Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả

Mục lục Mở Đầu 1 1 1- Liên minh Châu Âu EU2 2 1.1 Khái quát về liên minh Châu Âu EU2 2 1.2 Tập quán thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 3 3 1.2.1 Tập quán thị hiếu tiêu dùng của EU 3 3 1.2.2 Kênh phân phối 3 3 1.3 Chính sách ngoại thư¬ơng và yêu cầu của thị tr¬ờng EU đối với rau quả 8 8 1.3.1 Chính sách ngoại th¬ơng của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8 1.3.2 Các yêu cầu của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8 1.3.2.1 Tiêu chuẩn về chất l¬ợng và phân loại hàng rau quả vào EU 8 8 1.3.2.2 Các vấn đề liên quan đến môi tr¬ờng, lao động, xã hội, sức khoẻ và an toàn 9 9 1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác 10 10 2. Phân tích khả năng XK rau quả của DNVN vào thị tr¬ờng EU 10 10 2.1 Thực trạng XK rau quả của DNVN vào thị tr¬ờng EU 10 10 2.1.1 XK rau quả sang EU nói chung 10 10 2.1.2 Giới thiệu 2 thị tr¬ờng XK rau quả chính của Việt Nam là Pháp và Đức13 13 2.3 Những thuận lợi và khó khăn của DNVN khi xuất rau quả vào thị tr¬ờng EU 15 15 2.3.1 Những thuận lợi của DN 15 15 2.3.1.1 Thuận lợi chủ quan 15 15 2.3.1.2 Thuận lợi khách quan 15 15 2.3.2 Những khó khăn của DN 19 19 2.3.2.1 Khó khăn chủ quan 19 19 2.3.2.2 Khó khăn khách quan 20 20 3. Giải pháp thúc đẩy XK rau quả VN vào thị tr¬ờng EU 22 22 3.1 Nâng cao hiểu biết về thị tr¬ờng 22 22 3.2 Nâng cao chất l¬ợng rau quả sang EU 23 23 3.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh 24 24 3.4 Một số kiến nghị khác 26 26 Kết Luận 28 28 Phụ lục 29 29 Tài liệu tham khảo . 32

doc40 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối của thị trường EU đối với mặt hàng rau quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thấy đối với mặt hàng rau quả, người dân Châu Âu vẫn có những mặc cảm nhất định về giá cả giữa rau quả sạch và rau quả thông thường. Chỉ có 56% người tiêu dùng EU chịu trả thêm 10% và 33% người tiêu dùng EU chịu trả thêm 15% để mua sạch. Điều này được lý giải là do rau quả được sử dụng liên tục trong các bữa an hàng ngày và vì vậy, các bà nôị trợ EU cũng đôi chút quan tâm đến sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm rau quả. Và cuối cùng khi nói đến thị hiếu và thãi quen tiêu dùng các sản phẩm rau quả của người dân EU không thể không nói đến xu hướng ngày càng sử dụng lượng rau quả nhiều hơn trong các bữa an hàng ngày của họ. Điều này càng chứng tỏ EU là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng rau quả. Ngày nay, do nhiều căn bệnh như béo phì, tim mạch, đường ruột... đồng thời do du nhập nền văn hoá Èm thực, y học Phương Đông, người dân Châu Âu bắt đầu có xu hướng sử dụng nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin, giảm lượng thịt và bột mú, bơ sữa hơn. Đây là một xu hướng tiêu dùng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các sản phẩm rau quả xuất sang EU được ưa chuộng là các sản phẩm rau quả nhiệt đới bao gồm rau qủa tươi và rau quả đã chế biến, nước Ðp trái cây, các loại mứt, rau quả muối đóng hộp... Các sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp được người dân EU sử dụng nhiều hơn hẳn (nếu so sánh với các nước Châu Á khác) do xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày một tăng và số lượng người độc thân ngày một nhiều- tình trạng này rất phổ biến ở các nước Tây Bắc Âu. Còn một đặc điểm nữa trong tập quán tiêu dùng của người dân EU cần lưu ý đó là người tiêu dùng ở khu vực Điạ Trung Hải thường có thãi quen mua các loại rau quả tươi tại các chợ ngoài trời hơn so với các nước Tây Bắc Âu. Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến và thãi quen tiêu thụ ở các siêu thị đang ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng là một điểm rất đáng lưu ý khi lùa chọn các kênh phân phối cho từng quốc gia cụ thể. 1.2.2 Kênh phân phối Về cơ bản hệ thống phân phối rau quả của EU khá tập trung bao gồm hệ thống bán buôn và bán lẻ. Tham gia vào hệ thống này bao gồm các công ty xuất nhập khẩu, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, công ty bán lẻ độc lập, các tổ hợp rau quả... trong đó 50% tổng lượng rau quả nhập khẩu được phân phối tại siêu thị và đại siêu thị. Về hình thức phân phối, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xúc tiến xuất khẩu có thể thâm nhập vào thị trường EU qua ba kênh chính sau : Xuất khẩu trực tiếp : Thông qua các nhà nhập khẩu của EU, bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu mà không qua trung gian. Xuất khẩu trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiết kiệm được chi phí và từng bước xây dựng được mối quan hệ làm ăn với các nhà nhập khẩu EU, cũng như khẳng định rõ chất lượng rau quả Việt Nam. Song thực tế rất khó thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp do các nhà nhập khẩu EU như các siêu thị lớn hay các công ty bán lẻ độc lập thường có mối quan hệ làm ăn với các đối tác quen thuộc, lâu năm. Mặt hàng rau quả tuy có nhu cầu lớn thường xuyên nhưng lại là loại thực phẩm đòi hỏi chất lượng và vệ sinh an toàn cao vì vậy với doanh nghiệp Việt Nam mới bước chân vào thị trường EU và chưa thực sự có tên tuổi, uy tín thì rất khó tạo niềm tin đối với các nhà nhập khẩu EU. Vì thế bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng vào hình thức phân phối gián tiếp qua các công ty xuất khẩu của EU Hình thức xuất khẩu rau quả gián tiếp qua các công ty xuất khẩu của EU: Thực chất của hình thức phân phối này có thể hiểu là các quốc gia EU có những công ty kinh doanh về rau quả họ đặt các chi nhánh hay đại diện hoặc công ty tại các nước và thu gom hàng hoá rồi xuất khẩu ngược trở lại EU. Tham gia vào kênh phân phối này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được ưu thế về thông tin thị trường, về các mối quan hệ của đối tác. Khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào việc thu gom hàng hoá sao cho đúng và đủ về chất lượng, số lượng và giao hàng đúng ngày quy định còn việc tiêu thụ sản phẩm do các công ty xuất khẩu EU thực hiện.Hình thức phân phối này rất phù hợp đối với các công ty xuất rau quả Việt Nam có Ýt vốn và quy mô nhỏ. Cuối cùng là thông qua các tổ hợp rau quả cũng có tổ hợp rau quả. Những tổ hợp này hoạt động chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Rau quả được tổ hợp nhập khẩu từ khắp nơi và được cung cấp đến các hệ thống bán lẻ, cửa hàng bán lẻ, siêu thị và những người chủ quầy hàng bán lẻ rau quả ở các khu chợ xanh. 1.3 Chính sách ngoại thương và yêu cầu của thị trường EU đối với rau quả : 1.3.1 Chính sách ngoại thương của EU đối với mặt hàng rau quả : Các nước thành viên EU đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là cơ quan đại diện