Chính sách liên quan đến FDI một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng hàng đầu của các quốc gia đang phát triển tại Châu Á khi nó là động lực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong số 7 quốc gia mà các tác giả đã nghiên
cứu trong bài viết này, một điểm chung là các chính phủ đều có xu hướng tự do
hóa chính sách đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Điều này được thể
hiện thông qua quá trình hoàn thiện khung pháp lý, đơn giản hóa thủ tục, ưu đãi
tài chính, ưu tiên cho lĩnh vực công nghệ cao và xây dựng các SEZs mở cửa. Điều
này đã thể hiện quá trình thay đổi theo hướng tích cực các chính sách FDI tại
nhóm các nền kinh tế đang phát triển năng động tại Châu Á. Các chính sách áp
dụng đều đa dạng, linh hoạt và đồng bộ, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững. Nhìn chung, những chính sách này đều có sự tương đồng với tổng thể
khung chính sách đầu tư trên thế giới trong quá trình từ giai đoạn đăng ký, hoạt
động và xuất khẩu cho đến thuế thu nhập DN nhằm tạo điều kiện cho DN FDI
trong nền kinh tế số, đồng thời lại mang tính đặc thù của từng quốc gia trong khu
vực này. Đây cũng là những gợi ý cho Việt Nam khi thay đổi các chính sách liên
quan đến FDI, cụ thể là các chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong bối
cảnh vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra như chất lượng của các dự án FDI,
chính sách cần phải thích ứng với những lĩnh vực đầu tư mới và thách thức đến từ
đại dịch Covid-19 tiếp diễn trên toàn cầu đang hạn chế hoạt động đầu tư quốc tế
quan trọng này. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như mặc dù là
phân tích tập trung vào sự thay đổi chính sách tại các nền kinh tế tại Châu Á,
nhưng do các nước có sự khác biệt khá lớn về môi trường đầu tư, định hướng,
chiến lược thu hút FDI có những đặc thù, cho nên trong bài viết, các tác giả chưa
tiếp cận được tổng thể tất các yếu tố nổi bật trong môi trường đầu tư của từng
quốc gia, từng lĩnh vực cụ thể và theo từng nhóm nước cùng một khu vực địa lý
đặc thù hơn như ASEAN hay Đông Bắc Á, hoặc tất cả các nền kinh tế tại Châu Á
và với cách tiếp cận sâu từng nhóm chính sách đầu tư hiệu quả. Đây sẽ là hướng
gợi mở cho các tác giả trong những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo liên quan đến
những cách tiếp cận này.
23 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thay đổi chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia đang phát triển tại châu Á và gợi ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được kết hợp với tìm kiếm vốn vay và chi tiêu công lãng phí. Các tác giả cũng
cho rằng chính phủ cần phân tích cẩn trọng giữa lợi ích và chi phí trong quá trình
hoạch định các chính sách đầu tư và các kế hoạch đầu tư nên được thiết kế lại theo
mục tiêu phát triển bền vững và phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể. Ngoài
ra, tác giả gợi ý các nước cần thúc đẩy phát triển bền vững thông qua phát triển
các chương trình khuyến khích tập trung vào lĩnh vực đầu tư quan trọng như điện,
cung cấp nước, y tế và giáo dục cho người nghèo và tập trung khu vực đầu tư hấp
dẫn hơn, đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ... Nghiên cứu
trên nhấn mạnh mặt tích cực và xu hướng chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu
tư phát triển bền vững và toàn diện của các quốc gia.
Cùng với đó, các công trình cũng tập trung phân tích thực tiễn triển khai
chính sách tự do hoá đầu tư tại Châu Á. Phân tích thống kê tại 52 nước đang phát
triển cho thấy các quốc gia dân chủ hơn thường có xu hướng đưa ra mức ưu đãi
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 5
thuế cho đầu tư lớn hơn (Li, 2006). Nghiên cứu của nhóm tác giả tại trường đại
học Lund - Thụy Điển đã so sánh về sự phát triển chính sách FDI của 7 quốc gia
Nam Á và Đông Nam Á trong quá trình nỗ lực thu hút FDI (Muhammad, 2017).
Tất cả các quốc gia trong nghiên cứu này đã đẩy nhanh quá trình tự do hóa bằng
cách dần mở rộng đủ điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
cho FDI, đơn giản hóa quá trình nhập khẩu, giảm thuế nhập khẩu, thuế doanh
nghiệp và đưa ra các gói ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư. Gần đây, các quốc gia đã
nhấn mạnh nhiều hơn quá trình thực hiện các cam kết liên quan đến thuận lợi hoá
theo các hiệp định đầu tư song phương, khu vực và đa phương (IIAs). Có thể thấy
rằng các nước nhỏ hơn như Bangladesh và Việt Nam đã mở cửa các lĩnh vực
trong thời gian nhanh hơn các quốc gia khác (UNCTAD, 2009). Tiếp đến, trong
Báo cáo đầu tư thế giới (UNCTAD, 2018), UNCTAD đã cập nhật những thay đổi
chính sách về đầu tư mới nhất của các quốc gia, trong đó nhận định thuận lợi hóa
đầu tư vẫn là xu hướng chủ đạo trên thế giới. Trong đó, các nước ở Châu Á tích
cực trong quá trình triển khai các chính sách mở cửa đầu tư, cụ thể là tại các nền
kinh tế mới nổi. Tiếp đến, Báo cáo đầu tư thế giới (UNCTAD, 2019) cho thấy sự
gia tăng của các biện pháp hạn chế và sàng lọc các dự án đầu tư nước ngoài,
nhưng vẫn khẳng định thu hút FDI thông qua chính sách mở là hướng ưu tiên. Các
thay đổi chính là loại bỏ hạn chế nhập cảnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài,
đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp ưu đãi tài chính cho đầu tư vào các
ngành hoặc khu vực. Ngoài ra, các hiệp định đầu tư quốc tế được ký kết cũng có
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thu hút FDI. Trong Báo cáo năm 2019, UNCTAD đã
tập trung phân tích về các đặc khu kinh tế với khoảng 60% SEZs đóng vai trò thúc
đẩy đầu tư, nhưng thực tế chỉ có khoảng 10% thực hiện thành công, từ đó cho thấy
thách thức lớn đối với các quốc gia trong quá trình hoạch định và vận hành chính
sách của các đặc khu, cũng như áp lực lớn về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và
hoàn thiện môi trường (UNCTAD, 2019).
