Thứ nhất, xây dựng cơ chế bảo đảm việc thực
hiện phán quyết của Tòa án. Vấn đề này có thể vận
dụng kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản đặt ra
các biện pháp cưỡng chế cần thiết: Áp dụng một
khoản tiền phạt nhất định mỗi ngày đối với các chủ
thể không thi hành bản án đúng thời hạn quy định;
Yêu cầu cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm trong
việc kiểm tra công tác thi hành án của cơ quan cấp
dưới và xử lý đối với cơ quan, cá nhân cố tình
không thi hành bản án; đề nghị truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan
hoặc cán bộ vi phạm công tác thi hành án để lại hậu
quả nghiệm trọng.
Luật Tố tụng hành chính quy định đổi theo
hướng gắn trách nhiệm của tòa với việc thi hành án
hành chính. Ngoài ra, cũng cần gắn trách nhiệm của
thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên theo hướng
trong một số trường hợp luật định, cơ quan này
phải trực tiếp ban hành quyết định thi hành án hành
chính buộc cấp dưới phải thi hành theo bản án đã có
hiệu lực của tòa.
Thứ hai, Tòa án các cấp tiến hành tổ chức tập
huấn, trau đồi kiến thức sâu về quản lý hành chính,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm
phán, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm đối
với những vụ án có sai sót; trao đổi thống nhất
hướng dẫn của Tòa án cấp trên về những vướng
mắc trong quá trình xét xử liên quan đến thẩm
quyền xét xử. Có thể kéo dài việc bổ nhiệm nhiệm
kì thẩm phán 10 năm và có những chế độ tiền
lương, đãi ngộ hợp lý. Nhà nước cần chú trọng
nâng cao chất lượng xét xử của đội ngũ thẩm phán
cấp huyện, giao cho Tòa án cấp huyện giải quyết
các khiếu kiện hành chính của UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp huyện là hoàn toàn hợp lý; tạo
điều kiện để đội ngũ Thẩm phán phát huy hết năng
lực, tài năng, đạo đức của mình để bảo vệ công lý.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của tòa án nhân dân theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
65
THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015
Nguyễn Thị Hà1
Tóm tắt: Ngày 25 tháng 01 năm 2015 Quốc hội đã thông qua Luật Tố tụng hành chính năm 2015
(Luật TTHC) với nhiều nội dung quan trọng nhằm phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 và khắc
phục những bất cập trong thực tiễn hiện nay. Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được thông qua và có
hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2016 đã bổ sung nhiều điểm mới về thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa
án nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu trao đổi để có được những
giải pháp thích hợp góp phần hoàn thiện hơn về chế định pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm các
vụ án hành chính. Vì thế, trong nội dung bài viết này, tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thẩm
quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo quy định Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Từ khóa: Hiến pháp, Tòa án, quyết định hành chính, hành vi hành chính
Ngày nhận bài: 15/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017
Abstract: On January 25, 2015 the National Assembly has passed the Administrative Procedure Law
2015 (Administrative Procedure Law) with many important contents to make it suitable with the Law on
the organization of the Court 2014 and improve shortcomings in the reality. The Administrative Procedure
Law 2015 being passed and taking effect from July 1, 2016 has added many points regarding to the
authority of the people’s court. However, there have been lots of issues to be discussed to have suitable
solutions contributing to the finalization of legal mechanism in the first-instance hearing of administrative
cases. Therefore, in this article the author mentions some basic issues on the authority of the first-instance
hearing of administrative cases under regulations of the Procedure Law 2015.
Keywords: Constitution, Court, Administrative decision, Administrative act.
Date of receipt: 15/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
là một nội dung quan trọng trong chế định thẩm
quyền xét xử nói chung của Tòa án nhân dân. Quy
định hợp lý thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính không chỉ tạo điều kiện cho việc giải quyết
nhanh chóng, dứt điểm vụ án hành chính mà còn
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết loại vụ
án này ở các cấp xét xử tiếp theo. Xét về phương
diện lý luận, thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính là quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án cấp sơ
thẩm trong việc đánh giá tính hợp pháp của quyết
định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện
theo trình tự tố tụng hành chính sơ thẩm nhằm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
góp phần nâng cao hiệu lực hành pháp.
1. Quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử
sơ thẩm vụ án hành chính
1.1. Phạm vi thẩm quyền của Tòa án nhân
dân theo loại việc
Phù hợp với quan điểm được nêu trong Nghị
quyết số 49 –NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
02/06/2005 về “Mở rộng thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính”, nhu cầu
giải quyết tranh chấp trong quản lý hành chính nhà
nước và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân,
Điều 30 Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm
2015 quy định vấn đề đối tượng xét xử vụ án hành
chính bao gồm:
“1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau
đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính
thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của
pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc
áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi
cản trở hoạt động tố tụng;
1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa luật Trường Đại học Vinh
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
66
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính
mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và
tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.”
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 tiếp tục sử
dụng phương pháp loại trừ kết hợp với phương
pháp liệt kê để quy định thẩm quyền xét xử của
Tòa án gồm các quyết định hành chính, hành vi
hành chính trong hầu hết các lĩnh vực của quản lý
hành chính nhà nước một mặt sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc xác định
quyền khởi kiện các vụ án hành chính, đảm bảo
công bằng cho người dân và nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động quản lý hành chính. Điểm
khác của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 là
quy định rõ ràng hơn và bổ sung thêm trường hợp
loại trừ về “việc áp dụng biện pháp xử lý hành
chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng”.
Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, đảm bảo
tính khách quan. Bởi lẽ, theo quy định của Luật xử
lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật về
xử lý hành vi cản trở hoạt động của Tòa án trình
tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính này được xem xét,
quyết định áp dụng tại Tòa án nhân dân; nếu có
khiếu nại thì do Tòa án nhân dân có thẩm quyền
phúc thẩm giải quyết và không phải là đối tượng
để khởi kiện vụ án hành chính.
Tuy nhiên, bên cạnh đó quy định về thẩm
quyền xét xử vụ án hành chính theo loại việc cũng
còn một số điểm cần bàn thêm:
Thứ nhất, Luật mới sử dụng phương pháp loại
trừ đã hoàn thiện hơn về kỹ thuật lập pháp, quy
định rõ ràng các trường hợp loại trừ, đối với “Quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi
bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an
ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật” đã
bỏ cụm từ “ theo danh mục do Chính phủ quy
định” như Luật Tố tụng hành chính năm 2010 đã
khắc phục hạn chế việc thẩm quyền của Tòa án có
thể bị giới hạn bởi quyết định của cơ quan hành
pháp. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần quy định và
giải thích một cách rõ ràng danh mục các loại quyết
định và hành vi này.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu điều luật, nhận
thấy cùng với phương pháp loại trừ thì tại khoản
2,3,4 Điều 30 lại vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp
liệt kê. Về mặt kỹ thuật lập pháp, việc quy định theo
hướng kết hợp này là chưa thực sự hợp lý, tăng tính
phức tạp không cần thiết của điều luật. Điều 30
Luật Tố tụng hành chính vẫn còn liệt kê quá nhiều
loại đối tượng của khiếu kiện hành chính như trong
Điều 28 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Ngoài
ra, theo Điều 30 có quyết định hành chính là quyết
định nội bộ nhưng do tính chất đặc biệt cũng được
xem là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính:
Quyết định kỷ luật công chức với hình thức buộc
thôi việc; hoặc có quyết định không phải là quyết
định hành chính nhưng vẫn là đối tượng khởi kiện
của vụ án hành chính, đó là: quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của
Hội đồng cạnh tranh, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân.
Đối chiếu với các phân tích trên nhận thấy quyết
định hành chính được quy định tại khoản 2,4 điều
30 lại mâu thuẫn với quyết định hành chính là đối
tượng khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật
Tố tụng hành chính. Rõ ràng Luật Tố tụng hành
chính đã mở rộng đối tượng khởi kiện bằng phương
pháp loại trừ kết hợp với liệt kê, song chính sự kết
hợp này lại tạo ra sự mâu thuẫn giữa các điều khoản.
Đây cũng là một hạn chế làm ảnh hưởng đến việc
nhận diện đối tượng khởi kiện vụ án hành chính của
các thẩm phán khi tiếp nhận vụ việc hành chính và
càng gây khó khăn hơn cho cá nhân, tổ chức khởi
kiện vụ án hành chính.
Thứ hai, tại các khoản 3, 4 Điều 3 Luật Tố tụng
hành chính khi quy định về hành vi hành chính là
đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là “là hành
vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện
quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật. Quy định này chưa thực sự chặt chẽ, vì
trong định nghĩa việc quy định “hành vi hành chính
là hành vi” là không rõ ràng, hơn nữa có nhiều
hành vi là của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
nhưng không phải là hành vi hành chính. Do đó,
hành vi hành chính cần được hiểu là “xử sự được
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
67
thể hiện bằng hành động hoặc không hành động
của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật trong quá trình tiến
hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước”2.
