Đồ
thị cho thấy mức độ đóng góp của các yếu tố
lao động, vốn và năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) vào tăng trưởng khi tế Việt Nam
những năm qua có sự khác biệt khá lớn.
Đồ thị 1: Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào GDP
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2009, 2014, 2017
Rõ ràng, mức độ đóng góp của lao
động và TFP đối với tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam thời gian qua chưa tương
xứng với tiềm năng (thấp hơn nhiều so
với mức độ đóng góp của vốn). Nhưng
xu hướng gia tăng sự đóng góp này có thể
thấy rõ trong vài năm gần đây. Có được
sự chuyển biến này chắc chắn phải bắt
đầu từ kết quả của giáo dục. Liên quan
đến chính sách giáo dục và vai trò của
chính sách này đối với tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TW
khoá XI nhấn mạnh “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu”, Luật Giáo dục 2005 cũng
chỉ rõ “Nhà nước khuyến khích, tạo điều
kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng
góp trí tuệ, công sức, tiền của cho giáo
dục”. Các văn bản Luật của Nhà nước và
Nghị quyết của Đảng thể hiện rõ ý chí
và quan điểm thống nhất trong việc cải
thiện chất lượng nguồn nhân lực thông
qua giáo dục. Các chính sách khuyến
khích giáo dục mang lại những chuyển
biến tích cực trong giáo dục:
Một là, sự đa dạng loại hình cơ sở
đào tạo và sự hoàn thiện quy hoạch mạng
lưới các trường đại học, cao đẳng. Nếu
như năm 1987, cả nước mới chỉ có 101
trường đại học và cao đẳng thì đến nay đã
có 235 trường đại học và học viện, tính cả
các trường cao đẳng thì con số lên tới 700,
tăng gấp 7 lần.
7TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 34, tháng 05 năm 2019
Đồ thị 2: Số lượng các trường Đại học, tính đến năm 2018
Nguồn: Niên giám Thống Kê [7]
Mạng lưới các trường đại học, cao
đẳng đã phủ gần kín cả nước. Đến nay, đã
có 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học;
60/63 tỉnh, thành có trường cao đẳng và
62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường đại
học hoặc cao đẳng.
Hai là, Quy mô đào tạo cao đẳng, đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ được mở rộng. Năm 1987,
số sinh viên tuyển mới là 34.110 thì năm 2018
là 455.174 (tăng hơn 13 lần). Số con em thuộc
diện chính sách, miền núi, dân tộc, vùng sâu,
vùng xa được thu hút ngày càng đông vào các
trường đại học và cao đẳng. Sinh viên tốt nghiệp
đại học, cao đẳng đã từng bước đáp ứng nhu
cầu nhân lực qua đào tạo, cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Ở bậc sau đại học, hiện
nay Việt Nam có khoảng trên 24 nghìn tiến sĩ.
67,3% trong số đó đang làm việc tại các trường
đại học và viện nghiên cứu. Từ năm 2000 đến
nay, các cơ sở đào tạo trung bình mỗi năm 650
tiến sĩ, khoảng 100 nghìn thạc sĩ thuộc nhiều
chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu xã hội và thực
tiễn sản xuất ở hầu hết các lĩnh vực. Những con
số này đã cho thấy vai trò quan trọng của đào
tạo sau đại học đối với việc cung ứng nhân lực
trình độ cao cho đất nước.
Ba là, cơ cấu trình độ, ngành nghề
đạo tạo thay đổi theo xu hướng hợp lý và
hình thức đào tạo đa dạng hơn. Tỷ lệ đào tạo
các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm -
ngư, y dược, văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể
thao tăng lên. Đặc biệt, đào tạo nguồn nhân lực
thuộc các lĩnh vực công nghệ, thông tin, sinh
học, vật liệu mới đang được ưu tiên lựa chọn.
Tính từ đầu năm 2016 đến nay, tổng số ngành
mới mở trình độ đại học là trên 190 ngành, tập
trung chủ yếu vào nhóm ngành kỹ thuật, máy
tính, công nghệ thông tin, khoa học xã hội và
hành vi, quản lý kinh doanh, pháp luật. Hình
thức đào tạo cao đẳng, đại học được đa dạng
hóa, gồm đào tạo chính quy tập trung và giáo
dục thường xuyên/đào tạo không chính quy.
