Về điều trị
Cần có chẩn đoán đúng về hình thái, chức
năng thận- niệu quản để có chỉ định điều trị.
Chức năng thận được đánh giá bằng chụp thận có
tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV) và đặc
biệt là chụp đồng vị phóng xạ thận.
Với niệu quản lạc chỗ mà chức năng thận
niệu quản còn tốt thì phải phẫu thuật bảo tồn
như bệnh nhân trên. Phẫu thuật bảo tồn trồng
lại hai niệu quản vào bàng quang là chỉ định
đúng và đã có kết quả tốt.
Triệu chứng són tiểu do giảm chức năng
co thắt ở cổ bàng quang nên được điều trị bảo
tồn bằng luyện tập cách giữ nước tiểu và đi
tiểu đúng lúc hy vọng sẽ cho kết quả tốt.
Chúng tôi bảo tồn thận bốn bị giãn của
bệnh nhân T, vì các lý do:
- Bệnh nhân còn trẻ, mới 14 tuổi.
- Sau mổ dẫn lưu: thận trái vẫn tiết nước
tiểu mỗi ngày khoảng 800 ml – 1100 ml.
-Thận phải cũng không hoàn toàn bình
thường vì có giãn nhẹ đài bể thận và vẫn có
nguy cơ phải mổ trong tương lai.
Kết quả qua theo dõi chức năng thận trái
bằng lượng nước tiểu hàng ngày, bằng chụp
đồng vị phóng xạ đã khẳng định chỉ định bảo
tồn thận trái là đúng. Sau hơn 3 tuần sau mổ,
thận trái đã co nhỏ lại, chức năng thận đang
phục hồi, nhu mô thận đã dầy hơn, chúng tôi
sẽ tiếp tục theo dõi chức năng 2 thận để điều
trị kịp thời khi có chỉ định.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thận niệu quản ba và bốn (thông báo hai bệnh nhân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi Khoa 154
THẬN NIỆU QUẢN BA VÀ BỐN (THÔNG BÁO HAI BệNH NHÂN)
Trần Ngọc Bích*
TÓM TẮT
Mục đích: Thông báo một dị tật hiếm gặp: thận niệu quản bốn và ba.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu.
Kết quả: báo cáo 2 ca Bệnh án 1: BN nam 14 tuổi vào viện ngày 19-2-2006 với chẩn đoán ứ nước thận
trái. Bệnh nhi được mổ dẫn lưu thận ngày 22-2-2006. Ngày 7-3-2006, bệnh nhi được mổ lại và được phát
hiện thận niệu quản bốn không hoàn toàn. Có hẹp chỗ nối bể thận -niệu quản.. Đã mổ theo phương pháp
Anderson Hynes. Kết quả theo dõi sau hơn một năm là tốt. Bệnh án 2: Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện 11-6-
2007. Sau đẻ bị đái rỉ liên tục. Lúc 3 tuổi, bệnh nhân đã được chẩn đoán niệu quản lạc chỗ hai bên và được
mổ trồng lại hai niệu quản vào bàng quang. Sau mổ, bệnh nhân đái được thành bãi nhưng còn són tiểu. Khi
7 tuổi, bệnh nhân được mổ lần thai cắt bỏ thận phụ trên bên phải với chẩn đoán thận niệu quản đôi hai bên,
niệu quản lạc chỗ. Sau mổ bệnh nhân vẫn són tiểu. Khám lâm sàng- cận lâm sàng, chúng tôi kết luận: bệnh
nhân có thận niệu quản ba không hoàn toàn hai bên. Nguyên nhân són tiểu có thể do mất đồng vận cơ thắt
và co bóp bàng quang.
Kết luận: Thận niệu quản bốn và ba là dị tật hiếm gặp. Cần có chẩn đoán đúng để có chỉ định điều trị
đúng.
ABSTRACT
URETERAL TRIPLICATION AND QUADRUPLICATION (TWO CASES REPORT)
Tran Ngoc Bich * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 4 - 2007: 154 – 161
Purpose: Report a rare malformation: ureteral quadruplication and triplication.