Thứ ba, đối với các quyết định kỷ luật buộc thôi
việc công chức giữ chức vụ từ tổng cục trưởng và
tương đương trở xuống, cho phép khởi kiện vì nó là
quyết định nội bộ, ảnh hưởng đến quyền lao động
của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm
thực hiện. Đây là một điểm phù hợp, đảm bảo quyền
lao động của công dân. Nhưng trên thực tế có những
hình thức quyết định khác có thể dẫn đến việc thôi
việc của các chủ thể có thẩm quyền như quyết định
kỷ luật cán bộ bằng hình thức bãi nhiệm, quyết định
cho thôi việc cán bộ công chức3, quyết định buộc
thôi việc công chức giữ chức vụ trên cục trưởng
cũng có khả năng xâm hại đến quyền lao động cán
bộ, công chức nhưng không được khởi kiện hoặc có
những quyết định hành chính, hành vi hành chính
mang tính nội bộ nhưng lại liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức (như
quyết định thi tuyển công chức). Như vậy, đối với
các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang
tính nội bộ nhưng liên quan trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cũng cần
cân nhắc, xem xét cho cá nhân, tổ chức đó có quyền
khởi kiện vụ án hành chính.
1.2. Phân cấp thẩm quyền xét xử vụ án hành
chính
Phù hợp sự thay đổi hệ thống Tòa án nhân dân
ở nước ta, Tòa hành chính được thành lập trong hệ
thống Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân
cấp cao, ở Tòa án nhân dân huyện có thể tổ chức
tòa hành chính hoặc các thẩm phán chuyên trách
thực hiện việc xét xử hành chính. Tòa hành chính
ở nước ta ngoài Tòa án cấp cao được tổ chức theo
vùng, còn lại tổ chức theo đơn vị hành chính và
trùng với cơ quan hành chính cả về lãnh thổ và về
cấp điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tính độc
lập và khách quan trong việc thực hiện thẩm quyền
xét xử hành chính. Thẩm quyền này được quy định
cụ thể tại điều 31, điều 32 của Luật Tố tụng hành
chính năm 2015: theo đó, theo quy định tại Điều
31 Tòa án nhân dân cấp huyện được giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm các loại khiếu kiện sau:(1) Khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(2)Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở
xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức đó;(3) Khiếu kiện danh
sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Điều
31 đề cập đến đối tượng xét xử của Tòa án nhân
dân huyện, nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử
của Tòa án nhân dân huyện ở đây được xác định
theo Tòa án có cùng phạm vi với chủ thể bị kiện.
Theo đó, Người bị kiện là cơ quan, tổ chức huyện
nào thì Tòa án huyện đó có thẩm quyền giải quyết.
Theo Khoản 2 Điều 31, quyết định kỷ luật buộc
thôi việc công chức do chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện ban hành vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân huyện “Khiếu kiện quyết định kỷ
luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức
thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó”
là không hợp lý với sự thay đổi hiện nay mâu thuẫn
với Khoản 4 Điều 32 khi đã chuyển thẩm quyền
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho
Tòa án cấp tỉnh.
