Thách thức trong tăng trưởng kinh tế vùng trung du - miền núi Bắc Bộ

K t luận và những khuy n nghị bước đầu Nghiên cứu đánh giá và phân tích những thách thức trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB. Trong công cuộc nỗ lực phát triển kinh tế những năm gần đây, vùng TDMNBB đã đạt được nhưng thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế và bước đầu tiến dần có cơ cấu kinh tế hợp lý. Đây là những tiền đề quan trọng nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, kinh tế vùng TDMMBB chưa phát triển xứng tầm so với tiềm năng của vùng, mà có nguy cơ bước vào xu thế suy giảm rất sớm mặc dù đang là vùng có thu nhập bình quân thấp nhất cả nước. Cội nguồn của sự suy giảm này là từ sự suy giảm trong NSLĐ, tạo việc làm, tăng tỷ trọng khu vực có NSLĐ cao và thiếu liên kết giữa các tỉnh và liên kết ngành hàng. Ngoài ra, kết quả bài viết cho thấy tăng trưởng kinh tế vùng chưa thực sự đột phát, và có xu thế giảm nhanh trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến xu hướng chậm lại trong tăng trưởng này là do xu thế giảm trong tăng năng suất lao động và việc làm. Ngoài ra, do cơ cấu kinh tế kinh tế hiện tại chưa phản ánh được do phần lớn lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, cùng với năng suất lao động ở khu vực này rất thấp. Nghiên cứu khuyến nghị rằng, do năng suất lao động là chỉ tiêu không khó để tính toán và có liên quan trực tiếp đến thu nhập hay tiền lương của người lao động, do vậy, cần đặt mục tiêu về tăng năng suất lao động hàng năm dựa trên mức NSLĐ năm trước đó. Thách thức về tăng năng suất lao động và việc làm cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ càng trở lên khó khăn hơn khi phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Do đó, nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của vùng, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp như sau: Một là, cần phải thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm chuyển cơ cấu sản xuất từ những sản phẩm và ngành có năng suất thấp và giá trị thấp sang các ngành nghề có giá trị cao hơn. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần đỏi hỏi phải có những biện pháp áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Hai là, cần có cơ chế khuyến khích và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề nhằm chuyển dịnh lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sang ngành nghề khác có NSLĐ và giá trị sản phẩm cao hơn. Ba là, cần đặt mục tiêu vùng TDMNBB đạt NSLĐ và tăng trưởng việc làm ở mức trung bình cả nước vào năm 2030. Bốn là, thành lập trung tâm liên kết vùng dựa trên lợi thế so sánh tương đối về kinh tế của từng tỉnh và chọn tỉnh Thái Nguyên làm trung tâm liên kết vùng.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thách thức trong tăng trưởng kinh tế vùng trung du - miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 15 THÁCH THỨC TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TRUNG DU - MIỀN NÚI BẮC BỘ Trần Quang Huy1, Bùi Nữ Hoàng Anh2, Trần Văn Nguyện3 Tóm tắt Trong những năm trở lại đây, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của cả nước. Nghiên cứu này tập trung phân tích những thách thức trong tăng trưởng kinh tế của vùng thông qua phương pháp thống kê, phương pháp phân tích nguồn tăng trưởng và phương pháp vector. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong tăng trưởng kinh tế, xong, tăng trưởng kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có xu hướng chững lại trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong khi thu nhập bình quân đầu người mới ở ngưỡng thu nhập trung bình thấp, xu hướng chậm lại trong tăng trưởng là dấu hiệu của bẫy thu nhập trung bình. Nguyên nhân chính dẫn đến xu thế này là do sự chậm lại trong tốc độ tăng năng suất lao động và việc làm. Ngoài ra, tốc độ chuyển dịnh cơ cấu kinh tế không đều và chưa hợp lý cũng là nguyên nhân đẫn đến sự sụt giảm đà tăng trưởng kinh tế của vùng trong những năm gần đây. Do vậy, để đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, nghiên cứu khuyến nghị rằng cần phải thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ những sản phẩm và ngành có năng suất thấp, giá trị thấp sang các ngành nghề có giá trị kinh tế cao hơn. Từ khoá: Tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, cơ cấu kinh tế và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. CHALLENGES IN ECONOMIC GROWTH IN NORTHERN MIDLANDS AND MOUNTAINOUS