duy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp các tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm : chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dùa trên cơ sở Hiệp định xây dựng trên nguyên tắc: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Để nguyên tắc được thực hiện, EU sử dụng biện pháp đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là hệ thống ưu đãi phổ cập GSP- công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước này, trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường của mình. Rau quả Việt Nam cũng được hưởng chính sách đãi ngộ thuế quan phổ cập. Do vậy, hầu hết các mặt hàng rau quả nhiệt đới, các mặt hàng đặc sản không trồng ở Châu Âu đều được hưởng thuế suất bằng 0 hoặc không có hạn ngạch. Một số mặt hàng Châu Âu có sản xuất thì được hưởng thuế suất ưu đãi giảm từ 50-75% có khi 100% giảm so với quy định MFN, song vẫn phải chịu điều tiết hạn ngạch nhằm mục đích nhập khẩu vào EU vào những thời điểm mùa đông, trái vụ hay thời điểm giáp hạt. Trong tương lai khoảng đến năm 2006, hệ thống này sẽ bị điều chỉnh, thu hẹp lại chỉ áp dụng cho một số nước nhất định. Ngoài ra còn có hàng rào phi thuế quan khác như tiêu chuẩn kỹ thuật. 1.3.2 Các yêu cầu của EU đối với mặt hàng rau quả: 1.3.2.1 Tiêu chuẩn về chất lượng và phân loại đối với rau quả vào EU: Như phân tích ở trên, do EU là một thị trường khó tính và rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng nên họ đặt ra những tiêu chuẩn về chất lượng rau quả nhập khẩu rất chặt chẽ. Các tính chất cơ bản của sản phẩm rau quả cần có là : Rau quả tươi hay chế biến đều phải bảo đảm sạch sẽ, không độc hại đối với sức khoẻ con người, không có các vật lạ nhìn thấy được trên sản phẩm; khi ăn không có mùi lạ, vị lạ, độ Èm khác thường; các sản phẩm rau quả phải được thu hoạch cẩn thận, đúng quy trình; rau quả phát triển đúng độ, nhìn phải tươi. Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra tiêu chuẩn phân loại sản phẩm bao gồm 3 cấp độ như sau : Thứ nhất là phân loại theo độ lớn : xác định theo từng loại sản phẩm, đối với trái cây có xác định độ lớn tối thiểu. Thứ hai là phân loại theo dung sai : trong cùng một loại thì dung sai cho phép tối đa là 10%. Và cuối cùng là phân loại theo độ đồng đều: đảm bảo độ đồng đều về độ lớn trong một gói hàng, để dễ dàng giúp khách hàng khi lùa chọn sản phẩm. 1.3.2.2 Các vấn đề liên quan đến môi trường, lao động, xã hội, sức khoẻ và an toàn: Bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề được các nước EU quan tâm xem xét để chấp nhận nhập hàng hoá của một doanh nghiệp, một quốc gia vào thị trường mình. Các sản phẩm rau quả để đáp ứng yêu cầu về môi trường phải tuân thủ theo các quy định về giảm tối đa mức độ các chất dư lượng (MRLs) của hàng loạt loại thuốc trừ sâu sử dụng ngay từ trong gốc cây trồng , và trong từng thành phẩm rau quả được đưa ra thị trường theo quyết định số 90/642/EEC. Ngoài ra các doanh nghiệp khi xuất hàng vào EU cũng cần có chứng chỉ về bảo vệ môi trường như ISO 14000. Vấn đề liên quan đến an toàn và sức khoẻ : áp dụng theo các quy định của EUROGAP được xem là quan trọng nhất đối với rau quả tiêu thụ trên thị trường EU. Nã quy định quy trình canh tác nông nghiệp bảo đảm đối với các sản phẩm trồng trọt bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng, dùng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khoẻ và an toàn của công nhân. Ngoài ra còn có các quy định về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ được tổ chức International Plant Protection Committee nhằm bảo vệ nông phẩm khỏi bị nhiễm sâu bệnh. Bên cạnh đó, hệ thống HACCP cũng là một tiêu chuẩn mà các công ty nhập khẩu Châu Âu đòi hỏi nhà cung cấp của mình. Nó có hiệu lực đối với tất cả các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối hay kinh doanh thực phẩm. Hệ thống này quy định chặt về các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Liên quan đến vấn đề lao động, xã hội các doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ tiêu chuẩn SA8000. 1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác : Các nước EU có đưa ra quy định đối với vấn đề này như sau : Nhãn mác thông tin bao bì yêu cầu phải được ghi đầy đủ, ký hiệu, dấu hiệu rõ ràng. Nội dung bao bì bao gồm : Nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần các chất có trong sản phẩm... Bao bì, chai, lọ, hộp đựng sản phẩm cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. 2. Phân tích khả năng xuất khẩu rau qủa của DNVN vào thị trường EU 2.1 Thực trạng xuất khẩu rau quả của DNVN vào thị trường EU 2.1.1 Xuất khẩu rau quả sang EU nói chung : EU là một trong hai thị trường trên thế giới (EU và Mỹ) có nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn nhất. Theo ước tính đến năm 2010, nhập khẩu rau quả của EU sẽ chiếm tới 50% nhập khẩu toàn thế giới. Vì vậy, có thể nói, EU là thị trường lớn cho hoạt động xuất khẩu rau quả. Trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ổn định, nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể là : năm 2000 đạt 200 triệu USD, tăng 90,5% so với năm trước, năm 2001 đạt 330 triệu USD, tăng 65%, năm 2002 đạt 201 triệu USD, giảm 29%, năm 2003 đạt 151,5 triệu USD giảm 24,6% thì cũng trong những năm đó kim ngạch xuất khẩu vào EU liên tục tăng thể hiện qua các số liệu sau : Năm 2000 đạt 9,2 triệu USD, 2001 đạt 11 triệu USD, 2002 đạt 19 triệu USD, 2003 đạt trên 21 triệu USD (theo doanh nghiệp TM sè 45/2004). Trong đó các nhóm sản phẩm tăng trưởng mạnh là dứa, vải, dưa chuột đóng hộp; dứa, vải đông lạnh; nước dứa cô đặc. Riêng mặt hàng đông lạnh tăng 30-50%, dứa cô đặc tăng 80%, đồ hộp tăng 50%. Nói chung, rau quả Việt Nam xuất sang EU tương đối đa dạng bao gồm các sản phẩm đủ loại kiểu muối, đóng hộp hay sấy khô như dưa chuột muối, dưa bao tử, ngô rau, khoai sọ, khoai lang, khoai mì trắng, cà rốt, bí đỏ vỏ xanh, các loại đậu rau, hành hương, tỏi tây, rau cải xanh, bó xôi, mướp đắng, cà muối.... Nước quả và nước quả cô đặc như dứa hộp, chôm chôm hộp... Ngoài ra còn có các loại vải, nhãn, mít sấy khô, xoài, đu đủ nghiền và mứt quả. Các loại nước Ðp trái cây xuất không nhiều như nước cam, nước ổi.... Cuối cùng phải kể tới các loại rau quả tươi cũng như trái nhiệt đới như xoài, chuôi, thanh long, vải thiều, ổi, khế, bưởi, măng cụt, chanh, nhãn, dừa.... Qua đó có thể thấy các sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất sang EU phong phú về chủng loại rau quả, đa dạng về loại hình sản phẩm. Năm 2002 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam còn rau quả chế biến chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả chế biến. ( Theo