Về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
quy định tại Điều 32 Luật Tố tụng hành chính, theo
đó Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những khiếu kiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước,
Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước,Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và quyết định hành chính, hành vi hành chính của
người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người
khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở
2 Nguyễn Mạnh Hùng, (2011) "Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo Luật Tố tụng hành chính - Sự
kế thừa, phát triển và những nội dung cần tiếp tục được hoàn thiện"
3 Khoản 3 Điều 58; Khoản 1 Điều 59 Luật Cán bộ, Công chức
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
68
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án;
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của
người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước đó;
khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
Điều 31, 32 quy định sửa đổi thẩm quyền của
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh theo hướng khiếu kiện đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện thì không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân
dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án nhân dân cấp tỉnh. Trước mắt việc quy định
như thế này sẽ bảo đảm tính hiệu quả, khả thi, độc
lập và khách quan trong việc giải quyết các khiếu
kiện hành chính. Nhưng thiết nghĩ đây có thể là một
quy định lâu dài và triệt để, hay chỉ là một giải pháp
tình thế khi cho rằng ở thời điểm hiện tại thẩm phán
cấp huyện chưa đủ năng lực để giải quyết và nếu
giao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các khiếu kiện
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện cho Tòa án cấp huyện thì sẽ thiếu tính
khách quan, khó đảm bảo được quyền, lợi ích hợp
pháp của người dân vì thẩm phán cấp huyện còn có
sự e ngại, nể nang và áp lực khi mà tuyên xử quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nhưng nếu cho rằng Tòa án nhân dân cấp huyện
phụ thuộc vào chính quyền địa phương nên không
thể khách quan xét xử thì tình trạng tương tự cũng
không khả thi ở Tòa án cấp tỉnh.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy việc Luật
Tố tụng hành chính năm 2015 kế thừa phương
pháp liệt kê để phân cấp thẩm quyền xét xử sơ
thẩm cho Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh đã dẫn tới
hạn chế không đảm bảo cho Tòa án cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết tất cả các khiếu kiện không
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện, vì
vậy có một số khiếu kiện tuy thuộc đối tượng khởi
kiện của Tòa án theo điều 30 nhưng lại không
thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của bất cứ Tòa
án cấp nào theo quy định tại điều 31, 32 như khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của các tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong
các tổ chức như nói trên hoặc khiếu kiện của các
cơ quan không thuộc phạm vi được liệt kê. Vì thế,
pháp luật cần sử dụng phương pháp định tính kết
hợp phương pháp loại trừ để phân cấp một cách
hợp lý và triệt để thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
1.3. Quyền hạn của Hội đồng xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính
quy định tại Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm
2015. Theo đó, “Hội đồng xét xử xem xét tính hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết
định giải quyết khiếu nại và văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan”.
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử được quy
định cụ thể trong Luật Tố tụng hành chính năm
2015 tạo cơ sở để Hội đồng xét xử ra bản án,
quyết định cụ thể, rõ ràng tạo điều kiện cho việc
thi hành bản án, quyết định được thuận lợi và có
hiệu quả hơn. Một điểm mới trong việc quy định
thẩm quyền ra phán quyết của hội đồng xét xử sơ
thẩm là có thể phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản hành chính trong quá trình giải quyết vụ án
hành chính. Tuy nhiên, cũng cần bàn thêm quy
định này. Tại Điều 111, Điều 112 chương VIII của
Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã khẳng định
quyền của Tòa án cụ thể chánh án Tòa án nhân dân
các cấp có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung
hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát
hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước cấp trên. Thế nhưng, tại
khoản 4 điều 193 quy định “Trường hợp phát hiện
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc
giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét
xử tạm ngừng phiên tòa”. Đối chiếu nội dung
này với Điều 194 Luật Tố tụng hành chính năm
2015, quy định về nội dung bản án thì rõ ràng việc
xử lý văn bản quy phạm pháp luật không được đề
cập đến trong bản án sơ thẩm. Việc quy định Tòa
án có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ văn bản sai trái chỉ thông qua “văn bản kiến
nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền kiến nghị”
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
69
là văn bản hành chính thông thường không được
thể hiện và cụ thể hóa theo tinh thần bản án mang
tính bắt buộc và phải bảo đảm thực hiện. Và vô
hình chung, kiến nghị này của chánh án sẽ không
phải là đối tượng của thi hành án hành chính. Điều
này dẫn đến tính hình thức, thiếu tính khả thi và
kéo dài việc xét xử vụ án hành chính ảnh hưởng
lớn đến quyền lợi của người dân. Mặc dù nhằm
đảm bảo tính chấp hành kiến nghị của chánh án,
Luật TTHC đã quy định trách nhiệm giải quyết của
cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tại Điều
113, Điều 114. Tuy nhiên, với cách giải quyết này,
khi phát hiện ra văn bản quy phạm pháp luật, Hội
đồng xét xử không có quyền đóng góp ý kiến mà
chỉ “tạm ngừng phiên tòa” chuyển về cho chánh
án Tòa án thực hiện việc kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ
và vụ án hành chính sẽ bị tạm đình chỉ mà không
được giải quyết dứt điểm. Cá nhân, tổ chức khởi
kiện vụ án hành chính lại tiếp tục phải chờ đợi cho
việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Chúng ta
nhận thấy quy định như vậy là không hợp lý, ảnh
hưởng đến quyền lợi của người dân, chưa đề cao
vai trò của Hội đồng xét xử sơ thẩm.