Những năm qua, đào tạo không chính quy đã
có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo
nguồn nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế -
xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng các vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Bốn là, chất lượng giáo dục đại học
bước đầu được kiểm soát và từng bước cải
thiện. Bắt đầu từ năm 2005, ngay sau khi
được thành lập, Cục Khảo thí và Kiểm định
Chất lượng Giáo dục đã hỗ trợ các trường
đại học, cao đẳng hình thành các tổ chức
chuyên trách về đảm bảo chất lượng tại
trường. Tính đến nay đã có 100% trường
đại học, cao đẳng tiến hành tự đánh giá chất
lượng. 134/236 trường được kiểm định độc
lập và đều đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
Thông tư 65 và Thông tư 12/2017.
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Năm là, hợp tác quốc tế được đẩy
mạnh. Việt Nam đã đàm phán ký kết được
thoả thuận công nhận tương đương bằng cấp
giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới,
gia hạn và đàm phán mới nhiều hiệp định
hợp tác về giáo dục với nước ngoài. Theo
thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện
đang có 130 nghìn du học sinh đang theo
học tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài,
trong đó có khoảng 4 nghìn lưu học sinh
đang học bằng ngân sách Nhà nước và theo
các Hiệp định. Có nhiều trường đại học có
chương trình hợp tác quốc tế tốt, hiệu quả,
đã đạt được thoả thuận công nhận liên thông
chương trình với các trường đại học nước
ngoài. Số sinh viên nước ngoài đến học
tại Việt Nam ngày một tăng, theo thống kê
chưa đầy đủ hiện có khoảng 20 nghìn người,
gấp đôi so với thời điểm năm 2009.
Những con số trên đã phần nào phản
ánh thành tựu của giáo dục Việt Nam thời gian
qua. Mức độ đầu tư cho giáo dục là một nhân
tố quan trọng để cải thiện chất lượng nguồn
nhân lực, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
4. LỰA CHỌN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để trả lời câu hỏi “giáo dục đang giữ
vai trò như thế nào trong sự tăng trưởng kinh
tế quốc gia”, tác giả sử dụng phương pháp
ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary
Least Squares - OLS). Đây là một phương
pháp định lượng phổ biến hiện nay vì dễ áp
dụng và đặc biệt phù hợp với việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa các dãy số thời gian, kiểu
dữ liệu chéo [3]. OLS được giới thiệu bởi
Gauss vào những năm cuối thế kỷ XVIII và
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Mặc dù hiện nay, người ta đã phát triển nhiều
phương pháp ước lượng mới nhưng OLS vẫn
là phương pháp thông dụng do các ưu việt
của nó [5]. Mô hình hồi qui có dạng:
Y = β
1
+ β
2
X
1
+ β
3
X
2
+ u
hoặc Ln(Y) = β
1
+ β
2
ln(X1) + β
3
lnX2 + u
Trong đó X và Y lần lượt là biến độc
lập và biến phụ thuộc.
β
1
và β
2
, β
3
lần lượt là hệ số chặn và
hệ số góc
u là nhiễu ngẫu nhiên
Tác giả lựa chọn mô hình này để nghiên
cứu mối quan hệ giữa GDP và một số chỉ tiêu
phản ánh kết quả của chính sách khuyến khích
giáo dục, bao gồm số năm đi học trung bình
và số sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp ở
Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017.
Phương trình hồi qui đề xuất có dạng:
log (GDPt) = β
1
+ β
2
log(sonamhoc
t
) +
β
3
log(sosvtn
t
) u
t
Trong đó:
GDPt là tổng sản phẩm quốc nội.
β
2,
β
3
là thông số mô hình về mối quan
hệ giữa GDP và các chỉ tiêu phản ánh kết
quả của chính sách khuyến khích giáo dục.
Kỳ vọng dấu β
2,
β
3
>0.
Sonamhoc là số năm đi học bình quân
của một người.
Sosvtn là số lượng sinh viên đại học
và cao đẳng tốt nghiệp mỗi năm.
5. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
Sử dụng phần mềm Eview 8.0, tác
giả đã xác định được hàm số hồi qui cho
thấy mối quan hệ giữa GDP (là biến phụ
thuộc) với số năm đi học bình quân và số
sinh viên tốt nghiệp hàng năm (biến độc
lập). Cụ thể như sau:
9TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 34, tháng 05 năm 2019
Ln (GDP) = 0,156790Ln(sosvtn) +
2,065994Ln(sonamhoc) + 8,222117 (R2
=96,46%)
Tác giả cũng tiến hành kiểm định mô
hình [5]. Các kiểm định gồm:1. Kiểm định tự tương quan độ trễ 1
và 2 đều cho thấy không có tương quan bậc
1 và bậc 2. Như vậy, phần dư ở độ trễ không
tác động đến phần dư hiện tại.2. Kiểm định phương sai sai số thay
đổi cho kết quả P-value lớn hơn 0,05. Có nghĩa
là không tồn tại phương sai sai số thay đổi.3. Kiểm định dạng hàm cho giá trị
P-value lớn hơn 0,05 cho thấy dạng hàm
logarit được sử dụng trong mô hình là phù hợp.4. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ
số phóng đại phương sai (VIF). Kết quả là
VIF nhỏ hơn 2, chứng tỏ không tồn tại đa
cộng tuyến.
Các kết quả kiểm định cho thấy mô
hình phù hợp và đáng tin cậy.
Từ hàm hồi qui, ta thấy tác động của
số năm đi học bình quân và số sinh viên tốt
nghiệp hàng năm đến GDP không giống
nhau. Cụ thể là nếu số sinh viên tốt nghiệp
đại học và cao đẳng hàng năm tăng 1% thì
GDP chỉ tăng 0,15679%. Trong khi đó, số
năm học bình quân của một người tăng 1%
thì GDP có thể tăng tới 2,065994%.
Một số bình luận từ kết quả nghiên cứu.
Chính sách khuyến khích giáo dục ở
Việt Nam là một trong những chính sách
quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng đến mọi
mặt kinh tế - xã hội. Chính sách này được
thể hiện thông qua các nỗ lực của chính phủ
trong việc sử dụng nguồn chi từ ngân sách
và tích cực huy động các nguồn đầu tư xã
hội hoá để phát triển giáo dục.
Bảng 2: GDP và chi Ngân sách cho Giáo dục từ năm 2005 - 2017
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Năm GDP Chi NS GD Tỷ trọng (%)
2005 393,031 28611 7,28
2006 425,435 37332 8,75
2007 461,329 53774 11,66
2008 490,458 63547 12,96
2009 516,566 69320 13,42
2010 551,609 78206 14,18
2011 584,073 99369 17,01
2012 613,452 127136 20,72
2013 646,578 168692 26,09
2014 685,243 174777 25,50
2015 731,017 177367 24,26
2016 776,413 195635 25,20
2017 829228 217057 26,18
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Chi tiêu ngân sách cho giáo dục ở
Việt Nam hiện nay đang được xếp ở mức
cao nhất trên thế giới nếu xét theo tỷ trọng
chi ngân sách cho giáo dục/GDP. Việc duy
trì chính sách khuyến khích giáo dục trong
thời gian dài có tác dụng tích cực, lôi kéo
sự chú ý của toàn xã hội đối với hoạt động
này. Thông qua đó tạo ra một xã hội học tập,
phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam.
Ở một góc độ khác, việc khuyến khích giáo
dục có tác dụng làm tăng số năm đi học bình
quân và tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp
đại học và cao đẳng hàng năm. Trong khi
đó, kết quả mô hình định lượng cũng chỉ rõ
sự tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận của các
chỉ tiêu trên đối với GDP.
Việc dành nhiều thời gian hơn trong
nhà trường cho phép người học tích luỹ được
nhiều hơn các kiến thức và kỹ năng cần thiết
cho công việc sau này. Từ năm 2005 đến năm
2017, số năm đi học bình quân đã tăng từ 6,42
lên 8,56, phù hợp với chính sách phổ cập giáo
dục trung học cơ sở. Đến nay, khoảng 80%
người Việt có bằng tốt nghiệp cấp 2. Theo đó,
họ đã được đào tạo nghề cơ bản như tin học
văn phòng, cơ khí, có đủ điều kiện tham gia
lực lượng lao động, hoạt động trong các cơ sở
sản xuất, đóng góp vào GDP.