Methods: retrospective study
Results: two case report
Case report 1: a 14 years-old boy was admitted in Viet-Duc Hospital on 19 Jannuary 2006 with
diagnosis of hydronephrosis on left side. He was operated for nephrostomy on 22 Jannuary 2006. He was
reoperated on 7 March 2006 and was found out a incomplete ureteral quadruplication.. The ureteropelvic
stenosis caused the dilatation of the pelvis and four renal units. A Hynes Anderson technic was done. Result
after one years was good.
Case report 2: a 14 years-old girl was admitted in Viet-Duc Hospital on 11 Jun 2007. After the birth,
she had a urinary incontinence She was operated for reimplatation of two ectopic ureters when she was 3
years old. After the operation, she urinated normally but still existed enuresis. She was reoperated for
ablation a upper renal unit on the right when she was 7 years old. After the second operation, eunuresis was
changeless.
. After clinical, paraclinical examination, we had a diagnosis: the patient was suffering from the
incomplete bilateral ureteral triplication with two ectopic principal ureters that were reimplanted and one
right upper renal unit was excised. Enuresis can be detrusor sphincter discordination.
Conclusion: Ureteral quadruplication and triplication are rare. It is necessary to make correct
diagnosis in order to have a correct treatment.
* Khoa Phẫu thuật nhi, Bệnh viện Việt-Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị tật nhiều thận thường gặp là thận-
niệu quản đôi với tỷ lệ khoảng 2- 4 % khi
khám hệ tiết niệu và khoảng 0,5% ở cộng
đồng, hiếm gặp thận niệu quản ba và rất
hiếm gặp thận niệu quản bốn. Bệnh thường
được phát hiện khi có triệu chứng hay biến
chứng. ở trong nước, đã có nhiều báo cáo
thận- niệu quản đôi. Trường hợp thận niệu
quản ba đầu tiên được báo cáo lần đầu bởi
Wrany năm 1870. Các thông báo lâm sàng
sau này chủ yếu là thận niệu quản ba. Tới
2004, có hơn trăm trường hợp thận niệu quản
ba được thông báo. Còn thận niệu quản bốn
thì tới năm 1994 mới có 4 trường hợp được
thông báo và tới nay đã có khoảng hơn mười
trường hợp(1,2,3,4,5,6,7,8,9). Tại Khoa Phẫu thuật
Nhi Bệnh viện Việt - Đức, chúng tôi đã mổ
chữa bảo tồn thành công một bệnh nhân có
thận- niệu quản bốn bên trái bị giãn vào
tháng 2- 2006 và chúng tôi đã khám chẩn
đoán một bệnh nhân bị thận niệu quản ba 2
bên tháng 6-2007. Chúng tôi xin thông báo 2
bệnh nhân này để nêu những điểm cần chú ý
về chẩn đoán và điều trị dị tật nhiều thận.
BỆNH ÁN 1
Bệnh nhân nữ H.P.U.14 tuổi, ở Đắc Lắc.
Vào viện ngày 11-6-2007, ra viện 20-6-2007.
Đến khám vì són tiểu. Về quá trình bệnh và
điều trị theo mẹ bệnh nhân kể lại: Bệnh nhân
từ ngay sau đẻ đã bị đái rỉ liên tục, không
thành bãi. Lúc 3 tuổi, bệnh nhân được chẩn
đoán thận niệu quản đôi hai bên, niệu quản
hai bên lạc chỗ và được mổ trồng lại hai niệu
quản vào bàng quang ở Bệnh viện Nhi. Sau
mổ, bệnh nhân đái thành bãi nhưng vẫn còn rỉ
nước tiểu ít và không liên tục. Khi 7 tuổi, bệnh
nhân được mổ lần thứ hai tại TP.Hồ chí Minh
với chẩn đoán thận niệu quản đôi hai bên,
niệu quản lạc chỗ gây đái rỉ. Bệnh nhân được
mổ cắt bỏ thận phụ trên bên phải. Sau mổ
bệnh nhân vẫn són tiểu như trước mổ.
Khám khi vào viện: có một đường mổ ở
nếp lằn bụng dưới và một đường mổ ngang từ
đầu xương sườn 12 tới bờ ngoài cơ thẳng to
phải, da ở vùng tầng sinh môn, âm hộ bị viêm.