Ở nước ta chỉ ghi nhận phán quyết của Tòa án
về tính hợp pháp của quyết định hành chính và
hành vi hành chính, chứ Tòa án không được phán
xét về tính hợp lý của các quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị kiện, phù hợp với quan điểm
quyền tư pháp không được can thiệp sâu vào quyền
hành pháp, nhưng cũng cần có cơ chế phù hợp, hiệu
quả để bản án của Tòa án được thi hành một cách
triệt để.
2. Một số giải pháp hoàn thiện thẩm quyền
xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam
2.1. Các giải pháp về phương diện xây dựng
pháp luật
Thứ nhất, để đảm bảo việc xác định thẩm
quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án một cách thống
nhất và chính xác, pháp luật tố tụng hành chính
cần đưa ra khái niệm thống nhất và có sự giải
thích rõ ràng minh bạch các thuật ngữ “quyết định
hành chính, hành vi hành chính; quyết định, hành
vi có tính chất nội bộ”. Các khái niệm này một
phần đã được giải thích trong luật nhưng các địa
phương khác nhau trên thực tế vẫn có trường hợp
áp dụng sai, vì vậy Tòa án nhân dân tối cao với tư
cách là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng
thống nhất pháp luật cần giải thích và hướng dẫn
cụ thể, rõ ràng tạo thuận lợi cho quá trình thụ lý và
xét xử hành chính. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn
chi tiết liên quan đến việc xác định các tiêu chí cụ
thể của quyết định hành chính cá biệt. Vì trong
thực tiễn xét xử một số trường hợp vẫn nhầm lẫn
trong việc xác định quyết định hành chính có phải
là quyết định cá biệt hay không.
Thứ hai, cần sử dụng phương pháp định tính
(xác định tính chất, đặc điểm của đối tượng khởi
kiện thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm hành chính)
kết hợp với phương pháp loại trừ thay cho phương
pháp liệt kê như hiện nay để đảm bảo sự thống nhất
trong điều luật, thuận lợi trong việc nhận diện đối
tượng khởi kiện và thụ lý vụ án của Tòa án.
Thứ ba, về việc phân cấp thẩm quyền nên giữ
quy định thẩm quyền Tòa án nhân dân huyện đối
với các vụ khiếu kiện quyết định hành chính, hành
vi hành chính của UBND huyện nhằm phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp về việc mở
rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp
huyện, đồng thời có giải pháp bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao vai trò, trách nhiệm, bản lĩnh của đội ngũ
thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc
giải quyết vụ án hành chính. Mặt khác cũng tạo
điều kiện cho người dân trong việc đi lại, khởi
kiện và để đảm bảo tính độc lập của Tòa án nhân
dân huyện, chúng ta có thể quy định khi xét thấy
cần thiết và trong trường hợpTòa án nhân dân
huyện có đề nghị, Tòa án nhân dân tỉnh có thể lấy
lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu
kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Ủy ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp huyện.
Thứ tư, vận dụng kinh nghiệm các nước,
Việt Nam nên quy định rõ ràng, minh bạch thẩm
quyền cho Tòa án xem xét tính hợp pháp của các
quyết định hành chính quy phạm có liên quan
đến một vụ kiện hành chính cụ thể, được phát
hiện trong quá trình giải quyết vụ việc. Ví dụ,
khi có một quyết định hành chính bị khiếu kiện
thì Tòa án phải xem xét quyết định đó căn cứ vào
văn bản quy phạm pháp luật nào để ban hành. Và
trong quá trình tuyên án, cùng với việc hủy bỏ
quyết định hành chính cá biệt, đồng thời ra phán
quyết với quyết định hành chính quy phạm, văn
bản hành chính có liên quan, yêu cầu cơ quan đã
ban hành văn bản quy phạm đó hoặc cơ quan cấp
trên sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định quy phạm
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
70
đó cụ thể hóa và thể hiện trong bản án cụ thể có
tính bắt buộc phải thi hành; Không nên đưa ra
quy định “Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa”
để chờ văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để tiếp tục giải quyết vụ án theo
đúng quy định của pháp luật để không ảnh hưởng
đến quyền con người và quyền công dân, lợi ích
trực tiếp của người khởi kiện và không đề cao
được vai trò của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án
hành chính.