cuốn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam). Nếu làm một phép so sánh có thể thấy so với các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản rau quả Việt Nam xuất sang EU chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường. Hiện thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 45-50% trong khi rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang EU chưa đầy 6%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của rau quả Việt Nam trong khối là Pháp, Đức, Hà Lan và Italia. Ngoài ra còn có từng thị trường chính cho mỗi loại mặt hàng trái cây cụ thể như sau : Chuối-Anh, Bỉ, Đức; Dứa- Pháp, Italia, Anh, Bỉ, Đức; Xoài- Hà Lan, Pháp, Đức; Dưa hấu- Đức, Italia. Tuy số lượng rau quả Việt Nam xuất sang EU gần đây tương đối đa dạng song chất lượng lại chưa cao, chưa đáp ứng các tiêu chuẩn của người dân Châu Âu. Đó là do các vấn đề về giống cây trồng phần lớn là giống địa phương chưa phải là giống tốt nhất; do kỹ thuật sản xuất rau quả chưa cao, nông cụ không nhiều nên việc sản xuất đại trà gặp nhiều trở ngại; do cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc bảo quản, lùa chọn, công nghệ chế biến rau quả cũng như bao gói thành phẩm còn lạc hậu nghèo nàn. Cũng do những nhược điểm trên đã khiến cho sản phẩm có mẫu mã và chủng loại đơn điệu so với các sản phẩm nhập khẩu khác trên thị trường EU. Ngoài ra, số lượng rau quả Việt Nam xuất sang EU còn nhỏ lẻ và thường không ổn định. Loại rau quả sạch hữu cơ của Việt Nam được xuất sang EU không nhiều mà chủ yếu là rau sạch thông thường. Các loại rau sạch này đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của EU cũng như thường vượt quá tỷ lệ hoá chất quy định. Đồng thời, chúng ta cũng chưa có nhiều loại rau quả mang đặc trưng Việt Nam để có thể giới thiệu với người dân EU. Nếu đem so sánh với giá rau quả nhập khẩu từ các nước khác thì rau quả của Việt Nam có giá cao hơn. Đó là do các chi phí như lưu thông, bảo quản, chế biến, bao bì đặc biệt là vận chuyển thường cao làm tăng giá vốn hàng xuất khẩu của ta so với giá vốn của các nước khác. Ví dụ như cước phí vận chuyển của Thái Lan luôn thấp hơn Việt Nam từ 10-30% như vậy giả sử Thái Lan và Việt Nam có cùng chi phí sản xuất thì giá vốn của ta lớn hơn Thái Lan từ 10-30% giá trị. Có lẽ bởi vậy mà rau quả Việt Nam sang EU thường có khả năng cạnh tranh kém hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, Nam Mỹ và một số nước Châu Phi có cùng điều kiện sản xuất tương tự như nước ta. Thực tế, thị trường EU đã nhập một lượng lớn rau quả từ các nước đang phát triển khoảng 5,1 tỷ euro/6,8 triệu tấn quả các loại và khoảng 687 triệu euro/612 ngàn tấn rau(năm 2003) song mặt hàng rau quả Việt Nam lại chiếm tỷ lệ % về thị phần rất nhỏ. Các quốc gia xuất khẩu rau quả chính sang EU phải kể đến các nước Nam Phi, Châu Mỹ La Tinh, như Coxta Rica, Braxin, Êucado, Chilê, Côlômbia, Achentina, các nước khác như Cốtđivoa, Thổ Nhĩ Kỳ, Marốc, Camơrun, Ai Cập, Thái Lan. Đây là những nước đã thâm nhập vào thị trường EU từ lâu và sản phẩm của họ đã có uy tín trên thị trường. Để biết thêm về tỷ lệ % thị phần của các nước XK sang EU đối với từng loại rau quả xem phụ lục 3. Qua bảng phụ lục này, có thể thấy được khả năng cạnh tranh của từng nước cũng như thế mạnh của nước đó đối với từng sản phẩm cụ thể. Đồng thời có thể thấy được một thực trạng là lượng rau quả Việt Nam xuất sang EU còn quá nhỏ bé và khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường EU là rất hạn chế. Nói chung, rau quả Việt Nam xuất sang EU nhằm phục vụ bà con Việt Kiều là chủ yếu. Và cũng chính những người Việt Nam định cư tại các nước Châu Âu này là kênh phân phối hiệu quả nhất cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung và rau quả nói riêng của nước ta vào thị trường EU. 2.1.2 Giới thiệu 2 thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Pháp và Đức : Đức và Pháp là 2 trong rất nhiều các quốc gia EU nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với khối lượng lớn và cũng là 2 thị trường rất tiềm năng trong liên minh EU đối với hoạt động nhập khẩu rau quả từ nước ta. Thị trường Pháp : Đây là một thị trường nhập khẩu rất đa dạng các sản phẩm rau quả của ta. Vì vậy, các loại rau quả Việt Nam có mặt trên thị trường Pháp phong phú và có chất lượng tốt, tuy nhiên số lượng xuất khẩu chưa nhiều. Nguyên nhân chính là rau quả của ta chưa đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của thị trường như các yêu cầu về độ sạch, đẹp, ngon, an toàn, rẻ cũng như rau quả phải được canh tác bằng phương pháp hữu cơ và phải có sự ổn định về chất lượng và số lượng. Sản xuất của ta nói chung còn manh mún, nhỏ lẻ, giống trái cây và kỹ thuật trồng trọt còn lạc hậu.Vì vậy, không có đủ hàng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển còn yếu kém, các tiến bộ kỹ thuật còn chưa được áp dụng. Do đó, rau quả của ta mới chỉ xuất sang thị trường Pháp với số lượng hạn chế dưới dạng đông lạnh, đồ hộp, sấy khô hay nước cô đặc còn rau quả tươi thì rất hạn chế. Hơn nữa Pháp lại là nước có vị trí địa lý xa xôi so với chúng ta nên việc vận chuyển nhanh chóng khó thực hiện nếu được thì chi phí sẽ rất cao không cạnh tranh được với rau quả ở các nước khác. Dưới đây là các sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Pháp xếp theo kim ngạch năm 2003 Bảng 1: Cơ cấu xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Pháp năm 2003 STT Tên Hàng Khối Lượng (Tấn) Kim ngạch (nghìn euro) 1 Dứa sấy khô 695 557 2 Nhãn, vải 94 298 3 Hạt điều (đã bóc vỏ) 56 220 4 Ổi, xoài và măng cụt 34 219 5 Hạt điều (chưa bóc vỏ) 27 174 6 Nấm tươi 304 160 7 Nấm khô 43 133 8 Dừa tươi 112 72 9 Củ, rễ các loại 62 65 10 Quả sấy khô các loại 3 50 (Nguồn : Báo Ngoại Thương số 27 ngày 21-31/9/2004 ) Thị trường Đức :Đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm rau quả rất đa dạng. Hầu như trên thị trường này có đủ các loại quả từ quả bỏng, nhót, ổi , khế cho đến các loại quả có giá trị cao như xoài, dừa, mít... Hàng Việt Nam được nhập vào do các doanh nghiệp người Việt với số lượng không đáng kể. Rau quả Việt Nam tiêu thụ nhiều nhất là rau quả hộp. Gần đây số lượng này đã giảm chủ yếu tập trung và các mặt hàng rau quả sau : Rau tươi như rau muống, cải tàu, rau thơm, gừng, giềng, các loại gia vị... Những loại rau này thường được xuất sang Đức để cung cấp cho các khu chợ và cửa hàng thực phẩm Châu Á cho người Việt sử dụng. Về quả, các loại như xoài , thanh long, dứa, vải thiều, ổi, khế, mận, chanh... tiêu thụ khá lớn. Ngoài ra, các sản phẩm quả, nước quả đóng hộp như dứa và nước dứa, nước quả ổi, chôm chôm đều có khả năng tiêu thụ tốt. Dứa đông lạnh còn được sử dụng để chế biến các loại