Những thay đổi trong hệ thống luật và quy định của các quốc gia thể hiện xu
hướng tự do hoá mạnh mẽ các chính sách về FDI tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự hình thành, điều chỉnh và phát triển các chính sách liên quan đến FDI chính là
quá trình thay đổi chính sách FDI nhằm xây dựng cơ chế đầu tư thông thoáng hơn
đi liền với mức độ tự do hóa cao hơn của cơ chế vận hành chính sách FDI và tạo
lập mức độ bảo hộ tích cực hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, những thay
đổi này chú trọng đến việc dỡ bỏ các rào cản thâm nhập, đưa ra những tiêu chuẩn
đối xử quốc gia, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, đưa ra nhiều biện pháp khuyến
khích đầu tư trọng điểm, tổng hợp và cung cấp nhiều dịch vụ cũng như công cụ
khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư (UNCTAD, 2009). Nhìn chung, các
nghiên cứu trên thế giới đều mang tính tổng quát, phân tích chi tiết các yếu tố liên
quan đến thu hút FDI vào một quốc gia, trong đó có luật pháp, hiệp định đầu tư
quốc tế, chính sách liên quan đến FDI như chính sách thương mại, thuế, phát triển
6 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
công nghệ cao và yếu tố kinh tế như cơ sở hạ tầng. Các quốc gia từ các nền kinh
tế phát triển đến các nước đang phát triển cũng điều chỉnh chính sách trong một số
lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với FDI, cụ thể như lĩnh vực dịch vụ. Các công trình
đã nhấn mạnh vai trò và phát triển các chính sách liên quan sẽ thu hút dòng vốn
FDI; phân tích thực tiễn sự thay đổi chính sách liên quan đến đầu tư tại các quốc
gia trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển tại Châu Á. Tuy nhiên, đến
nay chưa có nghiên cứu rõ nét về đặc trưng và xu hướng thay đổi chính sách FDI
của nhóm các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực này. Do đó, đây là cách tiếp
cận sâu trong nghiên cứu của các tác giả, trong đó tập trung phân tích thay đổi
chính sách đầu tư nổi bật và hệ thống đặc trưng môi trường đầu tư của các quốc
gia này trong giai đoạn 2015-2020, từ đó làm nổi bật xu hướng tự do hóa chính
sách đầu tư trên thế giới và gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3. Phân tích thực tiễn thay đổi trong chính sách FDI tại các quốc gia đang
phát triển Châu Á
3.1 Tổng quan FDI vào các nước Châu Á
Theo Báo cáo đầu tư thế giới (UNCTAD, 2019), dòng vốn FDI toàn cầu đã
tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018 - năm thứ 3 liên tiếp, giảm 13% xuống còn
1,3 nghìn tỷ USD, trong đó, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế phát triển giảm
xuống 27% - thấp nhất kể từ năm 2004, còn dòng vốn vào Châu Âu giảm một nửa
xuống dưới 200 tỷ USD và ở Hoa Kỳ cũng giảm 9% còn 252 tỷ USD.
Đơn vị: Tỷ USD và %
Biểu đồ 1. Tổng vốn FDI trên toàn cầu và phân bổ theo các nền kinh tế
trên thế giới giai đoạn 2007-2018
Nguồn: UNCTAD, 2019
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 7
Tuy nhiên, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển vẫn ổn định với tốc
độ tăng 2%. Do sự biến động bất thường ở các nền kinh tế đang phát triển, tỷ
trọng thu hút đầu tư của các nước này trong tổng vốn FDI toàn cầu đã tăng lên
54% và đây là một kỷ lục. Cụ thể, FDI tại Châu Phi tăng 11% lên 46 tỷ USD, còn
Mỹ Latinh và Caribe giảm 6% vì không duy trì được đà tăng trưởng sau năm 2017.
Trong khi đó, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển Châu Á tăng 4% lên
512 tỷ USD vào năm 2018, với tăng trưởng tích cực diễn ra trong tất cả các tiểu
vùng. Trung Quốc, nước nhận FDI lớn nhất thuộc nhóm các quốc gia đang phát
triển, thu hút 139 tỷ USD, tăng 4%. Dòng vốn FDI vào Đông Nam Á cũng tăng
trưởng năm thứ ba liên tiếp - tăng 3% lên mức 149 tỷ USD (UNCTAD, 2019).
Nhìn chung, kể từ năm 2008, xu hướng FDI trên toàn thế giới tăng trưởng
tương đối chậm. Đặc biệt, hiện nay, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 có
những diễn biến phức tạp, dòng vốn FDI toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề. Trong
Báo cáo của UNCTAD đầu năm 2020, nếu thế giới có thể kiểm soát được dịch bệnh
trong nửa đầu năm 2020, thì dòng FDI sẽ chỉ giảm 5% (UNCTAD, 2020c). Một
trong những kịch bản xấu hơn trong Báo cáo của UNCTAD đầu năm 2020 là sự lây
lan của dịch bệnh sẽ tiếp tục kéo dài suốt cả năm, thì FDI sẽ giảm tới 15%
(UNCTAD, 2020b). Thực tế, những gì đang diễn ra trên thế giới cho thấy đây là
kịch bản đang xảy ra. Sự tác động đến FDI của COVID-19 sẽ tập trung ở những
nước bị dịch bệnh này hoành hành và tình hình khó kiểm soát nhất. Đồng thời, điều
này vẫn ảnh hưởng tương đối đến chuỗi cung ứng toàn cầu (UNCTAD, 2020a).
Biểu đồ 2. Dòng vốn FDI phân theo lĩnh vực tại các quốc gia
Châu Á -Thái Bình Dương giai đoạn 2009-2018
Nguồn: ESCAP, 2019b
8 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Giai đoạn 2014-2018, các quốc gia đang phát triển Châu Á cũng là điểm đầu
tư lý tưởng cho các DN trên thế giới, đặc biệt là trong những lĩnh vực tìm kiếm
các nguồn lực tự nhiên như ngành than và dầu khí, bất động sản, hóa chất và kim
loại. Bên cạnh đó, lao động rẻ và chi phí sản xuất thấp cũng là động lực lớn thúc
đẩy làn sóng đầu tư vào các lĩnh vực phát triển bền vững và công nghệ cao, điển
hình là ngành năng lượng tái tạo, chất bán dẫn, viễn thông và linh kiện điện tử.
3.2 Những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của một số quốc gia đang
phát triển Châu Á
Trong bối cảnh hiện nay, để nhanh chóng hài hoà chính sách với một số nước
phát triển, tăng cường thu hút FDI và thúc đẩy sự phát triển, các quốc gia đang phát
triển ở Châu Á đã và đang đẩy mạnh thu hút FDI thông qua quá trình hoàn thiện
môi trường đầu tư, đặc biệt là đề xuất cải thiện các chính sách, làm đòn bẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nhóm tác giả có thể nhận thấy những thay đổi quan
trọng trong hoạch định chính sách liên quan đến FDI của các quốc gia này.
3.2.1 Quy định luật pháp và chính sách liên quan đến FDI đa dạng và theo xu
hướng thuận lợi hóa
Bảng 1. Một số điều chỉnh chính sách liên quan đến FDI tại 7 quốc gia
đang phát triển ở Châu Á giai đoạn 2015-2020
Quốc gia Một số quy định, chính sách mới liên quan đến FDI
Trung Quốc
- Điều chỉnh luật liên quan FDI: Luật Công ty (2018), Luật Doanh nghiệp
(DN) hợp danh (2006), Luật Đầu tư nước ngoài (2019), Danh mục các
ngành CN khuyến khích đầu tư nước ngoài (2019).
- Ngày 09/01/2019, Chính phủ (CP) cắt giảm thuế trị giá 200 tỷ NDT
(29,43 tỷ USD) đối với các công ty nhỏ.
- Các công ty công nghệ cao và công nghệ mới nước ngoài đủ điều kiện sẽ
được giảm thuế suất thuế thu nhập từ 25% xuống 20%.
- Nếu nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại một trong các đặc khu
kinh tế của Trung Quốc thì có thể được hưởng những ưu đãi như: giảm
thuế DN, miễn thuế và thuế suất trong một số năm.
Ấn Độ
- Các chính sách FDI do Tổng cục Chính sách và Xúc tiến CN (DIPP) ban
hành; (Quy tắc NDI) 2019; Quy định Quản lý Ngoại hối năm 2019 do
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) ban hành.
- CP đã đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ vận hành các đặc khu kinh tế, nhiều
đặc khu kinh tế có sân bay, bến cảng và ga tàu riêng; các ưu đãi về thuế,
như giảm thuế trong vòng 15 năm đối với các dự án thực hiện trong các
đặc khu kinh tế trong cả nước.
