Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp
Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp
I. MỞ ĐẦU
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư và xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dương cho cây trồng. Năng cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Tuy nhiên do diện tích đất có hạn giới hạn trong từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dung cho sản xuất nông nghiệp là có hạn và và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng tăng về đất đai cho phát triển đô thị hóa. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng do dân số tăng và để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì biện pháp duy nhất đó là thâm canh. Chính vì vậy em đã nghiên cứu vấn đề “ Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp” Thông qua bài này giúp các nhà quản lý, các hộ nông dân hiểu được tác dụng của việc thâm canh cây trồng vật nuôi, từ đó giúp họ có những biện pháp thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tiếp cận với phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm thâm canh
2.2. Độ phì của đất
2.3 Nguyên tắc sử dụng đất
2.4. Tính tất yếu của thâm canh
2.5 Các biện pháp thâm canh
III. KẾT LUẬN
Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp
6 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm thâm canh
2.2. Độ phì của đất
2.3 Nguyên tắc sử dụng đất
2.4. Tính tất yếu của thâm canh
2.5 Các biện pháp thâm canh
III. KẾT LUẬN
Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp
I. MỞ ĐẦU
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư và xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dương cho cây trồng. Năng cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Tuy nhiên do diện tích đất có hạn giới hạn trong từng nông trại, từng vùng và phạm vi lãnh thổ mỗi quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô của sản xuất nông nghiệp. Quỹ đất đai dung cho sản xuất nông nghiệp là có hạn và và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu ngày càng tăng về đất đai cho phát triển đô thị hóa. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng do dân số tăng và để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì biện pháp duy nhất đó là thâm canh. Chính vì vậy em đã nghiên cứu vấn đề “ Thâm canh là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp” Thông qua bài này giúp các nhà quản lý, các hộ nông dân hiểu được tác dụng của việc thâm canh cây trồng vật nuôi, từ đó giúp họ có những biện pháp thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tiếp cận với phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.
II. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm thâm canh
Thâm canh tức là cách đầu tư thêm về phân bón, phương pháp, khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp để tăng năng suất trên "một diện tích" trồng trọt.
Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần tăng diện tích đất sử dụng.
2.2. Độ phì của đất
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng, khoáng, vi lượng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng. Muốn cây trồng có năng suất cao, ngoài độ phì nhiêu của đất cần phải có thêm các điều kiện : giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
Có thể nói các loại tư liệu sản xuất khác khi sử dụng sẽ hao mòn và hỏng đi còn đất đai nếu được sử dụng hợp lý sẽ tốt lên. Đặc điểm này là do đất đai có độ phì tự nhiên. Tùy theo mục đích khác nhau người ta chia độ phì nhiêu ra thành các loại: Độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu tiềm tàng và độ phì nhiêu kinh tế.
Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất
- Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của rễ cây và sinh vật đất phát triển.
- Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Giàu chất hữu cơ (>5%) để: Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất. Tạo độ xốp cho đất. Tăng tính đệm của đất (tính đệm là khả năng giảm chua, giảm kiềm, giảm độ độc của đất). Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất dinh dưỡng.
- Khả năng trao đổi ion (CEC) cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thu.
- Giàu vi sinh vật (VSV) có ích, gồm VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng (với VSV gây bệnh cây).
Các biện pháp bảo vệ độ phì nhiêu cho đất:
- Tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì càng nhiều càng tốt;
- Bón phân hóa học vừa đủ, cân đối;
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.
2.3 Nguyên tắc sử dụng đất
Sử dụng đất đai hợp lý, đầy đủ
+ Đầy đủ: Đưa hết diện tích có khả năng sản xuất nông nghiệp, tăng số lần trồng trên diện tích đất canh tác hiện có.
∑ Diện tích đất trồng.
H = (lần)
∑ Diện tích đất canh tác
Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất đai trong nông nghiệp
+ Hợp lý: Bố trí cây trồng thích hợp với từng loại đất. “đất nào cây ấy” làm cho năng suất, chất lượng sản xuất cao, đồng thời đi đôi với việc sử dụng, khai thác đất cần tích cực cải tạo bồi dưỡng dất đai để không ngừng nâng cao sức sản xuất của đất (độ phì của đất tăng).