coctail, gia chế kem. Các quy định nhập khẩu rau quả của thị trường Đức tuân theo những tiêu chuẩn chung của thị trường EU. Các loại rau quả nhiệt đới của Việt Nam trừ chuối, dưa chuột đều được hưởng ưu đãi về thuế. Các sản phẩm kể trên khi muốn vào thị trường Đức phải có giấy phép nhập thậm chí chuối phải chịu chế độ hạn ngạch. Rau quả Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Đức chịu sức Ðp cạnh tranh lớn với các loại quả từ các nước khác như Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ, vùng Caribê, Nam Âu và đặc biệt là Thái Lan. Rau quả Việt Nam tại thị trường Đức Mặt Hàng Khối Lượng ( Tấn) Trị Giá (Triệu USD) Rau, quả hộp, nước quả 967 0,907 Rau tươi các loại 104 0,243 Quả nhiệt đới 50 0,186 Quả loại khác 17 0,018 Quả có vỏ cứng (lạc) 21 0,018 (Nguồn báo ngoại thương số 27 ngày 21-31/9/2004) 2.3 Những thuận lợi và khó khăn của DN VN khi xuất rau quả vào thị trường EU 2.3.1 Những thuận lợi của DN: 2.3.1.1Thuận lợi chủ quan : Trước hết phải kể tới quyết định số 182/1999 QĐ-TTG ngày 3/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “ Phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010”. Điều này chứng tỏ, Nhà nước đã rất quan tâm đến việc xuất khẩu rau quả ra thị trường thế giới, xem xét rau quả như mặt hàng tiềm năng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với việc phê duyệt đề án rất nhiều cuộc họp của Bộ Thương Mại đã được tổ chức để triển khai đề án này. Điều đó đồng nghĩa với việc những khó khăn từ khâu sản xuất, trồng trọt đến các khâu tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được quan tâm giúp đỡ giải quyết. Lao động ở nông thôn Việt Nam vừa nhiều (25 triệu người), vừa trẻ (phần lớn ở lứa tuổi 25), lại vừa rẻ ( do nếu xét tổng sản phẩm trong nước GDP tính trên đầu người của Việt Nam năm 1999 chỉ là 375 USD/ người, Ýt hơn 48% so với Trung Quốc) nên giá thành của hàng rau quả Việt Nam chắc chắn sẽ rẻ, có thể cạnh tranh với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc. Thêm vào đó, ở khắp các vùng nông thôn nước ta xu hướng chuyển đổi ngành nghề từ trồng cây lúa sang cây ăn quả đang phát triển mạnh do một thực tế là trồng cây ăn quả mang lại lợi nhuận cho người nông dân hơn rất nhiều so với cây lúa truyền thống. Chính xu hướng này đã làm cho diện tích gieo trồng của ta ngày một tăng. Nếu năm 1985 diện tích mới đạt 218 nghìn ha thì năm 2003 đạt 692.252 ha bình quân tăng 60 nghìn ha mỗi năm. Đây là đặc điểm thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả xuất khẩu. Hơn nữa, khí hậu và đất đai của Việt Nam rất thích hợp với nhiều chủng loại rau quả khác nhau, nên ở nước ta sản xuất được cả rau quả nhiệt đới lẫn ôn đới. Việt Nam có một thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân, hàng năm có trên 2 triệu du khách tới Việt Nam trong đó có một lượng du khách không nhỏ đến từ Châu Âu chủ yếu là các nước Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Anh....Đây là một thị trường đủ lớn để cho các loại rau quả của Việt Nam được thẩm định chất lượng trước khi xuất khẩu vào EU. Ngày nay, các doanh nghiệp nước ta đã có những nhận thức đầy đủ hơn trong việc xuất khẩu hàng hoá nói chung và rau quả nói riêng. Họ không xuất cái mình có mà xuất cái thị trường cần. Mặt hàng rau qủa cũng vậy. Các doanh nghiệp nhận thức được việc họ phải trang bị những dây truyền công nghệ hiện đại để có thể sản xuất ra các sản phẩm rau quả có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đảm bảo các yêu cầu đòi hỏi của thị trường và người tiêu dùng. Đồng thời ngày nay, doanh nghiệp đã có những thuân lợi hơn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường cũng như đối tác làm ăn hơn. Lý do là một mặt các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm và nghiên cứu thị trường thông qua việc khảo sát thị trường thực tế, tìm các thông tin qua mạng Internet cũng như thông qua các mối quan hệ khác của doanh nghiệp. Mặt khác, Bộ Thương Mại, Cục xúc tiến Bộ cũng như các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cũng đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và nắm bắt thông tin về thị trường một cách hiệu quả. 2.3.1.2 Thuận lợi khách quan : EU đã và đang trở thành một liên minh kinh tế hùng mạnh của thế giới, một thực thể thương mại duy nhất. Đây là cơ hội tốt cho hoạt động XK hàng hoá nói chung và rau quả nói riêng. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có điều kiện mở rộng XK vào các nước thành viên còn Ýt giao lưu thương mại với Việt Nam do sản phẩm vào được một nước thành viên thì sẽ vào được các nước còn lại của EU. Ngoài ra do EU là một thị trường thống nhất với những chính sách và quy định chung cho 25 quốc gia thành viên nên khi thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần nghiên cứu tập trung vào một bộ luật duy nhất. EU như đã nói ở trên là một khu vực phát triển kinh tế ổn định đứng vị trí hàng đầu thế giới và là thị trường có sức mua và dự trữ khá vững chắc. Dân số đông hơn 400 triệu người với thu nhập cao và đang có xu hướng tiêu thụ rau quả ngày một tăng. Điều này thể hiện thông qua bảng: Dự báo thị trường rau quả chế biến của EU tới năm 2006 Bảng 2: Dự báo thị trường rau quả chế biến của EU tới năm 2006 Trị giá (tỷ euro) Lượng (triệu tấn) 2003 2006 %thay đổi 2003 2006 %thayđổi Rau đông lạnh 2,0 2,1 +5,0 566 597 +5,5 Rau đóng hộp 3,0 3,1 +3,3 1,7770 1,821 +2,9 Quả đóng hộp 1,2 1,2 0 534 530 - 0,1 Mứt quả 1,7 1,8 +5,9 531 515 -3,0 (Nguồn : tạp chí Thương Mại số 36/2004) Chiến lược EU mở rộng với việc 10 nước Trung và Đông Âu mới gia nhập EU và đến 2007 sẽ có thêm 3 nước nữa là Bungary, Rumani và Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Châu Âu sẽ ngày càng trở nên lớn mạnh. Điều này chẳng những không cản trở, mà còn giúp cho Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa XK hàng rau quả sang thị trường này. Bởi vì đây là những bạn hàng truyền thống của ta và khi tham gia EU kinh tế của họ sẽ phát triển nhanh, tạo nhu cầu thị trường cho mặt hàng rau quả vốn không phải là mặt hàng cạnh tranh với chúng ta. EU đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại với Châu Á. Với “sáng kiến thương mại xuyên khu vực EU-ASEAN “, EU tập trung nhiều nỗ lực để phát triển quan hệ với ASEAN một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Đây là tiền đề có ý nghĩa cho mét khu vực mậu dịch tự do EU-ASEAN trong tương lai. Từ đây, EU đã có đánh giá khách quan và đầy đủ hơn về tiềm năng cũng như vai trò của Việt Nam đối với khu vực. Đặc biệt, trong hội nghị ASEM 5 vừa qua, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà đã có những đóng góp tích cực, ”tiến tới quan hệ đối tác Á- Âu sống động và thực chất hơn”. Bên cạnh sự đóng góp hiệu quả của Việt Nam trong hội nghị, chúng ta còn liên tục có những cuộc gặp gỡ với nguyên thủ quốc gia của các nước EU. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước EU đồng thời giúp cho các hoạt động thương mại trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu rau quả. Sù lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại các quốc gia thành viên EU. Tính đến ngày 1/3/2004 có 350 nghìn người Việt Nam đang sinh sống ở EU, trong đó riêng tại Đức có tới trên 100 nghìn người. Số doanh nhân người Việt phần lớn là tiểu thương hiện có ở EU bao gồm: 15 nghìn người ở Đức, 10 nghìn người ở Ba Lan và hơn 2 nghìn người ở Hungary... là lực lượng chủ yếu tham gia vào kênh phân phối và hệ thống bán lẻ hàng XK Việt Nam tại EU. Khai thác lực lượng này hàng rau quả của Việt Nam sẽ dễ dàng hơn khi thâm nhập vào EU vì họ là những người có tiềm lực tài chính, rất am hiểu thị trường, có năng lực kinh doanh trên thị trường. 2.3.2 Những khó khăn của DN: 2.3.2.1 Khó khăn chủ quan Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn rất hạn chế nên gặp khó khăn không nhỏ trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và giảm giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn phải kể tới những khó khăn của doanh nghiệp trong khâu thu mua nông sản, trong hoạt động chế biến sản phẩm, trong khi tìm kiếm bạn hàng, định hướng chiến lược mặt hàng cũng như tiêu thụ sản phẩm ở thị trường EU Chất lượng rau quả Việt Nam nhìn chung còn thấp, không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường như tươi, ngon, sạch, đẹp, an toàn... đó là do chóng ta còn gặp một số khó khăn như : Thiếu giống tốt, công nghệ ứng dụng sau thu hoạch còn kém, hình thức kinh doanh manh mún, lạc hậu... Năng suất trái cây cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như giống, phương pháp canh tác, đất đai, thời tiết.... trong đó giống cây có vai trò quyết định. Song hiện nay tình trạng thiếu giống tốt để phục vụ cho sản xuất còn diễn ra phổ biến. Bên cạnh đó do việc quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh vốn chưa thật sự chặt chẽ nên người sản xuất có khi phải sử dụng giống dởm, giống kém chất lượng gây thiệt hại tới sản xuất, kinh doanh. Về công nghệ sau thu hoạch thì ở Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến người nông dân còn rất Ýt dẫn đến tình trạng tỉ lệ thất thoát về rau quả sau thu hoạch cao ước tính 25-30%. Các công nghệ và thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật hại rau quả trong kho, bảo vệ mã và chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản trái cây tươi không được ứng dụng rộng rãi. Kho lạnh Ýt, phần lớn không được đặt đúng chỗ dẫn đến việc Ýt phát huy được tác dụng.Trong các công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến rau quả tại các nhà máy được quan tâm trang bị hơn cả. Song công suất sản xuất thực tế chỉ đạt 20-25% cá biệt có nhà máy chỉ đạt 10% do bị thiếu nguyên liệu như nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng, nhà máy chế biến rau quả Bắc Giang.... Một số nhà máy lâu năm, công nghệ chế biến lạc hậu, năng suất thấp, không đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng rau quả chế biến. Trái cây chế biến mới chỉ chiếm khoảng 5-7% tổng sản lượng trái cây và tập trung một số loại trái cây như dứa, dừa, dưa chuột, xoài, ổi, cam... Thêm vào đó, hình thức kinh doanh của ta còn manh mún, lạc hậu thể hiện ở việc trái cây thu gom từ người sản xuất rất tự phát nên giống, mã và độ chín không đồng đều dẫn đến hậu qủa là chất lượng kém. Khả năng thu thập thông tin, phân tích và dự báo về thị trường của các cơ quan nhà nước cũng như của chớnh cỏc doanh nghiệp cã tiến bộ song còn yếu kém. Công tác xúc tiến thương mại nhìn chung còn nhỏ lẻ và sơ sài trước yêu cầu phát triển của thị trường. Hệ thống kênh phân phối rau quả của Việt Nam vào EU chưa được thiết lập tối ưu cũng như triển khai thực hiện chưa thực sự có hiệu quả. Vấn đề vận chuyển rau quả sang thị trường EU cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Không như những thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... là những nước có vị trí địa lý thuận lợi ở gần Việt Nam, EU ở rất xa chóng ta. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất rau quả sang EU thường mong muốn chọn được loại phương tiện vận chuyển một cách nhanh nhất, chi phí thấp nhất với các điều kiện chuyên chở an toàn nhất để làm sao duy trì được chất lượng, độ tươi ngon của rau quả. Nói chung, hàng hoá rau quả Việt Nam xuất sang EU chỉ có thể vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không. Song thực tế là cước phí vận chuyển của ta quá đắt và chất lượng vận chuyển kém. Do vậy đã gây ra một khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường EU xa xôi. 2.3.2.2 khó khăn khách quan: EU là một trong số những thị trường có yêu cầu cao về các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động và trách nhiệm đối với xã hội. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp vi phạm và cố tình vi phạm thì sẽ bị EU loại khỏi danh sách xét cấp giấy phép nhập khẩu hoặc tịch thu các chứng chỉ chất lượng, tiêu chuẩn mà EU đã cấp. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam do khả năng đạt được các tiêu chuẩn Châu Âu không phải dễ thực hiện khi mà các doanh nghiệp Việt Nam vốn Ýt, cơ sở hạ tầng và công nghệ chế biến thiếu thốn và lạc hậu. Việc sản xuất rau quả tại các địa phương chưa đạt được tiêu chuẩn cao như ở Châu Âu. Đó là tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc trừ sâu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.... Một khi bị mất uy tín, sản phẩm đến từ Việt Nam khó có thể lấy lại được lòng tin của người dân Châu Âu. Các hàng rào thuế quan của EU mặc dù có những ưu đãi nhất định cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhưng thực tế cũng còn nhiều khó khăn. Thực tế là với các mặt hàng do Châu Âu tự sản xuất được,thực hiện đánh thuế hay chịu điều tiết bằng hạn ngạch, chỉ khuyến khích nhập khẩu vào thời điểm trái vụ hay giáp hạt. Và trong tương lai, với chương trình mở rộng thương mại của EU với nội dung là đẩy mạnh tự do hoá thương mại thông qua việc giảm dần thuế quan, tăng dần các hàng rào phi thuế, xoá dần chế độ hạn ngạch theo lé trình của WTO, tiến tới bãi bỏ ưu đãi GSP cho một số quốc gia đang phát triển vào năm 2006. Tất cả những điều này có thể sẽ gây trở ngại cho hàng XK của ta vốn còn đang yếu về năng lực cạnh tranh. Mặc dù thị trường EU là thị trường thống nhất song giữa các quốc gia vẫn có sự khác biệt về văn hoá trong đó phải kể đến là ngôn ngữ. Kênh phân phối giữa từng quốc gia cũng có sự khác biệt nhau rõ rệt. Ví