- Để thúc đẩy xuất khẩu (XK) đối với các DN FDI, CP khấu trừ 100% lợi
nhuận và lãi thu được từ hoạt động kinh doanh XK trong 5 năm đầu, 50%
lợi nhuận và lãi từ kinh doanh XK trong 5 năm tiếp theo, 50% lợi nhuận
sau thuế và lãi từ kinh doanh XK trong 5 năm tiếp theo.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 9
Quốc gia Một số quy định, chính sách mới liên quan đến FDI
- Các công ty công nghệ được miễn giảm thuế thu nhập liên quan đến đầu tư.
Thái Lan
- Ban hành Đạo luật xúc tiến đầu tư sửa đổi, Chương trình ưu đãi thuế cho
các DN nước ngoài 2019 và chiến lược xúc tiến đầu tư.
- Nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tự động hóa, hoặc thuê lao động
tay nghề cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán
học (các ngành STEM) có thể được khấu trừ thuế lên đến 200%.
- Thái Lan sở hữu 74 SEZs, với định hướng năng lượng và điện tử, công
nghệ cao.
- Miễn, giảm thuế NK máy móc, thiết bị; giảm thuế NK nguyên liệu; miễn,
giảm thuế thu nhập DN; giảm 50% thuế thu nhập DN; khấu trừ hai lần
chi phí vận chuyển, điện và nước; miễn thuế NK đối với nguyên liệu và
nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng XK.
Việt Nam
- Sửa đổi Luật Đầu tư 2020 và Luật DN 2020
- Giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế Thu nhập DN:
giai đoạn 2014-2015 là 22% và từ ngày 01/01/2016 đến nay là 20%.
- Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý
khu CN và khu kinh tế, trong đó có ưu đãi đối với khu CN, khu kinh tế.
Philippines
- Đạo luật hợp lý hóa thuế thu nhập DN và ưu đãi
- Giới thiệu một nền tảng kỹ thuật số - Ngân hàng dữ liệu kinh doanh
Philippines nhằm rút ngắn thời gian cần thiết để xin và gia hạn giấy phép.
- Về ưu đãi thuế, Chính phủ giảm thuế suất công ty 5% vào năm 2020, sau
đó là 1%/năm bắt đầu từ ngày 01/01/2021 cho đến khi đạt 20% (hiện tại
là 30%).
- Công ty thành lập trong khu kinh tế đặc biệt được ưu đãi (miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp trong 4 hoặc 6 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập DN;
miễn thuế nhập khẩu (NK) đối với thiết bị vốn, phụ tùng, nguyên liệu và
vật tư cần thiết trong hoạt động đã đăng ký, khấu trừ thuế cho công ty
hoạt động XK sử dụng nguyên liệu đầu vào tại Philippines).
Indonesia
- Các ưu đãi về thuế cho các lĩnh vực và khu vực ưu tiên; không đánh thuế
NK và các loại thuế khác cho các sản phẩm được sử dụng trong các Khu
thương mại tự do (FTZs) và Khu vực cảng tự do (FPs).
- Ưu đãi ngoài thuế: một số chính sách ưu đãi đầu tư khác như lãi suất tín
dụng, chính sách XK hàng hóa khá thông thoáng.
- Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt là vào các ngành CN.
Malaysia
- Kế hoạch ngân sách năm 2020 của Malaysia tập trung vào ưu đãi thuế để
thu hút ĐT từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs), đặc biệt là Trung Quốc.
Để hưởng ưu đãi, các công ty nước ngoài phải ĐT ít nhất 1,1 tỷ USD và
tương ứng, CP sẽ cung cấp gói ưu đãi 238 triệu USD trong vòng 5 năm.
- Thiết lập một kênh đặc biệt phục vụ riêng cho nhà ĐT Trung Quốc; thành
lập ban chuyên trách để ưu tiên giải quyết đầu tư của DN Hoa Kỳ và
Trung Quốc có nhu cầu di chuyển sản xuất rời khỏi Trung Quốc.
10 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Quốc gia Một số quy định, chính sách mới liên quan đến FDI
- Các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện và điện tử sẽ được miễn thuế 10 năm.
Mục tiêu mà Malaysia hướng tới là phát triển nền CN dựa trên việc áp
dụng công nghệ mới, tái đào tạo lực lượng lao động trong nước và phát
triển CN hỗ trợ trong ngành điện và điện tử; Ưu đãi cũng dành cho các
DN tự động hóa sản xuất.
- Miễn 70% thuế thu nhập cho DN có chứng nhận là “công ty kinh doanh
quốc tế” có 70% vốn sở hữu thuộc về người Malaysia, miễn chi phí sử
dụng các dịch vụ như bảo hiểm, tàu bè, cảng đối với các hoạt động XK;
Miễn thuế NK nguyên vật liệu thô, hàng hóa trung gian cho các hoạt
động chế tạo phục vụ XK.
- Bãi bỏ thuế đối với các mặt hàng điện tử như tủ lạnh, điều hòa để giúp
các nhà chế tạo trong nước cạnh tranh.
- Áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Luật và các quy định liên quan được đơn giản hóa và kết nối với phát triển
nền tảng công nghệ:
Trước tiên, các nước đang phát triển tại Châu Á đều có những thay đổi quan
trọng để thu hút dòng vốn đầu tư thông qua minh bạch và hoàn thiện khung pháp
lý liên quan đến FDI, cụ thể sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư và Doanh nghiệp, Luật
Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Cạnh tranh và cơ chế giải quyết
tranh chấp và các quy định liên quan. Trong đó, có thể kể đến Đạo luật xúc tiến
đầu tư mới của Thái Lan năm 2018 và bộ Luật Đầu tư nước ngoài mới năm 2019
của Trung Quốc. Việt Nam đã sửa đổi Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp
2020. Trung Quốc cũng mở cửa hơn trong lĩnh vực công nghệ 5G, sản xuất thiết
bị chip, điện toán đám mây, robot công nghiệp, năng lượng mới, ô tô thông minh,
y tế hiện đại và dược phẩm (KPMG, 2019). Ấn Độ tiến hành tự do hóa một số
ngành như kinh doanh bán lẻ thương hiệu, hàng không (UNCTAD, 2018).
Ngoài ra, các nước cũng cắt giảm và đẩy nhanh tiến độ trong thủ tục hành
chính, cấp phép đầu tư, tạo điều kiện cho DN FDI thâm nhập thị trường nước tiếp
nhận. Cụ thể, Ấn Độ với những chính sách như giới thiệu hình thức hỗ trợ các nhà
đầu tư mới “Đơn giản hóa hồ sơ công ty điện tử (SPICe)” để giảm thời gian và
thuận lợi hóa quá trình thành lập công ty, ban hành quy trình vận hành tiêu chuẩn
cho xử lý các dự án đề xuất FDI, chỉ định của cơ quan có thẩm quyền và khung
thời gian cụ thể. Còn Thái Lan đã miễn trừ yêu cầu giấy phép của doanh nghiệp
nước ngoài trong một số hoạt động ngân hàng và bảo hiểm, xây dựng cổng thông
tin tư vấn cho các công ty về tiến độ xử lý thủ tục và cho phép DN nộp hồ sơ đăng
ký qua cổng thông tin này. Philippines đã giới thiệu một nền tảng kỹ thuật số -
Ngân hàng dữ liệu kinh doanh Philippines nhằm mục đích rút ngắn thời gian cần
thiết để xin và gia hạn giấy phép (UNCTAD, 2018).