SL = Diện tích x Năng xuất
Diện tích không thể tăng mãi được nhưng năng xuất có thể tăng thong qua việc tăng độ phì, tăng thâm canh đất vì vậy đối với các vùng có quy mô diện tích đất nông nghiệp rộng lớn cần bố trí sản xuất tập chung, chuyên canh và thâm canh cao để sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt góp phần đáp ứng nhu cầu cho vùng khác và phục vụ xuất khẩu. Đối với các vùng có quy mô nhỏ, hẹp cần tận dụng đất đai sản xuất để tự túc lương thực, thực phẩm.
2.4. Tính tất yếu của thâm canh
Thâm canh trong nông nghiệp là con đường tất yếu của phát triển nông nghiệp. Tất cả các nền nông nghiệp đều phải đương đầu với tình trạng khan hiếm tài nguyên đất, nước, sinh vật, tài chính, vật tư trong khi nhu cầu của xã hội về nông sản tăng lên vô hạn. Do đó, trên cơ sở thâm canh mới sử dụng hợp lý nguồn lực khan hiếm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thâm canh là giải pháp hữu hiệu cho các quốc gia, các vùng và từng nông trại tăng được lợi nhuận và sản phẩm trong điều kiện có hạn về tài nguyên đất và nước.
Trước kia, khi người dân vẫn áp dụng phương pháp sản xuất cũ năng xuất chỉ đạt 5 tấn/1 ha/2 vụ. Nhưng ngày nay nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật năng xuất đã tăng lên 10 – 12 tấn/ 1ha/ 1 vụ. Những tiến bộ khoa hoc đó là tạo ra những giống ngắn ngày hơn tạo điều kiện cho tăng vụ, tạo ra những loại phân bón mới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà bản thân đất không có hoặc có rất ít. Không những thế tiến bộ khoa hoc kĩ thuât còn giúp con người có những phương pháp sản xuất mới tiến bộ hơn, có những công cụ lao đong mới thay thế sức lao động của con người từ đó nâng cao năng xuất lao động cũng như năng suất cây trồng góp phần tăng sản lương nông sản đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.5 Các biện pháp thâm canh
Thâm canh trong nông nghiệp cần tập trung chủ yếu vào các biện pháp sau.
Tăng mức đầu tư về đầu vào trên một đơn vị diện tích hay đầu con vật nuôi. Mức đầu tư về đầu vào có thể là áp dụng công nghệ mới, kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nông nghiệp hội nhập, việc tăng mức đầu tư tập chung, tăng đầu tư chiều sâu hơn là chiều rộng để tăng chất lượng và năng xuất sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.
Tổ chức đầu tư phù hợp, sử dụng hợp lý đầu vào vừa có thể tiết kiệm được đầu vào lại vừa tăng được năng xuất, chất lương sản phẩm.
Cải tiến phương thức quản lý và xử dụng nguồn lực trong nông trại cũng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm.
Trong nông nghiệp hàng hóa, quyết định thâm canh luôn gắn liền với tín hiệu thị trường đầu ra và đầu vào. Luôn tính đến giá đầu vào và đầu ra để xem xét chi phí biên có nhỏ hơn doanh thu biên hay không, từ đó có quyết định thâm canh hợp lý.
III. KẾT LUẬN
Ngày nay nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về hàng hóa nông sản trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp có hạn và ngày càng bị thu hẹp do nhu cầu ngày càng tăng về đất đai cho phát triển đô thị hóa và công nghiệp hóa. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra lúc này là phải tăng năng xuất cây trồng nhằm tăng sản lượng nông sản để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó của con người. Để làm được việc đó không một cách nào hiệu quả hơn việc thâm canh. Thâm canh giúp con người tận dụng tối đa nhũng nguồn lực có hạn để sản xuất với năng xuất cao nhất. Như vậy thâm canh chính là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_ly_kinh_te_2383.doc