Hỏi quá trình rỉ nước tiểu thì thường rỉ nước
tiểu ban đêm, còn ban ngày thỉnh thoảng rỉ
khi buồn tiểu mà chưa kịp đi tiểu. Bệnh nhân
uống viên xanh methylen 3 lần, mỗi lần uống
2 viên và cách nhau 2 ngày để quan sát nước
tiểu rỉ ra từ đâu. Cả 3 lần đều không tháy nước
tiểu rỉ ra từ niệu đạo, âm đạo và âm hộ cả khi
kích thích vùng xương mu. Chụp thận niệu
quản bằng tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch
(UIV) thấy bên phải có 2 bể thận. Hai niệu
quản của 2 bể thận này đổ chung vào một niệu
quản. Chỗ hội lưu của 2 niệu quản này có một
mỏm thừa niệu quản của thận phụ trên đã bị
cắt bỏ lần mổ trước. Niệu quản chung này đổ
vào bàng quang. Bên trái thấy rõ 3 bể thận với
3 niệu quản chạy xuống nhưng không rõ
đường đi niệu quản bên dưới. Do vậy chúng
tôi đã soi bàng quang và chụp niệu quản bể
thận trái ngược dòng. Khi soi bàng quang thấy
2 lỗ niệu quản ở đúng bên. Bơm thuốc chụp
thấy hình ảnh 3 bể thận trái với 3 niệu quản
chạy xuống một đoạn thì đổ vào một niệu
quản chung rồi xuống bàng quang. Kết luận:
thận niệu quản ba bên trái không hoàn toàn..
Bệnh nhân được khám niệu động học tại
Học viện Quân Y 103 do TS.BS. Nguyễn Phú
Việt làm thì kết luận: Bàng quang ổn định,
không có rỉ nước tiểu khi ho, ở tư thế nằm.
Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm
sàng, chúng tôi kết luận: bệnh nhân có thận
niệu quản ba không hoàn toàn hai bên với 2
niệu quản chính lạc chỗ đã được trồng lại vào
bàng quang. Nguyên nhân đái rỉ không liên
tục hay són tiểu là do giảm chức năng co thắt
cổ bàng quang.
Chúng tôi đã hướng dẫn bệnh nhân tập
xiết cơ mông- nín giữ nước tiểu, đi tiểu chủ
đông ngay khi muốn tiểu, đi tiểu trước khi đi
ngủ và một lần vào nửa đêm thì triệu chứng rỉ
nước tiểu giảm hẳn.
Chuyên đề Nhi Khoa 156
Bệnh nhân đang tự điều trị tiếp tục và
theo dõi.
BỆNH ÁN 2
BN nam P. V.T 14 tuổi, ở tỉnh Hải Dương.
Vào viện ngày 19- 2-2006, ra viện 5-4-2006.
Trước vào viện 5 ngày, đau vùng mạn sườn
trái. Có sốt nhẹ 37,5 - 38 độ. Bệnh nhân tới
Quân y viện 7 rồi được chuyển tới Bệnh viện
Việt-Đức với chẩn đoán thận trái căng to.
Khám: Thận to bên trái, Siêu âm: thận trái to,
nhu mô giãn mỏng, niệu quản không giãn.
UIV(20-2-2006): thận phải ngấm thuốc và
bài tiết xuống bàng quang. Thận trái không
ngấm thuốc và có bóng mờ ở vùng mạn sườn
trái. Siêu âm: nhu mô thận trái giãn mỏng,
dịch ở trong đài bể thận không trong. Kết
luận: thận trái căng to do hẹp phần nối bể thận
niệu quản và chỉ định mổ dẫn lưu thận.
- Mổ ngày 22- 2-2006, BS Hùng mổ dẫn lưu
thận trái, hút ra khoảng hơn 1 lít nước tiểu,
cấy nước tiểu không có vi khuẩn sau 48 giờ.