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 11
Áp dụng nguyên tắc đối xử ngày càng tiến bộ với các nhà đầu tư nước ngoài
theo cách tiếp cận bền vững
Các quốc gia đã áp dụng các nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư
nước ngoài, giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Để tạo thuận lợi cho
các doanh nghiệp FDI, hầu hết các nước đã dỡ bỏ dần những lệnh cấm và hạn chế
đầu tư trong một số ngành, những yêu cầu liên doanh, tăng tỷ lệ góp vốn và quyền
kiểm soát của DN nước ngoài, giảm yêu cầu quy định chuyển giao công nghệ
(CGCN), tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc và cư trú tại các
quốc gia. Đồng thời, cách tiếp cận nguyên tắc đối xử với các nhà đầu tư cũng theo
hướng bền vững, cụ thể là những nhóm lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với
môi trường. Tháng 11/2015, Ấn Độ tạo điều kiện cho DN nước ngoài kinh doanh
trong ngành hàng không dân dụng, xây dựng, quốc phòng, sản xuất và khai thác,
vốn là những lĩnh vực nhạy cảm thường được bảo hộ mạnh mẽ. Trung Quốc cũng
nới lỏng lệnh cấm, hạn chế đầu tư trong lĩnh vực biểu diễn, thăm dò dầu khí, đại
lý tàu biển, rạp chiếu phim và viễn thông giá trị gia tăng. Nước này cũng khuyến
khích các dự án FDI vào công nghệ 5G, thiết bị điện toán đám mây, robot công
nghiệp, ô tô năng lượng mới, phụ tùng linh kiện ô tô thông minh, vật liệu mới
trong các ngành dược phẩm, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, logistics, sản
xuất sạch, nông nghiệp xanh (NDRC & MOF, 2019).
Ưu đãi thuế đối với các dự án FDI theo các gói hỗ trợ
Ưu đãi thuế đã được các nước sử dụng rộng rãi như một yếu tố hỗ trợ thúc
đẩy đầu tư vào cả các quốc gia phát triển và đang phát triển (Zee & cộng sự,
2002). Trước hết, hiện nay, các quốc gia đang phát triển Châu Á đang có xu
hướng cạnh tranh trong các chính sách ưu đãi thuế để thu hút dòng vốn FDI. Việt
Nam đã giảm mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế Thu nhập doanh
nghiệp: giai đoạn 2009-2013 là 25%, giai đoạn 2014-2015 là 22% và từ ngày
1/1/2016 đến nay là 20% (Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp). Theo Hội đồng Đầu
tư Thái Lan (BOI), năm 2019, quốc gia này cũng đã có một gói kích thích đầu tư
“Thailand Plus” với 7 trọng tâm, trong đó bao gồm ưu đãi thuế và khấu trừ thuế:
miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, nguyên liệu; giảm 50% thuế thu nhập doanh
nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ
chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của DN (BOI, 2019).
Tiếp đến, theo Bộ phận cải cách thuế của Bộ Tài chính Philippines (DOF), tháng
9 năm 2019, Chính phủ cũng đã đưa ra Đạo luật hợp lý hóa thuế thu nhập DN và
ưu đãi (CITIRA). CITIRA sẽ giảm dần thuế thu nhập doanh nghiệp từ 30% xuống
20% trong thời gian 10 năm cũng như hợp lý hóa các ưu đãi thuế cụ thể
(Malvenda, 2019). Inđônêxia giới thiệu quy định số 45/2019 của Chính phủ nhằm
đặt ra một loạt các ưu đãi thuế cho các DN đầu tư vào các ngành công nghiệp
12 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
thâm dụng lao động, các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu và phát
triển (R&D). Quy định 45/2019 có thể đặc biệt thuận lợi cho các công ty nước
ngoài muốn thành lập cơ sở sản xuất tại Inđônêxia cho các lĩnh vực như dệt may,
hàng hóa và dịch vụ. Còn theo Luật Thuế thu nhập DN của Trung Quốc, Chính
phủ cũng giảm hoặc miễn thuế thu nhập DN đối với thu nhập từ các dự án được
quy định cụ thể. Ví dụ, các dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản
được miễn hoặc giảm 50% tất cả các năm khi DN tham gia vào dự án. Ngoài ra
còn có các ưu đãi thuế liên quan đến khấu trừ chi phí và chi phí.
3.2.2 Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao gắn liền các hoạt động số hoá
nền kinh tế
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, các
quốc gia đang phát triển Châu Á chủ động nắm bắt cơ hội để thay đổi cơ cấu kinh
tế từ các ngành CN thâm dụng lao động sang các ngành CN công nghệ cao. Đây
là quá trình tất yếu nếu các quốc gia không muốn tụt hậu lại phía sau.
Năm 2016, Trung Quốc đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ 13, nêu rõ quan điểm
thu hút FDI vào các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý nhân lực chất lượng
cao. Quốc gia này khuyến khích vốn FDI vào công nghệ 5G, thiết bị điện toán
đám mây, robot CN, ô tô năng lượng mới, phụ tùng linh kiện ô tô thông minh, vật
liệu mới trong các ngành dược phẩm, hàng không vũ trụ; trí tuệ nhân tạo, logistics,
sản xuất sạch, nông nghiệp xanh (Central Committee of the Communist Party of
China, 2016).
Gói kích thích đầu tư của Thái Lan - “Thailand Plus” quy định: các DN đầu tư
vào lĩnh vực công nghệ cao, tự động hóa, hoặc thuê lao động tay nghề cao trong các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (gọi chung là các ngành STEM)
có thể được khấu trừ thuế lên đến 200%. Các nhà đầu tư nước ngoài có chỗ đứng
trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất có giá trị cao như điện tử, ô tô,
hàng không vũ trụ có thể được hưởng lợi từ gói mới nhất này.
Theo cơ quan phát triển đầu tư Malaysia (MIDA), từ năm 1996, quốc gia này
đã khuyến khích đầu tư cho các dự án công nghệ cao, công nghệ sinh học, quang
điện tử, công nghệ không dây và vật liệu tiên tiến. Để thu hút các công ty công
nghệ đẳng cấp thế giới (cả trong nước và ngoài nước) và khuyến khích phát triển
ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao, Chính phủ Malaysia đề ra sáng kiến
phát triển công nghệ thông tin quốc gia, gọi là khu công nghệ thông tin - một khu
vực có vị trí địa lý xác định, có môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ thống sinh
thái tốt để thu hút các nhà đầu tư và hỗ trợ phát triển cho các công ty trong nước
trở thành những công ty đẳng cấp quốc tế. Tính đến năm 2015, Malaysia có 30
khu công nghệ thông tin và có gần 3000 công ty đã được công nhận đạt tiêu chuẩn
kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các công ty này thuộc đối tượng
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 13
được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như miễn 100% thuế thu nhập DN trong
thời gian 10 năm, tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại về R&D (Vũ, 2015).
Nhìn chung, các quốc gia đang phát triển tại Châu Á đang có xu hướng triển
khai rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư công nghệ cao. Các
chính sách ấy đã góp phần rất lớn để hiện thực hóa mục tiêu dài hạn và chiến lược
của các quốc gia là thu hút các dự án FDI chất lượng nhằm đầu tư trong lĩnh vực
công nghệ cao, đặc biệt là từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
3.2.3 Phát triển các đặc khu kinh tế công nghệ cao bền vững
Cuối cùng, các nước Châu Á này đều đánh giá cao vai trò của các đặc khu
kinh tế và tiến hành xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách tại các đặc khu này.
Năm 2018, thế giới có hơn 5400 SEZs thì Châu Á chiếm hơn ¾ trong số đó.