Sự gia tăng số sinh viên tốt nghiệp các
trường đại học và cao đẳng hàng năm có tác
động đến GDP nhưng mức độ thấp cho thấy
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cần phải
được chú trọng hơn nữa. Trên lý thuyết, lực
lượng lao động đã qua đào tạo này phải là
nhân tố đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
sản lượng quốc gia. Các cử nhân và kỹ sư
thuộc nhóm lao động có trình độ, kiến thức,
kỹ năng tốt do đã trải qua thời gian đào tạo
dài hạn tại các cơ sở giáo dục. Vì vậy, mức
độ đóng góp cho nền kinh tế thông qua việc
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến năng
suất lao động phải đủ lớn. Tuy nhiên, kết
quả nghiên cứu lại cho thấy sự tác động rất
hạn chế của nhân tố này. Điều này có thể
được lý giải bằng thực tế chất lượng đào tạo
tại nhiều cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng.
Chúng ta đang chạy theo mô hình giáo dục
đại chúng, lấy số lượng làm thước đo thành
tích. Điều này là không hợp lý khi đánh giá
các bậc học cao đẳng và đại học. Hoạt động
đào tạo chạy theo phong trào và sở thích mà
không quan tâm đến nhu cầu của thị trường.
Kết quả là một số lượng không nhỏ sinh viên
đại học và cao đẳng tốt nghiệp ra trường
nhưng không đáp ứng được các vị trí công
việc tương ứng, phải đào tạo lại, tốn kém chi
phí và thời gian của xã hội. Thậm chí còn có
hiện tượng cử nhân và kỹ sư làm việc trong
các doanh nghiệp với vai trò là công nhân
trực tiếp sản xuất, không sử dụng được các
kiến thức được trang bị ở nhà trường.
6. KẾT LUẬN
Phân tích ảnh hưởng của chính sách
khuyến khích giáo dục đối với tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam những năm qua, tác
giả cho rằng việc kiên trì theo đuổi các biện
pháp nhằm thu hút mọi người, ở mọi lứa
tuổi đến trường nhằm làm tăng số năm đi
học là một biện pháp phù hợp và đúng đắn.
Tác động lớn của số năm đi học đối với tăng
trưởng kinh tế cho thấy, thông qua các kiến
thức trường học, người lao động có thêm
các tư duy và kỹ năng cần thiết để gia tăng
năng suất từ các vị trí công việc khác nhau.
11TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 34, tháng 05 năm 2019
Bên cạnh thành công của chính sách khuyến
khích giáo dục thông qua việc phổ cập giáo
dục phổ thông và lồng ghép dạy nghề trong
trường học, bài toán đặt ra đối với giáo dục
Việt Nam chủ yếu vẫn là chất lượng giáo
dục ở bậc cao đẳng và đại học. Nhìn từ góc
độ thị trường, ngành giáo dục phải coi hoạt
động giáo dục và đào tạo là một loại hình
dịch vụ, tuân theo các mối quan hệ cung
cầu. Mối liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, vì mục
tiêu chất lượng nguồn nhân lực. Giải quyết
được vấn đề này, chúng ta mới có một hệ
thống giáo dục chất lượng, góp phần nâng
cao năng suất và tác động tích cực hơn nữa
đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Kinh Tế Học Vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo Dục.
2. Trần Thọ Đạt (2011), Giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Đông Á và Việt Nam.
3. Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh (2013), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất
bản đại học KTQD.
4. Tổng Cục Thống Kê, Niên giám Thống Kê Việt Nam 1990, 1995, 2000, 2005, 2010,
2014, 2015, 2017, Nhà xuất bản Thống Kê.
5. Box, G, Jenkins, G.M. and Reinsel, G. (1994), Time Serial Analysis: Focasting and
Control, 3rd edition (Englewoods Cliffs, NJ: Prenctice Hall).
6. Daiva Duciumviene, Impact of education policy to country economic development,
Procedia Social and Behavioral Science 191 2015 2427-2436.
7. Eric A. Hanushek, Dean T. Jamison, Eliot A. Jamison and Ludger Woessmann, Education
and Economic growth, Education next Harvard Kennedy school 2008 Vol 8 No 2.
8. E. A Hanushek, Education and Economic growth, Stanford University, Stanford, CA,
USA, L Wo ̈ ßmann, University of Munich, Munich, Germany 2010 Elsevier Ltd.,.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_truong_kinh_te_o_viet_nam_vai_tro_cua_chinh_sach_khuyen.pdf