Sau mổ, mỗi ngày nước tiểu trong qua ống
thông từ 700-900 ml. Ngày 28-2-2006, bơm
thuốc cản quang qua dẫn lưu vào bể thận
chụp thấy hình đài và bể thận khá nhỏ, thuốc
không xuống niệu quản và bàng quang, nhìn
hình thái không bình thường do vậy cho chụp
lại lần 2 (ngày 1-3-2006) và bơm nhiều thuốc
hơn thì thấy vẫn có hình thận như lần chụp
ngày 28-2-2006, nhưng thấy một hình trông
giống đại tràng trái, thuốc không xuống niệu
quản- bàng quang. Siêu âm lại thấy có ổ dịch ở
hố thận trái. Chẩn đoán hẹp chỗ nối bể thận-
niệu quản trái và nghi ngờ có rò thận với đại
tràng theo cơ chế rò có van một chiều. Chẩn
đoán như vậy vì sau mổ dẫn lưu nước tiểu
trong, không có cặn phân ra và cấy nước tiểu
không có E.Coli.
- Mổ lại ngày 7-3-2006: BS mổ chính: PGS
Bích, phụ mổ: BS Thuỷ, BS Ngân, gây mê: TS
Kim. Vào hố thận trái có ổ dịch hơi đục ở mặt
sau thận, t giải phóng thận thấy thận to và dài
như đại tràng, thận giãn mỏng không đều
nhau ở 4 vùng và mỏng dần từ trên xuống
dưới, có ngấn rõ giữa các thận. ở vùng thận
trên cùng, nhu mô thận dầy khoảng 2-3 mm, ở
3 vùng thận bên dưới nhu mô chỉ độ 1-2 mm,
phần cực dưới là mỏng nhất. Có một bể thận
giãn to và bể thận này nối liền với phần thận
có nhu mô dày nhất ở cực trên, ở mặt trước có
3 niệu quản từ 3 vùng thận bên dưới đổ vào bể
thận giãn to trên, mỗi niệu quản dài độ 3 cm, 2
niệu quản trên và dưới (của thận thứ 2 và thứ
4 tính từ trên xuống) khá to khoảng 5 mm, còn
niệu quản giữa (của thận thứ 3 từ trên xuống)
khoảng 4 mm. Có một niệu quản chung từ
bàng quang nối với bể thận giãn và có chỗ hẹp
rõ ở chỗ nối bể thận chung với niệu quản
chung. Mở bể thận kiểm tra xác định có 4 đơn
vị thận riêng biệt, không thông nhau. Thận
được mở dẫn lưu ở lần mổ trước là thận thứ 2
từ trên xuống. Ranh giới giữa các thận nhìn rõ
dựa ngấn và độ dày thận.
Chẩn đoán trong mổ là thận- niệu quản
bốn không hoàn toàn, có hẹp phần nối niệu
quản chung với bể thận chung.
Chúng tôi đã quyết định giữ cả 4 đơn vị
thận trái và điều trị bảo tồn bằng cắt bỏ phần
hẹp ở chỗ nối bể thận-niệu quản chung, tạo
hình nhỏ bể thận, nối niệu quản-bể thận
(Anderson-Hyne), luồn sonde Plastic số 10
qua đài bể thận thứ ba từ trên xuống qua
miệng nối xuống niệu quản, còn đặt vào thận
trên cùng và dưới cùng mỗi thận một sonde
plastic số 10, đặt lại sond Foley số 14 vào thận
thứ hai từ trên xuống để dẫn lưu, xếp lại thận
vào hố thận, đặt dẫn lưu hố thận, khâu lại vết
mổ bằng chỉ tiêu theo các lớp giải phẫu. Kết
quả giải phẫu bệnh chỗ hẹp nối bể thận niệu
quản: tổn thương viêm, xơ hoá.
Sau mổ: nước tiểu qua lưu thận mỗi ngày
800 – 1100 ml và đái khoảng 1500 ml. Ngày 22-
3-2006, bơm Telebrix qua ống dẫn lưu chụp
thấy thận tráI nhỏ đi nhiều. Sau chụp, rút bỏ 3
ống dẫn lưu chỉ để lại một. Ngày 2- 4- 2006,
chụp đồng vị phóng xạ thận. Kết quả: chức
năng thận trái là 24%, thận phải là 76%,
Thận phải bài tiết bình thường nhưng bài
xuất hơi chậm, có giãn nhẹ đài bể thận.