Thứ năm, cần ban hành các quy định khung
thống nhất làm chuẩn mực về mặt pháp luật là cơ
sở cho việc ra phán quyết về tính hợp pháp của các
quyết định hành chính, hành vi hành chính để Tòa
án kiểm tra đánh giá và đưa ra cách xử lý phù hợp
nhất đồng thời người khởi kiện cũng có thể dựa vào
đó để làm căn cứ cho việc khiếu kiện hợp lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh đó, sớm triển khai ban hành Luật ban
hành quyết định hành chính trở thành một đạo luật
phù hợp, thống nhất làm quy định khung về căn cứ
đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính.
Đồng thời ban hành các văn bản dưới luật hướng
dẫn Tòa án các cấp trong cả nước áp dụng thống
nhất các tiêu chí cụ thể để đánh giá tính hợp pháp
của quyết định hành chính và hành vi hành chính bị
khởi kiện. Đây là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao
chất lượng xét xử vụ án hành chính theo quy định
của pháp luật trong đó có ý nghĩa lớn trong việc
thực hiện có hiệu quả thẩm quyền xét xử sơ thẩm
vụ án hành chính.
2.2. Các giải pháp về phương diện tổ chức
thực hiện pháp luật
Thứ nhất, xây dựng cơ chế bảo đảm việc thực
hiện phán quyết của Tòa án. Vấn đề này có thể vận
dụng kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản đặt ra
các biện pháp cưỡng chế cần thiết: Áp dụng một
khoản tiền phạt nhất định mỗi ngày đối với các chủ
thể không thi hành bản án đúng thời hạn quy định;
Yêu cầu cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm trong
việc kiểm tra công tác thi hành án của cơ quan cấp
dưới và xử lý đối với cơ quan, cá nhân cố tình
không thi hành bản án; đề nghị truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người đứng đầu cơ quan
hoặc cán bộ vi phạm công tác thi hành án để lại hậu
quả nghiệm trọng.
Luật Tố tụng hành chính quy định đổi theo
hướng gắn trách nhiệm của tòa với việc thi hành án
hành chính. Ngoài ra, cũng cần gắn trách nhiệm của
thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên theo hướng
trong một số trường hợp luật định, cơ quan này
phải trực tiếp ban hành quyết định thi hành án hành
chính buộc cấp dưới phải thi hành theo bản án đã có
hiệu lực của tòa.
Thứ hai, Tòa án các cấp tiến hành tổ chức tập
huấn, trau đồi kiến thức sâu về quản lý hành chính,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm
phán, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm đối
với những vụ án có sai sót; trao đổi thống nhất
hướng dẫn của Tòa án cấp trên về những vướng
mắc trong quá trình xét xử liên quan đến thẩm
quyền xét xử. Có thể kéo dài việc bổ nhiệm nhiệm
kì thẩm phán 10 năm và có những chế độ tiền
lương, đãi ngộ hợp lý. Nhà nước cần chú trọng
nâng cao chất lượng xét xử của đội ngũ thẩm phán
cấp huyện, giao cho Tòa án cấp huyện giải quyết
các khiếu kiện hành chính của UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp huyện là hoàn toàn hợp lý; tạo
điều kiện để đội ngũ Thẩm phán phát huy hết năng
lực, tài năng, đạo đức của mình để bảo vệ công lý.
Thứ ba, cùng với công cuộc cải cách tư pháp,
cần nghiên cứu tiến hành việc xây dựng thành lập
Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực để thực hiện
nghiêm minh thẩm quyền xét xử sơ thẩm hành
chính, góp phần đảm bảo tính độc lập của Tòa án,
tăng cường tính khách quan, minh bạch, chỉ tuân
theo pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp
hành chính, khắc phục tình trạng “lo ngại”, tình
trạng “nể, sợ” của Tòa án cấp sơ thẩm. Về lâu dài
cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới để áp dụng nguyên tắc thẩm
quyền tự động của Tòa án giải quyết tất cả các vụ
việc tranh chấp. Qua đó không chỉ tăng cường độc
lập xét xử mà còn xây dựng Tòa án thực sự trở
thành một thiết chế quan trọng của nhà nước trong
việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thanh Bình (2003), Thẩm quyền của
Toà án nhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện
hành chính, luận án tiến sỹ luật học, Viện Nghiên cứu
Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Phân định thẩm
quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm
quyền xét xử hành chính ở Việt Nam, luận án tiến sỹ
luật học, Trường Đại học Luật Hà nội, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_quyen_xet_xu_so_tham_vu_an_hanh_chinh_cua_toa_an_nhan_d.pdf