REGION Abstract Northern midlands and mountainous region has witnessed a significant growth in economic development that significantly contributes to the country’s economic development in recent years. In order to provide more comprehensive views, the main objective of this research is to analyze and assess challenges in economic growth and structural change through employed the vector method and decomposing growth sources. Results indicate that despite the achievement of economic growth, there is a slowdown trend in the regional economic growth rate in recent years. It is noted that while the income per capita of this region still lies in lower mid-income categories, the slowdown trend in economic growth is a signal of a middle-income trap. The reasons might have resulted from a slowdown trend in increasing labour productivity and employment rates. Additionally, unreasonable structural change rate would lead to a decline in economic growth momentum. Hence, the study recommends that improving the application of advanced science and technology in agriculture, forestry and fisheries to shift structural productions from products with low productivity and value to goods with higher value and productivity industries. Keywords: Economic growth, labour productivity, structural change and midlands and mountainous. JEL classification: O; O1; O4 1. Đặt vấn đề Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) đã đạt được những những thành tích ấn tượng trong nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW. Cùng với mức tăng trưởng bình quân trên 12% và nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng của khu vực, vùng TDMNBB đã thoát khỏi nhóm có thu nhập thấp và góp phần quan trọng vào nâng cao thu nhập bình quân của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng đặt ra ba câu hỏi quan trọng đến định hướng phát triển kinh tế vùng. Thứ nhất, tại sao tốc độ tăng trưởng có xu hướng chững lại từ bình quân Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 16 14% hàng năm giai đoạn từ 2012 - 2015 sụt giảm chỉ vào khoảng dưới 12% bình quân năm trong giai đoạn từ 2015 - 2018? Thứ hai, đâu là nguyên nhân chính dẫn dến sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động của vùng do yếu tố nào quyết định? Thứ ba, vùng TDMNBB cần có những chiến lược nào trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá và nhận diện những thách thức trong tăng trưởng kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế của vùng thông qua phương pháp phân tách nguồn tăng trưởng và phương pháp vector để làm rõ hơn các vấn đề về xu hướng chững lại trong tăng trưởng của Vùng TDMNBB trong những năm gần đây. Kết quả bước đầu cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng kinh tế quá sớm trong khi thu nhập bình quân đầu người mới ở ngưỡng 1274 USD/người/năm là dấu hiệu cho thấy nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nguyên nhân của sự suy giảm đà tăng trưởng là do bắt nguồn từ xu thế giảm trong năng suất lao động và tăng trưởng việc làm. Ngoài ra, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thấp và không đều giữa các tỉnh dẫn đến xu hướng giảm đà tăng trưởng kinh tế của vùng trong những năm gần đây. 2. Tăng trưởng kinh t và những trở ngại trong những năm gần đây 2.1. Xu thế chậm lại trong tăng trưởng kinh tế Nhìn chung kinh tế vùng TDMNBB có những bước thành công đáng kể. Thông tin trong hình 1 cho thấy, GRDP của vùng tăng qua các năm từ năm 2010 đến năm 2018 đạt được những thành tích khá ấn tượng. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn về tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, tốc độ tăng GRDP giai đoạn 2012 đến năm 2015 b nh quân đạt khoảng 14% hàng năm. Trong khi đó, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần chỉ đạt khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2018. Điều đáng quan ngại là, trong khi thu nhập bình quân dầu người vùng TDMNBB khoảng 29460 (nghìn đồng/người/năm) tương đương khoảng 1274 USD/người/năm, k m xa so với mặt bằng chung cả nước là 46512 (ngh n đồng/người/năm) khoảng 2011,33 USD/người/năm và thuộc vùng có thu nhập trung bình thấp năm 2018 (Tổng cục thống kê, 2019). So với thu nhập trung bình thấp ở ngưỡng dưới 1035 USD/người/năm (UN, 2018) 1 , vùng TDMNBB mới chỉ vượt khoảng 239 USD/người, kém rất xa so với mức thu nhập trung bình cao từ 4086 USD/người. Với dấu hiệu giảm đà tăng trưởng trong khi thu nhập mới đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp, đây được coi là tín hiệu đầu tiên của “bẫy thu nhập trung bình” (Kenichi và Lê, 2015 và Vu, 2015) hay “chưa giàu đã già”. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế suy giảm, một phần, phản ánh bức tranh chung của nền kinh tế, nhưng một phần khác cũng cho thấy dấu hiệu về cơ cấu phát sinh k o lùi tăng trưởng. Do đó, cần phải có những giải pháp khắc phục các vấn đề về cơ cấu kinh tế vùng để tận dụng các nguồn lực tương ứng không chỉ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn xoá đói và giảm nghèo bền vững. 2.2. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh tế của vùng Đâu là nguyên nhân dẫn tới xu hướng tăng trưởng GRDP chậm dần? X t trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong khi tốc độ tăng trưởng khu vực ngành công nghiệp, xây dựng và ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có xu hướng chậm dần th có xu hướng hội tụ của cả ba khu vực (Hình 2). Ngoài ra, ngành dịch vụ có dấu hiệu chững lại trong tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của ngành này vẫn kém xa tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng chưa hợp lý, chưa bền vững của các ngành kinh tế trong vùng. Xu hướng tăng trưởng của vùng TDMNBB với xu hướng chậm lại với mức tăng trưởng của các ngành kinh tế cho thấy cả điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế vùng. Điểm mạnh là vùng TDMNBB đã tiệm cận khá gần với khả năng tạo lên một công cuộc phát triển thần kỳ với tốc độ các ngành kinh tế và tăng trưởng GRDP nói 1 Theo Liên Hợp Quốc (UN), các quốc gia trên thế giới được phân chia dựa theo thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể, nhóm thu nhập thấp (dưới 1035 đô la/người/năm), nhóm thu nhập trung bình thấp từ 1036 đến 4085 đô la/người/năm, nhóm thu nhập trung bình cao từ 4086 đến 12615 đô la/người/năm, và nhóm thu nhập cao từ 12616 đô la/người/năm trở lên. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 17 chung ở mức khá cao. Điểm yếu là vùng TDMNBB chưa khai thác được triệt để những cơ hội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẫn còn bộc lộ còn nhiều yếu tố cản trở làm chậm lại nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hình 1. Tăng trưởng GRDP hàng năm và xu hướng chậm lại Nguồn: Báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện NQ37 các tỉnh TDMNBB và Niên giám thống kê các tỉnh thành (2019) Ghi chú: Số liệu tính toán của vùng TDMNBB không bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình Hình 2. Xu hướng tăng trưởng GRDP và các ngành kinh tế cấu thành trong vùng TDMNBB Nguồn: Báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện NQ37 các tỉnh và Niên giám thống kê các tỉnh thành (2019) Ghi chú: Số liệu tính toán của vùng TDMNBB không bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình 020 011 011 014 016 013 012 012 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 - 005 010 015 020 025 2009 2011 2013 2015 2017 2019 GRDP (Tỷ đồng) Tốc độ tăng GRDP (%) 2 per. Mov. Avg. (Tốc độ tăng GRDP (%)) -5.000 .000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (%) Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp và xây dựng (%) Tốc độ tăng trưởng ngành Dịch vụ (%) Tốc độ tăng GRDP (%) Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 18 2.3. Đóng góp của năng suất lao động và tạo việc làm vào tăng trưởng kinh tế các tỉnh thuộc vùng TDMNBB Nhằm đánh giá đóng góp của năng suất lao động (NSLĐ) và việc làm đến tăng trưởng GRDP của tỉnh, phương pháp phân tách nguồn tăng trưởng của (Jorgenson, Ho và Stirod, 2005)2 được sử dụng cho từng giai đoạn của nền kinh tế. Qua đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế được phân tách thành hai thành phần là tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng trưởng việc làm. Kết quả sử dụng phương pháp này được thể hiện trong Bảng 1 cho thấy những điều đáng lưu tâm sau: Thứ nhất, trong thời kỳ 2005 đến 2018, tăng NSLĐ đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng GRDP ở hầu hết các tỉnh trong vùng TDMNBB. Tuy nhiên, cùng với tốc độ chậm lại trong tăng trưởng GRDP, tăng trưởng NSLĐ của vùng nói chung có xu hướng giảm nhanh trong những năm gần đây, trừ tỉnh Yên Bái và tỉnh Bắc Giang có xu hướng tăng lên về NSLĐ. NSLĐ tăng dẫn tới tăng trưởng GRDP của hai tỉnh này cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Điều đang lưu tâm là nếu không có các giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ th hầu hết các tỉnh có nguy cơ chậm lại trong tăng trưởng GRDP. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế rằng, ở hầu hết các tỉnh, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 60% tổng số lao động, cá biệt có Bắc Kạn, tỷ lệ này chiếm hơn 70% tổng số lao động. Trong khi đó, NSLĐ ở khu vực nông nghiệp được coi là thấp nhất so với các ngành kinh tế khác. Đây cũng được coi là dấu hiệu của điểm ngoặt Lewis trong đường sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động khu vực nông nghiệp (Lewis, 1954). Theo mô hình hai khu vực của Arthus Lewis về lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực có NSLĐ 2 Theo Jorgenson, Ho và Stirod (2005) và Vu (2015), Năng suất lao động (ALP) được tính bằng cách chia GDP cho số lượng lao động EMP (ALP = GDP/EMP). Do đó, tốc độ tăng trưởng (tính theo phương pháp logarithm) của ALP được biểu thị bằng phương tr nh: . Trong đó, g_EMP là đóng góp của gia tăng việc làm vào tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng việc làm và g_GDP là tốc độ tăng trưởng GDP. Bài viết vận dụng Số lượng lao động được giải quyết việc làm tương ứng với số lượng lao động có việc làm mới được tạo ra. thấp hay khỏi khu vực nông nghiệp thường làm tăng hiệu quả cho nền kinh tế. Do đó, để tăng NSLĐ một trong những giải pháp cần làm là chuyển dần lực lượng lao động nông nghiệp sang các ngành và các lĩnh vực có NSLĐ cao hơn song song với việc đào tạo nghề. Đây được coi là một lợi thế lớn trong công cuộc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế thần kỳ ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Thứ hai, mặc dù tăng trưởng việc làm ở hầu hết các tỉnh có xu hướng tăng lên (với tỷ lệ thấp) trong những năm gần đây, nhưng tỷ lệ tăng trưởng việc làm ở các tỉnh còn rất thấp, chỉ đạt mức dưới 6% b nh quân hàng năm trong giai đoạn từ 2005 đến 2018. Điều đáng chú ý là, một số tỉnh như Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, tốc độ tăng trưởng b nh quân hàng năm giai đoạn 2015 -2018 ở mức tăng trưởng âm, do vậy ở các tỉnh này, tăng trưởng GDRP hoàn toàn phụ thuộc và việc tăng NSLĐ. Do đó, trong thời gian tới để duy tr được tốc độ tăng trưởng GDRP cao, các tỉnh thuộc khu vực TDMNBB, cần trú trọng đặc biệt đến tăng số lượng việc làm đặc biệt ở các khu vực, các ngành kinh tế có NSLĐ cao. Bảng 1 dưới đây tr nh bày một số kết quả phân tích về nguồn tăng trưởng của các tỉnh vùng TDMNBB nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố định h nh tăng trưởng của nền kinh tế vùng trong những năm qua. Như vậy, qua phân tích ở trên cho thấy, tăng trưởng kinh tế của các tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng NSLĐ. Do đó, vùng TDMNBB có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do phần lớn lực lượng lao động ở hầu hết các tỉnh đều thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (hơn 60% lao động trong khu vực nông nghiệp) và đây được coi là khu vực có NSLĐ thấp nhất so với các khu vực khác. Từ đó, sự dịch chuyển lao động khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Song, do lao động ở khu vực nông nghiệp mang đặc điểm là tr nh độ và kỹ năng chưa cao, nên trong thời gian ngắn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của những ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành áp dụng kỹ thuật cao, công nghệ mới và có tính kỷ luật nghiêm ngặt. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đào tạo và nâng cao kỹ Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 19 năng cũng như tay nghề cho nhóm lao động này để vừa đạt được tăng NSLĐ và vừa đạt được tỷ lệ việc làm cao hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng trong dài hạn. Bảng 1: Xu hướng tăng trưởng kinh tế và đóng góp của NSLĐ, việc làm vào tăng trưởng của các Tỉnh khu vực TDMNBB (ĐVT: %) Tỉnh Giai Đoạn Chỉ Tiêu 2005 - 2018 2005 - 2010 2010 - 2018 2015 - 2018 Lào Cai Tăng trưởng GRDP 20,02 28,12 15,23 11,84 Tăng trưởng NSLĐ 17,81 30,60 9,97 5,56 Tăng trưởng việc làm 2,21 -2,48 5,26 6,29 Cao Bằng Tăng trưởng GRDP 14,53 42,29 12,74 10,02 Tăng trưởng NSLĐ 10,45 39,07 8,12 0,51 Tăng trưởng việc làm 4,08 3,22 4,62 9,51 Yên Bái Tăng trưởng GRDP 18,09 41,11 5,65 6,12 Tăng trưởng NSLĐ 17,51 40,75 4,94 8,13 Tăng trưởng việc làm 0,57 0,36 0,70 -2,01 Tuyên Quang Tăng trưởng GRDP 17,53 24,56 13,34 8,72 Tăng trưởng NSLĐ 11,78 11,70 11,80 1,21 Tăng trưởng việc làm 5,75 12,86 1,53 7,51 Bắc Kan Tăng trưởng