Trong thời gian tới, 500 SEZs nữa dự kiến được lập, với xu hướng mới là phát
triển bền vững các SEZs. Nổi bật là Trung Quốc (2543), Philippines (528), Ấn Độ
(373), Thái Lan (74), Malaysia (45) (UNCTAD, 2019). Các đặc khu kinh tế
thường tập trung vào mục tiêu rõ ràng như trở thành khu chế tạo, khu công nghệ
cao, khu dịch vụ, đặc khu thúc đẩy xuất khẩu hay thu hút TNCs. Những năm gần
đây, các quốc gia này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi riêng cho các SEZs, bao
gồm giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục thông quan, tự do hóa chính sách lao động,
đất đai, giảm dần và dỡ bỏ kiểm soát đối với vốn và ngoại tệ, các khoản vay lãi
suất thấp. Trong đó, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines đã thể hiện mức độ tự
do hóa cao nhất. Hiện nay, các quốc gia đã chuyển hướng xây dựng và phát triển
đặc khu chuyên về công nghệ cao, dịch vụ và tài chính, đặc biệt là Trung Quốc
với mô hình SEZ thế hệ 3 - định hướng dịch vụ và thân thiện với môi trường.
UNCTAD cho rằng khung pháp lý vững chắc, thể chế mạnh, chiến lược xúc tiến
đầu tư và quản trị tốt là những yếu tố quan trọng của một SEZ thành công. Trong
đó, Châu Á là khu vực chiếm ¾ số lượng SEZs thế giới, hiện đang tập trung vào
những khu công nghệ cao (những nước phát triển hơn) và khu sản xuất (nước
đang phát triển).
3.3 Đánh giá sự thay đổi chính sách FDI tại các quốc gia đang phát triển
Châu Á
Để đón đầu làn sóng đầu tư thế giới, những năm gần đây, các quốc gia đang
phát triển tại Châu Á đã mở cửa đón nhận dòng vốn FDI, thông qua gia tăng chính
sách tự do hóa đầu tư cả về quy mô (số lượng) và nội dung (chất lượng). Năm
2018, các quốc gia đang phát triển Châu Á đưa ra 42 chính sách mới về đầu tư,
bao gồm 32 chính sách thuận lợi hóa, chiếm 50% tổng chính sách tự do hóa đầu tư
của thế giới cùng năm. Đặc biệt, Trung Quốc, Thái Lan là những quốc gia có sự
gia tăng về quy mô và đổi mới linh hoạt khung chính sách để hấp dẫn các nhà đầu
tư. Điều này đã thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển ở Châu Á tăng 3,9%
vào năm 2018, chiếm 39% FDI toàn cầu (năm 2017 là 33%) (UNCTAD, 2019).
14 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Biểu đồ 3. Phân bổ các biện pháp, chính sách đầu tư quốc gia
theo khu vực trên thế giới năm 2019
Nguồn: UNCTAD, 2020c
Hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến FDI được ban hành mới
hoặc điều chỉnh linh hoạt và đa dạng, giúp cải thiện môi trường đầu tư tại nước
tiếp nhận
Chính phủ các nước đang phát triển tại Châu Á thể hiện sự linh hoạt trong
hoạch định, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư đa dạng. Một loạt
các chính sách thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển này nhằm hướng đến
cải thiện đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư, trong đó, ưu đãi thuế vẫn là một
trong những ưu tiên hàng đầu và cải cách quan trọng của các quốc gia. Hàng năm,
mở rộng lĩnh vực khuyến khích và giảm bớt lĩnh vực hạn chế đầu tư, tăng trần sở
hữu nước ngoài cũng là một thay đổi quan trọng nhằm thu hút nhà đầu tư vào
những ngành chiến lược. Ngoài ra, các quốc gia cũng ban hành và sửa đổi các bộ
luật liên quan đến FDI và cơ chế giải quyết tranh chấp. Khi xu hướng phát triển
Chính phủ điện tử ngày càng phổ biến, nhiều nước đã áp dụng hệ thống đăng ký
công ty điện tử nhằm rút ngắn thời gian cần thiết để đăng ký, thành lập DN, bao
gồm Ấn Độ và Philippines. Một số chính sách khác được áp dụng ở các nước
đang phát triển Châu Á như đưa ra nhiều gói ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các
tỉnh, vùng định hướng phát triển, tăng trần cấp Visa để thu hút nhân lực chất
lượng cao từ nước ngoài, cho phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng ngoại tệ,
ký kết hiệp định đầu tư song. khu vực và đa phương.
Tính đa dạng, linh hoạt và toàn diện của khung chính sách FDI đã đem lại
những thành công cho các nước Châu Á, giúp các quốc gia đang phát triển này trở
thành những địa điểm đầu tư có sức hấp dẫn hàng đầu đối với các DN FDI trên
thế giới. Kết thúc năm 2019, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 20,38 tỷ USD,
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 15
tăng 6,7% so với năm 2018 (Nguyễn, 2020). Cũng trong năm 2019, lượng vốn
FDI vào Ấn Độ đạt mức kỷ lục 49,97 tỷ USD, tăng 13% so với mức 44,36 tỷ USD
năm 2018. Trong đó, lĩnh vực phần mềm và phần cứng máy tính thu hút được
7,67 tỷ USD, viễn thông 4,44 tỷ USD, thương mại 4,57 tỷ USD, ngành CN ô tô
2,82 tỷ USD và xây dựng 2 tỷ USD (DPIIT, 2019).
Biểu đồ 4. Một số đặc trưng môi trường FDI tại quốc gia
đang phát triển tại Châu Á
Nguồn: Các tác giả tổng hợp
Các chính sách cũng được được ban hành kịp thời và đồng bộ để tăng cường
thu hút FDI nhằm tận dụng những yếu tố thuận lợi từ bên ngoài. Trung Quốc cũng
đã có những thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút tốc độ tăng
trưởng, đối mặt với nhiều thách thức trong quan hệ quốc tế và đặc biệt là một số
DN FDI chuyển về nước hoặc sang nước khác. Ngày 15/03/2019, Hội nghị Chính
trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài thay
thế cho ba luật hiện hành khác của Trung Quốc. Thông thường, tiến trình xây
dựng luật của Trung Quốc diễn ra vài ba năm mới kết thúc, nhưng Luật Đầu tư
nước ngoài chỉ mất 3 tháng - một thời gian ngắn kỷ lục cho thấy Chính phủ Trung
Quốc đã nỗ lực và linh hoạt để thích nghi với bối cảnh như thế nào. Năm 2020,
Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA) và
Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) (EVIPA).
Dưới tác động của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc và gần đây dịch
Covid-19, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt. Để “đón sóng” đầu
tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực đã cạnh
tranh quyết liệt với Việt Nam. Ngay như Ấn Độ, chỉ trong tháng 04/2020, Chính
phủ nước này đã chủ động tiếp cận hơn 1.000 công ty Hoa Kỳ và đưa ra những
16 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
chính sách ưu đãi đặc biệt cho các DN đang có kế hoạch cân nhắc chuyển khỏi
Trung Quốc. Thậm chí, Chính phủ Ấn Độ còn đang chuẩn bị một quỹ đất có diện
tích lớn gấp đôi công quốc Luxembourg nhằm chuẩn bị cho làn sóng dịch chuyển
các nhà máy từ Trung Quốc (Nguyên, 2020). Thái Lan đã công bố gói “tái định cư”
cho các nhà sản xuất đang chuẩn bị rời khỏi Trung Quốc, với hàng loạt chính sách
ưu đãi lớn. Ngay cả Trung Quốc cũng đã ban hành Luật Đầu tư mới để “giữ chân”
các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Việt Nam cũng sửa đổi Luật Đầu tư 2020,
Luật Doanh nghiệp 2020, triển khai các chương trình hành động để thực hiện
Nghị quyết số 50/NQ-TW ngày 20/08/2019 do Bộ Chính trị thông qua nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài trong tình hình mới.