dô : ở khu vực Địa Trung Hải, người tiêu dùng truyền thống vẫn thích sử dụng việc mua bán các loại rau quả ở các khu chợ xanh ngoài trời trong khi đó ở Bắc Âu người ta thường mua rau quả tại các siêu thị.... Ngoài ra, các nước EU còn có những nét riêng về pháp lý. Bên cạnh tiêu chuẩn chung, các quốc gia còn có những tiêu chuẩn riêng cho các loại rau quả nhập khẩu. Và cuối cùng, do có sự khác biệt về mặt khí hậu tạo ra khả năng sản xuất các loại rau quả ở mỗi quốc gia là khác nhau. Do đó, ở từng thị trường quốc gia Châu Âu, nhu cầu về rau quả nhập khẩu cũng có những sự khác biệt đôi chút. Những điểm khác biệt về văn hoá, pháp lý và nhu cầu thị trường cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bởi vậy, để có thể bán được sản phẩm tại thị trường EU, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu nắm bắt những thông tin riêng ở từng thị trường để đáp ứng cho phù hợp. Mét khó khăn khác của rau quả Việt Nam trên thị trường EU là phải cạnh tranh với rau quả đến từ chính các quốc gia EU cũng như sản phẩm của các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và các nước Châu Á. Đây là một thách thức không nhỏ đối với việc xuất khẩu của chúng ta. Lý do là so với rau quả Việt Nam, các sản phẩm này đã thâm nhập vào thị trường EU trước chúng ta một thời gian dài, giá sản phẩm hợp lý hơn và điều quan trọng là đã gây dựng được uy tín trên thị trường. 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường EU: Để mặt hàng rau quả của Việt Nam có thể cải thiện được hình ảnh, từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường EU chóng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ phía Nhà Nước, Doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và cả những người nông dân sản xuất rau quả. Đó là: 3.1 Nâng cao hiểu biết về thị trường: Trước hết là những hiểu biết về yêu cầu khắt khe của thị trường EU như vấn đề về môi trường, chất lượng quy trình sản xuất, an toàn thực phẩm. Để nắm bắt được những yêu cầu này đòi hỏi các nhà DN phải thường xuyên nắm bắt, tìm hiểu thông tin về những quy định mới của EU qua báo chí, qua các trang web của EU như : www.cbi.nl ; www.eppo.org ; www.europa.eu.int ... Đồng thời, phổ biến những quy định của thị trường về vấn đề gieo trồng cho những người cung cấp nguyên liệu của mình. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước như Bộ Thương Mại có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ về thông tin thị trường cho các doanh nghiệp. Khi đã nắm bắt được các yêu cầu của thị trường, trong quá trình trồng trọt cũng như chế biến doanh nghiệp và người nông dân cần phải chấp hành đầy đủ các quy định này. Quá trình trồng trọt ban đầu phải phù hợp với môi trường, việc sử dông các thuốc trừ sâu, các loại phân bón, hoá chất cũng cần đúng với các quy định của EU. Các chất thải bao gồm cả bao bì cần được các nhà máy xử lý, loại bỏ. Trong quá trình chế biến phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, sản phẩm phù hợp với môi trường. Hiểu biết về thị trường còn là hiểu biết về đặc tính tiêu dùng của thị trường trong đó có 2 đặc điểm cần quan tâm một là chất lượng hàng hoá phải cao và an toàn, hai là yêu cầu về nhãn mác thông tin phải đầy đủ, ký hiệu phải rõ ràng, tạo điều kiện cho khâu quản lý và theo dõi hàng hoá được thuận lợi. Để có thể nắm được những đặc tính này doanh nghiệp cần tham dự nhiều hội chợ của EU( xem phụ lục 2) cũng như tự mình tổ chức tốt các đoàn khảo sát thị trường. 3.2 Nâng cao chất lượng rau quả sang EU: Đây là một yếu tố quyết định để rau quả Việt Nam có được chỗ đứng trên thị trường EU. Muốn nâng cao được chất lượng rau quả ta phải quan tâm đến 2 khâu. Thứ nhất là cải thiện việc sản xuất, trồng trọt ban đầu để có nguồn rau quả tươi xuất khẩu cũng như nguồn nguyên liệu tốt cho chế biến và thứ hai là nâng cao chất lượng rau quả được chế biến. Trước hết, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đầu tư cho người nông dân về vốn và khoa học kỹ thuật để họ có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học về giống, cũng như về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch mới tiên tiến và hiện đại. Tạo điều kiện để người nông dân có thể thay thế những giống cũ có năng suất thấp, chất lượng không phù hợp với thị hiếu thị trường. Đồng thời, giúp họ tiếp cận với những kỹ thuật canh tác và trồng trọt mới, hướng dẫn họ sử dụng đúng và phù hợp các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng như các nhà khoa học hướng dẫn, chuyển giao công nghệ thu hoạch, bảo quản cho các hộ gia đình, các cơ sở chế biến ở nông thôn nhằm giảm tổn thất sau khi thu hoạch như bị giảm chất lượng, giập nát, hư háng. Để nâng cao chất lượng chế biến, một mặt cần phát triển nguồn nguyên liệu tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến, thông thường nên xây dựng một nhà máy chế biến khi có vùng nguyên liệu tối thiểu từ 3000-5000 ha/vùng. Mặt khác, phải tạo ra mối liên minh bền chặt giữa người sản xuất với doanh nghiệp nhằm tạo ra một sự phối hợp đồng bộ từ khâu gieo trồng thu hoạch đến chế biến, bảo quản. Muốn nâng cao chất lượng rau quả chế biến đòi hỏi các nhà máy chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần cố gắng đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp hoặc tự mình tích luỹ vốn hoặc có thể thu hót đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất kinh doanh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài trong đó nên chú trọng liên doanh với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc... Đồng thời các doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật của Nhà nước và các bộ ngành liên quan. Cụ thể là Bộ Thương Mại cần xây dựng, bổ sung, cụ thể hoá các biện pháp, chính sách trình Chính Phủ đề án đẩy mạnh công tác xuất khẩu rau quả để Nhà nước có sự hỗ trợ các Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng xưởng sấy, chế biến cũng như các kho bảo quản rau quả phục vụ cho chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian tới. Để nâng cao chất lượng của rau quả chúng ta nên thành lập trung tâm kiểm tra chất lượng rau quả xuất khẩu cũng như xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng rau quả của Việt Nam dùa trên những yêu cầu đòi hỏi của các thị trường khó tính trên thế giới trong đó có EU. 3.