GRDP 18,81 31,19 11,67 8,16 Tăng trưởng NSLĐ 16,84 29,62 9,45 -8,40 Tăng trưởng việc làm 1,97 1,56 2,22 16,56 Bắc Giang Tăng trưởng GRDP 20,80 23,71 19,02 19,71 Tăng trưởng NSLĐ 16,00 14,40 16,94 18,50 Tăng trưởng việc làm 4,80 9,31 2,07 1,20 Thái Nguyên Tăng trưởng GRDP 13,36 10,98 14,87 13,15 Tăng trưởng NSLĐ 8,96 7,09 10,15 17,58 Tăng trưởng việc làm 4,40 3,89 4,72 -4,42 Lạng Sơn Tăng trưởng GRDP 7,52 10,27 5,83 0,05 Tăng trưởng NSLĐ 4,86 6,93 3,60 -1,69 Tăng trưởng việc làm 2,66 3,34 2,24 1,74 Lai Châu Tăng trưởng GRDP 22,64 34,40 15,82 17,47 Tăng trưởng NSLĐ 17,14 29,25 10,10 16,13 Tăng trưởng việc làm 5,51 5,15 5,73 1,34 Nguồn: Tính toán từ số liệu của báo cáo đánh giá kết quả 15 năm thực hiện NQ37 các tỉnh và Niên giám thống kê các tỉnh thành (2019) 3. Cơ cấu kinh t và chuyển dịch cơ cấu kinh t 3.1. Thành tựu và những thách thức không thể bỏ qua Trong giai đoạn từ 2010 đến 2018, nhìn chung, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có xu hướng giảm, song song với tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhanh. Đồng thời, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính tích cực hơn so với chuyển dịch kinh tế của cả nước, tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng. Cụ thể, năm 2010, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng GRDP (Tổng giá trị sản phẩm theo địa phương) chiếm 26,08% và công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 29,18%, trong khi tỷ lệ này ở cả nước lần lượt là 21,2% và 36,74%. Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vùng TDMNBB Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 20 giảm nhanh và chiếm 18,64%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,97%, trong đó tỷ lệ đó của cả nước lần lượt là 16,31% và 38,02%. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ và phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hướng chuyển dần từ khu vực có năng suất lao động thấp như nông nghiệp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn. Xu hướng chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao phản ánh những kết quả từ những chính sách đầu tư phát triển và mở rộng các khu công nghiệp của vùng TDMNBB. Điều này góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của vùng TDMNBB. Tuy nhiên, còn một số vấn đề đáng lưu tâm trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB: Một là, xu hướng và mức độ chuyển khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và công nghiệp, xây dựng có xu hướng chững lại trong những năm gần đây. Năm 2017, tỷ trọng của các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng giảm 2,47 điểm phần trăm so với tỷ trọng của các ngành này năm 2016 và các ngành công nghiệp, xây dựng tăng 2,91 điểm phần trăm so với tỷ trọng các ngành này năm 2016. Tỷ lệ này ở giai đoạn sau có xu hướng giảm nhanh, năm 2018, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm nhưng chỉ giảm 0,65 điểm phần trăm so với tỷ trọng các ngành này năm 2017 và tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1,43 điểm phần trăm so với tỷ trọng này năm 2017. Điều này cho thấy sự chậm lại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đây là dấu hiệu phản ánh sự chững lại về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành dịch vụ rất ít biến động trong 3 năm, đáng quan ngại là lại có dấu hiệu về sự sụt giảm tỷ trong ngành này trong cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB. Hai là, trong khi dấu hiệu phản ánh tính chất bền vững và hiệu quả của vùng là sự gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, đặc biệt vùng TDMNBB có những điều kiện tự nhiên gắn với lợi thế cạnh tranh về du lịch, thì tỷ trọng khu vực dịch vụ có xu hướng giảm bắt đầu từ năm 2014 mặc dù có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2013 và ngược lại so với xu hướng tăng đầu của cả nước. Cụ thể, năm 2014 khu vực dịch vụ chiếm 43,2% đến năm 2018 tỷ lệ này giảm xuống còn 38,05%, trong khi cả nước tỷ lệ khu vực dịch vụ năm 2014 và năm 2018 lần lượt chiếm 43,4% và 45,67%. Như vậy có thể thấy, tỷ trọng khu vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng cũng như lợi thế trong cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB. Mặc dù, theo phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNBB của Thủ Tướng chính phủ năm 2013, vùng TDMNBB có tiềm năng và lơi thế phát triển du lịch và kinh tế cửa khẩu, có nhiều di tích lịch sử, và là địa bàn chiến lược quan