Thận trái chức năng giảm, thấy được hình
4 đơn vị thận, chức năng thận trên cùng
tốt hơn 3 thận bên dưới (điều nàyphù hợp
với nhận xét trong mổ). Ngày 3-4-2006, bệnh
nhân được bơm thuốc qua ống dẫn lưu chụp
thì thấy hình thận trái nhỏ lại và đã có hình
thận, thấy được rõ hình ảnh 4 đơn vị thận
riêng biệt, thuốc xuống bàng quang nhanh.
Rút dẫn lưu và bệnh nhân ra viện. Bệnh
nhân được khám lại và chụp đồng vị phóng
xạ thận lần thứ 2 ngày 16-6-2006 với kết quả
thận phải vẫn còn giãn nhẹ bể thận và chức
năng là 75% còn thận trái có chức năng 25%
và chức năng thận trên cùng vẫn tốt hơn 3
thận bên dưới. Đã siêu âm thận 2 lần nữa và
đang tiếp tục theo dõi bệnh nhân. Bệnh
nhân trong tình trạng sức khoẻ tốt.
BÀN LUẬN
Chúng tôi xin bàn luận về: chẩn đoán và
điều trị.
Về chẩn đoán và thuật ngữ hay tên gọi
Trước hết, chúng tôi nêu dị tật thận niệu
quản đôi là dị tật hay gặp. Dị tật thận niệu
quản đôi cũng đã có một số tên gọi khác nhau
như: Thận -niệu quản đôi, niệu quản đôi, thận
đôi, đường bài xuất đôi, bể thận-niệu quản
đôi. Thuật ngữ thận niệu quản đôi hay được
sử dụng.
Thận niệu quản đôi có thể ở một hay hai
bên. Hai đơn vị thận này có thể có 2 niệu quản
riêng biệt được gọi là thận niệu quản đôi hoàn
toàn (Duplication) hay 2 niệu quản này đổ
chung vào một niệu quản trước khi đổ vào
bàng quang được gọi thận- niệu quản đôi không
hoàn toàn (Duplicité). Đơn vị thận phụ nằm bên
trên và thường nhỏ hơn đơn vị thận dưới..
Thận niệu quản ba đã có phân loại của
Smith năm 1946 theo số niệu quản có và cách
đổ vào bàng quang.
Type 1: Ba đơn vị thận đổ vào ba niệu
quản riêng biệt và có ba lỗ niệu quản trong
bàng quang
Type 2: Ba đơn vị thận nhưng 2 đơn vị
thận có 2 niệu quản đổ chung vào một niệu
quản nên có hai niệu quản đổ vào bàng quang
Type 3:Ba đơn vị thận có 3 niệu quản cùng
đổ vào một niệu quản chung trước khi đổ vào
bàng quang.
Type 4: Hai đơn vị thận có hai niệu quản lúc
đầu nhưng một trong hai niệu quản đó lại tách
thành hai niệu quản (Niệu quản hình chữ Y
ngược) nên có ba niệu quản đổ vào bàng quang.
Bệnh nhân U có tổng số 6 đơn vị thận, mỗi
bên có ba mà theo thuật ngữ hay sử dụng thì gọi
là thận-niệu quản ba không hoàn toàn hai bên.
Theo phân loại của Smith thì thuộc type III.
Bệnh nhân T theo thuật ngữ được gọi là
thận niệu quản bốn không hoàn toàn, theo
phân loại của Smith là là type III.
Thường dị dạng nhiều thận được phát
hiện khi có biến chứng hay những biểu hiện
bất thường như đái rỉ, nhiễm trùng tiết niệu,
thận to- đau.và về điều trị thì thường là cắt
bỏ thận và niệu quản phụ. Có một số trường
Chuyên đề Nhi Khoa 158
hợp khi phát hiện bệnh sớm, chức năng thận
phụ còn thì vẫn điều trị bảo tồn.