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng là một yêu cầu cấp bách đối với việc xuất khẩu hàng hoá hiện nay của chúng ta. Để thực hiện được nhiệm vụ này, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá, thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và xây dựng thương hiệu cũng như chiến lược hàng rau quả Việt Nam tại thị trường EU. Trong đó vấn đề nâng cao chất lượng hàng rau quả như đã trình bày trong phần 3.2. Để hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp cần chú ý giảm các chi phí sản xuất bằng cách đổi mới công nghệ để sản xuất những sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao hơn và năng suất sản phẩm lớn hơn. Đồng thời cần giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch (cố gắng đến năm 2010 giảm từ 10-15% tỷ lệ thất thoát so với hiện nay đang là 25-30% thất thoát) thông qua ứng dụng công nghệ xử lý, bảo quản kéo dài độ tươi của trái. Ngoài ra các doanh nghiệp cần sử dụng phương tiện vận chuyển hiện đại, tăng vận chuyển bằng đường thuỷ để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp nhất là chính sách điều chỉnh giá cước vận tải hàng không hiện nay vì đối với mặt hàng rau quả nói riêng và nông thuỷ sản tươi sống nói chung việc vận chuyển bằng đường không sẽ giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng hoá song hiện nay cước phí này quá cao. Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá mình trên thị trường EU cần có chiến lược mặt hàng cụ thể, tránh tình trạng dàn trải. Trong cơ cấu các loại rau quả xuất sang EU nên tập trung vào những loại sản phẩm mà EU không có hoặc Ýt có hoặc cung cấp vào thời điểm trái vụ của EU như : bắp cải, khoai tây, hành tây, ngô ngọt, ngô bao tử, nấm, cà chua, dưa chuột, các hạt và quả đậu... có thể nghiên cứu xuất tươi hay đông lạnh. Cơ cấu cho hàng rau quả nhiệt đới, hàng đặc sản xuất khẩu như các loại quả: đu đủ, me, vải, dứa, chuối, bưởi, ổi, xoài, lạc tiên, qủa bơ; các loại rau đặc sản có thể xuất tươi hay đông lạnh quanh năm như : ngã sen, các loại rau thơm, rau muống, tỏi, ớt. Doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược xuất khẩu cũng có thể tập trung vào mặt hàng rau sạch, rau sinh thái bởi mặt hàng này đang có xu hướng phát triển mạnh. Trong thực tế, phương pháp sản xuất ở nước ta hiện nay có quy trình sản xuất gần giống như sinh thái và sạch chỉ cần điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường Châu Âu là có thể tổ chức xuất khẩu được. Nhưng nói chung dù là sản phẩm nào muốn thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường EU đều cần có chiến lược đúng và tính toán thời vụ thích hợp thì mới có khả năng phát triển và ổn định.( Xem phụ lục 1 để biết thêm về danh mục một số sản phẩm trái vụ) Mét yếu tố khác rất cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng rau quả nước ta là cần phải xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam. Để có một thương hiệu rau quả Việt Nam uy tín trên thị trường, không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà còn cần tạo ra những loại rau quả đặc trưng cuả Việt Nam thơm ngon, mát, bổ, an toàn. Để thực hiện điều này cần có sự phối hợp của cả 4 nhà là Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Bên cạnh đó ta cần có chiến lược xúc tiến rau quả trên thị trường EU để có thể giới thiệu đến sản phẩm này nhiều hơn cho người tiêu dùng EU. Việc xúc tiến giới thiệu về rau quả thậm chí có thể thực hiện ngay trong nước thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn giới thiệu cho những người khách du lịch Châu Âu về sản phẩm rau quả của ta. Khi họ đã có sự thích thó về các sản phẩm này, họ sẽ tìm đến các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta.Còn trên thị trường EU, các doanh nghiệp cần tham gia nhiều hơn vào các hội chợ rau quả của EU đặc biệt là các hội chợ chính của Châu Âu (xem phụ lục) nếu muốn đẩy mạnh quy mô xuất khẩu rộng lớn và lâu dài. Còn Nhà nước và các bộ ngành liên quan cụ thể là bộ Thương Mại, cục xúc tiến bộ Thương Mại, các tham tán thương mại tại các nước thành viên EU xúc tiến việc quảng bá sản phẩm rau quả Việt Nam. Có như vậy, rau quả Việt Nam mới trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng EU và có khả năng cạnh tranh cao. 3.4 Một số kiến nghị khác : Các bộ ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra những kênh phân phối hiệu quả nhất khi tham gia và thị trường EU. Trước hết cần quan tâm đến lực lượng người Việt Kiều tại các quốc gia EU, họ có thể là kênh phân phối hiệu quả nhất của chúng ta để đưa hàng Việt Nam vào thị trường EU. Ngoài ra, Chính phủ cần thực hiện các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương, ký kết các hiệp định về kiểm dịch thực vật, đàm phán trả nợ nước ngoài bằng nông sản trong đó có rau quả... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thâm nhập thị trường các nước EU. Về lâu dài, Nhà nước xây dựng và phát triển một số kết cầu hạ tầng thương mại như trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng hàng hoá, chợ rau quả...để thu thập phổ biến thông tin về rau quả như : giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng trong cũng như ngoài nước, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, y tế. Đồng thời xây dựng một số trung tâm thương mại ở các thị trường lớn để khuyếch trương xuất khẩu nói chung và rau quả nói riêng. Cần tăng cường liên kết ngành trong chế biến rau quả đặc biệt là rau quả chế biến vì nó giải quyết các vấn đề như vốn, công nghệ, nguyên liệu cũng như góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ rau quả. KẾT LUẬN Như đã phân tích ở trên, EU là một thị trường lớn cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam bởi những đặc điểm, những xu hướng tiêu dùng của thị trường rất có lợi cho việc phát triển xuất khẩu rau quả của ta. Những yếu tố này cùng với các yếu tố khách quan và chủ quan khác như : chiến lược phát triển rau quả của Chính phủ, những lợi thế về khí hậu, đất đai, lao động... của Việt Nam trong sản xuất hay những thuận lợi do quan hệ kinh tế thương mại giữa EU và Việt Nam, sự lớn mạnh của những người Việt Kiều làm ăn, sinh sống ở EU đã tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU. Song không phải là không có những khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh các yếu tố khách quan như yêu cầu khắt khe của thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt của các nước đối thủ, còn có những khó khăn chủ quan của các doanh nghiệp như thiếu vốn, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, những vấn đề về hạ tầng thông tin và các điều kiện về phương tiện và cước phí vận tải khác... Chính vì vậy mà bên cạnh những nét mới khả quan trong hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU, còn có những dấu hiệu không tốt của tình hình xuất khẩu. Bởi thế, đưa ra được các giải pháp đồng bộ là việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả sang thị trường EU. Hy vọng với những giải pháp này, các doanh nghiệp khi xuất khẩu rau quả sang EU sẽ có được nhiều thuận lợi hơn và góp phần