trọng của cả vùng Bắc Bộ. Bảng 2: Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP vùng TDMNBB giai đoạn 2010 - 2018 (ĐVT: %) Năm Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và XD Dịch vụ Cả nước TDMNBB Cả nước TDMNBB Cả nước TDMNBB 2010 21,02 26,08 36,74 29,18 42,24 44,75 2011 22,10 27,46 36,42 29,33 41,48 43,21 2012 21,35 26,64 37,27 30,26 41,39 43,11 2013 19,98 25,36 36,92 31,44 43,09 43,20 2014 19,68 23,80 36,93 33,67 43,40 42,53 2015 18,89 22,07 36,95 36,78 44,16 41,16 2016 18,14 22,10 36,37 38,63 45,49 39,27 2017 17,05 19,63 37,11 41,54 45,84 38,82 2018 16,31 18,98 38,02 42,97 45,67 38,05 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê (2019) Ghi chú: Số liệu tính toán của vùng TDMNBB không bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 21 Bảng 3: Kết quả lượng hoá tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB (giai đoạn 2010 - 2018) Giai đoạn Vùng TDMNBB Cả nước Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) 2010 - 2014 0,99571 5,901383 0,99959 1,814023 2014 - 2018 0,98208 12,07025 0,99786 4,116867 2010 - 2018 0,96042 17,97131 0,99563 5,95569 Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục thống kê (2019) Ghi chú: Số liệu tính toán của vùng TDMNBB không bao gồm các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình 3.2. Ảnh hưởng của các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với tăng trưởng kinh tế Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với tăng trưởng kinh tế là nhanh hay chậm, nhiều hay ít, phương pháp v c tơ3 được sử dụng để lượng hoá tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu chung giữa hai thời điểm của các ngành kinh tế trong vùng TDNNBB. Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả để lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc- UNIDO, 2013; Tổng cục thống kê, 2019 và Moore, 1978). Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 6 cho thấy, trong cả ba giai đoạn 2010 - 2014, giai đoạn 2014 - 2018 và cả giai đoạn 2010 - 2018, hệ số Cos α ở vùng TDMNBB đều thấp hơn so với hệ số này của cả nước. Điều đó thể hiện là tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế (khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 3 Theo UNIDO (2013), Tổng cục thống kê (2019) và Moore (1978), mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa 2 thời điểm t0 và t1, sử dụng phương pháp v cttơ để tính toán góc chuyển dịch cơ cấu ngành theo công thức như sau: ∑ ( ) ( ) √∑ ( ) √∑ ( ) Trong đó, Si(ti) là cơ cấu của ngành i năm ti. Độ lớn của góc an pha trong khoảng từ 0 đến 90 độ, α = 90 0 chuyển dịch hoàn toàn, α = 0 không có sự chuyển dịch, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành (n) được tính bằng góc chuyển dịch chia cho 90 độ nhân 100. Ngoài ra, để đo lường mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu đến tăng trưởng kinh tế (g), mỗi 1% tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành đạt (n/g) điểm phần trăm. khực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ) nhanh hơn tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành của cả nước. Điều này được lý giải từ kết quả bảng 3 và từ thực tế rằng, điểm xuất phát của vùng TDMNBB thấp, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng này cao hơn so với cả nước mặc dù hiện trạng kinh tế vùng này tương đối thấp hơn so với cả nước. 3.3. Sự phân bố không đều về tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các tỉnh Phân tích sâu hơn tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ các tỉnh thuộc TDMNBB, có thể thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các tỉnh không đều và xu hướng chậm hơn ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên khó khăn hơn. Kết quả bảng 4 cho thấy giai đoạn 2006 - 2018, hệ số Cos α (0,83236) thấp nhất ở tỉnh Lai Châu, điều này thể hiện tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu các ngành (37,39796) của tỉnh này nhanh nhất so với các tỉnh còn lại trong vùng TDMNBB. Tiếp theo, tỉnh Bắc Giang với tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh thứ hai (36,93791). Điều này được giải thích bởi điều kiện kinh tế xuất phát ban đầu của các tỉnh này chủ yếu phụ thuộc và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản với tỷ trọng trong GRDP tương đối cao. Bên cạnh đó, với nỗ lực đẩy nhanh phát triển và đầu tư vào các khu công nghiệp, dịch vụ, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các tỉnh này tương đối cao. Trong khi đó, tỉnh Lạng Sơn với hệ số Cos α lớn nhất (0,98922), do đó, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (9,35631) của tỉnh này chậm nhất trong vùng TDMNBB. Các tỉnh còn lại trong giai đoạn 2006-2018 có tốc độ chuyển dịch tương đối đồng đều, dao động ở mức tỷ lệ chuyển dịch khoảng 20%. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 22 Bảng 4: Kết quả ước lượng tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu các tỉnh thuộc vùng TDMNBB (giai đoạn 2006 - 2018) Tỉnh 2006 - 2010 2010 - 2014 2014 - 2018 2006 - 2 018 Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) Cos α Tỷ lệ chuyển dịch (%) Lào Cai 0,98991 9,05049 0,99657 5,27773 0,99378 7,10654 0,94450 21,30925 Cao Bằng 0,99793 4,093611 0,97545 14,13567 0,99662 5,23366 0,95599 18,95592 Tuyên Quang 0,98813 9,818977 0,99771 4,30637 0,99329 7,38030 0,958444 18,41728 Bắc Giang 0,97323 17,75021 0,98151 12,26228 0,97617 13,92686 0,836342 36,93791 Bắc Kạn 0,97019 15,58221 0,99018 8,927686 0,994702 6,55621 0,960193 18,023047 Yên Bái 0,91510 26,42188 0,99994 0,710005 0,99812 3,901487 0,919811 25,66841 Lạng Sơn 0,99786 4,162709 0,998127 3,8962435 0,997177 4,784884 0,98922 9,35631 Thái Nguyên 0,99745 4,55115 0,977981 13,384301 0,97807 13,35673 0,891711 29,901078 Lai Châu 0,88003 31,50412 0,983741 11,49547 0,931198 23,75292 0,83236 37,39796 Hà Giang - - 0,994211 6,85361 0,99499 6,376854 0,99299 * 7,539384 * Phú Thọ - - 2,90939 2,90939 0,99545 6,073726 0,99619* 5,563494* Nguồn: Cục thống kê các tỉnh (2019) và Báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện NQ 37 của các tỉnh thành trong vùng TDMNBB (2019) Ghi chú: Dấu * ứng với giai đoạn từ 2010 đến 2018 Nhận xét chung, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB theo hướng chuyển dần từ khu vực có năng suất lao động thấp như nông nghiệp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn như công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt và vượt chỉ tiêu so với quy hoạch tổng thể của Thủ Tướng chính phủ số 1064/QĐ- TTg là đến năm 2015 tỷ trọng nông, lâm thuỷ sản trong GRDP của vùng là 27%, công nghiệp và xây dựng 34,1%, dịch vụ là 38,9%, nhưng muốn đạt được mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020 tỷ trọng tương ứng của các ngành lần lượt là 21,9%, 38,7% và 39,4% thì cần có những chính sách phát triển ngành dịch vụ trong thời gian tới. Quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các tỉnh trong vùng TDMNBB chưa đều và chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Bên cạnh đó, sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh - thành về tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng còn thấp. Hai dấu hiệu cho thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hợp lý là xu hướng giảm trong tỷ trọng khu vực dịch vụ và xu hướng giảm tốc độ chuyển dịch trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế dựa vào việc tăng tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, khuyến khích khởi nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ, đặc biệt ở các tỉnh có tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu thấp như Lạng Sơn, Hà Giang hay Phú Thọ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cơ cấu kinh tế các tỉnh và vùng TDMNBB chưa thay đổi tích cực so với toàn quốc là do thiếu sự liên kết giữa các tỉnh trong việc điều tiết các lợi thế khoáng sản, lợi thế rừng hay lợi thế về chăn nuôi nhằm tập chung phát triển các khu công nghiệp (Thông tấn xã Việt Nam, 2011). Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 23 4. K t luận và những khuy n nghị bước đầu Nghiên cứu đánh giá và phân tích những thách thức trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB. Trong công cuộc nỗ lực phát triển kinh tế những năm gần đây, vùng TDMNBB đã đạt được nhưng thành tựu đáng kể về tăng trưởng kinh tế và bước đầu tiến dần có cơ cấu kinh tế hợp lý. Đây là những tiền đề quan trọng nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, kinh tế vùng TDMMBB chưa phát triển xứng tầm so với tiềm năng của vùng, mà có nguy cơ bước vào xu thế suy giảm rất sớm mặc dù đang là vùng có thu nhập bình quân thấp nhất cả nước. Cội nguồn của sự suy giảm này là từ sự suy giảm trong NSLĐ, tạo việc làm, tăng tỷ trọng khu vực có NSLĐ cao và thiếu liên kết giữa các tỉnh và liên kết ngành hàng. Ngoài ra, kết quả bài viết cho thấy tăng trưởng kinh tế vùng chưa thực sự đột phát, và có xu thế giảm nhanh trong những năm gần đây. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đẫn đến xu hướng chậm lại trong tăng trưởng này là do xu thế giảm trong tăng năng suất lao động và việc làm. Ngoài ra, do cơ cấu kinh tế kinh tế hiện tại chưa phản ánh được do phần lớn lao động thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, cùng với năng suất lao động ở khu vực này rất thấp. Nghiên cứu khuyến nghị rằng, do năng suất lao động là chỉ tiêu không khó để tính toán và có liên quan trực tiếp đến thu nhập hay tiền lương của người lao động, do vậy, cần đặt mục tiêu về tăng năng suất lao động hàng năm dựa trên mức NSLĐ năm trước đó. Thách thức về tăng năng suất lao động và việc làm cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ càng trở lên khó khăn hơn khi phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Do đó, nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của vùng, nghiên cứu gợi ý một số giải pháp như sau: Một là, cần phải thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm chuyển cơ cấu sản xuất từ những sản phẩm và ngành có năng suất thấp và giá trị thấp sang các ngành nghề có giá trị cao hơn. Đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần đỏi hỏi phải có những biện pháp áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Hai là, cần có cơ chế khuyến khích và cung cấp các dịch vụ đào tạo nghề nhằm chuyển dịnh lao động tại khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sang ngành nghề khác có NSLĐ và giá trị sản phẩm cao hơn. Ba là, cần đặt mục tiêu vùng TDMNBB đạt NSLĐ và tăng trưởng việc làm ở mức trung bình cả nước vào năm 2030. Bốn là, thành lập trung tâm liên kết vùng dựa trên lợi thế so sánh tương đối về kinh tế của từng tỉnh và chọn tỉnh Thái Nguyên làm trung tâm liên kết vùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Jorgenson, D. W., Ho, M. S., & Stiroh, K. J. (2005). Productivity, Volume 3: Information technology and the American growth Resurgence. MIT Press Books, 3. [2]. Kenichi.O và Lê. H.T. (2015). Bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92), 31 - 46. [3]. Lewis, W. A. (1954). Economic development with unlimited supplies of labour. The manchester school, 22 (2), 139 - 191. [4]. Moore, J. H. (1978). A measure of structural change in output. Review of Income and Wealth, 24 (1), 105 - 118. [5]. Nghị quyết số 37/NQ-TW. (2004). Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Truy cập: thi-dua-chao-mung-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-tien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/tiep-tuc-day-manh-phat- trien-vung-trung-du-va-mien-nui-bac-bo-530069.html [6]. Thông tấn xã Việt Nam. ( 2011). Cần mối liên kết vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. Truy cập: https://www.vietnamplus.vn/can-moi-lien-ket-vung-trung-du-mien-nui-bac-bo/108507.vnp [7]. Thủ Tướng Chính Phủ. (2013). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020. Chuyên mục: Kinh t & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 24 [8]. Tổng cục thống kê. (2019). Tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011 - 2017. Truy cập: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=19311 [9]. Tổng cục thống kê. (2019). Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng. Truy cập: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723 [10]. UNIDO. (2013). Industrial development report 2013. sustaining employment growth: The role of manufacturing and structural change. Truy cập: https://www.unido.org/sites/default/files/2013- 12/UNIDO_IDR_2013_main_report_0.pdf [11]. United Nations (UN). (2018). World Economic Situation and Prospects 2018. Truy cập: https://www.un.org/development/desa/dpad/wp-content/uploads/sites/45/WESP2018_Annex.pdf [12]. Vu. M. K. (2015). Can Vietnam achieve more robust economic growth? Insights from a comparative analysis of economic reforms in Vietnam and China. Journal of Southeast Asian Economies, 52 - 83. Thông tin tác giả: 1. Trần Quang Huy - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Địa chỉ email: tranhuyqtkd@tueba.edu.vn 2. Bùi Nữ Hoàng Anh - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD 3. Trần Văn Nguyện - Đơn vị công tác: Trường Đại học Kinh tế & QTKD Ngày nhận bài: 16/9/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/9/2019 Ngày duyệt đăng: 25/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthach_thuc_trong_tang_truong_kinh_te_vung_trung_du_mien_nui.pdf
Tài liệu liên quan