Dòng vốn vào ngành công nghệ cao gia tăng mạnh mẽ, góp phần số hoá nền
kinh tế
Nhờ những ưu đãi đặc biệt trong ngành công nghệ cao, các quốc gia đang
phát triển Châu Á đã thành công trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
lĩnh vực quan trọng và tiềm năng này. Trong đó, Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ,
Thái Lan có số lượng dự án tăng trưởng ấn tượng nhờ cơ chế mở cửa, thị trường
tiêu thụ rộng lớn. Theo Cục thống kê Singapore (DOS), năm 2019, lượng vốn FDI
vào sản phẩm máy tính, điện tử và quang học tăng 54% so với năm 2018. Bên
cạnh đó, TNCs công nghệ lớn như Google, Facebook và Alibaba đang tập trung
xây dựng thêm các trung tâm dữ liệu tại Singapore (UNCTAD, 2019). Trong 4
tháng đầu năm 2018, FDI vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao tăng mạnh 79,5%
so với cùng kỳ năm 2017 lên 29,6 tỷ nhân dân tệ (4,65 tỷ USD) (Shuiyu, 2018).
Tuy nhiên, các quốc gia kém phát triển hơn như Việt Nam, Malaysia mặc dù có sự
gia tăng dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ cao nhưng lại chưa có sự cải thiện đáng
kể về cả chất và lượng. Nguyên nhân là do các quốc gia này chưa xây dựng được
cơ sở vật chất hiện đại, chi phí logistics cao và đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu
cầu về nguồn nhân lực mà chủ yếu chỉ đảm bảo về mặt sản xuất. Điều này đặt ra
thách thức lớn cho các quốc gia này cần nhanh chóng cải thiện môi trường kinh
doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút các tập đoàn công nghệ
lớn trên thế giới.
Các đặc khu kinh tế hoạt động tương đối hiệu quả và đóng góp lớn cho nền
kinh tế
Những năm gần đây, xây dựng các khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế
vẫn là xu hướng nổi bật trong khu vực Châu Á, với tiên phong sự mở đường và
dẫn đầu của Trung Quốc. Nhiều SEZs đã đạt được thành công, góp phần thu hút
dòng vốn FDI cũng như thúc đẩy thương mại. Ở Trung Quốc, SEZs chiếm hơn 80%
vốn FDI tích lũy. Năm 2017, chỉ riêng 156 khu phát triển công nghệ cao (HTDZ)
của Trung Quốc đã đóng góp 1,42 nghìn tỷ USD vào GDP của Trung Quốc, hay
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 17
11,5% nền kinh tế. Trong các khu vực này, tỷ lệ đầu tư cho hoạt động (R&D) cho
tổng giá trị sản xuất là 6,5%, gấp ba lần mức trung bình của nền kinh tế quốc dân.
Bằng sáng chế cấp cho các DN trong khu vực chiếm 46% tổng số bằng sáng chế
kinh doanh được cấp trên toàn quốc. SEZs cũng được ghi nhận với hơn 60% xuất
khẩu của Philippines và gần 10% của Ấn Độ (UNCTAD, 2019). Tuy nhiên, không
phải đặc khu nào cũng đặt được thành công. Sự thất bại của các SEZ thường liên
quan đến các vấn đề cơ bản như vị trí kém hấp dẫn, yêu cầu chi tiêu vốn lớn hoặc
ở xa các trung tâm cơ sở hạ tầng hoặc các thành phố có nhiều lao động; nguồn
cung cấp điện không bền vững; thiết kế khu kém với cơ sở vật chất không đầy đủ
hoặc bảo trì; thủ tục hành chính rườm rà; cơ cấu quản trị yếu kém. Do đó, những
đóng góp của SEZs đối với nền kinh tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng so với chi phí
xây dựng và vận hành.
4. Một số gợi ý liên quan đến quá trình thay đổi chính sách FDI cho Việt
Nam giai đoạn tới
Từ nghiên cứu cụ thể về quá trình thay đổi chính sách FDI, cụ thể là tự do
hóa chính sách đầu tư mà 7 nền kinh tế đang phát triển tại Châu Á đã triển khai
trong những năm gần đây, đặc điểm chung trong quá trình thu hút dòng vốn này
với bối cảnh mới chính là những thay đổi đa dạng và linh hoạt khung chính sách
và các yếu tố hỗ trợ trong quá trình đầu tư của các DN tại các nước tiếp nhận. Qua
đó, Việt Nam có thể học hỏi và điều chỉnh chính sách đầu tư phù hợp với các
nước trong khu vực theo những định hướng sau:
4.1 Chủ động xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên và triển khai thực hiện các
chính sách thu h~t FDI trong bối cảnh phát triển kinh tế số
Việt Nam cần chủ động xác định các ngành, lĩnh vực ưu tiên và triển khai
thực hiện các chính sách, thu hút FDI trong bối cảnh phát triển kinh tế số. Khi
nghiên cứu về chính sách thu hút FDI vào Trung Quốc và các quốc gia đang phát
triển khác tại Châu Á, một điểm chung dễ nhận thấy là các nước này đều đưa ra
danh mục lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư một cách đặc thù, linh hoạt và
cập nhật hàng năm. Đây là một điểm nổi bật mà Việt Nam cần có sự điều chỉnh
phù hợp, do thường không hệ thống hóa lĩnh vực ưu tiên phát triển bằng những ấn
phẩm chính thức, được biết đến rộng rãi và chỉ cập nhật sau một thời gian tương
đối dài thông qua các kế hoạch 5 năm và Luật đầu tư. Để hiện thực hóa mục tiêu
2035, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ, Chính phủ cần xác
định rõ lĩnh vực ưu tiên đầu tư, mở cửa thị trường ở những lĩnh vực xu hướng,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh. Việt Nam cần chủ động lựa
chọn hướng và thực hiện chính sách ưu đãi tài chính tốt, mang tính đặc thù của
nền kinh tế cho các dự án FDI liên quan đến R&D, y tế, công nghệ cao, linh kiện
điện tử, sản xuất ô tô và máy móc, logistics, năng lượng sạch và các công nghệ
liên quan đến cuộc cách mạng 4.0.
18 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Hiện nay, khi TNCs trên thế giới đang điều chỉnh chiến lược đầu tư, điều
chỉnh chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu phù hợp với những biến động trong hoạt
động đầu tư, do đó Việt Nam cần chủ động, linh hoạt bắt nhịp để thu hút các dự
án FDI. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đã và
tiếp tục có chiến lược đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và phát triển của
nền kinh tế số.