Trường hợp bệnh nhân T của chúng tôi tới
bệnh viện khi có biến chứng thận căng
to do ứ nước tiểu.. Sau mổ dẫn lưu thận,
với lượng nước tiểu ra như vậy nên chúng
tôi thấy thận trái còn chức năng. Kết quả
chụp thận qua dẫn lưu lần đầu cho thấy
hình ảnh thận trái nhưng do không bình
thường về hình thái nên chỉ định chụp lần 2
và đã thấy được một hình ảnh đặc biệt của
thận bị giãn mà mọi người đều chẩn đoán là
rò thận trái với đại tràng. Lần mổ thứ hai thấy
thận trái giãn to, nhu mô mỏng không đều
nhau giữa các thận, kết quả phẫu tích đã xác
định rõ có 4 đơn vị thận và nguyên nhân gây
giãn là hẹp phần nối bể thận niệu quản chung.
Do hẹp phần nối này mà 4 quả thận trái bị
giãn dần để tạo nên một hình ảnh đặc biệt như
đại tràng.
Bệnh nhân U được điều trị lần đầu lúc 3
tuổi vì đái rỉ liên tục do niệu quản lạc chỗ cả 2
bên, cả hai niệu quản đã được trồng lại vào
bàng quang với kết quả lâu dài tốt. Triệu
chứng đái rỉ liên tục hết mà chỉ còn triệu
chứng són tiểu và thường vào ban đêm. Chính
triệu chứng này đã gợi ý bệnh cảnh niệu quản
phụ lạc chỗ ở bệnh lý thận niệu quản đôi nên
bệnh nhân được mổ lần 2 để cắt bỏ thận niệu
quản phụ bên phải. Sau mổ lần 2, dấu hiệu són
tiểu vẫn tồn tại như trước nên bệnh nhân đã
được đi khám nhiều lần tại nhiều bệnh viện
khác nhau.
Với khám lâm sàng kỹ, chúng tôi đã nghĩ
tới khả năng són tiểu có thể do rối loạn chức
năng giữ và tống thoát nước tiểu chủ động
chứ không nghĩ tới niệu quản phụ lạc chỗ vì
nếu niệu quản phụ lạc chỗ thì nước tiểu
thường phải rỉ liên tục. Thăm khám niệu động
học đã giúp chúng tôi có xác định chẩn đoán
và quyết định hướng điều trị bảo tồn bằng
luyện tập. Còn chẩn đoán thận niệu quản ba
không hoang toàn hai bên, chúng tôi dựa vào
UIV và chụp niệu quản trái ngựơc dòng.
Để chẩn đoán dị dạng thận- niệu quản
đôi, thận- niệu quản ba hoặc bốn, các dấu hiệu
lâm sàng chỉ có tính gợi ý hướng về dị tật
thận- niệu quản còn để chẩn đoán chính xác
phải dựa vào siêu âm, X quang soi bàng
quang, chụp đồng vị phóng xạ thận.
Với thận- niệu quản đôi: siêu âm đơn
thuần có thể chẩn đoán chính xác và hướng
cho chọn cách chữa mổ bảo tồn hay cắt bỏ.
Với thận- niệu quản ba hoặc bốn: do hiếm
gặp nên các thầy thuốc thường không nghĩ
đến, không cố tìm các dấu hiệu để có thể chẩn
đoán được trước mổ. Thậm chí nếu không có
kinh nghiệm thì lúc mổ cũng có thể không
phát hiện ra và cắt bỏ thận chỉ với chẩn đoán
thận giãn mỏng mất chức năng. hoặc thận –
niệu quản phụ lạc chỗ nên cắt bỏ.
Về điều trị
Cần có chẩn đoán đúng về hình thái, chức
năng thận- niệu quản để có chỉ định điều trị.
Chức năng thận được đánh giá bằng chụp thận có
tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV) và đặc
biệt là chụp đồng vị phóng xạ thận.
Với niệu quản lạc chỗ mà chức năng thận
niệu quản còn tốt thì phải phẫu thuật bảo tồn
như bệnh nhân trên. Phẫu thuật bảo tồn trồng
lại hai niệu quản vào bàng quang là chỉ định
đúng và đã có kết quả tốt.