nhanh chóng đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tới con sè 1 tỷ USD vào năm 2010. PL1- Danh mục một số sản phẩm ở thời điểm trái vô : Sản phẩm Tháng 2-3 Tháng 5-7 Tháng 8-10 Tháng 11-12 Quả Bơ X X Carambola X X Chanh X X ổi và xoài X X Dưa các loại X Cam X Đu đủ X X Quả lạc tiên X X Pepino X X X Dứa X X X Pitahaya X X X Me X X X PL2- Các Hội Chợ Chính Của Châu Âu (Nguồn tạp chí ngoại thương số 26 ngày 11-20/9/2004) Hội chợ Địa điểm Thời gian Nội dung ANUGA Cologne, Đức Từng thời điểm cụ thể Mét trong các hội chợ lớn về thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới Fruit Logistica Berlin, Đức Hàng năm, 5-7 tháng 2 Chuyên giới thiệu rau quả, theo chủng loại mặt hàng Salon International de L’Alimentati on SIAL Paris, Pháp Từng thời điểm cô thể 17-21/10/2004 Triển lãm về công nghiệp thực phẩm AGF- Total Rotterdam, Hà Lan Từng thời điểm Buôn bán các sản phẩm rau quả IFE London, Anh Từng thời điểm Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống Alimentaria Barcelona, Tây Ban Nha Từng thời điểm cụ thể 8-12/3/04 Triển lãm quốc tế về thực phẩm Phụ lục 3 : Tỷ lệ % thị phần rau quả của các nước xuất khẩu xét theo mặt hàng Xét theo từng loại quả xuất khẩu vào EU : Đu đủ : Braxin (84%), Ghana (7%), Thái Lan (3%) Me và vải : Mađagasca (75%), Nam Phi (14%), Thái Lan (7%). Dứa : Côxta Rica (41%), Bờ Biển Ngà (40%), Ghana (11%) Chuối : Êcuađo (21%), Côxta Rica (20%), Côlômbia (18%), Panama (11%), Camơrun (8%), Bờ Biển Ngà (7 %) Chà là : Tuynidi (70%), Agiêri (15%), Iran (10%) ổi xoài : Braxin (45%), Bờ Biển Ngà (10%), Pakixtan (8%), Nam Phi (8%), Pêru (6%) Quả Lạc Tiên : Malaixia (55%), Dimbabuê (13%), Kênia (12%), Côlômbia (9%) Sung và vả : Thổ Nhĩ Kỳ (70%), Braxin ( 24%), Pêru (4%) Quả Bơ : Nam Phi (52%), Mêhicô (20%), Kênia (20%), Pêru (4%) Anh Đào : Thổ Nhĩ Kỳ (89%), Chilê (5%), Achentina (4%) Bưởi : Nam Phi (38%), Thổ Nhĩ Kỳ (21%), Achentina (12%), Cuba (9%), Ônđurat (7%) Nho : Nam Phi (47%), Chilê (26%), Thổ Nhĩ Kỳ (7%), Achentina (6%), Braxin (5%) Mận : Nam Phi (54%), Chilê (33%), Achentina (7%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%) Cam : Nam Phi (39%), Moro (18%), Achentina (10%), Braxin (9%), urugoay (6%), Dimbabuê (6%) Chanh : Achentina (61%), Thổ Nhĩ Kỳ(11%), Nam Phi (11%), Braxin (9%), urugoay (5%) Lê : Achentina (49%), Nam Phi (29%), Chilê (17%), Thổ Nhĩ Kỳ (4%) Táo : Nam Phi (37%), Chilê (33%), Achentina (19%), Braxin (7%), Trung Quỗc (2%) Dưa : Braxin (34%), Côxta Rica (33%), Marốc (14%), Ônđrát (4%) Xét theo từng loại rau xuất khẩu sang EU: Đậu các loại : Kênia (38%), Marốc (25%), Hy Lạp (12%), Goatêmala (6%), Xênêgan (5%) Ngô ngọt : Thái Lan (73%), Marốc (11%),Zambia (6%), Zimbabuê (5%) Măng Tây : Pêru (76%), Thái Lan (9%), Chilê (4%), Nam Phi (4%) Hành : Achentina (38%), Trung Quốc (16%), Chilê ( 13%), Hy Lạp (8%), Thổ Nhĩ Kỳ (6%) Nấm trúp thơm : Trung Quốc (68%), Croatia (27%), Macedonia (4%) Bí bầu tây : Marốc (84%), Thổ Nhĩ Kỳ (13%) Cà Chua : Marốc (90%), Thổ Nhĩ Kỳ (7%) Cà : Thổ Nhĩ Kỳ (83%), Thái Lan (8%) Nấm : Nam Tư (50%), Thổ Nhĩ Kỳ (13%), Bosnia & Herzegovia (12%) ớt quả : Thổ Nhĩ Kỳ (64%), Marốc (15%), Kênia (4%), Thái Lan (3%) Actiso : Hy Lạp (92%), Tuynidi ( 5%). Dưa Chuột: Thổ Nhĩ Kỳ (71%), Gióocđani (18%), Marốc (10%) Cải bắp : Thổ Nhĩ Kỳ (36%), Trung Quốc (32%), Nam Phi (17%), Thái Lan (6%) TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách 1.Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. PGS.TS Trần Chí Thành Báo và tạp chí : Tạp chí thương mại các số: 17/2004 Chính sách TM chung của EU _Nguyễn Thanh Bình 31/2004 Thực trạng của EU mở rộng_ Nguyên Hương 25/2004 Khai thác tiềm năng tiêu thụ trái cây_ TS Võ Mai 16/2004 Thị trường rau quả thế giới _ Vò Mai Khang 25/2004 Thị trường EU: gợi ý dành cho DN _ Trần Quang Nam 36/2004 Thị trường rau quả chế biến EU_ Phương Thanh 39/2004 Xuất khẩu nông sản vào thị trường EU cơ hội và thách thức_ Nguyễn Thị Tó Tạp chí Ngoại Thương - Sè 25,26, 27/2004 Thị trường rau quả EU và những điều cần biết _Phương Linh Doanh nghiệp Thương Mại - Bao giê EU trở thành thị trường lớn của rau quả Việt Nam ? _Thanh Thuý 4. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn - 9/1/2004 Sản xuất rau an toàn dạng công nghiệp_ TS Nguyễn Quốc Vọng - Sè 30/2004 Rau quả VN vào EU- Ban Tư Vấn vụ Châu Âu- Bộ TM - Sè 19/2004 Chương trình ưu đãi thuế quan của EU 5.Thị trường giá cả - Sè tháng 7/2003 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả._ Lưu Minh 6. Tạp chí kinh tế và phát triển - Thị trường EU và những thuận lợi, khó khăn đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam_PGS. TS Đỗ Đức Bình và Nguyễn Khánh Doanh - Tăng cường liên kết kinh tế nhằm phát triển công nghiệp chế biến rau quả_ Ths Trương Đức Lực 7. Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương - Sè 30/2004 Rau quả VN vào EU- Ban Tư Vấn vụ Châu Âu- Bộ TM - Sè 19/2004 Chương trình ưu đãi thuế quan của EU 8. Thị trường giá cả - Sè tháng 7/2003 Những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả._ Lưu Minh Mục lục Mở Đầu 1 1 1- Liên minh Châu Âu EU2 2 Khái quát về liên minh Châu Âu EU2 2 Tập quán thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 3 3 1.2.1 Tập quán thị hiếu tiêu dùng của EU 3 3 1.2.2 Kênh phân phối 3 3 1.3 Chính sách ngoại thương và yêu cầu của thị trờng EU đối với rau quả 8 8 1.3.1 Chính sách ngoại thơng của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8 1.3.2 Các yêu cầu của EU đối với mặt hàng rau quả 8 8 1.3.2.1 Tiêu chuẩn về chất lợng và phân loại hàng rau quả vào EU 8 8 1.3.2.2 Các vấn đề liên quan đến môi trờng, lao động, xã hội, sức khoẻ và an toàn 9 9 1.3.2.3 Các yêu cầu về bao bì, ký mã hiệu và nhãn mác 10 10 2. Phân tích khả năng XK rau quả của DNVN vào thị trờng EU 10 10 2.1 Thực trạng XK rau quả của DNVN vào thị trờng EU 10 10 2.1.1 XK rau quả sang EU nói chung 10 10 2.1.2 Giới thiệu 2 thị trờng XK rau quả chính của Việt Nam là Pháp và Đức13 13 2.3 Những thuận lợi và khó khăn của DNVN khi xuất rau quả vào thị trờng EU 15 15 2.3.1 Những thuận lợi của DN 15 15 2.3.1.1 Thuận lợi chủ quan 15 15 2.3.1.2 Thuận lợi khách quan 15 15 2.3.2 Những khó khăn của DN 19 19 2.3.2.1 Khó khăn chủ quan 19 19 2.3.2.2 Khó khăn khách quan 20 20 3. Giải pháp thúc đẩy XK rau quả VN vào thị trờng EU 22 22 3.1 Nâng cao hiểu biết về thị trờng 22 22 3.2 Nâng cao chất lợng rau quả sang EU 23 23 3.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh 24 24 3.4 Một số kiến nghị khác 26 26 Kết Luận 28 28 Phụ lục 29 29 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….………32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc105610.doc
Tài liệu liên quan