4.2 Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao và khu CN chuyên sâu công
nghệ cao
Chọn lọc một số ngành công nghệ cao và tập trung chất lượng của các dự án
FDI theo hướng bền vững
Nghiên cứu về chính sách của các quốc gia, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan
là những nước có sự chọn lọc kỹ lưỡng các dự án FDI, dành nhiều ưu đãi nổi bật
trong lĩnh vực công nghệ cao để làm đòn bẩy cho nền kinh tế và đạt được những
kết quả ấn tượng. Trong bối cảnh phát triển kinh tế số thì lựa chọn tập trung một
số ngành công nghệ cao đặc thù với từng quốc gia có tính thực tiễn cao. Đó là
những lĩnh vực nhằm tạo động lực phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể, 17/17 Hiệp
định đầu tư song phương của Ấn Độ có chứa điều khoản về phát triển bền vững
(ESCAP, 2019a). Trong khi đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tập trung chủ
yếu ở khâu lắp ráp, gia công, tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Vì thế, Chính phủ cần
sớm xây dựng khung tiêu chí đánh giá dự án FDI chặt chẽ hơn, thành lập cơ quan
chuyên trách thẩm định chất lượng và đặt các mức ưu đãi, yêu cầu riêng với từng
địa phương để chọn lọc được dòng vốn hiệu quả và phù hợp, chú trọng đến yếu tố
đẩy mạnh hơn hoạt động CGCN trong các dự án. Đặc biệt, trong bối cảnh các tập
đoàn lớn và SMEs trên thế giới đang có sự di chuyển địa điểm đầu tư để thích ứng
với bối cảnh phát triển mới. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần quy định rõ hạn mức
về quy mô, số lượng việc làm mới, công nghệ, định hướng đầu tư, để các nhà đầu
tư nhận được thêm ưu đãi. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần chủ động hơn
trong quá trình đón đầu các án mới của nhà đầu tư phù hợp với kinh tế và từng địa
phương để tiếp nhận dự án FDI phù hợp trong xu hướng chuyển dịch địa điểm đầu
tư với bối cảnh mới của khu vực và trên thế giới.
Tiếp tục triển khai và phát triển các dự án FDI theo cụm, khu CN chuyên sâu
công nghệ cao
Lý thuyết và thực tiễn trên thế giới cho thấy muốn thu hút FDI chất lượng từ
các dự án của các nhà đầu tư lớn thì cần hình thành và phát triển theo cụm, hơn là
phát triển nhiều ngành, lĩnh vực đơn lẻ ở các điểm khác nhau (Nguyễn & Nguyễn,
2019). Điển hình là Trung Quốc với hàng nghìn đặc khu kinh tế chuyên môn hóa,
định hướng sản xuất và xuất khẩu hoặc công nghệ cao. Đây chính là nơi quy tụ
của các DN lớn, DN vệ tinh tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng. Malaysia cũng
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 19
là nước có nhiều nỗ lực thu hút FDI bằng cách triển khai khu công nghệ thông tin
- khu vực có vị trí địa lý xác định, có môi trường kinh doanh thuận lợi với hệ
thống sinh thái tốt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam, ở miền
Bắc đã hình thành một số khu vực tập trung các ngành khác nhau cùng chuỗi giá
trị như tại Vĩnh Phúc (sản xuất phụ tùng ô tô và xe máy) hay Bắc Ninh và Thái
Nguyên (sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử). Giai đoạn tới, rất cần cú hích
mạnh từ chính sách để quy hoạch, phát triển bài bản các khu vực này thành cụm,
tăng cường kết nối nội bộ và kết nối với khu vực trong nước, từ đó trở thành đòn
bẩy vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
4.3 Một số chính sách khác
Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại đặc thù và tối ưu hóa hoạt động logistics
Báo cáo “The influence of policies on foreign direct investment” của OECD
đã nhận định thực tiễn phát triển cơ sở hạ tầng và sự vận hành hoạt động logistics
là những yếu tố thúc đẩy quyết định đầu tư FDI (Nicoletti & cộng sự, 2003).
Trong đó, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng là một trong bốn chính sách được các
Chính phủ ủng hộ rộng rãi, đặc biệt phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Điển hình
là Trung Quốc với những nỗ lực mạnh mẽ nhằm phổ biến và phủ sóng mạng 5G,
coi đây là ưu tiên chiến lược. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung
Quốc cho biết nước này đã lắp đặt 690.000 trạm gốc 5G tính đến cuối tháng
09/2020. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư hệ thống đường cao tốc hiện đại, kết
nối toàn bộ các thành phố lớn, thành phố vệ tinh. Theo kế hoạch 5 năm giai đoạn
2016-2020, Trung Quốc đã tập trung triển khai là xây dựng thêm 40 trạm vận
chuyển liên hợp, 18 trung tâm logistics và hơn 100 cảng biển chuyên dụng. Trong
khi đó, cơ sở hạ tầng, logistics kém phát triển lại là một yếu điểm lớn, khiến các
DN FDI ngần ngại thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, năng lực hoạt
động của các cảng biển, các tuyến đường bộ nhanh xuống cấp, tốc độ và chi phí
vận chuyển hàng hóa nội địa vẫn còn cao là những yếu kém chủ yếu của nền kinh
tế. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải cơ cấu lại đầu tư công, tập trung vào cải thiện
hệ thống giao thông vận tải, năng lực xếp dỡ của các cảng biển, hạn chế việc lưu
kho lâu và đẩy nhanh năng lực vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một số ngành công nghệ chuyên sâu
Nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của thị trường và năng
lực tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế của các quốc gia. Nó cũng là động lực quan
trọng trong thu hút dòng vốn FDI chất lượng, đặc biệt là TNCs trên thế giới. Việt
Nam đang đặt vấn đề lấy sự phát triển nguồn nhân lực làm động lực cho tăng
trưởng kinh tế thông qua sự kết hợp chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển kinh tế
và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Chỉ có như vậy đất nước mới giải quyết
tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực, đồng thời biến gánh nặng dân số hiện nay
20 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
thành lợi thế cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0
(Nguyễn & Tăng, 2019).
Những năm gần đây, Việt Nam vẫn nỗ lực tìm lời giải cho bài toán thu hút
TNCs công nghệ do nền kinh tế chưa đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng
và trình độ của nguồn nhân lực - một điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của các
DN công nghệ cao và dịch vụ. Do đó, cần định hướng nghề nghiệp và đào tạo
kiến thức ngành nghề chuyên sâu, phát triển kỹ năng và thái độ cho nhân lực
chuẩn bị tham gia thị trường lao động theo chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, thay đổi
cũng cần đến từ việc đẩy mạnh tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ năng mềm, kỹ
năng Tiếng Anh, lập trình, hướng đến chuyển sang thu hút FDI bằng nguồn lực
chất lượng cao để phù hợp với nền tảng của các hoạt động kinh tế số.
5. Kết luận
Chính sách liên quan đến FDI một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng hàng đầu của các quốc gia đang phát triển tại Châu Á khi nó là động lực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong số 7 quốc gia mà các tác giả đã nghiên
cứu trong bài viết này, một điểm chung là các chính phủ đều có xu hướng tự do
hóa chính sách đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Điều này được thể
hiện thông qua quá trình hoàn thiện khung pháp lý, đơn giản hóa thủ tục, ưu đãi
tài chính, ưu tiên cho lĩnh vực công nghệ cao và xây dựng các SEZs mở cửa. Điều
này đã thể hiện quá trình thay đổi theo hướng tích cực các chính sách FDI tại
nhóm các nền kinh tế đang phát triển năng động tại Châu Á. Các chính sách áp
dụng đều đa dạng, linh hoạt và đồng bộ, cũng như hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững. Nhìn chung, những chính sách này đều có sự tương đồng với tổng thể
khung chính sách đầu tư trên thế giới trong quá trình từ giai đoạn đăng ký, hoạt
động và xuất khẩu cho đến thuế thu nhập DN nhằm tạo điều kiện cho DN FDI
trong nền kinh tế số, đồng thời lại mang tính đặc thù của từng quốc gia trong khu
vực này. Đây cũng là những gợi ý cho Việt Nam khi thay đổi các chính sách liên
quan đến FDI, cụ thể là các chính sách khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong bối
cảnh vẫn còn nhiều thách thức đang đặt ra như chất lượng của các dự án FDI,
chính sách cần phải thích ứng với những lĩnh vực đầu tư mới và thách thức đến từ
đại dịch Covid-19 tiếp diễn trên toàn cầu đang hạn chế hoạt động đầu tư quốc tế
quan trọng này. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như mặc dù là
phân tích tập trung vào sự thay đổi chính sách tại các nền kinh tế tại Châu Á,
nhưng do các nước có sự khác biệt khá lớn về môi trường đầu tư, định hướng,
chiến lược thu hút FDI có những đặc thù, cho nên trong bài viết, các tác giả chưa
tiếp cận được tổng thể tất các yếu tố nổi bật trong môi trường đầu tư của từng
quốc gia, từng lĩnh vực cụ thể và theo từng nhóm nước cùng một khu vực địa lý
đặc thù hơn như ASEAN hay Đông Bắc Á, hoặc tất cả các nền kinh tế tại Châu Á
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 21
và với cách tiếp cận sâu từng nhóm chính sách đầu tư hiệu quả. Đây sẽ là hướng
gợi mở cho các tác giả trong những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo liên quan đến
những cách tiếp cận này.