Triệu chứng són tiểu do giảm chức năng
co thắt ở cổ bàng quang nên được điều trị bảo
tồn bằng luyện tập cách giữ nước tiểu và đi
tiểu đúng lúc hy vọng sẽ cho kết quả tốt.
Chúng tôi bảo tồn thận bốn bị giãn của
bệnh nhân T, vì các lý do:
- Bệnh nhân còn trẻ, mới 14 tuổi.
- Sau mổ dẫn lưu: thận trái vẫn tiết nước
tiểu mỗi ngày khoảng 800 ml – 1100 ml.
-Thận phải cũng không hoàn toàn bình
thường vì có giãn nhẹ đài bể thận và vẫn có
nguy cơ phải mổ trong tương lai.
Kết quả qua theo dõi chức năng thận trái
bằng lượng nước tiểu hàng ngày, bằng chụp
đồng vị phóng xạ đã khẳng định chỉ định bảo
tồn thận trái là đúng. Sau hơn 3 tuần sau mổ,
thận trái đã co nhỏ lại, chức năng thận đang
phục hồi, nhu mô thận đã dầy hơn, chúng tôi
sẽ tiếp tục theo dõi chức năng 2 thận để điều
trị kịp thời khi có chỉ định.
KẾT LUẬN
Thận – niệu quản ba hai bên là dị tật hiếm
gặp. Cần khám kỹ lâm sàng và đánh giá đúng
các kết quả chẩn đoán hình ảnh (X quang, siêu
âm..) để có thể chẩn đoán trước mổ và có chỉ định
chọn phương pháp điều trị đúng.
CÔNG TRÌNH LÀM TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Hình ảnh minh hoạ
Thận niệu quản bốn
A B C
D E
Chuyên đề Nhi Khoa 160
F G
Ghi chú: A- UIV trước mổ. B- Chụp thận lần đầu qua dẫn lưu. C- Chụp thận qua dẫn lưu lần 2: thấy hình
thận ban đầu và một hình khác như đại tràng trái. D- Hình thận trái giãn mỏng với 4 niệu quản được tách
ra và kéo lên bằng ống thông Nelaton. E- Hẹp chỗ nối bể thận-niệu quản chung. F- Đồng vị phóng xạ thận:
hình thận phải có giãn nhẹ bể thận và bên trái có 4 thận nhỏ. G- Chụp thận qua dẫn lưu trước khi ra viện:
hình thận đã co nhỏ, có hình thận chung và thấy 4 hình thận nhỏ.
Thận niệu quản ba: Bên phải đã cắt bỏ một đơn vị thận trên
A: bên phải B: bên trái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cibert J., Gilloz A et Chapa-Cardenas P. (1965): Triplicité
urétérale.
2 Cukier J., Abourachid H., Beurton D et Vacant J. (1973): A
propos de 3 observations de triplicité et d’un as de
quadriplicité urétérale.,
3 Gosalbez R. Jr., Gosalbez R., Piro C et al. (1991): ureteral
triplication and ureterocele: report of 3 cases and review
of the literature
4 Juskiwienski S., Soulie M., B Aunin C., et al. (1987):
Triplicité urétérale.
5 Kling L., Kubiak R., Solonggo T. (2001): Quatruplication
of the ureter incombination with a large ureteral cyst.
Pediatr. Surg. Int.,, 17: 566-569
6 Lopes RT., Lepes RN., BarbosaTilho CM. (2001): ureteral
quadriplication with controlateral triplicate ureter. J.
Urol., 166: 979-982
7 Poli-Merol ML., Brickalrt PE., Belouadah M et al. (2002):
Multiplicité urétérale: à propos de 3 cas. Progres en
Urologie,, 12: 288-291
8 Soderdahl D.W., Shiraki I.W. and Schamber D.T(1976).:
Bilateral ureteral quadruplication. J. Urol.,, 116: 255.-258
9 Sourtzis S., Damry N., Janssen F et al.: Ureteral
quadriplication: the fourth case report Pediatr. Radio.,
1994, 24,604-605
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- than_nieu_quan_ba_va_bon_thong_bao_hai_benh_nhan.pdf