Tài liệu tham khảo
Banga, R. (2003), “Impact of government policies and investment agreements on FDI
inflows”, Working Paper No. 116, Indian Council for Research on International
Economic Relations, New Delhi.
Central Committee of the Communist Party of China. (2016), “The 13th five-year plan for
economic and social development of The People’s Republic of China, 2016-2020”,
https://en.ndrc.gov.cn/policyrelease_8233/ 201612/P020191101482242850325.pdf,
truy cập ngày 31/08/2020.
DPIIT. (2020), “Fact sheet on Foreign Direct Investment (FDI) from April, 2000 to
March, 2020”,
https://dipp.gov.in/sites/default/files/FDI_Factsheet_March20_28May_2020.pdf,
truy cập ngày 05/09/2020.
Dunning, J. (1979), “Toward an eclectic theory of international production: some
empirical tests”, Journal of International Business Studies, Vol. 11 No. 1, pp. 9 - 31.
ESCAP. (2019a), “Foreign direct investment and sustainable development in international
investment governance”, Studies in Trade, Investment and Innovation, Vol. 90, pp.
12 - 17.
ESCAP. (2019b), “Foreign direct investment trends and outlook in Asia and the Pacific
2019/2020”, United Nations Publication,
https://www.unescap.org/resources/foreign-direct-investment-trends-and-outlook-
asia-and-pacific-20192020, truy cập ngày 08/09/2020.
Globerman, S. & Shapiro, D.M. (1999), “The impact of government policies on foreign
direct investment: the Canadian experience”, Journal of International Business
Studies, Vol. 30 No. 3, pp. 513 - 532.
Hoang, C.C., Nguyen, V.T. & Tran, T.N.T. (2018), “Determinants of Foreign Direct
Investment inflows into ASEAN countries: a GLS estimation technique approach”,
External Economics Review, Vol. 101, pp. 5 - 16.
James, S. (2009). “Incentives and investment: evidence and policy implications”,
Investment Climate Advisory Services Paper, World Bank Group,
0WP0Incen10BOX3 53820B01PUBLIC1.pdf, truy cập ngày 06/09/2020.
KPMG. (2019), “The catalogue of industries for encouraged foreign investment (2019
Edition) has be en expanded”,
https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/cn/pdf/en/2019/08/china-tax-alert-20.pdf,
truy cập ngày 08/09/2020.
Li, Q. (2006), “Democracy, autocracy, and tax incentives to foreign direct investors: a
cross‐national analysis”, The Journal of Politics, Vol. 68 No. 1, pp. 64 - 72.
Malvenda, M. (2019), “Trade war incentive schemes in ASEAN”, ASEAN Briefing,
https://www.aseanbriefing .com/news/trade-war-incentive-schemes-in-asean/, truy
cập ngày 06/09/2020.
22 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020)
Muhammad, S.U. (2017), “FDI policies of developing countries in South and Southeast
Asia”, The Ritsumeikan Economic Review, Vol. 65 No. 4, pp. 499 - 513.
NDRC & MOF. (2019), ”The catalogue of encouraged industries for foreign investment
2019”, truy cập
ngày 31/08/2020.
Nguyên, Đ. (2020), “Cơ hội vàng đón sóng FDI dịch chuyển”, Tạp chí Tài chính,
322809 .html, truy cập ngày 07/09/2020.
Nguyễn, M. (2020), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019, dự báo 2020 và dài hạn”, Báo
Đầu tư, https://baodautu.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2019-du-bao-2020-va-dai-
han-d113916.html, truy cập ngày 25/08/2020.
Nguyễn, T.T. & Nguyễn, H.V. (2019), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển các cụm liên
kết công nghiệp và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 114, tr. 10
– 15.
Nguyễn, T.T. & Tăng, T.T.T. (2019), “Phát triển nguồn nhân lực quốc gia của Trung
Quốc và bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 115, tr. 31 - 49.
Nicoletti, G. & Scarpetta, S. (2003), “Regulation, productivity and growth: OECD
evidence” Economic Policy, Vol. 18 No. 36, pp. 9 - 72.
Nicoletti, G., Golub, S. & Hajkova, D. (2003), “The influence of policies on foreign
direct investment”, Experts’ Meeting on Foreign Direct Investment in Developing
Asia, Asian Development Bank & OECD Development Centre, Paris.
Parashar, S. (2015), Factors affecting FDI inflow in China and India, University of
Alberta Research Experience.
Shuiyu, J. (2018), “FDI into high-tech sector jumps 20% year-on-year”, China Daily,
https://www.chinadaily .com.cn /a/201805/17/WS5afd2f49a3103f6866ee9066.html,
truy cập ngày 4/9/2020.
Sin, C.Y. & Leung, W.F. (2001), “Impacts of FDI liberalization on investment inflows”,
Applied Economics Letters, Vol. 8 No. 4, pp. 253 - 256.
Thompson, E. & Poon, J. (2000), “Investment attractiveness of East Asia to North
American firms: the threats of partial post-crisis reform”, The International Trade
Journal, Vol. 14 No. 4, pp. 421 - 439.
UNCTAD. (2009), Economic and legal aspects of international investment agreements
(IIAs), United Nations, New York, NY and Geneva.
UNCTAD. (2018), World investment report 2018, United Nations, New York, NY and
Geneva.
UNCTAD. (2019), World investment report 2019, United Nations, New York, NY and
Geneva.
UNCTAD. (2020a), Impact of the Covid - 19 pandemic on global FDI and Global Value
Chains: Updated Analysis, United Nations, New York, NY and Geneva.
UNCTAD. (2020b), Investment policy responses to the Covid-19 pandemic, United
Nations, New York, NY and Geneva.
UNCTAD. (2020c), World investment report 2020, United Nations, New York, NY and
Geneva.
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 133 (12/2020) | 23
Vũ, Q.H. (2015), “Thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, Malaysia và kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài,
https://dautunuocngoai.gov.vn/TinBai/2847/Thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-Thai-
Lan-Malaysia-va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam, truy cập ngày 01/09/2020.
Zee, H.H., Stotsky, J.G. & Ley, E. (2002), “Tax incentives for business investment: a
primer for policymakers in developing countries”, World Development, Vol. 30 No.
9, pp. 1497 - 1516.
Zhan, J.X. & Karl, J. (2016), “Investment Incentives for Sustainable Development”. In
Tavares-Lehmann, A. T., P. Toledano, L. Johnson and L. Sachs (eds.), Rethinking
Investment Incentives, New York: Columbia University Press, pp. 153 - 177.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_chinh_sach_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_cua_mot_so_q.pdf